Đề án Hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu thiết bị toàn bộ bằng nguồn vốn nhà nước

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

I. Tổng quan về nghiệp vụ nhập khẩu thiết bị toàn bộ bằng vốn ngân sách nhà nước 3

1.1 Các khái niệm 3

1.2. Doanh nghiệp được phép kinh doanh nhập khẩu thiết bị toàn bộ 4

1.3 Doanh nghiệp được chỉ định nhập khẩu thiết bị toàn bộ 5

1.4 Hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ. 6

1.5 Phân loại và tính thuế nhập khẩu thiết bị toàn bộ. 8

1.5.1. Nguyên tắc phân loại 8

1.5.2. Thủ tục hồ sơ để phân loại và tính thuế nhập khẩu theo máy chính 10

II, Thực trạng thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu thiết bị toàn bộ bằng vốn ngân sách Nhà nước 13

2.1 Thực trạng nhập khẩu thiết bị toàn bộ bằng vốn ngân sách nhà nước 13

2.2 Những tồn tại và nguyên nhân 16

III Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu thiết bị toàn bộ bằng ngồn vốn ngân sách nhà nước. 21

3.1 Giải pháp về phía doanh nghiệp 21

3.2. Giải pháp về nhà nước 26

3.3 Một số kiến nghị. 28

KẾT LUẬN 30

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 31

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu thiết bị toàn bộ bằng nguồn vốn nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất bổ trợ cho nhau để đồng thời hay gối đầu nhau thực hiện các chức năng riêng biệt của từng máy và của cả hệ thống. - Vừa nhập khẩu vừa tự sản xuất hoặc mua trong nước nhưng phải đáp ứng 3 điều kiện: Thứ nhất, máy chính phải là máy được nhập khẩu; Thứ hai, tập hợp các máy móc, thiết bị vừa nhập khẩu vừa tự sản xuất hoặc mua trong nước tạo thành một tổ hợp hoặc một dây chuyền với một chuỗi các máy móc, thiết bị liên kết với nhau, có tính chất bổ trợ cho nhau để đồng thời hay gối đầu nhau nhằm thực hiện các chức năng riêng biệt của từng máy và của cả hệ thống; Thứ ba, đối tượng sử dụng tập hợp các máy móc vừa nhập khẩu vừa tự sản xuất hoặc mua máy móc do trong nước sản xuất phải tự kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về loại máy móc tự sản xuất hoặc mua trong nước, tên đơn vị sản xuất hoặc đơn vị cung cấp máy và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai này. Trường hợp kê khai sai thì ngoài việc bị truy thu thuế nhập khẩu theo đúng mã số của từng máy móc thiết bị quy định của Biểu thuế nhập khẩu tại thời điểm truy thu còn bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản pháp luật có liên quan. 1.5.2. Thủ tục hồ sơ để phân loại và tính thuế nhập khẩu theo máy chính a, Hồ sơ Hàng hoá nhập khẩu là thiết bị toàn bộ được tính thuế nhập khẩu theo máy chính phải có đủ các hồ sơ sau đây: - Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc Dự án đầu tư thiết bị toàn bộ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó ghi rõ tên máy móc thiết bị nhập khẩu, sản xuất hoặc mua trong nước. Doanh nghiệp xuất trình bản chính để cơ quan hải quan đối chiếu khi làm thủ tục nhập khẩu. - Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành về máy chính của lô hàng thiết bị toàn bộ nhập khẩu. Doanh nghiệp nộp bản chính cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục. Cơ quan quản lý chuyên ngành là cơ quan quản lý có tính chất chuyên ngành đối với việc sử dụng máy móc, thiết bị nhập khẩu, có thể cấp Bộ hoặc cấp Sở. Cơ quan quản lý chuyên ngành chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận của mình. Ví dụ: Doanh nghiệp Cổ phần A