Đề án Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông

Mục lục

 

CHỮ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU 6

DANH MỤC HÌNH VẼ 7

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 8

1.1. Mục đích 8

1.2. Phương pháp nghiên cứu 8

1.3. Nguồn thông tin sử dụng 8

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9

2.1. Giới thiệu về doanh nghiệp 9

2.2. Môi trường kinh doanh 10

2.2.1. Môi trường vĩ mô 10

2.2.2. Môi trường vi mô 12

2.3. Đánh giá chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính: 16

2.4. Phân tích tình hình tài chính công ty 16

2.4.1. Phân tích khái quát cấu trúc tài sản và nguồn vốn 16

2.4.2. Phân tích nguồn hình thành vốn lưu động 20

2.4.3. Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh 23

2.4.4. Phân tích các chỉ số tài chính 29

a. Chỉ số về khả năng thanh toán 29

b. Tỷ số hoạt động 32

c. Tỷ số đòn bẩy 35

d. Tỷ số sinh lời 36

e.Chỉ số giá trị thị trường 39

2.4.5. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 40

2.5. Phân tích dấu hiệu khủng hoảng tài chính và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 44

2.5.1. Phân tích dấu hiệu khủng hoảng 44

2.5.2. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 45

 Chấm điểm qui mô doanh nghiệp 45

 Chấm điểm đối với các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp 47

 Chấm điểm dòng tiền 49

 Chấm điểm chất lượng quản lý 50

 Chấm điểm uy tín trong giao dịch 53

 Chấm điểm các yếu tố bên ngoài 55

 Chấm điểm các yếu tố khác 56

 Tổng hợp điểm tín dụng 57

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 58

3.1. Kết luận chung về tình hình công ty 58

3.2. Giải pháp đề xuất đối với công ty 59

PHỤ LỤC 63

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4893 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán bằng tiền tức là khả năng trả nợ bằng tiền và các khoản tương đương tiền thì RAL lại vượt trội hơn so với DQC. Qua 3 năm liên tiếp hệ số này của RAL cao hơn rất nhiều so với DQC vì giá trị các khoản phải thu trong 3 năm của RAL luôn thấp hơn nhiều so với DQC. Trong năm 2008 RAL đã thu hồi được gần 63 tỷ chỉ còn lại hơn 188 tỷ trong khi DQC vẫn còn hơn 961 tỷ khoản phải thu trong đó có hơn 952 tỷ phải thu của khách hàng. Điều này cho thấy chính sách bán hàng của DQC lỏng lẻo hơn so với RAL. Ngoài ra, do công ty RAL có nhu cầu vốn lưu động tăng qua các năm mà phần lớn được tài trợ từ vốn vay, do đó chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về khả năng thanh toán lãi vay và tỷ số lưu chuyển tiền từ HĐKD/nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số này của RAL trong 3 năm có xu hướng giảm mạnh đặc biệt trong 2007 và 2008 hệ số này thấp hơn 1 (0.82 và 0.17) chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản lãi từ lợi nhuận kém. Còn DQC năm 2007 tăng cao trong khi 2008 giảm xuống mức âm ( -0.97). Do trong năm 2007, 2008 tình hình kinh tế rơi vào khủng hoảng, sản phẩm tiêu thụ khó khăn, các chi phí đầu vào tăng đã làm cho tổng nợ tăng hơn 64 tỷ, rủi ro tài chính của 2 công ty cao. Tuy nhiên trong 2008 DQC rơi vào tình trạng rủi ro tài chính trầm trọng so với RAL là do trong năm này doanh thu của DQC giảm mạnh, gián tiếp làm giảm lợi nhuận dẫn đến khả năng thanh tóan lãi vay không còn được đảm bảo. Tỷ số LCTT từ HĐKD/Nợ ngắn hạn thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đầu kỳ và các khoản nợ dài hạn đến hạn trả trong kỳ được đảm bảo từ số tiền tạo được từ HĐKD (hệ số này nếu >1 là tốt) Theo tác giả Ngô Kim Phượng-sách phân tích tài chính doanh nghiệp,trang 231 . Nhìn chung hệ số này của cả 2 doanh nghiệp trong 3 năm đều âm chứng tỏ hoạt động kinh doanh của cả 2 DN đều không tạo ra đủ tiền để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn đầu năm và các khoản nợ dài hạn đến hạn trả trong năm. Hệ số này của RAL thấp hơn rất nhiều so với DQC chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đầu năm từ dòng tiền từ HĐKD rất kém so với DQC. Nguyên nhân là do doanh nghiệp gia tăng nhu cầu vốn lưu động để mở thêm nhà máy sản xuất, hiệu quả kinh doanh trong 3 năm có sự giảm sút do tồn đọng tiền hàng trong hàng tồn kho làm cho lưu chuyển tiền từ HĐKD qua 3 năm đều âm, và các khoản nợ dài hạn đến hạn khá lớn. b. Tỷ số hoạt động Tỷ số hoạt động 2006 2007 2008 DQC RAL DQC RAL DQC RAL Vòng quay TTS (vòng) - 1.50 0.98 1.27 0.22 0.99 Vòng quay TSCĐ (vòng) - 7.19 10.13 6.11 2.72 4.72 Vòng quay HTK (vòng) - 2.85 3.74 3.12 1.11 1.81 Vòng quay khoản phải thu (vòng) - 7.30 1.50 4.96 0.33 4.94 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) - 50 240 73 1076 73 Bảng 2.4.4.2. Bảng tỷ số hoạt động Đây là nhóm chỉ số đo lường về hoat động kinh doanh của doanh nghiệp. Trước tiên, chúng ta tìm hiểu việc công ty đầu tư vào tài sản đã giúp doanh nghiệp tạo ra thu nhập tương xứng hay không thông qua vòng quay HTK và vòng quay TSCĐ Hệ số vòng quay TSCĐ cho biết một đồng TSCĐ tạo ra được tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này của RAL có xu hướng giảm đây là dấu hiệu của việc sử dụng TSCĐ không hiệu quả. Tuy nhiên, trong năm 2008 hệ số này của RAL giảm so với 2007 là 1.39 vòng do công ty đã đầu tư thêm vào TSCĐ như mua sắm thêm dây chuyền sản xuất tại nhà máy Bắc Ninh làm cho giá trị TSCĐ chưa khấu hao tăng hơn 96 tỷ khiến vòng quay TSCĐ giảm. Mặt khác do nền kinh tế bị ảnh hưởng lạm phát khiến cho các dự án đầu tư xây dựng giảm sút đã trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ các sản phẩm của doanh nghiệp gián tiếp làm cho tốc độ tăng doanh thu giảm mạnh. Do đó đi đến kết luận, sự sụt giảm của hệ số này là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên so với DQC, công ty đã sử dùng TSCĐ hiệu quả hơn. Mặc dù trong năm 2007, hệ số này của DQC ở mức cao nhưng sụt giảm rất mạnh ở năm 2008. Điều đó cho thấy rằng năng lực sản xuất của TSCĐ DQC là không ổn định. Hệ số vòng quay tổng tài sản cho biết 1 đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hiệu quả sử dụng tổng tài sản để tạo ra doanh thu của RAL vượt trội hơn DQC trong 2 năm 2007-2008, doanh thu thuần của RAL tăng 6.4% (từ 787 tỷ lên 837 tỷ) trong khi DQC lại giảm 68.21% (từ 1111 tỷ xuông còn 353 tỷ) đã làm cho vòng quay tổng tài sản của DQC đã giảm mạnh từ mức 0.98 vòng xuống 0.22 vòng trong khi chỉ số này của RAL giảm nhẹ hơn từ 1.27 vòng xuống 0.99 vòng.Nguyên nhân là do DQC tập trung vào thị trường xuất khẩu nên khi nền kinh tế thế giới khủng hoảng, các đối tác chấm dứt hợp đồng khiến cho doanh thu của DQC giảm đột biến. Tài sản của RAL vận động nhanh cũng chứng tỏ rằng công ty đã sử dụng tài sản có hiệu quả trong việc tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp dẫn đến lợi nhuận ổn định hơn so với DQC. Tiếp đến, chúng ta xem xét về hệ số vòng quay HTK và KPT Hình 2.4.4.2 Hệ số vòng quay HTK, KPT Hệ số vòng quay HTK: Hệ số này của RAL trong năm 2007 so với 2006 tăng nhưng lại giảm mạnh trong năm 2008 ở cả hai công ty. Đối với RAL, tuy doanh thu trong 