Đề án Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 3

1.1.Rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại 3

1.1.1.Khái niệm rủi ro tín dụng 3

1.1.2.Bản chất rủi ro tín dụng 4

1.2.3.Phân loại rủi ro tín dụng 4

1.1.4.Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 6

1.1.4.1.Nguyên nhân chủ quan 6

1.1.4.2.Nguyên nhân khách quan 9

1.1.5.Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng tới hoạt động ngân hàng thương mại 13

1.2.Quản lý rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại 14

1.2.1.Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng 14

1.2.2.Sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng 15

1.2.2.1.Giảm lợi nhuận 15

1.2.2.2.Giảm khả năng thanh toán 15

1.2.2.3.Giảm uy tín của ngân hàng 16

1.2.2.4.Phá sản ngân hàng 16

1.2.3.Các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng 17

1.2.3.1.Nguyên tắc chấp nhận rủi ro 17

1.2.3.2.Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép 18

1.2.3.3.Nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt 18

1.2.3.4.Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập 18

1.2.3.5. Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính 19

1.2.3.6.Nguyên tắc hợp lý về thời gian 19

1.2.3.7.Nguyên tắc chuyển đẩy các loại rủi ro không cho phép 19

 

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 20

2.1.Thực trạng rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay 20

2.1.1.Xem xét theo nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 20

2.1.1.1.Rủi ro tín dụng xuất phát từ đạo đức của các cán bộ ngân hàng 20

2.1.1.2. Rủi ro tín dụng xuất phát từ chính sách của nhà nước 22

2.1.1.3. Rủi ro tín dụng xuất phát từ việc thực thi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước 23

2.1.1.4.Rủi ro tín dụng do môi trường kinh tế không ổn định 24

2.1.2.Xem xét qua một số chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro tín dụng 25

2.1.2.1.Tổng quát tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại 25

2.1.2.2.Tỷ lệ an toàn vốn 27

2.1.2.3.Hệ số nợ quá hạn 29

2.1.2.4.Hệ số rủi ro tín dụng 29

2.1.2.5.Tỷ lệ nợ xấu 30

2.2.Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay 31

2.3.Đánh giá rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay 34

 

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 38

3.1.Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng 38

3.1.1.Chú trọng công tác giáo dục, đào tạo cán bộ 38

3.1.2.Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý 38

3.1.3.Thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng 39

3.1.4.Lập quỹ dự phòng rủi ro 40

3.1.5.Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro 40

3.1.6.Sử dụng các hình thức đảm bảo tín dụng ( Cầm cố, thế chấp, bảo lãnh.) 41

3.1.7.Tăng cường công tác kiểm toán, kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng 42

3.1.8.Tăng cường hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin ứng dụng (CIC) 42

3.2.Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền 43

3.2.1.Với ngân hàng nhà nước 43

3.2.2.Với chính phủ, nhà nước và các bộ ngành 44

 

Kết luận 46

Danh mục tài liệu tham khảo 47

 

