Đề án Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ 3

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ 3

1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu 3

2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu 3

2.1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường để nhận biết sản phẩm dịch vụ mà thị trường có nhu cầu 3

2.2 Nghiên cứu thị trường nước ngoài và chọn đối tác kinh doanh 4

2.3. Tìm hình thức và biện pháp giao dịch, đàm phán để ký kết hợp đồng xuất khẩu 4

2.4. Thực hiện hợp đồng 5

2.5. Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu và tiếp tục quá trình buôn bán 6

3. Các hình thức của hoạt động xuất khẩu 6

3.1. Xuất khẩu trực tiếp 6

3.2. Xuất khẩu gia công uỷ thác 7

3.3. Xuất khẩu uỷ thác 7

3.4. Buôn bán đối lưu 7

3.5. Xuất khẩu theo nghị định thư 7

3.6. Xuất khẩu tại chỗ 8

3.7. Gia công quốc tế 8

3.8. Tạm nhập, tái xuất 8

II. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 8

1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 8

1.1. Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, giải quyết những khó khăn trong cán cân thanh toán 8

1.2. Tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế , thúc đẩy nền sản xuất trong nước 9

1.3. Góp phần giải quyết vấn đề lao động, việc làm 9

1.4. Là nền tảng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại 9

1.5. Đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước 9

2. Tính tất yếu của việc gia nhập WTO 10

2.1. Vai trò của hội nhập 10

2.2. Một số đặc điểm về WTO 11

2.3. Tính tất yếu của việc gia nhập WTO 12

2.4. Tác động có lợi và bất lợi của việc tham gia WTO 14

2.5. Quan hệ Việt Nam- WTO 16

3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO 17

3.1. Xu thế chuyển dịch hàng dệt may trên thế giới 17

3.2. Đặc điểm ngành công nghiệp dệt may 18

3.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nói chung 23

3.4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO 25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO 27

I. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN WTO 27

1. Hiệp định về hàng dệt may của WTO 27

2. Lộ trình cắt giảm thuế quan với một số mặt hàng Dệt May Việt Nam trong tiến trình hội nhập WTO 30

2.1. Hiệp định ưu đãi thuế quan phổ cập CEFT trong hội nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). 30

Năm 31

2.2. Hiệp định hàng dệt may ký kết giữa VN với EU giai đoạn 2000-2005: 31

2.3. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 32

3. Đặc điểm thị trường của các nước thành viên WTO 33

3.1. Thị trường Châu Âu 33

3.2. Thị trường Châu Mỹ 34

3.3. Thị trường Châu Á 35

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO 35

1. Đặc điểm hàng dệt may Việt Nam 35

2. Tình hình sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của nước ta 36

3. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO 38

3.1. Số liệu kim ngạch xuất khẩu đối với 3 khu vực 38

Danh mục 40

3.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may VN sang thị trường Châu Á 41

Danh mục 43

Danh mục 44

3.3. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu 44

3.4. Phương thức xuất khẩu 45

3.5. Chất lượng, giá cả, mẫu mã sản phẩm 45

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 46

1. Thành tựu 46

1.1. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh 46

1.2. Sản phẩm dệt may ngày càng đa dạng về chủng loại, chất lượng ngày càng được nâng cao, tăng cường xuất khẩu theo FOB, tỷ lệ nội địa hoá. 46

1.3. Sản phẩm hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam đã tạo được uy tín nhất định trên thị trường 47

1.4. Quy mô sản xuất được mở rộng với công nghệ hiện đại, áp dụng mô hình quản lý tiên tiến 47

1.5. Tăng nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế. 48

1.6. Giải quyết công ăn việc làm, đóng góp vào ngân sách Nhà nước 48

2. Hạn chế 48

2.1. Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường 48

2.2. Sự mất cân đối giữa ngành dệt và may mặc 49

2.3. Khả năng thâm nhập thị trường còn rất hạn chế 49

2.4. Trong xây dựng và quảng bá thương hiệu 50

2.5. Giá cả, chất lượng hàng hoá 50

3. Nguyên nhân 51

3.1. Từ phía doanh nghiệp 51

3.2. Từ bên ngoài 53

 

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO 59

I. ĐỊNH HƯỚNG 59

1. Cơ hội và thách thức đặt ra đối với hàng dệt may của các doanh ngiệp Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO 59

