Đề án Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng ACB sau 1 năm Việt Nam gia nhập WTO

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: 4

1. Ngân hàng Thương Mại và vai trò của Ngân hàng Thương Mại: 4

1.1. Chức năng của ngân hàng: 4

1.1.1. Trung gian tài chính: 4

1.1.2. Tạo phương tiện thanh toán: 4

1.1.3. Trung gian thanh toán: 5

2. Nội dung hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương Mại: 5

3. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương Mại: 6

3.1. Chính phủ thực hiện chính sách giảm bao cấp và can thiệp trực tiếp: 6

3.2. Sự phát triển nhu cầu dịch vụ tài chính: 6

3.3. Xu hướng đa dạng hoá trong môi trường hội nhập quốc tế: 7

3.4. Sự gia tăng cạnh tranh trên thị trường tài chính: 7

3.5. Yêu cầu tăng vốn: 7

3.6. Khả năng “ di chuyển” của khách hàng làm gia tăng tính nhạy cảm với lãi suất của tài sản và nguồn vốn. 8

3.7. Cách mạng trong công nghệ ngân hàng: 8

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ACB 9

I.TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG ACB 9

1. Giới thiệu về ACB 9

2. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của acb. 10

2.1.Lịch sử hình thành. 10

2.1.1 Bối cảnh thành lập. 10

2.1.2 Tầm nhìn. 10

2.2 Phát triển-các cột mốc đáng ghi nhớ. 10

3. Cơ cấu tổ chức acb. 13

4. Bộ máy quản trị và điều hành 13

4.1 Đại hội đồng cổ đông: 13

4.2 Hội đồng quản trị: 13

4.3 Ban kiểm soát: 14

4.4 Các Hội đồng: 14

4.4.1 Hội đồng nhân sự: 14

4.4.2 Hội đồng ALCO: 14

4.4.3 Hội đồng đầu tư: 14

4.4.4 Hội đồng tín dụng: 14

4.4.5 Tổng giám đốc: 15

5. Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của acb. 15

5.1 Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của acb. 15

5.2 Danh sách những công ty mẹ và công ty con của ABC, những công ty mà ABC đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối. 16

6. Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng ABC 16

7 Tăng trưởng. 23

7.1 Tăng trưởng vốn điều lệ. 23

7.2 Huy động vốn. 25

7.2.1 Sử dụng vốn. 26

7.2.2 Dịch vụ và kinh doanh ngoại hối. 32

7.3 Các dự án hoạt động kinh doanh đang thực hiện. 38

7.3.1 Trung tâm ATM. 38

7.3.2 Mở rộng mạng lưới hoạt động. 38

8 Báo Cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2006 và 2007 39

8.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 39

 8.2 Chi tiết các khoản góp vốn đầu tư tính đến 31/12/2007 39

8.2.1 Các khoản đầu tư của các công ty con của ngân hàng 40

9 Vị thế của ACB so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác 41

9.1 Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triền của acb. 42

II. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO VÀ CÁCH HẠN CHẾ RỦI RO 43

1. Rủi ro về lãi suất 43

2. Rủi ro về tín dụng. 43

3. Rủi ro về ngoại hối. 44

4. Rủi ro về thanh khoản. 44

5. Rủi ro từ hoạt động ngoại bảng. 46

6. Rủi ro luật pháp. 47

7. Rủi ro khác. 47

CHƯƠNG III:GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KINH DOANH CỦA 49

