Đề án Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc tạo việc làm cho người lao động Việt nam trong tiến trình toàn cầu hóa

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

I. Khái niệm,nội dung và các hình thức của Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 3

1.Khái niệm FDI. 3

2. Nội dung của FDI. 3

3.Các hình thức của FDI. 5

II.Tầm quan trọng và thực trạng của tình hình thực hiện FDI tại Việt Nam. 6

1.Tầm quan trọng của FDI đến sự phát triển Kinh tế -Xã hội. 6

2.Thực trạng thực hiện FDI. 6

2.1.Tình hình thu hút FDI. 9

2.2. Hiệu quả sử dụng vốn FDI. 11

2.3.Những bất cập trong sử dụng vốn FDI. 12

2.4. Giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI. 13

III. Tạo việc làm cho người lao động Việt Nam thông qua FDI trong tiến trình toàn cầu hóa. 14

1. Khái niệm việc làm. 14

2. Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động trong giai đoạn hiện nay. 15

3. Toàn cầu hóa. 16

3.1. Khái niệm toàn cầu hóa. 16

3.2.Tác động của tiến trình toàn cầu hóa tới Việt Nam. 17

4. Lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa. 18

5. Chất lượng lao động và những ảnh hưởng tới công tác tạo việc làm cho người lao động. 19

IV. Mối liên hệ giữa FDI,toàn cầu hóa với tạo việc làm. 20

1. Mối liên hệ giữa FDI với tạo việc làm cho người lao động Việt Nam. 20

2. Những thuận lợi và khó khăn đến từ nguồn vốn FDI. 21

3. Mối liên hệ toàn cầu hóa và tạo việc làm. 22

V. Một số giải pháp nhằm tăng cường FDI,tạo việc làm cho người lao động Việt nam trong tiến trình toàn cầu hóa. 24

1. Giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI. 24

2. Giải pháp nâng cao chất lượng người lao động VN trong tiến trình toàn cầu hóa. 25

3. Giải pháp nhằm gắn kết quá trình toàn cầu hóa với việc thu hút FDI và công tác tạo việc làm cho người lao động VN. 26

KẾT LUẬN 27

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1791 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc tạo việc làm cho người lao động Việt nam trong tiến trình toàn cầu hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho tăng thêm vốn đầu tư để mở rộng quy mô hoạt động, với tổng vốn đầu tư tăng thêm 2,070 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm trước. Điều đó cho thấy, nhiều nhà ĐTNN muốn làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Theo một báo cáo của Bộ KH&ĐT, trong 5 tháng đầu năm nay, cả nước đã thu hút thêm hơn 2,412 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký mới, bao gồm cả vốn bổ sung của những dự án cũ. Trong đó, riêng phần mới cấp phép có 281 dự án, với tổng vốn đăng ký trên 2 tỷ USD, tăng 8,5% về số dự án và tăng 19,5% về vốn so với cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 74,3% số dự án và 66,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; lĩnh vực dịch vụ chiếm tương ứng là 21,1% và 33,4%; phần còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-thuỷ sản. Đáng chú ý là, trong số dự án mới cấp phép không chỉ có một số dự án có quy mô vốn đầu tư lớn, mà còn gắn liền với việc sẽ chuyển giao công nghệ cao, như Tập đoàn Intel 605 triệu USD, Công ty Tây Hồ Tây 314 triệu USD, Winvest Investment 300 triệu USD, Công ty Panasonic Communication 76,36 triệu USD, Công ty Kho xăng dầu Vân Phong 60 triệu USD… Cũng theo báo cáo trên, doanh thu (không kể dầu khí) của các doanh nghiệp FDI trong tháng 5/2006 ước đạt 2,55 tỷ USD, đưa tổng doanh thu của khu vực FDI trong năm tháng đầu năm 2006 lên 9,8 