Đề án Giải pháp chủ yếu tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2005

MỤC LỤC

TRANG

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 2

I. Một số quan niệm về đầu tư và đầu tư trong mối quan hệ với tăng trưởng và phát triển kinh tế 2

1. Các quan niệm về đầu tư và các loại hình đầu tư 2

2. Đầu tư trong mối quan hệ với tăng trưởng và phát triển kinh tế 3

II. Sự cần thiết phải tăng cương đầu tư đối với phát triển nông nghiệp 4

1. Vai trò, vị trí, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 4

2. Vốn đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam 8

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư cho nông nghiệp 10

III. Kinh nghiệm đầu tư phát triển nông nghiệp ở một số nước trên thế giới 11

1. Ở các nước châu Á Thái Bình Dương 11

2. Đài Loan 11

3. Trung Quốc 12

PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ CHO NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1988 VÀ TỪ NĂM 1989 ĐẾN NAY 13

I. Đầu tư cho nông nghiệp ở Việt Nam từ năm 1988 trở về trước 13

II. Đầu tư cho nông nghiệp giai đoạn 1989-1995 16

1. Thực trạng về đầu tư cho nông nghiệp 16

2. Những tác động của việc đổi mới cơ chế chính sách và cơ cấu đầu tư cho nông nghiệp 19

III. Giai đoạn từ 1995 đến nay 21

1. Về vốn đầu tư 21

2. Đánh giá về đầu tư cho nông nghiệp giai đoạn 1995 đến nay 22

3. Những thành tựu đạt được trong nông nghiệp dưới tác động của vốn đầu tư trong giai đoạn 1995 đến nay 23

PHẦN III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2001-2005 26

I. Những tiềm năng trong nông nghiệp cần được khai thác và mục tiêu, phương hướng đầu tư cho nông nghiệp giai đoạn 2001-2005 26

1. Tiềm năng trong nông nghiệp cần được khai thác

2. Mục tiêu, phương hướng đầu tư phát triển nông nghiệp giai đoạn 2001-2005 26

26

II. Giải pháp tăng cường đầu tư vào nông nghiệp giai đoạn 2001-2005 27

1. Lãi suất 27

2. Thời hạn cho vay vốn 28

3. Về thị trường vốn 28

4. Ổn định và hoàn thiện môi trường đầu tư 28

5. Tiếp tục hoàn thiện một số chính sách khác 28

a. Chính sách ruộng đất 28

b. Chính sách giá cả và thuế 28

c. Chính sách khuyến nông 29

d. Chính sách đầu tư vốn của nhà nước 29

KẾT LUẬN 30

 

