Đề án Tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất khẩu ngành thuỷ sản Việt Nam

MỤC LỤC

 

MỤC LỤC 1

LỜI NÓI ĐẦU 3

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN 4

I/ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU THUỶ SẢN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN. 4

1/ Khái quát về thuỷ sản 4

2/ Vai trò của xuất khẩu thuỷ sản dối với kinh tế Việt Nam 5

3/ Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản 6

II/ TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO 10

1/ Những điều cần biết về WTO 10

2/ Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO 21

III/ MỘT SỐ CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO 27

1/ Nội dung chủ yếu của toàn văn cam kết của Việt Nam với WTO 27

2/ Khái quát nội dung Hiệp định về chống bán phá giá và thuế đối kháng trong WTO 34

3/ Nguyên tắc và thủ tục áp dụng thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá 37

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN 45

Ở VIỆT NAM 45

I/ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM 45

1/ Điều kiện tự nhiên và địa lý Việt Nam 45

2/ Lịch sử hình thành và phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam 47

3/ Vai trò của ngành thủy sản đối với nền kinh tế Việt Nam 51

4/ Đặc điểm chủ yếu của sản xuất kinh doanh thuỷ sản 54

II/ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM 60

1/ Khái quát về tình hình xuất khẩu thuỷ sản thế giới 60

2/Tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam những năm qua 63

3/ Tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản 79

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI. 82

I/KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM 2006 – 2010 82

1/Mục tiêu tổng quát 82

2/ Nhiệm vụ chủ yếu 82

3/Các chỉ tiêu chủ yếu 83

II/ MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 86

1/CHƯƠNG TRÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2020 86

2/ Mục tiêu cụ thể của ngành thuỷ sản. 87

3/Dự báo thương mại thuỷ sản của Việt Nam: 87

III/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI. 90

1/ Về phía nhà nước 90

2/ Về phía ngành thuỷ sản 90

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

 

 