3 năm có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng hàng tồn kho, do đó hệ số vòng quay hàng tồn kho vẫn giảm. Đây là một dấu hiệu xấu, do lượng hàng tồn kho gia tăng sẽ làm cho vốn bị ứ đọng. Tuy nhiên, việc hàng tồn kho gia tăng chủ yếu là dô Cuba chấm dứt hợp đồng xuất khẩu, điều này công ty không thể lường trước được. Mặt khác do khủng hoảng tài chính vào năm 2008 đã đẩy giá nguyên vật liệu tăng cao, RAL phải tích luỹ để sản xuất đã làm cho số vòng quay HTK giảm 1.31 vòng. Hệ số này của DQC còn giảm mạnh hơn nhiều tới 2.63 vòng. Đây là một lợi thế vượt trội của RAL so với DQC trong việc chống chọi với khủng hoảng tài chính. Hệ số vòng quay khoản phải thu có xu hướng giảm đối với cả 2 công ty. Tuy nhiên trong năm 2008 vòng quay khoản phải thu của RAL giảm không đáng kể, chỉ 0.02 vòng. Sở dĩ vòng quay khoản phải thu qua 3 năm đều giảm là do tốc độ tăng khỏan phải thu nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu. Năm 2007, RAL có khoản phải thu gia tăng rất lớn do xuất khẩu sang Cuba nhưng không thu được tiền.Tuy nhiên sang năm 2008, nhờ có chính sách thu hồi nợ tốt cùng với việc ổn định được khoản phải thu trong nước, công ty đã giảm khỏan phải thu, giúp cho vòng quay khoản thu giảm. Điều này cho thấy công ty cũng đã giảm được một phần rủi ro từ việc bị khách hàng chiếm dụng vốn. Đối với DQC, vòng quay khoản phải thu lại giảm mạnh tới 1.17 vòng tương đương hơn 212 tỷ do DQC hướng ra thị trường xuất khẩu nên khi nền kinh tế thế giới khủng hoảng, DQC khó thu hồi được nợ, song bên cạnh đó, doanh thu của DQC trong năm 2008 lại giảm mạnh nên dẫn đến vòng quay khoản phải thu của công ty này giảm đột biến. Do số vòng quay khoản phải thu của RAL cao nên kỳ thu tiền bình quân của RAL thấp hơn nhiều so với DQC. Nguyên nhân RAL có chính sách thu hồi nợ tốt hơn DQC, thời gian tồn đọng các khoản phải thu khách hàng ngắn do đó vốn của doanh nghiệp ít bị đọng trong khâu thanh toán giúp cho khả năng thanh toán của RAL tốt hơn DQC. c. Tỷ số đòn bẩy Tỷ số đòn bẩy tài chính 2006 2007 2008  DQC RAL DQC  RAL DQC  RAL Nợ/tổng NV (lần) 0.86 0.68 0.58 0.52 0.57 0.53 Nợ/VCSH (lần) 6.17 2.16 1.39 1.06 1.31 1.15 TTS/VCSH 7.17 3.16 2.39 2.06 2.31 2.15 Bảng 2.4.4.3 Bảng tỷ số đòn bẩy Hệ số nợ/tổng nguồn vốn cho biết tổng nợ chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng nguồn vốn. Trong năm 2007, hệ số này của RAL giảm mạnh do RAL đã phát hành thêm cổ phiếu, điều này giúp cho các doanh nghiệp có nguồn thu để đầu tư vào các dự án, một phần bổ sung vào vốn lưu động để giảm chi phí lãi vay đang tăng cao cũng như việc thắt chặt tín dụng của các ngân hàng. Cụ thể năm 2007 và 2008 RAL tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu thêm 35.85 tỷ đồng lên mức 115 tỷ làm cho thặng dư vốn cổ phần tăng 175 tỷ. Còn DQC trong vòng 2 năm huy động tới 2 lần làm cho thặng dư vốn cổ phần tăng 400.673 tỷ. Ta thấy, hệ số này của RAL và DQC đều giảm, cơ cấu nợ và vốn chủ sở hữu khá cân bằng ở cả 2 công ty. Hệ số nợ / VCSH đo lường quy mô tài chính của doanh nghiệp, nó cho biết nợ bằng bao nhiêu lần vốn chủ sở hữu. Trong 3 năm ở cả 2 doanh nghiệp hệ số này có xu hướng giảm đây là một tín hiệu tốt. Đặc biệt năm 2007, hệ số này của RAL giảm mạnh là do VCSH tăng từ việc công ty phát hành thêm cổ phiếu. Nhìn chung hệ số này của 2 công ty đều lớn hơn 1, tuy nhiên đối với RAL không quá cao chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp không chỉ được tài trợ bởi các khoản nợ mà còn có