NGÂN HÀNG ACB 49

 1.Triển vọng phát triển của ngành. 49

2. Định hướng phát triển 50

3. Giải pháp 50

KẾT LUẬN 58

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1955 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng ACB sau 1 năm Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2007 ACBA đa kiểm soát được tình trạng của 100% số hồ sơ nợ xấu. Tùy từng trường hợp, căn cứ vào khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng, tình trạng tài sản bảo đảm, các yếu tố pháp lý , v.v. mà ACBA đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp. Kết quả năm 2007, ACBA thu vốn 32,36 tỷ đồng, thu lãi 5,7 tỷ đồng, thanh lý 127 hồ sơ, trong đó có nhiều hồ sơ khó, tồn đọng, đạt 269,7% kế hoạch năm. Bên cạnh việc thu nợ, ACBA cũng chú trọng đến việc phân tích nguyên nhân làm phát sinh nợ quá hạn, phản hồi lại cho ACB để có những giải pháp khắc phục, đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng. Về việc lập, thực hiện kế hoạch xây dựng và khai thác tài sản, trong năm 2007, ACBA đa phối hợp với bộ phận đầu tư và xây dựng cơ bản của ACB triển khai xây dựng tòa nhà văn phòng tại 444A- 446 Cách Mạng Tháng 8, phường 11, quận 3, TP HCM và số 10 Phan Chu Trinh, Hà Nội. Với sự chỉ đạo của ACB, các hoạt động khác của ACBA cũng đạt được những kết quả rất khả quan, an toàn và đúng pháp luật. Kết quả tài chính năm 2007, tổng lợi nhuận trước thuế của ACBA đạt được từ tất cả các hoạt động là 348,14 tỷ đồng, góp phần vào thành quả chung của ACB. w Tóm tắt tình hình hoạt động của Công ty Cho thuê tài chính ACB (ACBL) ACBL được cấp phép ngày 22/05/2007 và đi vào hoạt động ngày 29/10/2007. Sau hai tháng hoạt động, ACBL đa có khách hàng thuê tài chính, khách hàng bảo lãnh thư tín dụng nhập khẩu chờ thanh toán. Lợi nhuận trước thuế là 303 triệu đồng. Do dư nợ cho thuê tài chính chỉ mới giải ngân vào cuối năm nên thu nhập phần lớn hình thành từ lãi tiền gửi của phần vốn điều lệ chưa sử dụng. Tuy nhiên, dự kiến trong năm 2008 mức thu từ lãi cho thuê tài chính và các phí dịch vụ sẽ gia tăng đáng kể cùng với sự tăng trưởng của dư nợ cho thuê tài chính. Trong năm 2007, ACBL tham gia vào Hiệp hội cho thuê tài chính nhằm hưởng dụng những hỗ trợ về mặt pháp luật và nghiệp vụ cũng như cùng Hiệp hội kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết các vấn đề liên quan đến cho thuê bất động sản, cho thuê nhà xưởng, đăng ký tài sản cho thuê, v.v. Xét tình hình thị trường và nguồn lực dự kiến đầu tư, ACBL có kế hoạch hoạt động năm 2008 như sau: Dư nợ cho thuê tài chính 300 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế trên 8,5 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 6,15%. ROE này tuy khiêm tốn so với các đơn vị đa hoạt động ổn định nhưng thể hiện hoạt động bước đầu có hiệu quả. Ngoài ra, ACBL tập trung nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngũ nhân viên, dự kiến mở thêm phòng giao dịch tại khu vực phía bắc, xin cấp phép cho thuê tài chính bằng ngoại tệ. Vốn điều lệ sẽ tăng lên 200 tỷ đồng khi dư nợ cho thuê đạt trên 300 tỷ đồng để chủ động hơn trong việc tài trợ và tăng khả năng cạnh tranh. Tăng trưởng. Với chính sách sản phẩm, phát triển kênh phân phối và hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả trên nền công nghệ hiện đại ACB đã đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của khách hàng và đạt được sự tăng trưởng nhanh về cả bề rộng lẫn chiều sâu một cách bền vững và an toàn tạo tiền đề cho các bước tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai và chiếm giữ thị phần ngày càng lớn. Tăng trưởng vốn điều lệ. Năm 1994, vốn điều lệ của ACB tăng từ 20 tỷ đồng lên 70 tỷ đồng từ việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Năm 1998, vốn điều lệ được nâng lên 341 tỷ đồng từ nguồn vốn cổ đông trong nước và các tổ chức nước ngoài. Năm 2005 Standard Chartered Bank trở thành cổ đông chiến lược của ACB. Phần vốn thặng dư từ việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông nước ngoài và lợi nhuận giữ lại hàng năm được dùng để tăng vốn điều lệ. Đến cuối năm 2007, vốn điều lệ ACB tăng đến 2.1610,05 tỷ đồng. Chi tiết quá trình tăng vốn thể hiện qua bảng sau: Tháng/Năm Vốn điều lệ (triệu đồng) Hình thức tăng 06/1993 20.000 Thành lập mới 08/1994 70.000 Phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn từ cổ đông hiện hữu. 11/1998 341.428 Phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn bên ngoài cho cổ đông trong và ngoài nước và tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. 03/2003 423.911 Tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 03/2004 481.138 Tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 03/2005 600.000 Tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 07/2005 656.180 Phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn từ cổ đông nước ngoài 08/2005 948.316 Tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 05/2007 2.530.106 Tăng vốn từ việc phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, đối tác chiến lược và từ quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ 12/2007 2.630.059 Phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn từ cổ đông hiện hữu, đối tác chiến lược, trái phiếu chuyển đổi và từ quỹ bổ xung vốn điều lệ Nguồn: ACB Huy động vốn. Nguồn vốn huy động của ACB các năm qua tăng cao, đến 31/12/2005 là 22.341.236 triệu đồng, đến 31/12/2006, tổng vốn huy động đạt 38.085.772 triệu đồng. Tính đến 31/12/2007, tổng vốn huy động đạt 63.254.276 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động duy trì ở mức cao, đạt 46,52% trong năm 2004, 55,65% trong năm 2005, 70.47% trong năm 2006, 66,08% trong năm 2007. ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tiền vay từ NHNN 967.312 941.286 654.630 Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD trong nước 1.123.576 3.249.941 6.994.030 Vốn nhận từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế và tổ chức khác 265.428 288.532 322.512 Tiền gửi của khách hàng 19.984.920 33.606.013 55.238.104 Tổng vốn huy động 22.341.236 38.085.772 63.254.276 Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2005,2006,2007 Trong đó: Tiền vay từ NHNN: Đến 31/12/2007, vay từ NHNN là 654.630 triệu đồng thông qua kênh thị trường mở, chiếm tỷ trọng 1,035% trong tổng vốn huy động. Tiền vay từ NHNN trong năm 2007 tháng giảm nhiều so với năm 2005 và năm 2006 - Tiền gửi các tổ chức tín dụng trong nước: Đến 31/12/2007, nguồn vốn huy động từ các TCTD trong nước đạt 6.994.030 triệu đồng, chiếm 11,06%% tổng nguồn vốn huy động của ACB. Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD trong nước tăng lên qua các năm, năm 2005 có tăng nhưng không đáng kể so với năm 2004 nhưng đến năm 2006 tăng lên gấp 2 lần so với năm 2005. Đăc biệt năm 2007 tăng 115% so với năm 2006. - Vốn nhận từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế và tổ chức khác: Các khoản vốn ACB nhận từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế và tổ chức khác đến 31/12/2007 đạt 322.512 triệu đồng, chủ yếu là từ các tổ chức quốc tế tài trợ cho các dự án của Chính phủ. Chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ 0,51% trong tổng vốn huy động của ACB và phần chênh lệch tăng/giảm không đáng kể qua các năm. Tiền gửi của khách hàng: Tiền gửi của khách hàng trong nước đến 31/12/2007 là 55.238.104 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 87.3% trong nguồn vốn huy động của ACB, trong đó chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm chiếm đến 76,8% trong tổng nguồn, còn lại là tiền gửi thanh toán và tiền gửi ký quỹ. Sử dụng vốn. ACB thực hiện chính sách tín dụng thận trọng và phân tán rủi ro. Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 chỉ chiếm tỷ lệ 42,66% tổng nguồn vốn huy động. Phần nguồn vốn còn lại được gửi tại các TCTD dụng trong và ngoài nước hoặc đầu tư vào các loại chứng khoán của các ngân hàng thương mại quốc doanh hoặc các loại chứng khoán của Chính phủ. Tiền gửi TCTD trong và ngoài nước. Nằm trong cơ cấu của phần nguồn vốn huy động được gửi tại các TCTD, tiền gửi tại các TCTD trong nước luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2005 là 5.926 tỷ đồng, tương đương 93,28% (tốc độ tăng đạt 54,09%), năm 2006 là 13.212 tỷ đồng, tương đương 82,31% (tốc độ tăng đạt 122,93%). Sau 9 tháng đầu năm 2007, tiền gửi tại các TCTD trong nước đa đạt 16.682 tỷ đồng, tương đương 96,03%. Tiền gửi tại các TCTD nước ngoài cũng tăng rất cao, năm 2005 là 427 tỷ đồng, năm 2006 là 2.839 tỷ đồng, tăng 564,83%. Trong 9 tháng đầu năm 2007, tổng tiền gửi tại các TCTD nước ngoài đạt 689 tỷ đồng. ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 30/9/2007 Tiền gửi tại các TCTD trong nước 5.926.745 13.212.586 16.682.637 Không kỳ hạn 209.387 169.708 169.902 Có kỳ hạn 5.717.358 13.042.878 16.512.735 Tiền gửi tại các TCTD nước ngoài 427.153 2.839.850 689.429 Không kỳ hạn 109.918 784.705 519.717 Có kỳ hạn 317.235 2.055.145 169.712 Tổng tiền gửi 6.353.898 16.052.436 17.372.066 Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2005, 2006 và đến hết ngày 30/9/2007 Đầu tư chứng khoán: Năm 2005, tổng giá trị đầu tư vào trái phiếu là 4.823 tỷ đồng, trong đó trái phiếu của TCTD chiếm 61,82%, trái phiếu Chính phủ chiếm 38,18%. Năm 2006, tổng giá trị đầu tư vào trái phiếu là 4.228 tỷ đồng, trong đó trái phiếu của TCTD chiếm 36,08%, trái phiếu Chính phủ chiếm 38,67% và các tổ chức kinh tế trong nước chiếm 25,25%. Tính đến 31/12/2007, tổng giá trị đầu tư vào trái phiếu là 7.474 tỷ đồng, trong đó trái phiếu Chính phủ chiếm 37.6%; trái phiếu của TCTD khác, chủ yếu của các NHTMNN, là 38.5%. Hoạt động đầu tư vào trái phiếu của tổ chức kinh tế trong nước chiếm 23.9%. ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Trái phiếu chính phủ 1.841.953 1.635.322 2.810.480 TCTD khác 2.981.814 1.525.499 2.880.868 Tổ chức kinh tế trong nước - 1.067800 1.783.000 Tổng đầu tư chứng khoán 4.823.767 4.228.621 7.474.348 Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2005, 2006, 2007 Hoạt động tín dụng. Trong các năm qua, hoạt động tín dụng của ACB luôn đạt mức tăng trưởng tốt. Tính đến 31/12/2006, dư nợ cho vay đạt 17.364.863 tỷ đồng. Đến ngày 31/12/2007, dư nợ cho vay đạt 31.810.857 tỷ đồng. tăng 83,2%. Các sản phẩm của ACB đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng như cho vay bổ sung vốn lưu động, tài trợ và đồng tài trợ các dự án đầu tư, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay sửa chữa nhà, cho vay mua nhà, cho vay du học, cho vay cán bộ công nhân viên, tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán v.v. Chi tiết dư nợ cho vay và tạm ứng cho khách hàng. Theo loại hình cho vay. ĐVT: triệu đồng Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Cho vay ngắn hạn 4.851.873 9.568.946 17.493.467 Cho vay trung và dài hạn 4.529.644 7.445.473 14.317.390 Tổng 9.381.517 17.014.419 31.810.857 Dự phòng rủi ro tín dụng -20.825 -60.305 -134.537 Danh mục cho vay (thuần) 9.360.692 16.954.186 31.676.320 Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2005, 2006 và 2007 Tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay theo thời hạn vay là loại hình cho vay ngắn hạn, tiếp đến là cho vay trung và dài hạn. Theo loại tiền tệ. ĐVT: triệu đồng Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Cho vay bằng đồng Việt Nam 7.097.841 13.347.436 21.517.614 Cho vay bằng ngoại tệ 2.283.676 3.666.983 10.293.243 Tổng cộng 9.381.517 17.014.419 31.810.857 Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2005, 2006 và 2007 Theo ngành nghề. ĐVT: triệu đồng Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Thương mại 