Đề án Một số kiến nghị và giải pháp trong công tác đào tạo và bồi dưỡng lực lượng lao động trong nền kinh tế thị trường

 

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM 2

I/ Khái niệm lao động việc làm và thất nghiệp 2

1. Nguồn lao động 2

2. Việc làm 3

3. Thất nghiệp 3

II/ Sự cần thiết của đào tạo và nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động 4

PHẦN II: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG CỦA NƯỚC TA 6

I/ Thực trạng đội ngũ lao động ở nước ta thời kỳ trước đổi mới (trước năm 1986) 6

1. Về số lượng lao động 6

2. Về chất lượng lao động 7

3. Về chính sách bồi dưỡng, đào tạo các loại hình lao động 8

4. Về việc tuyển dụng lao động qua đào tạo 9

II/ Thực trạng lao động sau đổi mới (sau 1986) đến nay 10

1. Những điều kiện mới đòi hỏi người lao động 10

2. Thực trạng nguồn nhân lực 11

3. Công tác đào tạo giáo dục 12

4. Vấn đề sử dụng đội ngũ lao động sau đào tạo bồi dưỡng 16

5. Công cụ lao động 17

III/ Kết quả đạt được và những tồn tại của hệ thống đào tạo dạy nghề trong những năm qua 18

1. Những kết quả đạt được 18

2. Những tồn tại 19

PHẦN III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 22

I/ Một số giải pháp 22

II/ Một số kiến nghị 25

KẾT LUẬN 27

Tài liệu tham khảo 28

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số kiến nghị và giải pháp trong công tác đào tạo và bồi dưỡng lực lượng lao động trong nền kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tra của chúng tôi thì tỷ lệ lao động khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề sử dụng không phù hợp với đào tạo là 14,2% đây là tỷ lệ khá lớn, nói lên việc sử dụng loại lao động này còn tùy tiện, làm cho cán bộ công nhân viên không phát huy được năng lực, trình độ kinh nghiệm công tác II.Thực trạng lao động sau đổi mới (sau 1986) đến nay. 1. Những điều kiện mới đòi hỏi người lao động Thứ nhất là khi bước sang cơ chế thị trường , nó đã tác động mạnh mẽ đến mọi người lao động. Sức lao động trở thành hàng hóa đã dẫn đến việc chấp nhận sự cạnh tranh trong thị trường lao động, và bởi vậy người lao động muốn có việc làm phải không ngừng học tập nâng cao trình độ để khỏi tụt hậu,đấu tranh để luôn là “món hàng “ có chất lượng hàng đầu . Sự cạnh tranh gay gắt trong mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nhiều thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường đòi hỏi lao động phải hết sức năng động và phải không ngừng hoàn thiện kiến thức và kỹ năng lao động của mình để đáp ứng được với nhu cầu của thị trường đang không ngừng biến đổi. Trong cơ chế thị trường không chỉ cần có kiến thức và kỹ năng lao động nghề nghiệp cón phải có tư duy kinh tế phải biết “cách làm ăn” và phải biết tự tìm lấy công ăn việc làm . Cơ chế thị trường đòi hỏi người quản lý tìm hiểu thị trường tìm đầu vào, tìm đầu ra, tìm kiếm và bố trí các nguồn lực để hoạt động, phải luôn thay đổi mẫu mã, mặt hàng cho phù hợp với nhu cầu thị trường . Bởi vậy, đòi hỏi nhà quản lý phải luôn năng động sáng tạo Chủ trương “mở cửa” của nhà nước, đây là điều thuận lợi cung cấp thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh, và có thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại thông qua các hình thức chuyển giao công nghệ, Trong khi đó đội ngũ lao động hiện nay của chúng ta hầu như chưa đủ trình độ và phong cách để giao lưu, làm ăn với các công ty của các nước cũng như