Đề án Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu lao động ở Việt nam

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Phần thứ nhất - lý luận và mục đích của vấn đề nghiên cứu. 3

1. Một số khái niệm liên quan 3

2. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu . 4

3. Tình hình chung xuất khẩu lao động của Việt Nam & Thái Lan, nghiên cứu & so sánh 10

4. Lợi ích của xuất khẩu lao động 14

Phần thứ hai Phân tích thực trạng 16

1. Công tác xuất khẩu lao động qua các năm 16

Số lao động xuất khẩu 17

2. Kết quả hoạt động của một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động 18

3. Chất lượng lao động và nhu cầu ngành nghề 20

4. Nguyên nhân hoạt động kém hiệu quả. 23

Phần thứ ba Các giải pháp và kiến nghị 25

1. Các giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả XKLĐ 25

2. Kiến nghị của bản thân 27

Kết luận 31

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu lao động ở Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rồi bán chúng ra nước ngoài .Xuất khẩu thông qua đại lý xuất khẩu . Xuất khẩu thông qua hiệp hội xuất khẩu . Xuất khẩu thông qua việc sử dụng kênh - phương pháp thông qua người thứ 3 đã tồn tại để tiêu thụ sản phẩm . Phương thức xuất khẩu trực tiếp: là hình thức mà Công ty trực tiếp xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Công ty có thể thực hiện theo một số cách: Tổ chức một bộ phận xuất khẩu riêng của Công ty. Thành lập một chi nhánh xuất khẩu ở nước ngoài. Sử dụng văn phòng đại diện ở nước ngoài. Ký kết hợp đồng với các hãng phân phối nước ngoài. Nhìn chung thì phương thức xuất khẩu gián tiếp , trực tiếp đều có những ưu nhược điểm của nó, như xuất khẩu trực tiếp cho phép công ty có lợi nhuận cao, có lợi thế về định vị nhãn hiệu của Công ty trên thị trường. Hoặc Công ty sẽ chủ động nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của khách hàng tốt hơn. Ngược lại, Công ty sẽ phải đầu tư tài chính nhiều và chịu rủi ro cao... lĩnh vực XKLĐ thường mang đặc tính ở phương thức xuất khẩu gián tiếp. Xuất khẩu dựa trên quan hệ giao dịch ngoại giao giữa hai nước hay qua trung gian môi giới vì bản thân chủ sử dụng lao động không đủ điều kiện về tài chính, kinh nghiệm cũng như thời gian so với các Công ty trong nước. Marketing là một khoa học mới phát triển ở Việt Nam trong những năm gần đây ; Marketing trong lĩnh vực XKLĐ lại càng mới đối với chúng ta và với các doanh nghiệp XKLĐ. Do đó việc nghiên cứu một cách thấu đáo các đặc trưng của Marketing của lĩnh vực xuất khẩu lao động là tương đối khó khăn nhưng đó là cần làm và cấp thiết đối với mọi tổ chức, cá nhân tham gia xuất khẩu lao động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. 3. Tình hình chung xuất khẩu lao động của Việt Nam & Thái Lan, nghiên cứu & so sánh ở các nước đang phát triển , tỷ lệ tăng dân số hàng năm vẫn còn cao , giải quyết việc làm cho người đến tuổi lao động là một gánh nặng cho các quốc gia . Do đó , xuất khẩu lao động trở thành vấn đề cấp thiết. ở mỗi nước có các chính sách khác nhau , nghiên cứu so sánh này sẽ cung cấp những thông tin về các chính sách và giải pháp xuất khẩu lao động của Việt Nam và Thái Lan , từ đó tìm kiếm những bài học có ích cho Việt Nam trong thời gian tới . a. Xuất khẩu lao động của Việt Nam . Việt Nam đã thực hiện các hiệp định xuất khẩu lao dộng với các nước Liên Xô, Đông Âu và một số