Đề án Huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển nông nghiệp – nông thôn

 

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

CHƯƠNG I- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CHO VIỆC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN 2

I- Lý luận về đầu tư phát triển 2

1. Khái niệm đầu tư phát triển 2

2. Vốn đầu tư 2

3. Quan hệ giữa đầu tư và phát triển 2

II- Đầu tư cho phát triển nông nghiệp - nông thôn 3

1. Vai trò của nông nghiệp - nông thôn trong điều kiện hiện nay 3

2. Nội dung đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn 4

2.1. Cơ sở để xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp- nông thôn 4

2.2. Phương thức đầu tư phát triển nông nghiệp - nông thôn 6

2.3. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp - nông thôn 9

2.4. Sử dụng và quản lý vốn đầu tư 11

2.5. Hiệu quả của đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn 13

CHƯƠNG II- THỰC TIỄN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY 17

I- Thực trạng nông nghiệp nông thôn Việt Nam 17

1. Những thành tựu nổi bật 17

2. Những nhược điểm chủ yếu 19

II- Yêu cầu đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn 21

III- Thực trạng đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn 22

1. Nguồn vốn cho đầu tư nông nghiệp - nông thôn 22

2. Tình hình đầu tư - những khó khăn và hạn chế 27

Chương III- Những giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển nông nghiệp - nông thôn 29

I- Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển nông nghiệp - nông thôn 29

1. Đối với hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 29

2. Đối với các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế 29

3. Đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài 30

II- Giải pháp để sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển nông nghiệp - nông thôn 30

