Đề án Nâng cao năng lực trong hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA 4

1. Khái niệm hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta 4

1.1. Khái niệm hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai 4

1.2. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta 4

1.2.1. Hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước 4

1.2.2. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai có thẩm quyền chung 5

1.2.3. Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về đất đai 5

1.2.4. Các tổ chức dịch vụ công trong quản lý về SDĐ 6

2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta 8

2.1. Giai đoạn 1945 – 1959 8

2.2. Giai đoạn 1960 – 1978 8

2.3. Giai đoạn từ 1979 đến nay 9

CHƯƠNG II: HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA 11

1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Bộ tài nguyên và môi trường 11

1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường 11

1.2. Cơ cấu, tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường 14

2. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Sở tài nguyên và môi trường 14

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quản lý hà nước về tài nguyên môi trường 17

4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ địa chính cấp xã 19

4.1. Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ địa chính xã 19

4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ địa chính xã 19

5. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống cơ quan dịch vụ về đất đai 21

5.1. Văn phòng đăng ký QSDĐ 21

5.1.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp tỉnh 21

5.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện 22

5.2. Tổ chức phát triển quỹ đất 23

5.2.1. Nhiệm vụ của tổ chức phát triển quỹ đất 24

5.2.2. Quyền hạn của Tổ chức phát triển quỹ đất 25

5.3. Tổ chức hoạt động tư vấn trong quản lý và SDĐ 26

5.3.1. Tư vấn về giá đất 26

5.3.2. Tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ 26

5.3.3. Hoạt động dịch vụ và tư vấn về đo đạc, lập bản đồ địa chính 27

5.3.4. Hoạt động dịch vụ về thông tin đất đai 27

5.3.5. Trách nhiệm quy định điều kiện và thủ tục cấp phép 27

6. Thực trạng hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta 28

6.1. Những ưu điểm 28

6.1.1. Đối với việc thu ngân sách và tăng trưởng kinh tế 28

6.1.2. Đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội 29

6.2. Những nhược điểm, tồn tại 30

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ 33

HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 33

1. Những định hướng chủ yếu hoàn thiện pháp luật về hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay 33

1.1. Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý đất đai đặt trong tổng thể quá trình cải cách bộ máy hành chính; xác định rõ chức năng, cơ cấu tổ chức của từng cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai 33

1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý đất đai dựa trên nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của cấp trung ương; đồng thời phân cấp cho địa phương trong quản lý đất đai 34

1.3. Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai dựa trên cơ sở nâng cao năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai 35

1.4. Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai phải dựa trên việc đáp ứng các yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế 35

2. Một số giải pháp cụ thể góp phần nâng cao năng lực quản lý hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay 36

2.1. Hoàn thiện các quy định về cơ cấu tổ chức của hệ thống cơ quan quản lý 36

2.1.1. Giải pháp thứ nhất 36

2.1.2. Giải pháp thứ hai 37

2.1.3. Giải pháp thứ ba 37

2.1.4. Giải pháp thứ tư 38

2.1.5. Giải pháp thứ năm 38

2.2. Hoàn thiện các quy định về nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động của cơ quan quản lý đất đai 39

2.2.1. Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý đất đai 39

2.3. Hoàn thiện các quy định về đổi mới và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường 39

2.3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ hiện có 40

2.3.2. Giải pháp thu hút nguồn nhân lực 40

KẾT LUẬN 42

 

 