sự tham gia của VCSH. Hệ số Tổng TS / VCSH cho biết mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng VCSH. Hệ số này của RAL và DQC trong 3 năm rất cao (đều lớn hơn 2 ) chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của DN thấp vì tài sản của DN chỉ được tài trợ một phần bằng VCSH. d. Tỷ số sinh lời Chỉ số về khả năng sinh lời 2006 2007 2008 DQC RAL DQC RAL DQC RAL ROS 12.18% 8.03% 19.28% 6.83% 0.35% 5.84% ROA 12.05% 18.99% 8.65% 0.08% 5.76% ROE 35.89% 54.66% 20.36% 0.18% 12.13% Bảng 2.4.4.4. Bảng tỷ số sinh lời Hệ số ROS cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu. Ta thấy tỷ số này trong 3 năm của cả hai DN đều dương chứng tỏ cả 2 doanh nghiệp đều kinh doanh có lãi . Tuy nhiên hệ số này có xu hướng giảm, tốc độ giảm của RAL ít hơn so với DQC do RAL có chiến lược phát triển mạnh thị trường nội địa nên có thể bù đắp được doanh thu và lợi nhuận của thị trường xuất khẩu, doanh thu thuần vẫn tăng liên tục trong 3 năm (từ 576 tỷ lên 837 tỷ). Mặt khác RAL được miễn thuế TNDN đã làm cho lợi nhuận ròng tương đối ổn định chỉ giảm nhẹ trong năm 2008 nên ROS của RAL biến động ít. Trong khi đó DQC lại phát triển mạnh vào thị trường xuất khẩu, chịu tác động của khủng hoảng tài chính nên doanh thu thuần 2008 giảm mạnh (758 tỷ) đồng thời phải gánh chịu khoản thuế TNDN nên lợi nhuận 2008 giảm mạnh so với 2007 (213 tỷ), ROS chỉ còn 0.35%. Qua phân tích ta thấy hiệu quả hoạt động của RAL tốt hơn nhiều so với DQC, theo nhận định của nhóm thì mức tăng trưởng lợi nhuận ở mức hợp lý, bởi vì RAL là doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng, mà đặc trưng của lĩnh vực này là tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận không lớn Theo nguồn Hệ số ROA cho biết lợi nhuận được tạo ra từ tổng tài sản sau khi trừ thuế TNDN. Chỉ số này đối với RAL có xu hướng giảm qua các năm. Nguyên nhân là do ảnh hưởng biến động của thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, cùng với sự gia tăng về chi phí quản lý, chi phí bán hàng trong năm 2007, 2008 đã khiến cho lợi nhuận doanh nghiệp giảm. Ngoài ra, việc RAL cũng gia tăng đầu tư vào các dây chuyền máy móc ( tạo nên lợi thế cạnh tranh về công nghệ đối với doanh nghiệp khác) cũng là nguyên nhân khiến hệ số này giảm qua các năm. Tuy nhiên, đáng chú ý ở đây là tài sản gia tăng trong đó có sự gia tăng của lượng HTK và KPT đây chính là hạn chế của doanh nghiêp. So với DQC, mức giảm của RAL trong 2008 so với 2007 thấp hơn nhiều so với DQC (RAL : 2.89%, DQC :18.91%). Như vậy, với chiến lược phát triển thị trường nội địa RAL đã bù đắp một phần lớn lợi nhuận mất đi từ thị trường xuất khẩu, điều mà Điện Quang không làm được này đã khiến cho hệ số này giảm đột ngột. Tuy nhiên , việc giảm sút hệ số này ở cả hai công ty cho thấy sự tăng trưởng về tài sản của cả hai DN đã không mang lại sự tăng trưởng tương ứng về lợi nhuận, tuy nhiên hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận của RAL khả quan DQC. Hệ số ROE cho biết lợi nhuận được tạo ra từ VCSH sau khi trừ đi thuế TNDN. Hệ số này cũng có xu hướng giảm đối với cả 2 doanh nghiệp. Trong năm 2007 hệ số ROE giảm mạnh nhất chưa hẳn là dấu hiệu xấu, nguyên nhân là do 12/2007 công ty đã phát hành thêm cổ phiếu, tiền thu được từ khoản này chưa phát huy tác dụng ngay trong năm này. Sang năm 2008, do tình hình nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trường xuất khẩu giảm, mặt khác chi phí tài chính, chi phí quản lý, chi phí bán hàng tăng đã làm cho