1. Đối với việc sử dụng vốn 30

2. Đối với việc quản lý vốn 32

Kết luận 33

Tài liệu tham khảo 34

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển nông nghiệp – nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các cơ sở. Mỗi nguồn vốn thường có cơ chế sử dụng và quản lý riêng. Vốn ngân sách nhà nước sử dụng để đầu tư phát triển theo kế hoạch của nhà nước, cụ thể là : Các dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh mà không có khả năng thu hồi vốn thì được quản lý sử dụng theo phân cấp về chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển . đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước theo quy định của pháp luật. Chi cho quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển đối với các chương trình, các dự án kinh tế ( thuộc ngân sách trung ương). Vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước dùng để đầu tư đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, các cơ sở sản xuất tạo việc làm, các dự án đầu tư quan trọng của nhà nước trong từng thời kỳ và một số dự án khác của các ngành có khả năng thu hồi vốn đã được xác định trong cơ cấu kế hoạch của nhà nước.việc bố trí đầu tư cho các dự án này do chính phủ quyết định cụ thể cho tùng đối tượng trong từng thời kỳ kế hoạch. Vốn thuộc các khoản vay nước ngoài của chính phủ và các nguồn viện trợ quốc tế dành cho đầu tư phát triển, được quản lý trong luật ngân sách nhà nước. Vốn thuộc quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ khác của nhà nước dùng cho đầu tư và phát triển . Vốn tín dụng thương mại dùng để đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, đổi mới kỹ thuật và công nghệ, các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn và có đủ điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành. Vốn tín dụng thương mại được áp dụng theo cơ chế tự vay, tự trả và thực hiện đầy đủ các thủ tục đầu tư và điều kiện vay trả vốn. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước bao gồm vốn khấu hao cơ bản, vốn tích luỹ từ lợi nhuận sau thuế, vốn tự huy động... dùng để đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. doanh nghiệp phải sử dụng theo đúng các chế độ quản lý vốn đầu tư hiện hành. Doanh nghiệp thuộc tổ chức nào quản lý thì tổ chức đó còn phải chịu trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ, bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước: trường hợp các doanh nghiệp nhà nước được phép góp vốn liên doanh với nước ngoài bằng quyền sử dụng đất hoặc quyền thuê đất, mặt nước, mặt biển, nhà xưởng, thiết bị và các công trình khác thuộc vốn nhà nước phải được cấp có thẩm quyền cho phép và làm thủ tục nhận vốn để có trách nhiệm hoàn trả vốn cho nhà nước theo quy định hiện hành. Vốn do chính quyền cấp tỉnh và các huyện huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc tự nguyện. Các nguồn vốn trên phải được quản lý công khai, có kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng với quy định của pháp luật. Vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế không thuộc các doanh nghiệp nhà nước và vốn đầu tư của dân. chủ đầu tư phải làm thủ tục trình cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy phép kinh doanh,giấy phép xây dựng. Việc quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện theo quy định của chính phủ. Vốn đầu tư của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và cơ quan nước ngoài khác được phép xây dựng trên đất Việt Nam, được quản lý theo hiệp định hoặc thoả thuận đã được ký kết giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước khác và các tổ chức, cơ quan nước ngoài. Việc sử dụng và quản lý vốn đầu tư có tích chất quan trọng quyết định đến hiệu quả của hoạt động đầu tư. nếu chỉ thu hút mà không sử dụng một