Đề án Phương thức thâm nhập thị trường đồ gỗ nội thất Nhật Bản của Savimex

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 2

Phần 1: Khái quát về công ty cổ phẩn hợp tác kinh tế 4

và xuất nhập khẩu SAVIMEX và thị trường đồ gỗ nội thất ở Nhật Bản. 4

1.1 Khái quát về công ty cổ phẩn hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu SAVIMEX 4

1.2 Khái quát về thị trường đồ gỗ nội thất ở Nhật Bản. 9

1.3 Khái quát về những cách thức thâm nhập thị trường Nhật bản của SAVIMEX. 12

1.3.1 Nghiên cứu thị trường Nhật Bản 12

1.3.2 Đối thủ cạnh tranh 17

1.3.3 Lựa chọn chiến lược thâm nhập phù hợp dựa trên việc nghiên cứu thị trường và tình hình công ty 18

Phần 2 : Phân tích các chiến lược mà SAVIMEX đã áp dụng khi thâm nhập thị trường Nhật Bản. 19

Phần 3. Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp khi mới thâm nhập thị trường Nhật Bản 24

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2965 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Phương thức thâm nhập thị trường đồ gỗ nội thất Nhật Bản của Savimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Giám Đốc; Ban Kiểm soát. 1.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006 Kim ngạch xuất khẩu : 17.008.250 USD tương đương 271.834 triệu đồng Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đạt 17.008.250 USD bằng 94,49% so với kế hoạch (18.000.000 USD) Doanh thu nội địa : 98.232 triệu đồng – Doanh thu về kinh doanh địa ốc : 65.100 triệu đồng – Doanh thu nội địa sản phẩm đồ gỗ nội thất và cho thuê văn phòng : 33.132 triệu đồng Ngoài khách hàng truyền thống là Nhật Bản, Công ty đã phát triển được một số khách hàng ở thị trường Mỹ ( PGM, Maszma, C&V…). Khách hàng thị trường, kim ngạch đồ gỗ Savimex xuất khẩu: ( Đơn vị tính: USD ) Thị trường Satimex Saviwoodtech CỘNG % Nhật 13 137 097 2 903 383 16 040 480 94,31% MỸ & EU 156 544 811 226 967 770 5,69% Tổng cộng: 13 293 641 3 714 609 17 008 250 * Kinh doanh đồ gỗ thị trường nội địa của Savi Décor: Mức tiêu thụ hàng lẻ năm 2006 tăng 126% so với năm 2005 do mở rộng được kênh phân phối tại Siêu thị Big C, Phan Thiết và 03 đại lý. Bước đầu đã thực hiện chương trình quảng bá mặt hàng sản phẩm chuyên biệt như chương trình tiếp thị bàn cab kệ học sinh vào trường học. Đã xây dựng được chính sách ưu đãi đối với các nhà phân phối đạt chỉ tiêu doanh số. Tuy nhiên, do trình độ tổ chức bộ máy còn hạn chế, giá cả chưa hợp lý và sự linh hoạt trong kinh doanh kém đã khiến SaviDécor không cạnh tranh được với các đối thủ trên thương trường, dẫn đến việc không hoàn thành kế hoạch năm. * Chương trình quảng bá thương hiệu, marketing: Trong năm 2006, nhãn hiệu Savimex tiếp tục được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao. Savimex còn được giải thưởng Cúp vàng sản phẩm uy tín chất lượng lần thứ nhất do Hội Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam, Ban thi đua khen thưởng trung ương - Tạp chí thi đua khen thưởng bình chọn. Đồng thời, Công Ty cũng đã thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm đồ gỗ. * Chương trình đầu tư : Công ty đã triển khai các hạng mục đầu tư như sau : Hoàn chỉnh công trình hút bụi tại xưởng 5 ở nhà máy Satimex. Chuẩn bị xây dựng dây chuyền planking ở nhà máy Saviwoodtech Chuẩn bị phương án hợp tác liên doanh giữa Savimex và Nhà máy chế biến gỗ Champasak - Lào. Chuẩn bị phương án đầu tư dự án xây dựng khu