quốc gia châu phi vào những năm đầu thập kỷ 80. Các nước xã hội chủ nghĩa trước đây như Liên Xô, Cộng hoà dân chủ Đức, Bungari, Tiệp Khắc là những đối tác nhập khẩu lao động chính từ Việt Nam. Cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 khi Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, các hiệp định xuất khẩu lao động của Việt Nam sang các nước này không còn hiệu lực. Phần lớn lao động Việt Nam chưa hết hợp đồng lao động đã phải trở về nước, hoặc ở lại bất hợp pháp . Trong tình hình khó khăn đó , chính phủ Việt Nam vẫn kiên trì , mở rộng các hướng hợp tác lao động khác nhau để đưa lao động Việt Nam sang các quốc gia Châu á .Đầu thập kỷ 90 , các hiệp định về xuất khẩu lao động đã được khôi phục lại .Cho tới năm 1996 trở đi tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam mới bắt đầu được sáng sủa. Theo thống kê của cục Quản Lý Lao Động từ năm 1996 đến năm 2000, Việt Nam xuất khẩu sang các nước là 65.000 lao động . Mặc dù lao động Việt Nam đã xuất sang 38 thị trường nhưng các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam hiện nay là Đài Loan , Hàn Quốc , Nhật Bản và một số quốc gia Châu Phi như Libi . Lao động Việt Nam hoạt động trong 30 nhóm ngành, nhưng chủ yếu thuộc các lĩnh vực xây dựng , công nghiệp , dịch vụ, vận tải biển, chế biến thuỷ sản, chuyên gia về y tế, giáo dục và nông nghiệp. Thu nhập bình quân của mỗi lao động vào khoảng 400 USD/ tháng.Tính từ năm 1996 đến năm 2000, hàng năm lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài đã chuyển về nước khoảng 220 triệu USD. Ngoài ra nếu tính cả 20 vạn lao động hết hợp đồng đang sinh sống, hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu, thì số tiền về nước hàng năm của lao động , các chuyên gia ... lên tới 1,25 tỷ USD. Tại hội nghị toàn quốc về xuất khẩu lao động được tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 8 và 9/6/2000, thủ tướng Phan Văn Khải nhấn mạnh :” xuất khẩu lao động và chuyên gia đối với chúng ta là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng “ . Bởi vì qua đó , có thể phất triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá , tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước , góp phần mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế văn hoá với các nước khác . b. Xuất khẩu lao động của Thái Lan Ngay từ đầu thập kỷ 70 , chính phủ Thái Lan đã khuyến khích các công dân Thái Lan tìm kiếm các cơ hội việc làm ở nước ngoài . Theo thống kê của Bộ Lao Động Thái Lan, trong thời kỳ 1996-1999 Thái Lan đã xuất khẩu được 270.000 lao động, hàng năm thu về 3 tỷ USD và lao động của Thái Lan chủ yếu đến ba khu vực chính trên thế giới . Khu vực Trung Đông, trong thời kỳ 1990-1997 có khoảng 20.000 đến 22.000 lao động làm việc , chiếm tỷ trọng 12% tổng số lao động của Thái Lan xuất khẩu sang các nước . Isaren là nước nhập khẩu nhiều nhất lao động từ Thái Lan , chủ yếu là lao động nông nghiệp , khoảng 10.000 người. Ngoài Isaren , có một số nước khác nhập khẩu lao động từ Thái Lan như : Quata , Arập xê út , Libi . Trong thời kỳ 1995-1997 , cứ mỗi năm Thái Lan xuất khẩu sang các nước này từ 1.500 đến 2.000 lao động , họ làm công nhân xây dựng, lái xe , thợ hàn . Khu vực Châu á, là khu vực thu hút số lượng lớn nhất lao động xuất khẩu của thái lan. Trong thời kỳ 1994-1999 , hàng năm thái lan xuất khẩu sang khu vực Châu á từ 150.000 đến 