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2005. Trong 5 tháng đầu năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI tiếp tục tăng trưởng với nhịp độ cao, đạt 18% so với cùng kỳ năm trước, vượt trội so với mức tăng trưởng chung 15,9% của toàn ngành công nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp FDI trong 5 tháng đầu năm 2006 tăng 29,5% so với cùng kỳ năm trước, cũng vượt trội so với mức tăng chung của cả nước là 24,3%. Sau một năm, kể từ tháng 5 năm 2005 đến nay, không kể dầu khí, tỷ trọng của doanh nghiệp FDI trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước (theo giá so sánh năm 1994) đã tăng từ 28,9% lên gần 30,3%; đồng thời tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước cũng tăng từ 32,76% lên 35,77%. Mặt khác, tổng số lao động trực tiếp trong khu vực FDI đã gia tăng từ 819.000 người ở thời điểm cuối tháng 5 năm 2005 lên 1.057.000 người hiện nay. ( 2.1.Tình hình thu hút FDI. -Từ năm 1988 đến 1990: Cả 3 năm cộng lại, cả nước thu hút được 214 dự án với số vốn đăng ký 1,5823 tỷ USD và vốn pháp định 1,0074 tỷ USD, còn vốn thực hiện thì không đáng kể, bởi vì các doanh nghiệp FDI sau khi được cấp giấy phép phải làm nhiều thủ tục cần thiết mới đưa được vốn vào Việt Nam. Bình quân 1 dự án có 7,4 triệu USD vốn đăng ký và 4,7 triệu USD vốn pháp định. Các lĩnh vực thu hút đầu tư chủ yếu là khách sạn, du lịch, khai thác thăm dò dầu khí, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, xây dựng. Từ năm 1991 đến 1997: là thời kỳ FDI tăng trưởng nhanh, đạt kết quả cao nhất trong 17 năm và góp phần ngày càng quan trọng vào việc thực hiện hiện kinh tế - xã hội. Trong kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 thu hút được 16,24 tỷ USD vốn FDI đăng ký, tốc độ tăng trưởng hàng năm rất cao; Vốn đăng ký năm 1991 là 1,275 tỷ USD thì năm 1995 là 6,6 tỷ USD, gấp 5,2 lần. Vốn thực hiện trong cả 5 năm (1991 - 1995) là 7,153 tỷ USD, chiếm 32% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đã có khoảng 20 vạn người làm việc trong các doanh nghiệp FDI. Trong hai năm tiếp theo, 1996 - 1997, FDI tiếp tục tăng trưởng nhanh, thu hút thêm 13,28 tỷ USD vốn đăng ký và 6,14 tỷ USD vốn thực hiện. Tính chung thời kỳ này, cả nước đã thu hút 1.784 dự án (chỉ tính các sự án còn hiệu lực) với số vốn đăng ký lên tới 25,464 tỷ USD, vốn pháp định đạt 11,886 tỷ USD. Bình quân 1 dự án có 14,27 triệu USD vốn đăng ký và 6,7 triệu USD vốn pháp định. Năm 1996 có số vốn đăng ký đầu tư nhiều nhất 8,979 tỷ USD với 380 dự án; quy mô bình quân 1 dự án là 23,6 triệu USD vốn đăng ký và 8,63 triệu USD vốn pháp định. Bên cạnh các dự án đầu tư mới, thời gian này còn có 222 dự án bổ sung thêm vốn đầu tư với số vốn đăng ký là 2,099 tỷ USD. Giai đoạn 1998 - 2000, là thời kỳ suy thoái của dòng vốn FDI vào Việt Nam. Năm 1998 vốn đăng ký là 3,897 tỷ USD, thì năm 1999 chỉ bằng 40,5%, còn 1,568 tỷ USD; năm 2000 là 2,018 tỷ USD (giảm 48,2% so với năm 1998). Sau khi đã đạt được kỷ lục về vốn thực hiện vào năm 1997 là 3,218 tỷ USD, thì vốn thực hiện của các năm tiếp theo đã giảm rõ rệt, năm 1998 là 2,375 tỷ USD, năm 1999 là 2,537 tỷ USD, năm 2000 là 2,420 tỷ USD. Nếu như các doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 20 vạn người trong 5 năm 1991 - 1995, thì trong 5 năm 1996 - 2000 chỉ có thêm 149 nghìn người có việc làm trong khu vực FDI. Tính chung cả thời kỳ này, cả nước chỉ thu hút được 1.343 dự án với số vốn đăng ký 12.618 triệu USD và 6.698 triệu USD vốn pháp định. Số vốn đăng ký bình