Đề án Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU THỜI KỲ HẬU WTO

I. Cơ sở lý luận về thương mại quốc tế và xuất khẩu:

1. Lý luận chung về thương mại quốc tế và xuất khẩu:

1.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối – Adam Smith (1723-1790):

1.1.1 Quan niệm lợi thế tuyệt đối:

1.1.2 Ưu, nhược điểm và khả năng áp dụng:

1.2 Lý thuyết về lợi thế so sánh – David Ricardo (1772-1823):

1.2.1 Quan niệm về lợi thế so sánh:

1.2.2 Ưu, nhược điểm và khả năng áp dụng:

1.3 Lý thuyết về sự ưu đãi của các yếu tố (Mô hình H-O):

2. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động xuất khẩu:

2.1 Các hình thức xuất khẩu:

2.1.1 Xuất khẩu trực tiếp:

2.1.2 Xuất khẩu uỷ thác:

2.1.3 Xuất khẩu tại chỗ:

2.1.4 Buôn bán đối lưu:

2.1.5 Tạm nhập tái xuất:

2.1.6 Gia công quốc tế:

2.2 Các nhân tố tác động đến xuất khẩu:

2.2.1 Nhân tố sản xuất:

2.2.2 Nhân tố thị trường:

II. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội:

1. Phát huy lợi thế so sánh của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:

2. Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước:

3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển:

4. Tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân:

5. Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta:

III. Sự cần thiết thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU thời kỳ hậu WTO:

1. Những cam kết của Việt Nam đối với EU trong điều kiện gia nhập WTO:

2. Sự cần thiết thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU thời kỳ hậu WTO:

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU TRƯỚC VÀ SAU KHI GIA NHẬP WTO

I. Vài nét về Liên minh châu Âu và quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – EU:

1. Vài nét về Liên minh châu Âu:

2. Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – EU:

II. Tổng quan về thị trường EU:

2. Quy mô thị trường:

2.1 Dân số:

2.2 Nhu cầu tiêu dùng:

3. Tập quán và thị hiếu người tiêu dùng:

4. Kênh phân phối:

5. Chính sách thương mại:

5.1 Chính sách thương mại nội khối:

5.2 Chính sách ngoại thương:

5.2.1 Một số quy định hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu:

5.2.2 Tiêu chuẩn quản lý chất lượng:

III. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2001 - 2007:

1. Kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu hàng dệt may Việt Nam trên thị trường EU giai đoạn từ năm 2001 đến thời điểm Việt Nam gia nhập WTO (tháng 11/2006):

1.1 Tổng hợp tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU trước khi Việt Nam gia nhập WTO:

1.2 Những khó khăn ngành dệt may gặp phải trong giai đoạn này và nguyên nhân:

1.3 Phương thức thâm nhập vào thị trường EU:

1.4 Cơ cấu các thị trường chính nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam

1.5 Cơ cấu các mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU:

2. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO: 50

2.1 Những kết quả đạt được và tồn tại của ngành dệt may trong năm 2007:

2.2 Những kết quả đạt được và hạn chế trong những tháng đầu năm 2008:

3. Những ảnh hưởng bất lợi chung đến hoạt động xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường EU:

3.1 Rào cản thuế và tiêu chuẩn kỹ thuật:

3.1.1 Chính sách thuế quan:

3.1.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật:

3.2 Cạnh tranh từ phía Trung Quốc:

3.3 Nguyên phụ liệu cho ngành dệt may:

3.4 Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam:

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU THỜI KỲ HẬU WTO

I. Những cơ hội và thách thức cho xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO:

1. Cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam:

1.1 Phát huy lợi thế so sánh của ngành dệt may Việt Nam:

1.2 Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của EU:

2. Thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may:

2.1 Sự cạnh tranh gay gắt của các quốc gia khi xuất khẩu vào EU:

2.2 Ảnh hưởng của xu thế tự do hoá thương mại:

II. Định hướng của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian tới:

1. Định hướng phát triển ngành dệt may của Việt Nam đến năm 2020

1.1 Quan điểm phát triển:

1.2 Định hướng phát triển:

1.3 Mục tiêu phát triển:

1.4 Quy hoạch phát triển:

2. Định hướng và mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU

III. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU:

1. Giải pháp từ phía Chính Phủ:

1.1 Đàm phán với EU:

1.1.1 Duy trì tốt mối quan hệ về chính trị, kinh tế:

1.1.2 Tăng cường xúc tiến thương mại song phương với EU:

1.1.3 Nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước về hoạt động thương mại quốc tế:

1.2 Chính sách, cơ chế của Chính Phủ:

1.2.1 Chính sách tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất:

1.2.2 Quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp dệt may:

1.2.3 Hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế:

2. Giải pháp từ phía Hiệp hội dệt may:

3. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp dệt may:

3.1 Hạ giá thành sản phẩm:

3.2 Không ngừng mở rộng thị trường, tạo dựng thương hiệu cũng như uy tín của sản phẩm đối với khách hàng:

3.3 Nâng cao tay nghề cho công nhân, trình độ và khả năng sáng tạo của đội ngũ thiết kế:

3.4 Đẩy mạnh đầu tư và thay thế máy móc, thiết bị sản xuất lạc hậu

4. Một số vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm để thành công trong việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU:

4.1 Xác định thị trường mục tiêu:

4.2 Khả năng thiết kế, quản lý chất lượng và trách nhiệm xã hội:

4.3 Chuyên môn hoá dây chuyền sản xuất và nâng cao khả năng quản lý:

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan hệ Việt Nam – EU và Chương trình hành động của Chính phủ đến 2015. Đây là các định hướng quan trọng định ra các giải pháp chung và riêng đối với tất cả các lĩnh vực, trọng tâm là kinh tế và thương mại và kinh tế và thương mại là nền tảng và là điều kiện vật chất thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác khác có hiệu quả, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ký với EU hiệp định hợp tác mới sâu rộng hơn vào thời điểm thích hợp. II. Tổng quan về thị trường EU: 2. Quy mô thị trường: 2.1 Dân số: Về dân số, Đức là nước có dân số đông nhất trong các nước thành viên, dân số Đức năm 2006 là 82,4 triệu người sau đó là Anh, Italia và Pháp. Tổng dân số EU hiện nay khoảng 456 triệu người. Với một quy mô dân số tương đối lớn cùng với thu nhập cao, EU chắc chắn sẽ là một thị trường lý tưởng cho tất cả các nhà xuất khẩu trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Bảng 8: Quy mô dân số một số nước thành viên EU năm 2006 (Đơn vị: triệu người) TT Quốc gia Tổng dân số 1 Đức 82.4 2 Anh 60.5 3 Pháp 61.2 4 Italia 59 5 Tây Ban Nha 45.5 6 Hà Lan 16.4 7 Hy Lạp 11.1 8 Bỉ 10.5 9 Bồ Đào Nha 10.6 10 Thụy Điển 9.1 11 Áo 8.3 12 Đan Mạch 5.4 13 Phần Lan 5.3 Nguồn: www.gso.gov.vn 2.2 Nhu cầu tiêu dùng: EU có nền thương mại lớn thứ 2 Thế giới, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 (sau Mỹ). Hàng năm EU nhập khẩu một lượng lớn hàng hoá từ khắp các nước trên Thế giới. Kim ngạch nhập khẩu không ngừng được gia tăng từ 622,48 tỷ USD năm 1994 lên tới 2298 tỷ USD năm 2000 và 4600 tỷ USD năm 2006 trong đó 60% là nhập khẩu giữa các quốc gia thành viên và 40% là nhập khẩu từ ngoài EU (khoảng 900 tỷ). Giá trị nhập khẩu từ các quốc gia đang phát triển là 534,12 tỷ, chiếm 11,8% trong tổng nhập khẩu năm 2006 của EU. Có thể thấy cơ cấu nhập khẩu chung của EU trong những năm qua bao gồm: sản phẩm thô chiếm 29,74%, sản phẩm chế tạo chiếm trên 67,19%, các sản phẩm khác chiếm 3,07% tổng kim ngạch nhập khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: nông sản chiếm 11,79%, khoáng sản chiếm 17,33%, máy móc chiếm khoảng 24,27%, thiết bị vận tải chiếm trên 8% .... Một số mặt hàng EU có nhu cầu nhập khẩu cao và cũng là những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế là: giày dép, dệt may, thủy sản, nông sản rau quả, thủ công mỹ nghệ và cao su tự nhiên. 