để xây dựng một nền sản xuất, dịch vụ hiện đại của nhà nước trong cơ chế thị trường. Do vậy, việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ lao động hiện có đang là một vấn đề cấp bách và nóng hổi hiện nay. Đòi hỏi của sản xuất kinh doanh trong những năm tới (đến năm 2000 và 2010) đối với đội ngũ lao động ở các doanh nghiệp nước ta là: đạt tỷ lệ cân đối hơn về số lượng giữa các loại lao động kỹ thuật và nâng cao chất lượng để có thể vận hành sản xuất kinh doanh trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế thế giới. Như vậy yêu cầu đối với đội ngũ công nhân kỹ thuật có hiểu biết kỹ thuật, và kỹ năng cao, có sức khỏe để vận hành được các máy móc và phương tiện tiên tiến có đạo đức lao động tốt. Còn yêu cầu đối với đội ngũ lao động quản lý là: có kiến thức chuyên môn, kỹ thuật và kiến thức quản lý hiện đại, có ngoại ngữ đủ để giao tiếp bình thường trong công việc, thành thạo các kỹ năng quản lý hiện đại, có đạo đức lao động và đạo đức kinh doanh tốt. 2. Thực trạng nguồn nhân lực. Hiện nay giữa thực trạng nguồn nhân lực so với yêu cầu đặt ra ở nước ta cồn một khoảng cách quá xa0, có thể nêu thực trạng nguồn lao động trong các doanh nghiệp hiện nay như sau: Một là, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề còn rất thiếu so với nhu cầu ( hiện nay chỉ có 13% so với tổng số lao động) và đang tồn tại mất cân đối nghiêm trọng về tỷ lệ giữa các loại lao động kỹ thuật (tỷ lệ thực tế là một kỹ sư/1,6 trung cấp và 3 công nhân, trong đó ở các nước phát triển, tỷ lệ này là một kỹ sư / 3 trung cấp và 10 công nhân. Việc hình thành các khu công nghiệp khu chế xuất ngày càng tăng thêm tình trạng đó . Về nguồn lao động theo kết quả điều tra của Bộ lao động - thương binh và xã hội năm 1996, số người trong độ tuổi lao động và là nhân khẩu thường trú từ 15-60 tuổi có 48,4 triệu người trong đó nhóm tuổi từ 15-24 có 13,7 triệu và nhóm từ 25-34 có 11.6 triệu . Xét về lực lượng lao động về chuyên môn kỹ thuật và công nghệ trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân, thì trong tổng số 35,8 triệu ngươì ( trong độ tuổi lao động) số có trình độ trên đại học là 11.561 người , cao đẳng và đại học 816.098 người công nhân có trình độ sơ cấp 636,246 người và số không có trình độ chuyên ôn kỹ thuật , là lao động giản đơn gồm 31.452198 người. Xét về phân bố số lao động này cho thấy , ở khu vực đô thị, trên đại học có 9176 người , ở nông thôn chỉ có 2.393 người ( đô thị gấp 4 lần so với nông thôn). Số cao học và đại học ở đô thị có 560.097 người. còn ở nông thôn chỉ có 256.008 người ( đô thị gấp 2 lần nông thôn) . Số công nhân kỹ thuật có bằng cấp ở đô thị là 444.692 người ( số này chênh lệch không lớn giữa 2 khu vực ). Trong khi đó số người có trình độ chuyên môn sơ cấp ở đô thị chỉ có 183.418, còn ở nông thôn lại tới 452.831 người . Tổng số lao động giản đơn ở nông thôn có tới 26.771.862 người , trong khi ở đô thị chỉ là 4680333 người ( nông thôn gần gấp 6 lần đô thị) Từ thực tế trên ta có nhận xét sau: - So với trước đây , số lao động kỹ thuật có tay nghề chuyên môn cao trong phạm vi cả nước đã tăng nhiều về số lượng và chất lượng , đặc biệt là số công nhân kỹ thuật trong nhóm tuổi trẻ từ 20-34 tuổi. - Có sự phân bố không đều hoặc mất cân đối giữa nông thôn và đô thị - Số có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học tuy đã tăng lên nhiều về số lượng nhưng thực tế chưa đáp