quân 1 dự án chỉ có 9,39 triệu USD so với 14,27 triệu USD của thời kỳ 1991 - 1997. Tình hình giảm sút FDI vào Việt Nam từ sau năm 1997 có nguyên nhân khách quan gắn với cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực và tiếp đó là sự suy giảm kinh tế của thế giới, nhất là của Mỹ, EU và Nhật Bản đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, trước hết là xuất nhập khẩu, làm giảm rõ rệt lợi thế do sánh của Việt Nam trong đầu tư và thương mại quốc tế. Tình hình giảm sút FDI chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan từ hệ thống pháp luật thiếu minh bạch, nhất quán, cho đến việc thực thi pháp luật không nghiêm minh, thủ tục hành chính phiền hà, chi phí đầu tư và kinh doanh tương đối cao, đã làm cho môi trường đầu tư ở Việt Nam kém hấp dẫn hơn trước. Từ năm 2001 đến 2004: là thời kỳ phục hồi chậm của hoạt động FDI. Tính đến cuối năm 2003, tổng vốn đăng ký FDI ở Việt Nam là 44,725 tỷ USD và vốn thực hiện là 28,297 tỷ USD; trong đó vốn của các nhà đầu tư nước ngoài là 25,217 tỷ USD. Năm 2004, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cả cấp mới và tăng thêm đạt 4,1 tỷ USD. Con số này cho thấy, sau nhiều năm luồng vốn FDI vào Việt Nam bị chững lại, năm 2004 đã có dấu hiệu phục hồi rõ rệt, tính cả năm 2004, vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đã đạt 2,85 tỷ USD, tăng 7,5% so với năm 2003. Số vốn xin tăng thêm của các dự án đang hoạt động trong năm 2004 cũng đạt mức khấ cao: 1,8 tỷ USD. Tính chung cả năm 2004, cả nước có 723 dự án được cấp phép đầu tư mới với tổng vốn đăng ký 2.222 triệu USD, so với năm 2003 giảm 4% về số dự án, nhưng lại tăng 15,98% về vốn đăng ký. Có thể kể đến một số dự án được cấp phép trong năm 2004 có quy mô lớn như: dự án tăng vốn mở rộng nhà máy xi măng Nghi Sơn với số vốn tăng thêm 249 triệu USD; xi măng Hải Phòng (mở rộng) : 161 triệu USD; Dự án sản xuất phôi thép SunSteel: 147 triệu USD; Dự án khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo của Canada đầu tư vào Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư 147 triệu USD; Dự án của công ty đầu tư và phát triển Thành Công (Trung Quốc) 114,58 triệu USD... Bên cạnh các dự án cấp phép mới, một tín hiệu đáng mừng của tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2004 là số lượt dự án tăng vốn và tổng vốn đầu tư tăng thêm đều cao hơn so với năm 2003 (460 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 1,942 tỷ USD, tăng 22,9% về số dự án và tăng 68,9% về vốn bổ sung). ( 2.2. Hiệu quả sử dụng vốn FDI. -Những yếu tố góp phần tạo thuận lợi cho việc sử dụng vốn FDI một cách hiệu quả. + Sự ổn định về kinh tế chính trị: Đây là những điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiểu rủi ro khi hoạt động đầu tư ở nước chủ nhà + Môi trường luật pháp thuận lợi: thực tế cho thấy sự thành công hay thất bại trong việc hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc rất lớn và hệ thống luật pháp và môi trường thể chế. + Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật: để tăng cường hoạt động đầu tư, ngoài môi trường pháp lý thông thoáng, minh bạch đòi hỏi các nước phải có kết cấu hạ tầng kỹ thuật tương xứng với sự chuyển đổi của nền kinh tế. + Chất lượng nguồn nhân lực: trong thời đại ngày nay, đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển theo hường tăng cường đầu tư theo chiều sâu, chính vì thế nhu cầu về lao động lành nghề ngày càng tăng nhanh. Thực tế đó đã chứng minh chất lượng nguồn nhân lực có tác động