3. Tập quán và thị hiếu người tiêu dùng: EU là một thị trường thống nhất trong đó hàng hoá được tự do lưu thông giữa 27 nước thành viên tuy vậy EU lại được tạo bởi 27 quốc gia có những phong tục, tập quán, đặc điểm văn hoá xã hội và tôn giáo khác nhau. Chẳng hạn, doanh nghiệp Pháp chủ yếu quan tâm đến giá cả và họ thích gắn mác lên hàng hoá theo kiểu Pháp; doanh nghiệp Đức không chấp nhận mua hàng qua catalo trong khi các doanh nghiệp Anh lại rất quan tâm đến chất lượng và rất sòng phẳng, luôn tuân theo những luật lệ một cách chính xác. Tuy nhiên, thị trường EU cũng có những yêu cầu và tập quán khá thống nhất, ưa chuộng hàng có nguồn gốc tự nhiên, đảm bảo an toàn như: thuỷ hải sản phải đảm bảo vệ sinh, không nhiễm độc môi trường; hàng may mặc và giày dép có chất lượng và hợp thời trang, không có nguồn gốc hoá chất, mẫu mã thay đổi liên tục, xu hướng dùng giày vải thay cho giày da đang thịnh hành. Bên cạnh đó, mức sống của người dân châu Âu tương đối cao nên vấn đề được họ chú ý là chất lượng, mẫu mã, chủng loại chứ không phải là giá cả. Họ sẵn sàng chấp nhận giá cao khi hàng đạt yêu cầu về thị hiếu và chất lượng theo ý họ. Hàng hoá của các nước đang phát triển ở châu Á trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và các nước ASEAN khác là loại chất lượng trung bình, phù hợp với người dân có mức sống trung bình (chiếm khoảng 65 - 70% dân số) và nhóm người có mức sống thấp (chiếm khoảng 10% dân số). Xu hướng tiêu dùng thay đổi từ hàng lâu bền trước đây sang hàng sử dụng ngắn ngày, rẻ hơn chút ít, nhưng chất liệu có nguồn gốc tự nhiên như: dùng bông sợi tự nhiên thay cho sợi tổng hợp, đồ gỗ chứ không phải đồ nhựa … 4. Kênh phân phối: Có thể thấy hệ thống phân phối EU về cơ bản cũng giống như hệ thống phân phối của một quốc gia, bao gồm mạng lưới bán buôn và mạng lưới bán lẻ; tham gia vào hệ thống phân phối này là các công ty xuyên quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập … Trong đó, hình thức tổ chức phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trường EU là theo tập đoàn và không theo tập đoàn. Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa là các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống các cửa hàng và siêu thị của tập đoàn này mà không cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác. Ngược lại, đối với kênh phân phối không theo tập đoàn thì các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của tập đoàn này không những cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn mình mà còn cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác và các công ty bán lẻ độc lập. Và đặc biệt, rất ít trường hợp các siêu thị lớn hoặc các công ty bán lẻ độc lập mua hàng trực tiếp từ các nhà xuất khẩu nước ngoài. Mối quan hệ bạn hàng giữa các nhà bán buôn và bán lẻ trên thị trường EU phần lớn là do có quan hệ tín dụng và mua cổ phần của nhau. Các nhà bán buôn và bán lẻ trong hệ thống phân phối của EU thường có quan hệ làm ăn lâu đời và rất ít khi mua hàng của các nhà cung cấp không quen biết cho dù giá hàng có rẻ hơn nhiều, vì uy tín kinh doanh với khách hàng được họ đặt lên hàng đầu mà muốn giữ được điều này thì hàng phải đảm bảo chất lượng và nguồn cung cấp ổn định. Họ liên kết với nhau chặt chẽ thành một chuỗi trong kinh doanh bằng các hợp đồng kinh tế. Các cam kết trong hợp đồng được giám sát nghiêm ngặt bởi các quy định của luật kinh tế. Vì vậy mà các nhà nhập khẩu của EU yêu cầu rất cao về việc tuân thủ chặt chẽ các điều khoản của hợp đồng, đặc biệt là chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và thời gian giao hàng. 5. Chính sách thương mại: 5.1 Chính sách thương mại nội khối: Chính sách thương mại nội khối của EU chủ yếu tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung châu Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm soát biên giới quốc gia để tự do lưu thông hàng hóa, vốn và lao động, điều hòa các chính sách kinh tế và xã hội của các nước thành viên. Các nước thuộc EU đã thoả thuận tiến hành phương châm 4 xóa để tự do lưu thông hàng hóa trong thị trường chung, đó là: xóa bỏ hoàn toàn mọi loại thuế quan đánh vào hàng xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên; xóa bỏ hạn ngạch áp dụng trong thương mại nội khối; xóa bỏ tất cả các “biện pháp tương tự” hạn chế số lượng, các biện pháp hạn chế dưới hình thức là các quy chế và quy định về cấu thành sản phẩm, đóng gói, tiêu chuẩn công nghệ và an toàn kỹ thuật thông qua vận dụng hai nguyên tắc điều hoà và công nhận lẫn nhau; xóa bỏ tất cả các rào cản về thuế giữa các nước thành viên mà thực chất là việc đổi mới thủ tục thu thuế, chuyển chức năng kiểm soát thuế từ biên giới thuế tới các hãng. Bên cạnh đó, EU còn áp dụng các biện pháp như: tháo dỡ tất cả các hạn chế về ngoại hối; thống nhất luật pháp và các nguyên tắc quản lý thị trường vốn của các nước thành viên; thanh toán tự do (việc thanh toán có thể thực hiện bằng bất cứ đồng tiền quốc gia của một thành viên nào) để thực hiện việc tự do lưu chuyển vốn trong nội bộ khối. 5.2 Chính sách ngoại thương: Liên minh châu Âu đang cải cách sâu rộng và toàn diện thể chế và luật pháp cho phù hợp với tình hình mới. Nét đặc trưng trong chính sách thương mại của EU là bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. EU trợ cấp sản xuất nông nghiệp trong khối đồng thời đánh thuế cao và áp dụng hạn ngạch đối với một số nông sản nhập khẩu như gạo, đường, chuối, sắn lát ... Các yêu cầu về xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được thực hiện nghiêm ngặt. Bên cạnh cam kết với các nước thành viên WTO, EU ký nhiều hiệp định thương mại và các hiệp định ưu đãi khu vực và song phương và dành chế độ MFN toàn phần dành cho sản phẩm nhập khẩu từ Úc, Canada, Đài Loan, Hongkong, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hoa Kỳ và các Hiệp định ngành hàng song phương khác. Ngoài ra, EU duy trì hạn ngạch áp dụng thuế quan đối với một số sản phẩm, giảm dần trị giá và số lượng các sản phẩm được trợ cấp xuất khẩu. Trong một số lĩnh vực dịch vụ, EU đã có cam kết cụ thể thực hiện theo lịch trình chung của GATS, kể cả lĩnh vực viễn thông cơ bản, tài chính và dịch vụ nghe nhìn. EU áp dụng Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) dành cho 143 quốc gia và 36 vùng lãnh thổ, trong đó các nước chậm phát triển nhất được ưu đãi nhiều hơn theo sáng kiến “Mọi sản phẩm trừ vũ khí - EBA”. EU áp dụng nhiều biện pháp tác động trực tiếp đến nhập khẩu vào EU như thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ, thuế quan, thuế gián tiếp, giấy phép, biện pháp tự vệ, quy tắc và tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, chống bán phá giá... Tất cả các nước thành viên EU áp dụng chính sách ngoại thương chung đối với ngoại khối. Uỷ ban châu Âu là người đại diện duy nhất cho Liên minh trong đàm phán, ký các Hiệp định thương mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này. Chính sách ngoại thương của EU gồm chính sách thương mại tự trị (Autonomous Commercial) và chính sách thương mại dựa trên cơ sở Hiệp định (Treaty based Commercial policy), được xây dựng dựa trên các nguyên tắc không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu. EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hóa dưới hình thức đẩy mạnh tự do hóa thương mại (giảm dần thuế quan đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu và tiến tới xóa bỏ hạn ngạch, GSP). Hiện nay, 27 nước thành viên EU áp dụng một biểu thuế quan chung đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Đối với hàng nhập khẩu, mức thuế trung bình đánh vào hàng nông sản là 18%, hàng công nghiệp là 2%. 5.2.1 Một số quy định hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu: - Tự do lưu thông: Hàng hóa nhập khẩu vào EU được tự do lưu thông trên lãnh thổ 27 nước thành viên EU như hàng hóa được sản xuất tại EU sau khi đóng các khoản thuế nhập khẩu quy định. - Gia công tại EU: Cho phép hàng bán thành phẩm hoặc nguyên liệu thô được nhập vào EU để gia công và được các nhà sản xuất của EU tái xuất khẩu trong EU mà các nhà sản xuất không cần phải nộp thuế hải quan và VAT đối với hàng hóa đó. Có hai cách liên quan đến thuế là miễn thuế hoặc đóng thuế trước và được hoàn thuế. - Gia công dưới sự quản lý của hải quan: Nghĩa là hàng hóa được gia công phải chịu mức thuế thấp hơn trước khi đưa vào tự do lưu thông. Mức thuế nhập khẩu chệnh lệch sẽ dành cho việc bảo tồn hoặc thêm mới các hoạt động gia công tại cộng đồng. - Kho hải quan: Kho hải quan cho phép doanh nghiệp giữ hàng nhập khẩu tại cộng đồng và lựa chọn thời gian đóng thuế hoặc tái xuất hàng hóa. - Khu vực tự do: Khu vực tự do là khu vực đặc biệt trên lãnh thổ hải quan EU. Hàng hóa trong khu vực này được miễn thuế nhập khẩu, thuế VAT và các loại thuế nhập khẩu khác. Hàng hóa nhập khẩu được lưu lại khu vực này được coi là chưa nhập khẩu vào cộng đồng, hàng hóa của cộng động lưu tại đây được coi là đã xuất khẩu. Đối với hàng nhập khẩu, khu vực tự do được dùng như là nơi lưu kho đối với hàng hóa không có nguồn gốc cộng đồng cho đến khi hàng hóa này được đưa vào tự do lưu thông. - Tạm nhập: Tạm nhập là hàng hóa có thể được sử dụng tại cộng đồng mà không phải nộp thuế nhập khẩu và thuế VAT theo một số điều kiện nhất định và phải tái xuất theo đúng tình trạng mà hàng hóa được nhập vào. Đối với loại này, EU cho phép sử dụng kê khai bằng lời (nghĩa là trả lời hải quan như trường hợp đối với hành lý xách tay). Tuy nhiên, hải quan có thể yêu cầu liệt kê danh sách hàng hóa để bổ sung cho việc khai bằng lời. - Hàng quá cảnh: Luật Hải quan EU cho phép hàng hóa được quá cảnh qua lãnh thổ hải quan EU nếu đáp ứng các quy định về thủ tục quá cảnh: Các bảo lãnh riêng; Các phương tiện vận chuyển; Các bản khai theo quy định; Hoàn thành các thủ tục tại hải quan xuất phát, trên đường và tại điểm đến; Các thủ tục kiểm soát hàng xuất cảnh. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các thủ tục quá cảnh được đơn giản hóa gồm: Sử dụng giấy bảo lãnh toàn diện hoặc gia hạn bảo lãnh; Sử dụng danh sách vận chuyển đặc biệt; Miễn áp dụng các quy định để sử dụng lộ trình theo yêu cầu; Quy chế người gửi hàng ủy quyền; Quy chế người nhận hàng ủy quyền; Các thủ tục đơn giản hóa áp dụng cho việc vận chuyển hàng bằng tầu hoặc các côngtennơ loại lớn; Các thủ tục đơn giản hóa áp dụng với hàng vận chuyển qua đường hàng không, hàng hải và qua ống dẫn… - Quy tắc xuất xứ: Về xuất xứ từ nước được hưởng, EU quy định có 2 loại: + Đối với sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước được hưởng ưu đãi như: khoáng sản, động thực vật, thuỷ sản đánh bắt trong lãnh hải và hàng hóa sản xuất từ sản phẩm đó được xem là có xuất xứ và được hưởng ưu đãi GSP. + Đối với các sản phẩm có thành phần nhập khẩu: EU quy định hàm lượng trị giá sản phẩm sáng tạo tại nước hưởng GSP (tính theo giá xuất xưởng) phải đạt 60% tổng giá trị hàng liên quan. Tuy nhiên, đối với một số nhóm mặt hàng, thì hàm lượng này thấp hơn. EU quy định cụ thể tỉ lệ trị giá và công đoạn gia công đối với một số nhóm hàng mà yêu cầu phần trị giá sáng tạo thấp hơn 60% (điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh không dưới 40%; đồ trang trí làm từ kim loại không dưới 30%; giầy dép chỉ được hưởng GSP nếu các bộ phận như: mũi giầy, đế giầy...ở dạng rời có xuất xứ từ một nước thứ ba cũng được hưởng GSP hoặc nhập khẩu..). EU cũng quy định xuất xứ cộng gộp, theo đó hàng của một nước có thành phần xuất xứ từ một nước khác trong cùng một tổ chức khu vực cũng được hưởng GSP, thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước liên quan. - Thuế tiêu thụ đặc biệt: Loại thuế này áp dụng đối với một số loại sản phẩm phụ thuộc vào ảnh hưởng của nó đối với công dân của EU. Thuế được áp dụng cho cả sản phẩm nội địa và nhập khẩu. Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào một số loại hàng hóa như: nước giải khát có cồn và không có cồn, bia, rượu, rượu mạnh, thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá. Ngoài ra, ở một số nước EU, loại thuế này còn đánh vào các hàng hóa như: Đường, dầu thực vật và các sản phẩm dầu dưới hình thức như một loại “thuế xanh” để gây quỹ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường … Đối với hàng nhập khẩu, ngoài thuế quan và thuế giá trị gia tăng, còn có thuế tiêu thụ đặc biệt do nhà nhập khẩu trả. Cũng như VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với cùng một loại sản phẩm ở các nước EU khác nhau thì sẽ có mức thuế khác nhau. - Thuế VAT: VAT được áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa được bán ở EU. Nhìn chung mức thuế VAT thấp đối với các mặt hàng thiết yếu và mức thuế cao được áp dụng cho các mặt hàng xa xỉ. VAT được xác định bằng tỉ lệ phần trăm trên giá CIF. Hiện nay, mức thuế VAT ở các nước khác nhau đều khác nhau . - Hệ thống thuế quan: Các nước thuộc Liên minh châu Âu áp dụng hệ thống thuế quan chung của EU. Biểu thuế quan được xây dựng trên cơ sở hệ thống hài hòa (HS - Harmonized sytem - Hệ thống hài hòa trong mô tả và mã hàng hóa). Chế độ thuế quan chung (CCT) được áp dụng cho tất cả các nước thành viên EU. Thuế suất phụ thuộc vào loại hàng và xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu, được xây dựng trên nguyên tắc: Những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, hoặc sản xuất không đủ, hoặc cần thiết để phát triển những ngành sản xuất trong nước thì sẽ được miễn thuế hoặc hưởng thuế suất thấp; Ngược lại, những mặt hàng trong nước đã sản xuất đủ hay để khuyến khích trong nước tự sản xuất thì sẽ phải chịu thuế suất cao. Theo nguyên tắc này, hầu hết các nguyên liệu nhập vào EU được miễn thuế nhập khẩu hoặc chịu thuế suất thấp, còn các mặt hàng nông sản thực phẩm phải chịu mức thuế cao hoặc thuế đặc biệt. Cụ thể, các mặt hàng thịt, sản phẩm sữa, ngũ cốc, rau hoa quả chế biến và không chế biến chịu mức thuế cao nhất từ 0% đến 470,8%; Đối với hàng không phải nông sản, có mức thuế từ 0% đến 36,6%. Để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa và đẩy mạnh xuất khẩu, bên cạnh việc miễn thuế hoặc đánh thuế thấp, đối với các nguyên, phụ liệu, bán thành phẩm nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, EU còn cho phép được “treo thuế ”, nghĩa là khi nhập nguyên liệu chỉ tính thuế chứ chưa phải đóng thuế, khi xuất hàng trở ra, sẽ tính toán bù trừ và doanh nghiệp chỉ phải đóng thuế phần nguyên liệu không dùng để làm hàng xuất khẩu. Ngoài chính sách thuế để phát triển các mặt hàng, EU còn có chính sách thuế ưu đãi để phát triển một số ngành, hiện nay là ngành công nghệ thông tin và ngành dược là những ngành được quan tâm. Về hàng hóa: Biểu thuế quan của EU có các mức thuế khác nhau: Nhóm thứ nhất áp dụng đối với nhập khẩu từ các nước có thực hiện quy chế tối huệ quốc (MFN); Nhóm thứ hai là thuế quan ưu đãi, áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển, được hưởng đơn thuần ưu đãi GSP của EU; Nhóm thứ ba, được gọi là thuế quan đặc biệt, thực hiện đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển được hưởng ưu đãi GSP kèm với những ưu đãi theo các hiệp định song phương. GSP là chế độ tối huệ quốc đặc biệt của các nước công nghiệp phát triển dành cho các nước đang và chậm phát triển. Bản chất của chế độ GSP là các nước công nghiệp phát triển sẽ áp dụng chế độ miễn thuế hoặc thuế rất thấp cho hàng hoá của các nước đang phát triển, nhằm giúp hàng hóa của các nước này có điều kiện thâm nhập được vào thị trường các nước phát triển. Để được hưởng GSP thì phải đạt các điều kiện: phải là nước chậm và đang phát triển (EU quy định phải có thu nhập bình quân đầu người 6.000 USD/ năm) và hàng hóa phải đạt được 3 điều kiện cơ bản: Xuất xứ từ nước được hưởng; Về vận tải; Về giấy chứng nhận xuất xứ. 5.2.2 Tiêu chuẩn quản lý chất lượng: Các tiêu chuẩn quản lý chất lượng, cũng giống như tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14001 