Đề án Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM 2

I - NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 2

1. Khái niệm cạnh tranh 2

2. Khái niệm năng lực cạnh tranh 3

2.1 - Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia 3

2.2 Năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp 4

2.3 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm 5

3.Sản phẩm và các cấp độ của sản phẩm 7

3.1. Sản phẩm. 7

3.2Các cấp độ của sản phẩm. 8

3.3.Quyết định về loại sản phẩm 9

3.4. Quyết định nhãn hiệu 11

3.5. Quyết định về bao bì và cách gắn nhãn hiệu 16

3.6. Thiết kế và marketing sản phẩm mới 19

3.7.Chu kỳ sống của sản phẩm. 20

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 26

1. Tổng quan về thị trường cà phê thế giới. 26

2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới 27

2.1. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê. 27

2.1.1.Thị trường sản phẩm cà phê: 27

2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu: 30

2.2.Các nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam. 30

2.2.1. Về chủng loại, chất lượng sản phẩm. 30

2.2.2. Về nguồn nguyên liệu. 31

2.2.3. Về chính sách giá. 34

2.2.4. Về công nghệ. 35

2.2.5. Về trình độ trồng và sơ chế cà phê 36

2.2.6. Về lao động. 37

3.Đánh giá năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam. 38

3.1.Thành tựu: 38

3.2.Hạn chế và nguyên nhân hạn chế về năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam. 39

3.2.1. Thiếu vốn 39

3.2.2. Cơ cấu cây trồng thiếu hợp lý. 42

3.2.3. Chất lượng cà phê chưa cao. 42

3.2.4. Về công nghệ chế biến. 43

3.2.5.Tính bền vững của ngành cà phê Việt Nam chưa cao. 44

3.2.6. Thiếu tính đồng bộ giữa các khâu 45

3.2.7. Chưa trú trọng đến thị trường nội địa. 45

CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM. 47

1. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến 2015 và định hướng 2020 47

2. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam. 47

2.1. Tạo nguồn vốn đầu tư. 47

2.2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng. 49

2.3. Nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm cà phê. 49

2.4. Đổi mới công nghệ chế biến. 51

2.5. Xây dựng hệ thống thu mua phân phối cà phê 52

2.6. Tổ chức hệ thống thu thập thông tin 53

2.7. Mở rộng thị trường nội địa và tăng cường hợp tác quốc tế. 54

KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7531 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiến lược Marketing khi tung hàng ra thị trường Chiến lược hớt váng chớp nhoáng là tung sản phẩm mới ra thị trường với giá cao và mức khuyến mại cao. Công ty tính giá cao để đảm bảo lãi gộp trên đơn vị sản phẩm ở mức cao nhất. Công ty chi khá nhiều cho việc khuyến mại nhằm thuyết phục thị trường về ích lợi sản phẩm ngay cả với giá cao. Hoạt động khuyến mãi ở mức độ cao là nhằm tăng nhanh nhịp độ xâm nhập thị trường. Chiến lược này chỉ thích hợp với những giả thiết như sau: Phần lớn thị trường tiềm ẩn chưa biết đến sản phẩm; những người biết đến đều thiết tha với sản phẩm và có thể trả theo giá chào; công ty đứng trước sự cạnh tranh tiềm ẩn và muốn tạo ra sự ưa thích nhãn hiệu. Chiến lược hớt váng từ từ: là tung sản phẩm mới ra thị trường cao và mức khuyến mãi thấp. Giá cao góp phần đạt mức lãi gộp trên đơn vị sản phẩm cao nhất, còn mức khuyến mại thấp thị giữ cho chi phí Marketing ở mức thấp. Cách kết hợp này có kỳ vọng là sẽ hớt được nhiều lợi nhuận trên thị trường. Chiến lược này chỉ thích hợp khi thị trường có quy mô hữu hạn; phần lớn thị trường điều biết đến sản phẩm đó; người mua sẵn sàng trả giá cao; và sự cạnh tranh tiềm ẩm không có dấu hiệu sắp xảy ra. Chiến lược xâm nhập chớp nhoáng là tung sản phẩm ra thị trường với giá thấp và chi phí nhiều cho khuyến mãi. Chiến lược này hứa hẹn đem lại nhịp độ xâm nhập thị trường nhanh nhất và thị phần lớn nhất. Chiến lược này chỉ phù hợp khi thị trường lớn; thị trường chưa biết đến sản phẩm; hầu hết người mua đều nhạy cảm với giá, có tiềm ẩn khả năng cạnh tranh quyết liệt; chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm của công ty giảm dần khi quy mô sản xuất tăng và tích luỹ được kinh nghiệm sản xuất. Chiến lược xâm nhập từ từ là tung sản phẩm mới ra thị trường với giá thấp và mức khuyến mãi thấp. Giá thấp sẽ khuyến khích chấp nhận sản phẩm nhanh chóng, còn công ty giữ chi phí khuyến mãi ở mức thấp là nhằm đạt được nhiều lãi ròng hơn. Công ty tin chắc rằng nhu cầu của thị trường co giãn mạnh theo giá, nhưng rất ít co giãn do khuyến mãi. Chiến lược này chỉ thích hợp khi thị trường lớn; thị trường đã biết rõ sản phẩm; thị trường nhạy cảm với giá; và có sự cạnh tranh tiềm ẩn. - Giai đoạn phát triển: Trong giai đoạn này mức tiêu thụ bắt đầu tăng mạnh, trên thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mới, lợi nhuận công ty trong giai đoạn này tăng. Để khai thác và kéo dài tối đa cơ hội này, công ty có thể thực hiện các tư tưởng chiến lược sau: + Giữ nguyên giá hoặc giảm chút ít để thu hút khách hàng. + Giữ nguyên hoặc tăng chi phí kích thích tiêu thụ. + Tiếp tục thông tin mạnh mẽ về sản phẩm cho công chúng. + Nâng cao chất lượng sản phẩm tạo cho nó tính chất mới, sản xuất những mẫu mã mới. + Xâm nhập vào những phần thị trường mới. + Sử dụng kênh phân phối mới. + Thay đổi đôi chút về thông điệp quảng cáo để kích thích khách hàng. - Giai đoạn bão hòa( chín muồi). Khi nhịp độ tăng mức tiêu thụ bắt đầu chững lại, việc tiêu thụ sản phẩm bước vào giai đoạn chín muồi. Về thời gian, giai đoạn này thường dài hơn các giai đoạn trước và đặt ra những nhiệm vụ phức tạp trong lĩnh vực quản trị marketing. Sản phẩm tiêu thụ chậm cũng có nghĩa là, chúng tràn đầy trên các kênh lưu