Đề án Hoàn thiện kế toán tổng hợp hàng tồng kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ

MỤC LỤC

***

Trang LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG TỒN KHO VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO 2

I / Các vấn đề cơ bản về kế toán hàng tồn kho 2

1. Hàng tồn kho và phân loại hàng tồn kho 2

2. Tính giá hàng tồn kho 3

3. Phương pháp kế toán hàng tồn kho 3

a) Phương pháp kê khai thường xuyên 3

b) Phương pháp kiểm kê định kỳ 4

II / Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ 5

1. Tài khoản sử dụng 5

2. Hạch toán hàng tồn kho tại doanh nghiệp sản xuất 7

a) Hạch toán vật liệu, dụng cụ 7

b) Tổng hợp chi phí sản xuất 10

c) Hạch toán thành phẩm 12

3. Hạch toán hàng tồn kho tại doanh nghiệp thương mại 14

a) Theo phương pháp kê khai thường xuyên 14

b) Theo phương pháp kiểm kê định kỳ 16

III / Phương pháp kế toán hàng tồn kho trong kế toán quốc tế 17

1. Kế toán Mỹ 17

2. Kế toán Pháp 17

 

 

Phần II: PHƯƠNG HƯỚNG , GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO 19

1. Những vướng mắc trong chế độ hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ 19

a) Thiếu nhất quán về nội dung hạch toán 19

b) Hệ thống tài khoản và quy trình hạch toán rườm rà 20

c) Sự phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. 21

3. Phương hướng hoàn thiện 22

4. Đề xuất một số giải pháp 22

a) Thống nhất hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán 22

b) Xây dựng các phương pháp ước tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ 24

KẾT LUẬN 26

 