và SA 8000, liên quan đến quản lý công ty. Điều này tương phản với các tiêu chuẩn, nhãn hiệu, ký hiệu khác vốn liên quan đến sản phẩm hay quá trình sản xuất. Tiêu chuẩn quản lý chất lượng không mang tính bắt buộc cho việc thâm nhập thị trường EU, nhưng là một yêu cầu công nghiệp trong một số ngành/lĩnh vực. Điều này rõ ràng góp phần xây dựng hình ảnh của công ty trên thị trường. * TIÊU CHUẨN ISO 9000:2000 Các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quan trọng nhất là các tiêu chuẩn theo ISO 9000:2000. Cùng với ISO 14000 các tiêu chuẩn này được gọi là các tiêu chuẩn “hệ thống quản lý chung”. Tức là các tiêu chuẩn như nhau được áp dụng cho tất cả các tổ chức bất kỳ, lớn hay nhỏ, công ty sản xuất hay dịch vụ, tư nhân hay công cộng. “Hệ thống quản lý” bao hàm những việc mà tổ chức làm để quản lý các quá trình, hay hoạt động của mình. Để đáp ứng yêu cầu thực tế trước những phát triển mới trong lĩnh vực quản lý chất lượng, Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (International Organization for Standardization – ISO) đã cập nhật các tiêu chuẩn ban hành năm 2000 và phát triển các seri ISO 9000:2000. Các seri này cung cấp các khuôn khổ cho công tác quản lý, đảm bảo chất lượng và thể hiện sự nhất trí quốc tế về các thuộc tính quan trọng của một hệ thống quản lý chất lượng. Chứng chỉ ISO được coi là một tài sản quan trọng của những doanh nghiệp sở hữu nó. Đây là một ưu thế bán hàng quan trọng khi hoạt động kinh doanh tại thị trường EU đầy cạnh tranh và tạo dựng niềm tin một cách mạnh mẽ với đối tác kinh doanh. Các chương trình quản lý chất lượng, sức khoẻ, an toàn và môi trường thường được lồng ghép, đan xen với các kế hoạch quản lý ISO tổng thể. Ngày nay, toàn thế giới có hơn 200.000 tổ chức được cấp chứng chỉ ISO 9000. Các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển được cấp chứng chỉ ISO sẽ thu hút sự chú ý của các khách hàng triển vọng ở EU. Tại thị trường EU đầy cạnh tranh, các khách hàng thường được thoải mái lựa chọn hàng hoá từ một số nhà cung cấp, vì vậy chứng chỉ ISO có thể là một yếu tố quyết định trong quá trình lựa chọn đối tác. Tuy nhiên, để được cấp chứng chỉ ISO, doanh nghiệp cần phải có các cam kết chắc chắn và đầy đủ trên cơ sở các nguồn nhân lực và tài lực. Doanh nghiệp cần phải có một cán bộ chuyên trách về chất lượng, chịu trách nhiệm đối với chính sách quản lý chất lượng, thủ tục, thực hiện, giám sát và theo dõi hồ sơ cần thiết. Hơn thế nữa, việc kiểm toán định kỳ nội bộ và kiểm toán bên ngoài cũng là yêu cầu bắt buộc và các việc này đều tốn kém về tiền bạc và thời gian. Việc xem xét, sửa đổi các series ISO 9000:2000 được xuất phát từ ý tưởng Quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management – TQM), một triết lý dựa trên sự hài lòng của khách hàng và không ngừng nâng cao thành tích. Kể từ lần điều chỉnh gần đây nhất các tiêu chuẩn ISO được thực hiện năm 2000, đến nay còn 3 tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng đang được áp dụng: - ISO 9000:2000 (QMS – Các qui tắc cơ bản và từ ngữ) - ISO 9001:2000 (QMS – Các yêu cầu) - ISO 9004:2000 (QMS – Hướng dẫn nâng cao thành tích) Các tiêu chuẩn ISO có thể là một nguồn thông tin về bí quyết công nghệ quan trọng đối với các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển, góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu và cạnh tranh của họ trên thị trường thế giới. Do khan hiếm các nguồn lực, các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển có thể gặp khó khăn khi tham gia ISO. Để giúp các nhà xuất khẩu hưởng lợi từ việc tiêu chuẩn hóa quốc tế, ISO sẵn sàng dành cho họ các mức phí thành viên ưu đãi. ISO còn thành lập một uỷ ban chính sách, DEVCO, quan tâm đặc biệt đến nhu cầu của các nước đang phát triển. Hội viên DEVCO gồm khoảng 100 tổ chức tiêu chuẩn quốc gia của các nước công nghiệp hóa cũng như của các nước đang phát triển và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chuyên trách của Liên hiệp quốc và với Uỷ ban kỹ thuật điện quốc tế. Tóm lại, khung pháp lý về thị trường giữa Việt Nam và EU đã được mở hoàn toàn kể từ 11/01/2007. Một thời kỳ mới với nhiều cơ hội và thách thức được đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam. III. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 1. Kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu hàng dệt may Việt Nam trên thị trường EU giai đoạn từ năm 2001 đến thời điểm Việt Nam gia nhập WTO (tháng 11/2006): 1.1 Tổng hợp tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU trước khi Việt Nam gia nhập WTO: Trước khi Việt Nam gia nhập WTO thì EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam theo hạn ngạch lớn thứ hai sau Mỹ. Từ năm 1980, Việt Nam đã xuất khẩu hàng dệt may sang một số nước thuộc Liên minh châu Âu như: Đức, Anh, Pháp; từ đó đến nay kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng mạnh. Trong giai đoạn 2001 – 2006 kim ngạch tăng gấp đôi từ 617 triệu USD năm 2001 lên 1,24 tỷ USD năm 2006 và chiếm khoảng 35 - 40% tổng kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU giai đoạn 2001 – 2006 (triệu USD) Nguồn: Tổng cục Hải quan, www.customs.gov.vn Có thể thấy giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2003 giá trị kim ngạch xuất khẩu liên tục giảm, nguyên nhân là các doanh nghiệp Việt Nam hướng sự chú ý sang thị trường Mỹ sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết. Nhìn vào biểu đồ 1 về kim ngạch xuất khẩu thấy rõ kim ngạch tăng qua các năm và năm 2001 với 617 triệu USD chiếm 31,23% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước là mức cao nhất trong giai đoạn này. Bước sang năm 2002, do chịu ảnh hưởng của hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ nên kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU đã bị giảm sút và chỉ đạt 533 triệu USD chiếm 20,11% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và giảm 11,12% so với năm 2001. Tính đến hết tháng 6/2003, kim ngạch xuất khẩu sang EU mới chỉ đạt 195 triệu USD, giảm 31,3% so với cùng kỳ năm 2002. Từ năm 2004 trở đi do có sự nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về tầm quan trọng của thị trường EU và sự định hướng của Hiệp hội dệt may nên kim ngạch xuất khẩu bắt đầu tăng trở lại, năm 2004 đạt 762 triệu USD, năm 2005: 800 triệu và năm 2006 là 1,24 tỷ USD. Điều này có được là nhờ những ưu đãi ngày càng nhiều từ phía EU dành cho chúng ta, cụ thể trong Hiệp định buôn bán hàng dệt may sửa đổi thì EU đã gia tăng mức hạn ngạch và điều chỉnh mức thuế quan theo hướng có lợi cho Việt Nam. Thêm vào đó sang năm 2005, EU đã dỡ bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam căn cứ vào Thoả thuận về việc bãi bỏ hạn ngạch hàng dệt may Việt Nam được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Liên minh châu Âu (3/12/2004). Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và kết quả là kim ngạch xuất khẩu năm 2006 là 1,24 tỷ USD, tăng đến 55% so với năm 2005. 1.2 Những khó khăn ngành dệt may gặp phải trong giai đoạn này và nguyên nhân: * Sau khi Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU được sửa đổi, kim ngạch xuất khẩu của chúng ta sang thị trường EU tăng nhanh, cơ cấu mặt hàng liên tục được thay đổi phù hợp với xu hướng thời trang. Tuy nhiên, trong giai đoạn này ngành dệt may Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn nhất định như: - Thiếu bạn hàng tiêu thụ trực tiếp, không ký được hợp đồng xuất khẩu trực tiếp với các bạn hàng EU mà phải thông qua trung gian nên gần 80% hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU phải gia công qua nước thứ ba mang lại hiệu quả kinh tế thấp. Trong đó, phần gia công cho các nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31782.doc
Tài liệu liên quan