thuộc Thành phố Hà Nội có nhập khẩu tập hợp máy móc làm bia, thì cơ quan xác nhận máy chính là Bộ Công nghiệp hoặc Sở Công nghiệp, không phải là Uỷ ban nhân dân các cấp. Công ty liên doanh B đóng tại địa phương Quảng Ninh có nhập một dây chuyền sản xuất gạch thì cơ quan xác nhận máy chính là Bộ Xây dựng, không phải Bộ hoặc Sở kế hoạch tỉnh. Trường hợp có vướng mắc trong việc xác nhận máy chính thì cơ quan quản lý chuyên ngành trao đổi với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan để xác định máy chính làm căn cứ tính thuế nhập khẩu các máy móc, thiết bị này. - Hợp đồng nhập khẩu (trực tiếp hoặc uỷ thác), Bảng kê chi tiết lô hàng nhập khẩu (Packing list) và các chứng từ khác (nếu có) ghi rõ tên các loại máy móc thiết bị nhập khẩu (nộp bản chính cho cơ quan hải quan). b, Thực hiện việc tính thuế. Căn cứ vào hồ sơ quy định tại điểm trên và kết quả kiểm tra hàng hoá thực nhập khẩu, hoặc vừa nhập khẩu vừa tự sản xuất hoặc mua trong nước (nếu có) phù hợp quy định tại TT 85/2003/TT- BTC ngày 29/8/2003 thì cơ quan hải quan nơi làm tục nhập khẩu sẽ tính thuế tập hợp các máy móc của thiết bị toàn bộ theo máy chính và mở sổ để theo dõi hàng hoá thực nhập với Danh mục hàng hoá cần nhập khẩu đã được cơ quan phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc Dự án đầu tư duyệt. Nếu nghi ngờ việc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền là không chính xác, thì cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu vẫn thực hiện tạm tính thuế theo máy chính đã được xác nhận và phản ảnh ngay cho cơ quan xác nhận biết đồng thời báo cáo Tổng cục Hải quan giải quyết. Trường hợp còn vướng mắc, Tổng cục Hải quan sẽ báo cáo Bộ Tài chính để làm việc với các Bộ, ngành có liên quan giải quyết. Trường hợp xác nhận của cơ quan có thẩm quyền không phù hợp thì hàng hoá nhập khẩu sẽ được tính lại thuế. Nếu số tiền thuế nhập khẩu đã nộp nhiều hơn số thuế phải nộp theo mức thuế tính lại, đơn vị nhập khẩu thiết bị toàn bộ sẽ được hoàn thuế hoặc khấu trừ vào số thuế phải nộp của lô hàng sau. Nếu số tiền thuế đã nộp ít hơn số thuế phải nộp theo mức thuế tính lại, cơ quan hải quan sẽ thực hiện việc truy thu thuế đối với hàng hoá đã làm thủ tục. Việc thực hiện truy thu, truy hoàn hoặc khấu trừ thuế được thực hiện theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Các trường hợp kê khai nhập khẩu tập hợp máy móc, thiết bị toàn bộ để được tính và nộp thuế nhập khẩu theo máy chính nhưng thực tế không sử dụng máy móc thiết bị này thành một tổ hợp hoặc dây chuyền mà sử dụng theo máy riêng lẻ, thì ngoài việc truy thu thuế nhập khẩu theo đúng mức thuế nhập khẩu quy định cho từng máy, đơn vị còn bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản pháp luật liên quan. Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ ngành có liên quan để xử lý cụ thể việc áp dụng nguyên tắc phân loại theo máy chính cho các trường hợp nhập khẩu tập hợp máy móc của thiết bị toàn bộ, ngoài các máy móc, thiết bị thuộc các nhóm hoặc phân nhóm hàng của các chương 84, 85, 86, 88, 89, 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành. (Ví dụ: thiết bị toàn bộ đường ống dẫn khí) II, Thực trạng thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu thiết bị toàn bộ bằng vốn ngân sách Nhà nước 2.1 Thực trạng nhập khẩu thiết bị toàn bộ bằng vốn ngân sách nhà nước a, Giai đoạn trước năm 1990 Trong giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1989, Cả