cách ccó hiệu quả và không có sự quản lý chặt chẽ, thống nhất thì sẽ không đạt được mục tiêu và gây lãng phí nguồn vốn. Đối với đầu tư cho phát triển nông nghiệp –nông thôn, do đặc điểm của nó là : tính sinh lợi trong sản xuất nông nghiệp trong điều kiện hiện nay thấp hơn các ngành khác, chu kỳ kinh doanh của nông nghiệp thường dài, năng suất thấp, thời gian khấu hao kéo dài. Bên cạnh đó tính rủi ro và kém ổn định của sản xuất kinh doanh nông nghiệp một mặt ảnh hưởng đến thời gian thu hồi vốn đầu tư trong nông nghiệp mặt khác ảnh hưởng đến thòi gian thu hồi vốn đầu tư của các ngành kinh tế nông thôn có sử dụng nguồn lực nông nghiệp hoặc liên quan đến nông nghiệp. Do vậy, việc sử dụng và quản lý vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn càng đồi hỏi phải được thực hiện chi tiết, cụ thể từng ngành, từng cấp, từng địa phương. 2.5 Hiệu quả của đầu tư vào nông nghiệp-nông thôn : Khi tiến hành bất cứ hoạt động đầu tư nào,việc phân tích đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư là một yêu cầu không thể thiếu vì nó là cơ sở để nhà đầu tư quyết định có nên đầu tư hay không ,các tổ chức tài chính có đồng ý cấp vốn ,cho vay vốn hay không ....Tính hiệu quả là việc so sánh giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó . Hiệu quả hoạt động đầu tư baqo gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội . Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư là mức đọ đáp ứng nhu cầu phát triễn hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên cơ sở đã sử dụng socác kỳ khác , cơ sở sản xuất khác hoặc so với định mức chung. Hiệu quả kinh tế xã hội kinh tế đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế xã hội đã phải bỏ ra khi thực hiện đầu tư . Đối với một dự án phát triễn nông nghiệp nông thôn cụ thể ta thường phân tích hiệu quả tài chính và hiiêụ quả kinh tế xã hội . *Phân tích hiệu quả tài chính: Để phân tích hiệu quả tài chính ta thường dùng một hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá . -Các chỉ tiêu không dùng hiện giá bao gồm: + Vòng quay của vốn lưu động =tổng doanh thu /vốn lưu động . + Tỷ suất lợi nhuận =lãi ròng /tổng vốn đầu tư . - Các chỉ tiêu dùng hiện giá gồm: Thời gian hoàn vốn (T),tổng lãi ròng (NPV),tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR),tỷ số lợi ích /chi phí (B/C),tỷ suất lãi ròng (tỷ suất lợi nhuận thuần /vốn đầu tư ). Xác định điểm hoà vốn của dự án. -Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính bao gồm: + An toàn về vốn :tỷ lệ vốn tự có =vốn tự có /tổng vốn đầu tư . Hệ số lưu hoạt =tài sản lưu động có /tài sản lưu động nợ + An toàn về khả năng trả nợ =tích luỹ /ngạch số trả nợ . trong đó tích lũy=lợi nhuận + khấu hao . ngạch số trả nợ =nợ gốc +lãi vay đến hạn . Phân tích độ nhạy của dự án . *Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội : - xác định tỷ lệ sinh lời xã hội =lời lỗ xã hội /(tổng chi phí sản xuất của dự án + lãi vay đến hạn ) -xác định những lợi ích và những chi phí mà xã hội thu được và bỏ ra . - Xác định giá trị gia tăng gồm: +Giá trị gia tăng gián tiếp . + Giá trị gia tăng trực tiếp =lãi ròng +lương +thuế +các khoản nợ –trợ giá, bù giá . Xác định khả năng tạo việc làm cho người lao động : Ta tiến hành phân tích hai chỉ tiêu : + Mức vốn đầu tư cần thiết tạo ra việc làm cho một lao động + Thu nhập bình quân một lao động . Xác định mức đóng góp cho ngân sách. Xác định mức tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ : + Mức tăng thu ngoại tệ =số ngoại tệ thu được do xuất khẩu –chi phí ngoại tệ cần nhập . + Mức tiết kiệm ngoại tệ = chi phí ngoại tệ nhập khẩu các sản phẩm –chi phí ngoại tệ cần nhập khẩu . Xác định mức đọ ảnh hưởng của dự án đến các ngành khác . Xác định mức