du lịch sinh thái Cam Ly, Đà Lạt. Tổng kinh phí đầu tư năm 2006 : 3.357 triệu đồng Trong đó : Cải tạo nhà xưởng : 796 triệu đồng Đầu tư trang bị mới MMTB : 878 triệu đồng Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý : 677 triệu đồng Mua sắm phương tiện vận tải : 1.006 triệu đồng * Nhận định: Tinh thần hợp tác phối hợp giữa các đơn vị trong Công ty có tốt hơn, nhưng cần có sự phát triển đồng bộ, vững chắc. Bộ phận quản lý công ty từng bước thể hiện được vai trò quản lý theo ngành dọc, nhưng trước yêu cầu thích ứng xu thế hội nhập và môi trường cạnh tranh, cần được tiếp tục cải tiến và hòan thiện đáp ứng mục tiêu Công ty đề ra. Đã có hướng hình thành những dự án đầu tư mới nhằm mở rộng sản xuất, kinh doanh và hợp tác quốc tế. Mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh : các họat động tìm thêm khách hàng, phát triển thị trường, mở rộng kinh doanh địa ốc, khai thác cơ hội hợp tác quốc tế v.v…đã đạt được những kết quả đáng kể. Tổng doanh thu thực hiện trong năm tuy vượt được kế hoạch, nhưng riêng khối sản xuất cần phải chú trọng bảo đảm ổn định được chất lượng sản phẩm, bảo đảm được kim ngạch xuất khẩu và bảo tòan được hiệu quả sản xuất trước áp lực giá đầu vào tăng liên tục bằng biện pháp tiết giảm giá thành xuyên suốt và hữu hiệu. Công tác tổ chức, phát triển nguồn nhân lực tuy được Ban Tổng Giám đốc hết sức quan tâm và kịp thời có những chỉ đạo chấn chỉnh, bổ sung, nhưng nhìn chung vẫn bất cập, chưa theo kịp và đáp ứng được yêu cầu phát triển chung. Bộ máy quản lý công ty và các đơn vị trực thuộc còn nặng nề, chưa thích ứng với môi trường cạnh tranh và xu thế hội nhập. Tình trạng nhân sự vừa thừa vừa thiếu chậm được khắc phục, rất nhiều khâu quan trọng còn yếu và thiếu cán bộ quản lý. 1.2 Khái quát về thị trường đồ gỗ nội thất ở Nhật Bản. * Tổng quan tình hình thị trường gỗ và đồ gỗ thế giới + Tổng quan thị trường gỗ thế giới Gỗ là mặt hàng nguyên liệu có quy mô buôn bán lớn thứ ba thế giới chỉ sau dầu lửa và than đá. Có khoảng 12.000 dạng sản phẩm gỗ được trao đổi buôn bán trên thị trường thế giới. Sản phẩm gỗ được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Những năm gần đây, nhu cầu về gỗ trên thế giới rất lớn do thương mại đồ nội thất trên thế giới và nhu cầu xây dựng tăng nhanh. Năm nước sản xuất với sản lượng lớn nhất thế giới trong những năm gần đây là Brazil, Indonexia, Malaysia, Ấn Độ và Thái Lan. Brazil là nước sản xuất gỗ lứon nhất thế giới với sản lượng gỗ năm 2005 là 133.272.000 m3, đứng thứ hai là Malaysia với sản lượng 33.410.000 m3, tiếp theo là Indonexia, Ấn Độ và Thái Lan. Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Phần Lan và Anh là những nước nhập khẩu gỗ lớn nhất thế giới. Mỹ là nước nhập khẩu gỗ lớn nhất thế giới với kim ngạch nhập khẩu năm 2005 là 54.285 m3, Trung Quốc nhập khẩu nhiều thứ hai với kim ngạch nhập khẩu năm 2005 đạt 33.511.000 m3, tiếp theo là Nhật Bản, Phần Lan và Anh với kim ngạch nhập khẩu lần lượt là 26.897.000 m3, 13.621.000 m3 và 10.799.000 m3. Malaysia, Indonexia, Brazil, Palua New Guinea và Gabon là những nước xuất khẩu gỗ lớn nhất thế giới trong những năm gần đây. Năm 2005, Malaysia là nước xuất khẩu gỗ lớn nhất thế giới với sản lượng 6.014 m3 tiếp theo là Brazil, Papua và Gabon. Tình hình xuất nhập khẩu đồ gỗ nội thất trên thế giới Năm 2005, trị giá của lượng đồ gỗ nội thất thế giới đạt khoảng 267 