Đề án Những giải pháp để phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam

MụcLục Trang

Phần mở đầu

1-Tính cấp thiết của đề tài 1

2-Cái mới của đề tài 2

3-Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 2

4-Kết cấu của đề án 2

Nội dung

Chương 1: Cơ sở lí luận về vấn đề 3

1-Sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường. 3

1.1-Quá trình chuyển từ kinh tế tự nhiên lên kinh tế hàng hoá. 3

1.1.1-Khái quát về kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá. 3

1.1.2-Những tiền đề của quá trình chuyển từ kinh tế tự nhiên lên kinh tế hàng hoá. 3

1.2-Bước chuyển từ kinh tế hàng hoá giản đơn sang nền kinh tế thị trường. 4

1.2.1-Khái niệm về kinh tế thị trường. 4

1.2.2-Những điều kiện hình thành kinh tế thị trường. 4

1.3-Những đặc trưng của kinh tế thị trường (KTTT). 4

2- Khái quát thị trường và cơ chế thị trường. 5

2.1-Thị trường. 5

2.2-Cơ chế thị trường. 5

Chương II: KTTT theo định hướngXHCN ở Việt Nam 8

1-Các giai đoạn hình thành KTTT theo định hướng XHCN ở VN. 8

1.1-Định hướng XHCN của kinh tế thị trường Việt Nam. 8

1.2-Các giai đoạn và biện pháp hình thành nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam. 9

1.2.1-Giai đoạn thứ nhất 9

1.2.2-Giai đoạn thứ hai 10

1.2.3-Giai đoạn thứ ba 10

2-Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền KTTT theo định hướng XHCN ở Việt Nam. 10

2.1- Vai trò của Nhà nước. 11

2.2- Từ phần lí luận trên, tính tất yếu khách quan của sự quản lý nhà nước trong nền kinh tế nước ta được thể hiện như sau. 11

2.3- Vai trò kinh tế của nhà nước. 12

Chương III: Thực trạng nền kinh tế ở Việt Nam 14

1-Thực trạng của nền kinh tế Việt Nam những năm qua 14

1.1-Kinh tế hàng hoá kém phát triển, nền kinh tế còn mang nặng tính tự cấp tự túc. 14

1.2-Ảnh hưởng của mô hình kinh tế chỉ huy với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. 15

1.3-Thực chất quá trình chuyển nền kinh tế Việt Nam sang nền KTTT theo định hướng XHCN. 16

2- Phương hướng và giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế ở nước ta. 17

2.1.Nhận thức về cơ cấu kinh tế mới ở nước ta. 18

2.2-Những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mơí cơ chế kinh tế nước ta. 18