nước đã nhập khẩu hơn 500 công trình thiết bị toàn bộ lớn và nhỏ bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Trong số đó có nhiều công trình trọng điểm, có tầm quan trọng lâu dài đối với đời sống kinh tế xã hội của đất nước như: Công trình cầu Thăng Long, công trình khôi phục và mở rộng cảng Hải Phòng, hệ thống các đường dây và trạm biến thế điện trong cả nước, các công trình nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Hà Tiên, Công trình nhà máy nhiệt điện Phả lại, Công trình nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Thác Đà, Trị An, Nhà máy đường La Ngà, Công trình nhà máy giấy Tân Mai, Bãi Bằng… Trong giai đoạn này nhập khẩu thiết bị toàn bộ mang tính chất độc quyền. Chỉ có một doanh nghiệp duy nhất trong cả nước được phép nhập khẩu thiết bị toàn bộ, đó là công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Technoimport) mà tiền thân là Cục kiêm tổng công ty nhập khẩu thiết bị toàn bộ và trao đổi kỹ thuật thuộc Bộ Ngoại Thương. Tất cả các công trình thiết bị toàn bộ kể trên đều do Công ty Technoimport nhập khẩu thiết bị toàn bộ Về thị trường nhập khẩu, giống như các mặt hàng khác, thiết bị toàn bộ được nhập khẩu chủ yếu từ thị trường các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Trung Quốc. Việc nhập khẩu có tính chất đơn giản vì hầu như đều mang tính chất giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Việc lựa chọn đối tác không cần cân nhắc quá kỹ vì hầu hết các đối tác nước ngoài cũng đều là doanh nghiệp nhà nước của nước bạn nên rủi ro trong quá trình nhập khẩu dường như là không có. Việc thanh toán cho các hợp đồng cũng hết sức có lợi cho phía Việt Nam, chúng ta thường được cung cấp một khoản tín dụng lớn trong một khoảng thời gian dài với lãi xuất thấp. Việc đàm phán kí kết hợp đồng cũng diễn ra đơn giản vì nó được dựa trên tinh thần hợp tác và giúp đỡ giữa các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Những công trình thiết bị toàn bộ này có ý nghĩa hết sức to lớn trong sự nghiệp xây dựng đất nước. a, Giai đoạn sau 1990 Sau sự sụp đổ của một loại các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu, thị trường nhập khẩu truyền thống của ta bị mất đi, cùng với đó là mất đi sự giúp đỡ hết sức quý báu của các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Trong giai đoạn đầu những năm 90, ta đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường xuất nhập khẩu nói chung và thị trường nhập khẩu thiết bị toàn bộ nói riêng. Do chưa kịp thích ứng với việc thay đổi thị trường nhập khẩu, thêm vào đó là vẫn giữ thói quen làm việc như cũ, chưa dám tin tưởng bắt tay làm việc với các nước tư bản chủ nghía nên hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ gần như bị đình trệ lại. Tuy nhiên sau thời gian thích nghi và tích cực tìm kiếm thị trường, thay đổi nhận thức và cách thức kinh doanh, hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ đang diễn ra hết sức sôi động phục vụ tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Hiện nay chính sách về nhập khẩu thiết bị toàn bộ bằng vốn ngân sách Nhà nước đã thông thoáng hơn rất nhiều, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế đất nước và xu hướng chung của thế giới. Năm 1990, Nhà nước đã có một hướng đi hết sức đúng đắn đó là xoá bỏ tình trạng độc quyền trong kinh doanh thiết bị toàn bộ, cho phép được nhập khẩu trực tiếp mà không phải uỷ thác cho Technoimport như trước