tỷ USD tăng 6,8% so với năm 2004 (259 tỷ USD), trong đó nhóm các nước công nghiệp phát triển (Mỹ, Ý, Đức, Nhật Bản, Canada, Anh và Pháp) chiếm 55% tổng giá trị đồ nội thất của toàn thế giới, và nhóm các nước đang phát triển chiếm 45%, riêng Trung Quốc đã chiếm 14% giá trị này. Những nước sản xuất đồ gỗ nội thất lớn nhất thế giới bao gồm Mỹ (trị giá 57,4 tỷ USD), Trung Quốc (37,9 tỷ USD), Ý (23,7 tỷ USD), Đức (18,9 tỷ USD), Nhật Bản (12,4 tỷ USD), Canada (11,7 tỷ USD), Anh (10,1 tỷ USD) và Pháp (9,2 tỷ USD). Trao đổi thương mại đồ gỗ nội thất diễn ra chủ yếu ở 60 quốc gia, trong đó những nước nhập khẩu đồ gỗ nội thất chủ yếu trên thế giới là Mỹ (23,8 tỷ USD), Đức (8,3 tỷ USD), Anh (6,7 tỷ USD), Pháp (5,9 tỷ USD) và Nhật Bản (3,7 tỷ USD). Tổng kim ngạch nhập khẩu đồ nội thất trên thế giới là 83,9 tỷ USD. Mỹ là nước nhập khẩu đồ nội thất lớn nhất thế giới, chiếm 25,81% tổng kim ngạch nhập khẩu đồ nội thất trên thế giới. Chỉ tính riêng năm nước có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất (Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản) chiếm tới 52,49% tổng kim ngạch, phần còn lại của thế giới chỉ chiếm 47,51%. Nước xuất khẩu đồ nội thất lớn nhất thế giới là Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu đạt 13,5 tỷ USD năm 2005, chiềm gần 17% trong tổng số kim ngạch thế giới. Theo sau là Ý với kim ngạch xuất khẩu là 10,1 tỷ USD, Đức 6,5 tỷ USD, Ba Lan 5,3 tỷ USD, Canada 4,4 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất trên thế giới là 82 tỷ USD. Theo thống kê của CSILMilano’s World Furniture Outlook 2006/2007, kết quả của việc mở cửa thị trường đồ gỗ nội thất trong 10 năm qua là do thương mại quốc tế về sản phẩm nội thất có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cả tốc độ sản xuất. Năm 2006 và 2007 GDP của thế giới được dự báo là tiếp tục tăng trưởng nhanh, do đó thương mại quốc tế về đồ gỗ nội thất cũng sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng cao + Thị trường đồ gỗ, nội thất Nhật Bản Nhật Bản - thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam (chỉ sau Mỹ), đây là một thị trường vẫn giành nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. Sang năm 2007, dự báo kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này sẽ tiếp tục tăng mạnh. Nhật Bản cũng là thị trường có nhu cầu rất lớn về đồ gỗ, nội thất, mỹ nghệ, đặc biệt là đỗ đòi hỏi độ tinh xảo cao, nghệ thuật chế tác công phu, phù hợp với những khung cảnh như: phòng làm việc, phòng khách, phòng ngủ,… Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản ước đạt khoảng 291,5 triệu USD, chiếm 14,6% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam, trong đó tháng 11 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt trên 32 triệu USD, tăng 23% so với tháng 11/05, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2006 lên 257,3 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đến là đồ nội thất phòng ngủ, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 10 đạt trên 5,5 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất kh Về cơ cấu sản phẩm, 10 tháng đầu năm, dăm gỗ là sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất sang Nhật, đạt gần 48,7 triệu USD, chiếm đến 23,5% tỷ trọng.