đọ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân . Xác định mức đóng góp vào sự phát triễn kinh tế của địa phương :Tăng cương hệ thống kết cấu hạ tầng , tăng thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho người lao động . *Dưới đây ta xem xét hiệu quả của đầu tư vào nông nghiệp-nông thôn . - Góp phần làm tăng ngân sách nhà nước. Thực tế kinh tế nông nghiệp –nông thôn nước ta đóng góp khoảng 40% GDP. Nên có thể khẳng định nếu ưu tiên đầu tư cho phát triển nông nghiệp –nông thôn thì sẽ làm tăng sự đóng góp vào GDP của nghành kinh tế này. Nâng cao cải thiện đời sống nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Cái mà người nông dân thiếu là vốn bằng tiền mặt, máy móc, công cụ,dụng cụ, giống cho năng suất cao...và kiến thức về sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Do vậy một yêu cầu đặt ra là phải có sự đầu tư thích đáng, hợp lý giúp người nông dân có vốn để sản xuất kinh doanh, tiếp cận được với khoa học kỹ thuật và đời sống văn minh,văn hoá. Đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia,đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Góp phần tạo việc làm cho người lao động. Do sản xuất nông nghiệp có tính chất mùa vụ nên người lao động thường nhàn rỗi vào những kì không phải là mùa vụ. Vì vậy, đầu tư vào các ngành kinh tế nông thôn sẽ huy động được lực lượng lao động nhàn rỗi, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Nâng cao cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Điều này không những chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có cả ý nghĩa về mặt chính trị, tư tưởng. Nhiều cầu cống được xây dựng, đường xá được khai thông, mở rộng nối liền các vùng. Trường học, bệnh viện, điểm bưu điện văn hoá...cũng được đầu tư xây dựng góp phần đổi mới bộ mặt kinh tế nông thôn , đưa nông thôn tiến gần đến thành thị, giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, đảm bảo công bằng xã hội, giúp nhân dân tin tưởng vào đường lối chính trị của Đảng. Tăng tỷ trọng đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu. Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và hội nhập hiện nay thì yêu cầu đặt ra đối với mỗi quốc gia là phải phát huy nâng cao lợi thế so sánh của mình. Nước ta là một nước mà nền kinh tế chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp , có nhiều thế mạnh về đất đai, nguồn lực lao động rẻ và dồi dào, khí hậu phong phú thích hợp với nhiều loại cây. Đây là cơ hội để chúng ta tiến hành sản xuất kinh doanh phục vụ xuất khẩu, thu ngoại tệ về cho đất nước. Kinh tế nông thôn từ đó cũng phát triển với nhiều ngành nghề như: chế biến nông, lâm sản; các nghề thủ công mỹ nghệ, đan lát, thêu, may... Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất , trình độ nghề nghiệp của người lao động , nâng cao năng suất vật nuôi , cây trồng. Chương II: Thực tiễn đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn trong điều kiện hiện nay. I- Thực trạng nông nghiệp nông thôn Việt Nam : 1. Những thành tựu nổi bật: Thành tựu nổi bật nhất là trong những nâm gần đây, sản xuất lương thực đã phát triển toàn diện, tăng trưởng nhanh và vượt xa mục tiêu đề ra. Năm 2000, sản luợng lương thực quy thóc đạt 35,64 triệu tấn, tăng 6,42 triệu tấn so với năm 1996. Bình quân mỗi năm tăng 1,28 triệu tấn hay 4,2% , lương thực hàng hoá cũng tăng từ 8 triệu tấn năm 1996 lên 13 triệu tấn năm2000. Do sản xuất nông nghiệp được mùa liên tục nên an ninh lương thực quốc gia được đảm bảo vững chắc kể cả trong tình huống phức tạp của thời tiết. Trong 5 năm 96-2000, trên phạm vi cả nước không xẩy ra cơn sốt về thị trường và giá cả lương thực, kể cả những năm thiên tai lớn như lũ lụt ở miền Trung năm 1999, lũ lịch sử ở Đồng bằng Sông Cữu Long năm 2000, hạn hán ở miền Bắc và Tây Nguyên năm 98. Thị