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Giải pháp chủ yếu tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y/A x A/L Trong đó: Y: là sản lượng nông nghiệp L: là số lao động trong nông nghiệp A: là diện tích đất canh tác Các nhân tố trên là các nhân tố chủ yếu tác động tới đầu tư vào nông nghiệp ta cần nghiên cứu, xem xét để có thể đầu tư hợp lý hơn vào nông nghiệp. iii. kinh nghiệm đầu tư phát triển nông nghiệp ở một số nước trên thế giới 1. ở các nước châu á - Thái Bình Dương ở các nước này trong các chính sách đầu tư, họ xem nhẹ đầu tư, họ xem nhẹ đầu tư cho nông nghiệp do đó nông nghiệp bị tụt hậu so với các ngành du lịch, dịch vụ vào những năm của thập kỷ 50, các nước này đã tập trung quá mức do công nghiệp, xem nhẹ nông nghiệp . Nông nghiệp chỉ được xem là một ngành cung cấp lao động dư thừa, rẻ mạc cho công nghiệp và dịch vụ. Nhưng thực tế đã cho thấy rằng: dù tốc độ tăng trưởng của công nghiệp cao nhưng nông nghiệp vẫn lạc hậu, như vậy thì bản thân ngành công nghiệp không đứng vững được. Công nghiệp không đủ sức thu hút lao động ở nông thôn, nông thôn vẫn nghèo nàn, công nghiệp thiếu thị trường nội địa và thị trường nước ngoài. Do vậy chưa đủ sức cạnh tranh và dẫn đến phát triển chậm. 2. Đài Loan: Khác với các nước ở châu á - Thái Bình Dương, Đài Loan được coi là thành công trong chiến lược phát triển kinh tế từ nông nghiệp. Từ năm 1953, Chính phủ Đài Loan đã ưu tiên hàng đầu cho nông nghiệp về vốn đầu tư và cả cơ cấu chính sách. Bước đi tuần tự của Đài Loan là: Phát triển nông nghiệp trước và sau khi nông nghiệp đã phát triển, nhân công dư thừa mới chuyển sang các ngành công nghiệp nhẹ cần nhiều nhân lực, cuối cùng là mới phát triển công nghiệp nặng. Để hỗ trợ tích cực cho nông nghiệp - nông thôn thì Chính phủ Đài Loan đã có 9 nội dung sau: 1- Bãi bỏ việc dùng lúa đổi lấy phân bón hoá học 2- Hiện đại hoá công trình công cộng và kết cấu hạ tầng nông thôn. 3-Giảm nhẹ lãi suất tín dụng nông nghiệp 4-Tăng cường nghiên cứu, thí nghiệm phục vụ sản xuất 5-Khuyến khích lập nhà máy ở nông thôn 6-Khuyến khích lập khu công nghiệp chuyên ngành 7-Đẩy mạnh kỹ thuật tổng hợp nuôi trồng trong nông nghiệp 8-Huỷ bỏ các khoản phụ thu thuế ruộng 9-Cải thiện giao thông nông thôn. Trong bước đầu công nghiệp hoá thì các biện pháp này đã góp phần bù đắp những thiệt thòi cho người nông dân, tăng sức mua của thị trường nông thôn và thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Đây là những bước đi đúng đắn, đã giúp nền kinh tế Đài Loan nói chung và nông nghiệp nói riêng phát triển mạnh. 3. Trung Quốc Với Trung Quốc ban đầu họ phát triển tiểu thủ công nghiệp và chế biến nông sản. Bước tiếp theo phát triển cao hơn đó là phát triển các ngành lớn là: Công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp dịch vụ, kiến trúc, giao thông vận tải và dịch vụ thương nghiệp với quy mô không nhỏ. Để phát triển nông nghiệp, Trung Quốc còn chú ý đến thị trường tiêu thụ hàng hoá nông sản, hoàn thiện đường sá, cơ sở ý tế, bến bãi. Trung Quốc đã thấy được vai trò của thị trường trong việc cung ứng các đầu vào và việc tiêu thụ các đầu ra của nông nghiệp. Chính vì vậy mà Chính phủ đã quan tâm đến đầu tư để mở rộng thị trường, vì thế mà nông nghiệp Trung Quốc tương đối phát triển. Để đầu tư cho nông nghiệp, ngoài vốn trong nước, nhà nước còn dành các nguồn vốn vay nước ngoài để đầu tư cho nông nghiệp. Từ năm 1989 Trung Quốc đã dành 1/4 số tiền của Ngân hàng thế giới cho vay để đầu tư cho nông nghiệp, trước tiênnn là đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, mở rộng sản xuất lương thực, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nghiên cứu và ứng dụng giống cây, con mới vào sản