ẩu sản phẩm gỗ loại này 10 tháng đầu năm đạt trên 41 triệu USD, chiếm 17,5% tỷ trọng. Đây là loại sản phẩm nội thất tăng mạnh nhất về giá trị kim ngạch. Đồ nội thất văn phòng đạt 3,2 triệu USD trong tháng 10, 10 tháng đạt kim ngạch trên 27 triệu USD, chiếm 11,5% tỷ trọng; đồ nội thất phòng khách, phòng ăn 10 tháng đầu năm cũng đạt gần 27 triệu USD, chiếm 11,5% tỷ trọng; ghế đạt gần 13 triệu USD, chiếm 5,6% tỷ trọng; gỗ, ván đạt 11 triệu Phòng ngủ 17,5% Văn phòng 11,5% Ghế 5,6% Nhà bếp 3,8% Gỗ, ván 4,7% Gỗ mỹ nghệ 1,7% Dăm gỗ 23,5% Phòng khách, phòng ăn 11,5% Loại khác 20,1% Theo số liệu của Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của nước này 9 tháng đầu năm đạt 157,83 tỷ Yên (tương đương 1,4 tỷ USD), tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2005 và chiếm 29,23% tổng kin ngạch nhập khẩu đồ nội thất của nước này. Dự báo, sang năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này sẽ tiếp tục  tăng mạnh 1.3 Khái quát về những cách thức thâm nhập thị trường Nhật bản của SAVIMEX. 1.3.1 Nghiên cứu thị trường Nhật Bản 1.3.1.1 Người tiêu dùng Nhật Bản 127,11 triệu người với mức sống khá cao (GDP theo đầu người năm 2001 là 32 858 USD một người), Nhật Bản là một thị trường tiêu dùng lớn. Người tiêu dùng Nhật Bản có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại hàng hóa dịch vụ trong và ngoài nước, nhìn chung họ có độ thẩm mỹ cao, tinh tế. Đặc tính của người tiêu dùng Nhật Bản là tính đồng nhất, 90% người tiêu dùng cho rằng họ thuộc về tầng lớp trung lưu. Người Nhật có những đặc điểm chung sau: - Là người tiêu dùng có yêu cầu khắt khe nhất: Sống trong môi trường có mức sống cao nên người tiêu dùng Nhật Bản đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt chính xác về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho những sản phẩm có chất lượng tốt. Yêu cầu này còn bao gồm dịch vụ hậu mãi như sự phân phối kịp thời của nhà sản xuất khi một sản phẩm bị trục trặc, khả năng và thời gian sửa chữa các sản phẩm đó. Những vết xước nhỏ, mẩu chỉ cắt còn sót lại trên mặt sản phẩm, bao bì xô lệch v.v. những lỗi nhỏ do sơ ý trong khi vận chuyển, hay khâu hoàn thiện sản phẩm cũng có thể dẫn đến tác hại lớn là làm lô hàng khó bán, ảnh hưởng đến kế hoạch xuất khẩu lâu dài. Bởi vậy cần có sự quan tâm đúng mức tới khâu hoàn thiện, vệ sinh sản phẩm, bao gói và vận chuyển hàng. Người tiêu dùng Nhật Bản không chỉ yêu cầu hàng chất lượng cao, bao bì đảm bảo và dịch vụ bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tốt mà còn muốn mua hàng với giá cả hợp lý, đặc biệt từ sau khi nền “kinh tế bong bóng” sụp đổ. Những năm 80, người Nhật sẵn sàng mua sản phẩm đắt tiền cho những hàng cao cấp có nhãn mác nổi tiếng, nhưng từ sau năm 92 và 93, nhu cầu sản phẩm rẻ hơn đã tăng lên. Tuy nhiên người tiêu dùng Nhật Bản vẫn có thể trả tiền cho những sản phẩm sáng tạo, chất lượng tốt mang tính thời thượng hay loại hàng được gọi là “hàng xịn”. Tâm lý này vẫn không thay đổi. - Người tiêu dùng Nhật Bản nhạy cảm với giá cả tiêu dùng hàng ngày. Các bà nội trợ đi chợ hàng ngày và là lực lượng quan trọng ảnh hưởng đến thị hiếu tiêu dùng, họ hay để ý đến biến động giá và các mẫu mã mới. - Người Nhật rất nhạy cảm với những thay đổi theo mùa: Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông, mùa hè nóng và ẩm ướt, mùa đông lạnh và khô. Đặc điểm khí hậu ảnh hưởng đến khuynh hướng tiêu dùng. Quần áo, đồ dùng trong nhà, thực phẩm là những mặt hàng tiêu dùng có ảnh hưởng theo mùa. Việc bao gói sản phẩm cũng phải đảm bảo bảo vệ được sản phẩm trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Cùng với tác động của khí hậu, yếu tố tập quán tiêu dùng cũng cần phải được nghiên cứu và tham khảo trong kế hoạch khuếch trương thị trường tại Nhật Bản. Ví dụ hầu như các gia đình Nhật không có hệ thống sưởi trung tâm và để bảo vệ môi trường, nhiệt độ điều hòa trong nhà luôn được khuyến khích không để ở mức quá ấm (nhiệt độ cao) hoặc quá mát, bởi vậy quần áo trong nhà mùa đông của người Nhật phải dầy hơn áo dùng trên thị trường Mỹ, hoặc áo có lót là không phù hợp trong mùa hè. - Người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm: hàng hóa có mẫu mã đa dạng phong phú thu hút được người tiêu dùng Nhật Bản. Vào một siêu thị của Nhật Bản mới hình dung được tính đa dạng của sản phẩm đã phổ biến đến mức nào ở Nhật. Ví dụ một mặt hàng dầu gội đầu nhưng bạn không thể đếm xuể được các chủng loại: khác nhau do thành phần, màu sắc, hương thơm. Bởi vậy nhãn hiệu hàng có kèm theo những thông tin hướng dẫn tiêu dùng là rất quan trọng để đưa hàng của bạn tới người tiêu dùng. Tuy vậy, người Nhật lại thường chỉ mua sản phẩm với số lượng ít vì không gian chỗ ở của họ tương đối nhỏ và còn để tiện thay đổi cho phù hợp mẫu mã mới. Vì vậy các lô hàng nhập khẩu hiện nay qui mô có xu hướng nhỏ hơn nhưng chủng loại lại phải phong phú hơn 1.3.1.2 Hệ thống Pháp luật :  Hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được kiểm soát bằng một hệ thống luật pháp tương đối chặt chẽ vì các lý do bảo vệ quyền lợi an ninh quốc gia, lợi ích kinh tế hoặc bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.  Một số hàng hoá bị điều tiết theo quy chế sản phẩm, nghĩa là sản phẩm muốn nhập khẩu vào thị trường Nhật phải được các bộ ngành có liên quan của nước này cho phép, đặc biệt phải tuân thủ các hệ thống nguyên tắc áp dụng đối với các loại hàng hoá công nghiệp, nông nghiệp, hay thực phẩm chế biến v.v…  Hàng hoá nhập khẩu vào Nhật Bản còn bị chi phối bởi hàng loạt các luật lệ và quy định về kiểm dịch, trách nhiệm của nhà sản xuất và người kinh doanh sản phẩm phải bồi thường đối với các thiệt hại do sử dụng những sản phẩm chất lượng không đảm bảo. Sau đây là một số quy định luật pháp thương mại tiêu biểu và có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ hàng hoá: a. Luật trách nhiệm sản phẩm:  Luật trách nhiệm sản phẩm được áp dụng đối với các sản phẩm nói chung và sản phẩm nhập khẩu nói riêng. Luật này được ban hành vào tháng 7-1995 để bảo vệ người tiêu dùng. Luật này quy định rằng nếu như một sản phẩm có khuyết tật gây ra  thương tích cho người hoặc thiệt hại về của cải thì nạn nhân có thể đòi nhà sản xuất bồi thường cho các thiệt hại xảy ra liên quan đến sản phẩm có khuyết tật và các quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và khuyết tật của sản phẩm. b. Luật vệ sinh thực phẩm:  Luật vệ sinh thực phẩm quy định cho tất cả các thực phẩm và đồ uống tiêu dùng trên thị trường Nhật Bản. Hàng hoá được phân chia thành nhiều nhóm: các gia vị thực phẩm, các máy móc dùng để chế biến và bảo quản thực phẩm, các dụng cụ đựng và bao bì cho các gia vị cũng như cho thực phẩm, đồ chơi trẻ em và các chất tẩy rửa dùng cho việc làm sạch thực phẩm và đồ ăn. Các loại hàng này khi đưa vào sử dụng phải có giấy phép của Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hiểu đúng chế độ quản lý vệ sinh thực phẩm để có thể