Đề án Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Phần 1. Lý luận chung về xuất khẩu hàng hoá và sự cần thiết phải đẩy

mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Viêt Nam trong điều kiện hội nhập

kinh tế quốc tế 4

1.1 Lý luận chung về xuất khẩu 4

1.2 Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu mặt hang gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 6

Phần 2. Thực tiễn xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 14

2.1 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm qua 14

2.2 Những yếu tố tác động đến khả năng cạnh trạnh của gạo Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 23

Phần 3. Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 29

3.1 Định hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam 29

3.2 Mục tiêu và phương hướng xuất khẩu gạo 32

3.3 Định hướng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo 33

3.4 Một số giải pháp cho xuất khẩu gạo của Việt Nam 33

Kết luận 40

 

 

 

 

 

 

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị, tổ chức sản xuất, thu mua và xuất khẩu còn yếu kém. Mặt hàng gạo của Việt Nam sẽ phải đối mặt với khó khăn trong quá trình cạnh tranh gay gắt của các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ… do hội nhập cũng như trong khối ASEAN vì họ có điều kiện khá tương đồng với ta. Gạo của Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc vượt qua các rào cản thuế quan và phi thuế quan cao do các nước nhập khẩu đặt ra để bảo vệ sản phẩm gạo trong nước của họ như các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm… Sự biến động của giá gạo trên thị trường thế giới gây khó khăn cho quá trình tiêu thụ gạo của Việt Nam. Đó là sự lên xuống thất thường của giá gạo đã, đang, và sẽ diễn ra trong thời gian tới. Cuộc khủng hoảng lương thực thế giới vừa qua đã cho chúng ta bài học sâu sắc về sự biến động của giá gạo. Tuy Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới nhưng vẫn chưa có vai trò chi phối, điều tiết giá gạo trên thị trường thế giới. Phần 2. Thực tiễn xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 2.1 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm qua 2.1.1 Sản lượng và doanh thu gạo xuất khẩu Trong những năm qua, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng mạnh ( bảng 2.1). Trước năm 1989, Việt Nam đã từng là nước thiếu lương thực triền miên, mỗi năm phải nhập bình quân trên 1 triệu tấn lương thực. Đến nay Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Bảng 2.1: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Năm Khối lượng Kim ngạch (nghìn tấn) (triệu USD) 1996 3.058 686,42 1997 3.681 891,34 1998 3.972 1.005,48 1999 4.555 1.008,96 2000 3.37 615,82 2001 3.528 544,11 2002 3.245 608,12 2003 3.82 734,00 2004 4 941,00 2005 5.2 1.394,00 2006 4.749 1.300,00 2007 4.38 1.450,00 Nguồn: Tổng cục thống kê Năm 1999 là năm Việt Nam có lượng gạo xuất khẩu đạt mức kỷ lục 4,5 triệu tấn, thu về 1.008,9 triệu USD, chủ yếu do lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ giảm đáng kể, giảm gần 59% so với năm 1998 (4,66 triệu tấn). Năm 2000, xuất khẩu gạo của Việt Nam lại giảm khoảng 1,18 triệu tấn, còn 3,37 triệu tấn do nhu cầu gạo nhập khẩu trên thế giới giảm mạnh so với cung, giá gạo đã giảm mạnh. Xu hướng này tiếp tục giảm trong các năm 2001, 2002. Năm 2001, mặc dù xuất khẩu với số lượng lớn hơn năm 2000 (hơn 158 ngàn