rất mạnh đến khả năng thu hút FDI của các nước, kể cả các nước nghèo. Thông thường một quốc gia có năng lực hấp thụ vốn FDI cao và nguồn nhân lực có chất lượng tốt thì dòng vốn nước ngoài đổ vào quốc gia đó càng nhiều và khai thác có hiệu quả. + Cải cách thủ tục hành chính và hiệu quả quản lý của nhà nước về FDI: lực cản lớn nhất làm nản lòng các nhà đầu tư là thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, gây tốn kém về thời gian và chi phí, làm mất cơ hội đầu tư. Bộ máy hành chính hiệu quả không chỉ quyết định sự thành công trong thu hút vốn FDI mà còn trong vấn đề sử dụng nguồn vốn. 2.3.Những bất cập trong sử dụng vốn FDI. - Khảo sát được tiến hành tại một số tỉnh thành phố có số lượng doanh nghiệp FDI lớn như:TP Hồ Chí Minh,Hà Nội,Đồng Nai,Hải Dương cho thấy mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp FDI chưa thực sự hài hòa về quyền và lợi ích. Đời sống người lao động rất khó khăn, có đến 44,4% số lao động lương thấp không đủ sống, 15,4% số lao động bức xúc vì tăng ca, tăng giờ thường xuyên… Chỉ có 16,6% số lao động thấy thoải mái khi làm việc; 26,3% số lao động có quan hệ tốt với chủ doanh nghiệp. Hầu hết người lao động phải làm việc với cường độ cao, thời gian dài nhưng thu nhập thấp (800.000 - 1.000.000 đồng /tháng). Trong đó, nhóm lao động phổ thông (chiếm đại đa số người lao động) lại có thu nhập thấp nhất. Theo ông Nguyễn Mạnh Thắng (Viện Công nhân và Công đoàn), Nghị định 03/NĐ - CP về mức lương tối thiểu (710.000 đồng và 790.000 đồng) không phải là thu nhập thực của người lao động, tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI đều lấy làm mức trả lương cơ bản (không có hệ số). Vì thế chỉ có 1/3 số lao động được hỏi cho biết thu nhập tạm đủ sống, 42,5% số lao động phải làm thêm giờ (dù thời gian chính đã khá vất vả). Đặc biệt trong ngành dệt may, có đến 54,7% số lao động do thu nhập quá thấp nên phải “tình nguyện” làm thêm giờ. Theo quy định, sau 3 năm, doanh nghiệp phải tăng lương cho người lao động, nhưng trên 20% số lao động đã làm việc trên 3 năm vẫn không được tăng lương hoặc mức tăng mỗi lần rất thấp, nhất là những DN trả lương khoán sản phẩm. Hiện còn khoảng 6,5% lao động trong doanh nghiệp FDI phải làm việc bình quân trên 10 tiếng /ngày, 18% làm 8 -10 tiếng, chỉ có 52% làm việc 8 tiếng /ngày và khoảng 65% làm việc 6 ngày /tuần, 25% làm 7 ngày /tuần. ( 2.4. Giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI. * Giải pháp thu hút FDI. - Chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư chung. Coi trọng việc giữ vững sự ổn định, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI khi áp dụng các Luật mới. - Ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh doanh bất động sản đáp ứng nhu cầu và thực tế hội nhập kinh tế quốc tế. - Bổ sung cơ chế, chính sách xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến việc thực hiện các cam kết của nước ta trong lộ trình AFTA và các cam kết đa phương và song phương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Đẩy mạnh việc đa dạng hóa hình thức đầu tư để khai thác thêm các kênh đầu tư mới như cho phép thành lập công ty hợp danh, ĐTNN theo hình thức mua lại và sáp nhập (M&A). - Giải pháp vĩ mô: - Đẩy mạnh việc triển khai phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chú trọng vào công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của các địa phương tránh tình trạng ban hành chính sách ưu đãi vượt khung, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý từ trung ương đến địa phương thông qua tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn. - Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có việc tiến hành đều đặn chương trình giao ban Vùng; duy trì, nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư, kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư. - Thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa và giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc phát sinh giúp các doanh nghiệp triển khai dự án thuận lợi - Hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài bằng cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi trong lập qũy, vay vốn đầu tư ; đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc cấp phép, mở rộng chế độ đăng ký cấp phép. - Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả điều hành hoạt động ĐTNN ở cả trung ương lẫn địa phương. - Sự linh hoạt trong cơ chế chính sách của các địa phương nhằm chủ động tìm kiếm và thu hút FDI. III. Tạo việc làm cho người lao động Việt Nam thông qua FDI trong tiến trình toàn cầu hóa. 1. Khái niệm việc làm. - Quan niệm của ILO: Việc làm là hoạt động lao động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật - Khái niệm của Việt nam: *Khái niệm 1:chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cấn thiết(vốn,tư liệu sản xuất,công nghệ,..) để sử dụng sức lao động đó. Việc tạo việc làm phụ thuộc vào mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí ban đầu(C) như nhà xưởng máy móc và chi phí lao động (V),tỷ lệ quan hệ này phải phù hợp với trình độ công nghệ sản xuất. *Khái niệm 2:Theo điều 13 của bộ luật lao động nước CHXHCN Việt nam ghi rõ:”mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều thừa nhận là việc làm”. 2. Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động trong giai đoạn hiện nay. Cùng với quá trình đổi mới kinh tế xã hội, giải quyết việc làm được thực hiên trong một chương trình quốc gia rộng lớn trên cơ sở chính sách đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất, dịch vụ, đa dạng hoá ngành nghề nhằm tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới. Chính phủ đã có nhiều chủ trương lớn về việc làm như: Quyết định 176-HĐBT, QĐ 315-HĐBT về sắp xếp lao động trong các doanh nghiệp nhà nước; QĐ 109-HĐBT, QĐ 111-HĐBT về sắp xếp lao động khu vực hành chính sự nghiệp và Nghị quyết 120-HĐBT về chủ trương, phương hướng, biện pháp giải quyết việc làm và thành lập Quĩ Quốc gia giải quyết việc làm. Tuy nhiên, tình trạng không có việc làm ở thành thị, ở các doanh nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn đang trở thành vấn đề gây gắt, nổi cộm nhất về kinh tế - xã hội hiện nay. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị % Năm 2005 Năm 2006 CẢ NƯỚC 5.3 4.4 Đồng bằng sông Hồng 5.6 5.6 Đông Bắc 5.1 3.8 Tây Bắc 4.9 3.0 Bắc Trung Bộ 5.0 5.2 Duyên hải Nam Trung Bộ 5.5 4.5 Tây Nguyên 4.2 1.8 Đông Nam Bộ 5.6 4.6 Đồng bằng sông Cửu Long 4.9 3.5 Trong giai đoạn hiện nay chính phủ đang có rất nhiều các chương trình,dự án nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, như đề án 16.000 tỷ xóa thất nghiệp trong giai đoạn 2006-2010,hay số tiền 5.985 tỷ đồng (không kể nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài) mà Chính phủ vừa phê duyệt cho “Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010”: Trong đó, dự kiến phân theo các nguồn vốn sau: 4.895 tỷ là ngân sách TƯ (2.600 tỷ  là nguồn vốn vay giải quyết việc làm từ năm 2005 chuyển sang); ngân sách