ứng đủ yêu cầu cho CNH,HĐH. - Riêng số công nhân kỹ thuật hoặc số cán bộ kỹ thuật trung cấp đã tăng lên về số lượng nhưng cũng còn qúa ít so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt có sự mất cân đối giữa cán bộ đại học, cán bộ trung học dvà công nhân kỹ thuật. Hai là, trình độ tay nghề của công nhân nói chung còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu vận hành máy móc kỹ thuật hiện đại để có thể cho ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới ( số công nhân bậc 1 bậc 2 chiếm 51% so với tổng số công nhân , số công nhân bậc cao cũng chưa có tay nghề thực tế tương xứng với cấp bậc) Ba là,thái độ chấp hành kỷ luật lao động của công nhân còn kém, công nhân chưa quen với tác phong công nghiệp và đặc biệt, ở nhiều doanh nghiệp công nhân có tâm lý không muốn nâng bậc( vì nếu nâng bậc phải làm công việc bậc cao hơn sẽ không đảm bảo năng suất, thu nhập sẽ bị giảm) Bốn là, đội ngũ lao động quản lý tuy không thấp về trình độ sản xuất nhưng năng lực thực tế cũng chưa tương xứng, chưa đáp ứng được nhu cầu của công việc hiện tại; chưa được trang bị kiến thức quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường; chưa được đào tạo để có được những kỹ năng quản lý hiện đại; tác phong làm việc về cơ bản là chưa thay đổi. Năm là, đội ngũ quản lý cấp cao của doanh nghiệp ( giám đốc) chưa thực sự hướng tới đổi mới, một phần rất lớn ( 49%) còn chưa qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý. Trong khi đó, công tác đào tạo và phát triển nhân lực ở các doanh nghiệp trong những năm qua lại rất ít được quan tâm chỉ có một số ít doanh nghiệp nhận thức được vai trò của đào tạo và phát triển, còn hầu hết các doanh nghiệp bỏ lơi công tác này. Tình hình phổ biến ở nhiều nơi là cắt giảm chi phí đào tạo, hình thức đào tạo nghèo nàn, công tác thì nâng bậc ít được thực hiện. Việc cử người đi học ở các trường lớp chính quy còn nặng nề hình thức, bằng cấp còn chưa thực sự có hiệu quả về sử dụng cán bộ chưa tạo ra được động lực về vật chất để thúc đẩy người lao động tham gia đào tạo. 3. Công tác đào tạo giáo dục . Công tác đào tạo giáo dục ở các cơ sở giáo dục đào tạo cũng còn nhiều tồn tại. Trước hết là sự mất cân đối đào tạo (nguyên nhân của sự mất cân đối trong tỷ lệ giữa các loại lao động kỹ thuật hiện nay). Trong những năm qua, số trường đại học (cả công lập và dân lập) đã gia tăng rất nhiều, trong khi các trường đào tạo và dạy nghề càng ít dần: sau 10 năm trong cả nước số trường dạy nghề đã giảm từ 360 xuống còn 174 trường (chủ yếu là giao thông vận tải, in, cơ khí xây dựng hóa chất 244 trường trung cấp chuyên nghiệp và hơn 500 trung tâm dạy nghề ( may mặc , sửa chữa xe máy, ti vi, vi tính , nghiệp vụ văn phòng...) Với hệ thống các trường và cơ sở dạy nghề như trên, ở đây chưa đề cập tới việc phải tăng thêm số trường lớp hoặc cơ sở dạy nghề mà cần phải xem xét lại việc dạy nghề đã gắn với thực trạng đòi hỏi nền kinh tế hay chưa . Trước hết ở khu vực đô thị và khu công nghiệp: có thể thấy rất rõ là khả năng đáp ứng của lực lượng lao động trẻ cho nhu cầu của các khu công nghiệp tập trung còn rất hạn chế . Ví dụ như khu công nghiệp nhà bè, Thủ đức hoặc Tân thuận (thành phố Hồ chí Minh) , số lao động địa phương mới chỉ đáp ứng được 2/3 , só còn lại phải tuyển nơi khác . Hoặc đa số lao động kỹ thuật đang làm việc ở khu công nghiệp Nội bài, Sài Đồng ( Hà nội) là từ nơi khác đến, trong