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1943 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, chi phí phát sinh cao. Nếu ngân hàng không có phương án giải quyết kịp thời, tính toán cẩn thận mà để tình hình này kéo dài, ngân hàng sẽ bị phá sản và buộc phải đóng cửa. * Sức mạnh cạnh tranh và uy tín của ngân hàng trên thị trường bị ảnh hưởng. Khách hàng mất đi niềm tin vào ngân hàng, số tiền của khách hàng có ý định gửi hoặc đang gửi tại ngân hàng sẽ chuyển sang gửi tại ngân hàng khác. Những người đi vay cũng không muốn vay tại những ngân hàng đó để đi đầu tư cho các dự án tốt. Hoạt động của ngân hàng trở nên phức tạp và biến động rất mạnh. * Ngoài ra, phản ứng dây chuyền (hiệu ứng domino) trong hệ thống ngân hàng khi có một ngân hàng sụp đổ là rất dễ xảy ra. Có thể nói, rủi ro tín dụng là rất nguy hiểm nếu vượt ra ngoài dự kiến. Nó có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để có thể quản lý được loại rủi ro này. 1.2.Quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại 1.2.1.Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là khách quan và luôn tồn tại trong từng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương mại. Rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, chỉ có thể hạn chế chứ không thể loại trừ. Do đó, các nhà quản lý ngân hàng cần dự kiến và lường trước rủi ro tín dụng. Và đó chính là xuất phát điểm hình thành nên quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Hơn nữa, rủi ro tín dụng chỉ là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng và điều đó không phải bao giờ cũng xảy ra, tuy nhiên do tính lặp lại của rủi ro nên trong nhiều trường hợp người ta nhận thức được quy luật của rủi ro tín dụng. Chính vì điều này mà ngân hàng có thể tìm ra những biện pháp quản lý nhằm hạn chế khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra. Vậy quản lý rủi ro tín dụng là một trong những nội dung quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại nhằm hạn chế khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra, bao gồm các hoạt động : nhận biết và đánh giá mức độ rủi ro, đo lường phân tích rủi ro, kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro và báo cáo về rủi ro. 1.2.2.Sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng Hoạt động tín dụng là quan trọng nhất trong ngân hàng thương mại, bao gồm hai mặt : Sinh lời và rủi ro. Phần lớn các thua lỗ của các ngân hàng là từ hoạt động tín dụng. Song ở đây không có cách gì để loại trừ rủi ro tín dụng hoàn toàn mà phải quản lý cẩn thận. Đứng trước quyết định cho vay, cán bộ ngân hàng phải cân nhắc mâu thuẫn giữa sinh lời và rủi ro. Vì vậy, quản lý rủi ro tín dụng được coi là nội dung quản lý quan trọng của ngân hàng thương mại. Khi ngân hàng không kiểm soát được rủi ro tín dụng thì sẽ gây nên nhiều bất lợi cho ngân hàng như : 1.2.2.1.Giảm lợi nhuận Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm phát sinh các khoản nợ khó đòi, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay đồng thời lại phát sinh thêm các chi phí quản lý và chi phí giám sát thu nợ. Các chi phí này thực tế còn cao hơn các khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất các khoản nợ quá hạn bởi vì đây là khoản thu nhập ngân hàng rất khó có khả năng thu hồi. Thế nhưng ngân hàng vẫn phải trả vốn và lãi khi đến hạn cho các khoản tiền gửi. Vì thế ngân hàng bị giảm lợi nhuận và bị mất cân đối thu chi. Khi không thu được nợ thì vòng quay vốn tín dụng giảm làm ngân hàng kinh doanh không hiệu quả. 1.2.2.2.Giảm khả năng thanh toán Các ngân hàng thương mại thường lập kế hoạch cân đối dòng tiền ra (trả gốc và lãi, cho