1.1. Những cơ hội của hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hội nhập WTO 59

1.2. Những thách thức của hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hội nhập WTO 59

2. Các nhân tố tác động 60

2.1. Mục tiêu phát triển của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 60

Chỉ tiêu 60

2.2. Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO 61

2.3. Các nhân tố tác động 62

3. Định hướng 67

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 68

1. Các giải pháp đối với doanh nghiệp 68

1.1. Nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm 68

1.2. Đổi mới công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ 69

1.3. Lựa chọn phương thức xuất khẩu phù hợp 70

1.4. Giảm chi phí đầu vào, chi phí quản lý, tỷ lệ phế phẩm 71

1.5. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp 72

1.6. Xây dựng chiến lược thị trường thích hợp 74

1.7. Nâng cao hiểu biết toàn diện về WTO 76

2. Kiến nghị đối với Nhà nước 76

2.1. Hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển 77

2.2. Chính sách về nguyên phụ liệu 78

2.3. Chính sách về khoa học công nghệ 78

2.4. Chính sách về lao động và phát triển nguồn nhân lực 79

2.5. Chính sách về tổ chức quản lý 80

2.6. Chính sách thuế quan 81

2.7. Chính sách thị trường 82

2.8. Chính sách tỷ giá hối đoái 83

2.9. Chính sách tín dụng và trợ cấp xuất khẩu 83

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

 