tấn), nhưng giá trị kim ngạch lại thấp hơn năm 2000 là 71,1 triệu USD do giá gạo Việt Nam giảm 27 USD/tấn (từ 192 xuống còn 165 USD/tấn) so với năm 2000. Từ giữa những năm 2003 cho đến nay, thị trựờng gạo trên thế giới biến động mạnh do cung gạo thế giới thiếu hụt và lượng gạo dự trữ giảm đột ngột đã đẩy giá lên cao. Năm 2004, xuất khẩu của cả nước đạt 4,0 triệu tấn, tăng 4,7% so với năm 2003. Song, do giá xuất khẩu gạo bình quân năm 2004 đã tăng tới 22% (43,16USD/tấn) so với năm 2003, đạt 232,06 USD/tấn, nên kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2004 đã tăng 28,2% so với năm 2003, đạt 941 triệu USD. Năm 2005, gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao nhất từ trước đến nay, đã tăng gần 30% về lượng và 48% về giá trị so với năm 2004, giá xuất khẩu tăng 14,4% so với năm 2004. Năm 2006, gạo xuất khẩu 4,8 triệu tấn, đạt 1,3 tỷ USD, so với 2005 giảm 9% về lượng nhưng giá lại tăng 2,6% nên kim ngạch chỉ giảm 6,7%. Xét giai đoạn 1996-2007, cả sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đều tăng lên. Nhưng do giá xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới tăng trong những năm gần đây, nên tốc độ tăng bình quân của kim ngạch gạo xuất khẩu (6,5%) có mức tăng nhanh hơn mức tăng của sản lượng (4,5%). So với các đối thủ cạnh tranh mạnh thì tốc độ tăng sản lượng gạo xuất khẩu của họ thấp hơn tốc độ tăng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, nhưng tốc độ tăng kim ngạch lại cao hơn. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam lớn thứ 2 trên thế giới nhưng chỉ xếp thứ 3, thứ 4 xét về giá trị xuất khẩu. Chẳng hạn năm 2005, trong khi sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan chỉ gấp 1,39 lần của Việt Nam (7.240 nghìn tấn so với 5.200 nghìn tấn) thì kim ngạch xuất khẩu lại gấp những 1,61 lần (2.246 triệu USD so với 1.390 triệu USD). Và ước tính năm 2008 lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam là 4,5 triệu tấn với giá bán 340$/tấn thì kim ngạch đạt 1,7 tỷ USD một con số kỷ lục trong xuất khẩu gạo của nước ta từ trước đến nay. 2.1.2 Chủng loại, giá cả và chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam Từ năm 2004 giá chào gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng 2-5 USD/tấn. Giá gạo đã tăng tới 23% so với 2003. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dao động ở mức: 5% tấm là 235 USD/tấn, 25% tấm là 222 USD/tấn. Tuy nhiên, với mức giá này, giá chào gạo xuất khẩu của VN vẫn thấp hơn của Thái Lan 32-38 USD/tấn cùng loại. Năm 2005, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục cả về khối lượng lẫn kim ngạch, nhưng cho đến nay, trên thương trường quốc tế chưa có thương hiệu hoặc nhãn hiệu gạo nổi tiếng đặc trưng cho gạo Việt Nam. Năm 2005 doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia đấu thầu tại Philippines và một số nước khác với nhiều hợp đồng có giá xuất khẩu cao, bình quân 279 USD/tấn, mở rộng thị trường mới sang Iran, gia tăng xuất khẩu sang châu Phi, Cu-ba. Theo tổng cục thống kê, tính đến hết tháng 11/2005 Việt Nam đã xuất khẩu được 4,9 triệu tấn gạo, đạt giá trị gần 1,3 tỷ USD, tăng 430 triệu USD so với năm 2004, vượt mức kỷ lục xuất khẩu 4,4 triệu tấn gạo và 1,037 tỷ USD năm 1999. Điều đáng lưu ý, trong đó tăng do giá tăng đến 168 triệu USD. Xu hướng tiêu thụ gạo nhập khẩu từ Việt Nam chuyển biến rõ trong 2006, gạo cấp trung bình 15 % tấm chiếm mới 28 %, trong tháng 2 vừa qua, chủng loại gạo 15% chiếm đến 80%. Trong những ngày qua giá gạo 15% tấm Việt Nam lên tới 310 USD/tấn, tăng 64 % so với năm 2006... Năm 2007, xuất khẩu gạo 15% tấm đạt 1,512 triệu tấn với kim ngạch 501,5 triệu USD, tăng 15,04% về lượng và tăng 37,96% về trị giá so với năm 2006; tăng 21,84% về lượng và tăng 44,67% về trị giá so với năm 2005. Năm 2007, loại gạo này được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Indonesia (900.225 tấn, trị giá 281 triệu USD): Cuba (407.460 tấn, trị giá 160 triệu USD); Malaixia (50.490 tấn, trị giá 15 triệu USD)…. Đứng đầu về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam năm 2007 là Philippine với 1,454 triệu tấn, trị giá 464,87 triệu USD,giảm 3,71% về lượng nhưng tăng 8,3% về trị giá so với năm 2006. Xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là gạo 25% tấm. Xuất khẩu sang Indonesia năm 2007 tăng khá mạnh, đạt 1,11 triệu tấn gạo với trị giá 360,66 triệu USD, tăng tới 226,6% về lượng và tăng 244,75% về trị giá so với năm 2006; còn so với năm 2005 tăng 1029,39% về lượng và tăng 1220,74% về trị giá. Thị trường này chủ yếu nhập khẩu gạo 15% tấm và gạo nếp 10% tấm. Tuy nhiên, xuất khẩu sang một số nước châu Phi năm 2007 lại giảm khá mạnh như Angola, Nam Phi, Bờ Biển Ngà, Tanzania, Camêrun, Kênya…. Tháng 2/2008, xuất khẩu gạo cả nước đạt 328,4 ngàn tấn với trị giá trên 139 triệu USD, tăng 151% về lượng và tăng 170,3% về trị giá so với tháng trước. Như vậy, tổng lượng gạo xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2008 đạt 459,3 ngàn tấn với trị giá gần 190,44 triệu USD, tăng 76,95% về lượng và tăng 126,91% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. Tháng 2/2008, xuất khẩu gạo tăng mạnh sang các thị trường châu Phi như Angola, Kenya, Tanzania, Bờ Biển Ngà… Trong đó, xuất khẩu tới Angôla đạt 44 nghìn tấn với trị giá trên 20 triệu USD, tăng gần 200 lần về lượng và tăng 138 lần về trị giá so với tháng 1/2007. Tiếp đến là Kenya cũng đạt trên 26 nghìn tấn với trị giá 10,4 triệu USD, tăng 4,76 lần về lượng và tăng 5,13 lần về trị giá so với tháng 1/07; tăng 105 lần về lượng và tăng 93,65 lần về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, 2 tháng đầu năm 2008 xuất khẩu gạo sang thị trường Indonêsia là lớn nhất đạt 189,9 nghìn tấn với trị giá 61,8 triệu USD, giảm 10,45% về lượng và giảm 10,61% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. Nhưng xuất khẩu sang Philippin lại tăng 498,52% về lượng và tăng 675,44% về trị giá so với cùng năm ngoái đạt 174 nghìn tấn với trị giá 70,87 triệu USD. Trong tháng 2/2008, xuất khẩu gạo 25% tấm đạt cao nhất và được xuất chủ yếu sang các thị trường lớn như Philippin, Indonêsia. Cụ thể trong tháng 2/2008 xuất khẩu loại gạo này đạt 156 nghìn tấn với trị giá gần 64 triệu USD, tăng 68,24% về lượng và tăng 74,04% về trị giá so với tháng 1/2008. Xuất khẩu gạo 5% tấm tăng mạnh đạt 117 nghìn tấn, trị giá 49,34 triệu USD, tăng 1,33 lần về lượng và tăng 1,46 lần về trị giá so với tháng trước. Đặc biệt tiêu thụ gạo loại này chủ yếu là các nước châu Phi như Angôla (44 nghìn tấn), Kenya (21,2 nghìn tấn), Tanzania (12,8 nghìn tấn). Bảng 2.2: Giá và lượng gạo trong đầu năm 2008 Tháng 2/2008 Tên gạo Lượng Trị giá (tấn) (USD) Gạo 25% tấm 156.128 63.909.285 Gạo 5% tấm 117.278 49.341.993 Gạo 15% tấm 34.025 16.930.147 Gạo 10% tấm 6.426 2.692.317 Loại khác 4.088 1.628.774 Thơm 100% tấm 