đây, và các doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo các điều kiện đã nêu ở trên là được phép nhập khẩu thiết bị toàn bộ. Đến nay đã có rất nhiều công trình thiết bị toàn bộ được hoàn thành như nhà máy xi măng Hoàng Mai (giá trị hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ là 123 triệu USD), nhà máy xi măng Tam Điệp (giá trị thiết bị toàn bộ 110 triệu USD), dự án thuỷ lợi đồng bằng sông Hồng (giá trị thiết bị toàn bộ là 10 triệu USD), nhà máy gạch men Hải Dương ( giá trị thiết bị toàn bộ là 3.550.000 USD)… và nhiều công trình thiết bị toàn bộ khác, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho đất nước mà còn có giá trị tích cực về mặt văn hoá, xã hội. Về thị trường nhập khẩu thiết bị toàn bộ: Thị trường nhập khẩu thiết bị toàn bộ đã có sự chuyển biến một cách hợp lý, theo xu hướng đa dạng hoá thị trường nhập khẩu. Sau khi thị trường truyền thống là các nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ thì chúng ta đã nhanh chóng chuyển sang một khu vực thị trường mới, đó là khối các nước tư bản chủ nghĩa. Hiện nay các nước này đã đạt tới trình độ phát triển cao về công nghệ, các thị trường cơ bản hiện nay là Nhật, Pháp, Đức, Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Đan mạch, Italia, Hàn Quốc, Malaysia, Thuỵ sĩ… Ngoài những công trình thiết bị truyền thống như đã nhập trước đây, thì hiện nay đã xuất hiện những nhu cầu thiết bị toàn bộ mới, đặc biệt là nhu cầu thiết bị toàn bộ để khai thác và chế biến dầu khí. Do có nhiều mặt hàng là mặt hàng mới nên kinh nghiệm nhập khẩu của ta chưa có nhiều, vì vậy trong quá trình nhập khẩu phải hết sức thận trọng. Tránh để tình trạng nhập khẩu phải thiết bị cũ, đã lỗi thời, lạc hậu, sau đó lại phải bổ sung sửa chữa mà hiệu quả hoạt động không cao. Trong hợp đồng thường có điều khoản quy định chất lượng thiết bị toàn bộ là thiết bị mới ( 100% brand new). Tuy nhiên để nhận biết thiết bị toàn bộ đó là thiết bị tiên tiến hay thiết đã bị lỗi thời, thì đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ am hiểu về thị trường khoa học công nghệ. Thế nhưng đội ngũ cán bộ này ở Việt Nam hiện vẫn đang còn rất thiếu và yếu, trình độ khoa học công nghệ chưa cao, kiến thức về thị trường còn nhiều hạn chế. Và do rất nhiều nguyên nhân khác mà hiệu quả của việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước chưa cao. Hiệu quả của công trình thiết bị toàn bộ lại phải sau một thời gian dài đưa vào sử dụng mới đánh giá được nên tình trạng nhập khẩu thiết bị toàn bộ đã lạc hậu về công nghệ vẫn còn diễn ra khá phổ biến. 2.2 Những tồn tại và nguyên nhân a, Những tồn tại Thứ nhất là: Nghiệp vụ nhập khẩu thiết bị toàn bộ còn yếu kém Thị trường máy móc thiết bị có những đặc điểm khác với thị trường hàng hoá khác : Thiết bị toàn bộ là sản phẩm không thể làm thí nghiệm cũng như không thể làm sẵn để chào bán; cung hàng hoá trong ngắn hạn thay đổi chậm, sức ỳ lớn và mang tính chất độc quyền kinh tế; thủ tục mua hàng, tham khảo bảng giá nhiều nơi, xét duyệt và ký hợp đồng khá phức tạp, thời kỳ mua bán chuyển giao lắp đặt kéo dài; Trị giá hợp đồng và số lượng sản phẩm lớn; hiệu quả kinh tế phải qua một thời gian mới được biểu hiện đầy đủ…Do những đặc điểm riêng biệt của mặt hàng này nên công tác nghiên cứu thị trường chiếm một vị trí rất quan trọng trong hoạt động nhập khẩu. Trên cơ sở nhu cầu thiết bị toàn bộ cần nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ tiến hành thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. Trước tiên doanh nghiệp sẽ tiến hành tìm hiểu mức giá cả cùng loại ở thị trường trong nước (hoặc mức giá trần nêu trong quyết định đầu tư, đông thời thu thập thông tin về mã số thuế, thuế suất và phụ thu của mặt hàng đó. Sau đó doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu ở thị trường nước ngoài. Trên thế giới, thị trường buôn bán thiết bị toàn bộ rất rộng lớn, đa dạng và phức tạp, vì thế ngay cả khi đã nhận biết được loại thiết bị toàn bộ cần nhập thì vẫn phải nghiên cứu thị trường. Để đi tới quyết định nên nhập khẩu của hãng nào thì doanh nghiệp phải nghiên cứu về tình hình sản xuất, giá cả và chất lượng máy móc thiết bị cũng như uy tín và khả năng tài chính của hãng, nắm rõ các điều kiện về tập quán thương mại, quan hệ thương mại của nước đó với Việt Nam. Tuy nhiên việc nghiên cứu thị trường vẫn còn bị xem nhẹ, công tác tổ chức nghiên cứu thị trường còn tiến hành chưa tốt. Chính vì vậy trong những năm 1998, 2000 chúng ta đã mắc phải những sai lầm lớn trong hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ cho các nhà máy mía đường, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với kinh tế và xã hội. Tình trạng nhập khẩu phải thiết bị cũ, lạc hậu, đã lỗi thời diễn ra khá phổ biến, ví dụ như thiết bị toàn bộ của nhà máy đường Việt Trì là thiết bị cũ thanh lý do Trung Quốc chế tạo từ năm 1958. Gía cả là một điều khoản trong hợp đồng được các doanh nghiệp Việt Nam hết sức quan tâm chú ý. Để cạnh tranh, giá cả mà các đối tác nước ngoài đưa ra thường rất khác nhau, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có trình độ cao để phân tích xem với giá đó thì máy móc có đầy đủ, đồng bộ không, có đáp ứng được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hay không. Khi xem xét về đơn giá cần chú ý rằng các nhà sản xuất thường hạ giá thiết bị chính, chi tiết chính để cạnh tranh trong khi đó lại nâng giá các chi tiết lên để bù lại khiến tổng giá thành của thiết bị vẫn không thay đổi. Do công tác nghiên cứu tìm hiểu về giá không tốt, chúng ta thường phải nhập với giá khá cao. Cũng do không tìm hiểu kỹ về thị trường giá cả nên cùng dây truyền thiết bị của Trung Quốc, cùng công suất 1.000 tấn mía /ngày) nhưng giá nhập chênh nhau hàng chục tỷ đồng: Nhà máy đường Sơn La nhập với giá 65 tỷ , nhà máy đường ở tỉnh Kon Tum nhập với giá 70 tỷ. nhà máy đường Bình Thuận nhập với giá 75,2 tỷ, nhà máy đường Trị An nhập với giá 76 tỷ đồng. Không chỉ yếu kém trong công tác nghiên cứu thị trường mà tình trạng yếu kém và sai phạm còn xảy ra ở tất cả các khâu trong nội dung của thiết bị toàn bộ. Công tác nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật sơ bộ, thiết kế kỹ thuật cơ bản, thiết kế kỹ thuật chi tiết còn tiến hành chưa tốt. Trong giai đoạn cung cấp thiết bị và chạy thử, đưa vào sản xuất có rất nhiều vấn đề nảy sinh như máy móc còn giao chậm và giao không đồng bộ, chưa học hỏi và tranh thủ được kinh nghiệm của các chuyên gia. Thứ hai là: Xin giấy phép nhập khẩu khó, mất nhiều thời gian Giấy phép nhập khẩu của các công trình máy móc thiết bị khác nhau là do các bộ chuyên nghành khác nhau quản lý, ví dụ như khi nhập khẩu máy móc thiết bị sản xuất nhôm tấm thì phải xin giấy phép nhập khẩu của Bộ Công nghiệp nay là Bộ Công Thương, nhập khẩu thiết bị sản xuất thức ăn chăn nuôi thì phải xin giấy phép của Bộ Nông nghiệp, nhập khẩu máy cán