Đề án Sử dụng một số phương pháp thông kê nghiên cứu tình hình xuất khẩu cà phê nước ta giai đoạn 1996 – 2006

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU 1

B. NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA CÂY CÀ PHÊ VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA. 3

I. VAI TRÒ CỦA CÂY CÀ PHÊ TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA. 3

II. TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1996 – 2006. 5

1. Về sản lượng xuất khẩu cà phê. 5

2. Về giá trị xuất khẩu cà phê. 6

3. Thị trường xuất khẩu cà phê hiện nay. 7

4. Thuận lợi và khó khăn đối với xuất khẩu cà phê. 10

CHƯƠNG II: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1996 – 2006. 13

I. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ. 13

1. Khái niệm, tác dụng và những vấn đề có tính nguyên tắc khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê. 13

1.1 Khái niệm 13

1.2 Tác dụng 13

1.3 Những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê. 13

2. Một số chỉ tiêu về xuất khẩu cà phê. 15

2.1. Sản lượng cà phê thu hoạch. 15

2.2 Sản lượng cà phê xuất khẩu. 16

2.3. Giá trị cà phê xuất khẩu. 16

II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ 16

1. Dãy số thời gian. 16

1.1 Mức độ bình quân qua thời gian. 17

1.2 Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối. 17

1.3. Tốc độ phát triển. 19

1.4. Tốc độ tăng ( hoặc giảm ) 20

1.5. Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng ( hoặc giảm ) liên hoàn. 20

2. Phương pháp chỉ số. 21

3. Dự đoán thống kê. 23

3.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối bình quân. 23

3.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân. 24

3.3. Dự đoán dựa vào hàm xu thế. 24

3.4. Dự đoán theo phương pháp san bằng mũ. 25

3.5. Dự đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên ( Phương pháp Box – Jenkins) 27

CHƯƠNG III. VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1996 – 2006. 29

I. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN ĐỂ PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU. 29

1. Về sản lượng cà phê xuất khẩu. 29

2. Về giá trị cà phê xuất khẩu. 32

II. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ ĐỂ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ. 34

III. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ĐOÁN ĐỂ DỰ ĐOÁN SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU NĂM 2007, 2008. 37

1. Dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân. 38

2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân. 38

3. Dự đoán dựa vào hàm xu thế. 40

4. Dự đoán dựa vào san bằng mũ. 42

5. Dự đoán dựa vào mô hình tuyến tính ngẫu nhiên. 43

IV. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP. 45

1. Kiến nghị. 45

2. Giải pháp. 45

C. KẾT LUẬN 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

 

 