2.129 827.17 Gạo 30% tấm 2.04 1.003.680 Nếp 10% tấm 1.508 625.796 Nếp 1.001 413.107 Thơm 5% tấm 949 423.437 Gạo 20% tấm 854 329.602 Gạo 100% tấm 700 299.6 Nếp 5% tấm 571 258.151 Thơm 10% tấm 375 180 Thơm 208 88.612 Thơm 3% tấm 147 59.01 Nguồn: Tổng cục thống kê Trong Tiêu chuẩn Nhà nước về yêu cầu kỹ thuật đối với gạo xuất khẩu, đó là TCVN 5644-1999 (thay thế cho TCVN 5644-1992 trước đây) do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F1 Ngũ cốc biên soạn, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ban hành theo QĐ số 2141/1999/QĐ-BKHCNMT ngày 10/12/1999. Theo các chỉ tiêu cảm quan của gạo được đánh giá dựa theo tiêu chuẩn Việt Nam là mầu sắc, mùi và vị phải đặc trưng cho từng giống, loại gạo đó, không biến màu, không bị hư hỏng và không có mùi vị lạ. Cùng với sự tăng trưởng về sản lượng gạo xuất khẩu, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã có một số chuyển biến tích cực. Tỷ lệ xuất khẩu gạo đã qua chế biến sâu tăng lên, bước đầu tạo được năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, so với gạo của Thái Lan, gạo của Việt Nam hiện vẫn còn kém cả về chất lượng và sự đa dạng về chủng loại. Thực tế, những năm đầu tham gia thị trường gạo thế giới (1989-1994), chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam còn thấp xa so với gạo xuất khẩu của Thái Lan về cả độ dài, mùi thơm, bạc bụng, tỷ lệ tấm v.v. nên giá cả thấp, chủ yếu xuất khẩu sang thị trường các nước châu Phi, Trung Đông thông qua các nước trung gian. Trong khi đó, phẩm cấp gạo của Thái Lan phù hợp với thị trường có thu nhập cao như Nhật, EU v.v..Tỷ lệ xuất khẩu gạo cấp thấp chiếm 48,57% và gạo cấp trung bình chiếm 25,54% và gạo cấp cao chỉ chiếm 19,48%. Lượng gạo có phẩm chất cao với đặc điểm hạt dài, ít bạc bụng, thơm, tỷ lệ tấm thấp 5%-10% thường chiếm 40% lượng gạo xuất khẩu của ta, trong khi của Thái Lan thường chiếm trên 70% tổng lượng gạo xuất khẩu. Trong thời kỳ từ 1996 đến nay, để phù hợp với yêu cầu của thị trường, chất lượng gạo của Việt Nam đã được cải thiện một bước đáng kể, loại gạo chất lượng trung bình chiếm tỷ lệ từ 22,4% năm 1996, đã tăng lên 85% năm 2005. Trong cùng thời gian, loại gạo chất lượng thấp đã giảm từ 23% xuống còn 8%. Đây cũng là dấu hiệu tích cực thể hiện phần nào sự phát triển của công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến như gặt hái, vận chuyển tuốt lúa, xay xát gạo. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam còn thấp là do sự yếu kém về khâu bảo quản và khâu chế biến. So với Thái Lan và Nhật Bản, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch lúa của chúng ta thuộc loại cao, chiếm 13-16% (của Thái Lan khoảng 7-10%, của Nhật Bản là 3,9-5,6%), trong đó 3 khâu tổn thất lớn nhất là phơi sấy, bảo quản và xay sát chiếm tới 68-70% tổng số hao hụt. Do không đủ thiết bị phơi sấy, tình trạng lúa bị nảy mầm, bốc nóng, mốc khá phổ biến. Có tới trên 80% lượng thóc được xay xát bởi những máy nhỏ của tư nhân không được trang bị đồng bộ về sân phơi, lò sấy và kho chứa. Hoạt động của các nhà máy loại này chủ yếu dưới dạng gia công chế biến cho các doanh nghiệp Nhà nước, phục vụ cho nhu cầu trong nước. Nhưng khi cần cho xuất khẩu, các doanh nghiệp này sẵn sàng gia công chế biến cho các doanh nghiệp của Nhà nước nên chất lượng thường không đảm bảo. Trong khi đó, Thái Lan có trên 90% nhà máy quy mô lớn, được trang bị đồng bộ nên chất lượng gạo