KẾT LUẬN

1-Kết luận. 20

2-Giải pháp cho nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay 20

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Những giải pháp để phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mức thu nhập bình quân của dân cư còn thấp không có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế thì không thể gọi là định hướng XHCN được. Bốn là : Định hướng XHCN còn được thể hiện trong cơ cấu kinh tế nước ta. Để có định hướng XHCN, kinh tế Nhà nước phải phát huy được vai trò chủ đạo, nó cùng với nền kinh tế hợp tác là nền tảng của nền kinh tế. Năm là: Nhà nước XHCN quản lý nền kinh tế thị trường vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Trong thời kỳ chuyển sang KTTT, nhà nước ta thực hiện vai trò “bà đở” tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế thị trường phát triển đúng hướng. Vai trò đó được thể hiện bằng hệ thống pháp luật, bảo vệ quyền tự do dân chủ, công bằng xã hội và mở rộng phúc lợi xã hội cho nhân dân. Sáu là: Nền KTTT ở nước ta là nền kinh tế dân tộc hoà nhập với kinh tế quốc tế. Với xu hướng kinh tế mở, nội dung này có ý nghĩa rất lớn, một mặt nó phát huy được lợi thế so sánh của nền kinh tế nước ta về vị trí địa lý về lao động và về tài nguyên thiên nhiên. Mặt khác nó làm cho nền kinh tế nước ta từng bước hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thị trường thế giới, từ đó có điềukiện tiếp thu những thành tưụ mới của khoa học-kỹ thuật, công nghệ thế giới, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. 1.2-Các giai đoạn và biện pháp hình thành nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam. Thực tiễn hơn 10 năm đổi mới kinh tế, chúng ta đã khẳng định những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế xã hội. tốc độ tăng trưởng đạt khá cao, Việt Nam đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, đời sống nhân dân càng ngày càng được cải thiện và đang bước thời kỳ mới như đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ: thời kỳ tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh ,vững bước đi lên CNXH chúng ta phải giải quyết một loạt vấn đề quan trọng, trong đó có vấn đề lựa chọn mô hình kinh tế thị trường theo định hướng XHCN: Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế đúng đắn, xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá như cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ, xây dựng và thực hiện đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Để thực hiện mục tiêu cuối cùng là vững bước đi lên CNXH, quá trình phát triển nền KTTT theo định hướng XHCN cần được tiến hành qua 3 giai đoạn sau : 1.2.1-Giai đoạn thứ nhất, giai đoạn quá độ chuyển từ nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN về mặt lịch sử giai đoạn này rất quan trọng là nghị quýêt hội nghị BCH trung ương lần thứ VI (khoá VI) tháng 9-1979. Về mặt logic giai đoạn này bắt đầu từ việc hình thành và củng cố những đơn vị sản xuất những đội sản xuất hàng hoá theo đúng nghĩa nhằm tạo ra mối quan hệ vừa tự chủ, vừa lệ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể sản xuất. Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là khắc phục tính hiện vật của quan hệ trao đổi, hình thành quan hệ hàng hoá tiền tệ tên thị trường. Nội dung được thực hiện với một số giải pháp sau : -Hình thành và cũng cố những đơn vị sản xuất hàng hoá nhằm chuyển quan hệ trao đổi có tính hiện vật sang quan hệ hàng hoá tiền tệ. -Đẩy mạnh phân công lao động xã hội nhằm mở rộng thị trường. -Chuyển quan hệ sở hữu có tính đơn nhất sang quan hệ sỡ hữu có tính đa dạng với nhiều hình thức sở hữu khác nhau. -Đổi mới chính sách kinh tế nhằm chuyển các quan hệ kinh tế theo chiều dọc, sang các quan hệ kinh tế theo chiều ngang. Trong các chính sách kinh tế chúng ta đặc biệt quan tâm đến chính sách giá cả. 1.2.2-Giai đoạn hai: Giai đoạn phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Đại hội Đảng VI năm 1986 đã đặt nền móng vững chắc cho quan hệ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta. Quan điểm này đã được khẳng định rõ hơn tại đại hội lần VII và VIII của Đảng ta. Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là : phát triển và mở rộng quan hệ hàng hoá tiền tệ tạo điều kiện tiền đề cho kinh tế hàng hóa phát triển. Chúng ta đang thực hiện những giải pháp sau: -Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thao hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá. -Chủ động tạo điều kiện cần thiết để xây dựng các yếu tố thị trường, phát triển những ưu thế và động lực của thị trường, đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường. -Hoàn thiện và tăng cường vận dụng các chính sách tài chính và tiền tệ nhằm tạo nguồn vốn và thực hiện việc đầu tư vốn theo mục tiêu phát triển, phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân tạo nhập sự ổn định về tiền tệ, về giá và tỷ giá hối đoái, qua đó tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển sản xuất hàng hóa phù hợp với cơ chế thị trường. -Bồi dưỡng và đào tạo cán bộ quản lý kinh doanh theo yêu cầu của thị trường. -Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước nhằm phát huy những ưu thế và khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường. 1.2.3-Giai đoạn ba: Giai đoạn hình thành và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là tiền tệ hoá các quan hệ kinh tế, tạo lập cơ sở kinh tế cho các quy luật kinh tế của KTTT và phát huy một cách đầy đủ tác dụng, phát trỉên kinh tế trong nước và hoà nhập với kinh tế thế giới. -Phát triển cơ cấu kinh tế mở nhằm hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân. Đây là giải pháp có tính thơì đại cần lựa chọn các dự án đầu tư nước ngoài trên nhiều mặt theo hướng bảo đảm lợi thế so sánh và chủ quỳên nước ta. -Hoàn thiện và phát triển KTTT các yếu tố đáp ứng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn, về sức lao động và các điều kiện vật chất khác cho sản xuất. -Thiết lập cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. -Lựa chọn chính xác khoa học công nghệ và mục tiêu phát triển. Cần quan niệm khoa học và công nghệ là biến cố có ý nghĩa chiến lược của sự phát triển. Trên đây là các giai đoạn và một số phương hướng then chốt cho từng giai đoạn. Nước ta đã và đang thực hiện các giai đoạn này dần dần hình thành nền KTTT theo định hướng XHCN vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. 2-Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền KTTT theo định hướng XHCN ở Việt Nam. 2.1-Vai trò của Nhà nước: Nhà nước là một hiện tượng lịch sử, ngay từ khi ra đời nó đã có vai trò to lớn trong xã hội có giai cấp và trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại. Nhà nước, một mặt, nó là tổ chức xã hội; mặt khác, chính thông qua quản lý xã hội có hiệu quả mà nó thực hiện được sự thống trị của giai cấp thống trị đối với toàn xã hội. Bất cứ nhà nước nà cũng đều thực hiện chức năng hai mặt của nó, quy luật vận động của đơì sống sản xuất vật chất và tinh thần, tạo cơ sở mới, do đó đòi hỏi có sự thay đổi tương ứng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thì quản lý Nhà nước mới có hiệu quả, nhà nước mới có khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Từ Đại hội Đảng lần VI của Đảng (1986) Việt Nam đã chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội, hoà nhập khu vực. Trong tư tưởng của các nhà kinh điển Mác-Lênin về vai trò của Nhà nước cần đặc biệt chú ý tơí hai luận điểm quan trọng: 2.1.1-Ph.