lợi nhuận sụt giảm khiến ROE của RAL giảm từ 20.36% xuống còn 12.13%. Trong khi đó, hệ số này của DQC lại giảm từ 54.66% xuống còn 0.18%. Như vậy, so với DQC thì khả năng sinh lợi của VCSH vẫn ở mức cao và tương đối ổn định hơn. Phân tích Dupont  Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tỷ suất lợi nhuận biên ròng 8,03% 6,83% 5,84% Vòng quay tài sản 1,50 1,27 0,99 Hệ số đòn bẩy 2,98 2,35 2,11 ROE 35,89% 20,36% 12,13% Hình 2.4.4.3 Hệ số ROE Trong năm 2007, ROE của DQC luôn luôn vượt trội hơn so với RAL ở mức cao gấp hơn 2 lần ( 54.66% so với 20.36%). Để có được kết quả này DQC đã sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn thể hiện qua chỉ số tổng TSBQ/vốn CSHBQ lên tới 2.879 lần trong khi con số này của RAL chỉ là 2.3536 lần. Mặt khác DQC có tỷ suất LNST/ doanh thu tốt hơn hẳn RAL do đây là năm hoạt động xuất khẩu của DQC mạnh nhất (xuất khẩu với số lượng lớn nhất và giá xuất khẩu lại cao hơn giá thị trường nội địa) đã mang lại cho DQC một tỷ suất lợi nhuận cao nên chỉ tiêu này đã cao gấp 3 lần so với RAL ( DQC là 19.28% trong khi RAL chỉ 6.83%). Trong năm 2008, do sự khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu thì lợi thế xuất khẩu của DQC không còn nữa. ROE của DQC đã giảm rất mạnh chỉ còn 0.18% trong khi RAL vẫn tương đối ổn định ở mức 12.13%. Từ 2007 đến 2008, RAL sử dụng tài sản hiệu quả hơn khi vòng quay tổng tài sản mặc dù có giảm nhẹ nhưng vẫn giữ được ở mức từ 1.2662 đến 0.9865 lần trong khi DQC lại giảm từ 0.9847 xuống còn 0.2180 lần. Ảnh hưởng mạnh nhất đến ROE của DQC trong năm 2008 là do tỷ suất lợi nhuận doanh thu giảm mạnh từ 19.28% xuống còn 0.35% trong khi RAL vẫn giữ được mức tương đối ổn định 6.83% về 5.84%. Trong khi việc sử dụng đòn bẩy tài chính của DQC đã thay đổi và giảm mạnh so với RAL thể hiện DQC giảm 0.5272 lần, RAL chỉ giảm 0.2474 lần. Những yếu tố này đã làm cho ROE của DQC thấp hơn nhiều so với RAL trong năm 2008 đã chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động của DQC kém và bất ổn định hơn nhiều so với RAL. e.Chỉ số giá trị thị trường EPS 2006 2007 2008 RAL 5.848 6.476 4.253 DQC 23.094 17.434 66 Hình 2.4.4.4 Chỉ tiêu EPS Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thường đang được lưu hành trên thị trường.Nhìn vào biểu đồ ta thấy EPS của RAL mặc dù không cao nhưng ổn định hơn nhiều so với DQC. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu của DQC cao trong 2 năm 2006,2007 là do trong thời gian này, công ty chưa niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán do đó số lượng cổ phiếu lưu hành ít khiến cho EPS ở mức cao. Sang năm 2008, do lượng cổ phiếu lưu hành cao nên đã làm cho EPS giảm đi đáng kể 2.4.5. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Lợi nhuận sau thuế 46.289.184.978 53.771.896.155 48.905.529.229 Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh (79.286.991.943) (142.019.751.609) (65.332.800.933) Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư (73.671.038.978) (40.654.557.640) (120.031.640.128) Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 130.653.572.708 318.432.597.826 64.828.335.013 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (22.304.458.213) 135.758.288.577 (120.536.106.048) Bảng 2.4.5.1 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tóm tắt của công ty RAL Nhìn vào bảng trên ta thấy lợi nhuận sau thuế ở các năm đều lớn trong khi đó dòng tiền từ hoạt động kinh doanh liên tiếp giảm sút ở mức âm trong 3 năm gần đây. Nguyên