thông, điều đó hàm chứa một cuộc cạnh tranh gay gắt. Để cạnh tranh các đối thủ dùng nhiều thủ thuật khác nhau như: bán hạ giá, bán theo giá thấp hơn giá niêm yết chính thức, tăng quảng cáo, kích thích các trung gian thương mại, tăng cường chi phí đầu tư cho việc nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm nhằm tạo ra các mẫu mã hàng mới…Tình hình đó dẫn đến sự giảm sút của lợi nhuận. Để tiếp tục tồn tại trên thị trường, các nhà quản trị marketing có thể có các phương án lựa chọn sau: + Cải biến thị trường, tức là tìm thị trường mới cho sản phẩm. + Cải biến sản phẩm, thay đổi một số yếu tố, đặc tính của sản phẩm. + Cải biến các công cụ Marketing- mix. - Giai đoạn suy thoái. Giai đoạn suy thoái xuất hiện khi mức tiêu thụ các loại sản phẩm hoặc nhãn hiệu sản phẩm giảm sút. Việc giảm sút có thể diễn ra nhanh chóng chậm chạp, thậm chí đến số không. Cũng có sản phẩm mức tiêu thụ chúng giảm xuống thấp rồi dừng lại ở đó trong nhiều năm. Mức tiêu thụ giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thành tựu về công nghệ làm xuất hiện sản phẩm mới thay thế thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi, cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong và ngoài nước. Khi mức tiêu thụ giảm sút dẫn đến lợi nhuận giảm sút, một số công ty có thể rút khỏi thị trường, số còn lại có thể thu hẹp chủng loại sản phẩm chào bán, từ bỏ phần thị trường nhỏ, những kênh thương mại ít hiệu quả nhất, cắt giảm chi phí khuyến khích và hạ giá nhiều hơn. Nhưng việc giữ lại những sản phẩm đã suy thoái có thể gây nhiều khó khăn cho công ty, thậm chí làm giảm uy tín cho toàn công ty vì những sản phẩm đó. Vì vậy để hạn chế bớt ảnh hưởng xấu của hiện tượng này, công ty cần quan tâm các khía cạnh sau: + Luôn theo dõi để phát hiện những sản phẩm bước vào giai đoạn suy thoái. + Đối với từng mặt hàng phải nhanh chóng thông qua quyết định tiếp tục lưu giữ hay thải loại chúng ra khỏi danh mục sản phẩm của công ty. Việc lưu giữ mặt hàng đôi khi cũng đem lại mối lợi lớn cho công ty, nếu như các đối thủ cạnh tranh rút lui khỏi việc kinh doanh mặt hàng đó nhiều. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 1. Tổng quan về thị trường cà phê thế giới. Nhìn lại sự phát triển thị trường tiêu thụ cà phê thế giới cho thấy sau thế chiến II, nhu cầu dùng cà phê ở nhiều quốc gia tăng lên nhanh chóng. Bắt đầu từ Mỹ ở thập niên 1950-1960 khi những cựu chiến binh mang sở thích uống cà phê về truyền bá trong quân đội và dân chúng, rồi dần dần phát triển sang Châu Âu ở những năm 1960-1970. Vào cuối thập niên 1970, khi thị trường Mỹ và Châu Âu gần như chững lại thì những thị trường mới lại mở ra ở vùng Viễn Đông như Nhật Bản và gần đây là thị trường Đông Âu, Trung Quốc có dấu hiệu tăng. Cùng với sự mở rộng thị trường ở khắp nơi, sản lượng cà phê thế giới không ngừng tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày cao của người tiêu dùng. Tuy nhiên,ngày nay sự trượt dốc không ngừng của đồng USD và việc Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đưa dự báo về sự sụt giảm sản lượng cà phê thể giới niên vụ 2009/10 đã đẩy giá cà phê Arabica, Robusta tăng trong tuần qua. Cụ thể, giá cà phê Arabica tại thị trường New York tăng lên 137 Uscent/lb; tăng 2,5% so với cuối tuần trước. Còn trên thị trường London, giá cà phê Robusta giao kỳ hạn tháng 11/09 tăng lên 1.334 USD/tấn; tăng 1,6% so với cuối tuần trước. + ICO dự báo sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2009/10 giảm 3% Theo báo cáo mới nhất của (ICO), sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2008/09 ước đạt 128,1 triệu bao. Tuy nhiên, ICO dự đoán sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2009/10 sẽ chỉ đạt khoảng 123 đến 125 triệu bao, giảm 3% so với niên vụ trước đó. Nguyên nhân