tránh những vi phạm đáng tiếc. 1.3.1.3 Hệ thống phân phối hàng hoá ở Nhật Bản  Hàng hoá vào thị trường Nhật Bản phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên khi đến được tay người tiêu dùng hàng hoá có giá cả rất cao so với giá nhập khẩu. Các khâu phân phối của Nhật từ sản xuất đến bán buôn, bán lẻ có những yêu cầu khác nhau. Yêu cầu đối với nhà sản xuất là đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của người tiêu dùng và chào hàng với giá cả hợp lý. Hệ thống phân phối sản phẩm của Nhật bao gồm các khâu, các mối quan hệ giữa các nhà sản xuất (nhà xuất khẩu), các công ty thương mại, các nhà bán buôn và các nhà bán lẻ (cửa hàng bách hoá, siêu thị, các cửa hàng tiện dụng, các cửa hàng bán lẻ chuyên doanh, các trung tâm buôn bán ở các khu phố có nhiều cửa hàng bán lẻ, hoặc các dịch vụ bán hàng qua hệ thống thông tin, truyền hình phục vụ tận địa chỉ người tiêu dùng). Các kênh phân phối hàng nhập khẩu thay đổi tuỳ theo từng loại sản phẩm, mạng lưới bán buôn và các công ty tham gia vào quá trình này. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm được hệ thống phân phối này để tạo thuận lợi cho hàng hoá của mình đứng vững trên thị trường Nhật Bản. 1.3.1.4. Thuế tiêu thụ Tất cả các hàng hoá bán trên thị trường Nhật hiện nay đều phải chịu mức thuế tiêu thụ là 5% (cho tới năm 1997 là 3%) và hàng nhập khẩu cũng chịu chung quy định này. 1.3.1.5. Hệ thống ngân hàng và những tài trợ cho xuất nhập khẩu Mặc dù hệ thống ngân hàng Nhật Bản đang đứng trước nhiều áp lực cạnh tranh Quốc tế ngày càng lớn, cùng với việc tháo bỏ hàng loạt những quy định trong ngành, mối liên hệ giữa các doanh nghiệp và các tổ chức ngân hàng và các công ty phi tài chính là khá bền chặt. Mối quan hệ giữa những công ty, người sử dụng và nhà xuất khẩu là một đặc điểm quan trọng của môi trường tài chính Nhật Bản. 1.3.2 Đối thủ cạnh tranh Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, thị phần của đồ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam tại Nhật đang ngày càng tăng. Năm 1999 là 4,62%, năm 2000 là 5,79%, năm 2001 là 5,77%, năm 2002 là 5,77%, năm 2003 là 6,69% và 11 tháng đầu năm 2004 là 7,2%. Các mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản rất đa dạng, gồm gỗ nhiên liệu dạng khúc, gỗ cây, gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, tấm gỗ lạng làm lớp mặt, gỗ ván trang trí làm sàn, ván sợi bằng gỗ, gỗ dán, khung tranh, ảnh bằng gỗ, hòm, hộp, thùng bằng gỗ, tượng gỗ và đồ trang trí bằng gỗ, ghế ngồi, đồ nội thất khác và các bộ phận của chúng. Trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản của Việt Nam, mặt hàng đồ gỗ nội thất chiếm tỷ trọng nhiều nhất. 11 tháng đầu năm 2004, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật đạt 141 triệu USD, chiếm khoảng 56,1% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2003. Đây cũng được đánh giá là mặt hàng mà các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế nhất. Đặc biệt là về mẫu mã và giá cả. Ngoài ra, Nhật Bản không đánh thuế nhập khẩu mặt hàng này cũng phần nào kích thích doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 4 trong số những nước xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào Nhật Bản. Tuy nhiên, đồ gỗ Việt Nam đang phải cạnh tranh với những đối thủ rất "nặng ký" là Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Indonesia. Thách thức trước các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc có ưu thế về nguồn nguyên liệu phong phú, nhân công tương đối rẻ nên đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất vào thị trường Nhật chiếm 41,1% thị phần. Kế đó là Đài Loan chiếm 9%, Thái Lan chiếm 8,7% và Indonesia chiếm 6,8%. 