trường và giá cả lương thực ổn định ngay cả ở những vùng bị thiên tai nặng nề. Chỉ số giá lương thực chỉ tăng 3,4% so với năm 1995, bằng 92,1% là bằng chứng cụ thể. Trong 5 năm 1996-2000, lượng gạo xuất khẩu đã lên đến 20,5 triệu tấn, nhiều gấp 3 lần lượng gạo xuất khẩu thời kì 1991-1995. Từ năm 1998đến 2000, Việt Nam giữ vị trí thứ 2 về xuất khẩu gạo trên thế giới, sau Thái Lan. Trong sản xuất lương thực, lúa vừa chiếm tỷ trọng lớn nhất lại vừa tăng trưởng nhanh cả về diện tích và năng suất, so với năm 1996 thì đến năm 2000, diện tích lúa tăng thêm 64 vạn hecta ( 9,1%), năng suất bình quân tăng thêm 4,8 tạ trên hecta(27,3%) và sản lượng tăng thêm 6,1 triệu tấn (23,1%) biến Việt Nam thành một nước có tốc độ tăng sản lượng lúa nhanh nhất thế giới và khu vực Châu á -Thái Bình Dương trong thập kỷ 90. Bên cạnh lúa thì sản xuất ngô cũng có nhiều tiến bộ cả về mở rộng diện tích, thâm canh và tăng năng suất. Diện tích ngô năm 2000 dật 717 nghìn hecta, tăng 102 nghìn hecta so với năm 96 (16,2%). Năng suất là 27 tạ/hecta, tăng 2 tạ/hecta và sản lượng xấp xỉ 2 triệu tấn, tăng 40 vạn tấn trong 5 năm tương ứng. Việc áp dụng tiến bộ sinh học trong sản xuất ngô đã đem lại kết quả đáng khích lệ, diện tích ngô lai đến nay chiếm 80% tổng diện tích ngô của cả nước, thay thế dần các giống ngô năng suất thấp. Đa dạng hoá cây trồng, xoá dần thế độc canh lúa là nét mới khá rõ trong 5 năm 1996-2000. Nếu năm 96, tỉ trọng diện tích gieo trồng cây lương thực chiếm 75,2% tổng diện tích gieo trồng và 87,2% diện tích gieo trồng hằng năm thì đến năm 2000 hai tỷ lệ tương ứng là 72,2% và 84,7%. Tỷ trọng cây lâu năm tăng từ 11,6% lên 15,3% từ năm 96 đến năm 2000. ở những vùng có truyền thống độc canh lúa như ĐBSH, ĐBSCL cũng đã có những chuyển biến tích cực về đa dạng hoá cây trồng. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm ở ĐBSH tăng từ 60 nghìn hecta năm 96 lên 67 nghìn hecta năm 2000. Còn ở ĐBSCL là 128 nghìn hecta lên 136 nghìn hecta trong thời gian tương ứng. Diện tích cây ăn quả cũng được mở rộng, năm 96 ĐBSH có 38,5 nghìn hecta thì năm 99 là 48 nghìn hecta còn ở ĐBSCL từ 177 nghìn hecta lên 191 nghìn hecta và 200 héc ta trong thời gian tương ứng. Một số cây công nghiệp có giá trị xuất khâu như caphê, cao su, hạt tiêu..... tăng rất nahnh trong 5 năm qua cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2000 so với năm 96 sản lượng caphê tăng hơn 2,1 lần, sẳn lượng cao su tăng 50%. Do sản xuất phát triển nhanh nên caphê và cao su được xuất khẩu ra thị trường nhiều nước với số lượng ngày càng nhiều. Các cây công nghiệp ngắn ngày khác như bông, đay, mía.... cũng phát triển ổn định với xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Chăn nuôi phát triển nhanh, toàn diện theo hướng hàng hoá. Bình quân 5 năm 96-2000 so với thời kỳ trước (91-95) đàn bò tăng 18,5%, dần lợn tăng 26%, đàn gia cầm tăng 41%, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 35%, sản lượng trứng tăng 33%. Năm 2000, đàn lợn đạt 19,25 triệu con, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng là 1,4 triệu tấn tăng 67% và gấp 2,3 lần so với năm 98. Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản có bước tiến bộ vượt bậc và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều địa phương nhất là vùng ven biển. Năm 2000, sản lượng thuỷ sản đạt trên 2,1 triệu tấn tăng 26,3% (48 nghìn tấn) so với năm 96, bình quân mỗi năm tăng 10% cao nhất từ trước đến nay và vượt mục tiêu kế hoạch đặt ra cho năm 2000. Các chương trình quốc gia như đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản đã làm xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mớicó hiệu quả kinh tế –xã hội rõ nét. đến năm 2000, cả nước có trên 300 tàu đánh bắt xa bờ hoạt động, 49 nhà máy chế