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3575 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Nâng cao năng lực trong hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c bộ, ngành có liên quan để khoanh vùng cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trình Chính phủ xem xét quyết định; Thứ bảy, về tài nguyên nước và khí tượng thủy văn - Trình UBND cấp tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo phân cấp; kiểm tra việc thực hiện; - Trình UBND cấp tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động của các công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng tại địa phương; chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp phép; - Tổ chức việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Tham gia xây dựng phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai ở tỉnh; Thứ tám, về môi trường - Trình UBND cấp tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn tỉnh theo phân cấp; - Tổ chức lập báo cáo hiện trạng môi trường, xây dựng và tăng cường tiềm lực trạm quan trắc và phân tích môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, cơ sở theo phân cấp; - Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; Thứ chín, về đo đạc và bản đồ - Thẩm định và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc ủy quyền cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho các tổ chức và cá nhân đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ ở địa phương; - Trình UBND cấp tỉnh phê duyệt kết quả kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính, đo đạc và bản đồ chuyên dụng của tỉnh; - Tổ chức xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng, thành lập hệ thống bản đồ địa chính, bản đồ chuyên đề phục vụ các mục đích chuyên dụng; - Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản việc đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm bản đồ có sai sót về thể hiện chủ quyền quốc gia, địa giới hành chính, địa danh thuộc địa phương; ấn phẩm bản đồ có sai sót nghiêm trọng về kỹ thuật; Thứ mười, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật; Thứ mười một, chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý tài nguyên và môi trường ở cấp huyện và cấp xã; Thứ mười hai, phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc bảo vệ các công trình nghiên cứu, quan trắc về khí tượng thủy văn, địa chất khoáng sản, môi trường, đo đạc và bản đồ; Thứ mười ba, thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật; Thứ mười bốn, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiên bộ khoa học, công nghệ về quản lý tài nguyên và môi trường; tham gia hợp tác quốc tế; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật; Thứ mười năm, tham gia thẩm định các dự án, công trình có nội dung liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường; Thứ mười sáu, báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho UBND cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thứ mười bảy, quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý về tài nguyên và môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp tỉnh; Thứ mười tám, quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND cấp tỉnh. 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quản lý hà nước về tài nguyên môi trường Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có chức năng quản lý nhà nước tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác do UBND cấp huyện giao phó; Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức biên chế và công tác của UBND cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về công tác chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường. Theo quy định của Thông tư Liên tịch số 01/2003/TTCT-BTNMT-BNV, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: - Trình UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là UBND cấp huyện) các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường; - Trình UBND cấp huyện quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên và môi trường và tổ chức thực hiện sau khi được xét duyệt; - Giúp UBND cấp huyện lập quy hoạch SDĐ, kế hoạch SDĐ hàng năm; điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SDĐ và tổ chức kiểm tra việc thực hiện sau khi được xét duyệt; - Thẩm định và trình UBND cấp huyện xét duyệt quy hoạch, kế hoạch SDĐ của xã, phường, thị trấn; kiểm tra việc thực hiện sau khi được xét duyệt; - Trinh UBND cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ, chuyển QSDĐ, cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện và tổ chức thực hiện; - Quản lý và theo dõi sự biến động về đất đai, cập nhật, chỉnh lý các tài liệu về đất đai và bản đồ phù hợp với hiện trạng SDĐ theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường; - Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai; lập và quản