khi lao động địa phương lại dư thừa do không cótrình độ văn hóa ( tối thiểu là học hết cấp III), chưa được đào tạo nghề và công nghệ tiên tiến để có thể đáp ứng được về lao động kỹ thuật. Mặt khác, cũng cần phải có chính sách cụ thể mang tính khuyến khích đối với số lao động trẻ có trình độ tay nghề cao trở về quê nhà hoặc các vùng nông thôn tham gia lao động sản xuất trong các ngành kinh tế địa phương, góp phần giảm bớt sự tập trung ở các đô thị lớn hiện nay. Thực tế có hàng chục ngàn sinh viên sau khi ra trường không về quê làm việc, như ở Tiền giang từ 1994-1997 có tới 6.070 sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng năm 1995 chỉ có 35 người , năm 1996 chỉ có 12 người về tỉnh công tác số còn lại ở lại thành phố Hồ chí Minh tìm việc làm. Tương tự, ở Bến tre có trên 2.784 sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng chỉ có vài chục người trở về quê, hoặc ở Bình định từ 1994-1996 cũng chỉ có vài chục về quê làm việc trong tổng số hơn 6000 tốt nghiệp đại học. ở Hà nội nơi tập trung nhiều trường đại học, hàng năm cũng có tới hàng chục nghìn sinh viên tốt nghiệp ở lại tìm việc... Một số vấn đề khác nữa là việc đào tạo nghề ở nước ta hiện nay còn manh mún. tản mạn, nhưng chưa theo một quy trình mang tính chiến lược lâu dài trong việc tạo lập một đội ngũ lao động kỹ thuật và công nghệ để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế. Mặc dù việc dạy nghề ở các Bộ, ngành vẫn đang tiến hành nhưng khi ra trường vẫn có sự mất cân đối giữa nhu cầu và việc làm. Về khía cạnh tự tạo việc làm một số cơ sở dạy nghề còn đáp ứng được , nhưng khi nhu cầu đòi hỏi có kỹ thuật cao hơn phù hợp với dây chuyền công nghệ hiện đại thì lại hoàn tòan không thỏa mãn hoặc phải đào tạo lại. Chính việc đào tạo như vậy vừa gây tốn kém cho người học, vừa tốn khoản thời gian của việc dạy nghề mà hiệu quả chưa cao và không thiết thực. ở khu vực nông thôn: Những đòi hỏi của CNH-HĐH nông thôn cũng đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật và công nghệ. Hiện nay công nghệ và tiểu thủ công nghiệp nông thôn đang có xu hướng phát triển, tuy nhiên quy mô và thiết bị sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm còn nhiều mặt hạn chế , lựcu lượng lao đông , kỹ thuật và công nghệ nông thôn rất cần đào tạo lại vì tổng số 31,8 triệu lao động ở khu vực này hiện có tới 29,4 triệu chưa qua đào tạo. Đa số thợ trong các cơ sở sản xuất là do kèm cặp, tự học và tích lũy kinh nghiệm. Nếu đặt vấn đề là tới đây đổi mới công nghệ quy mô sản xuất hoặc cải tiến các quy trình công nghệ quy mô sản xuất hoặc cải tiến các quy trình công nghệ và kỹ thuật tiên tiến hơn hiện đại hơn thì số lao động cũ và mới sẽ đào tạo ở đâu học nghề như thế nào và chương trình dạy nghề cho lao động trẻ nông thôn ra sao? Đây có thể xem là một vấn đề bức xúc trong chương trình dạy nghề cho thanh niên nông thôn trong thời gian tới mà không thể không đề cập. Trong cơ chế thị trường, việc đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật nếu chỉ tập trung vào khu vực kinh tế nhà nước như trước đây thì không thể bảo đảm được do hạn chế kinh phí. Từ thực tế đào tạo cán bộ công nhân kỹ thuật trẻ hiện nay, ta thấy nổi lên một số tình hình sau đây: Một là, hầu hết số thanh niên có khả năng ( cả về kinh tế lẫn học lực ) đều muốn vào đại học và tiếp tục học cao hơn. Tâm lý chung là không muốn học trung học kỹ thuật. Hậu quả