địa phương: 560 tỷ (164 tỷ  là nguồn vốn vay giải quyết việc làm của các địa phương từ năm 2005 chuyển sang); huy động cộng đồng: 500 tỷ; huy động quốc tế: 30 tỷ. Ngoài ra, TƯ sẽ cấp mới cho Chương trình 2.295 tỷ, trong đó, 2.000 tỷ dành cho các dự án cho vay tạo việc làm; 225 tỷ cho dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động. Các hoạt động khác như giám sát, đánh giá: 40 tỷ; hoạt động nâng cao năng lực quản lý lao động - việc làm: 30 tỷ. Với ba dự án và hai hoạt động, Chương trình nhằm mục tiêu bảo đảm việc làm cho khoảng 49,5 triệu lao động, tạo việc làm mới cho 8 triệu lao động trong 5 năm 2006-2010 (trong đó, trực tiếp từ Chương trình này là 2-2,2 triệu lao động) và giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5% vào năm 2010. Dự án vay vốn tạo việc làm đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho 1,7-1,8 triệu lao động thông qua hoạt động vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp dành cho người thất nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, DN nhỏ và vừa, trang trại, làng nghề có khả năng tạo nhiều việc làm mới, đặc biệt đối với thanh niên. ( 3. Toàn cầu hóa. 3.1. Khái niệm toàn cầu hóa. -Các nhận định về toàn cầu hóa:Có khá nhiều hội thảo mang tính học thuật nghiêm túc quanh việc xem xét toàn cầu hóa là một hiện tượng có thật hay chỉ là sự đồn đại.Mặc dù thuật ngữ này đã trở nên phổ biến,nhiều học giả lý luận rằng các tính chất của hiện tượng này đã từng được thấy ở một thời điểm trước đó trong lịch sử.Tuy vậy,nhiều người cho rằng,những dấu hiệu làm người ta tin là đang có tiến trình toàn cầu hóa ,bao gồm việc gia tăng thương mại quốc tế và vai trò ngày càng lớn của các tập đoàn quốc gia thực sự không rõ ràng như ta tưởng,do vậy,nhiều học giả thích dùng thuật ngữ”quốc tế hóa” hơn là “toàn cầu hóa”. -Khái niệm toàn cầu hóa:toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới,tạo nên bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng gia tăng giữa các quốc gia,các tổ chức,hay các cá nhân ở góc độ văn hóa,kinh tế,v..v trên quy mô toàn cầu.Đặc biệt trong phạm vi kinh tế,toàn cầu hóa dường như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay “tự do thương mai” nói riêng. 3.2.Tác động của tiến trình toàn cầu hóa tới Việt Nam. chủ trương Việt Nam muốn “làm bạn với tất cả” các nước trong cộng đồng quốc tế, “chủ động hội nhập” kinh tế quốc tế. Vì vậy, mọi biến đổi của nền kinh tế thế giới, từ tích cực đến tiêu cực, đều ảnh hưởng tới xã hội Việt Nam ở những mức độ và góc độ khác nhau. Toàn cầu hoá, nhất là toàn cầu hoá kinh tế, đã tác động đến hệ tư tưởng ở Việt Nam trên cả hai phương diện: tích cực và tiêu cực. Tác động tích cực là, do giao lưu quốc tế được mở rộng, người Việt Nam nhận thấy rõ hơn bản chất của chủ nghĩa tư bản, với tất cả những mặt tích cực và những mâu thuẫn không thể khắc phục được của nó. Tuy nhiên, cùng với những tác động tích cực, toàn cầu hoá cũng gây ra những hệ quả tiêu cực đối với nền văn hoá Việt Nam, như: một bộ phận giới trẻ có dấu hiệu xa rời giá trị văn hoá truyền thống; Một số giá trị văn hoá truyền thống không được bảo quản, gìn giữ, thậm chí đem ra mua bán để trục lợi; có những giá trị tinh thần bị biến dạng hoặc bị mai một; Không ít gia đình, phá bỏ quan hệ truyền thống tốt đẹp; bị quan niệm sống thực dụng, tuỳ thích làm cho hạnh phúc gia đình và sự ràng buộc trách nhiệm tan vỡ, rạn nứt; Một số người thay đổi nhanh chóng lối sống: đang là người cần cù, chịu khó, khoan