lý hồ sơ địa chính; xây dựng hệ thống thông tin đất đai; - Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường; phòng chống, khắc phục suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường, hậu quả thiên tai; - Lập báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai và hiện trạng môi trường theo định kỳ; thu thập, quản lý lưu trữ tư liệu về tài nguyên và môi trường; - Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp luật; giúp UBND cấp huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật; - Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật; - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên và môi trường; - Báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho UBND cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường; - Quản lý cán bộ, công chức, viên chức; hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn. Tham gia với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn; 4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ địa chính cấp xã 4.1. Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ địa chính xã Điều 65 Luật đất đai năm 2003 quy định: "1. Xã, phường, thị trấn có cán bộ địa chính; 2. Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp UBND xã, phường, thị trấn trong việc quản lý đất đai tại địa phương; 3. Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn do UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm". Tiếp đó, Thông tư Liên tịch số 01/2003/TTCT-BTNMT-BNV đề cập về vấn đề này như sau: Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) giúp UBND cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trong phạm vi xã, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; 4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ địa chính xã Cán bộ địa chính xã có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: - Lập văn bản để UBND cấp xã trình UBND cấp huyện về quy hoạch SDĐ, kế hoạch SDĐ hàng năm, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển QSDĐ, chuyển mục đích SDĐ, cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định của pháp luật; - Trình UBND cấp xã kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ được xét duyệt và theo dõi kiểm tra việc thực hiện; - Thẩm định, xác nhận hồ sơ để UBND cấp xã cho thuê đất, chuyển đổi QSDĐ, đăng ký giao dịch bảo đảm đối với QSDĐ, tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật; - Thực hiện việc đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính; theo dõi, quản lý biến động đất đai; chỉnh lý hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai; - Tham gia hòa giải, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. Phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và môi trường, kiến nghị với UBND cấp xã và các cơ quan có thẩm quyền xử lý; - Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường; tổ chức các hoạt động về vệ sinh môi trường trên địa bàn; - Quản lý dấu mốc đo đạc và mốc địa giới; bảo quản tư liệu về đất đai, đo đạc và bản đồ; - Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho UBND cấp huyện và cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Như vậy, vai trò quản lý đất đai của cán bộ địa chính xã là rất quan trọng, bởi đây là cấp quản lý trực tiếp theo dõi mọi biến động về đất đai của người SDĐ ở cơ sở. Nếu cấp cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ thì việc quản lý đât đai sẽ đi vào nề nếp và không còn tình trạng đẩy việc lên cơ quan hành chính cấp trên gây ách tắc ở nhiều khâu quản lý. Tuy nhiên hiện nay, đội ngũ cán bộ địa chính xã còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn, nghiệp vụ và luôn biến động. Theo thống kê hiện trạng nguồn nhân lực thực hiện cuối năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thì số cán bộ địa chính xã là 11.302 người trên tổng số 10.731 xã, phường, thị trấn. Như vậy, bình quân mỗi xã chỉ có hơn 1 cán bộ địa chính; trong đó có rất nhiều trường hợp sau một thời gian làm việc được điều động sang đảm nhiệm công tác khác (902 trường hợp). Vì vậy để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai từ cấp cơ sở, thì cần có cơ chế sử dụng hợp lý và ổn định đội ngũ cán bộ này tránh sự biến động, xáo trộn. 5. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống cơ quan dịch vụ về đất đai 5.1. Văn phòng đăng ký QSDĐ Văn phòng đăng ký QSDĐ được thành lập ở cấp tỉnh và cấp huyện là cơ quan dịch vụ công hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định hiện hành với chức năng tổ chức thực hiện đăng ký SDĐ và biến động về SDĐ, quản lý hồ sơ địa chính và giúp cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp trong việc thực hiện thủ tục hành chính về quản lý và SDĐ theo quy định của pháp luật; 5.1.