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1834 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Sử dụng một số phương pháp thông kê nghiên cứu tình hình xuất khẩu cà phê nước ta giai đoạn 1996 – 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tầng chưa tương xứng, chưa đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành hàng cà phê. Thứ năm là hệ thống kiểm tra, giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm còn yếu kém và lạc hậu. Ở các nước có mức tiêu thụ cà phê lớn vấn đề kiểm tra và giám sát chất lượng, xuất xứ và thương hiệu của hàng hóa được đặc biệt chú ý thì công tác này ở Việt Nam bị coi nhẹ. Hiện tượng bán hàng giả dưới tên các thương hiệu nổi tiếng có xu hướng tăng lên. Điều này tạo nên những bất lợi đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ do chi phí để bảo vệ thương hiệu hàng hóa vượt quá sức của họ. Thứ sáu là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê nước ta thiếu kinh nghiệm và kỹ năng tham gia thương mại thế giới. Phần lớn các đơn vị chỉ thực hiện các giao dịch kinh tế quốc tế trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Do đó nhiều chủ doanh nghiệp thiếu những kỹ năng cơ bản khai thác, xử lý tin tức và đàm phán thương mại. Cuối cùng, Nhà nước chưa có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ thỏa đáng về vốn, công nghệ chế biến, kỹ thuật, bồi dưỡng cán bộ… để tạo điều kiện cho các DN xây dựng những “thương hiệu” mạnh mang tính chất bền vững. CHƯƠNG II: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1996 – 2006. I. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ. 1. Khái niệm, tác dụng và những vấn đề có tính nguyên tắc khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê. 1.1 Khái niệm Hệ thống chỉ tiêu là một tập hợp các chỉ tiêu có thể phản ánh các mặt, các tính chất quan trọng, các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của tổng thể và mối liên hệ của tổng thể với các hiện tượng có liên quan. Hệ thống chỉ tiêu này được hình thành qua những biểu hiện trực tiếp hoặc gián tiếp của nội dung nghiên cứu. Mặt khác, nó được hình thành từ những nhóm chỉ tiêu đã được xây dựng cho những nhu cầu riêng. 1.2 Tác dụng Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu nhằm xác định nhu cầu thông tin cần thu thập cho quá trình nghiên cứu thống kê. Hệ thống chỉ tiêu thống kê giúp lượng hoá các mặt của hiện tượng, lượng hoá cơ cấu, các tính chất của hiện tương và mối liên hệ cơ bản của hiện tượng. Những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê. 1.3.1 Đảm bảo tính hướng đích. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải phù hợp với mục đích nghiên cứu và đảm bảo đạt được mục đích nghiên cứu một cách hiệu quả nhất. Vì mục đích nghiên cứu quyết định nhu cầu thông tin của những mặt nào đó của hiện tượng nghiên cứu, nó giúp ta lựa chọn những chỉ tiêu cần thiết đưa vào hệ thống. Đảm bảo tính hệ thống. Các chỉ tiêu trong hệ thống phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau, được phân tổ và sắp xếp khoa học. Hệ thống chỉ tiêu phải có khả năng nêu được mối liên hệ giữa các bộ phận, các mặt và giữa các hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng có liên quan ( trong phạm vi mục đích nghiên cứu ) có sự gắn kết với nhau. Trong hệ thống chỉ tiêu thống kê phải có các chỉ tiêu mang tính chất chung, các chỉ tiêu mang tính chất bộ phận và các chỉ tiêu nhân tố nhằm phản đầy đủ và sâu sắc hiện tượng nghiên cứu. Các chỉ tiêu bộ phận, các chỉ tiêu chung lẫn các chỉ tiêu nhân tố đều phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung, phương pháp tính và phạm vi tính toán. Đảm bảo tính khả thi. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện nhân tài, vật lực để có thể tiến hành thu thập và tổng hợp chỉ tiêu trong sự tổng hợp nghiêm ngặt. Đảm bảo tính hiệu quả. Hệ thống chỉ tiêu được xây dựng phù hợp với mục đích nghiên cứu đồng thời thu thập thông tin đầy đủ nhằm phục vụ cho việc áp dụng phương pháp thống kê để phân tích và dự đoán. Phải xem xét đến khả năng tổng hợp các chỉ tiêu để đảm bảo chi phí tối đa. Phải cân nhắc thật kỹ để xác định những chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất, vừa đủ số chỉ tiêu. Không nên đưa vào hệ thống các chỉ tiêu thừa và chưa thật sự cần thiết. Đảm bảo tính thích nghi. Hệ thống chỉ tiêu phải phù hợp với không gian cũng như thời gian của vấn đề nghiên cứu, cần loại bỏ những chỉ tiêu không còn phù hợp và thêm vào những chỉ tiêu cần thiết đối với vấn đề nghiên cứu. 2. Một số chỉ tiêu về xuất khẩu cà phê. 2.1. Sản lượng cà phê thu hoạch. Đây là chỉ tiêu số lượng tuyệt đối thời kỳ phản ánh lượng cà phê thu hoạch được trong từng năm. Thông qua chỉ tiêu này để tính năng suất cây trồng. Dưới đây là bảng số liệu về sản lượng thu hoach cà phê giai đoạn 1996 – 2006. Bảng 6: Bảng số liệu về sản lượng thu hoạch cà phê giai đoạn 1996 – 2006. Năm Sản lượng thu hoạch ( 1000 tấn) 1996 316,900 1997 420,500 1998 427,400 1999 553,200 2000 802,500 2001 840,600 2002 699,500 2003 793,700 2004 836,000 2005 752,100 2006 853,500 (Nguồn số liệu: Niên giám thống kê) Nhìn bảng số liệu ta thấy sản lượng cà phê thu hoạch của nước ta tăng không đều qua các năm. Cụ thể, tử năm 1996 đến năm 2001 sản lượng cà phê thu hoạch tăng lên nhưng đến năm 2002sản lượng cà phê thu hoạch giảm so với năm 2001.(giảm 16,8%) và thời gian sau lại tiếp tục tăng trở lại đến năm 2005 sản lượng cà phê thu hoạch lại giảm. 2.2 Sản lượng cà phê xuất khẩu. Đây là chỉ tiêu số lượng tuyệt đối thời kỳ phản ánh lượng cà phê xuất khẩu được trong từng năm. Chỉ tiêu này là cơ sở để tính chỉ tiêu giá trị xuất khẩu cà phê và thông qua chỉ tiêu này giúp cho các nhà hoạch định chiến lược đưa ra các phương pháp thích hợp để đẩy mạnh xuất khẩu. 2.3. Giá trị cà phê xuất khẩu. Đây là chỉ tiêu giá trị tuyệt đối thời kỳ phản ánh giá trị cà phê xuất khẩu được trong từng năm. Qua chỉ tiêu này ta biết được giá trị xuất khẩu cà phê chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng giá trị xuất khẩu của nước ta. II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ 1. Dãy số thời gian. Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Để phân tích dãy số thời gian được chính xác thì yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Cụ thể là: Nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất. Phạm vi hiện tượng nghiên cứu qua thời gian phải nhất trí. Các khoảng thời gian trong dãy số nên bằng nhau, nhất là đối với dãy số thời kỳ. Việc phân tích dãy số thời gian cho phép nhận thức các đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, tính qui luật của sự biến động, từ đó tiến hành dự đoán các mức độ của hiện tượng trong thời gian tới. Trong phân tích hoạt động xuất khẩu cà phê người ta sử dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích sự biến động của lượng cà phê xuất khẩu và giá trị cà phê xuất khẩu. Để phân tích người ta sử dụng các loại chỉ tiêu sau: 1.1 Mức độ bình quân qua thời gian. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại diện cho các mức độ tuyệt đối của dãy số thời gian. Tuỳ theo dãy số thời kỳ hay dãy số thời điểm mà công thức tính khác nhau. Đối với lượng cà phê xuất khẩu và giá trị cà phê xuất khẩu cho ở bảng 2 và bảng 3 là 2 dãy số thời kỳ. Vì vậy, ta áp dụng công thức sau: Trong đó: yi (i= 1,2,…n) là các mức độ của dãy số thời kỳ. 1.2 Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối. Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu có thể tính các chỉ tiêu về lượng tăng giảm tuyệt đối sau: Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối liên hoàn, lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối định gốc và lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối bình quân. Với số liệu về lượng cà phê xuất khẩu và giá trị cà phê xuất khẩu ở hai bảng 2 và 3 ta tính được cả ba chỉ tiêu trên. * Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối liên hoàn. Chỉ tiêu này phản ánh về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau và được tính theo công thức sau: Trong đó: là lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối liên hoàn ở thời gian i so với thời gian i-1 yi là mức độ tuyệt đối ở thời gian i yi-1 là mức độ tuyệt đối ở thời gian i-1 Nếu > 0 thì phản ánh qui mô của hiện tượng tăng. Còn ngược lại,< 0 phản ánh qui mô của hiện tượng giảm. * Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối định gốc. Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài và được tính theo công thức: với( i =1,2,3…n ) : lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối định gốc ở thời gian i so với thời gian đầu của dãy số. yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu * Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối bình quân. Phản ánh mức độ đại diện của các lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối liên hoàn và được tính theo công thức: 1.3. Tốc độ phát triển. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng nghiên cứu. Trong phân tích tình hình xuất khẩu cà phê ta tính các tốc độ phát triển sau đây: * Tốc độ phát triển liên hoàn. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian liền trước đó và được tính theo công thức: ( với i = 1,2,3..n) Trong đó: ti: tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời gian i – 1 và có thể biểu hiện bằng lần hoặc %. * Tốc độ phát triển định gốc. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ và xu thế biến động của hiện tượng ở những khoảng thời gian dài và được tính theo công thức: ( với i = 1,2,3..n) Trong đó: Ti là tốc độ phát triển định gốc thời gian i so với thời gian đầu của dãy số và có thể được biểu hiện bằng lần hoặc %. * Tốc độ phát triển bình quân. Phản ánh mức độ đại diện của các tốc độ phát triển liên hoàn và được tính theo công thức sau: 1.4. Tốc độ tăng ( hoặc giảm ) Chỉ tiêu này phản ánh qua thời gian, hiện tượng đã tăng ( hoặc giảm ) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu %. Tuỳ vào mục đích nghiên cứu có thể tính các các tốc độ ( tăng hoặc giảm ):liên hoàn, định gốc, bình quân.Trong đề tài này với số liệu ở bảng 2 và 3 ta tính được cả ba chỉ tiêu trên. * Tốc độ tăng ( hoặc giảm ) liên hoàn. Phản ánh tốc độ tăng ( hoặc giảm ) ở thời gian i so với thời gian i – 1 và được tính theo công thức: * Tốc độ tăng ( hoặc giảm ) định gốc. Phản ánh tốc độ tăng hoặc giảm ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số và được tính theo công thức: * Tốc độ tăng ( hoặc giảm ) bình quân. Phản ánh tốc độ tăng ( hoặc giảm ) đại diện cho các tốc độ tăng ( hoặc giảm) liên hoàn và được tính theo công thức: ( nếu t biểu hiện bằng lần) Hoặc (nếu t biểu hiện bằng %) 1.5. Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng ( hoặc giảm ) liên hoàn. Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng ( hoặc giảm ) của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với qui mô cụ thể là bao nhiêu và tính theo công thức sau: 2. Phương pháp chỉ số. Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu.Chỉ số được thiết lập bằng cách thiết lập quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian hoặc không gian khác nhau nhằm nêu lên sự biến động qua thời gian hoặc sự khác biệt về không gian đối với hiện tượng nghiên cứu. Trong nghiên cứu tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta sử dụng phương pháp chỉ số để giúp cho các nhà quản lý, lãnh đạo đánh giá được sự biến đổi của các hiện tượng so với nhau, phân tích được sự biến động của giá trị xuất khẩu cà phê và các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu cà phê của nước ta. Các chỉ số thống kê được chia thành nhiều loại tuỳ theo những góc độ khác nhau. Xét theo phạm vi tính toán, được chia thành 2 loại: Chỉ số đơn ( chỉ số cá thể ) là chỉ số phản ánh biến động của từng đơn vị, từng hiện tượng riêng biệt. Chỉ số tổng hợp là chỉ số phản ánh biến động chung của một nhóm đơn vị hoặc toàn bộ tổng thể nghiên cứu. Trong phân tích người ta thường vận dụng hệ thống chỉ số tổng hợp. Hệ thống chỉ số tổng hợp là một dãy các chỉ số có liên hệ với nhau, hợp thành một phương trình cân bằng. Hệ thống chỉ số tổng hợp thông thường được vận dụng để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong quá trình biến động. Trong phân tích kinh tế, nhiều chỉ tiêu tổng hợp có thể được cấu thành từ những nhân tố có liên quan thể hiện dưới dạng phương trình kinh tế và chính mối quan hệ đó là cơ sở để thiết lập hệ thống chỉ số. Chỉ số doanh thu = Chỉ số giá x Chỉ số lượng hàng tiêu thụ Qua phương trình trên ta thấy cấu thành một hệ thống chỉ số thường bao gồm một chỉ số toàn bộ và một chỉ số bộ phận. Chỉ số toàn bộ phản ánh sự biến động của hiện tượng phức tạp do ảnh hưởng của tất các các nhân tố cấu thành. Còn chỉ số nhân tố phản ánh ảnh hưởng sự biến động của từng nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng phức tạp. Trong đề tài này sử dụng hệ thống chỉ số tổng hợp để phân tích sự biến động của giá trị xuất khẩu cà phê nước ta năm 2006 so với năm 2005 do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Giá bình quân 1 tấn cà phê xuất khẩu và số lượng cà phê xuất khẩu. Mô hình phân tích: Ipq = Ip x Iq Biến động tương đối: Ipq = Ipq – 1 Ip = Ip – 1 Iq = Iq – 1 Biến động tuyệt đối: = Hệ thống chỉ số cho phép xác định vai trò và mức độ ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của các hiện tượng được cấu thành từ nhiều nhân tố. Trong đó, ảnh hưởng của từng nhân tố được biểu hiện bằng số tương đối hoặc số tuyệt đối. Căn cứ vào so sánh ảnh hưởng của các nhân tố có thể đánh giá được nhân tố nào tác dụng chủ yếu đối với biến động chung nhằm phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng trong quá trình biến động và giải thích được nguyên nhân cơ bản đối với sự biến động của một hiện tượng. 3. Dự đoán thống kê. Dự đoán thống kê là xác định các mức độ của hiện tượng trong tương lai bằng cách sử dụng tài liệu thống kê và áp dụng các phương pháp phù hợp. Tài liệu thống kê thường sử dụng trong dự đoán thống kê là dãy số thời gian. Việc dự đoán dựa vào dãy số thời gian có ưu điểm là: Việc xây dựng mô hình dự đoán dựa vào dãy số thời gian được tiến hành tương đối đơn giản, và thuận lợi cho việc ứng dụng tin học đồng thời cho phép lựa chọn mô hình dự đoán phù hợp nhất. Tuy nhiên, việc xác định số lượng các mức độ của dãy số để dự đoán thì không thể đưa ra một nguyên tắc cứng nhắc mà phải dựa vào sự phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian để xác định nên lựa chọn bao nhiêu mức độ để xây dựng mô hình dự đoán. Dự đoán phục vụ kịp thời cho công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh và công tác xây dựng kế hoach đồng thời thông qua số liệu dự đoán để khai thác hết tiềm năng. Để dự đoán sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2007,2008 với số liệu ở bảng 2 ta sử dụng được các mô hình dự đoán sau: 3.