doc107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5.6 13.25 2002 2750 37,5 16926 12,1 16,3 2003 3600 30,9 19870 17,4 18,12 (Nguồn: Bộ thương mại và Tổng công ty Vinatex) Qua bảng ta thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may luôn chiếm khoảng 13-18% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá chỉ đứng sau ngành dầu khí. Điều đó chứng tỏ dệt may là một trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Năm 1995 - 1996 việc gia nhập ASEAN và ký Hiệp định hợp tác Việt Nam - EU, đặc biệt năm 2002 với việc Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết đã làm kim ngạch dệt may tăng đột biến vào năm 1996 là 53%, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam tăng 39,5%. Điều này thể hiện đây là các thị trường chính của xuất khẩu hàng hoá Việt Nam nói chung và dệt may nói riêng. Tỷ lệ tăng bình quân kim ngạch dệt may trong giai đoạn 1994 - 2003 là 24,17%; xuất khẩu hàng hoá là 19,7%. Riêng năm 2003, kim ngạch dệt may tăng trên 30%, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trên 17,4%, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá bình quân đầu người năm 2003 là xấp xỉ 250 USD/người, con số này là quá khiêm tốn so với tiềm năng của Việt Nam. Riêng năm 2003, do việc mở rộng thị trường Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ năm 2003 đạt 1,95 tỷ USD, thị trường EU là 600 triệu USD, thị trường Nhật Bản là 500 triệu USD, thị trường Đài Loan là 200 triệu USD còn các thị trường khác đạt 35 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của toàn ngành năm 2003 đạt 3,6 tỷ USD, tăng thêm 30% so với năm 2002 là một thắng lợi lớn của ngành dệt may, nó không chỉ góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu nói chung của cả nước tăng 20%, mà còn tạo cơ sở vững chắc cho sự tăng trưởng xuất khẩu trong những năm sau. Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng sẽ phát triển như thế nào sau năm 2004, thời điểm mà hàng rào hạn ngạch dệt may bị xoá bỏ hoàn toàn? Đó là một câu hỏi cũng như thách thức lớn đối với ngành dệt may Việt Nam trong thời điểm hiện nay. 3. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO 3.1. Số liệu kim ngạch xuất khẩu đối với 3 khu vực 3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may VN sang thị trường Châu âu Hiện nay hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang hơn 40 nước trên thế giới trong đó riêng thị trường Châu âu tập trung chủ yếu vào 15 nước thành viên EU như: Đức, Pháp, Hà Lan, Italia… xuất khẩu sang các nước EU chiếm 16,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tại thị trường EU là 600 triệu USD, tăng 9,1% so với năm 2002. Để có cái nhìn tổng quan về kim ngạch xuất khẩu dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường EU, chúng ta xem xét biểu số liệu dưới đây: Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU (Đơn vị: triệu USD) Danh mục 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng KNXK toàn ngành DM 750 1150 1349 1351 1682 1892 2150 2750 3600 KNXK hàng DM sang EU 350 420 450 620 700 726 868 550 600 Tỷ trọng (%) 46.7 36.5 33.4 45.9 41.6 38.4 40.4 20 16.7 Tỷ lệ tăng (%) 20 7.1 37.8 12.9 3.7 19.6 -34 9.1 (Nguồn: Tổng công ty Vinatex) Qua các số liệu trên ta thấy giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU luôn tăng lên nhanh chóng nhưng thị phần chiếm lĩnh được lại quá nhỏ bé, chỉ chiếm 0,95% thị trường EU vào năm 2003. Một phần là do hàng dệt may phải chịu mức hạn ngạch quá thấp và EU lại không coi Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường nên hàng Việt Nam còn chịu sự phân biệt đối xử so với hàng của các nước khác khi EU xem xét áp dụng các biện pháp chống phá giá. Mặt khác là còn nhiều chủng loại mặt hàng có hạn ngạch nhưng các công ty may vẫn chưa sản xuất vì họ đòi hỏi rất cao về chất lượng, mẫu mã trong khi đó yêu cầu về trang thiết bị để sản xuất chủng loại hàng này hầu như không đáp ứng được, trình độ công nhân lành nghề chưa cao sản xuất không đúng theo các chỉ số tiêu chuẩn đề ra cũng như khả năng sử dụng và vận hành máy móc có hiệu quả. Chính vì vậy mà chất lượng còn non kém và không thâm nhập được sâu hơn vào thị trường này. Đây thực sự là vấn đề nan giải đối với các công ty may trong việc mở rộng tiếp cận sâu hơn thị trường này. 3.1.