Đề án Phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu 1

I - Hiểu thế nào là kinh tế tư nhân 2

1. Kinh tế tư nhân là gì? 2

2. Vai trò của kinh tế tư nhân trong thời kỳ hiện nay 3

II . Thực trạng của kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay. 5

1-Những nét chung về các doanh nghiệp ở Việt Nam. 5

2. Thực trạng của kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay 6

3. Hạn chế 9

III. Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay 11

Kết luận 13

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề án Phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Cụm từ kinh tế tư nhân khá là quen thuộc với chúng ta từ Đại hội X năm 1986 tới nay. Các công ty tư nhân ra đời rất nhiều trong giai đoạn này. Năm nay nước ta vừa tròn 20 năm(1986-2006) tiến hành công cuộc đổi mới các thành tựu phát triển kinh tế tư nhân được nhắc đến rất nhiều. Thực sự, khu vực kinh tế tư nhân đang phát triển với tốc độ rất nhanh, đóng góp nhiều vào ngân sách nhà nước và là một thành phần kinh tế quan trọng. Tuy nhiên cũng còn rất nhiều vấn đề xung quanh việc phát triển khu vực kinh tế này. Là một sinh viên kinh tế, không ít sinh viên mơ ước mình trở thành giám đốc công ty hay tự mình có được một doanh nghiệp, một công ty riêng và không ít người thực hiện được ước mơ đó. Chính vì lý do nay mà em đã chọn đề tài: “Phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay”. Trong bài còn nhiều thiếu sót mong được sự góp ý của thầy cô. I - Hiểu thế nào là kinh tế tư nhân 1. Kinh tế tư nhân là gì? Theo Mác, nhà tư bản là những người chủ sở hữu vốn, tư liệu sản xuất…, bóc lột công nhân làm thuê, chiếm đoạt giá trị thặng dư do lao động không được trả công của công nhân làm thuê tạo ra. Nhà tư bản là những người sống và làm giàu hoàn toàn dựa vào giá trị thặng dư bóc lột được của công nhân làm thuê, chứ bản thân họ không hề tham gia lao động. Việt Nam chúng ta quyết xây dựng đất nước theo con đường CNXH, bỏ qua CNTB. Đó là một bước phát triển không theo quy luật, không đảm bảo cho sự phát triển cần thiết của lực lượng sản xuất xã hội. Đó là lý do mà chúng ta phải trải qua thời kỳ quá độ lên CNXH. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta hiện nay đó là phát triển lực lượng sản xuất xã hội sẵn sàng tiến lên CNXH. Phát triển kinh tế tư nhân chính là nhằm mục đích phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, với quan điểm đổi mới, Đảng ta đã chủ động phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Theo đó, nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn mới, giai đoạn thừa nhận khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế hợp pháp, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế. Trước năm 1986 quan niệm cứng nhắc, cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, nền kinh tế ở trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Nghị quyết Trung ương 6 khoá VI (29/3/1989) khẳng định đường lối đổi mới, cụ thể: khuyến khích tư nhân đầu tư, kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh. Nhưng để đảm bảo sự kiểm soát và điều tiết của nhà nước. Đảng ta chủ trương hướng kinh tế tư nhân vào hoạt động trong những ngành nghề sản xuất, xây dựng, vận tải, dịch vụ mà luật pháp không cấm. Đại hội lần thứ VII của Đảng (6/1991) tiếp tục khẳng định: “Đổi mới toàn diện, đồng bộ, đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu với bước đi vững chắc, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm”, đồng thời nhấn mạnh: “Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, không phân biệt đối xử, không được tước đoạt tài sản hợp pháp, không gò ép tập thể hoá, không áp đặt hình thức kinh tế, khuyến khích các hoạt động có lợi cho quốc kế dân sinh”. Đại hội lần thứ IX của Đảng (4/2001) đã xác định nước ta có 6 thành phần kinh tế và xem các thành phần kinh tế “đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, xem kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân có vị trí quan trọng lâu dài, Nhà nước tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Đặc biệt Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) đã xác định: “ Kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế”. Mục tiêu đề ra trong 5 năm (2006-2010) nhấn mạnh:thành phần kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) hoạt động theo pháp luật là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Thực tế đã cho thấy thành phần kinh tế tư nhân trong 20 năm vừa qua đã thực sự được phát triển. Kinh tế tư nhân được nhận thức ngày càng toàn diện, đầy đủ hơn trong 20 năm đổi mới đã góp phần huy động các nguồn lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân. 2. Vai trò của kinh tế tư nhân trong thời kỳ hiện nay Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ X của đảng ta xác định kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) “ có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”. Vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau: Một là, kinh tế tư nhân khai thác và tận dụng có hiệu quả tiềm năng về vốn, các nguồn nguyên liệu của địa phương. Phát triển kinh tế tư nhân sẽ tạo ra nguồn đầu tư quan trọng góp phần vào quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân.Kinh tế tư nhân đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, chiếm tỷ trọng khá lớn trong GDP, riêng trong năm 2001 kinh tế tư nhân trong ngành cong nghiệp và dịch vụ chiếm 27.5%GDP, nếu tính cả nông nghiệp chiếm 50%GDP. Hai là, kinh tế tư nhân phát triển sẽ tạo việc làm cho một lượng lớn lao động, đảm bảo đời sống và do đó góp phần vào việc ổn định kinh tế-xã hội. Hàng năm khu vực kinh tế tư nhân góp phần tạo việc làm cho khoảng hơn 1 triệu lao động, tăng thu nhập cho xã hội và người lao động. Do đặc điểm của kinh tế tư nhân là thường có quy mô vừa và nhỏ nên các doanh nghiệp tư nhân thường dễ dàng thích nghi với điều kịên, hiện nay các doanh nghiệp này thường tập trung vào các vùng nông thôn xây dựng nhà máy và thuê lao động với mức lương thấp. Điều này cũng góp phần làm giảm tệ nạn xã hội do không có việclàm tạo ra và càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Ba là, kinh tế tư nhân tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát. Khu vực kinh tế tư nhân có thế mạnh trong việc huy động vốn, khai thác các tiềm năng khác có hiệu quả, đóng góp ngày càng lớn cho ngân sách nhà nước. Năm 2001 kinh tế tư nhân trong ngành công nghiệp và dịch vụ đóng góp 6.370 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước, tăng 8% so với năm 2000. Bốn là, kinh tế tư nhân giữ vai trò hỗ trợ, bổ sung cho khu vực kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước, tạo thành mối liên kết hợp tác, cùng cạnh tranh để cùng phát triển. Vai trò hỗ trợ không chỉ tạo ra hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn là động lực để kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo của mình thông qua cạnh tranh. Năm là, kinh tế tư nhân góp phần duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống, qua đó sử dụng và phát huy kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm quản lý sản xuất đã được tích luỹ qua nhiều thế hê, kết hợp tính truyền thống và tính hiện đại trong sản xuất. Đặc điểm cơ bản của nghành nghề truyền thống là gắn chặt với kinh tế cá thể và thực tế đã chứng minh kinh tế tư nhân phát triển các nghành nghề truyền thống cũng phát triển theo. Sáu là, kinh tế tư nhân tạo lập sự cân đối về phát triển kinh tế giữa các vùng, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để công nghiêp hoá, hiện đại hoá đất nước không thể không có các doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhiều vốn, kĩ thuật, công nghệ hiện đại trong một số nghành, nhằm tạo ra sức mạnh để cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân đã cho thấy rõ khả năng năng động trong việc ứng dụng công nghệ mới cũng như việc huy động dòng tiền nhàn rỗi trong dân. Đó là quá trình doanh nghiệp tự đổi mới công nghệ, kỹ thuật tại doanh nghiệp của mình, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường. Bảy là, kinh tế tư nhân góp phần nâng cao chất lượng lao động, nuôi dưỡng tiềm năng trí tuệ kinh doanh. Tiềm năng trí tuệ, kinh nghiệm quản lý, tay nghề lao động và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh được tích luỹ, lưu truyền trong từng ngành sẽ góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế bền vững. II . Thực trạng của kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay. 1-Những nét chung về các doanh nghiệp ở Việt Nam. Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đặc biệt từ khi luật doanh nghiệp có hiệu lực vào 1/1/2000, kinh tế tư nhân có điều kiện, động lực để phát triển với nhiều hình thức và quy mô khác nhau như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, Công ty cổ phần, hộ kinh doanh các thể… Thực sự cho thấy nền kinh tế đa dạng hoá thành phần như Đảng ta đề xướng. Mô tả cơ bản về các doanh nghiệp năm 2002 số lượng doanh nghiệp số nhân viên trung bình số vốn góp trung bình doanh thu bình quân doanh nghiệp quốc doanh 5364 421 $10.630.257 $7.257.750 doanh nghiệp ngoài quốc doanh 55.236 31 $273.660 $418.141 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2.308 299 $8.505.337 $6.101.127 Các số liệu chính thức cho thấy khối doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam tăng trưởng một cách nhanh chóng đặc biệt là từ khi áp dụng luật doanh nghiệp tạo điều kiện cho việc đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân trở nên dễ dàng. Theo kết quả điều tra doanh nghiệp do tổng cục thống kê điều tra những năm gần đây thì tốc độ phát triển doanh nghiệp những năm qua của nước ta tương đối cao. Tại thời điểm 31/12 năm 2004, trên địa bàn cả nước có 91.755 doanh nghiệp đang hoạt động, gấp 2,2 năm 2000 với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 21,4%. Như vậy trong 4 năm 2001-2004 đã có thêm 49.467 doanh nghiệp, tức là bình quân hàng năm có thêm 12.367 doanh nghiệp.Tuy nhiên không phải khu vực nào cũng có được sự tăng trưởng nhanh chóng như vậy: trong khi khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nứơc ngoài liên tục tăng thì khu vực kinh tế Nhà nước là giảm( từ 5759 doanh nghiệp năm 2000 xuống còn 4596 doanh nghiệp năm2004. Không chỉ tăng về số lượng doanh nghiệp số vốn kinh doanh của doanh nghiệp và giá trị tài sản của doanh nghiệp cũng không ngừng tăng lên cho thấy doanh nghiệp Việt Nam ngày càng làm ăn có hiệu quả. Đây chính là kết quả của chủ trương chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. 2. Thực trạng của kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay Kinh tế tư nhân của Việt Nam kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới đã có sự tăng trưởng lớn về số lượng doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp , số lượng lao động sử dụng trong các doanh nghiệp và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. a. Số doanh nghiệp Với chủ trương đa đạng hoá thành phần kinh tế và thực hiện tự do kinh doanh, số lượng doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân đã tăng lên đáng kể. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số doanh nghiệp tư nhân chính thức đăng ký mới từ năm 1991 đến năm 2000 là 59.327 doanh nghiệp với số vốn là 41.949 tỷ đồng, riêng trong năm 2000 số đăng ký mới là 14.413 doanh nghiệp với tổng số vốn là 13.780 tỷ đồng, chiếm 24.3% tổng số doanh nghiệp đăng ký và 32.84% lượng vốn đăng ký trong 10 năm kể từ khi có luật cho khu vực kinh tế tư nhân. Theo số liệu của tổng cục thống kê thì số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2000 tới 2004được cho bảng sau: Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh 2000 2001 20002 2003 2004 tổng số doanh nghiệp 42288 51680 62908 72012 91755 doanh nghiệp nhà nước 5759 5355 5364 4845 4596 doanh nghiệp ngoài nhà nứơc 35004 44314 55236 64526 84003 doanh nghiệp cú vốn đầu tư nước ngoài 1525 2011 2308 2641 3156 cơ cấu(%) doanh nghiệp nhà nước 13,92 10,36 8,53 6,73 5,01 doanh nghiờp ngoài nhà nước 82,78 85,75 87,80 89,60 91,55 doanh nghiờp cú vốn đầu tư nướcngoài 3,61 3,89 3,67 3,67 3,44 Có thể thấy lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng từ 35.004 doanh nghiệp năm 2000(chiếm 82.78%) đến 84.003 năm 2004(chiếm 91.55%), trong đó khu vực kinh tế tư nhân gồm có doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tập thể, công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần không có vốn Nhà nước có tổng cộng 34.699 doanh nghiệp năm 2000 đến 83188 doanh nghiệp năm 2004. b. Quy mô doanh nghiệp Khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế năng động, tận dụng mọi nguồn lực trong xã hội. Tổng cục thống kê gần đây đã đưa ra số liệu về tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp từ 2000 đến 2004 như sau: Giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn của doanh nghiệp(tỉ đồng) 2000 2001 2002 2003 2004 tổng số 411713 476515 552326 645505 744537 doanh nghiệp nhà nước 229856 263153 309101 332076 359953 doanh nghiệp ngoài nhà nước 33916 51049 72646 102946 147222 doanh nghiệp cú vốn đầu tư nước ngoài 147941 162313 170579 210483 237362 cơ cấu(%) doanh nghiệp nhà nước 55,83 55,23 55,96 51,45 48,35 doanh nghiệp ngoài nhà nước 8,24 10,71 13,15 15,94 19,77 doanh nghiệp cú vốn đầu tư nứơc ngoài 35,93 34,04 30,88 32,61 31,88 Có thể thấy là giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp ngoài nhà nước trong đó có các doanh nghiệp tư nhân tăng từ 33.916 năm 2000 lên 147.222 năm 2004 hay tăng lên 4,34 lần, tốc độ tăng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước là lớn nhất, so với khu vực nhà nước là 1,57 lần và khu vực kinh tế có sự đầu tư của nước ngoài là 1,6 lần. Số liệu thống kê cho thấy tốc độ đầu tư của kinh tế tư nhân cao hơn so với doanh nghiệp khác, trung bình khu vực kinh tế tư nhân đầu tư khoảng 20-30% tổng vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế. Chỉ số này lớn hơn so với các doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư (chỉ khoảng 10-20%) nghĩa là mức cao nhất của khu vực kinh tế nhà nước tự đầu tư mới bằng mức thấp nhất của khu vực kinh tế tư nhân. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước trong đó có khu vực kinh tế tư nhân là lớn nhất nhưng quy mô của các doanh nghiệp này là rất manh mún: trong khi khu vực kinh tế nhà nước chiếm tới ~50% tổng giá trị tài sản và vốn đầu tư của doanh nghiệp trong cả nước thì khu vực kinh tế tư nhân hay ngoài nhà nước chỉ chiếm có chưa được 20% mặc dù tỉ trọng này có tăng từ 8,24% lên 19.77% từ năm 2000 đến năm 2004 nhưng nó vẫn còn rất nhỏ bé so với khả năng phát triển của nó. c. Số lượng lao động sử dụng trong các doanh nghiệp Cùng với việc tăng lên nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp, nhu cầu về lao động trong các doanh nghiệp kinh tế tư nhân cũng tăng lên nhanh chóng. Hàng năm khu vực này giải quyết việc làm cho khoảng hơn 1 triệu lao động. Chúng ta có thể thấy được sự tăng trưởng trong số lao động mà khu vực kinh tế này sử dụng qua số liệu của Tổng cục thống kê trong các năm từ 2000 đến 2004 như sau: Số lao động sử dụng trong các doanh nghiệp 2000 2001 2002 2003 2004 tổng số 3536998 3933226 4657803 5175092 5770201 doanh nghiệp nhà nước 2088531 2114324 2260306 2264942 2249902 doanh nghiệp ngoài nhà nước 1040902 1329615 1706409 2049891 2475448 doanh nghiệp cú vốn đầu tư nước ngoài 407565 489287 691088 860259 1044851 cơ cấu(%) doanh nghiệp nhà nước 59,05 53,76 48,53 43,77 38,99 doanh nghiệp ngoài nhà nước 29,42 33,80 36,64 39,61 42,90 doanh nghiệp cú vốn đầu tư nước ngoài 11,53 12,44 14,83 16,62 18,11 Có thể thấy là số lượng lao động trong khu vực kinh tế tư nhân tăng từ 1.040.902 lao động năm 2000 lên 2.475.448 lao động năm 2004 hay tăng 2,38 lần. Cũng giống như quy mô doanh nghiệp thì tốc độ tăng trưởng về số lao động của doanh nghiệp cũng đạt tốc độ lớn nhất, so với số lao động trong các doanh nghiệp nhà nước là 1,6 lần; và tỷ lệ lao động trong khu vực kinh tế tư nhân ngày càng tăng lên từ 29,42% năm 2000 lên 42,90% năm 2004 thì khu vực kinh tế nhà nước tỷ lệ này lại giảm từ 59,05% xuống còn 38,99%. Điều này phù hợp bởi khu vực kinh tế tư nhân luôn nhận được sự khuyến khích đầu tư trong ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. d. Kết quả hoạt động kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện là tỷ lệ đóng góp vào giá trị tổng sản phẩm trong nước trong các năm từ năm 1986 đến năm 2005. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp trong những năm vừa qua đã có hiệu quả hơn. Doanh thu thuần bình quân một lao động tăng từ 228,3 triệu đồng năm 2001 lên 256,5 triệu đồng năm 2002, 277,5 triệu đồng năm 2003 và 298 triệu đồng năm 2004. Do được xác định không phải là thành phần kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế nên tốc độ đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP không cao như khu vực kinh tế nhà nước, tuy nhiên có thể thấy rằng giá trị đóng góp của khu vực kinh tế này vào GDP cũng không phải là nhỏ, đồng thời nó tạo ra sự cạnh tranh giúp các khu vực kinh tế khác cùng phát triển. Có thể thấy rằng tổng giá trị sản phẩm trong nước tăng lên liên tục từ năm 1986 đến năm 2005, riêng trong khu vực kinh tế tư nhân tăng 957 lần. Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế, theo thành phần kinh tế nghìn tỷ đồng Tổng số Chia ra Nhà nước Ngoài Nhà nước Đầu tư nước ngoài 1986 0.6 0.2 0.4 - 1987 2.9 1.1 1.8 - 1988 15.4 5.2 10.2 - 1989 28.1 9.4 18.1 0.6 1990 41.9 13.3 27.1 1.5 1991 76.7 23.8 49.6 3.2 1992 110.5 37.9 66.5 6.2 1993 140.2 53.6 78.3 8.3 1994 178.5 71.6 95.5 11.4 1995 228.9 92.0 122.5 14.4 1996 272.0 108.6 143.3 20.1 1997 313.6 127.0 158.2 28.4 1998 361.0 144.4 180.4 36.2 1999 400.0 154.9 196.1 49.0 2000 441.7 170.2 212.9 58.6 2001 481.3 184.8 230.3 66.2 2002 535.8 205.7 256.4 73.7 2003 613.4 239.7 285.0 88.7 2004 715.3 279.7 327.3 108.3 2005 837.9 321.9 382.8 133.2 3. Hạn chế Mặc dù đạt được sự tăng trưởng lớn về quy mô, số lượng nhưng kinh tế tư nhân cũng có những khuyết tật như: -cạnh tranh không lành mạnh do kinh tế tư nhân gắn với lợi ích và động lực các nhân. Do đó xuất hiện các hiện tượng làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém phẩm chất gây ra tâm lý không tốt trong người tiêu dùng. -quy mô của kinh tế tư nhân thường nhỏ, phân tán nên khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế còn nhiều hạn chế… Từ khi tiến hành đổi mới chủ trương chính sách cho tới nay quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam là quy mô nhỏ, phân tán, công nghệ kỹ thuật thủ công lạc hậu. Năm 2004 bình quân một doanh nghiệp có 72 lao động và 24 tỷ đồng tiền vốn trong đó năm 2000 thì số lao động đã là 84 và vốn là 26 tỷ đồng. Như vậy xu hướng các doanh nghiệp quy mô nhỏ ngày càng tăng. Doanh nghiệp dưới 10 lao động chiếm hơn 46%, từ 10 đến dưới 50 lao động chiếm 35%. Về quy mô vốn, số doanh nghiệp dưới 10 tỷ đồng chiếm 86%, trong đó hơn một nửa là dưới 1 tỷ đồng. Những doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn là công nghiệp, bình quân 154 lao động và 32 tỷ đồng vốn. Quy mô nhỏ và phân tán là nghành thương nghiệp bình quân 18 lao động và 6 tỷ đồng vốn. Doanh nghiệp tư nhân thường có quy mô nhỏ hơn doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Số lượng các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam là rất lớn (55236 doanh nghiệp), tuy nhiên đều là các tổ chức kinh doanh hộ gia đình rất nhỏ như cửa hàng, nhà hàng và công ty dịch vụ. Doanh thu của những doanh nghiệp này thường ở mức từ 1 đến 8 triệu đô la Mỹ, chỉ có một số ít các doanh nghiệp là có thể đạt được mức doanh thu trên 10 triệu đô la Mỹ. Về công nghệ thực tế chỉ cho thấy tốc độ đổi mới công nghệ trong khu vực kinh tế tư nhân có nhanh hơn khu vực kinh tế nhà nước nhưng nói chung là vẫn rất chậm, trong khi thế giới chỉ từ 3-5 năm thì Việt Nam là hàng chục năm. Phần lớn các doanh nghiệp sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2 -3 thế hệ, có 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ 1950-1960, 75% số thiết bị đã khấu hao hết, 50% là đồ tân trang Trong bảng xếp hạng về chỉ số cạnh tranh, thứ bậc của ta thua xa so với Thái lan: chỉ số cộng nghệ Thái Lan đứng thứ 43, trong khi Việt Nam ở vị trí 92; chỉ số đổi mới công nghệ của Thái Lan đứng thứ 37, Việt Nam 79; chỉ số chuyển giao công nghệ Thái Lan là 4, Việt Nam là 66; chỉ số thông tin và viễn thông của Thái Lan là 55, Việt Nam là 86. Tỷ lệ sử dụng công nghệ cao ở nước ta hiện nay còn thấp chỉ chiếm khoảng 20%. Tổng cục thống kê chỉ ra rằng, doanh nghiệp Việt Nam trong đó có khu vực kinh tế tư nhân phát triển còn mang tính tự phát, chưa có định hướng rõ ràng. Số doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 77,5%số doanh nghiệp được thành lập từ năm 2000 trở lại đây, nhưng biến động tới 20% hàng năm. III. Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay 1/ Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân; khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và định hướng, quản lý sự phát triển của kinh tế tư nhân theo pháp luật, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Luật Doanh nghiệp có hiệu lực năm 2000 cùng với việc Chính phủ bãi bỏ 100 loại giấy phép kinh doanh không phù hợp đã tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho quá trình sản xuất. Các hộ kinh doanh cá thể được nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ để phát triển cả ở nông thôn và thành thị; khuyến khích các hộ liên kết hình thành các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách pháp lý và tâm lý xã hội để các doanh nghiệp của tư nhân phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm, không hạn chế về quy mô, nhất là trên những định hướng ưu tiên của nhà nước. 2/ Bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của cả người lao động và người sử dụng lao động. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở pháp luật và tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. 3/ Tăng cường lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị – xã hội và các hiệp hội doanh nghiệp đối với kinh tế tư nhân. 4/ Sửa đổi, bổ sung Luật doanh nghiệp và một số quy định chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật đã ban hành về những vấn đề liên quan đến kinh tế tư nhân thưo hướng xoá bỏ phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế; bảo đảm đồng bộ, nhất quán các quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong pháp luật và thủ tục hành chính.(cơ chế một cửa đã bắt đầu được thực hiện cần tiếp tục đẩy mạnh áp dụng trong các thủ tục hành chính, sâu và rộng hơn). 5/ Tiếp tục hoàn thiện, tăng cường quản lý nhà nước: xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý,hỗ trợ và giúp đào tạo cán bộ quản lý cho doanh nghiệp, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chế độ, chính sách nhà nước về doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý doanh nghiệp thực hiện chức năng quản lý nhà nước liên quan tới quy hoạch phát triển, thực hiện đăng ký kinh doanh tức là đảm bảo sự ra đời của các doanh nghiệp, hướng dẫn chỉ đạo, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đúng pháp luật. Sự quản lý này chỉ mang tính gián tiếp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển đồng thời có biện pháp để quản lý các doanh nghiệp này một cách trực tiếp đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc và đầy đủ. 6/Thực hiện các chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư vào các nghành nghề thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Muốn vậy cần có các chính sách ưu đãi bao gồm: chính sách tín dụng ngân hàng như được hỗ trợ thông qua tín dụng trung hạn, dài hạn chính sách ưu đãi tín dụng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện; chính sách thuế thể hiện chính sách khuyến khích đầu tư bằng việc miễn giảm thuế ở những vùng nông thôn, miễn giảm thuế cho các ngành công nghiệp mới yêu cầu kĩ thuật cao, thu hút nhiều lao động…; chính sách liên quan tới đất đai, giải toả mặt bằng kinh doanh cho các doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có thể yên tâm kinh doanh… Kết luận Như vậy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân thực sự là rất nhanh chóng trong 20 năm đổi mới vừa qua không chỉ là về số lượng mà còn về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của nước ta trong những năm qua, cũng nhu đóng góp vào ngân sách nhà nước một khoản không nhỏ. Những thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã được cả thế giới công nhận khi tiến hành đàm phán Việt Nam gia nhập WTO, dự kiến trong năm 2006 chúng ta sẽ tham gia vào tổ chức kinh tế thế giới này. Đây chính là kết quả ghi nhận lớn nhất trong những thay đổi về mặt cơ chế chính sách của nước ta 20 năm qua, thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Mục lục Trang Tài liệu tham khảo 1/ Sách giáo trình Kinh tế chính trị – Nhà xuất bản giáo dục 2/ Số liệu từ trang web của Tổng Cục Thống Kê 3/ Trang web của Đảng Cộng Sản Việt Nam www.dangcongsan.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35799.doc
Tài liệu liên quan