vay, đầu tư ...) và dòng tiền vào (thu nợ gốc và lãi, thu nhập từ các hoạt động đầu tư ...) tại các thời điểm trong tương lai. Các món vay không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến sự không cân đối giữa hai dòng tiền. Các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn trong khi các món cho vay lại không được hoàn trả đúng hạn. Do đó, nếu ngân hàng không đi vay hoặc bán các tài sản của mình thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ bị han chế, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong khâu thanh toán. 1.2.2.3.Giảm uy tín của ngân hàng Nếu tình trạng mất khả năng chi trả của ngân hàng diễn ra nhiều lần hay những thông tin về rủi ro tín dụng của ngân hàng bị tiết lộ ra công chúng thì uy tín của ngân hàng đó trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút. Hậu quả là ngân hàng sẽ khó khăn trong việc huy động nguồn vốn từ dân cư và thiết lập giao dịch với các doanh nghiệp và các ngân hàng khác. Các ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế thị trường khi đã để mất niềm tin của khách hàng thì việc khôi phục lại là rất khó khăn. 1.2.2.4.Phá sản ngân hàng Nếu doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn trong việc hoàn trả, nhất là những món vay lớn thì có thể dẫn đến khủng hoảng trong hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng là một lĩnh vực hoạt động hết sức nhạy cảm, chỉ cần một tin đồn nhỏ về việc ngân hàng gặp khó khăn trong khâu thanh toán lập tức sẽ tạo ra làn sóng rút tiền ồ ạt tại ngân hàng. Nếu ngân hàng không chuẩn bị kịp thời cho những tình huống như vậy, không đáp ứng nổi nhu cầu rút tiền quá lớn sẽ nhanh chóng mất khả năng thanh toán và nếu ngân hàng trung ương không thế can thiệp kịp thời thì sẽ dẫn đến sự sụp đổ ngân hàng. Hiệu ứng dây chuyền này gây ra sự hoảng loạn cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến sự đổ vỡ hàng loạt của các ngân hàng và các tổ hức tín dụng khác. Nó làm cho nền kinh tế suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định. Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế mỗi khu vực và thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997) và cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001-2002) đã làm rung chuyển toàn cầu. Tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở các mức độ khác nhau : nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất là khi ngân hàng không thu được vốn và lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản gây hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Chính vì thế, đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp để giảm thiểu rủi ro trong cho vay. Trên đây là những lý do về sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng, và từ đó có thể thấy được mục đích của việc quản lý rủi ro tín dụng là để tăng lợi nhuận, đảm bảo khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín cho ngân hàng, tránh được rủi ro phá sản ngân hàng. 1.2.3.Các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro ngân hàng được dựa trên hàng loạt những nguyên tắc, trong đó bao gồm một số nguyên tắc cơ bản : 1.2.3.1.Nguyên tắc chấp nhận rủi ro Các nhà quản trị ngân hàng cần phải chấp nhận rủi ro ở mức cho phép nếu như mong muốn có được thu nhập phù hợp từ những hoạt động nghiệp vụ của mình. Dĩ nhiên, mỗi nghiệp vụ cụ thể sau khi đánh giá mức độ rủi ro các ngân hàng thương mại cần xây dựng chiến thuật phòng chống rủi ro; tuy nhiên, loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt động ngân hàng là không thể, bởi vì rủi ro ngân hàng là sự hiện hữu khách quan vốn có trong các nghiệp vụ của ngân hàng. Do đó, nguyên tắc đầu tiên trong quá trình quản trị rủi ro đối với các nhà quản trị ngân hàng là phải nhận biết những “rủi ro cho phép”. Việc chấp nhận mức độ loại rủi ro ngân hàng nào chính là điều kiện quan trọng để điều tiết những tác động tiêu cực của chúng trong quá trình quản lý rủi ro. 1.2.3.2.Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép Nguyên tắc này đòi hỏi phầ lớn rủi ro trong “gói rủi ro cho phép” phải có khả năng điều tiết trong quá trình quản lý, mà không phụ thuộc vào những hoàn cảnh khách quan và chủ quan của nó. Ngoài ra, đối với các loại rủi ro không có khả năng “điều chỉnh” cần phải được chuyển đẩy sang các công ty bảo hiểm bên ngoài. Ngân hàng có thể chuyển rủi ro tín dụng sang các công ty bảo hiểm bằng cách mua bảo hiểm cho các khoản tín dụng và khi rủi ro xảy ra ngân hàng sẽ được các công ty bảo hiểm bồi thường toàn bộ hay một phần tổn thất tùy theo điều kiện của loại bảo hiểm đã mua. 1.2.3.3.Nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt Một trong những nguyên lý cơ bản của lý thuyết quản trị rủi ro là các loại rủi ro khá độc lập với nhau và sự thiệt hại do một loại nào đó trong “ gói rủi ro cho phép” gây nên không nhất thiết sẽ làm tăng xác suất xảy ra các loại rủi ro khác. Nói cách khác, về nguyên tắc, sự thiệt hại đối với ngân hàng do các loại rủi ro khác nhau gây nên là khá độc lập với nhau và quá trình quản lý chúng cần phải được điều tiết riêng biệt, không thể gộp các loại rủi ro khác nhau vào một nhóm để đưa ra cùng một phương pháp điều hành. 1.2.3.4.Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập Nguyên tắc này là nền tảng của lý thuyết quản trị rủi ro. Các ngân hàng trong quá trình hoạt động của mình chỉ được phép chấp nhận các loại mức độ rủi ro mà thiệt hại khi chúng xảy ra ở mức không được cao quá mức thu nhập phù hợp. Có nghĩa rằng, tất cả các loại rủi ro có mức độ rủi ro cao hơn mức độ thu nhập mong đợi cần phải được loại bỏ. Ngân hàng không nên đánh đổi giữa lợi nhuận và an toàn tín dụng khi rủi ro quá cao. 1.2.3.5.Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính Giá trị thiệt hại mà ngân hàng mong muốn từ những khoản rủi ro phải phù hớp với phần vốn mà ngân hàng có thể trích dự phòng cho những thiệt hại khi chúng xảy ra. Khi rủi ro xảy ra, nó kéo theo sự thiệt hại thu nhập, giảm tiềm năng lợi nhuận và nhịp độ phát triển của ngân hàng trong tương lai. Do đó, giá trị thiệt hại phải phù hợp với mức vốn dự phòng của ngân hàng và ngân hàng phải xác định được mức độ dự báo phù hợp, bao gồm cả những khoản rủi ro không thể chuyển được sang cho đối tác hay các công ty bảo hiểm bên ngoài. 1.2.3.6.Nguyên tắc hợp lý về thời gian Thời gian tồn tại của một nghiệp vụ ngân hàng càng lâu thì biên độ xảy ra rủi ro càng lớn, khả năng điều tiết những tác động tiêu cực của nó và tính kinh tế của quản lý rủi ro càng thấp. Khi bắt buộc phải tồn tại các nghiệp vụ này thì ngân hàng phải đảm bảo có mức thu nhập phụ trội cần thiết không chỉ vì lợi nhuận mà còn vì mục đích bù đắp những chi phí để điều tiết tác động của rủi ro trong trường hợp chúng xảy ra. 1.2.3.7.Nguyên tắc chuyển đẩy các loại rủi ro không cho phép Nguyên tắc này đòi hỏi các loại rủi ro nằm trong “gói rủi ro cho phép” phải có khả năng chuyển đẩy cao. Các loại rủi ro không tương thích với khả năng của ngân hàng trong việc điều tiết những hậu quả tiêu cực khi chúng xảy ra hay không phù hợp với những yêu cầu cụ thể của chiến lược và chính sách điều hành hoạt động của ngân hàng cần phải được loại bỏ khỏi “gói rủi ro cho phép”. Hay nói cách khác, chúng chỉ được cho vào khi có khả năng chuyển đẩy cao sang các đối tác hoặc