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may VN sang thị trường Châu Mỹ Hàng năm, Mỹ nhập khoảng 50 - 60 tỷ USD hàng dệt may. Nguồn chủ yếu từ các nước châu á, chiếm 50% kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ. Thị trường Mỹ được đánh giá là thị trường xuất khẩu hàng dệt may có tiềm năng của Việt Nam đặc biệt từ sau khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đi vào hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ đã đạt tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã tăng lên đáng kể. Để có cái nhìn tổng quan về kim ngạch xuất khẩu dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, chúng ta xem xét biểu số liệu dưới đây: Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ (Đơn vị: triệu USD) Danh mục 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng kn xk toàn ngành DM 750 1150 1349 1351 1682 1892 2150 2750 3600 Kn xk hàng DMsang Mỹ 15 20 23 27 37 60 51 976 1950 Tỷ trọng (%) 2 1.7 1.7 2 2.2 3.2 2.4 35.5 54.2 Tỷ lệ tăng (%) 33.3 15 17.4 37 62.2 -15 1814 99.8 (Nguồn: Tổng công ty Vinatex) Qua số liệu trên, ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ từ con số 15 triệu USD năm 1995 đã lên tới 1950 triệu USD năm 2003. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 1995 - 2003 đạt 258%. Nếu so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 35,76%/năm của toàn ngành trong cùng giai đoạn thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ những năm qua là con số đáng ghi nhận. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ có xu thế tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nói chung. Thị trường Mỹ vươn lên trở thành thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. Trong khi nhiều thị trường phi hạn ngạch về dệt may của Việt Nam giảm sút mạnh thì thị trường Mỹ khá ổn định mặc dù xuất khẩu sang thị trường này khó khăn hơn nhiều so các thị trường truyền thống khác của chúng ta.Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ còn quá nhỏ bé so với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ. Nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ năm 2003 là 71 tỷ USD, như vậy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ năm 2003 chỉ chiếm 3,2% tổng giá trị nhập khẩu hàng dệt may của thị trường này. Qua đó để thấy rằng Việt Nam còn phải cố gắng rất nhiều trong quan hệ thương mại song phương cũng như cần nỗ lực chung của toàn ngành dệt may trong thời gian tới. 3.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may VN sang thị trường Châu á 3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may VN sang thị trường Nhật Bản Nhật Bản là thị trường xuất khẩu không hạn ngạch lớn nhất của nước ta tại Châu á, là nước đứng thứ 3 thế giới về nhập khẩu hàng dệt may về phục vụ cho tiêu dùng nội địa, hàng năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 40 tỷ USD hàng dệt may. Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản được hưởng thuế ưu đãi theo hệ thống GSP của Nhật Bản. Đây là một thuận lợi lớn cho ngành may xuất khẩu của Việt Nam. Để có cái nhìn tổng quan về kim ngạch xuất khẩu dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, chúng ta xem xét các biểu số liệu dưới đây: Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản (Đơn vị: triệu USD) Danh mục 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng kn xk toàn ngành DM 750 1150 1349 1351 1682 1892 2150 2750 3600 Kn xk hàng DM sang Nhật Bản 290 315 325 32 417 430 617 530 500 Tỷ trọng (%) 38.7 27.4 24.1 2.4 24.8 22.7 28.7 19.3 13.9 Tỷ lệ tăng (%) 8.6 3.2 -90 1203 3.1 43.5 -2.1 -5.7 (Nguồn: Tổng công ty Vinatex) Qua số liệu trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản trong giai đoạn 1995 - 2001 tăng đều qua các năm (trừ 1998 do khủng hoảng tiền tệ khu vực). Trong 2 năm gần đây lại giảm, năm 2002 giảm 87 triệu USD so với năm 2001 tức 22%, năm 2003 giảm 30 triệu USD so với năm 2002 tức 5,7%. Tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 1995 - 2003 là 143,1%, tuy nhiên có sự giảm kim ngạch xuất khẩu trong 2 năm 2002, 2003 là do từ cuối năm 2001 hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết, các doanh nghiệp dệt may chuyển hướng thị trường sang gia công xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Không chỉ thị trường Nhật Bản mà thị trường EU, Đài Loan và các thị trường khác cũng gặp hiện tượng tương tự. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản có xu hướng giảm, đến năm 2003 chỉ chiếm 13,9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nói chung. Hiện nay, hàng dệt may của Trung Quốc đang thống soái thị trường hàng dệt may nhập khẩu của Nhật Bản, với thị phần lên tới 80% vào năm 2003. Hầu hết hàng dệt may Nhật Bản nhập từ Trung Quốc là do các công ty của Nhật hoặc các liên doanh Nhật - Trung đóng tại Trung Quốc sản xuất. Hàng dệt may của Việt Nam xuất sang Nhật Bản chỉ chiếm tỷ trọng dưới 3% tổng lượng nhập khẩu của nước này vào năm 2003. 3.2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Đài Loan và một số nước ASEAN + Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Đài Loan Hàng năm, ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu một lượng sản phẩm khá lớn sang các nước trong khu vực - Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore… trong đó lớn nhất là Đài Loan. Tuy các nước này không phải là thị trường tiêu thụ mà là nước nhập khẩu hoặc thuê Việt Nam gia công để tái xuất sang các nước thứ ba. Ước tính khoảng 70% hạn ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU phải xuất khẩu qua các nước này. Để có cái nhìn tổng quan về kim ngạch xuất khẩu dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Đài Loan, chúng ta xem xét các biểu số liệu dưới đây: Bảng 2.9: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Đài Loan (Đơn vị: triệu USD) Danh mục 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng kn xk toàn ngành DM 1351 1682 1892 2150 2750 3600 Kn xk hàng DM sang Đài Loan 218 188.6 193.5 197 198 200 Tỷ trọng (%) 16.1 11.2 10.3 9.2 7.2 5.6 Tỷ lệ tăng (%) -30.4 -8 -10.7 -21.7 -22.2 (Nguồn: Tổng công ty Vinatex) Đài Loan là thị trường mà các doanh nghiệp Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 sau Nhật Bản tại thị trường Châu á. Các doanh nghiệp Việt Nam do mải miết với những đơn hàng lớn, dễ làm từ Mỹ nên kim ngạch xuất khẩu vào Đài Loan ngày càng giảm qua các năm. Tỷ trọng từ 16,1% năm 1998 đã giảm xuống 5,6% năm 2003, tỷ lệ tăng trung bình là -18,5% trong giai đoạn 1998 - 2003, thị trường này ít biến động trong nhiều năm qua. Hiện nay kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này xấp xỉ 200 triệu USD/năm. Rõ ràng quy mô và tỷ trọng này hoàn toàn chưa xứng với tiềm năng của thị trường cũng như năng lực của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. + Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang một số nước ASEAN Các nước ASEAN hầu hết là các thị trường phi hạn ngạch, đứng đầu kim ngạch xuất khẩu là Singapo, rồi đến Lào, Malaysia… tuy vậy kim ngạch là không lớn. Để có cái nhìn tổng quan về kim ngạch xuất khẩu dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường ASEAN , chúng ta xem xét các biểu số liệu dưới đây: Bảng 2.10: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang ASEAN (Đơn vị: triệu USD) Danh mục 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng kn xk toàn ngành DM 1150 1349 1351 1682 1892 2150 2750 3600 Kn xk hàng DM sang ASEAN 21 70 42 68 70 75 72 70 Tỷ trọng (%) 1.8 5.18 3.1 4 3.7 3.5 2.6 1.9 Tỷ lệ tăng (%) 223 -40 62 2.9 7.1 -4 -2.8 (Nguồn: Tổng công ty Vinatex) Tỷ trọng và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang ASEAN quá nhỏ nhưng tương đối ổn định, 5 năm trở lại đây kim ngạch đạt trên dưới 70 triệu USD. Tỷ lệ tăng bình quân trong giai đoạn 1996 - 2003 là 35% so với 18.3% của toàn ngành. Từ 2006 thì thuế suất đối với hầu hết các mặt hàng dệt may là 5%, các doanh nghiệp nên tận dụng điều kiện thuận lợi này để tăng kim ngạch xuất khẩu sang khu vực này. 3.3. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu Việt Nam chủ yếu xuất sang thị trường EU các sản phẩm may mặc sau: T-shirt (Cat 4); áo len (Cat 5); quần âu (Cat 6); áo nữ (Cat 7); sơ mi nam (Cat 8); áo khoác nữ (Cat 15); áo Jacket (Cat 21); áo dài (Cat 26); Bộ quần áo nữ (Cat 29); áo lót nữ (Cat 31); quần áo trẻ em (Cat 68); Bộ thể thao (Cat 73); quần áo khác (Cat 78); quần áo dệt kim (Cat 83); lưới (Cat 97); thêu vải lanh (Cat 118). Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ các sản phẩm may mặc và một số sản phẩm gia dụng sản xuất từ sợi dệt như ga, gối, bộ trải nôi baby…, hàng dệt chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Việt Nam mới chỉ tập trung vào 8 loại sản phẩm may mặc sau: Sơ mi nam dệt kim vải bông (cat 338), sơ mi nam dệt thoi vải bông (cat 340), áo choàng nữ vải len (cat 435), sơ mi nữ vải len (cat 438), comple nữ vải len (cat 444), váy nữ (cat 636), comple nữ vải tổng hợp (cat 644) và găng tay (cat 331). Mặc dù thị trường Mỹ có nhu cầu về hàng dệt kim lớn nhưng Việt Nam xuất khẩu chưa nhiều hàng dệt kim sang thị trường này. Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản các mặt hàng chủ yếu như: áo Jacket (Cat 21) và áo khoác các loại chiếm 15,4%, sơ mi nam (Cat 8) chiếm 4,8%, quần âu (Cat 6) chiếm 1,5%, hàng dệt kim chiếm 3,5% và quần áo các loại khác chiếm 1,43%. 3.4. Phương thức xuất khẩu Hiện nay hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường như EU, Mỹ, Nhật… chủ yếu theo 2 phương thức chủ yếu: xuất khẩu trực tiếp (chiếm tỷ trọng 30%) và xuất khẩu uỷ thác gia công (chiếm tỷ trọng 70%). Xuất khẩu trực tiếp: phương thức xuất khẩu trực tiếp hay “mua đứt bán đoạn” là phương thức chiến lược của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam trong tương lai. Hiện nay, doanh thu xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức này còn thấp, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu xuất khẩu nói chung. Một số công ty may có uy tín và kinh nghiệm trên thị trường như: may 10, may Thăng Long, công ty Dệt Thắng Lợi… đã xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường. Gia công xuất khẩu: đây là phương thức xuất khẩu chủ yếu của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam. Xuất phát từ nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như màu sắc nên các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập nguyên liệu từ các công ty nước ngoài rồi gia công theo mẫu mã của các công ty đặt hàng. Các nước này thường là nhập khẩu hoặc thuê Việt Nam gia công rồi tái xuất sang thị trường EU. 3.5. Chất lượng, giá cả, mẫu mã sản phẩm Hàng dệt may Việt Nam có chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng được yêu cầu của cả những thị trường, khách hàng khó tính nhất. Bất cập là ở chỗ giá thành sản phẩm cao hơn 15 - 20% sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực, vì vậy đẩy giá bán sản phẩm cao hơn. Về mẫu mã, chính bởi phương thức xuất khẩu chủ yếu là gia công xuất khẩu nên mẫu mã sản phẩm đều do bên đặt hàng thiết kế, mẫu mã của các doanh nghiệp Việt Nam còn đơn điệu, chậm thay đổi theo mẫu mốt, chủ yếu là copy từ các cat nước ngoài. III. Đánh giá thực trạng 1. Thành tựu 1.1. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh Kể từ khi Hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam với EU có hiệu lực (1/1/1993) kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU đã tăng từ 250 triệu USD năm 1993 lên đạt 868.6 triệu USD năm 2001, tuy có giảm vào năm 2002 và 2003 xuống còn 550 và 600 triệu USD. Từ cuối năm 2001, sau khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ đi vào hiệu lực kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ từ con số 15 triệu USD năm 1995 đã lên tới 1950 triệu USD năm 2003. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 1995 - 2003 đạt 258%. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật Bản tuy có xu hướng tăng nhưng chưa nhiều, tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này là 143,1%, một phần cũng do khủng hoảng tiền tệ trong khu vực. 1.2. Sản phẩm dệt may ngày càng đa dạng về chủng loại, chất lượng ngày càng được nâng cao, tăng cường xuất khẩu theo FOB, tỷ lệ nội địa hoá. Với việc EU ưu tiên trong đàm phán mở rộng thị trường với Việt Nam trong thời điểm hiện nay, thuế suất ưu đãi của Mỹ… cho thấy thị trường quốc tế đánh giá cao chất lượng hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Đầu năm 2004, EU chính thức thông bán Hiệp định sửa đổi, theo đó mức tăng hạn ngạch từ 50 - 70% so với trước đây đối với các cat (mặt hàng) nóng, có nghĩa tổng mức hạn ngạch sẽ tăng 300 - 400 triệu USD. Tỷ lệ kinh doanh FOB trong toàn tổng công ty dệt may Việt Nam tăng lên từ 54% năm 2001 lên 63% trong năm 2003, trong đó có đơn vị tỷ lệ giá trị kinh doanh FOB đạt tới 80% tổng doanh thu. Tỷ lệ nội địa hoá trong hàng xuất khẩu cũng được trú trọng, nhằm tăng cường sử dụng nguồn nguyên phụ liệu trong nước, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ nội địa hoá của các công ty sản xuất các sản phẩm dệt kim như công ty dệt may Hà Nội, công ty dệt may Thành Công, công ty dệt Nha Trang đạt tới 80%. Các công ty sản xuất vải dệt thoi như công ty dệt Thắng Lợi, công ty dệt Việt Thắng… cũng có tỷ lệ nội địa hoá từ 30 - 50%. 