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp tỉnh Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp tỉnh được thành lập với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: - Giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối thực hiện các thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận QSDĐ, đăng ký QSDĐ và chỉnh lý biến động về SDĐ trên địa bàn tỉnh đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài; - Lập và quản lý bộ hồ sơ địa chính gốc đối với tất cả các thửa đất thuộc phạm vi địa giới hành chính cấp tỉnh, cấp bản sao hồ sơ địa chính từ bản gốc hồ sơ địa chính cho Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện và UBND xã, phường, thị trấn; - Chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc khi có biến động về SDĐ theo thông báo của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện; chuyển trích hồ sơ địa chính gốc đã chỉnh lý cho Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện và UBND xã, phường thị trấn để chỉnh lý bản sao hồ sơ địa chính; - Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan có chức năng xác định mức thu tiền SDĐ, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai đối với người SDĐ là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài; - Lưu trữ, quản lý bản sao giấy chứng nhận QSDĐ và các giấy tờ khác hình thành trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính khi thực hiện việc đăng ký QSDĐ, cấp giấy chứng nhận QSDĐ; - Thực hiện các thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng SDĐ cấp tỉnh; - Xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống thông tin đất đai; cung cấp bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, các thông tin khác về đất đai phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước và nhu cầu cộng đồng; - Thực hiện việc thu phí, lệ phí trong quản lý và SDĐ; thực hiện các dịch vụ có thu về cung cấp thông tin đất đai; - Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành về tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường; - Quản lý viên chức, người lao động và tài chính, tài sản thuộc Văn phòng theo quy định của Pháp luật 5.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện được thành lập do nhu cầu thực tế của từng địa phương. Khi thấy cần thiết, Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định thành lập Văn phòng đăng ký QSDĐ. Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện được thành lập thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau: - Giúp Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối thực hiện các thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận QSDĐ, thực hiện đăng ký QSDĐ và chỉnh lý biến động về SDĐ theo quy định trên địa bàn huyện đối với hộ gia đình, cá nhân, người Việt nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cư; - Lưu trữ quản lý và chỉnh lý toàn bộ bản sao hồ sơ địa chính đối với tất cả các thửa đất thuộc phạm vi địa giới hành chính huyện theo hồ sơ địa chính gốc đã chỉnh lý do Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp tỉnh gửi tới; hướng dẫn kiểm tra việc lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ bản sao hồ sơ địa chính của UBND xã, phường, thị trấn; - Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan chức năng, xác định mức thu tiền SDĐ, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai đối với người SDĐ là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cư; - Lưu trữ, quản lý bản sao Giấy chứng nhận QSDĐ và các giấy tờ khác trong quá trình thực hiện thủ tục theo quy định; - Thực hiện trích đo địa chính thửa đất: thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng SDĐ cấp huyện; - Cung cấp bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và các thông tin khác về đất đai phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước và yêu cầu của cộng đồng; - Thực hiện thu phí, lệ phí trong quản lý, SDĐ đai theo quy định của pháp luật, thực hiện các dịch vụ có thu về cung cấp thông tin đất đai, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; - Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành về tình hỡnh thực hiện nhiệm vụ, các lĩnh vực công tác được giao đối với cấp trên; - Quản lý công chức, viên chức, người lao động và tài chính, tài sản thuộc Văn phòng theo quy định của Pháp luật Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện từ năm 1987. Trong thời gian qua các địa phương đã và đang tập trung thực hiện theo Nghị quyết số 07/2007/QH12, đến năm 2009, thực hiện Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ, ngành Quản lý đất đai tổ chức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Việc thống nhất cấp một loại Giấy chứng nhận đã tạo thuận lợi cho việc chuyển nhượng nhà đất, góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển và hoạt động lành mạnh. Đến nay,cả nước đã cấp được 30.248.000 Giấy chứng nhận với diện tích 16.976.000ha. Trong đó:đất sản xuất nông nghiệp đã được cấp GCN đạt 