như đã nói là nhiều nơi, nhiều lúc cán bộ có trình độ đại học lại nhiều hơn cán bộ trung cấp và công nhân kỹ thuật bậc cao . Hai là, sự phân biệt giữa hệ thống đào tạo trung cấp và công nhân kỹ thuật còn chưa rõ ràng. Sự không phân biệt đó, hiện ở mức lương gần như tương đồng (thậm chí cán bộ kỹ thuật trung cấp còn thấp hơn công nhân) , ngoài ra công việc đôi khi lại rất giống nhau (trừ một số ngành y dược...) từ đó dẫn đến tâm lý đối với học sinh trẻ là học công nhân kỹ thuật bậc cao hơn là đi trung cấp, vì thời gian đào tạo gần như nhau, công việc đôi khi lại tốt hơn cho bản thân sau khi ra trường và hành nghề. Ba là, hệ thống quản lý nâng bậc kỹ thuật và đào tạo lại công nhân còn chậm đổi mới và không linh hoạt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường. Vì sự đòi hỏi ở người công nhân hiện đại không chỉ ở tay nghề mà còn ở thể lưc, vì điều đò có liên quan đến chất lượng sản phẩm và năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm . Bốn là, trong đội ngũ công nhân kỹ thuật và công nghệ của ta hiệnu nay còn có nhiều người mù chữ và chưa có bằng cấp. Thực tế , ở tất cả các nước tiên tiến, mọi công việc dù đơn giản nhất vẫn cần qua đào tạo, chỉ có như vậy mới nâng cao được chất lượng sản phẩm, đồng thời làm tăng tính năng động của đội ngũ lao động, giúp cho họ có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. Năm là, đội ngũ công nhân kỹ thuật và công nghệ của ta, tính đơn nghề còn phổ biến trong khi thực tế muốn có việc làm thường xuyên cần phải giỏi một nghề và biết nhiều nghề. Điều này có được khắc phục hay không hoàn toàn phù thuộc vào trình độ văn hóa và kỹ năng đào tạo đội ngũ lao động này như thế nào trong thời gian tới . Điều thách thức lớn hơn còn là điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, Hiện trạng cả hệ thống dạy nghề, cũng như thương trường , trang bị cơ sở vật chất kỹ tyhuật, đội ngũ giáo viên, giáo trình giáo án ... dều rất thiếu thôn lạc hậu . Công tác đào tạo còn nhiều vấn đề : Một là, do tâm lý “sính” đại học của dân chúng (bắt nguồn từ tư tưởng lánh nặng tìm nhẹ một tư tưởng phong kiến tham căn cố để ở nước ta ) do các cơ sở dạy nghề còn quá ít và chất lượng kém trên nhu cầu đại học rất lớn. Đồng thời do thiếu sự điều tiết vĩ mô về cơ cấu và quy mô các ngành đào tạo nên có tình trạng đào tạo ồ ạt, trùng lắp giữa các trường, quá tải về giảng đường, ký túc xá và giáo viên cũng phải làm việc quá tải. Hai là, việc đổi ới nội dung giảng dạy chưa được đồng đều giữa các trường. ở khối kinh tế việc này đã được khá tốt , hầu hết các môn học đã được đổi mới, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường . Song ở khối kỹ thuật, quá trình đổi mới chậm có những chuyên ngành giảng dạy những giáo trình quá lạc hậu. Ba là, cơ sở vật chất ở các trường có được bổ sung thêm, góp phần cải thiện điều kiện sống và làm việc của giáo viên và sinh viên nhưng các phương tiện giảng dạy thì hầu như chưa thay đổi. Bốn là, công tác phục vụ cho giảng dạy và học tập cũng chưa được đổi mới - đặc biệt là hệ thống thư viện - nên chưa tạo được điều kiện để đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo trong khi đội ngũ giáo viên được quan tâm đào tạo và đổi mới kiến thức thì đội ngũ phục vụ giảng dạy còn được ít quan tâm. Năm là, nói chung sinh viên ra trường đều có kiến thức lý thuyết khá tốt nhưng yếu về kỹ năng và rất thiếu thực tế . Nguyên nhân