Ăngghen đã từng nêu nguyên tắc có tính phương pháp luận về sự tác động của nhà nước đối với nền kinh tế rằng: sự tác động của Nhà nước nếu là hợp quy luật thì sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển , ngược lại, nếu là sự tác động trái quy luật thì sẽ gây ra khủng hoảng và lãng phí cho xã hội. Đó là nguyên tắc đúng đắn, phổ biến đối với hoạt độgn quản lý của mọi kiểu Nhà nước. Đối với nhà nước XHCN nói chung, Nhà nước Việt Nam nói riêng, chúng ta có thể tìm hiểu ví dụ trong hoạt động của nó để minh hoạ cho hai cách tác động nói trên của nhà nước. Từ đó có thể dẫn đến kết luận: Nếu muốn bộ máy nhà nước quản lý có hịêu lực, hiệu quả thì phải tuân theo quy luật vận động khách quan của xã hội, trước hết là các quy luật kinh tế. 2.1.2-Nhà nước ta là nhà nước dân chủ, mà nhà nước dân chủ nếu muốn quản lý có hiệu lực, hiệu quả thì phải thu hút được nhân dân lao động tham gia một cách rộng rãi và thực sự bình đẳng vào quản lý công việc của nhà nước và xã hội. Theo C.Mác, chế độ dân chủ thực chất là chế độ “do dân tự quy định chế độ nhà nước, hướng tới con người hiện thực và được xác định là sự nghiệp của bản thân nhân dân và ở đây là chế độ nhà nước xuất hiệ với dân chủ đã làm đảo lộn mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân không còn là “thần dân của nhà nước” mà là “nhà nước của thần dân”. Do đó chế độ dân chủ là xuất phát từ con người và không phải chế độ nhà nước tạo ra nhân dân mà là nhân dân tạo ra chế độ nhà nước. Do vậy, trong nhà nước dân chủ này vai trò của nhà nước đối với xã hội về thực chất là vai trò tổ chức lại các quá trình dân chủa hoá. Thật ra, khi đất nước chuyển sang nền KTTT, nhà nước đã đóng vai trò tổ chức theo hướng dân chủ. Do đó, xuất hiện quá trình dân chủ hoá trên lĩnh vực kinh tế, khẳng định quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, quyền thừa kế tài sản hợp pháp của công dân. Nhưng ở đây ta muốn nói đến vai trò tổng thể của nhà nước trong sự quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. 2.2- Từ phần lí luận trên, tính tất yếu khách quan của sự quản lý nhà nước trong nền kinh tế nước ta được thể hiện như sau: ở Việt Nam, vai trò kinh tế của nhà nước được thể hiện thông qua nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân ở tầm kinh tế vi mô và vĩ mô, trong đó quản lý kinh tế vĩ mô là chủ yếu. Sở dĩ nhà nước ta có vai trò kinh tế nói trên là vì: Một là: Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân là người đại diện cho toàn dân, cho toàn xã hội có nhiệm vụ quản lý đất nước về mặt hành chính-kinh tế. Hai là: Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, cùng với những mặt tích cực của nó không thể tránh khỏi được các khuyết tật vốn có. Bởi vậy, sự quản lý nhà nước sẽ góp phần khắc phục khuyết tật, phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường và là một tất yếu khách quan. Nhà nước thực hiện vai trò kinh tế của mình nhằm các mục tiêu sau: -Đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững chánh những đột biến sấu. -Đảm bảo hiệu quả kinh tế- xã hội cao, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế kết hợp với công bằng và tiến bộ xã hội. -Thực hiện nhiệm vụ quán triệt, tổ chức thực hiện đường lốicủa Đảng, đưa nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN. 2.3- Vai trò kinh tế của nhà nước. Với tư cách là người quản lý, điều hành nền KTTT nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọngtrong việc định hướng nền KTTT theo CNXH. Vai trò kinh tế nói trên được thể hiện ở những đặc điểm sau: Thứ nhất: Nhà