dung, độ lượng, chân thật, bỗng dưng trở thành kẻ tham lam, ích kỷ, coi thường danh dự của tập thể, cộng đồng, thậm chí của cả bản thân, chỉ tập trung vào việc thực hiện những mục tiêu cá nhân đầy tính vụ lợi… 4. Lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa. “Chi phí lao động khôn còn là lợi thế của Việt Nam”- Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản phối hợp với Công ty Pricewalerhouse Coopers đã nghiên cứu tỷ mỷ về môi trường đầu tư Việt Nam. Các chuyên gia cho biết, chi phí lao động của Việt Nam không có tính cạnh tranh vì hiệu suất thấp và thiếu nhân công có trình độ chuyên môn. Xét trên mặt bằng lương tối thiểu theo quy định, lao động tại Việt Nam vẫn có giá thành rẻ với mức trung bình dưới 50 USD/tháng, thấp hơn Jakarta (Indonesia) và Bắc Kinh (Trung Quốc) hơn 50 USD/tháng và bị Manila (Philippines) bỏ xa, với trung bình khoảng 140 USD/tháng. Tuy nhiên, trên thực tế thì lương trung bình thực nhận của công nhân Việt Nam không có sự khác biệt lớn so với lao động ở các thành phố nói trên. Ngoài ra, các nhà phân tích cũng lưu ý rằng, đó là mức chi phí cho lao động không lành nghề, chủ yếu được thu hút cho các ngành cần nhiều lao động như da giầy và dệt may. Chưa kể các yếu tố năng suất thấp và tính kỷ luật không cao của công nhân Việt Nam còn mang lại những hiệu quả ngược đối với lợi thế cạnh tranh của nguồn nhân lực. Đối với lao động đã qua đào tạo, ranh giới về ưu thế chi phí thấp đã không còn. Lương kỹ sư và quản lý bậc trung của Việt Nam đều cao hơn Jakarta và Bắc Kinh cho thấy tình trạng thiếu các nhân công quản lý và kỹ thuật có chất lượng. Theo tính toán của các tổ chức tham gia điều tra, ở cùng mức thu nhập thực nhận hàng tháng (không tính thu nhập bằng hiện vật), chi phí lương cho một lao động Việt Nam thường cao hơn so với một lao động nước ngoài. Ví dụ: cùng với một mức lương sau thuế là 3.000 USD/tháng thì chi phí cho lao động Việt Nam tăng thêm 5.000 USD/tháng. Đây là nguyên nhân làm tăng chi phí lao động, cụ thể là cho người Việt Nam có trình độ chuyên môn cao và để tính toán thật kinh tế, các công ty sẽ không khuyến khích đào tạo và nâng cao trình độ cho nhân viên Việt Nam, bởi thuê nhân công nước ngoài sẽ rẻ hơn. 5. Chất lượng lao động và những ảnh hưởng tới công tác tạo việc làm cho người lao động. -Thực trạng “Thừa nhưng vẫn thiếu” của nhân lực việt nam:Cùng với việc Việt nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới, nhiều báo chí Mỹ và phương tây đã ca ngợi Việt nam như một con rồng châu Á đang vươn mình với nhiều lợi thế như tốc độ phát triển kinh tế cao, nguồn nhân lực dồi dào trong đó có đến 50% lao động trẻ dưới 30 tuổi…. Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia quản trị nhân lực lại có một nhận xét rằng, “nguồn nhân lực Việt nam tuy thừa mà vẫn thiếu”. Một thực tế đáng buồn hiện nay đó là thị trường lao động cao cấp vẫn thật sự khan hiếm. Hầu hết các nhân viên được tuyển dụng, dù có rất nhiều bằng cấp phù hợp nhưng vẫn phải qua đào tạo lại. Chất lượng nhân lực còn thấp là do công tác tư vấn chọn ngành nghề chưa được tốt. Việc tuyển dụng lại đòi hỏi rất cao những kinh nghiệm thực tế hơn những bằng cấp mà người lao động có được. -Công tác đào tạo nhân lực chất lượng cao hiện nay:Làm sao để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ dồi dào ở Việt nam hiện nay? Một giải pháp đồng bộ không chỉ từ ngành giáo dục, từ các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính và của cả người lao động. Người