nhân chính khiến dòng tiền hoạt động kinh doanh âm là do nhu cầu về vốn lưu động của RAL rất lớn . Điều này đã khiến cho dòng tiền bị giữ lại trong các khoản mục TSNH mà chủ yếu là hàng tồn kho và các khoản phải thu. Cụ thể trong năm 2008, HTK lên đến mức 444,48 tỷ đồng tăng thêm 96,43% so với năm 2007(226,28 tỷ). Như vậy, khoảng 218,2 tỷ đồng đã bị giữ lại dưới hình thức hàng tồn kho, do đó là các khoản vay ngắn hạn phục vụ cho vốn lưu động không hề giảm trong các năm 2007, 2008. Mức vay ngắn hạn luôn trên 300 tỷ đồng. Đây là một dấu hiệu không tốt cho khả năng thanh khoản của công ty nếu như dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không được cải thiện trong các năm tới. Việc hàng tồn kho gia tăng mạnh qua các năm là điều hiển nhiên, nguyên nhân là do trong năm 2008, tình hình kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, do đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Mặt khác việc hủy đơn hàng của Cuba vào cuối năm 2007 đã đẩy cho hàng tồn kho của công ty lên rất lớn. Tuy nhiên trong thời gian tới với hi vọng có thể bán được một phần hoặc toàn bộ lô hàng cho Venezuela, lúc đó có thể cải thiện được dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên cơ sở đó có có thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán các khoản nợ vay và chi trả cổ tức. Ngoài ra, dòng tiền còn nằm trong khoản mục khoản phải thu. Tuy nhiên, các khoản phải thu của RAL được cải thiện qua các năm. Cụ thể trong năm 2008, khoản phải thu đã giảm từ 251,1 tỷ xuống còn 188,5 tỷ, tương ứng với giảm 24,9%. Như vậy, nhờ việc giảm các khoản phải thu trong năm 2008, do công ty đã thu hồi được 6,9 triệu USD tương đương khoảng 103,5 tỷ đồng, phần còn lại chưa thu hồi được là 4,8 triệu USD tương đương với 72 tỷ đồng. Trong tương lai khi thu hồi được khoản tiền này cùng với lãi suất trả chậm 6% sẽ góp phần làm cho dòng tiền ở trạng thái dương. Đối với khoản nợ này công ty chắc chắn sẽ thu hồi lại được nên không trích lập dự phòng. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư của RAL trong các năm đều ở mức âm, như vậy chứng tỏ công ty đã đầu tư mở rộng sản suất kinh doanh. Trong đó công ty đã đầu tư vào dự án tại Quế Võ, Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư khoảng 200 tỷ đồng và chia làm 3 giai đoạn rải đều từ năm 2006-2008 khiến cho dòng tiền này âm. Tuy nhiên, đây là một điểm mạnh của RAL. Khi đã có cơ sở dây chuyền sản suất hiện đại, trong những năm tiếp theo, công ty sẽ không phải đầu tư mới cho sản xuất, lúc đó hoạt động của công ty sẽ có hiệu quả hơn, góp phần làm cho dòng tiền hoạt động đầu tư không còn âm, gián tiếp làm cho dòng tiền thuần tăng lên qua đó có thể đáp ứng được khả năng thanh toán các khoản nợ cũ, đồng thời giảm vay các khoản nợ mới. Dòng tiền từ hoạt động tài chính của công ty dương, đặc biệt trong năm 2007 ở mức cao đó là do trong năm 2006 khi thực hiện dự án xây dựng nhà máy cũng như hàng tồn kho tăng nên công ty đã đi vay ngắn hạn và dài hạn để tài trợ cho các hoạt động đó, góp phần làm cho dòng tiền từ hoạt động tài chính dương ở mức cao. Tuy nhiên, công ty cũng đã hạn chế được việc tài trợ từ bên ngoài bằng cách phát hành thêm cổ phiếu trong tháng 12/2007. Việc huy động thêm vốn này đã bổ sung thêm vốn lưu động, tăng cường vốn chủ sở hữu và giảm thiểu nợ vay. Do đó, mặc dù trong năm 2007, công ty phải chi trả một phần nợ gốc vay nhưng dòng tiền từ hoạt động tài chính vẫn dương. Điều đáng chú ý là mặc dù dòng tiền từ HĐKD