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối bình quân. Mô hình dự đoán: Với l là tầm dự đoán: l =1,2,3…. 3.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân. Mô hình dự đoán : với l là tầm dự đoán: l = 1,2,3… 3.3. Dự đoán dựa vào hàm xu thế. Trong phương pháp này, các mức độ của dãy số thời gian được mô hình hoá bằng một hàm số gọi là hàm xu thế. Dạng tổng quát của hàm xu thế: Với t = 1,2,3…n là thứ tự thời gian trong dãy số thời gian. Một số dạng hàm xu thế đơn giản: * Dạng đường thẳng: * Dạng parabol: * Dạng hàm mũ: * Dạng hypebol: Việc lựa chọn cụ thể hàm xu thế nào phải dựa vào đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, kết hợp với việc thăm dò bằng đồ thị và một số phương pháp thống kê khác. Trong 3 mô hình trên nên sử dụng mô hình nào cho kết quả dự đoán tốt hơn ta phải sử dụng một trong 2 tiêu chuẩn sau đây: Tổng bình phương sai số dự đoán SSE== min Sai số chuẩn của mô hình dự đoán SE= min Trong đó:n là số lượng các mức độ của dãy số thời gian. p là số lượng các tham số của mô hình dự đoán 3.4. Dự đoán theo phương pháp san bằng mũ. 3.4.1 Mô hình đơn giản. Giả sử ở thời gian t, ta có mức độ thực tế là yt và mức độ dự đoán là . Mức độ dự đoán của hiện tượng ở thời gian t +1 có thể viết: (1) Đặt = ta có: (2) Với , gọi là tham số san bằng với . Như vậy mức độ dự đoán là trung bình cộng gia quyền yt và . Mức độ dự đoán của hiện tượng ở thời gian t là: Thay vào (2) ta có: Vì nên i thì và Khi đó, Từ công thức trên cho ta thấy có 2 vấn đề quan trọng trong phương pháp san bằng mũ: Thứ nhất, việc lựa chọn được ràng buộc với điều kiện . Nếu được chọn càng lớn thì các mức độ càng mới sẽ càng được chú ý, và ngược lại nếu được chọn càng nhỏ thì các mức độ cũ được chú ý một cách thoả đáng. Do đó để lựa chọn đòi hỏi phải dựa vào sự phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu. Trong SPSS sẽ cho các giá trị của trong khoảng . Ta sẽ chọn giá trị của sao cho tổng bình phương sai số dự đoán SSE== min. Thứ hai, san bằng mũ được thực hiện theo phương pháp đệ qui tức là để tính phải có , để có phải có …. Tức là phải xác định được giá trị ban đầu (điều kiện ban đầu ). Giá trị ban đầu có thể lấy mức độ đầu tiên của dãy số, hoặc có thể lấy số trung bình của một số các mức độ đầu tiên của dãy số … Trong SPSS chương trình có thể tự động lựa chọn giá trị ban đầu. Mô hình đơn giản trên được áp dụng đối với dãy số thời gian không có xu thế và không có biến động thời vụ rõ rệt. Mô hình này có thể viết: Với 3.4.2 Mô hình xu thế tuyến tính và không có biến động thời vụ. Trong trường hợp sự biến động của hiện tượng qua thời gian có xu thế là tuyến tính và không có biến động thời vụ để dự đoán ta sử dụng mô hình sau: Trong đó: và là các tham số san bằng và nhận giá trị trong khoảng. Giá trị và được chọn tốt nhất là các giá trị làm cho tổng bình phương của sai số dự đoán là bé nhất. 3.5. Dự đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên ( Phương pháp Box – Jenkins) Để xây dựng các mô hình người ta thường sử dụng 2 toán tử sau: Toán tử lùi: Toán tử sai phân: () Sai phân bậc 1: Sai phân bậc d: 3.5.1 Một số mô hình tuyến tính của quá trình ngẫu nhiên dừng a. Mô hình tự hồi qui bậc p – AR(p) Mô hình tổng quát: at là một quá trình ngẫu nhiên dừng đặc biệt thường gọi là nhiễu trắng ( tạp âm trắng). Biểu diễn qua toán tử B ta có: Hay b. Mô hình trung bình trượt bậc q – MA (q) Với là các tham số. c. Mô hình hỗn hợp bậc p,q – ARMA(p,q) Là sự kết hợp giữa hai mô hình đó là AR bậc p và MA bậc q ta có: 3.5.2 Mô hình tuyến tính không dừng.