docx96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2279 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất khẩu ngành thuỷ sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phá giá và thuế đối kháng chỉ được áp dụng khi có nhiều nhà sản xuất bị ảnh hưởng, các hiệp định đã đưa ra hai tiêu chuẩn có tính chất bổ sung như sau: -Thứ nhất: các nhà sản xuất ủng hộ việc áp dụng mức thuế 50% sản xuất của những nhà sản xuất ủng hộ hoặc chống lại đơn kiện ( một bộ phận các nhà sản xuất có thể không muốn thể hiện quan điểm ủng hộ hay không ủng hộ việc khởi kiện nên bộ phận này không được góp vào để tính tỷ lệ phần trăm); -Thứ hai: các nhà sản xuất ủng hộ việc áp dụng thuế phỉa chiếm ít nhất 25% tổng sản xuất của nghành công nghiệp đó. Các cơ quan điều tra có trách nhiệm xác nhận liệu người kiện có đủ quyền kiện trước khi khởi tố điều tra không. 3.2. Các quy định thủ tục 3.2.1. Cung cấp thông tin cho đơn kiện Hai hiệp định này quy định: nghành công nghiệp khởi kiện phải có trách nhiệm cung cấp các loại thông tin sau đây để chứng minh rằng các hãng nhập khẩu được tài trợ hay phá giá đang gây thiệt hại cho nghành đó. -Tổng tỷ phần sản xuất trong nước của các nhà sản xuất là nguyên đơn; -Mô tả sản phẩm mà họ cho là đã được trợ cấp hoặc phá giá; -Tên của các nước xuất khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nước ngoài có tên tuổi và danh mục các nhà nhập khẩu sản phẩm đó; -Thông tin về phá giá hoặc trợ cấp; Trong đơn yêu cầu đòi áp dụng biện pháp chống phá giá, các thông tin này phải bao gồm giá mà sản phẩm được bán trên thị trường trong nước của nước xuất khẩu và thông tin về giá xuất khẩu; Trong đơn yêu cầu áp dụng thuế đối kháng, thông tin phải bao gồm bằng chứng về sự tồn tại, khối lượng và bản chất của tài trợ; Thông tin liên quan đến sự thiệt hại và mối quan hệ nhân quả; Thông tin về khối lượng hàng nhập khẩu phá giá hoặc được tài trợ; Thông tin về tác động của hàng nhập khẩu này đối với giá cả trong nước và đối với ngành công nghiệp trong nước. Trên thực tế, đại bộ phận đơn kiện không đủ chứng cứ hoặc không đáp ứng được các tiêu chuẩn nêu trên đều bị các cơ quan điều tra bác bỏ. Do việc nộp đơn kiện đơn thuần thường gây ra sự bất trắc trong thương mại, Điều 5.5 Hiệp định chống phá giá và Điều 11.5 Hiệp địnnh về trợ cấp và biện pháp đối kháng, yêu cầu các cơ quan điều tra tránh công bố công khai về việc nộp đơn kiện. Tuy nhiên, theo điều 12.1 của Hiệp định chống phá giá và Điều 22.2 của Hiệp định về Trợ cấp và biện pháp đối kháng, khi đã có quyết định khởi tố điều tra , các cơ quan phải có trách nhiệm thông báo công khai về việc khởi tố điều tra trong đó nêu rõ tên của nước hoặc các nước xuất khẩu, cơ sở để nói rằng có trợ cấp hoặc phá giá, và tóm tắt những lập luận cho rằng có gây ra sự thiệt hại. 3.2.2 Thông báo cho Chính phủ Theo điều 6.1.3 Hiệp định chống phá giá và Điều 12.1.3 Hiệp định về trợ cấp và biện pháp đối kháng, các cơ quan điều tra phải thông báo cho Chính phủ của các thành viên xuất khẩu về việc nhận được đơn kiện có căn cứ phù hợp và thông báo trước khi khởi tố điều tra chống phá giá hoặc đối kháng. Ngay sau khi khởi tố điều tra, các cơ quan phải cung cấp cho Chính phủ của các thành viên xuất khẩu toàn văn đơn kiện. Bên cạnh đó, Điều 13 của Hiệp định về trợ cấp và biện pháp đối kháng quy định trách nhiệm của nước điều tra phải hỏi ý kiến Chính phủ của nước xuất khẩu sau khi chấp nhận đơn kiện nhưng phải trước khi việc điều tra bắt đầu. Cách tham khảo như vậy tạo cơ hội cho Chính phủ của nước điều tra khẳng định rằng tài liệu dựa trên cơ sở thông tin được cung cấp trong đơn về các tác động thiệt hại được nói đến do có tài trợ đối với ngành công nghiệp, nước xuất khẩu có sẵn sàng thay đổi thực tế tài trợ của mình để đạt được sự thoả thuận mà các bên cùng chấp nhận hay không. 