của tình hình này có hai phía : phía nhà trường thì hầu như chưa có kinh phí cho việc thực tập hoặc kinh phí không đáng là bao và cần giảm quỹ thời gian dành cho thực tập , phía doanh nghiệp thì chưa nhận thức được trách nhiệm chung đối với quá trình đào tạo . Tất cả những điều trên làm giảm sút chất lượng sinh viên khi ra trường, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp. 4. Vấn đề sử dụng đội ngũ lao động sau đào tạo và bồi dưỡng . Đây chính là biểu hiện hiệu quả của đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Với cấp độ khác nhau, sử dụng số lao động này có khác nhau. Việc sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật được biểu hiện thông qua việc làm và không có việc làm của họ hoặc việc sử dụng không đúng ngành nghề ( bảng 5) Bảng 5: Tình trạng việc làm sau khi tốt nghiệp Tình trạng công việc Tổng số CNKT có bằng CNKT không bằng TNCN CĐ-ĐH Tổng số 316713 773336 5995131145446 638418 1. Công việc ổn đinh 2774283 675086 535552 995390 568225 2. Công việc tạm thời 20495 5944 7005 5335 2211 3. Chưa có việc làm 69598 23812 665426007 13125 4. Đang đi học 13484 1442 1057 6959 4026 5. Nội trợ 55495 10863 10733 25374 8520 6, Mất khả năng LĐ 80801 214269 12473 53253 13160 7. Tình trạng khác 142557 34269 26039 53128 29121 8. Tỷ lệ chưa có việc làm 220 3,08 1,11 2,27 2,06 Qua số liệu thống kê cho thấy rằng không kể những người sau khi tốt nghiệp đang làm nội trợ hoặc mất khả năng lao động, số đang đi học và các tình hình khác, thì chỉ riêng số người chưa có việc làm thực sự đã chiếm 2.2% tổng số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trong số những người có việc làm, việc phân bổ họ vào các thành phần kinh tế cũng không đồng đều. - Thành phần kinh tế phi nhà nước sử dụng rất ít lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. - Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thu hút đại bộ phận lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cụ thể là: - 82.93% số tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp 93.00% số tốt nghiệp cao đẳng, đại học - 97.13% số tốt nghiệp trên đại học. Trong số lao động hiện nay có thể nói tổng quát là chỉ khoảng 70% người có trình độ đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp đã làm đúng ngành nghề được đào tạo. Có một số lĩnh vực như giáo dục, y tế. Số người được làm đúng ngành nghề được đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhưng một số lĩnh vực khác thì tỷ lệ này rất thấp. 5. Công cụ lao động Trước thời kỳ đổi mới phần lớn các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực sử dụng công cụ lao động giản đơn và dùing sức lực của người công nhân là chính. Hơn nữa công nhân phải sử dụng đủ công cụ và đủ mọi chi tiết để hoàn thành sản phẩm có nghĩa là một công nhân có thể phải đứng ở nhiều khâu để sản xuất hoàn chỉnh một sản phẩm (trình độ chuyên môn hóa trong sản xuất thấp). Đây chính là chịu ảnh hưởng sự bưng bít của cơ chế kế hoạch hóa tập trung và sự cấm vận của Mỹ. Sau thời kỳ đổi mới đến nay qua chuyển giao công nghệ nhiều máy móc thiết bị và các công cụ lao động tiên tiến khác cũng được thay đổi vì vậy năng suất lao động phần nào được nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh sự đổi mới này lại có những khó khăn mới đó là công nhân phần lớn với tay nghề thấp kém đã không đủ trình độ để sử dụng máy móc, công cụ lao động hiện đại vì vậy chưa phát huy hết