86,0 % (14.428.824 giấy/7.635.913 ha);đất lâm nghiệp đạt 72,0% (1.212.832 giấy/8.841.606 ha); đất nuôi trồng thuỷ sản đạt 74,8 % (963.052 giấy/500.786 ha); đất ở nông thôn đạt 81,0% (11.145.566 giấy/409.374 ha); đất ở đô thị đạt 71,5 % (3.448.199 giấy/79.916 ha);đất chuyên dùng đạt 39,6 % (114.319 giấy/213.061 ha); đất cơ sở tôn giáo đạt 42,4 % (14.315 giấy/5.572 ha) 5.2. Tổ chức phát triển quỹ đất Tổ chức phát triển quỹ đất lần đầu tiên được thành lập theo quy định của Luật Đất đai 2003 ( khoản 1 Điều 41) nhằm chuyển công tác đền bù giải phóng mặt bằng từ cơ chế hành chính sang cơ chế kinh tế, và nhằm phúc đáp các yêu cầu của việc quản lý đất đai trong nền kinh tế thị trường; Tổ chức phát triển quỹ đất hoạt động theo hình thức đơn vị sự nghiệp có thu hoặc doanh nghiệp nhà nước thực hiện nhiệm vụ công ích do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập để thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp Nhà nước thu hồi đất sau khi quy hoạch, kế hoạch SDĐ được xét duyệt và quản lý quỹ đất thuộc khu vực đô thị và khu vực có quy hoạch phát triển đô thị mà Nhà nước đã thu hồi nhưng chưa giao, chưa cho thuê đất. 5.2.1. Nhiệm vụ của tổ chức phát triển quỹ đất a. Về tạo quỹ đất Phối hợp với UBND cấp huyện tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư để giải phóng mặt bằng theo quy định của UBND cấp tỉnh đối với khu đất đã có quy hoạch, kế hoạch SDĐ được duyệt, công bố mà chưa có dự án đầu tư, và các công trình; Nhận chuyển nhượng QSDĐ trong khu vực có quy hoạch phải thu hồi đất mà người SDĐ có nhu cầu chuyển đi nơi khác và tự nguyện chuyển nhượng trước khi Nhà nước quyết định thu hồi đất. b. Về quản lý quỹ đất Trung tâm phỏt triển quỹ đất chịu trỏch nhiệm tổ chức quản lý quỹ đất đã có quyết định thu hồi của UBND cấp tỉnh đó là: - Quỹ đất được thu hồi là các khu đất đã có quy hoạch, kế hoạch SDĐ được công bố, được phờ duyệt nhưng chưa có công trình hoặc dự án đầu tư triển khai thực hiện; - Quỹ đất do Nhà nước thu hồi theo quy định tại cỏc khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, và 12 Điều 38 Luật Đất đai 2003 thuộc khu vực đô thị và khu vực đã có quy hoạch; (iii) Quỹ đất do chủ đầu tư bàn giao cho Nhà nước sau khi được giao đất để làm dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà có nghĩa vụ chuyển nhượng theo chỉ đạo của UBND cấp tỉnh. c. Về đầu tư Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện việc đầu tư các dự án tái định cư do UBND cấp tỉnh giao cho để phục vụ giải phóng mặt bằng; các khu đất có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước cú thẩm quyền và giao cho Tổ chức phỏt triển quỹ đất quản lý; Giới thiệu địa điểm đầu tư, vận động đầu tư vào các khu đất được giao theo đúng quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã được phê duyệt; Bàn giao đất đang quản lý theo quyết định của UBND cấp tỉnh và theo đúng trình tự, thủ tục quy định cho người được giao đất, cho thuê đất hoặc trúng thầu giá QSDĐ; Thực hiện công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, lập quy hoạch, kế hoạch và nghiệm thu, thanh quyết toán theo đúng các trình tự, thủ tục về đầu tư hiện hành. d. Những nhiệm vụ khác Sử dụng quỹ đất được giao quản lý làm quỹ đất dự trữ để điều tiết các nhu cầu về đất đai theo quyết định của UBND cấp tỉnh phù hợp với quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã được xét duyệt; Tổ chức đấu giá QSDĐ theo quyết định của UBND cấp tỉnh đối với đất được giao quản lý; Báo cáo hoạt động cho UBND cấp tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường theo đúng quy định; Quản lý, sử dụng viên chức, người lao động và tài chính, tài sản của Tổ chức theo đúng quy định của pháp luật; 5.2.2. Quyền hạn của Tổ chức phát triển quỹ đất Phối hợp với các sở, ngành thuộc UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện tổ chức việc thu hồi các khu đất theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật Đất đai 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính Phủ về thi hành Luật Đất đai; Được Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp tỉnh và Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện cung cấp, trích lục bản đồ địa chính mới nhất đã được pháp lý hoá (hoặc được trích đo địa chính khu vực đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, lập bản đồ trích đo ranh bao đối với khu đất không nằm trọn thửa đất trên bản đồ địa chính do đơn vị có chức năng thực hiện) và trích sao hồ sơ địa chính khu đất có quyết định thu hồi để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng; Ký kết các hợp đồng điều tra, khảo sát, đo đạc, cắm mốc địa chính và các công việc có liên quan theo quy định hiện hành; Tổ chức đấu thầu, ký kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua sắm và hợp đồng khác có liên quan theo đúng định mức, đơn giá, trình tự và thủ tục nghiệm