xuất. Nhìn chung, quá trình phát triển nông nghiệp Trung Quốc đã giúp chúng ta thêm nhiều kinh nghiệm về quản lý, đầu tư vào sản xuất trong nông nghiệp sao cho có hiệu quả, mặc dù họ vẫn còn có nhiều hạn chế. phần II: thực trạng về đầu tư cho nông nghiệp ở Việt Nam trước năm 1988 và từ năm 1989 đến nay. i. đầu tư cho nông nghiệp Việt Nam từ 1988 trở về trước. Trong thời kỳ này với tham vọng mau chóng xây dựng nền kinh tế phát triển "Toàn diện, tự chủ" trong đó công nghiệp hiện đại, giao thông, bưu điện, thương nghiệp quốc doanh tiên tiến… để thực hiện được chiến lược duy ý chí đó, các nguồn vật chất trong xã hội được sử dụng vô tội vạ, các nguồn tài chính từ ngân sách chủ yếu là nguồn vay nợ, viện trợ nước ngoài đã được tập trung vào phát triển công nghiệp nặng và rải cho các ngành khai thác, trong đó có nông nghiệp một cách dàn đều, bất chấp hiệu quả, cung, cấu trên thị trường, hình thành những vùng, địa phương sản xuất khép kén. Quan điểm cơ bản về việc hình thành và phát triển nền kinh tế nói chung là quá đề cao vai trò sỡ hữu nhà nước, điều này dẫn tới việc thiết lập hàng loạt các xí nghiệp quốc doanh, trang trại trong mọi lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp với sự tài trợ rất lớn và chủ yếu từ ngân sách nhà nước. Những khu vực sản xuất thuộc các thành phần kinh tế không phải sở hữu nhà nước, kể cả sở hữu HTX cũng chỉ coi là hình thức quá độ, còn các hình thức sở hữu tư nhân không được thừa nhận tồn tại. Thời kỳ này, mô hình kế hoạch hoá tập trung tỏ ra kém hiệu quả, cộng với đó là các tiềm năng như đất đai, lao động, vật tư, tiền vốn bị sử dụng lãng phí và thất thoát. Bên cạnh đó là hiệu quả của chiến tranh để lại khá nặng nề cùng với việc cấm vận của Đế quốc Mỹ kéo dài đã làm cho nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng chậm phát triển rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đời sống nhân dân khó khăn, nạn đói, mất mùa xảy ra triền miên. Trong giai đoạn này, vốn đầu tư cho nông nghiệp chủ yếu là do nhà nước cấp phát từ ngân sách và cho vay thông qua hình thức tín dụng, vốn đầu tư không lớn nhưng lại chủ yếu tập trung quốc doanh, chỉ có một phần nào cho kinh tế tập thể (tập thể HTX), không phát huy được nguồn vốn từ dân chúng, tỷ trọng và giá trị ngân sách năm 1976 là 25,6%, năm 1980 là 24,2%, năm 1981 là 2938,9 triệu đồng, năm 1982 là 2390 triệu đồng, năm 1984 là 4427 triệu đồng (26,5%). Năm 1985 là 4608,5 triệu (27,9%), 1986 là 30,1%, 1987 là 25,1%. Năm 1986 vốn ngân sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp dành 44,6% cho các nông trường quốc doanh để phát triển cao su, cà phê, chè, năm 1987 giảm xuống còn 40,6% và năm 1988 còn 32%. Trong thời kỳ này, nhà nước đã dành số vốn lớn cho xây dựng thuỷ lợi, trong đó chủ yếu là thuỷ nông, nhất là năm 1986-1988. Ta có thể thấy điều này thông qua biểu 2. Biểu 2: thực hiện vốn và cơ cấu đầu tư XDCP của nhà nước trong ngành nông nghiệp (1986-1988) 1986 1987 1988 Số lượng (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số lượnng (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Số lượng (Tr.đồng) Tỷ trrọng (%) Tổng số 6.074,7 100,0 21.551,0 100,0 128.398,8 100,0 I. Trồng trọt 3321,2 54,7 10.234,3 47,5 49877,9 38,8 1. Khai hoang 542,5 8,9 1220,8 5,7 6737,6 5,2 2. Nông trường quôc doanh 2705,1 44,6 8760,8 40,6 41094,1 322,0 Trong đó: cao su 1502,3 24,7 5244,2 21,4 19691,3 16,3 Cà phê 756,2 12,4 1607,2 7,5 9881,3 7,7 Chè 137,2 2,3 482,0 2,2 1848,8 1,4 3. Trang trại kỹ thuật 73,6 1,2 252,7 1,2 2046,2 1,6 II. Chăn nuôi 227,7 3,7 1338,1 6,2 13315,9 10,4 1. Chuồng trại 173,4 2,9 - - 7199,9 5,6 2. Trạm trại kỹ thuật 49,3 0,8 - - 616,0 4,8 III. Trạm máy kéo 18,9 0,3 43,0 0,2 281,5 0,2 