doc29 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4756 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Hoàn thiện kế toán tổng hợp hàng tồng kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế toán sử dụng các tài khoản : - Tài khoản 151 _ Hàng mua đang đi đường - Tài khoản 152 _ Nguyên, vật liệu - Tài khoản 153 _ Công cụ, dụng cụ - Tài khoản 154 _ Chi phí sản xuất,kinh doanh dở dang - Tài khoản 155 _ Thành phẩm - Tài khoản 156 _ Hàng hoá 1561 _ Giá mua hàng hoá 1562 _ Chi phí thu mua hàng hoá - Tài khoản 157 _ Hàng gửi bán - Tài khoản 632 _ Giá vốn hàng bán - Tài khoản 611 _ Mua hàng ( dùng cho phương pháp kiểm kê định kỳ) 6111 _ Mua nguyên, vật liệu 6112 _ Mua hàng hoá - Tài khoản 631 _ Giá thành sản xuất ( dùng cho phương pháp kiểm kê định kỳ) Với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên các tài khoản hàng tồn kho ( TK 151 đến TK 157 ) dùng để theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, tình hình biến động tăng, giảm các loại hàng tồn kho theo giá thực tế . Bên Nợ : phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá thực tế của hàng tồn kho trong kỳ Bên Có : phản ánh các nghiệp vụ làm giảm hàng tồn kho trong kỳ theo giá thực tế . Dư Nợ : Phản ánh giá thực tế của hàng tồn kho tồn đầu kỳ hay cuối kỳ. Đối với các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì các tài khoản hàng tồn kho chỉ sử dụng để phản ánh giá thực tế của hàng tồn kho tồn đầu kỳ hay cuối kỳ. Bên Nợ : Phản ánh giá thực tế hàng tồn cuối kỳ được kết chuyển sang . Bên Có : Kết chuyển giá thực tế của hàng tồn đầu kỳ . Dư Nợ : Giá thực tế hàng tồn đầu kỳ hay cuối kỳ. Để phản ánh tình hình biến động tăng, giảm hàng tồn kho các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ cần sử dụng các tài khoản sau : - Tài khoản 611 " Mua hàng " : dùng để theo dõi tình hình thu mua, tăng, giảm của hàng tồn kho theo giá thực tế . Bên Nợ : phản ánh giá thực tế hàng tồn đầu kỳ được kết chuyển sang . Phản ánh giá thực tế hàng tăng thêm trong kỳ . Bên Có : Phản ánh giá thực tế của hàng xuất dùng xuất bán …trong kỳ. Kết chuyển giá thực tế hàng tồn cuối kỳ . Tài khoản 611 chi tiết thành hai tiểu khoản : Tài khoản 6111 " Mua nguyên, vật liệu ". Tài khoản 6112 " Mua hàng hoá ". Tài khoản 611 cuối kỳ không có số dư . - Tài khoản 631 " Giá thành sản xuất " : Dùng để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . Bên Nợ : Phản ánh trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ . Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ . Bên Có : Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất . Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ . Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành . Tài khoản 631 cuối kỳ không có số dư . Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như 111, 112, 133, 331, 621, 632… Lưu ý : Tài khoản 133(1331) "Thuế GTGT được khấu trừ" chỉ sử dụng với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ . Đối với các doanh nghiệp này giá thực tế hàng mua là giá không bao gồm thuế GTGT . Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì giá thực bao gồm cả thuế GTGT. 2. Hạch toán hàng tồn kho tại các doanh nghiệp sản xuất : Tại các doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho bao gồm : nguyên liệu,vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm . Dòng lưu chuyển chi phí tại doanh nghiệp sản xuất có thể biểu hiện qua sơ đồ sau : Nguyên, vật liệu Lao động Chi phí sản xuất chung Sản phẩm dở dang Thành phẩm Giá vốn hàng bán Cách thức hạch toán từng loại hàng tồn kho này như sau : Hạch toán vật liệu, dụng cụ: Theo phương pháp kê khai thường xuyên: Trong