1.3. Sản phẩm hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam đã tạo được uy tín nhất định trên thị trường Nhiều thương hiệu đã giành được sự tín nhiệm của khách hàng như sơ mi của công ty may 10, Veston của công ty may Nhà Bè, sản phẩm cotton của công ty dệt Việt Thắng… tạo dựng được thương hiệu của doanh nghiệp mình trong mắt của các đối tác nước ngoài. Nhiều đối tác nước ngoài đánh giá cao quan hệ làm ăn, ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp may Việt Nam và độ tin cậy cao về việc giao hàng đúng thời hạn, đúng chất lượng, mẫu mã. Do vậy hàng dệt may Việt Nam đã dần chiếm tỷ trọng nhập khẩu vào Mỹ nhiều hơn, mở rộng thêm thị trường hơn như thâm nhập vào thị trường Đông âu, SNG, Ailen và Hilạp. 1.4. Quy mô sản xuất được mở rộng với công nghệ hiện đại, áp dụng mô hình quản lý tiên tiến Ngành dệt may đến nay đã đổi mới được 95% máy móc, thiết bị nên chất lượng sản phẩm và giá cả đã có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại trong khu vực. Các doanh nghiệp may cũng đi đầu trong việc mua lại thiết bị đã qua sử dụng của các doanh nghiệp đã bị phá sản trong khu vực, và con số này lên đến 3,5 triệu USD. Thực chất đây là những máy móc đã qua sử dụng nhưng chất lượng còn 80% mà giá chỉ bằng 35% giá của máy mới. Vì thế hiện nay ngành dệt may đã có hệ thống kéo sợi, dệt may khép kín, có thiết bị điều khiển tự động, lắp đặt hệ thống nghiên cứu, pha màu, nhuộm vải điều khiển bằng máy tính... làm tăng năng suất và giảm bớt thao tác của người lao động. Hàng loạt các công ty liên doanh, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành công nghiệp dệt cũng như may được triển khai trong những năm trở lại đây. Hiện quy mô của ngành đã được mở rộng với 1200 doanh nghiệp trong đó có 240 doanh nghiệp liên doanh và có vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều công ty thành viên tổng công ty dệt may Việt Nam đã áp dụng các mô hình quản lý tiên tiên theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, SA 8000. Số lượng các công ty áp dụng mô hình quản lý chuyên nghiệp ngày càng tăng. Hiện tại, trong số 50 công ty thành viên, đã có 30 công ty áp dụng ISO 9000; 7 công ty thực hiện ISO 14000; 14 công ty thực hiện SA 8000. 1.5. Tăng nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế. Mặc dù giá trị ngoại tệ thực tế thu được chỉ chiếm 25% tổng giá trị xuất khẩu song đây là nguồn thu nhập ngoại tệ to lớn cho đất nước góp phần quan trọng vào việc cải thiện cán cân thanh toán và tăng dự trữ ngoại tệ, tăng khả năng nhập máy móc, thiết bị, công nghệ... Để phát triển kinh tế. 1.6. Giải quyết công ăn việc làm, đóng góp vào ngân sách Nhà nước ý nghĩa về mặt xã hội của ngành dệt may là rất lớn, vì hơn 2 triệu lao động được thu hút vào lĩnh vực này làm tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người công nhân. Bên cạnh đó ngành còn chịu các nghĩa vụ với Nhà nước như đóng góp các nguồn thuế thu nhập, thuế xuất khẩu, nhập khẩu... 2. Hạn chế 2.1. Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2003 đạt 3,6 tỷ USD, tăng thêm 30% so với năm 2002. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ là 1,95 tỷ USD tăng 100% so với năm 2002; kim ngạch xuất khẩu sang thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản… lại không tăng hoặc tăng không đáng kể, thậm chí kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan lại giảm. Điều này cho thấy, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta chưa thực sự vững chắc, tăng trưởng chủ yếu vẫn nhờ vào sự chuyển dịch thị trường một cách thuần tuý, vẫn phụ thuộc quá nhiều vào hạn ngạch. Qua đây cũng thấy rằng, các doanh nghiệp chưa chuẩn bị đầy đủ về cả năng lực tổ chức sản xuất và năng lực tổ chức thị trường. Vấn đề này cần được nghiêm túc khắc phục để giữ cho được sự cân đối về cơ cấu thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Hoa Kỳ và ngay cả trong thị trường Hoa Kỳ cũng phải tính toán cân đối việc xuất khẩu hàng có hạn ngạch và hàng không có hạn ngạch. Bên cạnh đó, việc phát triển các thị trường Nga, SNG, Trung Đông…cũng cần được chú trọng đúng mức. 2.2. Sự mất cân đối giữa ngành dệt và may mặc Với đặc thù của ngành dệt may là đòi hỏi vốn lớn, kỹ thuật cao, thu hồi vốn lâu. trong 3 năm qua, nhà nước đã đầu tư 5000 tỷ cho ngành dệt may để đổi mới công nghệ trong chiến lược tăng tốc của ngành dệt may nhưng so với ngành may thì công nghiệp dệt của Việt Nam còn rất hạn chế bởi hệ thống máy móc thiết bị chưa thực sự hoàn thiện và đồng bộ ở tất cả các khâu nên chưa đủ để phục vụ chính ngành may trong nước. Từ việc không chủ động được nguồn nguyên phụ liệu mà khả năng đáp ứng nhanh các đơn hàng của các doanh nghiệp Việt Nam kém. Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu chưa tương ứng. Có tới 60% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may để chi trả cho mua nguyên liệu, phụ kiện từ nước ngoài. Năm 2003 chúng ta phải nhập khẩu 2,7 tỷ USD nguyên phụ liệu cho dệt may trong khi đó giá trị xuất khẩu dệt may 3,6 tỷ USD. Tỷ suất giá trị gia tăng xuất khẩu 25%. Điều đó chứng tỏ ngành dệt may vẫn còn rất yếu kém. Giá trị hàng gia công sang các thị trường chiếm 70%, hơn nữa hợp đồng gia công không ổn định, giá gia công thấp và phụ thuộc về nguyên vật liệu. Đặc biệt hình thức xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường là qua trung gian, vì thế Việt Nam chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường này. 2.3. Khả năng thâm nhập thị trường còn rất hạn chế Điểm yếu nhất của ngành dệt may Việt Nam là vấn đề thị trường. Do còn làm theo kiểu bao cấp nên chúng ta không bám sát, nắm bắt được thị trường. Chính vì không am hiểu thị trường nên việc quảng bá khuếch trương còn yếu, nhất là trong tình hình thương mại điện tử phát triển như hiện nay. Cụ thể ở đây là khi thực hiện một dự án hợp tác thì phía các doanh nghiệp Việt Nam không muốn tham gia tích cực vào phần bán hàng và làm nhiệm vụ marketing quốc tế, vì thế Việt Nam sẽ mất dần đi tính chủ động trên thị trường quốc tế, cũng như nắm được nhu cầu thị hiếu của khách hàng, giá cả và các thông tin khác. 2.4. Trong xây dựng và quảng bá thương hiệu Hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, xâm nhập thông qua “thị trường ngách” chính do hình thức xuất khẩu, tầm nhìn của chủ doanh nghiệp đặc biệt là do khả năng tài chính còn rất thấp so với các công ty nước ngoài, công ty đa quốc gia nên chưa có xây dựng cho mình được thương hiệu sản phẩm hay thương hiệu doanh nghiệp mạnh, chưa những chiến dịch quảng bá rầm rộ thương hiệu Việt ra thị trường thế giới. Chủ yếu gia công và gắn nhãn một số thương hiệu nổi tiếng như: Adidas, Nike… Về phía tổng công ty, tuy có quy mô lớn nhưng chưa nhận thức hết vai trò đầu tầu của mình trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu, chưa xây dựng được thương hiệu của ngành dệt may Việt Nam có uy tín lớn trên thị trường quốc tế. 2.5. Giá cả, chất lượng hàng hoá Các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu thuế nhập khẩu và nhập khẩu nguyên liệu vải vóc cao nên giá cả cho một sản phẩm dệt may khó có thể cạnh tranh với các nước đang phát triển khác đặc biệt là các nước thành viên WTO (thường cao hơn từ 15 - 20% giá sản phẩm cùng loại trong khu vực. Nhưng phải chú ý một điều đó là các sản phẩm độc đáo đòi hỏi công nghệ và tay nghề cao, mang tính sáng tạo thì Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được. Về mẫu mã sản phẩm, không có sự cải tiến trong mẫu mã mà vẫn làm theo kiểu copy hay sử dụng các mẫu cũ nên không còn giá trị về mốt. Vì sản phẩm may mặc xuất khẩu của Việt Nam còn quá nghèo nàn về mốt nên chênh lệch giá thành với giá sản phẩm là không cao. 3. Nguyên nhân 3.1. Từ phía doanh nghiệp 3.1.1. Doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may, sản phẩm hàng dệt may uy tín còn thấp trên thị trường Các doanh nghiệp dệt may chưa xây dựng được hình ảnh và tên hiệu riêng của mình trên thị trường thế giới nói chung. Có 90% doanh nghiệp may mặc hiện nay vẫn chấp nhận thiệt thòi khi thực hiện các hợp đồng gia công là để dựa vào những hãng nổi tiếng để từng bước đưa nhãn hiệu sản phẩm của mình vào thị trường chủ lực như EU, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan… Hơn nữa với đặc trưng quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp dệt may nói riêng không đủ tài chính, thông tin để chấp nhận rủi ro cao khi tự mình bước ra thị trường thế giới. 3.1.2. Hình thức xuất khẩu giản đơn, hiệu quả kinh tế thấp. Năm 2003, theo Bộ Thương mại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33774.doc
Tài liệu liên quan