IV. Thuỷ lợi 2511,9 41,3 9935,6 46,4 64923,5 50,6 Trong đó: Thuỷ nông 2388,7 39,3 8303,6 38,5 47762,0 37,2 Về hệ thống kinh tế quốc danh nông - lâm - ngư nghiệp và thuỷ lợi có 1921 đơn vị, trong đó nông nghiệp (gồm các nông trường quốc doanh và trạm trại) chiếm 48,7%, doanh nghiệp lâm nghiệp 22,6%, doanh nghiệp thuỷ sản 12,2%, doanh nghiệp thuỷ lợi là 16,5% (bình quân thời kỳ 1976-1985) vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm 18,7%. Trong tổng vốn đầu tư thì riêng nông nghiệp chiếm 9,8%, điều đáng chú ý ở đây là, trong giai đoạn này, việc bao cấp vốn tràn lan, không phải hoàn vốn, dẫn đến sử dụng các nguồn lực và vốn đầu tư bừa bãi, không hiệu quả. Không những vậy mà còn nảy sinh nhiều vấn đề khác như: Tham nhũng, thất thoát vốn… do vậy mà làm ăn thua lỗ, người lao động không có ruộng đất, hàng năm phải nhập từ 0,7-0,8 triệu tấn gạo. +Về tín dụng trong nông nghiệp : Trong tín dụng ngắn hạn của HTX được vay thì gần 90% được sử dụng cho trồng trọt, vốn, 48% cho chăn nuôi và 7,25% cho ngành nghề. Về tín dụng dài hạn: trong thời gian này, các TXH đã vay gần 12 tỷ đồng, chiếm 32,8% vốn vay ngắn hạn trong vốn này chủ yếu đầu tư cho trồng trọt là 83,96%, chăn nuôi là 7,49%, ngành nghề là 8,52%. Trong trồng trọt đại bộ phận là đầu tư cho cây hàng năm (81,9%), cây lâu năm chỉ chiếm gần 2% và chăn nuôi chủ yếu là trâu bò làm sức kéo. Vì thế đã không khuyến khích được tiềm năng bỏ vốn đầu tư trong nhân dân. Nhưng trong thời gian này, chỉ thị 100 của ban bí thứ (1/1981) đã trở thành động lực khơi dậy tiềm năng của dân chúng bỏ vốn đầu tư vào nông nghiệp. Bên cạnh đó là chỉ thị 35 về phát triển kinh tế gia đình, chỉ thị 50 về doanh nghiệp kiện toàn nhà nước, chỉ thị 65 về củng cố quan hệ ở miền biển, chỉ thị 67 hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm đến người lao động, cùng với các phong trào di dân, khai hoang phục hoá được phát triển rộng khắp, kết quả là hình thức chấm công, chấm điểm được xoá bỏ, phong trào lao động của người nông dân diên ra tương đối khẩn trương, tình trạng ruộng đất hang hoá hạn chế. Năm 1980, giá trị tổng sản lượng tăng 33% so với năm 1980, sản lượng lương thực bình quân đầu người 1976-1980 đạt 13,5 triệu tấn nhưng đến thời kỳ 1981-1985 đạt 17,0 triệu tấn. Nhưng giai đoạn 1986-1988 lại đi vào trì trệ, gắn liền với nó là nền kinh tế đất nước đang trên đà suy thoái mạnh và các tổ chức hoạt động trong nông nghiệp rệu rạo, sản xuất lương thực có phần giảm sút, có hơn 9 triệu người thiếu ăn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như: thiên tai (1987) do quy luật của quá trình gia tăng năng suất sau hơn 5 năm đầu tư cho ruộng khoán, trong khi công nghệ, quy trình sản xuất không thay đổi, người sản xuất không có kinh nghiệm về đầu tư, dẫn tới hiệu quả sản xuất giảm trong khi vốn đầu tư của nhà nước tiếp tục tăng, nhưng với khu vực rộng lớn như vậy thì lại rất hạn chế, vốn tích luỹ trong dân cư ít, không đủ đầu tư cho nông nghiệp. * Nguyên nhân cơ bản +Do chủ trương, chính sách của nhà nước trong giai đoạn này không đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân. + Do người dân chưa thực sự làm chủ trong quá trình sản xuất. +Do sai lầm về các chính sách như: giá cả, cung ứng vật tư kỹ thuật… làm cho giá cả leo thang, giá vật tư tăng nhanh hơn giá lương thực, các HTX luôn tăng dần mức khoán. Kết quả là sản xuất giảm, phần sản lượng vượt khoán không bù đắp nổi chi phí bỏ râ và người nông dân trả lại ruộng khoán. Như vậy trong thời kỳ này, nhà nước đã có những ưu đãi về đầu tư cho nông nghiệp nhưng nhìn chung đầu tư chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu, nông nghiệp chưa thực sự được coi là mặt trận hàng đầu nên chưa