xuất khẩu cao hơn. Hệ thống chế biến gạo của Việt Nam trong những năm gần đây đã được cải tạo và nâng cấp đáng kể, nhưng chất lượng chế biến chưa cao. Tỷ lệ gạo sau chế biến chỉ đạt khoảng 60-65%, trong đó tỷ lệ gạo nguyên hạt chỉ chiếm 42-48%, vừa gây lãng phí trong chế biến, vừa thiệt hại do phải xuất khẩu với giá thấp. 2.1.3 Thị trường xuất khẩu của gạo Việt Nam Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng lên từ 20 nước năm 1991 mở rộng ra 80 nước năm 2005 và hiện đã có mặt ở tất cả 5 châu lục. Thị trường châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam, chiếm tới 52% về khối lượng xuất khẩu và 51% về giá trị xuất khẩu, tiếp đến là thị trường châu Âu (20,4% và 19,6%) và thị trường Trung Đông (12,7% và 16,0%). Gạo xuất khẩu của Việt Nam bước đầu đã xâm nhập được vào các thị trường khó tính, có những quy định khắt khe như Anh, Thụy Sĩ, Pháp, Hồng Kông, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan v.v..Tuy nhiên, dù số lượng thị trường xuất khẩu nhiều nhưng các thị trường nhập khẩu quy mô lớn và ổn định thì lại ít, chỉ tập trung vào 9 đến 10 nước ở châu Á như Indônêxia (chiếm tỷ trọng 14,8%), Philippin (12,6%), Singapore (9,9%), Irắc (9,8%) và Malaysia (5,1%). Bảng 2.3: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam theo châu lục Đơn vị: % Châu lục Khối lượng Giá trị Châu Á 52 51,0 Châu Âu 20,40 19,6 Trung Đông 12,7 16,0 Châu Phi 8,2 6,9 Châu Mỹ 5,5 5,3 Châu Đại Dương 1,1 1,1 Nguồn: Bộ Thương Mại Tuy Việt Nam đã tiếp cận được hầu hết các thị trường nhập khẩu chủ yếu của thế giới, nhưng tại thị trường châu Phi, một thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất trên thế giới và là thị trường đầy tiềm năng đối với gạo xuất khẩu của Việt Nam thì lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này còn rất hạn chế mặc dù đã được Chính phủ chú trọng trong những năm gần đây. Năm 2005, lượng gạo xuất khẩu vào thị trường này có tăng lên, nhưng chỉ chiếm 19% tổng khối lượng gạo xuất khẩu. Còn châu Mỹ và châu Âu là 2 thị trường có quy định tiêu chuẩn kỹ thuật rất khắt khe và chủ yếu nhập khẩu gạo có chất lượng cao, gạo xuất khẩu của Việt Nam rất khó xâm nhập được vào các thị trường này. Hiện tại, Hoa Kỳ xuất khẩu gạo chất lượng cao là chủ yếu và đang chiếm lĩnh các thị trường này. Thị trường gạo của Việt Nam cũng chính là thị trường gạo của Thái Lan, đang diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt về chủng loại, chất lượng, giá cả và thời điểm giao hàng. Thái Lan có nhiều bạn hàng truyền thống, khá ổn định (trên 15 bạn hàng truyền thống lớn) nhập khẩu với số lượng lớn, trên 80% tổng số lượng gạo xuất khẩu. Mặt khác, gạo của Thái Lan có uy tín và được nhiều khách hàng ưa chuộng, phù hợp với thị trường có sức mua cao như Nhật Bản (22,23%), Hoa Kỳ (19,11%), EU (12,53%) .v.v... Tuy nhiên, do chi phí thấp, gạo Việt Nam có lợi thế hơn gạo Thái Lan ở những thị trường có sức mua thấp, yêu cầu ít khắt khe về chất lượng sản phẩm. Hiện tại, Việt Nam vẫn chưa thiết lập được hệ thống thị trường và bạn hàng lớn ổn định. Mức độ xâm nhập vào thị trường “chính ngạch” của gạo xuất khẩu Việt Nam rất thấp. Khoảng 65% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam phải qua thị trường trung gian, trong đó các công ty môi giới Pháp chiếm 30-40%, các công ty môi giới Hồng Kông chiếm từ 10-15%, các công ty môi giới Malaysia chiếm tới 10% và các công ty môi giới Thái Lan chiếm 9%. Việc xuất khẩu thông qua môi giới này làm chúng ta không những phải chịu một khoản hoa hồng không nhỏ mà còn dẫn tới không chủ động và dễ bị ép cấp, ép giá từ phía bạn hàng nước ngoài. 