3.2.3.Quyền cung cấp chứng cứ Các quy định của hai hiệp định còn nhằm bảo đảm rằng một khi các nước điều tra bắt đầu, các nhà xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm bị cho là phá giá hoặc tài trợ, Chính phủ của các nước xuất khẩu và các bên quan tâm khác (như các hiệp hội kinh doanh hay thương mại mà các nhà xuất khẩu hoặc sản xuất là thành viên) có cơ hội thích hợp để cung cấp chứng cứ miệng hay chứng cứ viết để bác bỏ đơn kiện của nguyên đơn và bảo vệ lợi ích của họ. Để đạt được mục đích đó, các hiệp định quy định cụ thể rằng: -Phải cung cấp toàn văn đơn kiện cho tất cả các nhà xuất khẩu có tên tuổi bị kiện là đang bán phá giá hoặc hưởng lợi từ trợ cấp và Chính phủ của các nước có liên quan; -Bằng chứng do một bên nêu ra phải lập tức được cung cấp cho các bên tham gia điều tra khác; -Các bên có quyền xem tất cả các thông tin ( trừ các thông tin mật ) được các cơ quan điều tra sử dụng trong điều tra để giúp họ trong việc trình bày. Ngoài ra, trong điều tra chống phá giá và đối kháng những người sử dụng công nghiệp và các tổ chức người tiêu dùng sản phẩm đang trong điều tra sẽ được tạo cơ hội để thể hiện quan điểm của mình liên quan đến việc trả lời vụ kiện có đáp ứng đủ yêu cầu pháp quy để áp dụng các loại thuế đó hay không (chẳng hạn các yêu cầu về phá giá hay trợ cấp, thiệt hại, mối quan hệ nhân quả). Có thể vận dụng điều khoản này để bảo vệ các lợi ích cơ bản của người sử dụng và người tiêu dùng khi các cơ quan cho rằng ngành công nghiệp là nguyên đơn đòi áp dụng hành vi chống phá giá hoặc đối kháng chủ yếu vì các lý do bảo hộ và việc áp dụng đó có thể dẫn tới sự tăng giá không biện minh được. 3.2.4. Thông tin cho các nhà xuất khẩu cung cấp và các quy định về thông tin tốt nhất. Trong khi cho phép các công ty xuất khẩu được bảo vệ lợi ích của mình trong quá trình điều tra, Điều 6.1.1 Hiệp định chống phá giá và Điều 12.1.1 Hiệp định về trợ cấp và biện pháp đối kháng còn buộc các công ty xuất khẩu phải hợp tác với các cơ quan điều tra và cung cấp cho cơ quan điều tra những thông tin mà họ có thể yêu cầu về chi phí sản xuất và các vấn đề khác. Trên thực tế, các cơ quan điều tra yêu cầu cung cấp những thông tin đó dựa theo mẫu khai và trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ khi có yêu cầu cung cấp thông tin.Trong trường hợp các công ty không thể trả lời trong thời hạn đó, các hiệp định trên kêu gọi các cơ quan điều tra xem xét yêu cầu gia hạn và hỗ trợ các công ty nếu họ yêu cầu khi cung cấp thông tin theo mẫu quy định. Trong trường hợp các công ty xuất khẩu từ chối hợp tác hoặc không cung cấp thông tin theo yêu cầu trong thời hạn hợp lý, các cơ quan điều tra có thể đưa ra quyết định dựa trên các thông tin tốt nhất hiện có. 3.2.5. Điều tra tại chỗ Theo điều 6.7 Phụ lục1 của Hiệp định Chống phá giá, Điều 12.6 và Phụ lục VI của Hiệp định về trợ cấp và biện pháp đối kháng, các cơ quan điều tra thường thấy cần phải tiến hành điều tra tại chỗ để xác minh thông tin do các nhà sản xuất cung cấp theo mẫu đơn hoặc thu thạp thêm thông tin. Các hiệp định quy định rằng các cuộc điều tra đó có thể được thực hiện chỉ khi nào có sự thoả thuận của các nhà xuất khẩu và sản xuất liên quan nếu Chính phủ của nước xuất khẩu không phản đối việc điều tra. Cần phải thông báo trước một thời gian về cuộc điều tra dự định. Trong thông báo nêu rõ loại thông tin cần thiết để các nhà xuất khẩu và sản xuất có thể chuẩn bị sẵn sàng để cung cấp thông tin đó. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN Ở VIỆT NAM I/ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM 1/ Điều kiện tự nhiên và địa lý Việt Nam Sự gắn bó giữa người Việt Nam với nghề cá là kết quả của lẽ tự nhiên. Sinh sống trên một vùng đất nhiều sông, hồ, đầm, phá, kênh rạch chi chít, lại thêm có một bờ biển dài với vùng biển dồi dào nguồn lợi đã làm cho người dân không thể không thân thuộc với thuỷ sản. Diện tích đất liền của Việt Nam : 330.990 nghìn ki lô mét vuông, với đường bờ biển dài 3.260 km. Như vậy, trung bình cứ 100 km2 diện tích đất liền lại có 1km chiều dài bờ biển - đây là một tỉ lệ bờ biển tuy chưa phải là bậc nhất, nhưng