thép thì phải xin giấy phép nhập khẩu của Bộ Xây dựng… Mỗi công trình thiết bị toàn bộ để được nhập khẩu hầu như phải xin rất nhiều giấy phép, đó là chưa kể đến việc có những công trình nhập khẩu thiết bị toàn bộ mà có đến hai, ba Bộ chuyên nghành quản lý, chồng chéo trong thủ tục hành chính. Việc xin giấy phép nhập khẩu thường cũng gặp rất nhiều khó khăn, có khi phải chờ đến hàng tháng mới xin được một giấy phép. Có những hàng hoá cần rất nhiều giấy phép con, ví dụ như dụng cụ y tế phải xin giấy phép con cho 27 mặt hàng. Có khi hàng hoá đã về đến cảng, đến kho ngoại quan mà vẫn chưa xin đủ giấy phép nhập khẩu của các bộ, ngành liên quan. Tình trạng trên dẫn đến việc hợp đồng thiết bị toàn bộ thường kéo dài, chậm trễ trong khâu nhận hàng, tốn chi phí lưu kho lưu bãi. Hơn nữa thủ tục hải quan còn nhiều điểm bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thông hàng hoá. Qui định hiện nay về thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị toàn bộ bằng vốn ngân sách nhà nước cho các dự án được nhiều cơ quan thuộc nhiều cấp ban hành dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn giữa các văn bản, làm ách tắc hoạt động nhập khẩu, gây thiệt hại về thời gian và tiền của cho các đơn vị nhập khẩu. Ví dụ như trước đây đối với máy móc thiết bị trong nước chưa sản xuất được thì khi nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu của Bộ Công nghiệp nhưng để được miễn thuế nhập khẩu thì phải xin giấy phép Bộ Thương mại. Mặc dù theo qui định thì thiết bị trong nước chưa sản xuất được chỉ cần bộ quản lý ngành xác nhận là được miễn thuế nhập khẩu. Hiện nay hai Bộ này đã hợp nhất thành một Bộ là Bộ Công Thương,sự mâu thuẫn trong quản lý đã được giảm bớt đi rất nhiều nhưng vẫn còn khá phức tạp gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp nhập khẩu. Thứ ba là: Khó khăn trong việc huy động vốn cho dự án nhập khẩu thiết bị toàn bộ Kinh doanh nhập khẩu thiết bị toàn bộ là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt và đầy khó khăn vì hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ cần một số vốn lớn. Bên cạnh đó chính sách và cách thức quản lý ngồn vốn của Nhà nước còn nhiều bất cập. Việc giải ngân không đúng tiến độ khiến cho chủ đầu tư gặp rất nhiều khó khăn để tìm ra nguồn vốn bổ sung trong khi chờ được cấp vốn.Vấn đề nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tạo ra tình trạng dây dưa giữa nhiều chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Chủ đầu tư nợ nhà thầu, nhà thầu nợ ngân hàng, nợ thuế nhà nước, nợ doanh nghiệp cung ứng thiết bị toàn bộ, nợ lương công nhân… Nhiều công trình thiết bị toàn bộ đã bị ngừng trệ dẫn tới hàng loạt chi phí phát sinh ngoài dự kiến, thậm chí có nhiều công trình phải bỏ dở vì chi phí phát sinh quá cao, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà nhập khẩu thiết bị toàn bộ . Nhiều trường hợp nhập khẩu thiết bị toàn bộ mà công ty bị lỗ nhưng vẫn phải thực hiện vì sắp đến thời điểm thực hiện hợp đồng thì việc huy động vốn để hoàn thành hợp đồng gặp khó khăn. Nguồn vốn Nhà nước cấp thường nhỏ giọt, không phù hợp với tiến độ thực hiện công trình thiết bị toàn bộ. Trong khi nguồn vốn của các công ty nhập khẩu thiết bị toàn bộ còn hạn chế thì một giải pháp được tính tới là vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên chi phí bỏ ra là khá lớn do lãi suất khá cao, thời hạn tín dụng thường ngắn trong khi thời gian nhập khẩu thiết