Đề án Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

MỤC LỤC

 Trang

PHẦN MỞ ĐẦU .1

NỘI DUNG CHÍNH 3

I. Khái niệm cơ bản về kinh tế tư nhân . .3

II. Vị trí của KTTN trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN .4

1. Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển KTTN ở Việt Nam 4

2. Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế .5

III. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam.6

1. Tình hình hoạt động của KTTN trước đổi mới ( 1954-1985) .6

2. Tình hình hoạt động của KTTN sau đổi mới .9

3. Những đóng góp và những kết quả đạt được của KTTN cho nền kinh tế.13

4. Những tồn tại yếu kém chủ yếu .20

5. Nguyên nhân .24

IV. Những phương hướng và giải pháp tiếp tục phát triển KTTN .28

1. Phương hướng phát triển 28

2. Chính sách và giải pháp .29

KẾT LUẬN . .33

Danh sách tài liệu tham khảo 34

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất, khu vực tư nhân chiếm tỷ trọng còn thấp, tiềm lực còn nhỏ, dễ bị tác động, thua thiệt trong cơ chế thị trường. Năm 1998, khối sản xuất khu vực nhà nươc( quốc doanh và tập thể) còn chiếm 54,1% tổng giá trị sản lượng( mặc dù so với năm 1995 đã giảm đi 7%), khối đầu tư nước ngoài tăng lên 18%( từ 15% năm 1995), khối kinh tế tư nhân giảm xuống còn 27,8%( 28% năm 1995)- trong đó kinh tế tư nhân chính thức giảm xuống 9,6%( từ 10,5% năm 1995). Còn nếu xét về tốc độ tăng trưởng tổng giá trị thì: khu vực quốc doanh giảm từ 11,7% vào năm 1995 giảm xuống 5,5% vào năm 1998; khu vực kinh tế tư nhân giảm từ 16,8% năm 1995 xuống còn 9% vào năm 1998, riêng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài từ 14,9% năm 1995 tăng lên 28,1% vào năm 1998. 2.3. Sự phát triển của kinh tế tư nhân theo vùng lãnh thổ. Con số thống kê năm 1995 cho thấy: 55% số doanh nghiệp tư nhân tập trung ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ, trong khi đó vùng đồng bằng Sông Hồng con số đó là 18,1%, vùng Duyên hải miền Trung 10,1%. Trong các tỉnh phía Nam thì riêng thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai đã chiếm 63% các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. Năm 1996, trong tổng số 1.439.683 cơ sở kinh doanh thuộc doanh nghiệp tư nhân( bao gồm 1.412.166 cơ sở của cá nhân và nhóm kinh doanh, 17.535 doanh nghiệp tư nhân và 6883 công ty trách nhiêm hữu hạn) thì : 24% tập trung ở đồng Bằng sông Cửu Long, 21% ở vùng đồng Bằng sông Hồng, 19% ở vùng Đông Nam Bộ, 13% ở Khu Bốn cũ, 10% ở vùng duyên hải miền Trung, 9% ở vùng núi và trung du Bắc Bộ và 4% vùng Tây Nguyên. Đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân, mức độ phát triển mạnh và tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long lên tới 40%; đồng bằng sông Hồng là 33%; và Đông Nam Bộ là 25%. Các công ty cổ phần lại phát triển ở vùng Đông Nam Bộ lên đến 54%, Đồng bằng sông Hồng 23%. Sự phát triển và phân bố không đồng đều của kinh tế tư nhân vẫn diễn ra không đồng đều tên cả nước trong những năm gần đây. Năm 1997, trong tổng số 25.002 cơ sở kinh tế tư nhân( chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân) thì 18.728 doanh nghiệp tập trung ở miền Nam, chiếm tới 75%, trong khi đó ở miền Bắc chỉ có 4.178 doanh nghiệp, chiếm 17%, và miền Trung có 2.087 doanh nghiệp, chiếm 8,3%. Riêng thành phố Hồ Chí Minh có số lượng 6.304 doanh nghiệp, chiếm 25%, bằng toàn bộ số doanh nghiệp của miền Bắc và miền Trung cộng lại. Năm 1998, các con số tương ứng là: ở miền Nam 73%, lớn gần gấp 3 lần miền Bắc và miền Trung cộng lại( 27%); thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa bàn có số lượng lớn nhất(25%), Hà Nội và miền Trung có số lượng tương đương nhau( khoảng 8%). Tính đến thời điểm hiện nay thì mặc dù các cơ sở kinh tế nhân đã phát triển ở tất cả mọi nơi trên đất nước nhưng sự chênh lệch giữa các vùng miền vẫn rõ rệt. Các cơ sở kinh tế tư nhân tập trung nhiều nhất là ở miền Nam đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương… 3. Những đóng góp và những kết quả đạt được của khu vực kinh tế tư nhân cho nền kinh tế 3.1. Khơi dậy và phát huy tiềm năng của bộ phận lớn dân cư tham gia vào công việc phát triển đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo việc làm. 3.1.1. Huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển. Kinh tế cá, thể tiểu chủ tuy quy môm nhỏ nhưng với số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh lớn nên đã động viên được nhiều nguồn vốn vào phát triển kinh doanh từ 14.000 tỷ đồng năm 1992 tăng lên 26.500 tỷ đồng vào năm 1996. chiếm 8,5% tổng số vốn đầu tư sản xuất kinh doanh toàn xã hội. Các doanh nghiệp tư bản tư nhân đã huy động được vốn kinh doanh là 20.665 tỷ đồng ( tính đến hết năm 1996), bình quân mỗi năm trong giai doạn 1991-1996 tăng thêm 3.904 tỷ đồng, chiếm khoảng 5% số vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội và 6,9% vốn kinh doanh của các ngành. Tính đến thời điểm năm 1996, khu vực kinh tế tư nhân đã huy động được tổng lượng vốn đến 47.155 tỷ đồng, chiếm tới 15% tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Mặc dù trong những năm vừa qua với chính sách mở cửa nhà nước kêu gọi thêm nguồn đầu tư FDI ngày một tăng, nhưng khu vực kinh tế tư nhân trong nước vẫn đóng góp lượng vốn đầu tư rất đáng kể cho nền kinh tế. Năm 1999 vốn đầu tư phát triển của khu vực kinh tế tư nhân là 131.171 tỷ đồng và đến năm 2000 con số này tăng lên 147,633 tỷ đồng. 3.1.2. Tạo việc làm, toàn dụng xã hội. Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân là lực lượng tham gia tích cực và có hiệu quả đối vơi vấn đề giả quyết việc làm. Năm 2000, lao động của doanh nghiệp tư nhân là 21.017.326 người chiếm 56,3% lao động có việc làm thường xuyên trong cả nước. Trong đó, lao đông trong các hộ kinh doanh cá thể có số lượng lớn lao động trong doanh nghiệp. Trong các ngành phi nông nghiệp, số lượng lao động năm 2000 là 4.634.844 lao động, tăng 20,12% so với năm 1996, bình quân mỗi năm tăng thêm được 194.760 lao động, tăng 4,75%/năm. Trong 4 năm từ năm 1997 đến năm 2000, chỉ tính riêng các ngành phi nông nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân đã thu hút thêm được 997.019 lao động, gấp 6,6 lần so với khu vực nhà nước. So với năm trước, số lao động trong các doanh nghiệp phi nông nghiệp tăng lên như sau: 1997 là 11,7%; 1998 là 10,2%; 1999 là 23,8%; 2000 là 56%. Tỷ trọng lao động của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực phi nông nghiệp năm 2000 chiếm 22,1% lao động trong các khu vực kinh tế tư nhân, 39,8% lao động phi nông nghiệp cả nước. Trong đó, lao động ở hộ kinh doanh cá thể chiếm 81,9%; ở doanh nghiệp chiếm 18,1% lao động phi nông nghiệp. Năm 2000, lao động của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp có 16.373.428 người, chiếm 62,9% tổng số lao động nông nghiệp toàn quốc. Số lao động của các hộ ngoài hợp tác xã chiếm 99,67% tổng số lao động của khu vực kinh tế tư nhân trong nông nghiệp. Trong đó số lao động ở khu vực kinh tế tư nhân trong nông nghiệp, các trang trại chỉ thu hút được 363.084 lao động, chiếm 22,2%, các doanh nghiệp nông nghiệp chỉ thu hút được 53.097 lao động chiếm 0,33%. 3.1.3. Đóng góp quan trọng trong GDP và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh mục tiêu cơ bản là huy động tiềm năng về vốn và giải quyết việc làm cho toàn xã hội, khu vực kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư nhân còn đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm xã hội. Năm 2000, GDP của khu vực kinh tế tư nhân đạt 178.715 tỷ đồng, chiếm 42,3% GDP toàn quốc. Trong đó: hộ kinh doanh đóng góp được 154,562 tỷ đồng, chiếm 82,34%; donah nghiệp đóng góp được 33,153 tỷ đồng, chiếm 17,66% GDP của kinh tế tư nhân. Trong các ngành phi nông nghiệp: năm 2000 đóng góp vào GDP được 119.337 tỷ đồng, chiếm 63,6% của khu vực tư nhân. Trong đó, hộ kinh doanh cá thể có tỷ trọng lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp; lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ có tỷ lệ lớn hơn nhiều so với sản xuất công nghiệp. GDP của các ngành phi nông nghiệp tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây, nói chung xấp xỉ tốc độ tăng GDP toàn quốc. Năm 2000, GDP khu vực kinh tế phi nông nghiệp của kinh tế tư nhân đạt 86.929 tỷ đồng, tăng 28,94% so với năm 1996, bình quân tăng hơn 7%/năm. Trong các ngành nông nghiệp: theo số liệu thống kê năm 2000, GDP của kinh tế tư nhân ngành nông nghiệp đạt 68.378 tỷ đồng, chiếm 15,4% GDP toàn quốc, 63,2% GDP của nông nghiệp, 36,4% GDP của kinh tế tư nhân. Trong đó, hộ cá thể chiếm 98% GDP kinh tế tư nhân trong nông nghiệp. 3.2. Thúc đẩy hình thành các chủ thể kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý theo hướng thị trường, tạo sự cạnh tranh trong nền kinh tế. Trước đây hầu hết các lĩnh vực kinh tế, các ngành sản xuất kinh doanh … đều do kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể đảm nhận. Hiện nay, trừ một số lĩnh vực, ngành nghề mà nhà nước độc quyền, kinh tế tư nhân không được kinh doanh, còn lại hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh káhc khu vực kinh tế tư nhân đều tham gia. Trong đó, nhiều lĩnh vực, nghành nghề, khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng áp đảo như: sản xuất lương thực, thực phẩm. Nuôi trồng thuỷ hải sản, đánh cá, lâm nghiệp, hàng hoá bán lẻ, chế biến, sành sứ, giày dép, dệt may, … Lĩnh vực sản xuất lương thực, đặc biệt là xuất khẩu gạo và các sản phẩm nông nghiệp,thủy hải sản, lĩnh vực dệt may, giày dép xuất khẩu; thủ công mỹ nghệ xuất khẩu…đã mang về hàng tỷ đô la ngoại tệ cho nền kinh tế tư nhân. Thực tế nêu trên đang đặt ra vấn đề cần xem xét vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nứoc trong nhữn ngành nghề, lĩnh vực nào là thích hợp khi mà khu vựuc kinh tế tư nhân đã tham gia và chiếm tỷ trọng lớn trong không ít ngành nghề. Chính sự phát triển phong phú, đa dạng các cơ sở sản xuất, các ngành nghề, các loại sản phẩm dịhc vụ, các hình thức kinh doanh … của khu vực kinh tế tư nhân đã tác động mạnh đến các doanh nghiệp nhà nước, buộc khu vực kinh tế nhà nứoc phảI cảI tổ, sắp xếp lại, đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức kinh doanh dịch vụ… để tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường. Qua đó, khu vực kinh tế tư nhân đẫ thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các khu vựu kinh tế, làm cho nền kinh tế trở nên năng động; đồng thời cũng tạo nên sức ép lớng buộc cơ chế quản lý hành chính của Nhà nước phải đổi mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế thị trường nói chung. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng hình thành và xác lập vai trò, vị trí của các chủ thể sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ chế thị trường, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách cơ chế quản lý theo hướng thị trường, mở cửa hợp tác với bên ngoài. 3.3. Hình thành và phát triển các chủ doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, góp phần xây dựng đội ngũ nhà doanh nghiệp Việt Nam, làm đầu tàu thúc đẩy nền kinh tế bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở của hợp tác với bên ngoài. Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trước đây đã xoá bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa và cả những doanh nghiệp tư nhân, chỉ còn lại các nhà doanh nghiệp trong khu vực kinh tế quốc doanh và hợp tác xã. Đội ngũ các nhà doanh nghiệp trong khu vực kinh tế quốc doanh đựơc đào tạo trong cơ chế cũ - mặc dù đã đựoc đào tạo, đổi mới, trưởng thành trong cơ chế thị trường những năm gần đây và đã đạt được những thành công đáng kể trong sản xuất kinh doanh, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều yếu kém bất cập trước yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi của nền kinh tế