nước phát huy cao độ mặt tích cực của nền KTTT để phát triển kinh tế, phục vụ lợi ích của đa số nhân dân lao động nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, mục đích cuối cùng của sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. Nhà nước lợi dụng cơ chế cạnh tranh của thị trường và tự do hoá sản xuất kinh doanh để giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, khơi dậy các tiềm năng của mọi cá nhân, tập thể lao động và các cộng đồng dân tộc theo hướng hiện đại, phà hợp với xu thế phát triển khoa học và công nghệ, thực hiện dân giàu nước mạnh- xã hội văn minh. Muốn vậy nhà nước cần hạn chế tối đa những mệnh lệnh hành chính để cho hoạt động thị trường được đưa ra chủ yếu trên sự hướng dẫn của các quy luật của kinh tế thị trường. Nhà nước xây dựng thị trường thống nhất trong các nước, có tính đến đặc thù và trình độ phát triển không đồng đều của các vùng từng bước tích cực xây dựng thị trường đồng bộ, nhanh chóng tiếp nhận thị trường quốc tế. Trong quá trình xây dựng thị trường cần phải tuân thủ nguyên tắc là tốt thì để cho thị trường tự điều tiết. Nhà nước chỉ can thiệp khi hoạt động vi mô ảnh hưởng đến toàn cục, khi thị trường có những tiêu cực cần ngăn chặn nhà nước lợi dụng các phương tiện và công cụ của thị trường, kể cả kinh nghiênỵm kinh doanh và phương thức quản lý tiến bộ của chủ nghĩa tư bản vào mục tiêu XHCN. Thứ hai: Nhà nước ở tầm vĩ mô trên cơ sở nắm vững thị trường để điều tiết kinh tế và hạn chế những mặt trái KTTT, KTTT luôn thể hiện tính hai mặt: Một là động lực cho sự phát triển, mặt khác là khuyết tật như khủng hoảng kinh tế, lãng phí tài nguyên, phân hoá giàu nghèo…Từ tính chất hai mặt của KTTT, Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng và điều tiết nền KTTT nhằm ổn định và tăng trưởng ở nước ta. Nhà nước xây dựng các cung cụ và chính sách vĩ mô để định hướng và điều tiết tổng thể nền kinh tế. Mục tiêu chính sách để công cụ kinh tế vĩ mô là hướng sức mạnh của thị trường đi đúng hướng, dựa và pháp luật để tạo ra môi trường và hành lang năng động có trật tự cho các chủ thể kinh doanh, làm lành mạnh các quan hệ thị trường. Các chính sách công cụ kinh tế vĩ mô tác động vào KTTT nước ta rất đa dạng trong đó có những chinhs sách công cụ lớn như luật pháp, tài chính, đầu tư… Thông qua chính sác công cụ nhà nước giảm đến mức thấp nhất mặt tiêu cực và hậu quả kinh tế xã hội do cạnh tranh gây ra nhawmf đảm bảo phác lợi cộng đồng cũng như công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Nhà nước gắn kế hoach vĩ mô định hướng với các chính sách và chương trình kinh tế tạo môi trường cho thị trường phát triển mạnh, đồng thời sử dụng các biện pháp hành chính cần thiết để hạn chế các mặt trái của KTTT. Vậy bằng các biện pháp và chính sách công cụ quản lý, điều tiết, nhà nước phục vụ mục tiêu xã hội, đây là nhiệm vụ trọng tâm và là tiền đề quan trọng để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh. KTTT luôn luôn vận động và phát triển do đó các chính sách kinh tế vĩ mô nhà nước phải thường xuyên được bổ xung hoàn thiện thì mới thực sự có hiệu quả. Thứ ba: Nhà nước điều tiết kinh tế và xây dựng thực hiện hệ thống chính sách xã hội sao cho bảo đảm sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và hiệu quả xã hội, khác với nền KTTT ở nước ta, ngay từ đầu nàh nước đã tham gia điều tiết vừa hạn chế mặt tiêu cực tự phát vừa bảo vệ lợi ích của xã hội, của con người. Nhà nước điều tiết nền kinh tế qua các quan hệ sản xuất và phân phối từ tư liệu sản xuất đến vốn, kỹ thuật, công nghệ , lao động , tiền lương, phúc lợi xã hội… Để vừa phát triển kinh tế vừa bảo đảm công bằng xã hội phù hợp với điều kiện