các công ty bảo hiểm bên ngoài. Trên đây là các nguyên tắc cơ bản để từ đó mỗi ngân hàng xây dựng cho mình một chính sách quản trị rủi ro ngân hàng riêng biệt. CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1.Thực trạng rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay Ở nước ta, trong tất cả các loại rủi ro của hoạt động ngân hàng thì rủi ro trong hoạt động tín dụng là rủi ro lớn nhất, phức tạp nhất và đang diễn ra ở mức độ đáng quan tâm. 2.1.1.Xem xét theo nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 2.1.1.1.Rủi ro tín dụng xuất phát từ đạo đức của các cán bộ ngân hàng - Hiện tượng các cán bộ ngân hàng vi phạm quy chế để mưu lợi cá nhân như cố ý làm trái quy trình tín dụng, thể lệ tín dụng đang xảy ra rất phổ biến. - Lập hồ sơ giả để vay tiền cho cá nhân, vay hộ, nhờ người vay hộ, vay tiền ngân hàng chuyển cho công ty TNHH của gia đình, xảy ra tại Ngân hàng TMCP Nam Đô, Ngân hàng TMCP Việt Hoa và nhiều ngân hàng thương mại khác. - Cán bộ tín dụng trực tiếp thu nợ gốc, nợ lãi không nộp, xâm phạm tiêu dùng cho cá nhân. Dẫn chứng là tại NHNo & PTNT Ninh Bình, Thái Bình... - Cán bộ ngân hàng thông đồng với khách hàng làm trái, làm giả tài sản thế chấp, giả mạo trong hồ sơ vay vốn, hồ sơ thế chấp tài sản, chứng từ thanh toán ...rút tiền ngân hàng hay làm thất thoát tiền ngân hàng. Vụ án Epco Minh Phụng, Tamexco ...bị thất thoát tới hàng nghìn tỷ đồng là điển hình về rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng, tập trung là tín dụng. - Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ có giá để thế chấp vay tiền qua sự thông đồng của nhân viên ngân hàng với bên ngoài. Một số người kết cấu và thông đồng với nhau lập khống các cuốn sổ tiết kiệm. Bằng cách này, một số cán bộ chi nhánh NHĐT&PT Ba Đồn ( Quảng Bình ) thông đồng với nhau, giả mạo sổ sách, chứng từ, rút 675 triệu đồng của ngân hàng. - Gian lận cổ phiếu : Đây là một loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng đã xảy ra không phải hiếm ở nước ta. Rủi ro này liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng bởi cổ phiếu khống, cổ phiếu định giá quá cao, giao dịch mua bán giả tạo, sử dụng cổ phiếu để thế chấp vay vốn của chính ngân hàng, hoặc làm vốn điều lệ ngân hàng tăng lên một cách giả tạo trên cơ sở đó tạo nguồn vốn để cho vay, hay áp dụng giới hạn tối đa vốn cho vay một khách hàng. Trường hợp này đã từng xảy ra phổ biến ở nhiều ngân hàng thương mại cổ phần. Tiêu biểu như xảy ra tại VP bank, Ngân hàng TMCP Vũng Tàu, Ngân hàng TMCP Gia Định... - Các hành vi khác thông đồng với khách hàng để lừa đảo chiếm đoạt tiền ngân hàng, hoặc trực tiếp lấy tiền quỹ ngân hàng bỏ trốn. - Ăn cắp qua vi tính : Loại rủi ro này không phải hiếm trên thế giới, với khối lượng tiền bị ăn cắp rất lớn, và cũng đã xảy ra ở nước ta. Tiêu biểu là trong năm 2001 tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thủ Thừa – Long An, người ta đã phát hiện ra kế toán trưởng chi nhánh ngân hàng này đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn và sự tín nhiệm của lãnh đạo, thực hiện thủ đoạn lập chứng từ khống trên máy vi tính để tham ô 315.098.315 đồng. Thủ đoạn này được thực hiện từ năm 1998 cho đến khi bị phát hiện. 2.1.1.2.Rủi ro tín dụng xuất phát từ chính sách của nhà nước - Chính sách thuế, quy định về đất đai, nhà ở ... làm đóng băng thị trường bất động sản, kéo theo nợ đọng vốn vay ngân hàng. - Chính sách xuất nhập khẩu : Chính phủ đột ngột thay đổi một số chính sách kinh doanh xuất nhập khẩu mà trước đó ngân hàng đã cho doanh nghiệp vay vốn. Chẳng hạn như ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vốn để thu mua