thị trường nhất là trước yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thời mở cửa nền kinh tế. Nhờ đổi mới và phát triển khu vực kinh tế tư nhân, chúng ta đã từng bước hình thành được đội ngũ các nhà doanh nghiệp hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực, các nghành nghề của nền kinh tế quốc dân với số lượng ngày một lớn: khoảng trên 40.000 chủ doanh nghiệp và trên 120.000 chủ trang trại (trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp). Nếu so sánh với gần 6.000 giám đốc doanh nghiệp nhà nước được nhà nước đào tạo trong nhiêuù thập kỷ trước dây thì số lượng các nhà doanh nghịe tru nhân và các chru trang trại hình thành trong thời kỳ đổ mới lớn hơn nhiều lần. Đây thật sự la một thành quả cáo ý nghĩa lớn trong việc xây dựng đội ngũ các doanh nghiệp và phát huy nguồn lực con người cho đất nước thời mở của của khu vực kinh tế tư nhân. mặc dù được hình thành một cách tự phát nhưng nhờ được đào tạo luyện trong cơ chế thị trường, đội ngũ các nhà doanh nghiệp tư nhân đã tỏ rõ bản lĩnh, tài năng, thích ứng khá kịp thời với sự chuyển đổi của nền kinh tế. Họ đã vươn lên, tham gia vào hầu hết các lĩnh vực, nghành nghề sản xuất kinh doanh mà luật pháp không cấm - trong đó bao gồm cả những ngành kỹ thuật cao ( điện tử, phần mềm…) và đã làm chủ nhiều lĩnh vực ( nuôi trông,đánh bắt tuỷ hảI sản, công nghiệp chế biến…), nhiều ngành hàng (thương mại, dịch vụ, bán lẻ hàng hóa, ăn uống, gia công giaùy dép, dệt may, thủ công mỹ nghệ xuất khẩu…). Trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, hàng trăm ngàn trang trại cung cấp nông sản hàng hoá cho xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu gạo của Việt Nam. Vai trò của các trang trại ngày coàng được khẳng định như đầu tàu, động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá và tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp nước ta. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng số lượng các nhà doanh nghiệp tư nhân và các chủ trang trại, cùng với các giám đốc doanh nghiệp nhà nước là một thành qủ quan trọng mà công cuộc đổi mới đã tạo nên, nhưng nếu so với yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế (trên 70 triệu dân và trên 12 triệu hộ gia đình) và đặc biệt trước yêu cầu mở cửa, hội nhập nền kinh tế nước ta với khu vực và thế giới - đòi hỏi phải có một đội ngũ các nhà doanh nghiệp đủ mạnh, ngang sức, ngang tài, là đối tác với các doanh nghiệp ở nước ta nói trên còn quá nhỏ bé. Đến nay, ngoài các tổng công ty 90,91 và các doanh nghiệp tư bản tư nhân, số doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn là chủ yếu. Phần lớn các chủ doanh nghiệp tư bản tư nhân cũng như các chủ trang trại ở nước ta ở vào độ tuổi trung niên, có trình độ văn hoá và trưởng thành trong giai đoạn đổi mới. Con đường lập nghiệp của họ cũng khác nhau: Phần đông là cán bộ, công nhân viên nhà nước vì nhiều lý do đã chuyển sang lập doanh nghiệp tư bản tư nhân, trang trại: một số là bộ đội về hưu, phục viên, xuất ngũ; số khác là học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội bước vào con đường lập nghiệp … Phần lớn các chủ doanh nghiệp tư bản tư nhân, chủ trang trại xuất thân từ gia đình lao động và bản thân họ cũng là người lao động lớn lên trong chế độ mới - trong đó không ít người là cán bố, đảng viên được đào tào ngành nghề, có trình độ, bằng cấp cao, đã tham gia cách mạng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, có hoài bão, ước mơ… muốn thử sức trong thương trường để làm giàu cho mình, cho xã hội và là những ngưòi làm ăn chân chính. Đành rằng trong đó cũng còn tồn tại không ít các chủ soanh nghiệp, các chủ trang trại có nhứng biểu hiện tiêu cực, chạy theo lợi nhuận, đồng tiền bất chấp luật pháp, đạo lý xã hội, làm ăn phi pháp, làm hàng giả… gây thiệt hại cho xã hội, rất cần được gaío dục, uốn nắn bằng pháp luật vàdư luận xã hội… Nhìn chung cần có hệ thốn luật pháp đồng bộ, chặt chẽ, rõ ràng đối với khu vực kinh tế tư nhân, nhưng đồng thời cũng cần có chính sách, biện pháp khuyến khích đối với họ, để họ thực sự đứng trong đội ngũ các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam, thúc đẩy con tàu kinh tế đất nước vững bước tiến vào thế kỷ XXI, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3.4. Góp phần xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thực hiện công bằng xã hội. Chính nhờ phát triển kinh tế tư nhân với nhiều loại hình kinh tế khác nhau, đã góp phần làm cho quan hệ sản xuất chuyển biến phù hợp với lực lượng sản xuất trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế nước ta. Trước hết là sự chuyển biến trong quan hệ sở hữu. Nếu trước đây quan hệ sở hữu ở nước ta chỉ bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể thì giờ đây quan hệ sỏ hữu đã được mỏ rộng hơn: còn có sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sở hữu hỗn hợp. Sự chuyển biến trong quan hệ sỏ hữu nói trên kéo thưo sự chuyển biến trong quan hệ quản lý: hình thành tầng lớp chủ doanh nghiệp tư bản tư nhân bên cạnh đội ngũ giám đốc các doanh nghiệp nhà nước; hình thành đội ngũ nhứng người lao động làm dthuê trong các doanh nghiệp tư bản tư nhân bên cạnh những người làm công ăn lương trong các doanh nghiệp nhà nước…: xuất hiện quan hệ chủ thợ, quan hệ thuê mướn lao động thông qua hợp đồng kinh tế; thị trường lao động bước đầu được hình thành và ngày càng mở rộng, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho mọi người thay cho việc phân bổ lao động vào các doanh nghiệp theo chỉ tiêu ( cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây)… Quan hệ phân phối giờ đây càng trở lên linh hoạt, đa dạng; ngoài phân phối chủ yếu dựa trên lao động, còn sử dụng các hình thức phân phối theo góp vốn theo tài sản, theo cổ phần và các hình thức khác … Chính sự chuyển biến của các quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối nói trên đã làm cho quan hệ sản xuất trở nên mềm dẻo , đa dạng, linh hoạt, dễ được chấp nhận và phù hợp với thực trạng nền kinh tế và tâm lý xã hội nước ta hiện nay. Những chuyển biến của quan hệ sản xuất nói trên đã khơi dậy và phát huy được tiểm năng về vố, tư liệu sản xuất, tài nguyên thiên nhiên, đặc biêt là nguồn lao động dồi dào và tiềm lực của hàng triệu hộ nông dân, hộ cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Nhờ vậy đã góp phần quan trọng xóa đói giảm nghèo ( từ 16.5% hộ nghèo đói năm 1995 giảm xuống cong 11% năm 2000) cảI thiện đời sống dân cư ( mức tiêu dùng của dân cư nông thôn tăng 5.4% hàng năm và của dân cư thành thị tăng 9.6%), góp phần đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhiều năm liền trong khu vực và trên thế giới. 3.5. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy cạnh tranh, tăng thêm số lượng công nhân và doanh nghiệp Việt Nam. Trình độ sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân ngày càng tiến bộ, số lượng hàng hoá thay thế hàng nhập khẩu ngày càng tăng lên . Một số sản phẩm đã góp phần làm chặn đứng, đẩy lùi xâm nhập của hàng ngoại nhập. Bên cạnh việc thực hiện đồng bộ sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, khu vực kinh tế tư nhân còn tham gia nhiều công đoạn sản xuất hàng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp của khu vực phi nông nghiệp trong kinh tế tư nhân đến nay đã tăng khá nhanh, năm 2001 nhập khẩu đạt 3,336 tỷ USD, xuất khẩu đạt 2,851 tỷ USD. Số lượng công nhân, lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh. Năm 2000, số lao động làm việc trong công nghiệp là 2.121.228 người, chiếm 45,68%; lao động trong khu vực phi nông nghiệp của kinh tế tư nhân là tăng 18,74% so với năm 1999. 4. Những tồn tại yếu kém chủ yếu. 4.1. Phần lớn các cơ sở kinh tế tư nhân đều có quy mô nhỏ, năng lực và sức mạnh cạnh tranh hạn chế, dễ bị tổn thương trong cơ chế thị trường. Hiện nay có tới 87.2% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ đồng, trong đó 29.4% có mức vốn dưới 100 triệu đồng; những doanh nghiệp có mức vốn từ 10 tỷ đồng trở lên chỉ chiếm 1%, trong đó từ 100 tỷ đồng trở lên có 0.1%. Thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất là hiện tượng phổ biến đối với toàn bộ các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân hiện nay và được coi là một trong những cản trở lớn nhất đến sự phát triển sản xuất kinh doanh của các cơ sở kinh tế tư nhân. Hầu hết các doanh nghiệp khởi sự hoàn toàn bằng vốn tự có ít ởi của mình. Ngân hàng thì luôn ở trong tình trạng thủ thế “ chờ doanh nghiệp đến vay với đầy đủ các điều kiện về tài sản thế chấp” chứ không phải là “ tìm các phương án kinh doanh có hiệu quả để cho vay”. Mặt khác, bản thân doanh nghiệp cũng có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận các nguồn vốn, tiếp cận thông tin. Thành lập doanh nghiệp chủ yếu dựa trên kinh nghiệm chứ chưa tính toán đầy đủ nhu cầu thị trường và khả năng tiêu thụ chắc chắn, nên hầu hết các chủ doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân hoạt động thiếu phương án cũng như kế hoạch kinh doanh, vì vậy dễ đổ vỡ trước biến động của thị trường. Hệ thống ngân hàng, kể cả hệ thống tài chính trung gian yếu kém cùng với những thủ tục thế chấp phức tạp và nạn quan liêu đã khiến cho hơn 20% các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa không muốn vay ngân hàng. Không có được điều kiện cho vay thuận lợi như các doanh nghiệp của nhà nước nên chỉ có 18% các doanh nghiệp tư nhân vừa và lớn vay được vốn dài hạn, đối với doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa con số này chắc chắn sẽ còn thấp hơn. 4.2. Máy móc thiết bị, công nghệ lạc hậu và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Mặc dù nhận thức được nhu cầu cấp bách phải nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, song kảh năng dổi mới thiết bị, công nghệ của các cơ sở sản xuất tư nhân hạn chế vì vậy phần lớn đều đang sử dụng máy móc thiết bị cũ, lạc hậu; rất ít doanh nghiệp sử dụng máy móc, công nghệ mới cũng như thuê máy móc thiết bị; có khoảng 18% số doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh và 5% số doanh nghiệp ở Hà Nội không thể tăng khả năng sản xuất với những thiết bị hiện có; khoảng 50% số doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh đang sử dụng tới 90% công suất của máy móc. Tỷ lệ này ở các thành phố khác chỉ có 13% và ở nông thôn là 15 - 2%. Đa số các cơ sở sản xuất tư nhân cũng như hộ cá thể, tiểu chủ đều sử dụng máy móc thiết bị lạc hậu 2 - 3 thế hệ. Năng suất lao động, chất lượng sản phẩm của phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh bị hạn chế. Lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của kinh tế tư nhân chủ yếu là lao động phổ thông, ít được đào tạo, thiếu kỹ năng, trình độ văn hoá thấp. Số liệu điều tra cho thấy: trong khu vực kinh tế tư nhân chỉ có 5.13% lao động có trình độ đại học, khoảng 48.4% số chủ doanh nghiệp không có bằng cấp chuyên môn. Trong số lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên thì doanh nghiệp tư nhân chiếm 1.9%, công ty cổ phần là 1.3%, công ty trách nhiệm hữu hạn là 8.6%, trong các cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ là 0.5%. Cùng với sự lạc hậu về công nghệ, kỹ thuật, sự yếu kém của đội ngũ lao động cũng là nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế này. 4.3. Thiếu mặt bằng sản xuất và mặt bằng sản xuất không ổn định là tình trọng phổ biến đã tác động bất lợi tới chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Luật Đất đai chỉ quy định quyền sử dụng đất, không cho phép tư nhân có quyền sở hữu và hạn chế nghiêm ngặt việc mua bán đất đai. Hệ quả là quyền sử dụng đất không được chuyển nhượng công khai, giá đất thiếu ổn định, dẫn đến tình trạng đất đai bị đầu cơ, sử dụng kém hiệu qủa. Trong điều kiện môi trường như vậy, bất lợi hơn cả chính là các cơ sở kinh tế tư nhân mới thành lập rất khó có được mặt bằng đất đai ổn định. Thêm vào đó, sự phân biệt đối xử trong việc giao đất của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nứơc và cho thuê đất đối với các cơ sở kinh tế tư nhân cũng gây bất lợi và thiệt thòi cho khu vực kinh tế tư nhân. Mặt khác, những vẫn đề chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất đai chưa rõ ràng càng làm cho vấn đề mặt bằng sản xuất căng thẳng hơn. Ngay cả khi doanh nghiệp đã bỏ ra rất nhiều chi phí để có mặt bằng sản xuất, nhưng sau đó họ lại rất khó khăn trong việc dùng đất đai để làm tài sản thế chấp vay ngân hàng. Rất ít doanh nghiệp có được mặt bằng sản xuất ngay từ khi mới thành lập mà thường phải đi làm thuê hoặc tận dụng đất ở và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất kinh doanh. 4.4. Thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm Hầu hết các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân mua nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra trên thị trường địa phương và dựa vào mạng lưới quan hệ cá nhân ( chỉ có khoảng 20% số doanh nghiệp nhỏ và vừa tiêu thụ sản phẩm tại các thành phố lớn và khoảng 33% sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân được bán cho khu vực nhà nước). Hiện nay một số sản phẩm hàng hoá của khu vực kinh tế tư nhân cũng đã có mặt trên thị trường thế giới, tuy vậy sản phẩm đủ chất lượng xuất khẩu còn ít và chịu sức ép cạnh tranh gay gắt, còn lại phần lớn sản phẩm của khu vực kinh tế tư nhân được tiêu thụ trên thị trường nội địa. Nhưng và năm gần đây, do tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính khu vưc, nền kinh tế tăng trưởng giảm, thu nhập của dân cư sút kém nên sức mua trong nước cũng giảm. Thêm vào đó, hàng hoá trong nước còn tồn đọng với khối lượng lớn, cùng với hàng nhập lậu tràn lan không kiểm soát được( qua biên giới) đã làm cho việc tiêu thụ hàng hoá của khu vực kinh tế tư nhân rơI vào tình thé cực kỳ bất lợi, làm cho nhiều cơ sở sản xuất bị đình đốn, phá sản. Nhà nước đã có nhiều giải pháp kích cầu nhưng vẫn chưa tháo gỡ được khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho khu vực kinh tế tư nhân và hiện nay vấn đề này vẫn là bài toán nan giải. 4.5. Khả năng cạnh tranh và tồn tại, đứng vững trong cơ chế thị trường của các cơ sở kinh tế tư nhân còn hạn chế, một số tiêu cực nảy sinh đã làm cho tốc độ phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đang chững lại và có biểu hiện suy giảm trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp tư nhân giảm từ mức cao 60% vào thời điểm năm 1994 xuống còn 41% năm 1995, năm 1996 còn 24%, năm 1997 còn 32%, đặc biệt năm 1998 đã giảm đi 250 công ty trách nhiệm hữu hạn (từ 7.350 công ty trách nhiệm hữu hạn năm 1997 đến năm 1998 còn 7.100 công ty trách nhiệm hữu hạn), số công ty cổ phần tăn lên 19, riêng doanh nghiệp tư nhân tăng cao nhất là 1.250 doanh nghiệp so với năm 1997. Tốc độ tăng trưởng GDP của cả khối kinh tế tư nhân giảm từ 8.7% năm 1995 xuống 5.7% vào năm 1997 và 4.2% vào năm 1998. Ngoài ra còn có hiện tượng rất đáng lưu ý là: một số doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân lớn chia nhỏ doanh nghiệp, không muốn đăng ký thành lập các doanh nghiệp lớn. Mà chỉ liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tập thể để núp bóng trốn lậu thuế, kinh doanh trái phép, hoạt động kinh tế ngầm; một số chủ doanh nghiẹp của khu vực kinh tế tư nhân móc nối, cấu kết với một số cán bộ nhà nước thoái hoá để bòn rút, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng nhiều mặt đối với nền kinh tế - xã hội… Tình hình trên một mặt do sự tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, nhưng mặt quan trọng hơn lại bặt nguồn tự sự yếu kém về năng lực của bản thân khu vực kinh tế tư nhân nói riêng và sự yếu kém của n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21136.doc
Tài liệu liên quan