xã hội ở nước ta. Sự điều tiết của nhà nước vừa nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, vừa nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động, đảm bảo công bằng xã hội. Điều quan trọng là nhà nước cần xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách xã hội nhằm kích thích được con người sáng tạo không ngừng sử lý được sự phân hoá giàu nghèo qua đáng, thực hiện được các vấn đề xã hội, phúc lợi xã hội và y tế xã hội, văn hoá phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế. Thông qua ngân sách, Nhà nước thực hiện đièu tiết và tái phân phối hợp lý để vừa khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng, vừa có nguồn để thực hiện các chính sách xã hội. Thứ tư: Nhà nước phải xây dựng được hệ thống kinh tế quốc doanh vì kinh tế quốc doanh là nhân tố quy định và đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa : Thể hiện đầy đủ nhất tính ưu việt của chủ nghĩa cộng sản đảm bảo sựu thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, tiến bộ xã hội và bảo vệ mội trường sinh thái, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội. Nhà nước vừa phải tôn trọng tính bình đẳng của các chủ thể kinh tế không kể ho ở thành phần nào, vừa phải có ý thức đầy đủ đến việc phát triển kinh tế quốc doanh để nó thực sự giữ vai trò chủ đạo. Nhà nước bằng các chính sách, biện pháp kinh tế để sao cho: -Kinh tế quốc doanh phải chiếm được các vị trí kinh tế then chốt có liên quan đến hoạt động của nền kinh tế cũng như an ninh, quốc phòng và các hoạt động cần thiết mà các thành phần kinh tế không có điều kiện hoặc không muốn đầu tư vì không sinh lãi hoặc ít lãi. Kinh tế quốc doanh phải chiếm được các ngành kinh tế có kỹ thuật và công nghệ hiện đại, tạo ra kiểu mẫu về năng suất chất lượng, hiệu quả để lôi cuốn các thành phần kinh tế khác theo quỹ đạo của CNXH. -Kinh tế quốc doanh phải tạo ra kết cấu hạ tầng đáp ứng được yeu cầu phát triển của nền KTTT, có giá trị tổng sản lượng và tỷ trọng hàng hoá ngày càng tăng, đóng góp tỷ lệ cao trong ngân sách nhà nước không ngừng nâng cao trình độ và đời sống của người lao động. -Kinh tế quốc doanh phải tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững có hiệu quả và công bằng. Vậy là, KTTT theo định hướng XHCN đã đặt ra những nhiệm vụ cụ thể cho nhà nước mới hoàn thành được nhiệm vụ định hướng XHCN nền KTTT nước ta. ********************************** Chương III: Thực trạng nền kinh tế ở Việt Nam những năm qua và giải pháp cho nền KTTT theo định hướng XHCN. 1-Thực trạng của nền kinh tế Việt Nam những năm qua ( khi chuyển sang KTTT xã hội chủ nghĩa). Khi chuyển sang KTTT, chúng ta đứng trước một thực trạng là: đất nước đã và từng bước quá độ lên CNXH từ một xã hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội rất thấp đất nước lại trãi qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn nặng nề. Những tàn dư thực dân phong kiến còn nhiều, lại chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Với những đặc điểm xuát phát như trên, có thể nhận xét rằng: Nền kinh tế nước ta không hoàn toàn là kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc, nhưng cũng chưa phải là kinh tế hàng hoá theo nghĩa đầy đủ. Mặt khác, do đó có sự đổi mới về mặt kinh tế nước ta cũng không còn là nền kinh tế chỉ huy. Có thể nói thực trạng nền kinh tế nước ta khi chuyển sang KTTT là nền kinh tế kém phát triển, còn mang nặng tính tự cấp tự túc và chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Thực trạng đó được biểu hiện ở các mặt sau đây: 1.1-Kinh tế hàng hoá kém phát triển, nền kinh tế còn mang nặng tính tự cấp tự túc. Sự yếu kém của kinh tế hàng hoá nước ta được thể hiện ở những