chủ yếu khiến sản lượng sụt giảm là do sản lượng của Brazil, nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới sụt giảm mạnh do ảnh hưởng từ thời tiết xấu. Chủ tịch ICO còn nhận định, nhu cầu cà phê trên thị trường thế giới thời gian qua đã không bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế và trong thời gian tới mức tiêu thụ loại đồ uống này sẽ tiếp tục ổn định. ICO cho rằng, sản lượng cà phê của Việt Nam sẽ đạt khoảng 16 – 18 triệu bao trong niên vụ 2009/10, thấp hơn so với 18,5 triệu bao của niên vụ 08/09. Còn sản lượng cà phê của Colombia, nước sản xuất cà phê lớn thứ ba thế giới, sẽ đạt 10 triệu bao trong niên vụ 2009/10, cao hơn so với 9 triệu bao của niên vụ 08/09. 2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới 2.1. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê. 2.1.1.Thị trường sản phẩm cà phê: Về tiêu thụ cà phê trong nước, nghiên cứu gần đây của Ngân hàng thế giới (WB) cho thấy tiềm năng thị trường nội địa của Việt Nam có thể tới 70.000 tấn/năm, chiếm gần 10% tổng sản lượng. Theo số liệu thống kê của cuộc điều tra mức sống dân cư ở trên thì nếu mức tiêu thụ bình quân đầu người cà phê của Việt Nam đạt 1,25 kg/người/năm thì năm 2002, mức tổng tiêu thụ cả nước phải đạt khoảng 95,000 tấn. Theo số liệu điều tra tiêu thụ cà phê nội địa của Viện Chính sách Chiến lược PT NN-NT, tiêu thụ cà phê đầu người ở Hà Nội là khoảng hơn 700 gr/người và số liệu này của TP HCM là khoảng 1,3 kg/người. Như vậy, nếu tính trung bình, tổng mức tiêu thụ trong nước của Việt Nam theo điều tra này là khoảng 10% tổng sản lượng. Trong khi đó theo Hiệp hội Cà phê thế giới, tiêu dùng nội địa của cà phê Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 5%, thấp nhất trong số các nước sản xuất cà phê. Mức chênh lệch này càng "khập khiễng" nếu so với sản lượng tiêu dùng cà phê nội địa của các nước thành viên Hiệp hội Cà phê thế giới là 25,16%. Việt Nam vốn là nước sản xuất cà phê chỉ đứng sau Brazil và là nước đứng đầu về sản xuất cà phê vối. Trong đó là kênh tiêu thụ sản phẩm cà phê của Đắk Lắk, tỉnh sản xuất cà phê lớn nhất của Việt Nam với hầu hết cà phê nhân được sản xuất ra là để phục vụ xuất khẩu (chiếm 95%). Cà phê Việt Nam được xuất khẩu đi khoảng 60 nước trên thế giới. Các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam là các nước EU (Đức, Thuỵ Sĩ, Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Italia…), Mỹ và Châu Á (Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Philipin, Malaixia và Indonesia), chiếm lần lượt 49%, 15% và 17% tổng lượng xuất khẩu trong năm 2005. Các nước trong khu vực như Trung Quốc cũng là khách hàng tiêu thụ lớn cà phê Việt Nam. Ấn Độ và Indonesia là hai nước sản xuất cà phê lớn ở Châu Á nhưng hàng năm vẫn nhập khẩu cà phê Việt Nam. Riêng thị trường Nga - một thị trường có triển vọng tiêu thụ mạnh và Việt Nam có quan hệ hợp tác lâu dài nhưng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường này chưa đáng kể. Tỷ lệ xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường, 2005 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT Trong thời gian qua, xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng đáng kể. Giá cà phê trên thị trường thế giới đã tăng lên 1.873 USD/tấn vào năm 1994 và 2.411 USD/tấn năm 1995 do Braxin, nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, giảm một sản lượng lớn vì những đợt sương muối năm 1994, nên Việt Nam đã được lợi nhiều nhờ xuất khẩu cà phê những năm đó. Cùng với xu hướng tăng diện tích trồng, cà phê dần trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam trong thập kỷ 90, phần lớn là nhờ chính sách mở cửa cho phép tất cả các doanh nghiệp nhà nước,tư nhân tham gia vào thị trường, khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài tham