được công suất máy móc. Hai là, khi máy móc và các công cụ tiên tiến hơn có một khó khăn nữa là việc dư thừa lao động trong các doanh nghiệp. Như vậy khi bước sang điều kiện mới này, sự thay đổi về công cụ lao động đã tác động đến công việc đào tạo và sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ở nước ta. III- Kết quả đạt được và những tồn tại của hệ thống đào tạo, dạy nghề trong những năm qua. 1. Những kết quả đạt được ã Khi nền kinh tế bước sang cơ chế thị trưởng điều này đã tác động đến công tác đào tạo bồi dưỡng lao động chu phù hợp . Và việc thay đổi hoàn thiện cơ quan quản lý nhà nước cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội là đòi hỏi khách quan. Thành lập lại tổng cục dạy nghề trực thuộc Bộ lao động - Thương binh và xã hội là yêu cầu quản lý nhà nước về nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa . Thành lập lại Tổng cục dạy nghề trực thuộc Bộ lao đông- Thương binh và xã hội là phù hợp với thực tế khách quan đáp ứng yêu cầu cấp bách của xã hội, tạo ra khả năng đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp cho người lao động, nhằm góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp đang có chiều hướng gia tăng trong thị trường lao động. ã Về công tác dạy nghề trong những năm qua, ý kiến của các chuyên gia giữa Bộ lao động - thương binh và xã hội và Bộ giáo dục và đào tạo đều thống nhất nhận định : - Công tác dạy nghề có những chuyển biến phù hợp với cơ chế thị trường . Hệ thống cơ sở dạy nghề đa sở hữu đã và đang hình thành, bao gồm các cơ sở dạy nghề của nhà nước, của doanh nghiệp, của các tổ chức đoàn thể của tư nhân . Hình thức dạy nghề có thể được tổ chức thành trường , hoặc kèm cặp tại phân xưởng, tại nhà, truyền nghề... với các chương trình dài hạn ngắn hạn, theo chuyên đề do người học yêu cầu và thỏa thuận giữa cơ sở dạy nghề và người học - Với hệ thống gồm khoảng 1000 cơ sở dạy nghề, hàng năm đã đào tạo khoảng 300.000 người, đủ các cấp độ để cung cấp cho nền kinh tế quốc dân, trong đó có các nghề chính quy đào tạo khoảng 22.000 người, các cơ sở dạy nghề ngắn hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể đào tạo khoảng 128.000 người, các cơ sở dạy nghề dân lập, tư nhân các làng nghề, phố nghề đào tạo khoảng 150.000 người giúp họ tự tạo được việc làm. ã Bước sang cơ chế thị trường công tác đào tạo đã góp phần đưa chất lượng của đội ngũ lao động quản lý trong việc am hiểu sâu về ngành nghề đối thủ cạnh tranh, khách hàng, bạn hàng, am hiểu về các lĩnh vực xã hội khác . ã Người lao động tay nghề được đào tạo có bài bản, được đào tạo về kỹ thuật và công nghệ hiện đại cho nên tính năng động sáng tạo được nâng cao về chất lượng đào tạo mà còn am hiểu thêm về thị trường. ã Công cụ lao động theo thời gian đã được đổi mới nâng cao cả về mặt chất lượng, khối lượng và chức năng. Ngày nay cùng với sự “ mở cửa” của các công cụ lao động (máy móc thiết bị) ngày càng được đổi mới thông qua các hình thức chuyển giao. Bên cạnh những kết quả đạt được công tác đào tạo tay nghề, sử dụng lao động đã qua đào tạo và cơ quan nhà nước quản lý công tác này còn rất nhiều những tồn tại cần phải khắc phục. 2. Những tồn tại: ã Về tổ chức cơ quan quản lý sự nghiệp dạy nghề từ trung ương đến địa phương trong mấy chục năm qua nhiều lần nhập tách, chuyển bộ chủ quản (hiện nay Tổng cục dạy nghề trực thuộc bộ lao đông- thương binh và xã hội). Đây là một khó khăn trong công tác này. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và số lượng lao động được đào tào ra. Điều này do khi tách và khi sát nhập vấn đề đào tạo sẽ phần nào không được quan tâm nắm tình hình một cách có hệ thống. ã Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, công tác dạy nghề mất định hướng, lúng túng phó mặc cho thị trường. Có lẽ đây là nguyên nhân cơ bản nhất sự tụt hậu (về quy mô và chất lượng dạy nghề), khó khăn nhiều mặt của công tác này chỉ nói riêng về số lượng trường dạy nghề chính quy, có lúc cả nước có tới 366 trường, năng lực chiêu sinh mỗi năm 20 vạn học sinh. Vậy mà chỉd hơn 10 năm số cơ sở và khả năng chiêu sinh đã giảm quá một nửa. Muốn khôi phục lại năng lực cũ chưa kể tốn kém rất lớn về tiền của, mà còn phải có thời gian. ã Những năm qua, nguồn tài chính, nguồn từ ngân sách bố trí cho ngành giáo dục - đào tạo tuy có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp, đặc biệt ngân sách cấp cho dạy nghề trong tổng chi ngân sách cho giáo dục đào tạo rất hạn hẹp, lại luôn có chiều hướng giảm (từ 8.7% năm 1991 xuống 4.87% tức 33.49 tỷ đồng năm 1996). Với mức tiền ít ỏi trên nhiều trường dạy nghề năng động tìm nguồn bổ sung (kể cả thu học phí của học sinh, và tổ chức sản xuất dịch vụ) nhưng cũng chỉ đủ duy trì hoạt động tối thiểu trước mắt, không có điều kiện trang bị lại máy móc công nghệ mới, đào tạo lại đội ngũ giáo viên, công tác dạy nghề bị tụt hậu. ã Các chính sách nhà nước liên quan tới công tác dạy nghề còn chưa đồng bộ thiếu tính chặt chẽ, hấp dẫn, cũng gây tác động không nhỏ đến sự suy giảm chung. Đơn cử chất lượng lao đông có vai trò quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh, bởi vậy trong cơ chế thị trường người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng góp vào đào tạo lần đầu và đặc biệt đào tạo lại, đào tạo nâng cao số lao động trong doanh nghiệp. Đạo lý là vậy nhưng cơ chế chính sách điều tiết cụ thể chưa có. Về mặt tâm lý xã hội thì số đông thanh niên và các bậc phụ huynh, cho rằng: con đường tiến thân trước hết phải vào đại học, tiếp đó là trung học chuyên nghiệp, cuối cùng là vào các trường dạy nghề, để thay đổi thực tế này, phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động, nhưng chủ yếu là chính sách khuyến khích và học bổng (khi học viên học ở trường nghề) và tiền lương khi sử dụng. Những vấn đề này đang còn bất cập trong thực tế . Ngay cả chính sách khuyến khích với đội ngũ giáo viên dạy nghề, so với người cùng trình độ trong các cương vị khác, cũng còn nhiều vấn đề tồn tại. ã Chậm định hướng phát triển lĩnh vực dạy nghề: Đất nước đổi mới, các ngành, các lĩnh vực đều có sự thay đổi cho phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, nhưng lĩnh vực dạy nghề không kịp thời định hướng hoạt động. Sự chuyển biến bước đầu theo định hướng đa dạng hóa xã hội hóa là do tác đông trực tiếp của cơ chế thị trường, buộc công tác dạy nghề phải theo để tồn tại. Hoạt động dạy nghề thơì gian qua mang nặng tính tự phát. ã Buông lỏng quản lý nhà nước: Hơn 10 năm qua, các cơ sở dạy nghề “tự lo số phận của mình. Mấy trăm cơ sở dạy nghề của nhà nước được hình thành từ thời bao cấp tự bươn chải để sống . Các cơ sở dạy nghề của tư nhân lấy mục tiêu lợi nhuận là chính đua nhau thành lập. Họ dạy gì, dạy thế nào, nhà nước không kiểm soát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc75467.DOC
Tài liệu liên quan