lúa gạo xuất khẩu, khai thác và chế biến gỗ xuất khẩu ...nhưng sau đó, Chính Phủ đột ngột có quyết định tạm dừng việc xuất khẩu gạo, cấm xuất khẩu gỗ ...làm cho hàng hóa bị tồn đọng, vốn ngân hàng cũng bị khê đọng theo. Tương tự, khi một chính sách bị thay đổi đột ngột như tăng thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng mà trước đó ngân hàng đã mở L/C bảo lãnh xuất nhập khẩu hoặc cho vay vốn sản xuất hàng xuất khẩu, nay do thuế tăng việc kinh doanh bị thua lỗ, khách hàng không trả được nợ, ngân hàng cũng bị rủi ro theo. Bộ thương mại cấp giấy phép cho nhập khẩu vật tư hàng hóa trong nước sản xuất được, gây ứ đọng, khó tiêu thụ làm cho doanh nghiệp thua lỗ, ví dụ như : đường, xi măng... Nhập khẩu thiết bị cũ, lạc hậu, giá nhập khẩu cao làm cho giá thành sản phẩm và giá bán quá cao, làm hàng hóa không tiêu thụ được hoặc bán dưới giá thành, dẫn đến kinh doanh thua lỗ, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. - Kế hoạch, quy hoạch, dự báo thiếu khoa học, không chính xác, chủ quan duy ý chí, có phạm vi ở các bộ, ngành Trung ương, cấp tỉnh, thành phố. Các quy hoạch, dự báo, định hướng chiến lược không phù hợp...Sản phẩm mía đường, bia, xi măng đều được tiến hành theo quy hoạch, xây dựng chiến lược và dự báo của các bộ ngành. Các dự án đầu tư thì đều được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi thực thi các khâu đó, đều tính toán trên cơ sở dự báo sức tiêu thụ của thị trường nội địa, nhu cầu sử dụng bình quân đầu người của Việt Nam so với các nước trong khu vực và thế giới ...Song thực tế là chưa thực hiện xong các chương trình, sản lượng sản xuất ra cung đã vượt quá cầu. Nên phát sinh ra nhiều trường hợp : khó tiêu thụ, giá bán hạ ...Ngân hàng kiến nghị ngừng đầu tư nhưng các địa phương đã hoàn chỉnh dự án cứ chạy hết các cấp ngành xin phê duyệt và thúc ép ngân hàng cho vay, bảo lãnh. Rủi ro cuối cùng lại dồn lên vai ngân hàng. - Tài sản nhà đất nằm trong quy hoạch. Khi thẩm định cho vay thì điều đó chưa xảy ra, đến khi khách hàng không trả được nợ, ngân hàng đem phát mại tài sản thế chấp, hoặc là khi đó mới phát hiện ra tài sản đó nằm trong quy hoạch, hoặc là khi đó mới có quy hoạch chính thức nên bán không ai mua và chỉ được nhận đền bù với mức thấp. Trường hợp này gặp nhiều đối với các chi nhánh ngân hàng thương mại tỉnh Thái Bình. 2.1.1.3.Rủi ro tín dụng xuất phát từ việc thực thi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước - Quản lý doanh nghiệp lỏng lẻo : Ở TPHCM và một số nơi khác đã có các hiện tượng cấp phép thành lập doanh nghiệp nhưng không kiểm tra, một ngày cấp phép vài công ty TNHH cùng địa chỉ, doanh nghiệp mất tích, làm trái chức năng, không đủ năng lực tài chính, không có vốn thực tế. Một số ngân hàng không tìm hiểu kỹ hoặc không biết, rồi cho các doanh nghiệp như thế vay nên rủi ro tín dụng đã xảy ra. - Công chứng tài sản thế chấp sai pháp luật, xảy ra tiêu biểu ở Vũng Tàu, TPHCM và một số nơi khác. - Xác định không đúng tư cách người vay, tập trung là UBND xã, phường. Cơ quan chức năng xác nhận mất bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất, sau đó cấp bản sao, người vay cầm bản chính thế chấp ngân hàng này và dùng bản sao thế chấp ngân hàng khác. - Cơ quan thi hành án hữu khuynh, hoặc thông đồng với người thi hành án, không chịu thi hành án hoặc kéo dài thi hành án, cố tình chây ỳ - Trung tâm bán đấu giá tài sản thế chấp có tiêu cực, làm cho việc đấu giá tài sản bị kéo dài, giá bán thấp, tiền thu được thấp hơn khoản cho vay. Tất cả các việc làm trên đều là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại. Những hiện tượng này hiện nay xảy ra rất nhiều ở nước ta, chính vì vậy mà các ngân hàng thương mại đang gặp rất nhiều rủi ro tín dụng . 