2.2 Những yếu tố tác động đến khả năng cạnh trạnh của gạo Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 2.2.1 Chất lượng gạo xuất khẩu Chất lượng gạo xuất khẩu của ta tuy đã có cải thiên đáng kể trong những năm qua nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của một số thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản…nên có nhiều ảnh hưởng tới giá cả và thị trường tiêu thụ. Trong tình hình Việt Nam đã là thành viên của WTO thì một số quy định đã dần được bãi bỏ nhưng gạo của ta vẫn chưa thực sự chiếm lĩnh được một số thị trường tiềm năng do chất lượng kém. 2.2.2 Yếu tố mùa vụ trong xuất khẩu gạo Việt Nam Do yếu tố mùa vụ của cây lúa nên xuất khẩu gạo của ta mang đậm tính mùa vụ. Từ đó cho thấy hệ thống bảo quản, phân phối và điều tiết của nhà nước và doanh nghiệp còn rất yếu kém. Lúc giá gạo cao thi không có gạo để bán, lúc thì lúa gạo vào vụ thì quá trình thu mua diễn ra chậm chạp, gây ra bức xúc cho nông dân do giá giảm mạnh. 2.2.3 Giá cả xuất khẩu Trong những năm gần đây khoảng cách về giá gạo xuất khẩu giữa Việt Nam và thế giới tuy được thu hẹp dần, do chất lượng gạo tăng lên, nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn giá gạo xuất khẩu của thế giới. Vấn đề là không phải là Việt Nam chủ động hạ giá để cạnh tranh, mà phải chấp nhận mức giá thấp hơn so với mặt bằng giá thế giới do chất lượng gạo chưa cao. Có những thời điểm, giá gạo xuất khẩu cùng phẩm cấp, cùng thị trường nhưng giá gạo của Việt Nam vẫn thấp hơn giá gạo xuất khẩu của Thái Lan từ 35-80 USD/tấn. Đây chính là sự mất mát vô ích đối với Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của gạo xuất khẩu. Hình 2.4. dưới đây là một ví dụ cho thấy giá gạo 5% tấm của Thái Lan thường cao hơn giá gạo cùng loại của Việt Nam trong nhiều năm qua. Hình 2.4: Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan và Việt Nam Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam (2007) Hình 2.3 cho thấy giá gạo FOB của cả Thái Lan và Việt Nam đều có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn 1996-2000, sau đó lại có xu hướng tăng lên trong giai đoạn tiếp theo, 2001-2006. Nguồn cung gạo thế giới thiếu hụt là nguyên nhân chủ yếu làm cho giá gạo tăng lên trong những năm gần đây đã và sẽ tạo thêm sức cạnh tranh cho các nền kinh tế xuất khẩu gạo trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Xét khả năng cạnh tranh về giá, khoảng cách chênh lệch giữa giá gạo xuất khẩu (loại 5% tấm) của Việt Nam và Thái Lan có xu hướng giảm xuống từ 27 USD năm 1996 còn 14 USD năm 2000, sau đó lại tăng lên đến 37 USD năm 2006. Nếu so sánh mức bình quân tất cả các loại gạo xuất khẩu thì giá gạo xuất khẩu tuy có được cải thiện hơn, nhưng vẫn còn khoảng cách và giá hàng của ta luôn thấp hơn hàng của Thái Lan khoảng từ 12-24 USD/tấn. Nguyên nhân chính gây ra sự chênh lệch về giá này là do chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn của Thái Lan. Theo biểu giá của Thống kê hàng hóa của Úc năm 2005 cũng cho thấy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp nhất trong 6 nước xuất khẩu gạo. Gạo Việt Nam xuất khẩu với giá 218 USD/tấn, thấp hơn 60,33 USD/tấn so với gạo của Thái Lan. Úc là nước xuất khẩu gạo có giá cao nhất, với giá 509,9 USD/tấn. Xét dưới góc độ về chỉ số năng lực cạnh tranh về giá đối với mặt hàng gạo của Việt Nam giai đoạn 1995-2000 đã tăng 2,25 lần, nhưng bên cạnh đó do tỷ giá danh nghĩa làm giảm sức cạnh tranh -1,65, và yếu tố chính sách, môi trường thương mại giảm -2,05, nên chỉ số năng lực cạnh tranh về giá của Việt Nam vẫn có xu hướng giảm -1,45%. 