( Mô hình tổng hỗn hợp tự hồi quy – trung bình trượt. Ký hiệu ARIMA(p,d,q) ) Trong thực tế ta thường có dãy số thời gian với số liệu qua một số năm và có xu thế tức là không phải là dãy thời gian dừng. Để sử dụng các mô hình dừng phải khử xu thế bằng toán tử với d=1 đối với xu thế tuyến tính, d=2 đối với xu thế parabol…) Giả sử dãy số thời gian có xu thế tuyến tính thì khử xu thế tuyến tính được thực hiện bởi: Như vậy ở mô hình ARIMA (p,d,q) thì: p - Bậc của toán tử tự hồi quy, thường p = 0,1,2 q - Bậc của toán tử khử xu thế, thường d=1,2 q - Bậc của toán tử trung bình trượt, thường q = 0,1,2 Một số mô hình ARIMA thường được sử dụng: ARIMA(0,1,1): ARIMA(0,2,2): ARIMA(1,1,1): CHƯƠNG III. VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1996 – 2006. I. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN ĐỂ PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU. Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích sự biến động của lượng cà phê xuất khẩu và giá trị xuất khẩu có vai trò rất quan trọng, nó cho phép chúng ta nhận thức được đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, đồng thời cho biết tính qui luật của sự biến động. 1. Về sản lượng cà phê xuất khẩu. Từ bảng số liệu vể sản lượng cà phê xuất khẩu và cách tính các chỉ tiêu đã trình bày ở phần dãy số thời gian ta tính được bảng số liệu sau: Bảng 7: Biến động sản lượng cà phê xuất khẩu của nước ta giai đoạn 1996 – 2006. Năm yi(ng.tấn) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối(ng.tấn) Tốc độ phát triển (lần) Tốc độ tăng (giảm) (ng.tấn) 1996 221,496 - - - - - - - 1997 336,242 114,746 114,746 1,518 1,518 0,518 0,518 2,215 1998 395,418 59,176 173,922 1,176 1,785 0,176 0,785 3,362 1999 404,206 8,788 182,710 1,022 1,825 0,022 0,825 3,954 2000 653,678 249,472 432,182 1,617 2,951 0,617 1,951 4,042 2001 670,381 16,703 448,885 1,026 3,027 0,026 2,027 6,537 2002 713,753 43,372 492,257 1,065 3,222 0,065 2,222 6,704 2003 691,421 -22,332 469,925 0,969 3,122 -0,031 2,122 7,138 2004 680,345 -11,076 458,849 0,984 3,072 -0,016 2,072 6,914 2005 612,611 -67,734 391,115 0,900 2,766 -0,100 1,766 6,803 2006 775,457 162,846 553,961 1,266 3,501 0,266 2,501 6,126 Bình quân 559,546 55,396 - 1,133 - 0,133 - - Kết hợp với bảng trên ta có đồ thị sau: Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu tính trên ta thấy: Sản lượng cà phê xuất khẩu bình quân hàng năm từ 1996 đến 2006 của nước ta là 559,546 nghìn tấn. Trong giai đoạn từ 1996 đến 2006 lượng cà phê xuất khẩu của nước ta tăng bình quân hàng năm là 55,396 nghìn tấn với tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 1,133 lần (hay 113,3%) tương ứng tốc độ tăng bình quân hàng năm bằng 0,133 lần hay 13,3%. Đi vào từng chỉ tiêu ta nhận thấy: Năm sau so với năm trước sản lượng cà phê xuất khẩu tăng không đều qua các năm. Từ năm 1996 đến năm 2002 sản lượng cà phê xuất khẩu năm sau so với năm trước tăng lên trong đó tăng nhiều nhất là năm 2000 ( so với năm 1999 tăng 249,472 nghìn tấn tức là tăng 61,7%) còn từ năm 2003 đến 2005 lại giảm trong đó giảm mạnh nhất là năm 2005 ( so với năm 2004 giảm 67,734 nghìn tấn tức là giảm 10% ) và đến năm 2006 sản lượng cà phê xuất khẩu lại tăng trở lại.So với năm 2005, năm 2006 sản lượng cà phê xuất khẩu tăng 162,846 nghìn tấn tức là tăng 26,1%. Sở dĩ năm 2002 – 2005 lượng cà phê xuất khẩu lại giảm và giảm mạnh nhất là do hạn hán kéo dài trong năm 2005. Trong khi đó một số khu vực trồng cà phê tại Miền Trung Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cơn bão Damrey – cơn bão được cho là mạnh nhất tại miền Bắc trong một thập kỷ qua. Sản lượng cà phê xuất khẩu các năm sau so với năm 1996 đều tăng lên và tăng lên nhiều nhất là năm 2006. Năm 1996 sản lượng xuất khẩu là 221,496 nghìn tấn thì đến năm 2006 là 775,457 nghìn tấn tăng 553,961 nghìn tấn tương ứng 250,1%. Năm tăng ít nhất là năm 1997, so với năm 1996 sản lượng cà phê xuất khẩu tăng 114,746 nghìn tấn tương ứng 51,8%. Mặt khác, cũng từ số liệu tính toán ở bảng trên ta thấy được cứ 1% tăng lên của sản lượng xuất khẩu năm sau so với năm trước thì tương ứng có một số tuyệt đối tăng lên. Cụ thể, cứ 1% tăng lên của sản lượng năm 1997 so với năm 1996 thì tương ứng 2,215 nghìn tấn, năm 1998 so với năm 1997 là 3,362 nghìn tấn… Nhất là năm 2003, cứ 1% tăng lên của sản lượng năm 2003 so với năm 2002 thì tương ứng7,138 nghìn tấn. 2. Về giá trị cà phê xuất khẩu. Từ bảng số liệu về giá trị cà phê xuất khẩu và các chỉ tiêu đã trình bày ở dãy số thời gian ta tính được bảng sau: Bảng 8: Biến động giá trị xuất khẩu cà phê nước ta giai đoạn 1996 –2006. Năm Giá trị XK(1000USD) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối(1000USD) Tốc độ phát triển (lần) Tốc độ tăng (giảm) (lần) gi(1000USD) ti Ti ai Ai 1996 402015 - - - - - - - 1997 402818 803 803 1,002 1,002 0,002 0,002 4020,15 1998 601431 198613 199416 1,493 1,496 0,493 0,496 4028,,18 1999 554975 -46456 152960 0,923 1,380 -0,077 0,380 6014,,31 2000 537977 -16998 135962 0,969 1.338 -0,031 0,338 5549,75 2001 292822 -245155 -109193 0,544 0,728 -0,456 -0,272 5379,77 2002 263232 -29590 -138783 0,899 0,655 -0,101 -0,345 2928,22 2003 428612 165380 26597 1,628 1,066 0,628 0,066 2632,32 2004 466308 37697 64293 1,088 1,160 0,088 0,160 4286,12 2005 422518 -43791 20503 0,906 1,051 -0,094 0,051 4663,08 2006 825958 403441 423943 1,955 2,055 0,955 1,055 4225,18 Bình quân 472606 42394 - 1,075 - 0,075 - - Kết hợp với bảng trên ta có đồ thị sau: Nhận xét: Nhìn vào bảng tính ta thấy giá trị cà phê xuất khẩu bình quân hảng năm từ 1996 – 2006 của nước ta là 472606 (1000USD).Trong giai đoạn từ 1996 đến 2006 giá trị cà phê xuất khẩu của nước ta tăng bình quân hàng năm là 42394 (1000USD) với tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 1,075 lần (hay 107,5%) tương ứng tốc độ tăng bình quân hàng năm bằng 0,75 lần hay 75%. Đi vào từng chỉ tiêu ta nhận thấy: Giá trị xuất khẩu cà phê năm sau so với năm trước tăng không đều qua các năm. Từ năm 1999 đến năm 2002 giá trị xuất khẩu liên tục giảm, giảm mạnh nhất là năm 2001, so với năm 2000 giá trị xuất khẩu giảm 245155 (1000USD) tức là giảm 45,6%. Nguyên nhân là do cà phê xuất khẩu bị rớt giá sau một thời gian dài. Sau đó lại tiếp tục tăng trở lại nhưng đến 2005 giá trị xuất khẩu lại giảm xuống, so với năm 2004 giảm 43791 (1000USD) tức là giảm 9,4%. Sở dĩ, giá trị xuất khẩu giảm mạnh như vậy là do sản lượng xuất khẩu năm 2005 giảm rất nhiều vì sản lượng thu hoạch cà phê giảm. Riêng năm 2006 giá trị xuất khẩu tăng lớn nhất, so với năm 2005 tăng 403441 (1000USD) tức là tăng 95,5%. II. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ ĐỂ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ. Ta có bảng số liệu về xuất khẩu cà phê như sau: Bảng 9: Bảng số liệu về tình hình xuất khẩu cà phê năm 2005 và 2006 Năm 2005 2006 Khối lượng XK(tấn) 612611 774457 Đơn giá bình quân(USD/tấn) 689,7 1066,5 Giá trị xuất khẩu (1000USD) 422517,807 825958,391 (Nguồn số liệu: Website Trung tâm xúc tiến thương mại ITPC – TPHCM ) Từ bảng số liệu trên ta có thể phân tích mô hình sau: Giá trị xuất khẩu cà phê (pq) năm 2006 tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc61537.DOC
Tài liệu liên quan