Đề án Những giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) nhằm thúc đẩy Xuất khẩu ở Việt Nam

• Chương I : Những lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và Thương Mại quốc tế

1.1 Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

1.1.1 Khái niệm vế đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

1.1.2 Đặc điểm

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng

1.1.4 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2 Lý luận chung về Xuất khẩu

1.2.1 Khái niệm về xuất khẩu

1.2.2 Vai trò của Xuất khẩu trong Thương Mại quốc tế cũng như trong nền kinh tế quốc dân

1.2.3 Đặc trưng của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến Xuất khẩu

• Chương II : Thực trạng về hoạt đồng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI , Xuất khẩu và mối quan hệ giữa Xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ở Việt Nam

2.1 Thực trạng thu hút FDI tạ Việt Nam

2.1.1 Về quy mô vốn đầu tư : Vốn đăng ký , vốn thực hiện trên 1 dự án và vốn bình quân

2.1.2 Về cơ cấu đầu tư theo ngành

2.1.3 Vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam

2.2 Vai trò của FDI đối với phát triển hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

2.2.1 Đối với tăng kim ngạch xuất khẩu

2.2.2 Đối với mở rộng thị trường

2.2.3 Đối với chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu

2.2.4 Đối với chất lượng hàng xuất khẩu

2.3 Đánh giá chung về về vai trò của FDI đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