biến đạt tiêu chuẩn xuât khẩu vào thị trường EU, giá trị xuất khẩu đạt 1,44 tỷ USD. Nhờ sự phát triển toàn diện của nông nghiệp, thuỷ sản nên giá trị sản xuất khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản thời kỳ 96-2000 tăng bình quân 6%/năm. Trong đó nông nghiệp trên5% và thuỷ sản trên 8%. Chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc đă bước đầu có hiệu quả. đã trồng được hơn 1,7 triệu ha rừng tập trung, 320 triệu cây phân tán một năm. ngành nghề trong nông thôn có bước phát triển mới cả về số lượng, cơ sở và chất lượng sản phẩm, thu hút nhiều lao động dôi thừa, lao đọng thời vụ và tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Bình quân mấy năm gần đây, số hộ và cơ sở nghành nghề nông thôn tăng từ 10 %đến 11% và các nhóm hộ nghành nghề cũng tự điều chỉnh phù hợp, hiệu quả cao và giải quyết việc làm cho người lao động. Ngành nghề nông thôn được coi là động lực làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội nông thôn theo hướng tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo,nâng cao phúc lợi xã hội cho nông đân. hiện nay, thu nhập bình quân của lao động ở cơ sở chuyên nghành nghề đạt hơn 430.000 đồng/ tháng. Nghành nghề nông thôn còn đóng góp vào kim nghạch xuất khẩu, đạt kim nghạch từ 121 triệu USD năm 1997 lên 168 triệu USD năm 1999 và chỉ 6 tháng đầu năm 2000 đã đạt 150 triệu USD và ước đoán năm 2001 đạt hơn 300 triệu USD. Cơ sở hạ tầng nông thôn có bước tiến bộ đáng kể, hệ thống thủy lợi đã tưới cho khoảng 6,3 triệu ha diện tích gieo trồng lúa( 85%) và tiêu cho 1,5 triệu ha. 95% số xã đã có đưòng ô tô tới khu trung tâm, 78% số xã có điện, 95% số xã có trường cấp một,93% số xã có trạm y tế ,hơn 30% dân số có nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn, hơn 70% dân số đã được phủ sóng phát thanh truyền hình... Bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp-nông thôn đang đứng trước những khó khăn thách thức, nhiều mặt yếu kém. 2. Những nhược điểm chủ yếu: Sức cạnh tranh của các hàng hoá nông sản còn hạn chế trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhược điểm này thể hiện trên tất cả các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi trong đó rõ nét nhất là chất lượng còn thấp, chi phí cao chủng loại đơn điệu, vệ sinh an toàn thực phẩm kém.... ví dụ như gạo xuất khẩu, chất lượng chưa cao nên giá trị xuất khẩu vẫn thấp hơn gạo Thái Lan cùng loại từ 10-15USD /tấn. Rau quả xuất khẩu được nhiều nhưng chất lượng và độ sạch thấp nên chưa chiếm lĩnh được thị trường trong nước. Xuất khẩu tăng chậm và không vững chắc: năm 96 đạt 90 triêu USD, năm 97 đạt 71,2 triệu USD, năm98 đạt 52,6 triệu USD, năm 99 đạt 104,9 triệu USD. Năm 2000 tuy có khởi sắc hơn nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Các mặt hàng khác như caphê, thịt lợn.... cũng như vậy. Thêm vào đó tỷ trọng nông sản qua chế biến công nghiệp rất thấp và tăng chậm: chè 55%, rau quả đạt 5%, thịt 1%. Tổn thất sau thu hoạch còn lớn, nông sản xuất khẩu chủ yếu ở dạng sơ chế. Qúa trình chuyển sang nông nghiệp hàng hoá phát triển không đều. Trong khi các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên chuyển nhanh sang sản xuất hàng hoá với số lượng hàng hoá lớn, tỷ trọng hàng hoá cao như: lúa gạo ĐBSCL, caphê ở Tây Nguyên. Thì ở Miền Trung và Miền Bắc qúa trình lại diễn ra chậm, nhiều vùng như miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ vẫn duy trì phương thức sản xuất tự cấp tự túc, phương châm sản xuất vẫn là lương thực tự túc, thực phẩm là mục tiêu còn sản phẩm hàng hoá chỉ là phần dư sau khi tiêu dùng. Tình trạng cung vượt cầu diễn ra phổ biến và kéo dài đối với hầu hết các sản phẩm nông nghiệp đã dẫn đến giá lương thực, thực phẩm giảm và đứng ở mức thấp, kéo theo thu nhập của nông dân và sức mua ở thị trường nông thôn tăng chậm. Chỉ số giá cả hàng lương thực, thực phẩm từ năm 96 đến nay tăng không đáng kể: năm 96 là 4,4%, năm 97 là 1,6%, năm 99 giảm 1,9% và năm 2000 tiếp tục giảm. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp dịch chuyển chậm, trong nội bộ nông nghiệp, cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi vẫn mất cân đối. Năm 2000, tỷ trọng chăn nuôi mới chiếm 17,1% giá trị sản xuất nông nghiệp, trong khi đó mục tiêu đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính và đến năm 2000 nâng tỷ trọng chăn nuôi lên 30% trong giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn không đạt được. Cơ cấu trong nội bộ nông nghiệp dịch chuyển chậm đã làm chậm qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và cơ cấu kinh tế quốc dân nói chung. Đến năm 2000 tỷ trọng nông nghiệp trong GDP vẫn còn 24,5% không đạt mục tiêu đề ra là 19-20%. Ngành nghề nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH-HĐH và phân công lao động, tạo ra năng suất lao động mới trong nông nghiệp. Đồng thời bộ lộ những yếu kém và những bất cập trong sản phẩm và thị trường, trong tổ chức và quy mô sản xuất .... phần lớn kỹ thuật và công nghệ áp dụng trong ngành nghề nông thôn hiện nay là kỹ thuật cổ truyền, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh kém. Đội ngũ lao động tuy có trình độ văn hoá nhưng ít được đào tạo, phần lớn lao động kỹ thuật không qua đào tạo chính quy mà chỉ được đào tạo thông qua kinh nghiệm tích luỹ. Toàn bộ cơ sở ngành nghề nông thôn hiện nay chỉ có hơn 20% nhà xưởng kiên cố, 86 % số cơ sở dùng điện, trình độ cơ khí hoá còn thấp, mới có khoảng 40% công việc được thực hiện bằng máy móc. đặc biệt, sản phẩm của ngành nghề nông thôn thường khó khăn trong khâu tiêu thụ lại ít có điều kiện tham gia xuất khẩu trực tiếp, phải thông qua nhiều khâu trung gian, nên không nắm được yêu cầu của khách hàng về mẫu mã, chất lượng, giá cả.... Rừng nghèo, tỷ lệ che phủ thấp chỉ còn 28%. Rừng tự nhiên chiếm 54% nhưng phần lớn là rừng nghèo và trữ lượng thấp. Rừng trồng năng suất chỉ đạt 40-50m3/ha. Thuỷ sản có tiềm năng lớn nhưng hiệu quả khai thác chưa cao, chủ yếu chỉ tập trung khai thác ở ven bờ. Cơ sở hạ tầng nông thôn vẫn còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu về sản xuất đời sống và môi trường. Tỷ lệ mù chữ trong lao động nông thôn chiếm 5,6%, số người được đào tạo các loại ( đại học, trung học, sơ cấp học nghề) ở nông thôn chỉ chiếm 10% nam giới và 5,7% nữ giới. II. Yêu cầu đầu tư cho nông nghiệp-nông thôn. Qua phân tích tình hình thực tế ta thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong nông nghiệp-nông thôn, một phần do tác động của nhiều yếu tố khách quan như thiên tai, thị trường thế giới biến động, tập quán sản xuất và tiêu dùng của dân cư....nhưng mặt chủ yếuvẫn là do các yéu tố chủ quan như: công tác quy hoạch, kế hoạch, sản xuất nông nghiệp chuyến biến chậm so với yêu cầu của thị trường. Vùng nào, năm nào, trồng gì nuôi con gì, chất lượng, chủng loại như thế nào chưa được xác định rõ ràng. Thêm vào đó công tác tổ chức, chỉ đạo của các ngành,các cấp nhất là địa phường và cơ sở chưa đồng bộ, chưa gắn sản xuất với thị trường, chỉ quan tâm đến số lượng và tốc đọ tăng trưởng, ít chú ý đến chất lượng, giá cả, chủng loại nông sản : đầu tư vẫn còn dàn trải, chú ý chiều rộng xem nhẹ chiều sâu, cơ chế sử dụng và quản lý vốn đầu tư chưa phù hợp, đặc biệt là vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng, các chương trình trồng rừng quốc gia, xoá đói giảm nghèo... gây thất thoát vốn. Bên cạnh đó người nông dân hiểu biết quá ít về cơ chế thị trường và sản xuất hàng hoá, lại thiếu vốn nên số đông vẫn sản xuất ngành nghề truyền thống thủ công và công