cũng vào loại rất cao trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có biển. Đường bờ biển của Việt Nam kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), đi qua hơn 13 vĩ độ với nhiều vùng sinh thái khác nhau, nhìn ra Vịnh Bắc Bộ ở phía Bắc, Thái Bình Dương ở miền Trung và Vịnh Thái Lan ở miền Tây Nam Bộ. Diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226 nghìn km2, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Vùng biển Việt Nam thuộc phạm vi ngư trường Trung tây Thái Bình Dương, có nguồn lợi sinh vật phong phú, đa dạng, là một trong những ngư trường có trữ lượng hàng đầu trong các vùng biển trên thế giới. Trong vùng viển có 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có những đảo lớn có dân cư như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, có nhiều vịnh, vũng, eo ngách, các dòng hải lưu, vừa là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, vừa là nơi có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nuôi biển và xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá. Bên cạnh điều kiện tự nhiên vùng biển, Việt Nam còn có nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt ở trong 2.860 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu hecta đất ngập nước, ao hồ, ruộng trũng, rừng ngập mặn, đặc biệt là ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long, v.v… đó là nguồn thực phẩm chính hằng ngày của hầu hết ngư dân vùng nông thôn Việt Nam. Diện tích vùng biển Việt Nam bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải 226.000 km2 và vùng đặc quyền kinh tế khoảng trên 1.000.000km2 có thể chia vùng biển Việt Nam thành 4 vùng nhỏ: - Vịnh Bắc bộ tính từ vĩ tuyến 170N trở lên phía Bắc là một vịnh nông, đáy có hình lòng chảo, độ dốc đáy biển nhỏ, độ sâu trung bình khoảng38,5m, nước sâu nhất ở vịnh không quá 100m. - Vùng biển Trung bộ: giới hạn từ vĩ độ 11033’N - 170N. Đáy biển có độ dốc và độ sâu lớn. Độ sâu thay đổi nhất ở khu vực từ Quy Nhơn đến Nha Trang, đường thẳng sâu 200m nằm sát bờ, cách bờ 30 - 35 hải lý, sâu tới 1.000 - 2.000 m. - Vùng biển Đông Nam bộ: giới hạn từ vĩ độ 60N - 11030’N. Đường bờ biển khúc khuỷu lồi lõm, độ dốc đáy biển không lớn. Đường thẳng sâu 200m chạy rất xa bờ. Hệ thống sông Cửu Long với nhiều cửa đổ ra biển nên chế độ dòng chảy vùng gần bờ rất phức tạp. - Vùng biển Tây Nam bộ (vịnh Thái Lan): Giới hạn từ vĩ độ 6030’N - 10030’N là một vịnh kín đáy, hình lòng chảo, nơi sâu nhất không quá 80m. - Vùng giữa biển Đông bao gồm khu vực giữa tây quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đáy biển rất sâu, nhiều chỗ sâu 1000-3800m. Vùng ven các đảo có quần đảo san hô. Vùng biển này có thể khai thác cá ngừ đại dương, mực, nhám, cá rạn san hô. Có thể thấy rằng đó là những lợi thế rất lớn mà tự nhiên nước ta đem lại cho ngành thuỷ sản. Tuy nhiên, chính vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đó cũng gây ra không ít khó khăn mà ngành phải đối mặt. 2/ Lịch sử hình thành và phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam Mặc dù ra đời từ rất sớm (gắn liền với lịch sử dân tộc) song nghề cá Việt Nam cho đến những năm giữa thế kỷ trước vẫn mang đậm dấu ấn của một loại hình hoạt động kinh tế tự nhiên theo kiểu “hái, lượm”, tự cấp tự túc với trình độ hết sức lạc hậu. Hoạt động nghề cá được xem như một nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp. Từ sau những năm 1950, đánh giá được vị trí ngày càng đáng kể và sự đóng góp mà nghề cá có thể mang lại cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã bắt đầu quan tâm phát triển nghề cá và hình thành các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Từ đó, nghề cá - ngành Thuỷ sản - đã dần hình thành và phát triển như một ngành kinh tế - kỹ thuật có vai trò và đóng góp ngày càng lớn cho đất nước. Quá trình ấy có thể phân chia một cách tương đối thành 3 giai đoạn chủ yếu sau: Giai đoạn 1954 – 1960: Đây là thời kỳ kinh tế thuỷ sản bắt đầu được chăm lo phát triển tạo mầm