âm nhưng RAL vẫn có tiền thanh toán các khoản nợ (2007, 2008) và và thực hiện chi trả cổ tức trong năm 2007, theo đánh giá của nhóm có thể RAL đã thực hiện vay một phần để đầu tư và một phần để tài trợ cho các hoạt động này. Việc RAL tiến hành trả cổ tức năm 2007 là xây dựng lòng tin cho các cổ đông, và ngăn cho giá cổ phiếu của công ty có thể rớt giá khi mà thị trường chứng khoán đang có xu hướng đi xuống. Chỉ tiêu 2007 2008 Khả năng chia lợi nhuận -2,64 -1,34 Khả năng thanh toán nợ dài hạn đến hạn trả -22,95 -2722,20 Khả năng tự chủ tài chính -0,87 -0,21 Bảng 2.4.5.2 Phân tích khả năng thanh toán từ LCTT ròng từ hoạt động kinh doanh Khả năng chia lợi nhuận qua các năm đều ở mức âm, điều này cho thấy rằng RAL không đủ khả năng chia lợi nhuận từ tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trong năm 2007, công ty vẫn thực hiện chi trả cổ tức và lợi nhuận cho các cổ đông, trong đó bao gồm 2 phần là trả cho các cổ đông năm 2006 là 6,332 tỷ và năm 2007 là 7,1235 tỷ. Có thể nói trong năm này mặc dù dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm nhưng công ty vẫn chi trả cổ tức và lợi nhuận cho các cổ đông đầy đủ cho thấy rằng RAL đã đi vay và thực hiện phát hành thêm cổ phiếu để thực hiện hoạt động này. Việc chia cổ tức và lợi nhuận cho các cổ đông có thể là chiến lược của công ty để nhằm giữ cho giá cổ phiếu ở mức ổn định. Mặt khác, đối thủ cạnh tranh là DQC trong năm 2007 cũng thực hiện chi trả cổ tức, để có thể khẳng định vị thế cũng như tạo lòng tin ở cổ đông nên RAL quyết định chi trả cổ tức mặc dù phải thực hiện huy động thêm từ nguồn tiền vay ngân hàng cũng như phát hành thêm cổ phiếu mới. Khả năng chia lợi nhuận của RAL ở mức âm nhưng tình hình trên có thể cải thiện trong các năm tới do dự án đi vào hoạt động có thể làm giảm được chi phí nguyên vật liệu, cũng như tiết kiệm được vật liệu do tỷ lệ phế phẩm giảm, điều này sẽ giúp cho sản phẩm bán ra có chất lượng cao hơn, đồng thời giá thành cạnh tranh hơn, trên cơ sở đó có thể tăng doanh thu và gián tiếp tăng lợi nhuận. Mặt khác, trong tương lai công ty có thể thu hồi được các khoản nợ góp phần làm tăng dòng tiền ròng từ HĐKD điều này cũng sẽ làm cho khả năng chia lợi nhuận của công ty được cải thiện. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng máy móc thiết bị của RAL đã hoàn thiện, công ty không phải thực hiên đầu tư mới, nên nguồn tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh có thể sử dụng để chi trả lợi nhuận cho cổ đông. Một yếu tố khác là tình hình kinh tế thế giới đã được khôi phục, có thể các đơn hàng xuất khẩu sẽ tiếp tục được kí kết, cùng với sự phát triển trở lại của kinh tế trong nước thì lượng hàng tồn kho có thể được tiêu thụ, góp phần gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Khả năng năng thanh toán nợ dài hạn đến hạn trả ở mức rất thấp cho thấy doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn trong kỳ. Tuy nhiên, trên thực tế từ năm 2006, công ty mới có dự án xây dựng nhà máy mới, và các khoản vay dài hạn từ năm này trở đi hầu hết được sử dụng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh nâng cao năng lực sản xuất và trong thời gian tới nguồn thu từ việc đầu tư này có thể chi trả được các khoản nợ dài hạn đến hạn trả. Khả năng tự chủ tài chính của công ty ở mức thấp cũng được giải thích là do trong giai đoạn đầu tư mở rộng dự án để phát triển sản xuất kinh doanh, công ty cần lượng vốn lớn và nguồn vốn này chủ yếu là từ vay dài hạn và ngắn hạn ngân