• Chương III : Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1697 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Những giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) nhằm thúc đẩy Xuất khẩu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong nước.Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu ,buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất ,tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả ,giảm chi phí và tăng năng suất . Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân . Xuất khẩu làm tăng GDP , làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân , từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa => nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng . Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế , nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu , xuất khẩu làm gia tăng đầu tư trong ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu =>Là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng . 2.3 Đặc trưng của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Lê Nin đã nhận xét:" không có thị trường bên ngoài thì một số nước tư bản chủ nghĩa không thể sống được". Nước ta và một số nước khác đã có lúc xem vấn đề độc lập kinh tế và xây dựng một nền kinh tế hoàn chỉnh mang tính chất tự cung tự cấp để tránh sự lệ thuộc vào nước ngoài. Thực tế đã chỉ ra rằng không có một quốc gia nào có thể đề ra một mục tiêu đầy tham vọng như vậy. Bởi vì không có quốc gia nào dù giàu mạnh như Mỹ hay Trung Quốc lại xây dựng một nền kinh tế tự cung tự cấp tốn kém về cả vật chất và thời gian. Đất nước ta cũng vậy, chúng ta nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của xuất khẩu, quá trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu ở nước ta trong giai đoạn vừa qua đã diễn ra rất sôi động. Đảng ta xác định phải thực hiện 3 chương trình: Lương thực - Thực phẩm ; Sản xuất hàng tiêu dùng , và Sản xuất hàng xuất khẩu . Đến nay, sau 20 năm đổi mới, với chính sách đa phương hoá các hoạt động kinh tế quốc dân và thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu của đảng và nhà nước , hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, ngày càng có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới . Chiến lược phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu trong những năm qua của Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm thời kỳ 1990-1999 đạt 20%, được xếp vào mức cao nhất thế giới (xấp xỉ Trung Quốc).Từ chỗ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập quốc dân (GDP) 24% năm 1991, đến nay xuất khẩu đã chiếm gần 50% (2002). Nếu như năm 1992 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt xấp xỉ 2tỷ USD thì đến năm 2002 đã đạt 16,5 tỷ USD, gấp gần 8 lần so với năm 1992. năm 2003 đạt khoảng 20 tỷ USD nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu trong 8 năm(1996-2003) đạt 17,5%/năm; gấp 2,5 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các thị trường lớn trên thế giới như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, ASEAN … Có thể nói trong 20 năm đổi mới xuất khẩu của Việt Nam đã trở thành trụ cột của nền kinh tế và là động lực tăng trưởng kinh tế chủ yếu, xuất khẩu cũng góp phần vào việc giải quyết các vấn đề cấp bách của xã hội như : giải quyết công ăn viẹc làm, xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy quá trình chuyển sang kinh tế thi trường và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với biến đổi của thị trường thế giới. 2.4. Các nhân tố ảnh hướng đến xuất khẩu 2.4.1. Nhân tố thị trường Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn , chi phối toàn bộ hoạt động xuất khẩu của mỗi quốc gia tham gia xuất khẩu . Trong đó có thể xét đến những yếu tố cơ bản như : Nhu cầu của thị trường về sản phảm được xuất khẩu : những sản phẩm được xuất khẩu phần nào đó thể hiện được nhu cầu của thị trường các nước nhập khẩu . Đối với thị trường nhập khẩu những hàng hóa thiết yếu , những hàng hóa đó không phụ thuộc vào thu nhập , cơ cấu dân cư , thị hiếu … Khi nhu cầu cao thì cầu về số lượng của hàng hóa thiết yếu có thể giảm nhưng trong đó cầu về hàng hóa thiết yếu có chất lượng cao có xu hướng tăng lên ( ở các nước phát triển : Nhật , Châu Âu , … ) và ngước lại . Nguồn cung những sản phẩm xuất khẩu cùng loại cũng là một nhân tố quan trọng trong xuất khẩu . Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cần phải tìm hiểu kỹ về các khả năng xuất khẩu của từng loại sản phẩm của mình cũng như khả năng của đối thủ cạnh tranh . Trên thị trường thế giới các sản phẩm hàng hóa rất đa dạng và phong phú , nhu cầu về hàng hóa nhiều lúc cũng có thay đổi nên có thể dẫn tới dư cung , điều đó là bất lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu . Giá cả là một yếu tố quan trong , là thước đo sự cân bằng cung – cầu trong nền kinh tế thị trường . Có thể cầu đối với các hàng hóa thiết yếu ít biến động nhưng đối với những sản phẩm mang tính chất đặc thù của từng quốc gia thì giá có quyết định khá lớn trong vấn đề xuất khẩu. 2.4.2.Nhân tố về cơ sở vật chất – kỹ thuật và công nghệ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Các nhân tố về cơ sơ vật chất : đó là hệ thống vận chuyển , kho tàng , bến bãi , hẹ thống thông tin liên lạc … Hệ thống này đảm bảo việc lưu thông nhanh chóng và kịp thời , đảm bảo cung cấp nguồn hàng một cách nhanh nhất , tiết kiệm thời gian và chi phí lưu thông . Các nhân tố về kỹ thuật , công nghệ sản xuất và tiêu thụ đặc biết quan trong trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ gạo . Hệ thống chế biến với công nghệ dây truyền hiện đại sẽ đáp ứng phần tăng chất lượng và giá trị của sản phẩm xuất khẩu … 2.4.3.Các nhân tố về chính sách vĩ mô Nhóm nhân tố này thể hiện sự tác động của nhà nước tới hoạt động xuất khẩu . Trong điều kiện hiện nay , các doanh nghiệp mới giam gia thị trường xuất khẩu rất cần sự quan tâm hướng dẫn của nhà nước . Đặc biệt hiện nay là khả năng marketing tiếp cận thị trường , sự am hiểu luật kinh doanh , khả năng quản lý của doanh nghiệp , còn hạn chế , vì thế việc đào tạo cán bộ quản lý , cán bộ làm công tác tiêu thụ là rất quan trọng . Hơn nữa hiện nay xuất khẩu góp phần rất lớn vào phát triển nền kinh tế nhưng đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn , từ đó yêu cầu nhà nước cần có sự điều tiết lợi ích sao cho thật thoảng đáng và hợp lý Chương II Thực trạng về hoạt đồng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI , Xuất khẩu và mối quan hệ giữa Xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ở Việt Nam Thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam Hoạt động FDI ở Việt Nam trong thời gian từ 1988 – 2007 có thể được chia làm bốn thời kỳ.  1988-1990: Thời kỳ khởi đầu của FDI với tổng số vốn đăng ký gần 1,6 tỷ USD còn vốn thực hiện không đáng kể vì các doanh nghiệp FDI phải hoàn thành thủ tục cần thiết ngay cả khi đã được cấp giấy phép đầu tư.  1991-1997: FDI tăng trưởng nhanh và bắt đầu có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của VN. Tính trong hai năm 1996 và 1997, FDI đạt đỉnh cao với khoảng 15,8 tỷ USD vốn đăng ký và gần 6 tỷ USD vốn thực hiện.  1998-2000: FDI suy giảm mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, tụt xuống mức thấp nhất vào năm 1999. Vốn FDI thực hiện trong thời gian này chỉ đạt bình quân trên 2,3 tỷ USD/năm  2001-2007: FDI phục hồi và bắt đầu tăng tốc. Tổng FDI (gồm cả vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm) đạt 4,2 tỷ USD năm 2004; và 6,34 tỷ USD năm 2005, và chỉ trong 9 tháng đầu năm 2007 thì tổng số dự án đã là 1045 với Tổng vốn đầu tư là 8.290.847.320 và số vốn điều lệ là 3.356.602.593 – cao nhất từ trước đến nay. FDI đăng ký tăng bình quân một năm trong giai đoạn 2001-2005 gần 18,8%/năm, nhưng giai đoạn 2005 – 2007 cá biệt tăng gần 30%/năm , FDI thực hiện tăng bình quân 8,2%/năm. Có nhiều dự án đầu tư vào ngành công nghệ cao, dự án công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại tạo nên nét mới cho chất lượng của dòng FDI vào Việt Nam. UNCTAD (2005a, tr25) xếp Việt Nam vào nhóm nước có cả chỉ số FDI performance và chỉ số FDI potential đều cao (nhóm Front-runners), cùng nhóm với Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore; còn Philippines, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Myanmar, Malaysia không được vào nhóm này.  