gia xuất khẩu cà phê trực tiếp. Kim ngạch xuất khẩu dao động từ 400 đến 600 triệu USD trong mấy năm gần đây, tạo ra từ 6% đến 10% thu nhập từ xuất khẩu quốc gia. Có thể nói, chỉ trong một thời gian ngắn, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai sau Braxin, theo sát Việt Nam là Colombia và Indonesia. Năm 2001, riêng với cà phê vối, Việt Nam là nước xuất khẩu đứng đầu thế giới với 41,3% thị phần (cà phê vối chiếm hơn 90% tổng sản lượng cà phê Việt Nam). Xuất khẩu cà phê trong hai năm tiếp theo giảm mạnh do giá trên thị trường thế giới giảm và khuyến khích giảm diện tích cà phê của chính phủ. Mức xuất khẩu này có tăng trở lại vào năm 2004 do thời tiết thuận lợi và giá thế giới đã tăng trở lại. Tuy nhiên, đến năm 2005-2006, thời tiết Việt Nam bị hạn hán nặng, khiến cho một số vùng sản xuất cà phê chính bị giảm tới 30% sản lượng, lượng xuất khẩu vì vậy cũng giảm đi, mặc dù giá thế giới tăng mạnh. Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT 2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu: Theo số liệu thống kê, trong tháng 10/2009, cả nước xuất khẩu được 54,2 nghìn tấn cà phê với trị giá 78 triệu USD, tăng 12% về lượng và tăng 11% về trị giá so với tháng 9/2009; tăng 52% về lượng và tăng 28,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008. Như vậy, tính đến hết tháng 10/2009 cà phê của nước ta xuất khẩu đạt 942 nghìn tấn với kim ngạch 1,39 tỷ USD, tăng 17,4% về lượng nhưng vẫn giảm 17,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008. 2.2.Các nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam. 2.2.1. Về chủng loại, chất lượng sản phẩm. Việt Nam được chia thành hai vùng khí hậu phù hợp cho sản xuất cà phê. Vùng Tây Nguyên và tỉnh Đồng Nai có đất đỏ bazan, rất thuận lợi để trồng cà phê vối và các tỉnh miền Bắc, với độ cao phù hợp (khoảng 6-800 m) phù hợp với cà phê chè . Việt Nam trồng hai loại cà phê chính: cà phê vối và cà phê chè, trong đó, diện tích cà phê vối chiếm tới hơn 95% tổng diện tích gieo trồng. Cà phê chủ yếu được trồng ở các vùng đồi núi phía Bắc và Tây Nguyên. Diện tích cà phê tập trung nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên, tại các tỉnh như Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và chủ yếu là cà phê vối. Diện tích cà phê của khu vực này chiếm tới 72% tổng diện tích cả nước và sản lượng cũng chiếm khoảng 92% tổng sản lượng cả nước. Cà phê chè trồng chủ yếu ở vùng Nam Trung Bộ, vùng núi phía Bắc do các vùng này ở vùng cao hơn, nhưng với diện tích và sản lượng rất khiêm tốn, tập trung nhiều ở các tỉnh Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên. Tuy nhiên, chất lượng của cà phê vối Việt Nam chưa cao do yếu kém về khâu thu hái (hái lẫn quả xanh đỏ), công nghệ chế biến lạc hậu (chủ yếu là chế biến khô, tự phơi sấy trong khi thời tiết ẩm ướt nên xuất hiện nhiều nấm mốc, hạt đen, cà phê mất mùi, lẫn tạp chất, chất lượng giảm sút). Có khoảng 65% cà phê Việt Nam thuộc loại II, với 5% hạt đen và vỡ và độ ẩm 13% Có tới 90% diện tích trồng cà phê Việt Nam cần tưới nước, vì vậy diễn biến lượng mưa và hệ thống thuỷ lợi đóng vai trò rất quan trọng đối với sản xuất cà phê. Mặc dù phụ thuộc nhiều vào nước tưới nhưng hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất cà phê chưa được đầu tư nhiều. Phần lớn hộ sản xuất cà phê nhỏ ở Đắk Lắk sử dụng hệ thống giếng khoan để lấy nước chăm sóc cà phê. 2.2.2. Về nguồn nguyên liệu. Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam năm 1857 và được trồng ở Việt Nam từ năm 1888. Người Pháp đã mang cây cà phê Arabica từ đảo Bourbon sang trồng ở phía Bắc Việt Nam sau đó mở rộng sang các vùng khác. Khi đó, hầu hết cà phê được xuất khẩu sang Pháp dưới thương hiệu "Arabica du Tonkin". Đầu thế kỷ 20, cây cà phê được trồng ở một số đồn điền người Pháp tại Phủ Quỳ (Nghệ An) và một số nơi ở Tây Nguyên với diện tích không quá vài nghìn ha. Năm 1930, Việt Nam có khoảng 7000 ha cà phê. Trong thời kỳ những năm 1960-1970, cây cà phê được phát triển ở một số nông trường quốc doanh ở các tỉnh phía Bắc, khi cao nhất (1964-1966) đã đạt tới hơn 20000 ha. Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, tổng diện tích cà phê Việt Nam chỉ còn khoảng 19.000 ha. Nhờ vốn từ các Hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước Liên Xô (cũ), CHDC Đức, Bungary, Tiệp Khắc và Ba Lan, cây cà phê bắt đầu được chú trọng đầu tư, đặc biệt ở các tỉnh Tây Nguyên. Năm 1980, Việt Nam xuất khẩu khoảng 6000 tấn cà phê với diện tích khoảng 23 nghìn ha. Bản kế hoạch ban đầu được xây dựng năm 1980 đặt mục tiêu cho ngành cà phê Việt Nam có khoảng 180 nghìn ha với sản lượng 200 nghìn tấn. Sau đó, bản kế hoạch này đã nhiều lần sửa đổi. Các con số cao nhất dừng lại ở mức 350 nghìn ha với sản lượng 450 nghìn tấn (VICOFA, 2002). Trong thời kỳ từ 1982 đến 1988, cà phê được trồng mới thêm khoảng vài chục nghìn ha. Đến năm 1990, Việt Nam có khoảng 119300 ha. Trong giai đoạn từ 1990 đến 1994, giá cà phê thế giới ở mức rất thấp và diện tích cà phê Việt Nam không thay đổi nhiều, mỗi năm tăng khoảng 10 nghìn ha. Năm 1994, tổng diện tích cà phê Việt Nam đạt 150.000 ha, vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn (1,32%) trong tổng diện tích các loại cây trồng của Việt Nam (ICARD & Oxfarm, 2002). Trong thập kỷ 90, Việt Nam thực hiện ba chính sách quan trọng là (i) tín dụng ưu đãi, trợ giá đầu vào và chi phí đất thấp, (ii) tự do hoá thị trường đầu vào nông nghiệp và (iii) tập trung thâm canh cà phê (Ngân hàng thế giới, 2004). Bên cạnh đó, năm 1994, khi sương muối ở Brazil phá huỷ phần lớn diện tích cà phê nước này đã làm cung thế giới giảm mạnh, giá thế giới tăng đột biến. Nhu cầu cà phê Robusta tăng mạnh trong thời kỳ này nhờ những tiến bộ khoa học trong chế biến cà phê thế giới. Tất cả những yếu tố này đã khuyến khích người trồng cà phê Việt Nam mở rộng diện tích trồng và tăng thâm canh cà phê. Diện tích trồng cà phê đã tăng lên nhanh hơn, bình quân 23,9%/năm, đưa tổng diện tích cây cà phê năm 2000 lên đến 516,7 nghìn ha, chiếm 4,14% tổng diện tích cây trồng của Việt Nam, đứng thứ ba chỉ sau hai loại cây lương thực chủ lực là lúa (chiếm 61,4%) và ngô (chiếm 5,7%). Trong thập kỷ 90 thế kỷ XX, sản lượng tăng lên trên 20%/năm (và các năm 1994, 1995, 1996 sản lượng tăng thậm chí còn cao hơn với tỷ lệ lần lượt là 48,5%, 45,8% và 33%). Năm 2000, Việt Nam có khoảng 520 nghìn ha cà phê, tổng sản lượng đạt 800 nghìn tấn. Nếu so với năm 1980, diện tích cà phê của Việt Nam năm 2000 đã tăng gấp 23 lần và sản lượng tăng gấp 83 lần. Mức sản lượng và diện tích vượt xa mọi kế hoạch trước đó và suy đoán của các chuyên gia trong nước và quốc tế. Tăng trưởng cà phê Việt Nam những năm đầu thập niên 90 chủ yếu dựa trên tăng diện tích. Sau đó, tăng năng suất trở thành yếu tố chính đóng góp cho tăng trưởng sản lượng cà phê ở Việt Nam. Tính chung cho cả giai đoạn 1994 - 2002, năng suất đóng góp khoảng 38% tốc độ tăng sản lượng và diện tích đóng góp khoảng 62%. Đầu thế kỷ XXI, diện tích trồng cà phê có xu hướng giảm dần do giá cà phê trên thị trường thế giới giảm, ở một số vùng, nông dân chặt cà phê do nợ nhiều, không có khả năng đầu tư nhiều cho sản xuất. Mặt khác, chính phủ cũng khuyến khích giảm diện tích trồng cà phê ở những khu vực có điều kiện không thuận lợi. Theo số liệu của tổng cục thống kê, trong vòng 5 năm (2000 đến 2005), diện tích trồng cà phê của Việt Nam đã giảm khoảng 70 nghìn ha và dự kiến sẽ còn tiếp tục giảm ở những khu vực có điều kiện không thuận lợi. Song song với xu hướng giảm diện tích, sản lượng cà phê trong 5 năm