kỳ , khi phát sinh các nghiệp vụ làm tăng giá trị vật liệu ,dụng cụ tồn kho như mua ngoài, nhập vật liệu, dụng cụ tự chế hay thuê ngoài gia công, nhận vốn góp liên doanh, đánh giá tăng, kiểm kê thừa … kế toán ghi Nợ tài khoản 152, 153 theo giá thực tế, đối ứng Có các tài khoản liên quan. Các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá trị vật liệu ,dụng cụ kế toán ghi Có tài khoản 152, 153 và đối ứng Nợ các tài khoản liên quan . Trường hợp mua hàng, nhập kho kế toán căn cứ vào hoá đơn mua hàng, chứng từ phản ánh chi phí thu mua và các chứng từ khác để ghi tăng giá trị hàng tồn kho : Nợ TK 152,153: Trị giá mua và chi phí thu mua Nợ TK 133(1331) : Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có ) Có TK liên quan (111,112, 331…) : Tổng giá thanh toán Trường hợp được hưởng giảm giá hàng mua hay hàng mua trả lại kế toán ghi giảm giá thực tế vật liệu dụng cụ tồn kho: Nợ TK 111,112,331,1388…: Giá thanh toán Có TK 152,153 : Số giảm giá, hàng mua trả lại Có TK 133(1331): Thuế GTGT đầu vào tương ứng( nếu có) Khi xuất vật liệu, dụng cụ cho sản xuất kinh doanh, kế toán ghi : Nợ TK 621, 627, 641, 642, 142… Có TK 152, 153 Các trường hợp tăng, giảm hàng tồn kho khác được phản ánh theo sơ đồ hạch toán sau : Sơ đồ hạch toán tổng quát vật liệu, dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 331, 111, 112… TK 152, 153 TK 111,112,331… Giảm giá được hưởng, hàng mua trả lại Tăng do mua ngoài Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) TK 151 TK 621,627,641, 642,142… Hàng đi đường kì trước Xuất cho sản xuất kinh doanh TK441 TK 154 TK 642,3381 TK128,222 TK 1381, 642… TK 412 Nhận cấp phát,tặng thưởng, vốn góp liên doanh Thuê ngoài gia công, chế biến Phát hiện thừa khi kiểm kê Phát hiện thiếu khi kiểm kê Nhận lại vốn góp liên doanh Đánh giá giảm Đánh giá tăng TK 1331 DĐK: xxx Theo phương pháp kiểm kê định kỳ : Quá trình hạch toán vật liệu dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ được tiến hành theo trình tự sau : Đầu kỳ , kế toán kết chuyển giá trị hàng tồn từ các tài khoản 151, 152, 153 sang tài khoản 6111(chi tiết cho từng loại hàng tồn kho ): Nợ TK 611(6111) Có TK 151 Có TK 152 Có TK 153 Trong kỳ kế toán căn cứ các hoá đơn, chứng từ mua hàng để phản ánh giá thực tế vật liệu dụng cụ mua vào : Nợ TK 611(6111) : Trị giá hàng mua và chi phí thu mua. Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán Nếu phát sinh các khoản giảm giá hàng mua hay hàng mua trả lại do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất , kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 331… Có TK 133(1331) : Thuế GTGT được khấu trừ tương ứng Có TK 611(6111) :Giá thực tế hàng mua Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê vật liệu dụng cụ tồn kho, kế toán kết chuyển giá trị vật liệu dụng cụ tồn cuối kỳ về các tài khoản 151, 152, 153 Nợ TK 151 Nợ TK 152 Nợ TK 153 Có TK 611(6111) Giá trị vật liệu dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh được xác định bằng cách lấy tổng phát sinh bên Nợ tài khoản 6111 trừ đi số phát sinh Có tài khoản 6111 rồi phân bổ cho các đối tượng sử dụng (theo mục đích sử dụng hay tỷ lệ định mức) Nợ TK 621, 627, 641, 642, 142… Có TK 611(6111) TK 611 TK 111,112,331 TK 1331 TK 151,152,153 TK 151, 152, 153 TK 111,112,331 TK 621, 627, 641, 642, 142… TK 411,222,338… Giá trị vật liệu, dụng cụ tồn đầu kỳ Giá trị vật liệu, dụng cụ tồn cuối kỳ Giá trị vật liệu dụng cụ mua vào trong kỳ Giảm giá hàng mua,hàng mua trả lại , Thuế GTGT được khấu trừ Vật liệu dụng cụ tăng do các nguyên nhân khác Giá thực tế vật liệu dụng cụ xuất dùng Sơ đồ hạch toán tổng hợp vật liệu, dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ DĐK : xxx Tổng hợp chi phí sản xuất : Theo pháp kê khai thường xuyên : Cuối kỳ, kế toán kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng: Nợ TK 154. Có TK 621 Có TK 622 Có TK 627 Nếu phát sinh các khoản giảm trừ chi phi như phế liệu thu hồi, vật tư chưa sử dụng hết nhập kho…kế toán ghi giảm chi phí : Nợ TK 152,138… Có TK 154 Khi sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp , kế toán phản ánh giá thành sản phẩm hoàn thành : Nợ TK 155 Nợ TK 157 Nợ TK 632 Có TK 154 Sơ đồ hạch toán CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 621 TK 154 TK 622 TK 111, 152, 138 TK 155 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp TK 627 TK 632 TK 157 Các khoản giảm trừ chi phí DĐK: xxx Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Giá thành sản phẩm hoàn thành Nhập kho Gửi bán Tiêu thụ trực tiếp Kết chuyển hay phân bổ chi phí sản xuất chung Theo phương pháp kiêm kê định kỳ: Theo phương pháp kiểm kê dịnh kỳ việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm được thực hiên trên tài khoản 631 " Giá thành sản xuất ". Đầu kỳ, kế toán kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang từ tài khoản 154 về tài khoản 631 : Nợ TK 631 Có TK 154 Cuối kỳ, các chi phí sản xuất được kết chuyển về tài khoản 631 : Nợ TK 631 Có TK 621,622,627 Căn cứ kết quả kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang , kết chuyển về tài khoản 154 : Nợ TK 154 Có TK 631 Căn cứ vào bảng tính giá thành, phản ánh tổng giá thành sản phẩm lao vụ hoàn thành trong kỳ : Nợ TK 632 Có TK 631 Sơ đồ tổng hợp CPSX theo phương pháp kiểm kê định kỳ TK 621 TK 631 TK 622 TK 154 TK 632 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp TK 627 Kết chuyển giá trị sản phẩm dịch vụ dở dang cuối kỳ Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ haonf thành nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp Kết chuyển giá trị sản phẩm, dich vụ dở dang đầu kỳ Kết chuyển hay phân bổ chi phí sản xuất chung Hạch toán thành phẩm: Theo phương pháp kê khai thường xuyên : Khi phát sinh các nghiệp vụ nhập kho thành phẩm từ bộ phận sản xuất hoặc thuê ngoài gia công chế biến kế toán gi theo giá thành thực tế : Nợ TK 155 Có TK 154 Khi xuất kho thành phẩm để tiêu thụ hay gửi bán, kế toán ghi : Nợ TK 632: Tiêu thụ trực tiếp Nợ TK 157 : Gửi bán Có TK 155 Đồng thời ghi bút toán phản ánh doanh thu đối với hàng tiêu thụ : Nợ TK 111,112,131…:Tổng giá thanh toán . Có TK 511 : Doanh thu thuần. Có TK 333(3331): Thuế GTGT đầu ra (nếu có). Các trường hợp tăng, giảm khác hạch toán tương tự như đối với vật liệu, dụng cụ. Sơ đồ hạch toán thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 154 TK 155 TK 632 Xuất trả lương, thưởng, biếu tặng Sản xuất hoặc thuê ngoài gia công chế biến nhập kho TK 157,632 TK 157 Sản phẩm gửi bán, ký gửi, gửi đại lý hay hàng bán bị trả lại Xuất gửi bán, ký gửi, gửi đại lý TK 642, 3381, 412… TK 642, 1381, 222 … Tăng do các nguyên nhân khác Giảm do các nguyên nhân khác DĐK: xxx Theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Đầu kỳ, kế toán kết chuyển giá vốn hàng chưa tiêu thụ về tài khoản 632: Nợ TK 632 Có TK 155,157 Trong kỳ , căn cứ các chứng từ phản ánh nhập , xuất, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ , kê toán ghi : - Phản ánh giá vốn hàng bán bị trả lại : Nợ TK 631 Có TK 632 - Phản ánh tổng giá thành sản phẩm,dịch vụ đã hoà thành nhập kho trong kỳ, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp: Nợ TK632 Có TK 631 Cuối kỳ , căn cứ kết quả kiểm kê hàng tồn kho chưa tiêu thụ, kế toán tiến hành kết chuyển giá trị sản phẩm , dịch vụ chưa tiêu thụ cuối kỳ Nợ TK 155 Nợ TK 157 Có TK 632 Đồng thời xác định và kết chuyển giá vốn hàng bán đã xác định là tiêu thụ trong kỳ theo công thức : Giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ = Giá vốn hàng chưa tiêu thụ đầu kỳ + Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ sản xuất trong kỳ - Giá vốn hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ Nợ TK 911 Có TK 632 Sơ đồ hạch toán thành phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ TK 631 TK 632 TK 155,157 TK 911 Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp Kết chuyển giá vốn hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ Kết chuyển giá vốn hàng đã tiêu thụ Kết chuyển giá vốn hàng chưa tiêu thụ đầu kỳ Hàng bán bị trả lại DĐK: xxx 3. Hạch toán hàng tồn kho tại doanh nghiệp thương mại : Doanh nghiệp kinh doanh thương mại với hai hoạt động chủ yếu là hoạt động mua hàng hoá và hoạt động bán hàng hoá cho người tiêu dùng hay các đơn vị trung gian . Theo phương pháp kê khai thường xuyên: Đối với các doanh nghiệp thương mại hạch toán hàng tồn kho theo theo phương pháp kê khai thường xuyên, trị giá hàng mua và chi phí thu mua được hạch toán riêng . Do đó tài khoản 156 " Hàng hoá " dược chi tiết thành 1561 "Giá mua hàng hoá ". 1562 "Chi phí thu mua hàng hoá ". Quá trình hạch toán tiến hành như sau : Khi mua hàng hoá nhập kho kế toán căn cứ hoá đơn mua hàng và các chứng từ liên quan ghi : Nợ TK 156(1561) : trị giá mua Nợ TK 153(1532) : tri giá bao bì tính riêng (nếu có) Nợ TK 133(1331) : Thuế GTGT được khấu trừ( nếu có). Có Tl liên quan (111,112,331…) : tổng giá thanh toán Các khoản chi phí thu mua thực tế phát sinh , ghi: Nợ TK 156(1562) tập hợp chi phí thu mua. Nợ TK 133(1331) : Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có) Có TK liên quan (111,112,331…) Các khoản giảm giá hàng mua hay hàng mua trả lại hạch toán tương tự như đối với doanh nghiệp sản xuất . Khi tiêu thụ kế toán phản ánh giá vốn hàng tiêu thụ : Nợ TK 632 Có TK 156(1561) Đồng thời phản ánh doanh thu của hàng tiêu thụ : Nợ TK 111,112,131…: Tổng giá thanh toán Có TK 511 : Doanh thu bán hàng Có TK 333(3331) : Thuế GTGT đầu ra(nếu có) Sơ đồ hạch toán : TK 157, 632 TK 151 TK 1561 TK 157 TK 111, 112 331… TK 1562 TK 632 Hàng hoá gửi bán,ký gửi Hàng hoá gửibán,hàng bán bị trả lại Trị giá hàng mua Giá vốn của hàng tiêu thụ Chi phí thu mua Phân bổ chi phí thu mua cho hàng tiêu thụ Hàng đi đường về nhập kho Theo phương pháp kiểm kê định kỳ : Đầu kỳ , kết chuyển trị giá hàng chưa tiêu thụ Nợ TK 611(6112) Có TK 156 , 157, 151. Trong kỳ kinh doanh , phản ánh trị giá hàng tăng thêm : Nợ TK 611(6112): Giá thưc tế hàng mua ( trị giá mua và chi phí thu mua). Nợ TK 133(1331) : Thuế GTGT được khấu trừ( nếu có). Có TK111,112,331… Cuối kỳ, căn cứ kết quả kiểm kê , xác định hàng đã tiêu thụ hay chưa tiêu thụ cuối kỳ : - Kết chuyển trị giá hàng chưa tiêu thụ : Nợ TK 151,156,157. Có TK 611(6112). - Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ : Nợ TK 632. Có TK 611(6112). Các bút toán phản ánh doanh thu tương tự như đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Sơ đồ hạch toán hàng hoá theo phương pháp kiểm kê định kỳ: TK 151,156,157 TK 6112 TK 632 TK 111, 112, 331 TK 151,156,157 Kết chuyển trị giá hàng tồn đầu kỳ Kết chuyển trị giá hàng tồn cuối kỳ Giá thực tế hàng mua trong kỳ ( giá mua và chi phí thu mua) Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của hàng tiêu thụ DĐK: xxx III / PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KẾ TOÁN QUỐC TẾ 1. Kế toán Mỹ : Trong kế toán Mỹ , quá trình hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ về cơ bản giống như kế toán Việt Nam . Ngoài ra