Để tiếp tục duy trì những con số khả quan đó thì thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đóng góp một phần quan trọng . Xét trên quy mô đầu tư như vốn đầu tư , vốn thực hiện trung bình trên một dự án hay xét trên cơ cấu đầu tư theo ngành và vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam đã cho chúng ta thấy rõ ràng hơn thực trạng của việc thu hút FDI tại Việt Nam Về quy mô đầu tư Theo số liệu báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài thì từ khi đổi mới kinh tế đến nay ( 1988 – 2007 ) đã có 81 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với tổng số dự án là 8.058 dự án , với tổng số vốn đầu tư là 72.859.018.728 Vnđ với số vốn điều lệ là 31.520.417.166 Vnđ và số vốn đầu tư thực hiện 30.960.427.253 Vnđ ( tinh đến ngày 22/9/2007 – Chỉ tính các dự án còn hiệu lực ) .Trong đó 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có tổng số vố đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam là Hàn quốc , Singapo , Đài Loan , Nhật Bản , Hồng Kông , BritishVirginIslands , Hoa Kỳ , Hà Lan , Pháp , và Malaysia với 6.368 dự án , tổng vốn đầu tư 58.244.791.059 Vnđ chiếm 79,94% trên tổng số 81 quốc gia và vùng lãnh thổ .Số liệu cụ thể như bảng 1 dưới đây STT Nước, vùng lãnh thổ Số dự án Vốn đầu tư Vốn điều lệ Đầu tư thực hiện 1 Hàn Quốc 1635 11.031.981.480 4.485.860.828 2.946.299.316 2 Singapore 525 9.653.969.313 3.484.068.443 4.068.670.960 3 Đài Loan 1719 9.221.386.272 4.097.010.451 3.172.661.393 4 Nhật Bản 891 8.718.148.784 3.719.730.419 5.212.104.693 5 Hồng Kông 424 5.594.155.834 2.071.628.804 2.326.116.755 6 BritishVirginIslands 319 4.649.089.348 1.785.379.278 1.443.541.373 7 Hoa Kỳ 354 2.598.399.428 1.312.510.106 784.685.807 8 Hà Lan 81 2.562.037.747 1.466.201.843 2.241.936.514 9 Pháp 190 2.396.201.335 1.450.237.390 1.152.943.846 10 Malaysia 230 1.819.421.518 849.355.234 1.136.165.492 Bảng 1 : 10 Quốc gia có tổng số dự án FDI nhiều nhất vào Việt Nam Tuy nhiên , đầu tư FDI vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2008 lại có sự thay đổi đáng kể , kể cả về tổng số vốn thu hút đầu tư và số dự án mới được đăng ký . Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, 8 tháng đầu năm nay, cả nước đã thu hút 47,1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (gồm cả vốn cấp mới và vốn đăng ký tăng thêm), tăng 5 lần so với cùng kỳ năm 2007 và vượt 3 lần so với kế hoạch của cả năm 2008. Kết quả này đã vượt qua tất cả những kỷ lục và cả những dự đoán được xem là lạc quan nhất về nguồn vốn FDI vào nước ta trong năm nay. Cụ thể, trong số 772 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới, vốn đăng ký tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ với 23,6 tỷ USD, chiếm 50,9% tổng vốn đầu tư; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng là 22,5 tỷ USD, chiếm 48,6% và 0,5% số vốn còn lại thuộc về lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Về đối tác đầu tư, Đài Loan tiếp tục đứng đầu danh sách 38 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 112 dự án cùng với số vốn 8,6 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đăng ký. Tiếp sau Đài Loan là Nhật Bản với 78 dự án cùng 7,2 tỷ USD; Malaysia với 29 dự án cùng 6,2 tỷ USD… Điều thú vị là, nếu trước đây xuất hiện nhiều hình thức đầu tư khác nhau, thì từ đầu năm đến nay các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu được thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài (585 dự án, vốn đăng ký 29,7 tỷ USD), chiếm 64,2% về vốn đăng ký. Bên cạnh đó, dự án có vốn đăng ký có giá trị lớn ngày càng tăng, tiêu biểu như: Dự án gang thép Hưng Nghiệp Formosa do Tập đoàn Formosa (Đài Loan) đầu tư có số vốn gần 7,9 tỷ USD tại Vũng Áng (Hà Tĩnh) và liên doanh giữa Công ty Lọc dầu Nghi Sơn với các tập đoàn của Nhật Bản và Kuwait với số vốn 6,2 tỷ USD tại Thanh Hoá. Bên cạnh số dự án và vốn đăng ký đầu tư tăng, những tháng đầu năm nay hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực có vốn FDI đều tăng. 8 tháng qua, các DN đầu tư nước ngoài đã góp vốn thực hiện ước đạt 8 tỷ USD, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu của các DN đầu tư nước ngoài trong 8 tháng ước đạt 30,4 tỷ USD, tăng 33,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó giá trị xuất khẩu ước đạt 15,8 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ; nhập khẩu ước đạt 19,2 tỷ USD, tăng 41,3% so với cùng kỳ; nộp ngân sách ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ. Cũng theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 8 tháng đầu năm nay, khối DN đầu tư nước ngoài đã thu hút thêm khoảng 18.000 lao động, đưa tổng số lao động trong khu vực này đến thời điểm hiện tại lên 1,4 triệu lao động, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2007. Với những gì đã diễn ra, nhiều người tin rằng, mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ đạt trên 50 tỷ USD và con số 10 – 12 tỷ USD giải ngân trong năm nay là hết sức lạc quan. Về cơ cấu đầu tư theo ngành Có thể