dấu hiệu có tính điển hình dưới đây: -Trình độ cơ sở vật chất –kỹ thuật và công nghệ sản xuất còn rất kém. -Hệ thống cơ cấu hạ tầng, dịch vụ sản xuất và dịch vụ xã hội chưa đủ để phát triển kinh tế thị trường ở trong nước và chưa có khả năng để mở rộng giao lưu với thị trường quốc tế. -Cơ cấu kinh tế còn mất cân đối và kém hiệu quả. -Chưa có thị trường theo đúng nghĩa của nó. -Năng suất lao động xã hội và thu nhập quốc dân tính theo đầu người còn thấp. Phần này phản ánh tổng hợp thực trạng kinh tế hàng hoá còn kém phát triển. Do trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ thấp, kết cấu hạ tầng dịch vụ sản xuất và dịch vụ xã hội còn kém: cơ cấu kinh tế còn mất cân đối, thị trường trong nước chưa phát triển…cho nên năng suất lao động và thu nhập bình quân tính theo đầu người ở nước ta tất yếu vẫn còn thấp kém. Tình hình này được phản ánh qua các số liệu sau đây: Theo gía hiện hành (tỷ đồng) 1988 1989 1990 1991 1992 GNP Tổng đầu tư Tiêu dùng (C) Tiết kiệm (S) 13.266 1.906 13.291 -25 2.308 2.817 24.358 -50 2.308 2.817 24.356 -10 69.959 66.610 3.349 101.870 94.883 6.987 (Nguồn : Tình hình kinh tế Việt Nam 1986-1991. Niên giám thống kê-92) Theo số liệu thống kê của ngân hàng thế giới năm 1992 thì mức thu nhập bình quan tính theo đầu người của nước ta so với các nước đang phát triển ở Đông nam á vào loại thấp nhất. Theo sự tính toán của các nhà kinh tế Việt Nam thì mức GNP người mua của nước ta hiện nay là 200 USD. Trong số đó GNO/ người vào năm 1990 của trung quốc là 370 USD, Inđonesia là 570 USD, ấn độ là 350 USD, Philippin là 730 USD, Thái lan là 1420 USD, Malayxia là 2320 USD, Nam triều tiên là 5400 USD. 1.2-ảnh hưởng của mô hình kinh tế chỉ huy với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Do nhận thức chủ quan duy ý trí về nền kinh tế XHCN cho nên trong nhiều thập kỷ vừa qua ở nước ta đã tồn tại mô hình kinh tế chỉ huy với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Thực tiễn hoạt động kinh tế đã chứng minh mô hình này có nhiều nhược điểm, nó gần như đối lập với kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường. Hai cơ chế cũ và mới (cơ chế tập trung quan liêu bao cấp được gọi là cơ chế cũ, còn cơ chế thị trường được gọi là cơ chế mới ) có nhiều quan điểm khác nhau, trong đó có điểm khác nhau là ở chỗ: cơ chế cũ hình thành trên cơ sở thu hẹp hoặc gần như xoá bỏ quan hệ hàng hoá tiền tệ làm cho nền kinh tế bị “ hiện vật hoá”. Cơ chế mới hình thành trên cơ sở mở rộng quan hệ hàng hoá, tiền tệ. ở cơ chế cũ đó là cơ chế lệnh kế hoạch, kèm theo lệnh gía cả kinh doanh tài chính kinh doanh, tín dụng kinh doanh, tín dụng kinh doanh phục vụ nhu cầu mua bán của cả chủ thể sản xuất theo nguyên tắc hoạch toán kinh tế. Như vậy, trong cơ chế cũ phạm trù giá cả, tài chính, lưu thông tiền tệ là phạm trù vốn, có cửa kinh tế hàng hoá mặc dù có được sử dụng như chỉ là hình thức. Việc mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hoá là một tất yếu lịch sử, cho nên sự hạn chế quan hệ hàng hoá tiền tệ và quy luật giá trị trở thành sự cản trở tiến bộ kinh tế, kìm hãm nhân tố mới, do đó làm cho nàh nước không thể làm chủ những quá trình kinh tế khách quan mặc dù trong tay nhà nước có thực lưc kinh tế to lớn. Vì vậy, Đại hội Đảng lần VII của Đảng ta đã khẳng định “ xoá bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước bằng kế hoạch chính sách và các công cụ khác. Xây dựng và phát triển đồng bộ các loại htị trường hàng tiêu dùng, vật tư, dịch vụ, tiền vốn, sức lao động… thực hiện giao lưu kinh tế thông suốt trong cả nước và với thị trường thế giới ” –Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH, NXB sự thật năm 1991. 