này cũng giảm khoảng 35 nghìn tấn. Sản xuất cà phê Việt Nam Nguồn: Tổng cục Thống kê 2.2.3. Về chính sách giá. Chi phí sản xuất khác nhau giữa các vùng miền và tuỳ thuộc vào phương thức sản xuất. Ở các hộ nông dân, trình độ cơ giới hoá rất thấp trong các khâu sản xuất, chủ yếu sử dụng lao động chân tay hoặc chế biến bằng phơi sấy ngoài trời. Ở các nông trại quốc doanh (thuộc doanh nghiệp nhà nước), trình độ cơ giới hoá cao hơn, có hệ thống tưới tiêu cho các vườn cà phê và có hệ thống chế biến bằng máy, mặc dù mới chỉ ở mức đơn giản. Về cà phê vối, các nông trại quốc doanh có chi phí sản xuất cao nhất, thậm chí lên tới 1000 USD/tấn. Chi phí sản xuất của các hộ là khoảng 300-600 USD/tấn (không bao gồm chi phí xây dựng ban đầu) (Ngân hàng thế giới, 2004). Theo điều tra của Viện Chính sách và Chiến lược PT NN-NT, chi phí sản xuất trung bình năm 2004 của các hộ nông dân Đắk Lắk là khoảng hơn 8,3 triệu đồng/tấn, chủ yếu là chi phí phân bón (chiếm 38%) và nước tưới (chiếm 30%). Chi phí lao động thu hoạch cà phê chiếm khoảng 15% tổng chi phí sản xuất. Chi phí này khá cao so với giá bán ra (giá trung bình năm 2004 là 8,5 triệu đồng/tấn), khiến cho lợi nhuận của nông dân trong giai đoạn này rất thấp. Phương thức sản xuất của cà phê Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào việc tăng các yếu tố đầu vào để tăng năng suất. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược PT NN-NT, lượng nước tưới và phân bón của các hộ sản xuất cà phê ở Đắk Lắk đều nhiều hơn mức cần thiết. Đối với biện pháp tưới gốc, lượng nước vượt mức cần thiết là khoảng 315 lít/cây và biện pháp tưới phun là 153 lít/cây. Theo khuyến nghị của các chuyên gia, cần tránh tưới quá nhiều nước. Hệ rễ cây cà phê ăn sâu lòng đất khoảng 0-30 cm và độ trùm của rễ biến động trong khoảng 0-50 cm. Nếu tưới quá nhiều nước, tầng đất chứa rễ cà phê sẽ bị bão hoà, thừa nước, khiến cho rễ sẽ cắm sâu hơn nữa theo chiều của trọng lực, kéo theo vi chất dinh dưỡng của tầng đất phía trên. Ngoài ra, các hộ gia đình Đắk Lăk tưới nước và bón phân cùng một lúc trong những tháng khô hạn, khiến cho rất nhiều loại phân như Urea, sulfat đạm và KCl dễ bị hoà tan, làm giảm khả năng thẩm thấu của đất, hệ rễ khó hấp thu nước, đặc biệt là trong những mùa hạn hán kéo dài. Về phân bón, dư lượng phân bón tại vùng điều tra khá lớn với mức dư của lân lớn nhất là 49 kg/tấn quả khô, mức dư của đạm là 39 kg/tấn quả, mức dư của kali là thấp nhất, 0,5 kg/tấn quả khô. Mức dư lượng này sẽ gây tổn hại tới môi trường, đặc biệt là hệ thống nước ngầm bao gồm cả nước cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt hàng ngày. Đối với cà phê chè, giá thành sản xuất cao hơn chút ít so với cà phê vối, do lượng lao động cần thêm để thu hoạch cà phê. Theo ước tính của VICÒA, giá thành sản xuất của cà phê chè tại các nông hộ là khoảng 506 USD/tấn và nông trại quốc doanh là 704 USD/tấn (không tính chi phí ban đầu và chi phí tài chính). 2.2.4. Về công nghệ. Sau 1975, khi đi vào phát triển sản xuất cà phê, chúng ta mới có một ít xưởng chế biến cũ kỹ, chắp vá. Ở phía bắc có một số xưởng chế biến ở Đồng Giao, Phủ Quỳ với thiết bị lắp đặt từ năm 1960-1962 do CHDC Đức chế tạo. Ở phía nam có một số xưởng của các doanh điền cũ như Rossi, Delphante để lại công suất không lớn. Cùng với việc mở rộng diện tích trồng cà phê, chúng ta cũng đã bắt tay vào xây dựng các xưởng chế biến mới, bắt đầu từ những thiết bị lẻ, rồi đến các dây chuyền sản xuất sao chép theo mẫu của Hang-xa như nhà máy 1/5 Hải Phòng, nhà máy A74 Bộ Công Nghiệp ở Thủ Đức-TpHCM. Những năm gần đây, nhiều công ty, nông trưòng đã xây dựng các xưởng chế biến mới khá hoàn chỉnh với thiết bị nhập từ CHLB Đức, Brazil. Một loạt hơn chục dây chuyền chế biến cà phê của hãng Pinhalense-Brazil được