nhằm đơn giản bớt công việc ghi chép đồng thời vẫn nắm được các thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời cập nhật , các công ty thường sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên sửa đổi ( modified perpetual inventory system ). Theo phương pháp này, kế toán trong doanh nghiệp tiến hành ghi chép số lượng hàng tồn kho tăng giảm trong kỳ chỉ theo số lượng trên sổ chi tiết cho từng loại hàng tồn kho . Phương pháp này cho phép doanh nghiệp có thể giảm công sức ghi chép và vẫn có thể xác định được mức độ tồn kho vào bất kỳ thời điểm nào của quá trình kinh doanh , tránh được sự thiếu, hụt mất mát hay tồn đọng quá nhiều về hàng tồn kho . 2. Kế toán Pháp : Theo chế độ kế toán của Pháp thì các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho . Theo phương pháp kiểm kê định kỳ số tiền khi mua mua vật tư , hàng hoá kế toán ghi ngay vào chi phí trong kỳ ( TK 601 "Mua nguyên, vật liệu", TK 602 "Mua các loại dự trữ sản xuất khác", TK 607 "Mua hàng hoá " ) . Do đó , cuối kỳ cần kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho để xác định số chênh lệch giữa tồn đầu kỳ và tồn cuối kỳ . Trên cơ sở đó diều chỉnh số tiền mua vật tư , hàng hoá trong kỳ về trị giá vật tư hàng hoá xuất dùng . Trị giá hàng xuất trong năm = Trị giá vật tư , hàng hoá mua vào + Trị giá hàng tồn đầu năm - Trị giá hàng tồn cuối năm Chi phí thực tế Đã ghi vào chi phí Chênh lệch tồn kho Sơ đồ hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ TK liên quan (531,512,401…) TK "Mua hàng" (601,602,607) TK "Kết quả niên độ(12) Kết chuyển chi phí Mua hàng TK "Hàng tồn kho" (31,32,37 ) TK "Chênh lệch tồn kho"(603) Kết chuyển giá trị tồn kho đầu năm Điều chỉnh tăng chi phí Điều chỉnh giảm chi phí Kết chuyển giá trị tồn kho cuối năm DĐK:*** Về nguyên tắc, phương pháp kê khai thường xuyên chỉ sử dụng trong kế toán phân tích . Tuy nhiên nếu các doanh nghiệp muốn theo dõi một cách thường xuyên liên tục tình hình nhập , xuất tồn kho trên sổ kế toán thì hệ thống kế toán Pháp cũng cho phép các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho . Theo phương pháp này , các bút toán phản ánh việc mua hàng , kết chuyển tồn kho (đầu kỳ và cuối kỳ), kết chuyển thu nhập, điều chỉnh chênh lệch vẫn được thực hiện như phương pháp kiểm kê định kỳ. Nhưng khi mỗi lần nhập, xuất hàng kế toán ghi như sau : Khi nhập hàng vào kho, ghi Nợ TK "Hàng tồn kho" Có TK "Chênh lệch tồn kho" Khi xuât kho để sử dụng hay bán, ghi Nợ TK "Chênh lệch tồn kho" Có TK " Hàng tồn kho" TK "Chênh lệch tồn kho"(603) TK "Hàng tồn kho"(31,32,37 ) DĐK:*** Xuất Nhập Sơ đồ hạch toán : PHẦN II: PHƯƠNG HƯỚNG , GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO 1. Những vướng mắc trong chế độ hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ hiện nay: Hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam hiện nay có quy định nội dung, phương pháp ghi chép trên các tài khoản liên quan đến quá trình hạch toán hàng tồn kho . Quy định về hạch toán hàng tồn kho theo các phương pháp như hiện nay cơ bản đã đáp ứng ở mức độ nhất định yêu cầu công tác hạch toán, quản lý hàng tồn kho tại các doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi chép, phản ánh của kế toán cũng như công tác kiểm tra . Hệ thống phương pháp này cũng thể hiện sự vân dụng có tính chọn lọc các mô hình, chuẩn mực , nguyên tắc và thông lệ kế toán quốc tế vào Việt Nam . Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nói trên , quy định phương pháp kế toán hàng tồn kho hiện nay vẫn tồn tại những điểm chưa hợp lý , dẫn đến việc áp dụng trong thực tế gặp một số khó khăn lúng túng . Cụ thể là : Thiếu nhất quán về nội dung hạch toán giữa hai phương pháp : Đối với các doanh nghiệp thương mại, cần hạch toán riêng khối lượng hàng hoá mua vào và chi phí thu mua để từ đó xác định được chỉ tiêu khối lượng hàng hoá luân chuyển và chi phí lưu thông của hàng luân chuyển ( bao gồm chi phí thu mua, bảo quản và tiêu thụ ). Tuy nghiên, việc hạch toán riêng chi phí thu mua và tính phân bổ chi phí mua hàng cho hàng hoá đã tiêu thụ và hàng hoá còn lại cuối kỳ mới chỉ quy định cho các doanh nghiệp thương mại áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên . Theo phương pháp này, tài khoản 156 "Hàng hoá " được chi tiết thành tiểu khoản : - 1561 " Giá mua hàng hoá " - 1562 " Chi phí thu mua hàng hoá ". Còn đối với doanh nghiệp thương mại kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ , giá trị hàng mua và chi phí thu mua cùng được phản ánh vào tài khoản 611(6112) " Mua hàng hoá " . Như vậy, là đã có sự không thống nhất về quy định kế toán chi phí thu mua hàng hoá và phản ánh trị giá thực tế của hàng hoá mua vào trên các tài khoản kế toán tổng hợp. Hệ thống tài khoản và quy trình hạch toán còn rườm rà phức tạp : Một trong nhưng yêu cầu của việc xây dựng hệ thống tài khoản là đáp ứng nhu cầu thông tin cho quản lý, tiện lợi cho việc hạch toán hàng ngày cũng như quyết toán định kỳ, sao cho số lượng tài khoản ít nhất có thể cung cấp nhiều thông tin thiết thực và bổ ích cho quản lý kinh doanh . Tuy nhiên, việc quy định hệ thống tài khoản , phương pháp hạch toán phân biệt giữa hai phương kế toán hàng tồn kho như hiện nay làm cho hệ thống tài khoản thêm cồng kềnh , phức tạp . Đối với phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản hàng tồn kho chỉ sử dụng để phản ánh số tồn đầu kỳ và cuối kỳ phải chăng là một sự lãng phí . Hơn nữa, quy định như vậy làm mất đi tính đặc trưng cơ bản trong nội dung của một tài khoản kế toán , đó là việc phản ánh tính vận động trên hai mặt đối lập của bất kỳ một đối tượng kế toán nào trên tài khoản . Vấn đề đặt ra là liệu có nhất thiết phải mở thêm tài khoản 611 "Mua hàng",và tài khoản 631 "Giá thành sản xuất" để theo dõi biến động tăng, giảm hàng tồn kho hay không . Rõ ràng , với quy định hiện nay quy trình hạch đối với phương pháp kiểm kê định kỳ còn rườm ra, phức tạp làm tăng khối lượng công việc ghi chép của kế toán một cách không cần thiết , chẳng hạn như việc kết chuyển số dư đầu kỳ, cuối kỳ của hàng tồn kho . Với hệ thống tài khoản và quy trình hạch toán phức tạp và thiếu nhất quán , trước hết, gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong việc hướng dẫn thực hiện , cũng như khó khăn trong công tác giảng dạy và học tập kế toán tại các trường học. Thứ nữa là gây khó khăn , lúng túng và thiếu thống nhất trong việc vận dụng vào thực tế tại các doanh nghiệp. Thực tế đã xảy ra trường hợp không thống nhất giữa kế toán của doanh nghiệp với cán bộ thuế trong việc giải trình với cơ quan thuế về các vấn đề liên quan đến hàng tồn kho , đặc biệt là với các doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ . Sự phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp : Hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay quy định doanh nghiệp chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ . Quy định này là chưa thực sự phù hợp , gắn với đặc điểm tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường , xuất hiện nhiều doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng , quy mô lớn , do đó hàng tồn kho trong doanh nghiệp cũng rất đa dạng và phong phú . Mỗi loại hàng tồn kho lại có yêu cầu quản lý khác nhau, có những loại hàng tồn kho cần được theo dõi một cách thường xuyên, cập nhật tình hình biến động , bên cạnh đó có những loại chỉ cần quản lý , theo dõi trên cơ sở kiểm kê định kỳ. Như vậy, doanh nghiệp sẽ chọn phương pháp nào để hạch toán hàng tồn kho ? Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên sẽ có được thông tin kịp thời ,chính xác về hàng tồn kho nhưng là tốn nhiều công sức không cần thiết đối với những loại hàng chỉ cần theo dõi, kiểm kê một cách định kỳ. Nếu doanh nghiệp chọn phương pháp kiểm kê định kỳ thì sẽ giảm bớt khối lượng công việc ghi chép, nhưng với một số loại hàng tồn kho cần theo dõi thường xuyên thì doanh nghiệp lại phải phản ánh trên những sổ sách riêng ngoài tài khoản . Trong trường hợp này, phải chăng hệ thống tài khoản đã chưa đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ cho quản lý . Để khắc phục vấn đề này, trong kế toán Mỹ , các doanh nghiệp còn sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên có sửa đổi ( Modified perpetual inventory system) để kế toán hàng tồn kho . Đó là , kế toán ghi chép số lượng hàng tồn kho tăng, giảm trong kỳ theo số lượng trên sổ chi tiết cho từng loại hàng tồn kho . Nhờ vậy doanh nghiệp có thể giảm công việc ghi chép mà vẫn có thể theo dõi tình hình biến động của hàng tồn kho một cách liên tục. Hoặc trong kế toán của Pháp , bên cạnh quy định các doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì cũng cho phép nếu doanh nghiệp có yêu cầu theo dõi thường xuyên tình hình biến động hàng tồn kho trên sổ kế toán vẫn có thể sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên . Điều này có thể thực hiện được là do kế toán Pháp quy định việc hạch toán thống nhất trên một hệ thống tài khoản cho cả phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ . Vấn đề đặt ra là liệu có nên coi phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ là các phương pháp kế toán hàng tồn kho hay chỉ là các phương pháp để quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp . 2. Nguyên tắc hoàn thiện phương pháp kế toán hàng tồn kho : Thông tin kịp thời và chính xác vể hàng tồn kho là một yêu cầu quan trọng đối với quản lý . Vì thế đặt ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống phương pháp hạch toán, nâng cao hiệu quả công tác kế toán hàng tồn kho . Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý trong các doanh nghiệp . Nhà nước nên sớm nghiên cứu đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm hoàn thiện hệ thống hạch toán kế toán nói chung và phương pháp kế toán hàng tồn kho nói riêng . Hoàn thiện phương pháp kế toán hàng tồn kho phải được tiến hành trên nguyên tắc : Một là , đảm bảo sự thống nhất giữa cơ chế quản lý kinh tế, tài chính của nhà nước với hệ thống kế toán. Hai là, đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam trong cơ chế thị trường . Ba là, phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế được thừa nhận. Nội dung cơ bản của việc hoàn thiện phương pháp kế toán hàng tồn kho bao gồm : Cải tiến hệ thống tài khoản và quy trình hạch toán hàng tồn kho khoa học, hợp lý hơn, có tính thống nhất cao, bảo đảm việc thu thập thông tin nhanh nhạy, tiết kiệm chi phí . Có biện pháp nâng cao độ chính xác của các phương pháp kế toán hàng tồn kho , nhất là đối với phương pháp kiểm kê định kỳ . Có như vậy thì việc hoàn thiện phương pháp kế toán hàng tồn kho mới thực sự đem lại lợi ích và có ý nghĩa thiết thực . 3. Một số ý kiến đề xuất : Trên cơ sở nghiên cứu , và phân tích chế độ kế toán Việt Nam về hạch toán hàng tồn kho theo ha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện kế toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên & phương pháp kiểm kê định kỳ.doc
Tài liệu liên quan