2.2.4 Bao bì, quy cách và mẫu mã sản phẩm xuất khẩu Một số yêu cầu cơ bản về gạo xuất khẩu: chiều dài hạt gạo đạt 7mm, tỷ lệ chiều dài/chiều rộng lớn hơn, hạt gạo phải trong, điểm bạc bụng cho phép từ 0 – 1mm và một số tiêu chuẩn khác như: tỷ lệ tấm, tỷ lệ hạt hẩm, hạt đỏ, tỷ lệ bạc bụng, tỷ lệ thóc, độ bóng v..v… tuy nhiên, gạo Việt Nam hầu như chưa đáp ứng các yêu cầu trên. Ngoài các yếu tố được nêu trên, thì bao bì xuất khẩu việt nam cũng chưa đảm bảo yêu cầu: chất lượng bao bì không đều, mật độ sợi thấp, độ bền sợi thấp, đường khâu hai bên lỏng lẻo, đóng miệng chưa chắc chắn nên khi vận chuyển rất dễ bị vỡ và khó bảo quản. tất cả các nguyên nhân trên khiến cho gạo Việt Nam không đáp ứng được các yêu cầu về mẫu mã của thị trường, làm giảm khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam so với Thái Lan và Mỹ. 2.2.5. Tiếp cận tín dụng xuất khẩu Những hạn chế trong việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam hiện nay được xem như một trở ngại quan trọng nhất trong việc tăng trưởng xuất khẩu của các nhà xuất khẩu chủ yếu. Các cơ quan cung cấp tín dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của việt nam là ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, ngân hàng Thương Mại Việt Nam và ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Các cơ quan này chỉ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp sau khi đã có hợp đồng xuất khẩu. vì vậy, nếu không được cấp tín dụng kịp thời, nhà xuất khẩu sẽ không thể mua được gạo xuất khẩu theo hợp đồng và có thể còn bị phạp do không thực hiện đúng hợp đồng. Các doanh nghiệp nhà nước ở đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long đều cho rằng tiếp cận tín dụng hiện nay còn nhiều hạn chế, thông thường ngân hàng chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu vay của doanh nghiệp. 2.2.6. Kiểm tra chất lượng trước khi xuất khẩu Cơ quan kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu (đối với các sản phẩm nông nghiệp và phi nông nghiệp) quan trọng nhất ở việt nam hiện nay là vinacontrol. đối với mặt hàng gạo xuất khẩu, vinacontrol kiểm tra tới 95% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Quy trình kiểm tra của Vinacontrol gồm 3 bước: (1) kiểm tra chất lượng gạo trong kho của nhà xuất khẩu; (2) kiểm tra chất lượng gạo tại nơi xếp hàng chờ xuất khẩu; (3) kiểm tra chất lượng gạo trước khi giao hàng, chi phí kiểm tra chất lượng gạo là 0,3USD/tấn. 2.2.7. Vận chuyển tàu biển Vận chuyển gạo xuất khẩu là dịch vụ đắt đỏ ở việt nam do thiết bị cảng lạc hậu, năng lực bốc xếp thấp, lệ phí cảng cao và năng lực vận tải thấp… Do năng lực vận tải biển thấp, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng phương thức xuất khẩu FOB (sử dụng tàu vận tải nước ngoài), chỉ có những lô hàng xuất khẩu theo ký kết của chính phủ mới sử dụng tàu của các công ty tàu biển trong nước. Trong số các cảng biển của việt nam thì lượng gạo xuất khẩu thông qua cảng sài gòn chiếm tới 70%. điều này không chỉ xuất phát từ vị trí gần gũi của cảng