lao động cần chọn công việc, môi trường thích hợp, chớ ngại những thay đổi tích cực, hãy học và áp dụng thay vì để đó và lãng quên. Tự học, tự đào tạo suốt đời là cách nâng chất lượng một cách hiệu quả nhất đối với người lao động trong môi trường cạnh tranh hội nhập như hiện nay ở Việt nam. IV. Mối liên hệ giữa FDI,toàn cầu hóa với tạo việc làm. 1. Mối liên hệ giữa FDI với tạo việc làm cho người lao động Việt Nam. -Tăng cường FDI sẽ tăng hiệu quả tạo việc làm cho người lao động:Số liệu thống kê cũng cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của các doanh nghiệp FDI trong việc tạo ra việc làm mới trong hai thập kỷ qua, đặc biệt trong những năm gần đây. Trong giai đoạn 2000-2005, việc làm mới được tạo ra bởi các doanh nghiệp FDI tăng trung bình 24,4%/năm (tăng gần gấp ba lần về mặt tuyệt đối, từ 227.000 người năm 2000 lên 667.000 người năm 2005), bỏ xa khu vực doanh nghiệp nhà nước và tư nhân (lần lượt là 3,3% và 2,3%). Kết quả là tỷ trọng việc làm được tạo ra bởi các doanh nghiệp FDI đã tăng từ 0,6% năm 2000 lên 1,6% năm 2005 ở VN. Tuy con số này còn rất khiêm tốn nhưng với đà tăng trưởng nhanh như vậy, đặc biệt là sau khi VN gia nhập WTO, triển vọng việc làm được tạo ra bởi thành phần kinh tế này khá sáng sủa. Trong tương lai, thành phần này sẽ đuổi kịp thành phần kinh tế nhà nước về mặt thu hút lao động (năm 2005, doanh nghiệp nhà nước tuyển dụng 9,7% và doanh nghiệp tư nhân tuyển dụng 88,8% trong tổng lực lượng lao động).( Về mặt tuyển mộ và sa thải lao động, cũng như đặt ra mức lương, khu vực kinh tế nhà nước vẫn còn chịu nhiều ràng buộc bởi các quy định của Nhà nước. Do đó, một mặt, tăng trưởng trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chắc chắn sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn cho lực lượng lao động dư thừa ở khu vực thành thị. Mặt khác, các doanh nghiệp FDI, với tốc độ tăng trưởng nhanh hơn sẽ cho phép họ tuyển mộ được (hay cạnh tranh để thu hút) những nhân viên ưu tú từ các doanh nghiệp nhà nước. -Những nhận định về mối liên quan,tác động qua lại giữa FDI và việc nâng cao chất lượng cho người lao động đặc biệt là trong tiến trình toàn cầu hóa:Với xu thế toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay,yêu cầu tất yếu của các nền kinh tế là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình để đáp ứng cho quá trình sản xuất ngày càng chuyên môn hoá cao. -Nâng cao chất lượng lao động tạo thuận lợi cho thu hút FDI:Nguồn lao động phổ thông của Việt Nam có ưu điểm là cần cù, chịu khó và có giá rẻ nhưng lại thiếu tính kỹ thuật, thiếu tác phong công nghiệp và không tôn trọng cam kết. Lực lượng lao động có trình độ, kiến thức ở Việt Nam cũng gặp nhiều vướng mắc. Ở nước ta , tỷ lệ người có bằng cấp trên đại học tương đối cao, nhưng trên thực tế số người được tiếp cận với khoa học kỹ thuật và phong cách quản lý mới còn quá ít ỏi. Bên cạnh việc phát triển công nghệ thông tin, cần phải có đội ngũ lao động có kiến thức, có chuyên môn, hiểu luật pháp... Hệ thống giáo dục của chúng ta cần phải theo những tiêu chuẩn quốc tế. Có như vậy mới thu hút được nhân tài trong các dự án FDI. 2. Những thuận lợi và khó khăn đến từ nguồn vốn FDI. -Thuận lợi do FDI mang lại. +Tạo nguồn vốn cho mở rộng sản xuất kinh doanh: Trong quá trình hội nhập, sự tăng lên nhanh chóng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo cơ hội cho các nước đầu tư và tiếp nhận đầu t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36043.doc
Tài liệu liên quan