bị thường kéo dài đến hàng năm, có những công trình kéo dài đến vài năm. Tình trạng Nhà nước nợ vốn cho dự án hiện nay đang khá phổ biến và đang là mối lo lớn cho các chủ đầu tư. b, Nguyên nhân của những tồn tại trên Thứ nhất: Nguồn vốn nhập khẩu là vốn ngân sách nhà nước. Mà hiện nay công tác giám sát, đánh giá kết quả đầu tư thực hiện vốn Ngân sách Nhà nước và vốn ODA còn nhiều yếu kém bất cập. Việc quản lý vốn còn khép kín, chưa công khai minh bạch. Trong khi đó các nghành các cấp từ Trung ương đến địa phương chưa kiên quyết xoá bỏ cơ quan chủ quản, chưa có một chương trình toàn diện, quyết liệt có hiệu quả trong việc chống lãng phí thất thoát trong quá trình mua sắm thiết bị toàn bộ gắn liền với chống tham nhũng. Quá trình nhập khẩu thiết bị toàn bộ từ nước ngoài là nơi dễ thất thoát vốn đầu tư nhất trong các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước. Đây là khâu mà các nhà đầu tư thường gọi là “ mỏ vàng dễ đãi ”, dễ xảy ra tiêu cực nhất. Mặt khác, cách thức quản lý vốn ngân sách của nhà nước còn nhiều bất cập. Hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến vốn ngân sách Nhà nước còn thiếu đồng bộ. Việc giải ngân vốn thường xuyên chậm hơn tiến độ công trình của công trình thiết bị toàn bộ vì vậy nhiều dự án đã bị chậm tiến độ lại để chờ vốn của nhà nước cấp xuống tiếp. Thứ hai: Do cơ chế quản lý chưa nghiêm và khép kín, thiếu công khai minh bạch nên các cán bộ rất dễ bị tha hoá về mặt đạo đức, chạy theo thành tích mà không cần quan tâm đến chất lượng và hiệu quả mà công trình thiết bị toàn bộ mang lại. Trong khi đó Nhà nước lại chưa quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên, đến khi phát hiện sai phạm thì không bên nào chịu đứng ra nhận trách nhiệm. Rất nhiều cán bộ đã làm trái quy định không được phép nhập khẩu bằng vốn ngân sách Nhà nước những thiết bị trong nước đã sản xuất được. Hiện nay Việt Nam đã có một vài nhà sản xuất có đủ khả năng cung cấp một số dây chuyền thiết bi toàn bộ, và mặc dù nhà sản xuất trong nước liên tục khẳng định khả năng cung cấp thiết bị toàn bộ mà công trình yêu cầu nhưng chủ đầu tư và cơ quan chủ quản vẫn cứ tiếp tục cho nhà thầu nhập khẩu thiết bị toàn bộ của nước ngoài đưa vào công trình. Ví dụ như trong việc nhập khẩu thiết bị, Chính phủ có văn bản quy định đối với các cơ sở chế biến đường vừa và nhỏ không nhập toàn bộ, chỉ nhập các thiết bị quan trọng trong nước chưa sản xuất được, nhưng có tới 19 nhà máy có công suất dưới 2.000 tấn mía/ngày nhập thiết bị toàn bộ của nước ngoài và nhập ngay cả khi Thủ tướng có văn bản qui định cấm nhập. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng như vậy vẫn có thể xảy ra, và ai là người chịu trách nhiêm cho những sai phạm đó. Rất nhiều cán bộ còn có tư tưởng vốn là vốn của nhà nước, không phải của riêng ai nên không cần phải tiết kiệm, mà chỉ cần giải ngân hết số vốn nhà nước cấp cho dù công trình đó có hiệu quả hay không. Tư tưởng này còn trầm trọng hơn đối với các dự án sử dụng vốn ODA, nhiều người còn có quan niệm sai lầm về nguồn vốn này rằng đó là nguồn vốn viện trợ nên không cần phải sử dụng tiết kiệm. Thứ ba: Hạn chế về nguồn nhân lực. Để nhập khẩu thành công thiết bị toàn bộ bằng vốn ngân sách nhà nước, cán bộ nhập khẩu không chỉ cần thành thạo kỹ năng ngoại thương, hiểu biết về kỹ thuật mà còn phải có kiến thức tổng hợp về kinh tế xã hội, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đội ngũ cán bộ nhập khẩu thiết bị toàn bộ hiện nay phần lớn là những người có nhiều năm kinh nghiệm về xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ. Tuy nhiên một hạn chế của đội ngũ này là những kỹ năng về tin học, ngoại ngữ còn hạn chế, chưa nhanh nhạy với thị trường. Cách thức tìm kiếm thị trường của họ còn khá truyền thống và thụ động, quá trình tiếp thu những cái mới còn chậm. Tình trạng đó có thể khắc phục bằng cách tuyển thêm cán bộ trẻ, cán bộ trẻ tuy có nhược điểm là kinh nghiệm còn ít nhưng bù lại họ có những ưu điểm có thể bổ sung cho những nhược điểm của cán bộ đã nhiều năm kinh nghiệm như nhanh nhạy nắm bắt thị trường, có trình độ ngoại ngữ, tin học . Thế nhưng, hiện nay các cơ quan nhà nước cũng như hoạt động nhập khẩu thiết bị bằng vốn ngân sách nhà nước khó có thể thu hút được đội ngũ cán bộ trẻ giỏi nghiệp vụ, bởi vì chính sách tiền lương đối với họ còn chưa thoả đáng và môi trường làm việc nhà nước chưa hấp dẫn. III Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu thiết bị toàn bộ bằng ngồn vốn ngân sách nhà nước. 3.1 Giải pháp về phía doanh nghiệp Thứ nhất: Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. Do đặc điểm của hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ là giá trị hợp đồng lớn, thời gian thực hiện kéo dài nên việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ. Để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả ta cần phải lập một đề cương chi tiết về kế hoạch huy đông và sử dụng vốn. Cần nắm bắt và hiểu rõ chính sách và cách thức quản lý vốn của Nhà nước. Tìm mọi biện pháp để tạo, đa dạng nguồn vốn và kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách quản lý vốn một cách hợp lý. Trong đó quản lý một cách hợp lý cần : chấp hành nghiêm chỉnh chế quản lý tài chính, tín dụng ngoại tệ của Nhà nước; khi bỏ vốn ra kinh doanh phải tính đến khả năng lỗ lãi, thời gian thu hồi vốn và các rủi ro có thể xảy ra để có các biện pháp phòng ngừa, xây dựng phương án kinh doanh một cách hợp lý. Thường xuyên đánh giá hiệu quả một cách hợp lý và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. Xây dựng một kết cấu tài sản một cách hợp lý. Khi nhập khẩu thiết bị toàn bộ cần chú ý tới việc giám định, kiểm tra chất lượng, các thông số kỹ thuật và nhiều thông tin về mặt hàng nhập khẩu. Giảm tối đa chi phí không cần thiết để tiết kiệm vốn. Đối với doanh nhiệp nhập khẩu thiết bị toàn bộ thông qua hình thức uỷ thác mà không phải hình thức nhập khẩu trực tiếp cần phải qui định rõ ràng về điều khoản thanh toán vì nguồn vốn ngân sách nhà nước rót xống thường không theo kịp tiến độ của chủ đầu tư. Khi nhà nước nợ vốn chủ đầu tư thì nhà đầu tư sẽ khó có thể thanh toán đúng như thoả thuận trong hợp đồng. Vì vậy nhà nhập khẩu uỷ thác cần có những giải pháp để chủ động nguồn vốn của mình trong trường hợp chủ đầu tư thanh toán chậm. Đối với chủ đầu tư phải tuân thủ những qui định về huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Cần có những biện pháp tích cực tác động đến chính phủ như thông qua các diễn đàn doanh nghiệp, các cuộc gặp gỡ với Bộ ngành… để đề xuất và kiến nghị những giải pháp phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh, nêu ra những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi huy động vốn để Nhà nước có những điều chỉnh hợp lý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu thiết bị toàn bộ bằng nguồn vốn nhà nước.DOC
Tài liệu liên quan