đảm bảo được điều kiện phát triển nhất là vật tư, tiền vốn đầu tư… ii. đầu tư cho nông nghiệp giai đoạn 1989-1995 1. Thực trạng về đầu tư cho nông nghiệp a. Tình hình đầu tư trong nước Trong giai đoạn nhà nước ta đã có nhiều chính sách tác động tích cực đến phát triển nông nghiệp, cũng với chiến lược phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đang trở thành động lực thúc đẩy sản xuất phát triển đi vào cuộc sống với nhiều chính sách, nhiều chương trình kinh tế lớn như: Cải tổ doanh nghiệp nhà nước củng cố và đổi mới quan hệ tập thể, phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình, tín dụng trong nông thôn, giá cả, bảo trợ sản xuất, khuyến nông, chương trình 327…đồng thời một số bộ luật khác như: luật đất đai (1993), luật lao động (1994), luật phá sản doanh nghiệp (1994) đã tạo tền đề pháp lý cho hoạt động kinh tế hoạt động đầu tư phát triển đúng hướng, an toàn trong thời gian này, các quan hệ trì trệ đã được xoá bỏ, nó cởi trói cho người nông dân, nhất là sự đầu tư ngay chính trên đồng rộng của mình, đánh giá đúng vai trò của người lao động, tạo ra động lực to lớn phát triển sản xuất, thu nhập và đời sống của nhân dân không ngừng tăng lên, trong thời gian này thì vốn cấp phát dưới hình thức tín dụng trước đây được chuyển sang bước mới , đó là vay vốn và phải trả lãi. Thực tế năm 1989 trở lại đây, vốn ngân sách dành cho khai hoang vẫn giữ tỷ lệ 5-7% tỷ lệ dành cho các nông trường quốc doanh còn tren 10%. Nhà nước thực hiện một số vốn lớn để thực hiện chương trình 327 nhằm bảo vệ hiệu quả vốn rừng gắn liền vơi định canh, định cư, phủ xanh đất trống đồi trọc. Trong 2 năm 1993-1994 nhà nước ta đã đầu tư 416 tỷ đồng, đầu tư trực tiếp đến hộ nông dân là 60% tổng vốn đầu tư và đầu tư 80% so với đầu tư lâm sinh (bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng). ở giai đoạn này, chúng ta đã chú ý đầu tư vào mọi thành phần kinh tế trong nông nghiệp. Việc điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp của nhà nước cũng như vào quốc doanh vào các ngành trồng trọt cũng như vào các ngành quốc doanh trong nông nghiệp. Song song với chính sách khuyến khích nông dân bỏ vốn phát triển sản xuất đã không gây ra hẫng hụt lớn đối với sự phát triển mà ngược lại đã thu hút được 1 lượng tiền lớn trong nông dân đưa vào sản xuất, qua đó kích thích tiết kiệm và sử dụng những nguồn lực sẵn có của các thành phần kinh tế. Việc điều chỉnh trong chính sách đầu tư của nhà nước vào nông nghiệp và giai đoạn này là rất kịp thời và mạnh dạn, tác động tích cực đến điều chỉnh là không những thu hút thêm vốn của xã hội vào sản xuất mà còn tăng hiệu quả đầu tư, đưa hệ thống doanh nghiệp nhà nước trong khu vực nông nghiệp thoát khỏi tình trạng bao cấp, ỷ lại nhà nước về vốn. Xét nhu cầu về vốn trong thời kỳ này ta thấy. Khoảng cách giữa nhu cầu về vốn và thực tế đầu tư trong nông nghiệp còn lớn thực tế năm 1991 nhu cầu là 4975,6 tỷ đồng thì ngân sách nhà nước mới đáp ứng được 368,1 tỷ. Năm 1992 tổng nhu cầu là 6002,1 tỷ gấp 4,95 lần đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông-lâm-ngư nghiệp. Năm 1993 gấp 4,34 lần và năm 1994 gấp 4,49 lần. Trong thời kỳ này ngân sách nhà nước dành cho đầu tư ít và phân bổ chưa hợp lý giữa các ngành, đầu tư cho nông nghiệp, lâm nghiệp xấp xỉ trên dưới 10% và có xu hướng ngày càng giảm, điều này chưa tương xứng với đóng góp của nông-lâm-ngư nghiệp vào GDP thực trạng vốn đầu tư trong thơi kỳ này còn còn cho thấy : số tuyệt đối về vốn đầu tư tăng và số lượng đổi lại giảm liên tục từ 17,1% (năm 1990) xuống còn 9,4% năm 1994. Biểu 3: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước phân theo ngành kinh tế (giá so sánh năm 1989-tỷ đồng). 