đưa vào Việt Nam. Tiếp đó lại xuất hiện nhiều xưởng lắp ráp thiết bị do cơ sở công nghiệp Việt Nam chế tạo mô phỏng có cải tiến công nghệ của Brazil. Như thế so với thời gian trước đây thì hiện tại vấn đề công nghệ trong sản xuất và chế biến cà phê đã được quan tâm chặt chẽ hơn. 2.2.5. Về trình độ trồng và sơ chế cà phê Trước thời kỳ khủng hoảng giá, loại công nghệ chính là chế biến khô. Hầu hết nông dân đều tự phơi khô ngoài trời, sau đó bán lại cho người thu mua. Trình độ cơ giới hoá trong các hộ nông dân là rất thấp, rất ít người nông dân có thể sấy khô cà phê bằng máy. Sau khi sấy khô cà phê hoặc tách vỏ, các trạm thu mua sẽ phân loại cơ bản thành loại 1 và loại hai . Sau đó, các nhà máy chế biến sẽ đánh bóng lại và phân loại theo kích cỡ, trọng lượng và mầu sắc khác nhau thành các loại R1, R2 và R3 với tỷ lệ chế biến bình quân lần lượt là R2 (50,7%), tiếp theo là R1 (44,5%) và R3 (4,8%). Các sản phẩm này được gọi chung là cà phê nhân xô. Một phần nhỏ sản lượng cà phê nhân xô (từ 3 đến 6%) được các doanh nghiệp chế biến tư nhân chế biến thành cà phê bột bán tại thị trường trong nước. Chi phí chế biến một tấn sản phẩm cà phê nhân xô theo phương pháp khô là khoảng 148.200đ. Một số doanh nghiệp thậm chí vẫn sử dụng các loại công nghệ chế biến từ thời Pháp, trên thực tế chỉ là tái chế và phân loại lại. Tuy nhiên, cũng đã có một số công ty bắt đầu áp dụng các loại công nghệ chế biến cao hơn thông qua nhập khẩu từ nước ngoài. Song số lượng chưa nhiều và việc vận dụng công nghệ để đạt được các sản phẩm chất lượng cao hơn chưa thực sự được chú trọng do giá cà phê cao. Trong thời kỳ khủng hoảng giá, phương thức chế biến của hộ nông dân (phần lớn là hộ nông dân nhỏ) vẫn chủ yếu là phơi khô. Trong khi đó, các công ty trong nước bắt đầu chú trọng hơn tới việc sử dụng nhiều hơn công nghệ chế biến ướt, nhập khẩu các thiết bị công nghệ mới, cho phép phân loại nhiều cấp độ sản phẩm hơn, mầu sắc và mùi vị tốt hơn, sử dụng nhiều hơn công nghệ chế biến ướt. Theo đánh giá của phần lớn các doanh nghiệp, chi phí chế biến cà phê của Việt Nam thấp hơn so với các nước khác trên thế giới do lợi thế về giá lao động và nguyên liệu. Hiện nay, khâu chế biến cà phê gặp phải một số khó khăn chính sau. Thứ nhất, việc nhập khẩu các thiết bị chế biến từ nước ngoài có công suất cao và sản phẩm tốt nhưng giá bán cao, đòi hỏi thời gian khấu hao lâu. Thứ hai, các máy móc sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường mặc dù giá rẻ chỉ bằng 1/5 đến 1/3 giá nhập ngoại, tốn nước, khó xử lý sau khi chế biến và nhiều khâu đòi hỏi lao động thay thế. Thứ 3, hầu hết người trồng cà phê, đại lý và doanh nghiệp đều ít nhiều tham gia chế biến sản phẩm bằng nhiều loại công nghệ khác nhau, khiến cho sản phẩm cà phê sau thu hoạch không đồng đều, chất lượng không cao và giá khó có thể phản ánh đúng hàm lượng chế biến của sản phẩm. Trong khí đó, ở nhiều nước khác như Indonesia, khâu chế biến chỉ tập trung ở các doanh nghiệp lớn. 2.2.6. Về lao động. Quá trình canh tác, chăm sóc và thu hoạch cây cà phê đòi hỏi rất nhiều công lao động. Để thực hiện các khâu chăm sóc làm cỏ, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại v.v… và thu hoạch trong một năm, trung bình 1 ha cà phê cần từ 300 – 400 công lao động, trong đó riêng công thu hái chiếm tới trên 50%. Trước đây vào thời kỳ thu hoạch cà phê thường có hàng ngàn lao động từ các tỉnh ven biển miền Trung và đồng bằng sông Cửu long đến vùng Tây nguyên để tham gia thu hái cà phê, nhưng bắt đầu từ một hai năm trở lại đây số lao động ở các vùng này đến Tây nguyên vào mùa thu hoạch cà phê đã giảm đi rõ rệt. Do mang tính chất thời vụ rất khắt khe, trong khoảng thời gian thu hái rất ngắn chỉ khoảng 2 thán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan