Đề án Phương pháp chỉ số trong phân tích thống kê và vận dụng vào tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC.

Trang

LỜI MỞ ĐẦU. 1

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỈ SỐ. 3

I.Khái niệm, đặc điểm, và tác dụng của chỉ số trong thống kê. 3

1.Khái niệm về chỉ số. 3

2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số trong thống kê. 3

3. Phân loại chỉ số. 3

4. Quyền số của chỉ số thống kê. 4

5. Tác dụng của chỉ số trong phân tích thống kê. 5

II. Phương pháp phân tích chỉ số. 5

1.Chỉ số phát triển. 5

1.1.Chỉ số đơn. 5

1.2. Chỉ số chung. 6

2.Chỉ số không gian. 9

2.1. Chỉ số đơn. 9

2.2. Chỉ số tổng hợp. 10

III. Hệ thống chỉ số. 10

1.Khái niệm và cấu thành của hệ thống chỉ số. 10

1.1. Khái niệm. 10

1.2. Cấu thành của hệ thống chỉ số. 10

2. Tác dụng của hệ thống chỉ số. 11

3. Phương pháp xác định hệ thống chỉ số. 11

3.1. Phương pháp liên hoàn. 11

3.2. Phương pháp biểu hiện ảnh hưởng biến động riêng biệt. 13

4. Hệ thống chỉ số phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân và tổng lượng biến tiêu thức. 14

4.1. Hệ thống chỉ số phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân. 14

4.2. Hệ thống chỉ số phân tích biến động tổng lượng biến tiêu thức. 15

5. Hệ thống chỉ số phân tích trong trường hợp tổng thể bao gồm các bộ phận không so sánh được. 16

PHẦN II: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ TRONG VIỆC TÍNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 17

1.Khái niệm và công thức tính chỉ số giá tiêu dùng. 17

2.Lập bảng giá kỳ gốc cố định. 18

3. Lập quyền số kỳ gốc. 18

4. Chọn danh mục mặt hàng đại diện. 19

5. Mạng lưới thu thập giá. 21

5.1. Lựa chọn số lượng khu vực điều tra, điểm điều tra. 21

5.2. Phương pháp điều tra giá tiêu dùng. 23

5.3. Thời gian điều tra giá. 23

6. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng. 24

6.1. Tính giá bình quân từng kỳ điều tra của các mặt hàng và dịch vụ đại diện theo hai khu vực nông thôn và thành thị. 24

6.2. Tính giá bình quân tháng của các mặt hàng và dịch vụ đại diện theo hai khu vực nông thôn và thành thị. 25

6.3. Tính giá bình quân tháng cho cả tỉnh, thành phố của các mặt hàng và dịch vụ đại diện. 26

6.4. Tính chỉ số giá tiêu dùng hàng thàng riêng cho khu vực thành thị và nông thôn. 26

PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HƠN PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG Ở NƯỚC TA. 35

1.Về phạm vi tính chỉ số giá tiêu dùng. 35

2. Về việc lựa chọn thời kỳ của quyền số. 35

3.Về tính chỉ số giá tiêu dùng cho các khoảng thời gian khác nhau: 35

KẾT LUẬN 36

 

 

docx39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10690 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Phương pháp chỉ số trong phân tích thống kê và vận dụng vào tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một nhân tố kết quả, khi ta phân tích mối quan hệ này bằng phương pháp chỉ số ta phải dùng nhiều các chỉ số nhân tố để phân tích, tức là ta phải dùng một hệ thống chỉ số. 1.Khái niệm và cấu thành của hệ thống chỉ số. 1.1. Khái niệm. Hệ thống chỉ số là một dãy các chỉ số có liên hệ với nhau hợp thành một phương trình cân bằng. Ví dụ: CS sản lượng = CS NSLĐ* CS quy môLĐ CS doanh thu = CS giá bán đơn vị* CS lượng hàng tiêu thụ CS CFSX = CS giá thành đơn vị * CS khối lượng sản phẩm 1.2. Cấu thành của hệ thống chỉ số. - Chỉ số toàn bộ: là chỉ số nêu lên biến động cuả hiện tượng phức tạp do ảnh hưởng của tất cả các nhân tố cấu thành - Các chỉ số nhân tố: bao gồm từ hai chỉ số nhân tố trở lên, trong đó mỗi chỉ số nêu lên biến động của một nhân tố và ảnh hưởng biến động của nhân tố đó đối với hiện tượng được cấu thành từ nhiều nhân tố. 2. Tác dụng của hệ thống chỉ số. - Xác định vai trò và mức độ ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng phức tạp, trong đó ảnh hưởng của từng nhân tố có thể được biểu hiện bằng số tương đối hay số tuyệt đối. - Dựa vào hệ thống chỉ số có thể nhanh chóng xác định được một chỉ số chưa biết khi đã biết các chỉ số khác trong hệ thống. 3. Phương pháp xác định hệ thống chỉ số. 3.1. Phương pháp liên hoàn. 3.1.1. Đặc điểm của phương pháp liên hoàn: - Một chỉ tiêu tổng hợp của hiện tượng phức tạp có bao nhiêu nhân tố cấu thành thì hệ thống chỉ số có bấy nhiêu chỉ số nhân tố. - Trong hệ thống chỉ số, chỉ số toàn bộ bằng tích các chỉ số nhân tố và mẫu số của chỉ số nhân tố nhân tố đứng trước tương ứng là tử số của chỉ số nhân tố đứng sau. - Chênh lệch tuyệt đối giữa tử số và mẫu số của chỉ số toàn bộ bằng tổng các chênh lệch tuyết đối giữa tử số và mẫu số của các chỉ số nhân tố, đặc điểm này dùng để phân tích biến động trong mối liên hệ giữa các chỉ tiêu. 3.1.2. Các bước xây dựng hệ thống chỉ số. - Phân tích chỉ tiêu tổng hợp hay chỉ tiêu nghiên cứu ra các nhân tố cấu thành. - Sắp xếp các nhân tố theo thứ tự tính chất lượng giảm dần và tính số lượng tăng dần. - Viết hệ thống chỉ số trong đó các chỉ số nhân tố được thiết lập theo nguyên tắc: + Đối với nhân tố chất lượng sử dụng quyền số là nhân tố số lượng kỳ nghiên cứu. + Đối vơi nhân tố số lượng sử dụng quyền số là nhân tố chất lượng ở kỳ gốc. *. Ta hãy xét mối quan hệ sau: Doanh thu = giá cả hàng hoá*số hàng hoá tiêu thụ) Nhìn chung quan hệ này đựơc biểu hiện bằng: Giá trị = giá * lượng) Từ đây ta cũng có: Chỉ số giá trị = Chỉ số giá* Chỉ số số lượng Tuy nhiên, do các cách xây dựng chỉ số giá cả và chỉ số số lượng khác nhau, nên ta cũng có các hệ thống chỉ số khác nhau: Theo Laspayres: = * Theo Passche: = * Hai hệ thống trên không cho ta đẳng thức để đảm bảo quan hệ tích số đã nêu ở phần đầu. Theo cách của Fisher, ta có đẳng thức, nhưng cách tính toán rất phức tạp: = Trong thực tế ta còn có cách tính đơn giản như sau: = * Trong công thức này, chỉ số tổng hợp giá cả là của Paache, còn chỉ số tổng hợp số lượng là của Laspayres. Trong một thời gian dài trước đây, ở nước ta đã dùng hệ thống chỉ số này để phân tích kinh tế và sau này cũng còn tiếp tục dùng vì nó có nhiều ưu điểm: + Bảo đảm đẳng thức về mặt toán học, thuận tiện cho việc tính toán trong phân tích. + Có thể dùng để tính một chỉ số khi đã biết các chỉ số khác trong hệ thống. Hệ thống chỉ số tổng hợp được dùng để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành đối với một hiện tượng phức tạp, cho ta các thông tin mới về sự biến động của hiệ tượng theo sự tác động của các nhân tố cấu thành đó. Vì vậy, hệ thống này còn được dùng cho nhiều quan hệ khác. Hệ thống này cũng có các biến đổi để dùng trong phân tích trình độ hoàn thành kế hoạch của một doanh nghiệp, của một vùng lãnh thổ... = * Tức là : Chỉ số phát triển = Chỉ số hoàn thành kế hoạch* Chỉ số kế hoạch Nếu dùng chỉ số tổng hợp giá cả và chỉ số tổng hợp có trọng số, khi ghép thành hệ thống chỉ số cần chú ý sử dụng các trọng số giống nhau để đảm bảo đẳng thức toán học của hệ thống. 3.2. Phương pháp biểu hiện ảnh hưởng biến động riêng biệt. 3.2.1. Đặc điểm của phương pháp: - Là phương pháp nêu lên ảnh hưởng biến động riêng của mỗi nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng phức tạp, trong đó các chỉ số phản ánh biến động riêng của mỗi nhân tố được thiết lập với quyền số kỳ gốc. - Trong hệ thống chỉ số ngoài chỉ số nhân tố còn có chỉ số liên hệ biểu hiện ảnh hưởng chung của các nhân tố cùng biến động hoặc cùng tác động lẫn nhau. 3.2.2. Các bước xây dựng hệ thống chỉ số: - Phân tích chỉ tiêu tổng hợp ra các nhân tố cấu thành. - Sắp xếp các nhân tố theo thứ tự tính chất lượng giảm dần, tính số lượng tăng dần. - Viết hệ thống chỉ số trong đó mỗi chỉ số nhân tố sử dụng quyền số kỳ gốc và chỉ số liên hệ- là chỉ số đảm bảo cân bằng của hệ thống chỉ số. *. Ví dụ ta hãy phân tích tổng doanh thu theo phương pháp biểu hiện biến động riêng biệt: Ta có chỉ số toàn bộ: = . . k Trong đó k = . Δ = - = + + - : là chỉ số toàn bộ nêu lên biến động của tổng doanh thu do ảnh hưởng của tất cả các nhân tố. : phản ánh biến động riêng cua giá bán các mặt hàng ảnh hưởng đến tổng doanh thu. : phản ánh biến động riêng của lượng tiêu thụ các mặt hàng ảnh hưởng đến tổng doanh thu. : phản ánh kết quả cùng biến động và cùng tác động của giá và lượng hàng tiêu thụ ảnh hưởng đến tổng doanh thu. Ta thấy trong trường hợp có nhiều nhân tố cấu thành thì ta không thể xác định chính xác các chỉ số, đây cũng chính là hạn chế của phương pháp này. 4. Hệ thống chỉ số phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân và tổng lượng biến tiêu thức. 4.1. Hệ thống chỉ số phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân. Hệ thống chỉ số của số trung bình có tác dụng rất rõ rệt trong phân tích kinh tế- xã hội. Bất kỳ một sự thay đổi cơ cấu nào trong tổng thể hiện tượng cũng đều tác dụng ( có lợi hoặc có hại, tuỳ theo chiều hướng chuyển dịch của cơ cấu) đến các chỉ tiêu phản ánh các mặt của hiện tượng. Vì vậy cần có hệ thống chỉ số này để hiểu rõ cơ chế của ảnh hưởng đó và có cách xử lý cần thiết. Ta có mô hình phân tích như sau: = . . hay I() = I(X) . I(f) Biến động tuyệt đối: ∆ = - = ( - ) + ( - ) (1) (2) (3) Trong đó: , là các chỉ tiêu bình quân tương ứng của kỳ gốc và kỳ báo cáo. X1 , X0 là các lượng biến của tiêu thức tương ứng kỳ báo cáo và kỳ gốc. là chỉ tiêu bình quân kỳ báo cáo giả định các lượng biến không thay đổi so với kỳ gốc. f1, f0 là các trọng số tương ứng của các lượng biến ở kỳ báo cáo và kỳ gốc. Ý nghĩa: (1) là chỉ số cấu thành khả biến: nêu lên biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành. (2) là chỉ số cấu thành cố định: nêu lên biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnh hưởng biến động của lượng biến tiêu thức trong điều kiện kết cấu tổng thể theo tiêu thức nghiên cứu không đổi. (3) là chỉ số ảnh hưởng kết cấu: nêu lên biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnh hưởng biến động kết cấu tổng thể. 4.2. Hệ thống chỉ số phân tích biến động tổng lượng biến tiêu thức. Tổng lượng biến tiêu thức được biểu hiện theo công thức chung: = . Từ đó ta có các mô hình phân tích như sau: - Xét mô hình 1: Phân tích tổng lượng biến theo hai nhân tố là lượng biến và quy mô của từng bộ phận: = * Cách phân tích mô hình này tượng tự như phân tích mô hình tổng doanh thu ở trên. - Xét mô hình 2: có thể có các dạng sau: + Mô hình do ảnh hưởng của hai nhân tố: = * Dạng rut gọn: = . Từ đó ta có biến động tuyệt đối : Δ = - = (-) + (-) + Mô hình do ảnh hưởng của ba nhân tố : = * * (1) (2) (3) (4) Ta có biến động tuyệt đối: Δ=- =(-)+(-)+(-) Ý nghĩa: (1) phản ánh biến động của tổng lượng biến tiêu thức do ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành. (2) phản ánh biến động của tổng lượng biến tiêu thức do ảnh hưởng biến động của nhân tố lượng biến. (3) phản ánh biến động của tổng lượng biến tiêu thức do ảnh hưởng biến động của kết cấu tổng thể theo tiêu thức nghiên cứu. (4) phản ánh biến động của tổng lượng biến tiêu thức do ảnh hưởng biến động của quy mô tổng thể. 5. Hệ thống chỉ số phân tích trong trường hợp tổng thể bao gồm các bộ phận không so sánh được. Bộ phân không so sánh được là những bộ phận trong tổng thể chỉ xuất hiện ở kỳ gốc hoặc kỳ nghiên cứu. Ví dụ ta phân tích cơ cấu doanh thu các mặt hàng trong đó có: + Các mặt hàng thuộc bộ phận so sánh được có khối lượng là qs với giá ps. + Các mặt hàng thuộc bộ phận không so sánh được bao gồm: Các mặt hàng xuất hiện ở kỳ gốc nhưng mất đi ở kỳ nghiên cứu và các mặt hàng không xuất hiện ở kỳ gốc nhưng xuất hiện ở kỳ nghiên cứu. Ta có mô hình phân tích tổng hợp doanh thu: = ** * Trong đó: p1, p0 là gía của các mặt hàng tương ứng ở kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. q1, q0 là lượng các mặt hàng tương ứng ở kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. ps1, ps0 là gía của các mặt hàng tương ứng ở kỳ nghiên cứu và kỳ gốc thuộc bộ phận so sánh được. qs1, qs0 là lượng các mặt hàng tương ứng ở kỳ nghiên cứu và kỳ gốc thuộc bộ phận so sánh được. phản ánh biến động tổng doanh thu do ảnh hưởng xuất hiện của các mặt hàng mới. phản ánh biến động của tổng doanh thu do ảnh hưởng của việc mất đi các mặt hàng cũ thuộc bộ phận không so sánh được. PHẦN II: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ TRONG VIỆC TÍNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. Như chúng ta đã biết, hiện nay ổn định giá cả là một trong những mục tiêu lớn của bất cứ một nền kinh tế vĩ mô nào, vì sự biến động của giá cả có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, Nhà nước ta thông qua các yếu tố cung cầu, giá cả, sức mua của đồng tiền, tỷ giá hối đoái vv... để điều tiết các hoạt động của nền kinh tế, ổn định gía cả, nhằm đạt hiệu quả cao trong môi trường hợp tác và cạnh tranh, đồng thời nền kinh tế nước ta là nền kinh tế hàng hoá, do đó chúng ta phải xem xét và coi trọng yếu tố giá cả cũng như sự biến động của nó. Chính vì vậy việc tính chỉ số giá tiêu dùng là một công việc rất cần thiết, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về chỉ số giá tiêu dùng và vấn đề vận dụng phương pháp chỉ số trong thống kê vào việc tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay như thế nào. 1.Khái niệm và công thức tính chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số dùng để phản ánh xu hướng và mức độ biến động của giá cả khi người tiêu dùng nua hàng hoá và chi trả cácdịch vụ phục vụ trực tiếp cho đời sống hàng ngày. Giá tiêu dùng được thể hiện thông qua giá bán lẻ hàng hoá ở thị trường và giá dịch vụ phục vụ sinh hoạt đời sống của dân cư. Chỉ số giá tiêu dùng được tính từ giá bán lẻ hàng hoá tiêu dùng và giá dịch vụ phục vụ đời sống dân cư thuộc tất cả các thành phần kinh tế tham gia bán lẻ hàng hoá và hoạt động kinh doanh dịch vụ trên thị trường. Hiện nay ở nước ta đang sử dụng công thức Laspayres để tính giá tiêu dùng với quyền số và giá kỳ gốc là năm 2000, công thức như sau: Ip = .100% = ..100 Trong đó : Ip là chỉ số giá tiêu dùng Pt là giá kỳ báo cáo P0 , q0 là giá và lượng các mặt hàng kỳ gốc D0 là quyền số cố định kỳ gốc: D0 = Để tính chỉ số giá tiêu dùng, chúng ta phải thực hiện một số các công đoạn rất phức tạp, khó khăn, những công việc này sẽ được trình bày trong những phần tiếp theo sau đây. 2.Lập bảng giá kỳ gốc cố định. Ở Việt Nam ta hiện nay, giá gốc so sánh của chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng, hàng năm là giá tiêu dùng bình quân năm 2000 và sẽ cố định trong khoảng 5 năm, thu thập giá bán lẻ bình quân năm 2000 của các mặt hàng đại diện để sử dụng làm làm giá kỳ gốc cố định hay là giá kỳ gốc. Các tỉnh, thành phố lập bảng giá kỳ gốc và cố định trong một số năm để làm gốc so sánh cho tất cả các tháng từ năm 2001, nguồn số liệu để lập bảng giá kỳ gốc là: Báo cáo “ Giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng” 12 tháng của năm 2000. Đối với các mặt hàng và dịc vụ đã điều tra giá trong các tháng của năm 2000, tính giá bình quân bằng phương pháp bình quân số học giản đơn giá của các mặt hàng đó trong tháng. Những mặt hàng và dịch vụ có trong danh mục nhưng chưa điều tra giá trong năm 2000 thì phải lấy lại giá của một số tháng trong năm 2000 bằng phương pháp hồi tưởng và tính giá bình quân bằng phương pháp bình quân số học giản đơn các mặt hàng đó của các tháng. 3. Lập quyền số kỳ gốc. Quyền số năm 2000 được sử dụng để tính chỉ số giá tiêu dùng và được cố định trong khoảng 5 năm, quyền số này là cơ cấu chi tiêu hộ gia đình năm 2000, là tỷ trọng từng nhóm hàng trong danh mục so với tổng chi của hộ gia đình. Ví dụ năm 2003 ta xác định được quyền số như sau: Quyền số 10 nhóm tiêu dùng cấp 1 của Việt Nam. STT Nhóm hàng Quyền số (%) 1 Lương thực, thực phẩm: + Lương thực + Thực phẩm 47,90 13,08 28,58 2 Đồ uống và thuốc lá 4,50 3 May mặc, giày dép, mũ nón 7,63 4 Nhà ở và vật liệu xây dựng 8,23 5 Thiết bị và đồ dùng gia đình 9,20 6 Dược phẩm, y tế 2,40 7 Phương tiện đi lại, bưu điện 0,07 8 Giáo dục 2,89 9 Văn hoá, thể thao, giải trí 3,81 10 Hàng hoá và dịch vụ khác 3,36 ( Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2003) 4. Chọn danh mục mặt hàng đại diện. Khi chúng ta tính chỉ số giá tiêu dùng, ta phải tính được giá tiêu dùng, giá này được thống kê trên cơ sở giá bán lẻ của các mặt hàng và dịch vụ đại diện mà ta đã chọn. Các Cục Thống kê thuộc các tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình tiêu dùng và thị hiếu tiêu dùng thực tế của địa phương, đối chiếu danh mục mặt hàng và dịch vụ đại diện do Tổng Cục Thống kê đã chọn làm chuẩn, với các mặt hàng và dịch vụ có quy cách, phẩm chất, nhãn hiệu rõ ràng làm danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện của địa phương. Do cơ cấu các mặt hàng trên thị trường luôn có sự thay đổi do đó hiện nay Tổng cục Thống kê đã tiến hành điều chỉnh lại danh mục hàng hoá và dịch vụ để loại bỏ các loại hàng hoá và dịch vụ đã lạc hậu, ít được tiêu dùng trên thị trường, đồng thời bổ sung các loại hàng hoá và dịch vụ mới xuất hiện trở nên phổ biến được nhiều người tiêu dùng, và hiên nay danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện để tính chỉ số giá tiêu dùng bao gồm 396 mặt hàng và dịch vụ, các mặt hàng đại diện được chia thành 10 nhóm cấp 1, 34 nhóm cấp 2, và 86 nhóm cấp 3, trong đó có 32/86 nhóm cấp 3 đã được chia thành 75 nhóm cấp cơ sở (cấp 4), các nhóm cấp 3 còn lại vẫn giữ nguyên như trứơc. Từ danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện chuẩn của cả nước, các Cục Thống kê, tiến hành chọn các mặt hàng cụ thể tại địa phương theo các yêu cầu sau: Trên cơ sở các nhóm mặt hàng của danh mục chuẩn, xác định tên mặt hàng và dịch vụ của địa phương với qui cách, phẩm cấp cụ thể, mô tả rõ ràng, chi tiết, để bảo đảm thu thập được giá các mặt hàng cùng chất lượng giữa các kỳ điều tra. Cụ thể là: - Đối với hàng hoá, cần xác định rõ các đặc tính mô tả của mỗi mặt hàng như: nhãn hiệu, thành phần cấu tạo, số moden, kiểu dáng, cỡ, loại, mầu, dạng đóng gói... ví dụ: Bánh qui mặn AFC của công ty Kinh Đô, hộp giấy 200 gram; áo sơmi nam Việt tiến, dài tay, 70% cotton, cỡ 39... - Đối với các mặt hàng có nhiều nhãn hiệu, chủng loại, qui cách phẩm cấp, kích cỡ khác nhau, dễ bị nhầm lẫn với một mặt hàng khác – (ví dụ: sữa bột, đồ dùng nhà bếp, quần áo may sẵn ...) cần hướng dẫn kỹ để điều tra viên thu giá đúng mặt hàng có phẩm cấp qui cách đã xác định trong danh mục. - Đối với dịch vụ, tuy có khó khăn hơn trong việc xác định đặc tính, chất lượng của chúng, tuy nhiên cần chọn những tiêu thức mô tả nổi bật về từng loại dịch vụ để đưa vào danh mục. Ví dụ: trong dịch vụ y tế, nếu chọn dịch vụ chữa răng thì cần phải ghi rõ: công hàn một răng thường tại phòng khám tư nhân; hoặc công khám đa khoa thông thường tại phòng khám dịch vụ của bệnh viện; hoặc trong dịch vụ vui chơi giải trí, chọn vé vào bể bơi . Danh mục hàng hóa ở chỉ số giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ được xét theo tiêu thức người bán còn chỉ số giá tiêu dùng dựa trên tiêu thức người mua, do đó việc phân chia các nhóm hàng, ngành hàng có khác nhau, cụ thể như sau: Trong điều tra doanh số bán lẻ hàng hoá và dịch vụ, toàn bộ hàng hoá và dịch vụ được chia thành hai nhóm lớn là hàng hoá và dịch vụ. Trong mỗi nhóm lớn lại được chia thành nhiều nhóm, trong từng nhóm chia thành các phân nhóm nhỏ, và trong mỗi phân nhóm nhỏ sẽ có một hay nhiều mặt hàng đại diện, cụ thể như sau: Toàn bộ hàng hoá và dịch vụ được chia thành 2 nhóm lớn là : Hàng hoá và dịch vụ. Hàng hoá được chia thành: +Hàng lương thực, thực phẩm. +Hàng phi lương thực, thực phẩm. Hàng lương thực, thực phẩm được chia thành: +Hàng lương thực +Hàng thực phẩm Hàng lương thực được chia thành 3 phân nhóm: +Gạo, gạo nếp các loại. +Lương thực chế biến. +Lương thực khác. Trong điều tra chi tiêu hộ gia đình, hàng hoá và dịch vụ được phân tổ theo hoạt động chi tiêu chính của dân cư, từ đó danh mục mặt hàng được chia thành 3 cấp: Cấp 1: gồm những khoản chi phản ánh từng hoạt động chính cho đời sống hàng ngày: Ăn, Uống và hút, May mặc, Nhà ở, Thiết bị và đồ dùng gia đình, Y tế và chăm sóc sức khoẻ, Đi lại và bưu điện, Giáo dục, Văn hoá thể thao và giải trí, Chi phí cho đồ dùng và dịch vụ khác. Cấp 2: bao gồm nhiều nhóm thuộc mỗi ngành cấp1, chẳng hạn như Ngành Uống và hút bao gồm: Đồ uống không cồn, rựu bia, Thuốc hút. Cấp 3: bao gồm các nhóm nhỏ hơn thuộc mỗi ngành cấp 2. Chỉ số giá tiêu dùng đo lường sự thay đổi giá của những hàng hóa và dịch vụ được các hộ gia đình tiêu dùng, do đó cần thu thập giá của những hàng hoá và dịch vụ có chất lượng, đặc điểm tương tự nhau qua các thời kỳ so sánh, chính vì vậy phải quy định cụ thể chất lượng, các tính chất và đặc điểm của các loại hàng hoá và dịch vụ. Các mặt hàng đại diện phải đảm bảo được những yêu cầu : Xuất hiện nhiều lần trong tiêu dùng, ổn định giữa cung và cầu, chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm hàng và phải được đa số người tiêu dùng. Vậy làm thế nào để ta có thể thu thập được giá của những hàng hoá và dịch vụ đạt được những yêu cầu đặt ra? Chúng ta hãy xem thực tế quá trình thu thập giá diễn ra như thế nào. ơ 5. Mạng lưới thu thập giá. 5.1. Lựa chọn số lượng khu vực điều tra, điểm điều tra. Công việc tiếp theo cần được thực hiện là ta phải thu thập được giá của các mặt hàng đã được lựa chọn. Ở nước ta việc thu thập giá theo danh mục được thực hiện thông qua mạng lưới điều tra giá ở các tỉnh, thành phố trên cả nước bao gồm các khu vực điều tra và các điểm điều tra như tại các chợ, các điểm buôn bán, các cơ sở, các trung tâm dịch vụ phục vụ khách hàng vv... Các điểm điều tra nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số lượng dân cư của từng địa phương, cũng như sức tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ để lựa chọn một cách chính xác, sao cho có thể đảm bảo tính đại diện cao nhất của toàn vùng. Muốn vậy khi lựa chọn các khu vực, địa điểm điều tra với một số lượng hợp lý ta phải lưu ý những vấn đề sau: -Về lựa chọn khu vực điều tra: Các tỉnh, thành phố thuộc trung ương cần chọn các khu vực điều tra ở cả thành thị và nông thôn, các khu vực điều tra này phải có đủ các mặt hàng và dịch vụ đại diện cho tiêu dùng cảu địa phương để cung cấp giá cho việc tính chỉ số giá khu vực nông thôn, thành thị và cả tỉnh, thành phố. Những thành phố trực thuộc trung ương, khu vực điều tra ở thành thị là khu vực ở các quận, khu vực điều tra ở nông thôn là khu vực ở các huyện. Những tỉnh còn lại, khu vực điều tra ở thành thị là khu vực ở thành phố, thị xã của tỉnh, khu vực điều tra ở nông thôn là khu vực ở các huyện. -Về lựa chọn điểm điều tra: ta cũng cần lưu ý các điểm sau: + Địa điểm điều tra phải là nơi tập trung bán lẻ hàng hoá hoặc nơi tập trung các dịch vụ phục vụ có tính chất đại chúng. + Phải kết hợp nhiều địa điểm điều tra đề phòng khi có một số địa điểm điều tra không có mặt hàng trong danh mục. - Về số lượng khu vực, điểm điều tra: Số lượng các khu vực điểu tra được quy định như sau: + Hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh chọn 6 khu vực điều tra. + Các tỉnh vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa chọn 2 khu vực điều tra. + Các tỉnh thành phố còn lại chọn từ 3-5 khu vực điều tra. Số điểm điều tra, điều tra viên quy định như sau: + Tuỳ theo tình hình cụ thể và số lượng, loại mặt hàng điều tra, số người bán hàng tại từng khu vực để xác định số điểm điều tra cần thiết trong mỗi khu vực. + Đối những mặt hàng thường co sự khác nhau về giá, cần chọn số điểm điều tra nhiều hơn so với những mặt hàng giá tương đối ổn định. + Mỗi điều tra viên phụ trách thu thập giá của khoảng 100 mặt hàng + Mỗi khu vực điều tra thành thịcần 3-4 điều tra viên, mỗi khu vực điều tra nông thôn cần 2-3 điều tra viên. Cụ thể ta có: Bảng quy định số lượng khu vực điều tra và điều tra viên cho từng tỉnh, thành phố. TT TỈNH, THÀNH PHỐ Khu vực điều tra Số lượng điều tra viên 1 Hà Nội 6 20 2 Hải Phòng 5 17 3 Thái Nguyên 4 14 4 Sơn La 3 11 5 Quảng Ninh 3 11 6 Lạng Sơn 3 11 7 Thái Bình 3 11 8 Thanh Hoá 4 14 9 Thừa Thiên Huế 4 14 10 TP Đà Nẵng 3 11 11 Bình Định 3 11 12 Khánh Hoà 4 14 13 Bình Thuận 3 11 14 Lâm Đồng 3 11 15 TP Hồ Chí Minh 6 20 16 Bình Dương 3 11 17 Đồng Nai 4 14 18 An Giang 4 14 19 Kiên Giang 3 11 20 Cần Thơ 4 14 Tổng số 75 265 (Nguồn: Phụ lục Bảng quy định số lượng khu vực điều tra và điều tra viên cho từng tỉnh, thành phố- năm 2004-Tổng Cục Thống Kê) 5.2. Phương pháp điều tra giá tiêu dùng. Việc điều tra giá tiêu dùng được thực hiện như sau: Trước tiên căn cứ vào danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện của tỉnh/thành phố để chọn khu vực, điểm điều tra và phân công cho từng điều tra viên cần thu thập giá các mặt hàng, dịch vụ cụ thể. Tiếp theo tại mỗi điểm điều tra, điều tra viên trực tiếp theo dõi, quan sát, ghi chép giá hàng hoá hoặc dịch vụ mà khách hàng thực trả tiền, ghi vào sổ trung gian hoặc ghi trực tiếp vào biểu điều tra. Sau đó khi điều tra giá cần lưu ý kết hợp quan sát, hỏi cả người mua và người bán, chú ý các trường hợp người bán hàng hay nói giá cao, khách hàng mặc cả.... Nếu mặt hàng nào tập quán mua bán của địa phương khác với đơn vị tính qui định trong danh mục, điều tra viên cần qui đổi lại theo đơn vị chuẩn cho thống nhất. Cuối ngày điều tra, điều tra viên phải kiểm tra lại số liệu đã ghi chép trong sổ trung gian để ghi vào biểu điều tra hoặc kiểm tra lại biểu điều tra đã ghi và nộp cho Cục thống kê địa phương vào ngày hôm sau. Thời gian thích hợp để lấy giá là lúc mua bán diễn ra bình thường nhất trong ngày. Thời gian đến các điểm điều tra cần được qui định thống nhất giữa các kỳ điều tra. Trong trường hợp hàng hoá hoặc dịch vụ không phát sinh trong kỳ điều tra do tính thời vụ hoặc lý do nào khác (như hàng kém phẩm chất, lỗi mốt, thay đổi mẫu mã...) cần ghi chú rõ để cơ quan thống kê xử lý. Nếu kỳ điều tra trùng vào những ngày lễ, tết nhu cầu tiêu dùng thường tăng cao, giá thu thập được sẽ phản ánh cả sự tăng giá thuần tuý và sự tăng giá do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh đột biến. Trong trường hợp này, cần kết hợp quan sát, lấy giá ngày trước và sau thời điểm qui định để đưa ra mức giá trong kỳ phản ánh đúng xu hướng, loại trừ bớt ảnh hưởng của các yếu tố đột biến . 5.3. Thời gian điều tra giá. Theo quy định chung, mỗi tháng phải điều tra 3 kỳ để thu thập giá vào các ngày sau: - Kỳ 1 vào ngày 25 tháng trước tháng báo cáo. - Kỳ 2 vào ngày 05 tháng báo cáo. - Kỳ 3 vào ngày 15 tháng báo cáo. Tuy nhiên điều này cũng có thể thay đổi tuỳ tình hình cụ thể. Về thời điểm thu thập giá: những mặt hàng chỉ thu thập giá 1 kỳ/tháng thu thập giá vào kỳ 3. Những mặt hàng do Nhà nước quản lý thu thập giá của ngày điều chỉnh, sau đó tính lại giá bình quân tháng theo số ngày trong tháng. 6. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng. Như đã trình bày ở trên để tính chỉ số giá tiêu dùng chúng ta phải trải qua nhiều giai đoạn phức tạp, khó khăn nhất là quá trình tổ chức thu thập thông tin. Giai đoạn tính toán là giai đoạn cuối cùng và cũng phải được thực hiện qua nhiều bước tính toán. Chỉ số giá tiêu dùng có thể được tính cho mỗi tỉnh, thành phố và cả nước trên cơ sở chỉ số giá của khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Chỉ số giá tiêu dùng của mỗi tỉnh, thành phố được tính theo các bước sau đây: + Tính giá bình quân từng kỳ điều tra cho tưng khu vực nông thôn, thành thị và cho cả tỉnh, thành phố. + Tính giá bình quân tháng cho khu vực nông thôn,thành thị và cả tỉnh, thành phố. + Tính chỉ số giá cho khu vực nông thôn, thành thị và cho cả tỉnh thành phố. 6.1. Tính giá bình quân từng kỳ điều tra của các mặt hàng và dịch vụ đại diện theo hai khu vực nông thôn và thành thị. Đây là giá bình quân không gian giữa các điểm điểu tra của mỗi mặt hàng và dịch vụ đại diện của mỗi kỳ điều tra, được tổng hợp từ các biểu điều tra do các điểm gửi về. Ta cũng cần lưu ý rằng mỗi mặt hàng đại diện có mặt ít nhất tại 3 điểm điều tra, và gía bình quân được tính theo phương pháp bình quân số học giản đơn, công thức tính như sau: = Trong đó: là giá bình quân của mặt hàng đại diện i. Pi là giá mặt hàngđại diện i tại một điểm điểu tra. n là số điểm điều tra mặt hàng i. Ví dụ: Tính giá bình quân của một số mặt hàng và dịch vụ đại diện sau: Mặt hàng Mã số Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Điểm 5 Giá bình quân A B 1 2 3 4 5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhương pháp chỉ số trong phân tích thống kê và vận dụng vào tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay.docx
Tài liệu liên quan