1990 1992 1994 1. Tổng số 2145,8 3333,2 5729,8 2. Nông nghiệp 324,7 370,0 437,2 3. Lâm nghiệp 42,3 52,1 99,6 5. Nông-lâm nghiệp 367,0 422,1 536,8 Số 4/1 (%) 17,1 12,7 9,4 Nguồn: niên giám thống kê 1997 trang 160. Nghiên cứu giá trị tài sản cố định mức tăng, phân theo ngành kinh tế (biểu 4) cũng giảm tư 13,9% (1990) còn 7,1% (1994) Biểu 4: Giá trị tài sản cố định mới tăng phân theo ngành kinh tế (giá so sánh năm 1989 tỷ đồng) 1990 1992 1994 1. Tổng số 1433,5 1627,0 4402,7 2. Nông nghiệp 171,5 205,3 167,5 3. Lâm nghiệp 27,6 40,6 46,0 4.Nông, lâm nghiệp 199,1 254,9 313,5 So 4/1 (%) 13,9 15,1 7,1 Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp thì vốn đầu tư vào nông thôn cũng được chú trọng, đặc biệt là chính sách mới về tạo vốn cho nông thôn đã thành công trên nhiều mặt, cụ thể là: -Đối tượng cho vay mở rộng tới hộ nông dân với tư cách là những đơn vị chủ sản xuất kinh doanh hàng hoá nông thôn. Trong giai đoạn 1989-1994, khách hàng chủ yếu của ngân hàng nông nghiệp là các hộ nông dân. Số hộ được vay vốn tăng nhanh với doanh số cho vay lớn. Chúng ta đã bình đẳng hoá các thành phần kinh tế trong quan hệ tín dụng. Với ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, xoá bỏ quy định áp dụng các mức lãi suất khác nhau giữa các khách hàng. Hệ thống lãi suất ưu đãi chỉ còn áp dụng cho các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, vùng kinh tế mới… Điều này đã tăng hiệu quả vốn vay giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích vùng sâu, vùng xa vay vốn, mở rộng sản xuất phát triển nông nghiệp, giảm sự mất cân đối giữa các vùng. Bên cạnh các hình thức tín dụng ngân hàng, nhà nước còn mở rộng và hoàn thiện các hình thức, các kênh truyền tải vốn vay tới hộ nông dân như: vay vốn tổ chức hội nông nghiệp, cho vay qua các tổ chức xã hội và hiệp hội nghiĩa hiệp (hội cựu chiến binh, hội làm vườn..), cho vay qua các tổ chức liên doanh, tổ tự nguyện của nông dân… với các hình thức cho vay trong nước như vậy đã góp phần không nhỏ vào phát triển nông nghiệp trong giai đoạn này. b. Tình hình về đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp Cùng với vốn cho vay trong nước qua các tổ chức tín dụng thì vốn vay cho nông nghiệp được huy động từ nước ngoài cũng tăng lên thông qua các chương trình, dự án của các tổ chức quốc tế như FAO, PAM, UNFPA, SODA, QUAKER, ADB, WB, IMF, NICEF, UNDP… đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế nước ta, trong đó có nông nghiệp. Các dự án đầu tư vào nông-lâm-ngư nghiệp tuy chưa nhiều, nguồn vốn còn hạn hẹp,, song nó có xu hướng tăng lên qua các năm Biểu 5: vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ 1/1/1988 đến 30/6/1994 Tổng số từ Trong đó 1/88-6/94 1990 1991 1992 1993 1994 1. Đã cấp giấy phép tất cả các ngành 9551.1 839 1321,5 2095,3 2836,7 1502,4 Trong đó Nông-lâm nghiệp 549 74 53,2 130,2 89,0 88,5 Thuỷ sản 234 26 37 16,7 13,5 16,2 2. Đã hoạt động tổng số ngành 5580,9 - - - - - Nông-lâm nghiệp 171,2 - 1- - - - Thuỷ sản 43,9 - - - - - Nguồn: Vụ kế hoạch và quy hoạch - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ 1988 đến 1994 có 137 dự án vốn, vốn đầu tư là 541 triệu USD, chiếm 4,1% tổng số vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong số này84 dự án hoạt động với số vốn là 428 triệu USD trong đó nông-lâm nghiệp có 73 dự án với 367 triệu USD, thuỷ sản có 21 dự án với 61 triệu USD, theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê và uỷ ban hợp tác đầu tư với nước ngoài năm 1994 tình hình góp vốn pháp định của các dự án chung còn thấp, riêng với nông-lâm-thuỷ sản mới đạt 13,7 triệu USD, bên ngoài góp 5,6 triệu USD. Vốn đầu tư vào nông-lâm-nghiệp đã triển khai từ khi có luật đầu tư nước ngoài đến năm 1993 