mống cho một ngành kinh tế kỹ thuật. Đây là thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc. Điểm mới của thời kỳ này là sự hình thành các tổ chức nghề cá công nghiệp như các tập đoàn đánh cá với đoàn tàu đánh cá Hạ Long, Việt - Đức, Việt - Trung, nhà máy cá hộp Hạ Long. Đặc biệt phong trào hợp tác hoá được triển khai rộng khắp trong nghề cá. Trong những năm 1960 - 1980, thuỷ sản có những giai đoạn phát triển khác nhau với diễn biến của lịch sử đất nước. Những năm 1960 - 1975, đất nước có chiến tranh, cán bộ và ngư dân ngành thuỷ sản hăng hái thi đua lao động sản xuất với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, cùng cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược “Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam”. Mặc dù tổ chức quản lý ngành được thành lập (Tổng cục thuỷ sản năm 1960, Bộ Hải sản năm 1976, Bộ Thuỷ sản năm 1981), nhưng do đất nước có chiến tranh và sau đó là những năm khôi phục hậu quả nặng nề của chiến tranh và phần nào hậu quả cơ chế quản lý chưa phù hợp nên vào cuối giai đoạn này, kinh tế thuỷ sản lâm vào sa sút nghiêm trọng. Trên thực tế, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thuỷ sản, trước hết trên lĩnh vực khai thác và chế biến hải sản đã diễn ra trước những năm 1970 qua quá trình động cơ hoá tàu cá, xây dựng các cơ sở chế biến đông lạnh. Tuy nhiên, một mặt do những khó khăn của đất nước thời kỳ sau chiến tranh, mặt khác chưa có các giải pháp đồng bộ về sản xuất - lưu thông - quản lý, nên tác dụng của kết quả quá trình này ngày một bị hạn chế. Chỉ đến năm 1981, sau khi được áp dụng cơ chế mới, bước đầu tiếp cận cơ chế thị trường, nối liền các khâu sản xuất - lưu thông - tiêu thụ, hướng về xuất khẩu, ngành mới tạo được đà tăng trưởng và duy trì liên tục từ đó đến nay. Sự tăng trưởng của ngành ngày một nhanh hơn và vững chắc, năng động hơn, đặc biệt dưới ánh sáng của quá trình đổi mới. Năm 1981, với sự ra đời của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Seaprdex Việt Nam, ngành đã chủ động đề xuất và được nhà nước cho phép áp dụng thử nghiệm cơ chế gắn sản xuất với thị trường. Ngành thuỷ sản đã vận dụng sáng tạo, có hiệu quả cơ chế này mà tiêu biểu là thành công của mô hình Seaprdex lúc đó. Việc áp dụng thành công cơ chế mới gắn sản xuất với thị trường đã tạo ra bước ngoặt quyết định cho sự phát triển của kinh tế thuỷ sản, mở đường cho sự tăng trưởng liên tục suốt hơn 23 năm qua. Qua thành công bước đầu của cơ chế mới, năm 1993, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VII đã xác định xây dựng thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn.Triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nhà nước, phát huy các nguồn lực, đổi mới để phát triển, trong xu thế mở cửa và hội nhập đất nước, ngành luôn coi xuất khẩu là động lực và ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này. Thế mạnh của nghề cá nhân dân được phát triển mạnh qua các mô hình kinh tế ngoài quốc doanh, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư để phát triển. Việc ngành thuỷ sản chú trọng đầu tư ngày một nhiều hơn và đúng hướng đã hình thành tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế thuỷ sản, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao động nghề cá cả nước, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Thời kỳ này, trong chiến lược phát triển của ngành, các lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thuỷ sản được định hướng phát triển phục vụ xuất khẩu. Ngành đã chủ động đi trước trong hội nhập quốc tế, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, từ giữa những năm 1990, ngành đã tập trung đổi mới phương thức quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm, tiếp cận để đáp ứng những đòi hỏi cao nhất về lĩnh vực này của các thị trường lớn, nhờ đó đứng vững được trên các thị trường thuỷ sản lớn nhất trên thế giới. Từ các giải pháp đúng đắn đó, trong những năm cuối thế kỷ XX, ngành thuỷ sản đã thu được những kết