với nguồn hàng xuất khẩu chính, mà còn từ mức cước phí vận tải biển từ cảng Sài Gòn thường thấp hơn cảng Hải Phòng và cảng Đà Nẵng. tuy nhiên, mức phí cảng của cảng Sài Gòn lại cao hơn. 2.2.8. Hoạt động tiếp cận thị trường Phần lớn quan hệ giao dịch buôn bán gạo thường được người mua nước ngoài hoặc là trực tiếp, hoặc là thông qua cơ quan chính phủ. các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam chưa chủ động tìm kiếm thị trường: chưa có được các hơp đồng lớn ổn định. Các hợp đồng chủ yếu là các hợp đồng chính phủ chiếm 1/2 lượng gạo xuất khẩu. Hoạt động của hiệp hội xuất nhập khẩu lương thực việt nam trong việc cung cấp thông tin về giá cả, thị trường chưa có hiệu qủa. mặt khác, do gạo là nguồn an ninh lương thực quốc gia nên nhà nước quản lý hoạt động xuất khẩu bằng việc cấp Quota nên các doanh nghiệp cũng không chủ động trong việc ký hợp đồng. Các hoạt động hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu gạo cũng chưa được quan tâm đầy đủ, chưa tận dụng được các phương tiện thông tin, văn phòng đại diện, cơ quan tham tán, người Việt Nam ở nước ngoài … để tổ chức tuyên truyền, quảng bá gạo việt nam đến người tiêu dùng. Đối với thị trường có nhu cầu lớn về gạo có phẩm cấp thấp như châu phi, chúng ta lại chưa xuất khẩu trực tiếp do ta chưa có chính sách tín dụng hỗ trợ ban trong thanh toán. ở các thị trường có sức mua lớn đòi hỏi chất lượng cao , gạo của ta cũng chưa tiếp cận được. Nhìn chung hoạt động tiếp cận thị trường của doanh nghiệp được giao xuất khẩu của chúng ta chưa xứng đáng với tiềm năng và vị trí nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới làm giảm khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam. Phần 3. Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 3.1 Định hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam Sản xuất lương thực nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng luôn là ngành quan trọng bậc nhất của nông nghiệp việt nam nhằm thực hiện 3 mục tiêu: Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, tăng thêm khối lượng lương thực dự trữ, thoả mãn nhu cầu lương thực trong bất kỳ tình huống nào. Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho cung cấp công nghiệp. Tăng năng suất cây trồng và tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu việt nam. Xuất phát từ mục tiêu trên, các định hướng cơ bản được đề xuất là: - Tăng cường thâm canh tăng năng xuất, kết hợp khai hoang tăng vụ ở những nơi có điều kiện. trong đó thâm canh tăng năng suất là hướng chủ yếu lâu dài, kết hợp với nâng cao chất lượng lúa hàng hoá. tuy nhiên, một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả ở đbscl có thể sẽ chuyển sang canh tác các loại hoa màu khác hay nuôi trồng thủy sản sao cho có hiệu quả kĩ thuật cao hơn. - Đa dạng hóa trong sản xuất, đa dạng hóa về chủng loại gạo (gạo thông thường, gạo đặc sản, gạo cao cấp), đa dạng hóa về phẩm cấp các giống lúa (cùng một giống lúa nhưng có thể có giống siêu thuần chủng, thuần chủng cấp 1, cấp 2), đa dạng hóa nguồn lúa gạo cho xuất khẩu. tuy nhiên, việc đa dạng phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường quốc tế để sản xuất ra những sản phẩm thích hợp. - Tích cực ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất để vừa tăng năng suất vừa tăng chất lượng gạo. nhưng chúng ta p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 40.DOC
Tài liệu liên quan