chỉ chiếm tỷ lệ 23,5% vốn ngoài nước (bao gồm cả viện trợ không hoàn lại, cho vay và liên kết, liên doanh) vào nông nghiệp - nông thôn từ 1990 đến 1994 khoảng 800 tỷ đồng, trong đó khoảngg 90% là nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế theo các dự án nghiên cứu và triển khai trên địa bàn nông thôn. c. Những hạn chế của vốn đầu tư thời kỳ 1989-1994 Trong thời kỳ này ta thấy rằng, nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp đã diễn ra ngược chiều với sự thay đổi về tỷ lệ động viên trực tiếp của nhà nước đối với nông nghiệp. Số tuyệt đối về đầu tư tăng lên trong khi đó số tương đối lại giảm xuống, tỷ lệ đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp thời kỳ này chưa tương xứng với vai trò và vị trí của ngành trong nền kinh tế quốc dân. Về nguồn vốn trong nhân dân là rất quan trọng nhưng lại bị hạn chế về thu nhập của nông dân rất thấp. Theo số liệu điều tra năm 1990 cho thấy: thu nhập bình quân của nông dân là 32248 đồng/tháng, bằng 68% mức thu nhập bình quân của thành thị. Năm 1993 thu nhập cảu nông dân tăng lên 94944đ/tháng, bằng 39% mức thu nhập của thành thị. Thu nhập thấp lại chủ yếu chi cho các nhu cầu cơ bản nên tỷ lệ tích luỹ cho đầu tư thấp. Tỷ lệ để dành tăng rất chậm qua các năm, riêng đối với Đồng bằng Sông Hồng có xu hướng giảm. Như vậy, điều đó làm cho đầu tư nông nghiệp từ trong dân rất ít và kém hiệu quả. Về nguồn tín dụng của ngân hàng nông nghiệp cho vayđến từng hộ sản xuất tuy tăng nhưng tính bình quân cho một hộ vẫn thấp cơ cấu vốn cho vay chưa hợp lý, vốn vay ngắn hạn là chủ yếu trong khi chu kỳ sản xuất của ngành nông nghiệp lại dài. Nguồn vốn đầu tư và hỗ trợ của nước ngoài trong nông nghiệp còn ít và tăng chậm do tính rủi ro lớn… trong khi đó nhà nước chưa cocs khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này. 2. Những tác động của việc đổi mới cơ chế chính sách và cơ cấu đầu tư cho nông nghiệp Vốn đầu tư là một trong 4 yếu tố cơ bản (thể chế, chính sách, vốn công nghệ, thị trường) tác động chủ yếu tới nền nông nghiệp hàng hoá và nông thôn theo hướng đô thị hoá và hiện đại hoá. Sự đổi mới cơ chế chính sách đầu tư vào nông nghiệp cùng với đổi mới 3 yếu tố tác động vào nông nghiệp thể hiện ở các khía cạnh là: -Sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Nông nghiệp không phải là ngành có khả năng sinh lời cao, nó là ngành phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, nhưng thấy rằng chúng ta đầu tư đúng mức, hiệu quả thì nó sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực. Đóng góp của nông nghiệp vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân phản ánh qua tỷ trọng của nông-lâm-ngư nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân và tăng kim ngạch xuất khẩu. Theo các số liệu cho thấy: Nông-lâm nghiệp năm 1991 chiếm tỷ trọng lớn nhất (40,5%) nhưng đến năm 1994 còn 28,7% đồng thời đó là tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng. Trong giai đoạn 1990-1994 sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-ngư nghiệp có giảm nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng. Điều này cho thấy rằng chính sách đầu tư vào nông nghiệp nước ta thời kỳ này cou trọng đầu tư phát triển nông-lâm-ngư nghiệp một cách toàn diện. Tỷ trọng ngành trồng trọt năm 1989 là 75,7%, chăn nuôi là 24,39%, đến năm 1994 tỷ trọng của ngành trồng trọt còn là 72,5% và chăn nuôi thì tăng lên 27,5%. Trong ngành trồng trọt thì nhóm cây công nghiệp, cây ăn quả còn chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu được cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá. Xét về ngành chăn nuôi trong giai đoạn này cũng cho thấy rằng: giai đoạn này nặng về gia súc, chưa phản ánh về