180.000 lao động chiếm tỷ trọng 86% tổng số lao động xuất khẩu của Thái lan sang các thị trường của thế giới . Trong số các nước lãnh thổ của Châu á , Đài loan là nước nhập khẩu nhiều nhất lao động từ Thái lan . Trong hai năm 1998-1999 , mỗi năm Đài loan nhập khẩu từ Thái lan khoảng 100.000 lao động , tại thị trường này có khoảng 70% lao động của Thái lan lao động trong các Xí nghiệp may , lắp ráp điện tử , giúp việc gia đình , xây dựng . Nước tiếp theo nhập khẩu nhiều lao động từ Thái lan sang trong 3 năm gần đây là Xingapo . Năm 1994 , số lao động của Thái lan tại Xingapo là 15.000 thì năm 1999 con số đó là 24.000 . Brunây , Malaixia là hai nước láng giềng nhập khẩu lao động từ Thái lan nhiều năm trước đây . Ngoài ra Nhật bản , Hồng kông cũng là những nước nhập khẩu số lượng khá lớn lao động từ Thái lan . Trong thời kỳ 1994-1998 , mỗi năm Nhật bản nhập khẩu từ 8.000 đến 10.000 lao động của Thái lan , Hồng kông nhập khẩu khoảng 1/2 số lượng lao động so với Nhật bản. Khu vực thứ ba, nhập khẩu lao động của Thái lan là các nước công nghiệp như Hoa kỳ, Anh, Đức, Đan mạch, Ôxtrâylia. Trong thời kỳ 1995-1999, bình quân mỗi năm Thái lan xuất khẩu sang các thị trường này hơn 3.000 lao động. Chủ yếu là lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ . Phần đông lao động của Thái lan xuất khẩu sang các nước có trình độ văn hoá thấp, không có tay nghề, chủ yếu xuất thân từ nông thôn. Những người có trình độ văn hoá cao, hầu như có thể tìm kiếm việc làm ở trong nước. Không vì thế mà những người có trình độ chuyên môn ở Thái lan không rời bỏ tổ quốc ra đi. Do hoàn cảnh lịch sử Thái Lan và Hoa Kỳ có quan hệ kinh tế, văn hoá với nhau lâu, hiện tại có nhiều gia đình Thái lan đang định cư tại Hoa kỳ, đó là nguyên nhân thôi thúc một số lao động Thái lan xin nhập cư tại Hoa kỳ và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thái lan thực hiện chính sách tự do hoá xuất khẩu lao động, năm 1997 ở Thái lan có hơn 200 Công ty có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Đạo luật năm 1983 của Thái Lan cho phép các Công ty tư nhân tuyển mộ lao động, xuất khẩu lao động ra nước ngoài, đồng thời đạo luật này cũng không ngăn cấm người Thái Lan tự do đi ra nước ngoài theo cách riêng của họ. Có 5 con đường khác nhau đi tự đi, thông qua dịch vụ của Bộ lao động; đi cùng với người chủ ( người nước ngoài đến Thái Lan tuyển mộ); thông qua các Công ty tư nhân; đi học tập nghiên cứu và tham quan khảo sát . Nhiều người Thái Lan thích dùng dịch vụ xuất khẩu lao động của các Công ty tư nhân bởi vì khả năng ra đi nhanh chóng , đến nơi mà lao động cần đến . Tuy nhiên giá cả dịch vụ lại khá cao. Thí dụ muốn sang Nhật bản, lao động phải chi trả dịch vụ 4.000 USD, sang Đài Loan 2.000 USD. Tất nhiên hầu hết lao động phải huy động vốn từ gia đình bạn bè, bà con. Nhưng để hỗ trợ cho lao động Thái Lan , chính phủ có ba ngân hàng giải quyết yêu cầu của lao động xuất khẩu như cho vay với lãi suất thấp, vay dài hạn. Giống như Việt Nam, cũng có nhiều Công ty không thực hiện được các hợp đồng xuất khẩu lao động .