2.1.1.4.Rủi ro tín dụng do môi trường kinh tế không ổn định Do bị quản lý về trần lãi suất nên các NHTM đua nhau lách luật bằng cách đưa ra nhiều loại phí mới và nâng mức phí lên vô tội vạ. Lãi suất hay phí là do tên gọi và cách thu của ngân hàng, nhưng đối với DN thì tất cả đều là chi phí sử dụng vốn. Với chi phí vốn hiện tại phổ biến trên 20% (có nơi đến 22%) thì hoạt động sao cho hiệu quả đang là bài toán khó giải của nhiều DN. Lãi suất huy động vẫn đang diễn biến phức tạp, nếu NHNN không có những hành động thiết thực trong việc quản lý phí thì có thể lãi suất huy động sẽ đua lên mức 18%-20%/năm trong ngắn hạn và khi đó tình hình sẽ càng thêm phức tạp. Vấn đề này đã làm xuất hiện hiện tượng khách hàng vay chây ì không trả nợ, chấp nhận để nợ quá hạn vì trả nợ không được ngân hàng cho vay lại hoặc nếu được vay lại thì lãi suất vay mới còn cao hơn cả lãi suất nợ quá hạn. Nếu hiện tượng này lan rộng, hồ sơ tín dụng đen của trung tâm thông tin tín dụng sẽ càng dày thêm và nợ quá hạn của các ngân hàng sẽ tăng đột biến. Do thị trường diễn biến bất thường ngoài dự kiến, giá cả thị trường biến động mạnh, có thể làm giá trị tài sản thế chấp để cho vay bị mất giá rất lớn. Khi ngân hàng thẩm định cho vay mà nhà đất đang là giá cao, sau đó giá giảm mạnh, có khi giảm 3 – 4 lần, khách hàng không trả được nợ, ngân hàng xiết nợ nhưng không bán được vì giá quá thấp so với khi định giá cho vay, hoặc là không có người mua, hoặc là tiền thu về thấp hơn nhiều so với tiền cho vay. Ở Thanh Hóa có nhiều trường hợp, khi giá nhà giảm quá thấp, người vay vốn chủ động mời ngân hàng đến nhận nhà thế chấp. 2.1.2.Xem xét qua một số chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro tín dụng Mục này chỉ tập trung vào một số ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam như : Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đông Á, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng TMCP Phương Nam và Ngân hàng TMCP An Bình. Thời gian nghiên cứu từ 2005 đén 2007. 2.1.2.1.Tổng quát tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại Tình hình tăng trưởng huy động Huy động vốn là một trong các hoạt động đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Qua nghiên cứu, các ngân hàng thương mại có tỷ lệ tăng trưởng huy động khá cao. Năm 2007, ngân hàng An Bình có tốc độ tăng trưởng huy động tăng cao 337%, kế đến là ngân hàng Kỹ thương 156%, ngân hàng Á Châu tuy tốc độ tăng trưởng kém hơn nhưng lại có tổng huy động cao hơn cả, hơn 55 ngàn tỷ đồng. Tình hình tăng trưởng tín dụng Nếu như năm 2007, ngân hàng Á Châu có tổng huy động cao hơn hẳn, thì trong tăng trưởng tín dụng, ngân hàng Sài Gòn Thương tín lại có dư nợ tín dụng nhiều hơn, khoảng 35 ngàn tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 136%, cùng tốc độ tăng trưởng đó là ngân hàng Kỹ thương với dư nợ tín dụng hơn 20 ngàn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất vẫn là ngân hàng An Bình, 506%. Hiệu quả hoạt động: Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thể hiện qua nhiều chỉ số, trong đó lợi nhuận trước thuế là một trong những chỉ số quan trọng. Trong các ngân hàng nghiên cứu, lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng tăng đều đặn qua các năm, trong đó ngân hàng MHB có lợi nhuận trước thuế là thấp nhất khoảng 195 tỷ đồng và ngân hàng Á Châu là cao nhất hơn 2000 tỷ đồng. 2.1.2.2.Tỷ lệ an toàn vốn Xét tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần trong thời gian 3 năm gần nhất cho thấy Á Châu có tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động