thu, thanh quyết toán của Nhà nước và nguồn kinh phí được duyệt; Như vậy, với các nhiệm vụ nêu trên, Tổ chức phát triển quỹ đất sẽ bóc tách dần chức năng quản lý hành chính nhà nước với chức năng kinh doanh trong lĩnh vực đất đai. Việc ra đời Tổ chức phát triển quỹ đất tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án đầu tư trong và ngoài nước sớm đi vào hoạt động trong thời gian ngắn nhất. Bởi lẽ, hiện nay phần lớn các dự án triển khai chậm tiến độ do gặp phải khú khăn, vướng mắc trong công tác thường, giải phóng mặt bằng. Người bị thu hồi đất đai tiền bồi thường quá cao so với tổng định mức vốn được Nhà nước phê duyệt sử dụng để bồi thường. Để khắc phục bất cập này, việc thành lập một tổ chức chuyên trách về giải phóng mặt bằng, quản lý quỹ đất sau thu hồi là một giải pháp hợp lý trong quá trình cải cách hành chính và là một phương thức hữu hiệu để khai thác triệt để nguồn tài nguyên đất. 5.3. Tổ chức hoạt động tư vấn trong quản lý và SDĐ Tổ chức hoạt động tư vấn trong quản lý và SDĐ là tổ chức sự nghiệp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo Luật Doanh nghiệp và được cấp phép hoạt động tư vấn trong lĩnh vực đất đai. Hoạt động tư vấn bao gồm những lĩnh vực sau: 5.3.1. Tư vấn về giá đất Tổ chức thực hiện tư vấn giá đất trong việc xây dựng giá đất tại các địa phương, tư vấn giá đất khởi điểm để đấu giá QSDĐ theo yêu cầu của hội đồng đấu giá QSDĐ hoặc của Toà án nhân dân, tư vấn giá đất cho người SDĐ, cho các tổ chức tài chính, tín dụng trong việc thực hiện các giao dịch bảo đảm về QSDĐ; Khi hoạt động tư vấn giá đất, các tổ chức tư vấn sẽ đàm phán ký kết hợp đồng; yêu cầu tổ chức, cá nhân đã ký hợp đồng tư vấn về giá đất cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc xác định giá đất; thu tiền tư vấn giá đất; thuê chuyên gia tư vấn hợp đồng; tham gia các hiệp hội nghề nghiệp tư vấn về giỏ đất trong nước và quốc tế. 5.3.2. Tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ Hoạt động dịch vụ tư vấn về quy hoạch, kế hoạch SDĐ thực hiện cho các Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp xã. Khi địa phương có các dự án đầu tư hoặc cần một bản quy hoạch hợp lý nhằm khai thác triệt để diện tích đất trên địa bàn; đồng thời xây dựng hạ tầng cơ sở thì cần đến sự tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ; Các tổ chức thực hiện dịch vụ này được thành lập khi thỏa món cỏc điều kiện do pháp luật quy định về năng lực, trình độ, đội ngũ cán bộ chuyên môn có chứng chỉ hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ; 5.3.3. Hoạt động dịch vụ và tư vấn về đo đạc, lập bản đồ địa chính Hoạt động dịch vụ tư vấn về đo đạc, lập bản đồ địa chính được thực hiện cho Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường. Đây là một hoạt động mang tính chất nghiệp vụ và chuyên môn cao đòi hỏi máy móc thiết bị hiện đại, chuẩn xác. Việc ra đời tổ chức tư vấn về lĩnh vực này chính là xã hội hóa công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội. 5.3.4. Hoạt động dịch vụ về thông tin đất đai Tổ chức hoạt động dịch vụ thông tin đất đai thực hiện các yêu cầu của tổ chức, cá nhân có nhu cầu nắm bắt những thông tin về quy hoạch, kế hoạch SDĐ, về trích lục bản đồ địa chính ...; Đây là một hình thức dịch vụ nhằm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của người dân trong thực hiện thủ tục hành chính đặc biệt là thủ tục liên quan đến lĩnh vực đất đai. 5.3.5. Trách nhiệm quy định điều kiện và thủ tục cấp phép Trách nhiệm quy định điều kiện và thủ tục cấp phép hoạt động, đăng ký hoạt động dịch vụ trong quản lý và SDĐ được pháp luật đất đai quy định cụ thể như sau: - Bộ Tài chính quy định điều kiện và thủ tục cấp phép hoạt động, đăng ký hoạt động tư vấn giá đất; - Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện hoạt động, đăng ký hoạt động tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ, dịch vụ về thông tin đất đai; điều kiện và thủ tục cấp phép hoạt động, đăng ký hoạt động dịch vụ về đo đạc và bản đồ địa chính; Tóm lại: Việc thành lập các loại hình tổ chức dịch vụ trong quản lý và SDĐ đai đã làm giảm áp lực cho các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai trong việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến việc thực hiện các quyền của người SDĐ theo hướng đơn giản, tiện lợi, dân chủ, công khai và minh bạch. Đây là một điểm “sáng” của Luật Đất đai 2003 và của quá trình cải cách hành chính của nước ta. 6. Thực trạng hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta 6.1. Những ưu điểm Trong quá trình vừa xây dựng vừa phát triển, ngành Quản lý đất đai Việt Nam từng bước trưởng thành và có những đóng góp to lớn, đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ. Ngành Quản lý đất đai Việt Nam có vị trí, vai trò quan trọng và tác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111983.doc
Tài liệu liên quan