tiềm năng phát triển chăn nuôi trong nền nông nghiệp nước ta. Nhìn chung, cơ cấu nội bộ nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch, nhưng chúng ta chưa có một cơ cấu đầu tư hợp lý, đủ mạnh để tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu cây, con trong trồng trọt và chăn nuôi giữa các vùng và của từng vùng nói riêng. Về cơ giới hoá nông nghiệp, những năm sau đổi mới nhò có kinh tế phát triển, thu nhập của nông dân tăng lên và có tích luỹ để mở rộng đầu tư sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị để đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường. Do vậy mà trong nông nghiệp, số lượng máy kéo, máy nông nghiệp ở các vùng và các địa phương tăng nhanh dẫn đến việc góp phần giải phóng sức lực trong làm đất, vận chuyển, ra hạt, bơm tát nước, đồng thời còn tăng cường hiệu quả trongkhâu chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần làm tăng giá trị sản phẩm. Mặt khác, trong những năm qua, nhà nước đã đầu tư khá lớn để xây dựng các hệ thống công trình thuỷ lợi lại cho thấy so với các vùng trong cả nước thì Đồng Bằng Sông Cửu Long thuận lợi hơn cả vì từ sau ngày được giải phóng, nhà nước ta quan tâm đầu tư cho các công trình thuỷ lợi nhỏ, chủ yếu xây dựng các hồ, đập… đã giảm bớt khó khăn trong việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, vấn đề đê và thuỷ lợi để đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp còn nhiều bất cập. Chất lượng các công trình thuỷ lợi còn thấp chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về cấp nước cho phát triển sản xuất nông nghiệp . Một số công trình xuống cấp nhưng thiếu vốn để trùng tu, bảo dưỡng… Như vậy đủ thấy rằng, đầu tư cho thuỷ lợi là cần thiết cho phát triển nông nghiệp nước ta. Về hoá học hoá cũng có nhiều khởi sắc, lượng phân bón, thuốc trừ saau, thuốc diệt cỏ tăng, chủng loại đa dạng. Tuy nhiên hoá học nông nghiệp còn nhiều khó khăn đó là: công nghệ sản xuất phân hoá học trong nước chưa phát triển xứng với nhu cầu trong thị trường và giá cả nhập khẩu ổn định. Việc trợ giá của nông nghiệp đối với các loại vật tư nông nghiệp lại chưa đạt ra. Mặt khác, việc sử dụng phân bón hoá học quá mức làm tăng sản lượng trước mắt, nhưng về lâu dài nó sẽ làm cho đất canh tác bị kiềm hoá, độ màu mỡ giảm. Thực tế các loại phân bón ở Việt Nam còn có tác hại đến cả môi trường sinh thái như: huỷ hoại sinh vật, gây ô nhiễm không khí… Đây còn là điều bất cập. Như vậy: đầu tư cho nông nghiệp Việt Nam giai đoạn này có nhiều chuyển biến tốt, điều nàu có tác động tích cực đến phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Tuy vậy trong nông nghiệp đầu tư còn nhiều bất hợp lý về cơ chế chính sách, về cơ cấu và tổ chức thực hiện nên hiệu quả của đầu tư vào lĩnh vực này chưa cao, tác động chưa rõ nét trên một số lĩnh vực nông nghiệp. Đây là những điều mà cần được khắc phục trong những giai đoạn sau. iii. giai đoạn 1995 đến nay 1. Về vốn đầu tư a. Vốn từ ngân sách nhà nước : Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nhưng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp vẫn tăng, năm 1995 là 2383 tỷ chiếm 9,2% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, cho đên năm 1998 đạt 15,1 vốn đầu tư ngân sách nhà nước. Trong thời gian này vốn đầu tư thường đáp ứng 50-60% nhu cầu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng trong tình trạng tương tự và hầu như chỉ tập trung cho xây lắp, vốn đầu tư cho thiết bị và các nhu cầu khác hầu như không đáng kể và tăng chậm. b. Vốn từ các nguồn khác Nguồn vốn tín dụng đầu tư gián tiếp vào nông nghiệp thời gian này khoảng 20.000 tỷ đồng/năm, riêng năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29563.doc
Tài liệu liên quan