ở Thái lan , trong những năm gần đây đã có một số Công ty bị thu hồi giấy phép , năm 1996-1997 con số các Công ty bị thu hồi giấy phép là 10 . Không riêng gì Việt Nam , tình trạng lao động Thái Lan bỏ việc , định cư bất hợp pháp để làm việc cho các Công ty khác có thu nhập cao hơn là phổ biến . Theo báo cáo của Cục xuất khẩu lao động , trong hai năm 1997-1999 đã có hơn 70 lao động bị trrả về nước . Trong những năm gần đây do việc áp dụng quy chế miễn thị thực trong nội bộ khối ASEAN , đã làm cho di cư lao động bất hợp pháp từ Thái Lan sang các nước ASEAN có xu hướng gia tăng , đặc biệt qua Malayxia , nước có chung biên giới với Thái Lan . c. Những đánh giá so sánh Việt Nam và Thái Lan là hai nước Châu á , trong ASEAN nhưng so với Thái Lan , Việt Nam có mức độ phát triển chậm hơn hai thập kỷ . Nghĩa là cơ cấu lao động của Thái Lan so với Việt Nam là khác biệt , cụ thể là lao động trong các ngành công nghiệp của Thái Lan cao hơn Việt Nam . Tuy nhiên nhu cầu xuất khẩu lao động của Thái Lan trong tương lai vẫn lớn . Bởi vì nếu tăng số lượng lao động xuất khẩu , sẽ giúp giảm áp lực di cư lao động từ nông thôn vào thành phố . Băng Cốc là thành phố 10 triệu dân , nhưng có hơn 2 triệu dân di cư từ nông thôn đến , họ làm đủ các nghề để kiếm sống . ở các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội , thành phố Hồ Chí Minh , Hải Phòng tình hình cũng xảy ra tương tự . Như vậy xuất khẩu lao động trở thành vấn đề không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn cả vấn đề xã hội rất bức bách của Việt Nam . Hiện tại Việt Nam có dân số lớn hơn Thái Lan 18 triệu , tỷ lệ tăng trưởng dân số hàng năm 1,7% trong khi Thái Lan đã đạt được mức sinh thay thế . Trong thời kỳ 1996-1999 , Việt Nam chỉ xuất được 65.000 lao động , nhưng Thái Lan đã xuất được 270.000 lao động ( gấp 4 lần ) trong cùng thời kỳ . Đến tháng 10 năm 2000 Việt Nam đã xuất sang Hàn Quốc hơn 6.000 , Đài Loan hơn 7.000 , Nhật Bản 13.000 , Libi gần 1.000 , các con số này quá thấp . Theo kế hoạch từ năm 2000 đến năm 2005 , Việt Nam phải xuất được 50.000 lao động và chuyên gia , năm 2005 đến năm 2010 , hàng năm phải xuất khẩu được 150.000 đến 200.000 lao động và chuyên gia do đó thực hiện được mục tiêu này không phải là dễ dàng . 4. Lợi ích của xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động hiện nay đang là một vấn đề quan trọng của Đất nước ta. Lợi ích trước hết của việc xuất khẩu lao động là giải quyết việc làm cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên, đồng thời qua việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài chúng ta sẽ có đội ngũ công nhân kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và cán bộ , chuyên gia được nâng cao về trình độ khoa học, kinh nghiệm quản lý trở về góp phần xây dựng và phát triển Đất nước. Mặt khác, phần lớn những người đi XKLĐ trong thời gian vài năm có thể xây dựng được nhà cửa, cải thiện được đời sống gia đình và có tiền đầu tư phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xí nghiệp vừa và nhỏ... nhằm xoá đói giảm nghèo, tạo thêm công ăn việc làm cho những người khác. Trong tình hình sản xuất hàng xuất khẩu còn khó khăn của nước ta hiện nay, 1 tỷ USD của những người đi làm việc ở nước ngoài gửi về là nguồn quan trọng và nếu chúng ta tổ chức tốt thì nguồn ngoại tề thu được từ XKLĐ sẽ ngày càng tăng. Phần thứ hai Phân tích thực trạng 1. Công tác xuất khẩu lao động qua các năm ở nước ta, công tác XKLĐ những năm qua đã đạt một số thành tích đáng kể. Theo số liệu của Bộ lao động -Thương binh và Xã hội, số thị trường lao động ngoài nước mà lao động nước ta đến làm việc thời gian qua tăng khá nhanh. Nếu năm 1992 Việt Nam chỉ XKLĐ sang 12 nước thì đến năm 1999 đã tăng lên 38 nước. Năm 2000, lao động Việt Nam đã có mặt ở trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số lượng lao động đưa đi tăng đều hàng năm và có xu hướng tiếp tục gia tăng. Năm 2000 nước ta đã xuất khẩu được trên ba vạn lao động. Tỷ trọng lao động có tay nghề trong tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày càng tăng, hiện nay đã đạt gần 65 %. Về cơ cấu nghề nghiệp mà lao động Việt Nam đảm nhận có tới 45% làm trong nghề công nghiệp nhẹ, 26% trong xây dựng, 20% nghề cơ khí, 6% nghề nông nghiệp và chế biến thực phẩm... XKLĐ thời gian qua cũng mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ, góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống cho người lao động và tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước ( xem bảng 1) Riêng 4 năm 1991 - 1994, 14.000 lao động được các tổ chức dịch vụ hợp tác lao động đưa đi đã thu về cho Nhà nước khoảng 300 triệu USD. Hai năm 1996 - 1997 Việt Nam có khoảng 50.000 lao động làm việc ở nước ngoài đã gửi về nước 350 triệu USD. Nếu tính cả số lao động của ta đi theo các hình thức khác nhau đang làm việc ở nước ngoài thì con số lao động vào khoảng 250 nghìn, thu nhập hàng năm lên tới khoảng 1 tỷ USD. Đây là con số mà chỉ một số ít ngành sản xuất đạt được Bảng 1. Kết quả hoạt động xuất khẩu lao động giai đoạn 1991-1999 . ( chỉ tính số thu ngoại tệ qua các tổ chức lao động đưa đi ) Nguồn : [4, tr.6] tạp trí Kinh Tế Châu á - TBD số 2(31), 4 -2001 Năm Số lao động xuất khẩu ( người ) Số ngoại tệ thu về ( 1.000 USD ) 1991 1.020 2.500 1992 810 6.800 1993 3.960 15.800 1994 9.230 43.100 1995 10.050 77.900 1996 12.660 100.800 1997 18.470 129.200 1998 12.240 148.300 1999 20.700 150.800 Tổng cộng 89.140 675.200 Sang năm 2000 chúng ta đã đưa được 31.468 người và thu về lợi nhuận ròng đạt 1,25 tỷ USD. Năm 2001 chúng ta đưa đi được 42.151 ngưòi và thu về lợi nhuận ròng đạt 1.5 tỷ USD Doanh thu từ XKLĐ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của những đơn vị hoạt động ở lĩnh vực này. Theo báo cáo của một số DN tỷ xuất lợi nhuận bình quân trên doanh thu của hoạt động XKLĐ đạt khoảng 15 -20%. Đối với Nhà nước, mức đầu tư chi phí quản lý Nhà nước bình quân cho một lao động mỗi năm khoảng 30 USD và thu về cho ngân sách khoảng 36,7 USD, quả là chưa có suất đầu tư nào có lợi như vậy. Tính chung người lao động đi làm ở nước ngoài bình quân thu nhập bằng 10 - 15 lần so với thu nhập trong nước. Do vậy, XKLĐ là cơ hội tốt để người lao động tích luỹ vốn, cải thiện đời sống và điều kiện làm việc của bản thân và gia đình họ. XKLĐ thời gian qua đã tạo việc làm cho một bộ phận người lao động góp phần tích cực vào công tác giải quyết việc làm cho xã hội. Bình quân trong 10 năm 1980 - 1990 theo Hiệp định Chính phủ, hàng năm Việt nam đưa đi được khoảng 26.000 lao động chiếm khoảng gần 3% lực lượng lao động tăng hàng năm . Từ 1991 đến nay đã đưa đi được trên 66.000 người, nghĩa là đã giải quyết việc làm tạm thời cho họ cùng với hàng ngàn người khác qua các tổ chức kinh tế làm dịch vụ XKLĐ. Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài giúp Nhà nước giảm được khoản chi phí đầu tư đào tạo nghề và tạo chỗ làm việc mới cho người lao động . Ngoài ra, thông qua lao động ở nước ngoài, người lao động đã nâng cao được trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ và tác phong sản xuất công nghiệp tiên tiến, do đó từng bước đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước khi họ trở về. Như vậy, hoạt động XKLĐ nước ta đã đem lại lợi ích kinh tế - xã hội không nhỏ, góp phần trực tiếp và gián tiép vào việc tăng tích luỹ vốn cho công nghiệp hoá. 2. Kết quả hoạt động của một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động Tính đến nay, cả nước có 136 doanh nghiệp được cấp giấy phép xuất khẩu lao động, trong đó có 79 doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành, 46 doanh nghiệp thuộc các địa phương và 11 doanh nghiệp thuộc các đoàn thể trung ương. Trong số các đơn vị này thì một số hoạt động rất hiệu quả, điển hình là một số doanh nghiệp sau: a. Hoạt động xuất khẩu lao động của công ty Xây dựng và Thương mại Giao thông Vận tải Công ty Xây dựng và Thương mại Giao thông Vận tải ( gọi tắt là TRAENCO) là doanh nghiệp nhà nước độc lập trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Công ty hiện đang hoạt động với ba chức năng lớn là: xây dựng công trình, sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu trực tiếp, xuất khẩu lao động và chuyên gia. Trong đó chức năng xuất khẩu lao động và chuyên gia là non trẻ nhất với hơn ba năm tuổi nghề. Nhưng hoạt động này đang tăng trưởng ổn định, đạt tốc độ cao.Trong 8 tháng cuối của năm 2000, công ty đưa gần 1000 công nhân đi làm việc ở nước ngoài và năm 2001 công ty đã đưa 1460 công nhân đi làm việc, dự kiến năm 2002 công ty sẽ đưa khoảng 1500 người và ổn định ở mức quy mô trung bình là 1000 người hàng năm. Điều quan trọng là thương hiệu TRAENCO đang được hai trung tâm ở miền Bắc và miền Nam phát huy cao độ trong hoạt động xuất khẩu lao động, đã đạt được sự tín nhiệm cao của các đối tác nước ngoài , đã có thoả thuận cung cấp công nhân dài hạn cho các đối tác này. b. Hoạt động xuất khẩu lao động của công ty VINACONEX VINACONEX trực thuộc Bộ Xây dựng hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, bao gồm trên 40 đơn vị là các công ty, nhà máy, trường đào tạo và 6 văn phòng đại diện ở nước ngoài. Trong định hướng phát triển, VINACONEX sẽ trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, đa doanh, đa dạng sản phẩm: thi công xây lắp, đầu tư, kinh doanh xuất nhập khẩu, xuất khẩu lao động, sản xuất vật liệu xây dựng, đào tạo du học nước ngoài...Trong đó xuất khẩu lao động được coi là lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội quan trọng. Sau 12 năm thành lập, hoạt động xuất khẩu lao động cuae VINACONEX đã đưa được trên 30.000 người sang làm việc trên 68 nghề ở trên 16 nước trên thế giới, thu về 250 triệu USD, nộp ngân sách từ thuế và lợi nhuận trên 30 tỷ đồng, số lao động thường xuyên của VINACONEX ở nước ngoài khoảng 5 ngàn người, có năm lên đến 1 vạn người. c. Kết quả hoạt động xuất khẩu lao động của Bộ Giao thông vận tải nói chung Cho tới nay đã có 23 doanh nghiệp thuộc Bộ giao thông vận tải được làm nhiệm vụ đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Trong đó có 11 tổng công ty nhà nước; 5 công ty trực thuộc Bộ, 7 doanh nghiệp thành viên trực thuộc Tổng công ty. Có nhiều doanh nghiệp có thâm niên làm công tác này với hiệu quả cao. Đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ này đã có sự trưởng thành, có kinh nghiệm đảm đương công việc này khá tốt. Thị trường lao động tuy còn hạn chế nhưng cũng được dần mở ra như: Hàn quốc, Nhật bản, Châu âu,Irắc, Lào, Mỹ...có những thị trường truyền thống như Hàn quốc, Nhật bản, Lào và gần đây là thị trường Đài loan.Từ năm 1986 tới nay, bình quân mỗi năm Bộ giao thông vận tải đã đưa từ 3 đến 4 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tại thời điểm này có trên 11 nghìn lao động đang lao động ở nước ngoài theo các hợp đồng đã kí với các đối tác: Hàn quốc là 5.970 lao động; Nhật bản là 1.740 lao động; Đài loan là 2.141 người; các nước khác là 260 người. Đó là chưa kể đến số lao động của Tổng công ty liên doanh 18 liên tục từ năm 1993 lại đây đấu thầu cầu đường cho nước bạn Lào, mỗi năm là 500-700 lao động và đang tiếp tục mở rộng sang Campuchia. 3. Chất lượng lao động và nhu cầu ngành nghề a. Chất lượng lao động Trong khuôn khổ hiệp định và nghị định thư đã được ký kết giữa nước ta với các nước XHCN ở Đông Âu, giai đoạn 1980 – 1990 ta đã đưa được gần 30 vạn lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, bình quân mỗi năm đưa được 2,7 vạn lao động . Nhìn chung trong giai đoạn này lao động có nghề là 101.084, chiếm khoảng 42 %, lao động không có nghề chiếm tỷ trọng khá lớn, khoảng 57%, trong đó các năm 1988, 1989, 1990 lao động không có nghề chiếm khoảng 70%. Đa số lao động trước khi đi không được đào tạo, bồi dưỡng, lao động được bố trí làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp theo hình thức tập trung thành đoàn, đội, dơn vị, vùng và được đào tạo nghề theo hình thức kèm cặp tại các nhà máy, xí nghiệp của bạn. Về nghề nghiệp có 45% làm trong lĩnh vực công nghiệp, 26% trong lĩnh vực xây dựng, 20% nghề cơ khí, 6% trong lĩnh vực nông nghiệp và có khoảng 3% làm việc trong các ngành nghề khác. Lao động ta cung ứng hoàn toàn do bạn bố trí sử dụng, tổ chức và chịu chi phí đào tạo. Từ 1991 đến nay, cơ chế đưa lao động Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quan hệ cung cầu và khả năng khai thác, mở rộng thị trường của các doanh nghiệp cung ứng lao động , theo định hướng và quản lý của Nhà nước. Trong những năm đầu, việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn do ta phải chuyển đổi thị trường , tâm lý các nước có nhu cầu sử dụng nhân lực nước ngoài chưa quen sử dụng lao động Việt nam , chính sách chưa hoàn thiện, mô hình quản lý và tổ chức thực hiện còn bất cập, lúng túng. Nhưng dần dần, ta đã thiết kế và mở rộng được thị trường lao động mới , số lượng người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tăng và số ngành nghề phong phú, đa dạng hơn, đến nay đã có khoảng 40 nước trên thế giới sử dụng lao động Việt nam . Tính từ 1991 đến 1998 ta đã đưa được khoảng 68.202 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó số có nghề chiếm 65%; một số thị trường như Nhật bản, Libi lao động có nghề chiếm gần 100%. Riêng thị trường Hàn quốc có nhu cầu sử dụng lao động phổ thông là chủ yếu, còn nhìn chung các thị trường khác đều có xu hướng tăng dần nhu cầu sử dụng lao động có nghề . Nhà nước, các Công ty cung ứng nhân lực trú trọng nâng cao chất lượng nguồn cung ứng, tăng năng lực cạnh tranh nhằm giữ vững , ổn định và phát triền thị trường lao động , nên sau khi tuyển dụng nguồn nhân lực có sẵn từ các nhà máy, xí nghiệp, các tổ chức kinh tế, các cơ quan, trường học, hoặc từ ngoài xã hội đều ít nhiều có đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trước khi đi từ 2 đến 6 tháng. Trong thời gian này chủ yếu đào tạo ngoại ngữ , giáo dục định hướng và bồi dưỡng tay nghề. Nhưng do quỹ thời gian đào tạo ngắn, học lực của lao động có hạn, nên cũng chỉ mới trang bị cho người lao động những kiến thức cần thiết trước khi đi. Trong thời gian qua mặc dầu lao động Việt nam đã dược thị trường lao động quốc tế biết đến bởi các ưu điểm vốn có như cần cù trong lao động , chịu khó , say mê học tập, tiếp thu các tiến bộ khoa học công nghệ nhanh, có kỷ luật lao động tốt , dễ thích nghi với điều kiện của môi trường mới nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như kỹ năng nghề nghiệp, ngôn ngữ giao tiếp, khả năng ứng xử trong quan hệ lao động chủ thợ, tính cộng đồng và năng lực chuẩn hoá trong sinh hoạt. Vì thế, số lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài còn hạn chế, khả năng mở rộng ngành nghề, lao động làm việc ở các vị trí trọng yếu ít hoặc không có, là hàng rào cản trở việc mở rộng và nâng cao quy mô xuất khẩu lao động . Kinh nghiệm cho thấy các nước có quy mô xuất khẩu lao động lớn như Philipin, Thái Lan, Inđônêsia... đều rất coi trọng đào tạo cho lao động xuất khẩu , họ coi đây là một hoạt động đặc thù có tính chuyên biệt và được chính phủ quan tâm chỉ đạo nằm trong chương trình chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng chương trình việc làm ngoài nước trong kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của Chính phủ. b. Nhu cầu ngành nghề Trong thời gian tới, theo dự báo , thị trường và nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực có những dịch chuyển nhất định những những thị trường ta đã thiết lập tỷ lệ lao động có nghề ngày càng tăng, trong năm 2000 ta đã đưa được khoảng 30.000 lao động thì lao động phổ thông chỉ chiếm khoảng 20%. Hiện nay thị trường còn cần nhiều lao động kỹ thuật mà ta chưa đáp ứng được yêu cầu. Thị trường Đài loan còn cần nhiều lao động kỹ thuật các nghề xây dựng, cơ khí, điện tử, chế biến thực phẩm... các nước vùng vịnh cần lao động may mặc, dịch vụ và xây dựng, Trung đông và Châu phi cần thợ điều khiển thiết bị công nghiệp, lao động xây dựng, thợ hàn công nghiệp có chất lượng cao, thị trường Lào cần nhiều lao động xây dựng... Dự báo năm 2001 ta đưa đi 50.000 lao động , lao động có nghề chiếm 85% trong đó có khoảng 5.000 chuyên gia nông nghiệp, y tế, 15.000 thợ xây dựng, 1.000 thợ điện tử, 4.000 thợ cơ khí, 5.000 thợ may, 5.000 thợ dệt, 4.000 thuyền viên tàu cá, 1.000 sỹ quan và thuyền viên vận tải biển, 5.000 lao động giúp việc gia đình ( theo số liệu của Cục quản lý lao động với nước ngoài). Năm 2002 và các năm tiếp theo số lượng đưa đi khoảng 100.000 người trong đó lao động có nghề chiếm 90% và các nghề đưa đi trong năm 2001 vẫn được đặc dụng ở năm 2002 và những năm tiếp theo. 4. Nguyên nhân hoạt động kém hiệu quả. Về vai trò quản lý nhà nước : Một số Bộ , ngành chủ quản chưa quan tâm đầu tư thích đáng cho công tác quản lý XKLĐ của ngành mình , thiếu kiểm tra, giám sát nên còn có một số doanh nghiệp vi phạm pháp luật . Thị trường lao động nước ta chưa được mở rộng , ngoài nguyên nhân khách quan là phải cạnh tranh với nhiều nước trong khu vực song về chủ quan các doanh nghiệp nước ta chưa đủ lực ( kể cả con người và về vốn ) để khai thác các thị trường mới mà chỉ tập chung vào một số thị trường que

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35384.doc
Tài liệu liên quan