quả quan trọng. Đến năm 2000, tổng sản lượng thuỷ sản đã vượt qua mức 2 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu 1,475 tỷ USD, đến năm 2002 xuất khẩu thuỷ sản vượt qua mốc 2 tỷ USD (đạt 2,014 tỷ USD). Năm 2005, ngành thuỷ sản bằng sự nỗ lực phấn đấu liên tục,vượt qua những khó khăn khách quan và chủ quan, đã hoàn thành một cách vẻ vang các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản mà ngành đã xây dựng và được. Đại hội Đảng toàn quốc lần thư IX ghi nhận trong kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2005 : Tổng sản lượng đạt 3,43 triệu tấn, tăng 9,24% so với năm 2004. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,74 tỉ USD, đi qua mốc 2,5 tỉ USD, tăng 13% so với năm 2004 và bằng 185% so với năm 2000. Tính chung năm năm 2001 - 2005, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt trên 11 tỉ USD, chiếm khoảng 9% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Đặc biệt cơ cấu sản phẩm của kinh tế thuỷ sản cũng được thay đổi mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu. Chế biến xuất khẩu là lĩnh vực phát triển rất nhanh.Việt Nam đã tiếp cận với trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến của khu vực và thế giới trong một số lĩnh vực chế biến thuỷ sản. Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đảm bảo chất lượng và có tính cạnh tranh, tạo dựng được uy tín trên thị trường thế giới. Các cơ sở sản xuất không ngừng được gia tăng, đầu tư, đổi mới. Tốc độ gia tăng bình quân các cơ sở chế biến giai đoạn 1975 - 1985 là 17,27% năm, giai đoạn 1991 - 1995 là 2,86%/năm, giai đoạn 1996 - 1999 là 17,6% năm. Trong giai đoạn 1991 - 1995 tốc độ gia tăng chậm, sau đó nhờ thành tựu ban đầu của công cuộc đổi mới đất nước, đã tạo môi trường thuận lợi, giúp ngành thuỷ sản hội nhập khu vực và thế giới. Năm 1995, Việt Nam gia nhập các nước ASEAN và ngành thuỷ sản Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC), cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản có chiều hướng phát triển tốt. Đến năm 2003, cả nước có 332 cơ sở chế biến thuỷ sản. Chất lượng sản phẩm thuỷ sản không ngừng được nâng lên do các cơ sở chế biến ngày càng hiện đại, công nghiệp tiên tiến, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Từ 18 doanh nghiệp năm 1999, đến nay đã có 171 doanh nghiệp Việt Nam được đưa vào danh sách I xuất khẩu vào EU, 222 doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào Hàn Quốc. Bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản của tư nhân phát triển mạnh trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân đã có giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu, một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã có kim ngạch xuất khẩu trên dưới 100 triệu USD mỗi năm. 3/ Vai trò của ngành thủy sản đối với nền kinh tế Việt Nam 3.1.Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục Thống kê, GDP của ngành Thuỷ sản giai đoạn 1995 - 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng. Trong các hoạt động của ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai thác hải sản trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 7,7% (giai đoạn 1991 - 1995) và 10% (giai đoạn 1996 - 2003). Nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất. Điều này tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất - ưu tiên phát triển các hoạt động kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2003, đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để nuôi thuỷ sản. Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465 ha. Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt Nam còn có những tiềm năng mới được xác định có thể sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản như sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hoá, chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản…Nuôi biển là một hướng mở mới cho ngành Thuỷ sản, đã có bước khởi động ngoạn mục với các loài tôm hùm, cá giò, cá mú, cá tráp, trai ngọc,… với các hình thức nuôi lồng, bè. Nuôi nước ngọt đang có bước chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hoá lớn, điển hình là việc phát triển nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao; Nuôi đặc sản được mở rộng; Sự xuất hiện hàng loạt các trang trại nuôi chuyên canh (hoặc canh tác tổng hợp nhưng lấy nuôi trồng thuỷ sản làm hạt nhân) chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Ngành Thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP của ngành Thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 2,9% (năm 1995) lên 3,4% (năm 2000) và đạt 3,93% vào năm 2003. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành thuỷ sản đang dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hoá. GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU (triệu USD) Năm Toàn quốc Công nghiệp - Xây dựng - Dịch vụ Nông - Lâm - Thuỷ sản Tổng số Riêng Thuỷ sản 1996 7.255,9 4.214,1 3.041,8 670,0 1997 9.185,0 5.952,0 3.233,0 776,5 1998 9.360,3 6.036,0 3.324,3 858,6 1999 11.540,0 8.627,8 2.912,2 976,1 2000 14.308,0 10.186,8 4.121,2 1.478,5 2001 15.100,0 10.090,4 5.009,6 1.816,4 Tốc độ tăng trưởng bình quân 13,0 14,9 9,5 14,6 Nguồn: Tổng cục thống kê 3.2.Vai trò của ngành thuỷ sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ. Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành. Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ. Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới. 3.3.Vai trò của ngành thuỷ sản trong an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo: Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho người dân. Năm 2001, mức tiêu thụ trung bình mặt hàng thuỷ sản của mỗi người dân Việt Nam là 19,4 kg, cao hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm thịt lợn (17,1 kg/người) và thịt gia cầm (3,9 kg/người). Cũng giống như một số nước châu Á khác, thu nhập tăng đã khiến người dân có xu hướng chuyển sang tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng thuỷ sản. Có thể nói ngành thuỷ sản có đóng góp không nhỏ trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người (năm 1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 (kể cả lao động thời vụ), như vậy, mỗi năm tăng thêm hơn 100 nghìn người. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thuỷ sản là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (2%/năm). Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút mọi lực lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo. Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm… chủ yếu do lao động nữ thực hiện, đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi. Riêng trong các hoạt động bán lẻ thuỷ sản, nữ giới chiếm tỉ lệ lên đến 90%. 4/ Đặc điểm chủ yếu của sản xuất kinh doanh thuỷ sản Thuỷ sản là một bộ phận của nông nghiẹp theo nghĩa rộng, nên sản xuất kinh doanh thuỷ sản có những đặc điểm tương tự những dặc điểm của sản xuất nông nghiẹp nói chung. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của đối tượng lao động nên biểu hiện của những đặc điểm chung trong ngành thuỷ sản lại có nét riêng. 4.1. Đối tượng sản xuất là những sinh vật sống trong nước Các loài động thực vật sống trong môi trường nước mặt là đối tượng sản xuất của ngành thuỷ sản. Môi trường nước mặt cjo sản xuất thuỷ sản gồm có biển và các mặt nước trong nội địa. Những sinh vật sống trong môi trường nước, với tính cách là đối tượng lao động của ngành thuỷ sản, có một số điểm đáng chú ý như sau: Về trữ lượng, khó xác định một cách chính xác trữ lượng thuỷ sản có trong ao hồ hay ngư trường. Đặc biệt các vùng mặt nước rộng,các sinh vật có thể di chuyển tự do trong ngư trường hoặc di cư từ vùng này sang vùng khác không phụ thuộc vào rang giới hành chính. Hướng di chuyển của các luồng tôm cá chịu tác đọng của nhiều nhân tố như thời tiết, khí hậu, dòng chảy và đặc biệt là nguồn thức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất khẩu ngành thuỷ sản Việt Nam.docx
Tài liệu liên quan