nói rằng đầu tư FDI vào Việt Nam gần đây luôn luôn có những tín hiệu tươi sáng và rất khả quan . Từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài vào năm 1988 đến 22/09/2007, tổng số dự án FDI vào ngành Công nghiệp và Xây Dựng là 5.348 dự án,với tổng vốn đầu tư là 44.784.367.541 với tổng vốn điều lệ là 19.111.177.100 và tổng vốn đầu tư thực hiện là 21.250.062.971 .Trong đó , số dự án nhiều nhất là đầu tư vào các ngành Công nghiệp nặng với 2307 dự án ,với 22.595.924.916 được đăng ký vốn đầu tư và tổng số vốn thực hiện nhiều nhất chỉ đạt 7.331.881.749 . Tiếp theo đó là những ngành công nghiệp nhẹ với 2289 dự án với Vốn đầu tư là 12.151.951.867 và số vốn đầu tư thực hiện khiêm tốn là 3.655.337.494 . Còn với ngành công nghiệp thực phẩm và xây dựng thì tổng số dự án là 761 dự án với tổng vố đầu tư là 7.890.478.943 nhưng số vốn thực hiện chỉ đạt 4.423.978.425 .Một thực tế dễ dàng nhận ra là tổng số vốn đầu tư FDI vào các ngành Công nghiệp Việt Nam là rất lớn , chiếm tỉ trọng cao trong tổng số vốn đầu tư FDI nhưng vốn thực hiện chỉ dừng lại ở con số 40% vốn đầu tư . Tuy nhiên điều đó không lặp lại trong nền Công nghiệp dầu khí , số dự án đầu tư từ 1988 đến 2007 chỉ đạt 36 dự án với tổng vốn đầu tư là 2.146.011.815 nhưng vốn thực hiện thì gấp hơn 2 lần , đạt 5.828.865.303 . Số liệu được trích dẫn từ bảng 2 dưới đây STT Chuyên ngành Số dự án Vốn đầu tư Vốn điều lệ Đầu tư thực hiện I Công nghiệp và xây dựng 5.348 44.784.367.541 19.111.177.100 21.250.062.971 CN dầu khí 36 2.146.011.815 1.789.011.815 5.828.865.303 CN nhẹ 2289 12.151.951.867 5.526.964.816 3.665.337.494 CN nặng 2307 22.595.924.916 8.664.260.599 7.331.881.749 CN thực phẩm 295 3.455.986.533 1.533.323.940 2.203.981.216 Xây dựng 421 4.434.492.410 1.597.615.930 2.219.997.209 II Nông, lâm nghiệp 903 4.246.675.825 1.979.672.763 2.081.771.352 Nông-Lâm nghiệp 778 3.875.557.666 1.804.338.882 1.913.735.851 Thủy sản 125 371.118.159 175.333.881 168.035.501 III Dịch vụ 1.807 23.827.975.362 10.429.567.303 7.628.592.930 Dịch vụ 896 2.114.197.936 916.675.100 444.916.320 GTVT-Bưu điện 203 4.274.047.923 2.743.987.098 737.698.632 Khách sạn-Du lịch 213 5.544.752.832 2.313.006.024 2.509.336.180 Tài chính-Ngân hàng 64 840.150.000 777.395.000 762.870.077 Văn hóa-Ytế-Giáo dục 264 1.192.733.662 532.797.694 403.261.809 XD Khu đô thị mới 8 3.227.764.672 894.920.500 282.984.598 XD Văn phòng-Căn hộ 134 5.483.303.791 1.822.841.290 1.907.957.984 XD hạ tầng KCX-KCN 25 1.151.024.546 427.944.597 579.567.330 Tổng số 8.058 72.859.018.728 31.520.417.166 30.960.427.253 Bảng 2 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988 – 2007 ( tính tới 22/9/2007 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực ) Xét trên phương diện tổng quát thì mặc dù FDI vào khối ngành Công nghiệp và Xây dựng được trú ý và tập trung thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp FDI thì khối ngành Dịch vụ cũng là một khu vực thu hút được nhiều vốn , với 1807 dự án , với 23.827.975.362 tổng vốn đầu tư và số vốn thực hiện chỉ đạt 30% là 7.628.592.930 , chiếm 31% tổng số vốn đầu tư FDI vào Việt Nam từ năm 1988 đến 2007 . Chỉ chiểm 6% trong tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam nhưng số vốn thực hiện đạt hơn 50% , cao nhất trong 3 khồi ngành chính , Nông , Lâm nghiệp chỉ thu hút được 903 dự án kể từ năm 1988 đến 2007 với 4.246.675.825 vốn đầu tư , nhưng lượng vốn thực hiện đạt 2.081.771.352 , số liệu được trích dẫn từ bảng 2 và biểu đồ hình 3 dưới đây Vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam Đối với các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng , nguồn vốn đầu tư FDI thực sự là một nguồn vốn quan trọng , một nguồn vốn vô cùng cần thiết để xây dựng , cải tạo đất nước đi lên . Vai trò của FDI ngày càng thế hiện rõ rệt đối với nền kinh tế Việt Nam Tăng trưởng kinh tế: Mục tiêu cơ bản trong thu hút FDI của nước ta cũng như nhiều nước khác đó là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu này được thực hiện thông qua tác động tích cực của FDI đến các yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng: Bổ sung nguồn vốn trong nước và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế ; tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và phát triển khả năng công nghệ nội địa; phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm; thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới; tạo liên kết giữa các ngành công nghiệp. Vốn