1.3.3 Lựa chọn chiến lược thâm nhập phù hợp dựa trên việc nghiên cứu thị trường và tình hình công ty +Mạnh dạn đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất từ trước đến nay áp dụng vào trong cộng nghệ chế biến gỗ xuất khẩu. +Đi tiên phong trong việc hợp tác với các đối tác Nhật Bản là : công ty Shin Nippon và Marakaka nhằm hiện đại hóa dây chuyền công nghệ . Đồng thời, biến họ thành những đối tác chiến lược trong việc bao tiêu, phân phối sản phẩm trên thị trường Nhật Bản. + Gia tăng sức cạnh trạnh cho sản phẩm của công ty bằng việc tiết kiệm cho phí hạ giá thành sản phẩm, liện tục thay đổi , đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường khó tính vào bậc nhất thế giới này.Áp dụng phương pháp quản lí hiện đại ERP . Đồng thời thông qua các đối tác ở NHật Bản của mình, Savimex đã xây dựng hệ thống phân phối cho các sản phẩm của mình và tạo được chỗ đứng trên thị trường Nhật Bản. Phần 2 : Phân tích các chiến lược mà SAVIMEX đã áp dụng khi thâm nhập thị trường Nhật Bản. Bắt đầu từ tình hình sản xuất tại xưởng: công nhân cưa 1 m3 gỗ chỉ đạt 33% gỗ xẻ thành phẩm , trong khi thực tế con số này có thể đạt tới 60%, phần gỗ bìa bắp sẽ được bán rẻ theo giá củi , tiền thu được trao cho quỹ công đoàn . Trong khi nhà máy cứ lỗ đều đều thì tiền thưởng , tiền cơm trưa, tiền lễ Tết… bao giờ cũng đủ . Khắc phục tình trạng này , Giám đốc Đỗ Hữu Trọng đưa ra giải pháp : tiền bán gỗ sẽ đưa vào quỹ giảm chi phí cho nhà máy , xưởng nào nào cưa gỗ đạt thành phẩm trên 60% thì số phần trăm thành phẩm dư ra sẽ được tính theo giá trị xuất khẩu bằng đô la và xưởng đó sẽ được hưởng 60% số tiền. Xưởng nào làm hàng đúng quy cách, bảo quản máy móc tốt… được thưởng 10% theo lương.Biện pháp này đã tạo lên 1 động lực làm việc sôi nổi, công nhân trở lên năng động trong công việc và tự giác trong công việc hơn, tỉ lệ cưa gỗ lên đến 64%, sản phẩm làm ra đạt chat lượng và đúng thời gian giao hàng. Nhà máy bắt đầu có lãi. Nhạy bén nhận ra gỗ cao su sẽ là thế mạnh trong tương lai , Satimex mạnh dạn đầu tư cho sản phẩm này. Không có kinh nghiệm về sản xuất gỗ cao su, ban quản lý công ty và các kỹ sư Satimex sang Malaysia để học hỏi kinh nghiệm và tìm tài liệu về chế biến gỗ cao su. Sau chuyến đi, với những gì quan sát được trong thực tiễn kết hợp với tài liệu dồi dào , Satimex xuất khẩu thành công lô gỗ ghép cao su đầu tiên và liên tiếp sau đó. Điều này , mở ra một giai đoạn mới trong việc sử dụng gỗ cao su làm nguyện liệu thay thế gỗ rừng tự nhiên trong công nghiệp chế biến gỗ ở nước ta . Tuy nhiên, vấn đề tiếp theo là làm thế nào đê dùng nguyên liệu cao su này cho công nghiệp chế biến gỗ. vì vậy, không chỉ có vấn đề về kinh nghiệm, Satmex phải đối mặt với hàng loạt khó khăn khác như: sản phẩm, máy móc, tiền đầu tư, thị trường… Trong đó, khó khăn lớn nhất là vấn đề máy móc và sử dụng máy móc, vì việc sản xuất đồ gỗ theo dây chuyền hàng loạt còn rất xa lạ với các công ty Việt Nam lúc bấy giờ. Satimex tìm cách hợp tác với nước ngoài bằng phương án mua máy trả chậm, thuê máy của khách hàng