là thấp nhất và đều đặn qua các năm, kế đến là ngân hàng Phương Nam. Bên cạnh đó, MHB và Đông Á có tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động còn khá cao, điều này chứng minh việc sử dụng nguồn tiền cho vay vượt quá nguồn vốn huy động, làm tăng mức độ rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. (Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng) 2.1.2.3.Hệ số nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng Á Châu giảm dần qua các năm và thấp nhất trong 8 ngân hàng đang nghiên cứu, cụ thể là từ 1.66% năm 2005 xuống còn 0.31% năm 2007, điều này cho thấy ngân hàng kiểm soát rủi ro tín dụng tốt, quản lý nợ quá hạn có hiệu quả. Bảng 2.1: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của các ngân hàng 2005 2006 2007 ACB 1.66% 1.11% 0.31% SACOM 0.88% 0.95% 0.39% ĐÔNG Á 1.26% 1.00% 0.64% AN BÌNH 4.34% 5.15% 2.36% TCB 1.85% 1.43% 1.41% EXIMBANK 1.98% 1.56% 1.51% MHB 3.93% 4.37% 3.36% PHƯƠNG NAM 4.35% 10.82% 8.48% (Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng) Tuy nhiên tỷ lệ này ở ngân hàng Phương Nam vẫn còn khá cao, mặc dù có tăng giảm qua các năm nhưng vẫn còn cao nhất trong các ngân hàng đang nghiên cứu. Con số 8.48% không nói lên tất cả nhưng cũng đủ cho thấy ngân hàng vẫn chưa đẩy mạnh vai trò kiểm soát rủi ro tín dụng. 2.1.2.4.Hệ số rủi ro tín dụng Dư nợ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng Đông Á tuy giảm dần qua các năm nhưng vẫn khá cao, từ gần 70% năm 2005 còn khoảng 65% năm 2007. Hệ số rủi ro tín dụng Đông Á càng cao thì rủi ro tín dụng càng lớn, kế đến là Eximbank, Á Châu có hệ số rủi ro tín dụng tương đối thấp chứng tỏ khả năng quản lý tín dụng của Á Châu là khá tốt. Bảng 2.2 : Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng 2005 2006 2007 ACB 38.65% 38.11% 37.25% SACOM 58.00% 59.00% 54.00% ĐÔNG Á 69.99% 66.20% 64.94% AN BÌNH 59.79% 36.32% 39.93% TECHCOMBANK 49.63% 50.19% 51.81% EXIMBANK 56.59% 55.71% 54.74% MHB 66.80% 53.98% 50.58% PHƯƠNG NAM 74.47% 51.18% 50.29% (Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng) 2.1.2.5.Tỷ lệ nợ xấu Bảng 2.3 : Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng 2005 2006 2007 ACB 0.30% 0.20% 0.08% SACOM 0.55% 0.72% 0.24% ĐÔNG Á 0.98% 0.77% 0.45% AN BÌNH 1.23% 2.70% 1.51% TCB  1.01%  0.73%  0.82% EXIMBANK 1.12% 0.85% 0.88% MHB 2.46% 2.88% 2.20% PHƯƠNG NAM 2.06% 3.12% 3.77% (Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng) Nhìn chung, các ngân hàng thương mại cổ phần đang nghiên cứu đều có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ở mức an toàn cho phép. Tỷ lệ này của ngân hàng Á Châu và Đông Á giảm dần qua các năm và dưới 0.5%, đối với ngân hàng An Bình, MHB, Phương Nam tỷ lệ này lớn hơn 1.5%. Riêng ngân hàng Phương Nam có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ lớn hơn 3% và tăng dần qua các năm. Đây là dấu hiệu đáng báo động đối với việc quản lý kiểm soát rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần, đòi hỏi các ngân hàng không thể lơi lỏng công tác quản lý rủi ro. Quản lý rủi ro tín dụng là công việc phải được diễn ra hàng ngày hàng giờ, chặt chẽ và hiệu quả. 2.2.Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay * Hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra rủi ro tín dụng là các ngân hàng thương mại thiếu thông tin cần thiết về người vay và môi trường cho vay. Xuất phát từ nhu cầu thực tế này, Ngân hàng nhà nước đã thành lập “Trung tâm thông tin tín dụng” chuyên thu thập thông tin về khách hàng có quan hệ tín dụng, thông tin kin

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22881.doc
Tài liệu liên quan