đầu tư và cán cân thanh toán quốc tế. FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn ngoại tệ của các nước nhận đầu tư đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Hầu hết cac nước đang phát triển đều rơi vào cái “vòng luẩn quẩn” đó là: Thu nhập thấp dẫn đên tiết kiệm thấp, vì vậy đầu tư thấp rồi hậu quả lại là thu nhập thấp. Tình trạng luẩn quẩn này chính là “điểm nút” khó khăn nhất mà các nước này phải vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo tăng trưởng kinh tế hiện đại. Nhiều nước lâm vào tình trạng trì trệ của sự nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn và tạo ra được điểm đột phá chính xác một mắt xích của “vòng luẩn quẩn” này. Trở ngại lớn nhất để thực hiện điều đó đối với các nước đang phát triển đó là vốn đầu tư kỹ thuật. Vốn đầu tư là cơ sở để tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, tăng năng suất lao động… Từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng tích lũy cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, để tạo vốn cho nền kinh tế nếu chỉ trông chờ vào tích lũy nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi sẽ là tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới. Do đó vốn nước ngoài sẽ là một “cú hích” để góp phần đột pá cái vòng luẩn quẩn đó. Đặc biệt FDI là một nguồn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho nước nhận đầu tư. Hơn nữa luông vốn này có lợi thé hơn đối với vốn vay ở chỗ: Thời hạn trả nợ vốn vay thường cố định và dôi khi quá ngắn so với một số dự án đầu tư, còn thời hạn của FDI thì thường linh hoạt hơn. Chuyển giao và phát triển công nghệ: FDI được coi là nguồn quan trọng để phát triển khả năng công nghệ của nước chủ nhà. Vai trò này được thể hiện qua hai khía cạnh chính là chuyển giao công nghệ sẵn có từ bên ngoài vào và phát triển khả năng công nghệ của các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng của nước chủ nhà. Đây là những mục tiêu quan trọng được nước chủ nhà mong đợi từ các nhà đầu tư nước ngoài. Chuyển giao công nghệ thông qua FDI thường được thực hiện chủ yếu bởi các TNCs, dưới các hình thức: Chuyển giao trong nội bộ giữa các chi nhánh của một TNCs và chuyển giao giữa các chi nhánh của các TNCs. Những năm gần đây, các hình thức này thường đan xen nhau với các đặc điểm rất đa dạng. Phần lớn công nghệ được chuyển giao giữa các chi nhánh của TNCs sang nước đang phát triển ở hình thức 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh có phần lớn vốn nuớc ngoài, dưới các hạng mục chủ yếu như những tiến bộ công nghệ, sản phẩm công nghệ, công nghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm tra chất lượng, công nghệ quản lý, công nghệ marketting. Nhìn chung, các TNCs rât hạn chế chuyển giao những công nghệ mới có tính cạch tranh cao cho các chi nhánh của chúng ở nước ngoài vì sợ lộ bí mật hoặc mất bản quyền công nghệ do việc bắt trước, cải biến hoặc nhái lại công nghệ của các công ty nước chủ nhà. Mặt khác, do nước chủ nhà còn chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng công nghệ của các TNCs. Bên cạnh chuyển giao công nghệ sẵn có, thông qua FDI các TNCs còn góp phần tích cực đối với tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ của nước chủ nhà. Các kết quả cho thấy phần lớn các hoạt động R&D của các chi nhánh TNCs ở nước ngoài là cải biến công nghệ cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương. Dù vây, các hoạt động cải tiến công nghệ của các doanh nghiệp ĐTNN đã tạo ra nhiều mối quan hệ liên kết cung cấp dịch vụ công nghệ từ các cơ sỏ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong nước. Nhờ đó đã gián tiếp tăng cường năng lực phát triển công nghệ địa phương. Mặt khác, trong qúa trình sử dụng công nghệ nước ngoài, các nhà đầu tư và phát triển công nghệ nước ngoài, các nhà đầu tư và phát triển công nghệ trong nước học được cách thiết kế, chế tạo…công nghệ nguồn, sau đó cải biến cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương và biến chúng thành công nghệ của minh. Nhờ có những tác động tích cực trên, khả năng công nghệ của nước chủ nhà được tăng cường, vì thế nâng cao năng suất các thành tố, nhờ đó thúc đẩy được tăng trưởng. Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm Nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuát, các vấn đề xã hội và mức độ tiêu dùng của dân cư. Việc cải thiện chất lượng cuộc sông thông qua đầu tư vào các lĩnh vực: sức khoẻ, dinh dưỡng, giáo dục, đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng quản lý sẽ tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao được năng suất lao động và các yếu tố sản xuất khác, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng. Ngoài ra, tạo việc làm không chỉ tăng thu nhập cho người lao động mà còn góp phần tích cực giải quyết các vấn đề xã hội. Đây là các yếu tố có ảnh hưởng rât lớn dến tốc độ tăng trưởng. FDI ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội tạo ra công việc làm thông qua việc cung cấp việc làm trong các hãng có vốn đầu tư nước ngoài. FDI còn tạo ra những cơ hội việc làm trong những tổ chức khác khi các nhà đầu tư nước ngoài mua hang háo dịch vụe từ các nhà sản xuất trong nước, hoạc thuê họ thông qua các hợp đông gia công chế biến. Thực tiễn ở một số nước cho thấy FDI đã đóng góp tích cực tạo ra viẹc làm trong các ngành sử dụng nhiều lao đọng như ngành may mặc, điện tử, chế biến. Thông qua khoản trợ giúp tài chính hoặc mở các lớp đào tạo dạy nghề, FDI còn góp phần quan trọng đối vơí phát triển giáo dục của nước chủ nhà trong các lĩnh vực giáo dục đại cương, dạy nghề, nâng cao năng lực quản lý. Nhiều nhà ĐTNN đã đóng góp vào quỹ phát triển giáo dục phổ thông, cung cấp một số thiết biết giảng dạy cho các cơ sở giáo dục của nước chủ nhà, tổ chức các chương trình phổ cập kiém thức có bản cho người lao động bản địa làm việc trong dự án (trong đó có nhiều lao động được đi đào tạo ở nước ngoài). FDI nâng cao năng lực quản lý của nước chủ nhà theo nhiều hình thức như các khoá học chính quy, không chính quy, và hoc thông qua làm. Tóm lai, FDI đem lại lợi ích về tạo công ăn việc làm. Đât là mọt tác dộng kép: tạo thêm việc làm cũng có nghĩa là tăng thêm thu nhập cho người lao đông, từ đó tạo điều kiện tăng tích luỹ trong nước. Tuy nhiên, sự đóng góp của FDI đỗi với việc làm trong các nước nhận đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và khả năng kỹ thuật của nước đó. Thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới Xuất nhập khẩu có mối quan hệ nhân quả với tăng trưỏng kinh té. Mối quan hệ này được thể hiện ở các khía cạnh” xuất nhập khẩu cho phép khai thác lợi thế so sánh, hiệu quả kinh tế theo quy mô, thực hiện chuyên môn hoá sản xuất; nhập khẩu bổ sugn các hàng hoá, dịch vụ khan hiếm cho sản xuất và tiêu dùng; xuất nhập khẩu còn tạo ra các tác động ngoại ứng như thúc đẩy trao đổi thông tin dịch vụ, tăng cường kiến thức marketting cho các doanh nghiệp nội địa và lôi kéo họ vào mạng lưới phân phối toàn cầu. Tất cả các yếu tố này sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Thông qua FDI, các nước đang phát triển có thể tiếp cận với thị trường thế giới bởi vi, hầu hết các hoạt động FDI đều do các công ty xuyên quốc gia thực hiện, mà các công ty này có lợi thế trong việc tiếp cận với khách hàng bằng những hợp đồng dài hạn dựa trên cơ sở thanh thế và uy tín của họ về chất lượng, kiểu dáng sản phẩm và giao hàng đúng hẹn. Liên kết các ngành công nghiệp Liên kết giữa các ngành công nghiệp được biểu hiện chủ yếu qua tỷ trọng giá trị hàng hoá (tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào), dịch vụ trao đổi trực tiếp từ các công ty nước ngoài ở nước chủ nhà. Việc hình thành các liên kết này là cơ sở quan trọng để chuỷen giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy xuất nhập khẩu của nước chủ nhà. Cụ thể: Qua các hoạt động cung ứng nguyên vật liệu, dịch vụ cho các công ty nước ngoài sản xuất hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp nội địa phát triển năng lực sản xuất của mình (mở rộng sản xuất, bắt chước quy trình sản xuất và mẫu mã hàng hoá…). Sau một thời gian nhât định các doanh nghiệp trong nước có thể tự xuất nhập khẩu được. Các tác động quan trọng khác Ngoài những tác động kể trên, FDI còn tác động đáng kể đến các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế như: chất lượng môi trường, cạnh tranh và độc quyển, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, hội nhập khu vực và quốc tế. Mặc dù chất thải của các công ty nước ngoài, nhất là trong các ngành khai thác và chế tạo, là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng ở các nước đang phát triển tuy nhiên có nhiều nghiên cứu cho thấy các TNCs rất chú trọng và tích cực bảo vệ môi trường hơn các công ty nội địa. Bởi vì, quy trình sản xuất của họ thườ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) nhằm thúc đẩy Xuất khẩu ở Việt Nam.DOC
Tài liệu liên quan