có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cua công ty. Nhiều công ty không chấp nhận , chỉ có Shin Nippon, một công ty Nhật đã mua sản phẩm gỗ cao su ghép của Satimex đồng ý cho mượn dây chuyền trị giá hơn 750.00 USD với mức thuê mỗi tháng 2% trị giá của dây chuyền . Ban lãnh đạo công ty cố thuyết phục để tiền thuê chỉ thanh toán kể từ năm thứ 3 trở đi, vì 2 năm đầu công nhân cần được huấn luyện cho quen việc sử dụng máy móc . Và Shin Nippon nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm làm ra. Đây là bước đi đâu tiên và hết sức quan trọng trong việc thâm nhập thị trường này. Satimex mời chuyên gia Nhật Bản huấn luyện cho công nhân rồi liên tiếp đưa đội ngũ kỹ thuật , quản đốc qua Nhật thực tập . Do luôn thực thi nguyên tắc: “ chất lượng , đúng hẹn, đủ hàng”, nên giá xuất của 1 m3 ván ghép cao su đã được nâng lên từng bước từ 500 USD ở lần đầu tiên xuất lên đến 800 USD sau hai năm, và đưa gỗ chế biến xuất khẩu giá trị tăng 1,5 đến 2 lần. Nhờ giá của sản phẩm được nâng cao nên thu nhập của công nhân không ngừng được cải thiện. Năm 1992, Savimex trở thành người mở đường trong việc thực hiện công nghiệp hóa , hiện đại hóa với dây chuyền sản xuất đồ gỗ xuất khẩu theo lối hàng loạt. Tháng 3/1993 Savimex được 1 công ty của Nhật là Marakaka đầu tư cung cấp máy móc cho một nhà máy hiện đại, cùng Savimex thành lập nhà máy hợp tác Saviwoodtech. Savimex nhờ khai thác được công nghệ và kỹ thuật hiện đại đã lấn sang cả lịnh vực cung cấp đồ gỗ và nội thất cho các công trình có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Không những thế, tại thị trường Nhật , hàng gỗ Savimex không thua kém sản phẩm nào của các nước ASEAN( mà những đối thủ cạnh trạnh trực tiếp là các công ty đền từ Malaysia, Indonesia và Thái Lan) Năm 2004, doanh số đồ gỗ của Savimex đạt 15 triệu USD, tăng gấp 30 lần so với năm 1991. Như vậy , kỹ thuật sấy ghép và xử lý gỗ hiện đại đã biến gỗ cao su trước đây chỉ là củi trở thành cao giá. Có thể nói Savimex là công ty đầu tiên vào năm 1993 đã ứng dụng công nghệ tự động hóa để tạo dáng sản phẩm. Năm 1994, Savimex còn đưa công nghệ sơn hiện đại vào sản xuất và sau đó lien tục đưa công nghệ hiện đại khác vào nhà máy. Vì vậy mà , các mặt hàng xuất khẩu của Savinex làm bằng gỗ cao su chất lượng cao, mẫu mã phong phú, các sản phẩm có chất lượng ổn định, đảm bảo đúng tiến đọ giao hàng. Đồng thời , những sản phẩm đồ gỗ nội thất của Savimex có tỷ lệ gỗ tái chế cao, được coi là sản phẩm thân thiện với môi trường nên rất được người dân Nhật Bản ưa thích. Bởi, họ có ý thức về bảo vệ môi trường rất cao . Mà, trong hoàn cảnh rừng ngày càng bị tàn phá nhiều để phục vụ cho nhu cầu con người, công tác trồng mới không được là bao thì sử dụng tiết kiệm nguyên liệu gỗ và tái chế chúng là một việc làm bảo vệ môi trường được xã hội ủng hộ. Đến năm 2000, Savimex đã có 5 dây chuyền chế biến gỗ xuất khẩu với những máy móc hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài trị giá 2,5 triệu USD, chiếm tới 60% máy móc thiết bị của toàn công ty. Từ đây chúng ta có thể thấy được mức độ mạnh dạn đầu tư, đi tiên phong trong ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam, đồng thời nâng cao khả năng cạnh trạnh trên thị trường Nhật Bản. Để giải quyết bài toán cạnh tranh bằng giá thành, đội ngũ kỹ thuật của S

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36065.doc
Tài liệu liên quan