1.3-Thực chất quá trình chuyển nền kinh tế Việt Nam sang nền KTTT theo định hướng XHCN. 1.3.1-Từ sự phân tích thực trạng của nền kinh tế nước ta khi chuyển sang KTTT có thể rút ra kết luận thực chất của quá trình chuyển nền kinh tế nước ta sang nền KTTT theo định hướng XHCN là quá trình kết hợp giữa chuyển nền kinh tế còn mang tính tự cấp, tự túc sang nền kinh tế hàng hoá tiến tới nền KTTT và quá trình chuyển cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Lịch sử đã chứng minh rằng không thể chuyển nền kinh tế nhỏ sang nền kinh tế lớn nếu thiếu “đòn xeo” là kinh tế hàng hóa. Chính C.Mác đã coi sự phát triển của kinh tế hàng hóa là xuất phát điểm và điều kiện quan trọng nhất không thể thiếu được đối với sự ra đời và sự phát triển của nền sản xuất lớn TBCN. Nội chiến kết thúc, Lênin cũng chủ trương thi hành chính sách kinh tế mới (NEP) về thực chất, đó là sự phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần nhằm khơi dậy sự sống động của nền kinh tế, mở rộng giao lưu hàng hoá thành thị và nông thôn, thực hiện các quan hệ kinh tế bằng hình thức quan hệ hàng hóa tiền tệ trên thị trường. Quá trình chuyển sang nền KTTT ở nước ta có những đặc điểm khác với các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ). Những nước này đã có nền kinh tế phát triển, nền kinh tế đã được cơ khí hoá, không có tính tự nhiên, tự cấp tự túc như nền kinh tế nước ta. Vì vậy, quá trình hình thành nền KTTT ở nước ta trước hết là quá trình chuyển nền kinh tế kém phát triển mang nặng tính tự cấp tự túc sang kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Mặt khác, ở nước ta cũng đã tồn tại mô hình kinh tế chỉ huy với cơ chế hoạch hóa tập trung. Cơ chế này đã được phân tích ở phần trên nó gần như đối lập với thị trường vận động theo cơ chế thị trường. Thị trường được coi là trung tâm sản xuất và toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội. Vì vậy, quá trình chuyển nền kinh tế nước ta sang nền KTTT là quá trình xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. 1.3.2-Quá trình chuyển nền kinh tế nước ta sang nền KTTT đồng thời cũng là quá trình thực hiện nền kinh tế mở, kinh tế “đóng”, “khép kín” thường gắn liền với nền kinh tế sáng kiến gắn với sản xuất nhỏ mang nặng tính cục bộ, địa phương chủ nghĩa và vơí tình trạng “bế quan toả cảng”. Chính sự xuất hiện và phát triển của sản xuất hàng hóa đã phá vỡ các quan hệ kinh tế khép kín. Sự phát triển của CNTB đã khẳng định: kinh tế hàng hóa đã làm cho thị trường dân tộc gắn bó và hoà nhập với thị trường thế giới. Chính giao lưu hnàg hoá đã làm cho các quan hệ kinh tế được mở rộng khỏi phạm vi quốc gia, đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Kinh tế là đặc điểm và là xu thế của thời đại ngày nay mà bất cứ một quốc gia nào cũng phải coi trọng. Trong điều kiện của nước ta, bài học về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do trước đây, một lần nữa lại sống động trong công cuộc phát triển đất nước với bối cảnh và điều kiện mới. Trong quan hệ kinh tế quốc tế chúng ta đã có nhiều đổi mới quan hệ kinh tế quốc tế từ đơn phương sang đa phương, quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị, theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi và không can thiệp vào quan hệ nội bộ của nhau. Trong những năm gần đây, thực hiện quan điểm về kinh tế đối ngoại noí trên, hoạt động kinh tế quốc tế của nước ta đã có những tiến bộ hơn. Xuất khẩu hàng hoá tăng nhanh vơí nhịp độ trên dưới 20% hàng năm (1986-1992) bảo đảm nhập khẩu các loại vật tư và công nghệ chủ yếu cải thiện dần cán cân thanh toán quốc tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc50171.doc
Tài liệu liên quan