nghệ lạc hậu, sản phẩm kém sức cạnh tranh. Nông dân nhiều vùng vẫn duy trì tình trạng tự cung tự cấp và độc canh lúa với phương thức sản xuất manh mún, phân tán, kỹ thuật lạc hậu nên chất lượng và hiệu quả thấp. Do vậy tăng cường đầu tư cho nông nghiệp-nông thôn là yêu cầu và cũng là quan điểm chiến lược của Đảng. Yêu cầu đặt ra là đầu tư như thế nào để phát huy được tối đa hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp –nông thôn, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng và cơ cấu kinh tế xã hội của cả nước nói chung, đẩy nhanh qúa trình CNH-HĐH đất nước. III- thực trạng đầu tư cho nông nghiệp-nông thôn. 1. Nguồn vốn cho đầu tư nông nghiệp –nông thôn. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp-nông thôn trong 10 năm qua đã có sự gia tăng dáng kể, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Từ năm 91-2000 , vốn đầu tư phát triển nông nghiệp-nông thôn ước đạt65,2 tỷ đồng, tương đương 5,9 tỷ USD, chiếm 10,4 tổng vốn đầu tư xã hội, trong 5 năm 91-95 chiếm 8,5% và năm 96-2000 chiếm 11,4%, với tốc đọ tăng vốn đầu tư trong 5 năm 96-2000 lên tới 21,8%. Có thể nói rằng trong 5 năm gần đây đã có sự tập trung cao hơn cho đầu tư phát triển nông nghiệp-nông thôn, đặc biệt trong 2 năm gần đây tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội cho lĩnhvực này lên đến 15%. Nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp –nông thôn ngày càng đa dạng: vốn ngân sách nhà nước, vốn của dân, vốn của các doanh nghiệp,các thành phần kinh tế và nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Bảng: Vốn đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp.(Đơn vị tỷ USD) Năm 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng số 68.047 79.367 96.870 97.336 103.77 NLNTS 5.209 5.723 7.084 7.629 7.733 So với tổng số 7.7% 7.2% 7.3% 7.8% 7.5% Nguồn tổng cục thống kê 1.1. nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nguồn vốn ngân sách nhà nước đã tang đáng kể cho khu vực nông nghiệp –nông thôn. xem xét vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước dành cho nông nghiệp và nông thôn. Nếu năm 90 nguồn vốn này là 402 tỷ đồng chiếm 17,34% tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ ngân sách nhà nước thì các năm 96 đạt 2.882,4 tỷ đồng (bằng 10%) và đến năm 98 số vốn này chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư cho toàn xã hội từ ngân sách nhà nước. Lượng vốn này chủ yếu được dành cho việc xây dựng và nâng cấp các công trình thuỷ lợi để tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng nhất phục vụ tưới tiêu, phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong số 2.882,4 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nông nghiệp năm96 có tới 1.737 tỷ đồng dành cho thuỷ lợi chiếm 60%, 439 tỷ đồng cho trồng trọt, trong đó đầu tư vào trạm trại phục vụ trồng trọt là 143,6 tỷ đồng, chiếm 17,2%. Năm 98, vốn đầu tư cho thuỷ lợi đã tăng lên đáng kể, ở mức 2.800 tỷ đồng và năm 99, khoảng 4000 tỷ đồng, năm 2000 là 3800 tỷ đồng. Xét cả giai đoạn 91-2000 vốn đầu tư cho lĩnh vực này năm 2000 gấp 2 lần năm 97 và gấp 6 lần năm 91. Trong cơ cấu đầu tư hiện nay, đầu tư cho thuỷ lợi chiếm hơn 70% đầu tư toàn ngành. Xét trong 10 năm 91-2000, tổng số vốn đầu tư cho thuỷ lợi ước tính khoảng 20 nghìn tỷ đồng ( khoảng 1,7 tỷ USD). Trong đó thời kỳ 91-95 dật khoảng 5000 tỷ đồng (500 triệu USD). Và thời kỳ 96-2000 ước đạt khoảng 14900 tỷ đồng ( 1,2 tỷ USD), gấp 2,4 lần số vốn đầu tư thực hiện của thời kỳ 91-95. Vốn đầu tư từ ngân sách đã có tác dụng to lớn trong việc tăng năng lực sản xuất nông- lâm nghiệp và kinh tế nông thôn, hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, vùng n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35149.doc
Tài liệu liên quan