hàng. Việc công ty vay ngắn hạn nhiều để quay vòng vốn trên thực tế vẫn chưa để quá hạn, và công ty cũng có thể vay tín chấp của một số ngân hàng trong đó có ngân hàng ngoại thương. Điều này cho thấy rằng, dù phải vay ngắn hạn nhiều ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán. Tuy nhiên, mức độ phụ thuộc nợ ngắn hạn rất lớn do đó công ty vẫn phải đối mặt với rủi ro thanh toán cao. 2.5. Phân tích dấu hiệu khủng hoảng tài chính và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 2.5.1. Phân tích dấu hiệu khủng hoảng Hệ số Z (đối với công ty sản xuất-niêm yết) 2,006 2,007 2008 X1=VLĐ ròng /Tổng TS 23.89% 36.48% 28.51% X2=Ln giữ lại luỹ kế /Tổng TS 12.93% 11.36% 12.87% X3= Ebit/Tổng TS 6.93% 3.02% 0.78% X4=VCSH/Nợ phải trả 46.24% 94.00% 87.28% X5 =Doanh thu/Tổng TS 130.86% 98.06% 93.55% Z = 1.2X1 +1.4X2 + 3.3X3 + 0.6X4 + 1.0X5 2.28 2.24 2.01 Bảng 2.5.1 Bảng phân tích dấu hiệu khủng hoảng Ta thấy hệ số 1.81 < Z < 2.99 nằm trong vùng khó kết luận. Nên chúng ta khó dự đoán tình hình tài chính của công ty trong thời gian tới như thế nào 2.5.2. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Chấm điểm tín dụng doanh nghiệp theo mô hình của ngân hàng VCB Chấm điểm qui mô doanh nghiệp Bảng 2.5.2.1 Chấm điểm quy mô doanh nghiệp 1 Quy mô Điểm Lớn 70-100 Vừa 30-69 Nhỏ <30 STT Tiêu chí Nội dung Điểm Điểm đạt được 1 Vốn Hơn 50 tỷ đồng 30 30 Từ 40 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng 25 Từ 30 tỷ đồng đến 40 tỷ đồng 20 Từ 20 tỷ đồng đến 30 tỷ đồng 15 Từ 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng 10 Dưới 10 tỷ đồng 5 2 Lao động Hơn 1.500 người 15 15 Từ 1.000 đến 1.500 người 12 Từ 500 đến 1.000 người 9 Từ 100 đến 500 người 6 Từ 50 đến 100 người 3 Ít hơn 50 người 1 3 Doanh thu thuần Hơn 200 tỷ đồng 40 40 Từ 100 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng 30 Từ 50 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng 20 Từ 20 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng 10 Từ 5 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng 5 Dưới 5 tỷ đồng 2 4 Nghĩa vụ đối với Ngân sách nhà nước Hơn 10 tỷ đồng 15 Từ 7 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 12 Từ 5 tỷ đồng đến 7 tỷ đồng 9 9 Từ 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng 6 Từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng 3 Dưới 1 tỷ đồng 1 Tổng - 94 Vốn điều lệ: 115.000.000.000VNĐ Lao động: hơn 2000 người Doanh thu thuần: 837.444.994.058 VNĐ Nghĩa vụ đối với NSNN: thuế và các khỏan phải nộp nhà nước 2008: 5.839.584.636VNĐ Kết luận: Công ty RAL có quy mô lớn Chấm điểm đối với các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp Bảng 2.5.2.2. Chấm điểm các tỷ số tài chính Điểm Tỷ trọng Phân loại các chỉ số tài chính cho các doanh nghiệp Điểm ban đầu Điểm theo trọng số Chỉ tiêu thanh khoản 100 80 60 40 20 1. Khả năng thanh khoản 1.59 8% 2 1.4 1 0 .5 <0.5 86.33 6.91 2. Khả năng thanh toán nhanh 0.55 8% 1.1 0.8 0.4 0 .2 <0.2 67.5 5.4 Chỉ tiêu hoạt động 3. Vòng quay hàng tồn kho 1.81 10 % 5 4 3 2 .5 <2.5 20 2 4. Kỳ thu tiền bình quân 72.91 10 % 45 55 60 65 >65 20 2 5. Doanh thu trên tổng tài sản 0.94 10 % 2.3 2 1.7 1 .5 <1.5 20 2 Chỉ tiêu cân nợ 6. N ợ phải trả/tổng tài sản 0.53 10 % 45 50 60 70 >70 68 6.8 7. Nợ phải trả/nguồn vốn chủ sở hữu 115 10 % 122

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuân án-phân tích tình hình hoạt động kinh doanh công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông.doc
Tài liệu liên quan