1.990.939 5.124.972 8.012.741 Nông lâm nghiệp 129.252 136.152 116.274 Sản xuất và gia công chế biến 2.119.473 3.848.511 5.428.273 Xây dựng 318.852 429.966 722.166 Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 3.621.374 6.621.287 14.984.250 Kho bãi, giao thông vận tải, và thông tin liên lạc 269.963 377.576 763.208 Giáo dục, đào tạo 30.968 45.274 58.545 Tư vấn, kinh doanh bất động sản 190.719 150.213 360.108 Khách sạn, nhà hàng 68.568 175.542 354.585 Dịch vụ tài chính 5.135 80836 5.620 Khác 636.274 24.117 1.005.087 Tổng cộng 9.3813517 17.014.419 31.810.857 Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2005, 2006 và 2007 Vị trí then chốt trong danh mục cho vay phân theo ngành nghề là cho vay sản xuất gia công chế biến, cá nhân và thương mại. Lý giải về sự tăng trưởng ổn định trong dư nợ của ba ngành này có thể kể đến các đóng góp từ chính sách lãi suất cho vay cạnh tranh của ACB, sự cải thiện trong chất lượng phục vụ khách hàng, chính sách tín dụng linh hoạt. Theo khu vực. ĐVT: triệu đồng Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Thành phố Hồ Chí Minh 6.960.194 12.657.458 23.641.272 Đồng bằng Sông Cửu Long 674.852 468.374 1.002.090 Miền Trung 371.225 659.017 1.172.467 Miền Bắc 1.375.246 2.233.331 4.001.509 Miền Đông 0 996.239 1.993.519 Tổng 9.381.517 17.014.419 31.810.857 Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2005, 2006, 2007 Tình hình biến động trong dư nợ cho vay tại năm khu vực địa lý vẫn đi đúng định hướng chiến lược kinh doanh và phản ánh đúng tiềm năng kinh tế, hoàn cảnh cạnh tranh ở từng địa bàn.Với vai trò là hạt nhân kinh tế của cả nước, khu vực TP. Hồ Chí Minh vẫn là địa phương hấp thu nguồn vốn tín dụng cao. Mới xuất hiện trong danh mục cho vay của năm 2006, thị trường miền Đông Nam bộ đã chứng tỏ được tiềm năng của mình thông qua số dư nợ chiếm 5,85% trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng và đến năm 2007 con số này là 6,27%. Theo thành phần kinh tế. ĐVT: triệu đồng Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh Nghiệp nhà nước. 1.052.334 1.128.017 2.179.990 Công ty cổ phần và TNHH. 3.356.089 6.643.686 12.622.784 Hợp tác xã. 3.410 2.036 21.714 Công ty liên doanh. 118.113 247.438 518.059 Công ty 100% vốn nước ngoài. 104.032 289.643 557.982 Cá nhân, nông dân và thành phần khác. 4.747.539 8.703.599 15.910.302 Tổng cộng 9.381.517 17.014.419 31.810.857 Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2005, 2006 và 2007 Nhìn chung, cơ cấu cho vay theo các loại hình kinh tế không có nhiều thay đổi. Trong đó nhóm khách hàng là công ty cổ phần và công ty TNHH chiếm tỷ trọng dư nợ ở mức cao (lớn hơn 30%) qua các thời điểm cuối năm 2005, 2006 và 2007. Nợ quá hạn. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng tính an toàn và hiệu quả của hoạt động tín dụng luôn được đảm bảo, cụ thể trong nhiều năm qua, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn dưới 1%. 7.2.2Dịch vụ và kinh doanh ngoại hối. ĐVT: triệu USD Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 30/9/2007 Doanh số kinh doanh ngoại tệ 3.756 7.712 8.994 Hoạt động thanh toán - Doanh số thanh toán Quốc tế 985 1.706 1.904 - Doanh số chuyển tiền nhanh Western Union 83,5 106.6 98.3 Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2005, 2006, và đến ngày 30/9/2007 Kinh doanh ngoại tệ. Trong nghiệp vụ mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng thanh toán xuất nhập khẩu, ngoài khối lượng giao dịch chủ yếu bằng USD và các loại ngoại tệ mạnh khác như EUR, JPY, GBP, AUD, v.v., Phòng Kinh doanh ngoại hối của ACB còn cung cấp cho khách hàng một số ngoại tệ khác ít giao dịch trên thị trường thế giới như đồng Baht Thái Lan (THB), Krone Đan Mạch (DKK), Krone Thụy Điển (SEK), v.v. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 8.994triệu USD (quy tương đương) trong 9 tháng đầu năm 2007. Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 30/9/2007 Doanh số kinh doanh (triệu USD) 3.756 7.712 8.994 Lãi kinh doanh (triệu đồng) 4.891 2.353 18.600 Nguồn: ACB Kinh doanh vàng. Trong năm 2007, Ngân hàng đa thành lập Trung tâm giao dịch vàng (với tên gọi Sàn giao dịch vàng Sài Gòn), Sàn giao dịch vàng Sài Gòn không phải là pháp nhân mà là đơn vị hạch toán báo sổ với Ngân hàng. Thành viên của Sàn giao dịch là các pháp nhân có giấy phép kinh doanh vàng và là những nhà kinh doanh vàng chuyên nghiệp, có uy tín ở Việt Nam. Hiện tại Sàn giao dịch có 10 thành viên tự nguyện tham gia, trong đó có ACB. Sàn giao dịch được quản lý bởi Ban quản lý sàn bao gồm hai bộ phận: Quản lý thành viên và Giám sát giao dịch. Ban quản lý sàn là đơn vị độc lập với Khối Ngân quỹ là đơn vị kinh doanh trên sàn. Sàn giao dịch hoạt động theo quy chế, quy định ban hành bởi Ngân hàng và được các thành viên khác chấp nhận. Sàn giao dịch hoạt động dựa trên cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin và các dịch vụ thanh toán, tín dụng do Ngân hàng cung cấp. Ngân hàng đóng vai trò trung gian mua bán với các đối tác, đảm bảo khả năng thanh toán và thanh khoản. Loại vàng giao dịch là vàng miếng SJC tính theo đơn vị lượng (1 lượng tương đương 1,20556 ounces). Ngân hàng có kế hoạch đưa thêm các loại vàng khác (theo tiêu chuẩn 4 số 9) vào giao dịch tại trung tâm giao dịch vàngtrong những năm tiếp theo. Ngân hàng thu phí cung cấp dịch vụ ngân hàng đối với thành viên, ngoài ra Ngân hàng còn có thể thu các loại phí khác. Để trở thành thành viên của Sàn giao dịch, các pháp nhân phải ký một thỏa thuận với Ngân hàng và mở tài khoản ký quỹ giao dịch vàng. Việc thanh toán giao dịch mua/bán vàng được thực hiện trên tài khoản tiền ký quỹ này. Tỷ lệ ký quỹ, phí giao dịch, lãi suất do Ngân hàng quy định. Nếu thành viên thiếu tiền hay vàng khi mua/bán vàng, thành viên phải nhận nợ với Ngân hàng theo lãi suất do Ngân hàng quy định và khoản nợ này được đảm bảo bằng số vàng hoặc tiền mà thành viên mua/bán sẽ được nhận. Ngân hàng với tư cách là thành viên trên sàn và nhà kinh doanh vàng được phép cung cấp các sản phẩm kinh doanh vàng đến các khách hàng của mình là các cá nhân/ tổ chức. Nếu lệnh mua/bán vàng của khách hàng gửi đến Ngân hàng có mức giá nằm trong khung giá mua/bán đa được niêm yết công khai thì lệnh mua/bán đó sẽ được thực hiện ngay bởi Ngân hàng. Nếu mức giá nằm ngoài khung giá do Ngân hàng công bố thì lệnh đó sẽ được chuyển lên sàn giao dịch vàng nhân danh Ngân hàng để mua/bán. Ngân hàng thu phí cung cấp dịch vụ với khách hàng. Hoạt động thanh toán trong nước. Với mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch được bố trí hợp lý, cùng 191 tài khoản nostro, hoạt động thanh toán trong nước của ACB đã không ngừng tăng trưởng. Các thống kê về tình hình phân bổ chi nhánh, phòng giao dịch và tài khoản nostro của ACB theo từng khu vực địa lý cho đến cuối tháng 9/2007 như sau: Tỉnh/ thành Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch Số lượng TK nostro TP. HCM (*) 51 61 Hà Nội 14 52 Hải Phòng 4 43 Đà Nẵng 3 23 Huế 1 18 Hội An 1 12 An Giang 1 8 Đắc Lak 1 19 Cần Thơ 2 26 Khác 15 49 Tổng cộng 93 301 Nguồn: ACB. (*) Bao gồm cả Hội sở. Ngoài 113 tài khoản nostro duy trì ở hai khu vực kinh tế trọng điểm là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, số lượng từ 8 đến 43 tài khoản nostro mở tại mỗi tỉnh, thành còn lại đã giúp ACB đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng trong thời gian qua - Thanh toán quốc tế. Là một dịch vụ truyền thống của Ngân hàng, đóng góp tỷ trọng đáng kể trong tổng thu dịch vụ của ACB. Trong những năm gần đây, ACB đã áp dụng một số chính sách ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp về tín dụng, tài trợ xuất khẩu, mức ký quỹ thư tín dụng (L/C) nhập khẩu, chính sách bán ngoại tệ, v.v. Lượng ngoại tệ bán phục vụ nhu cầu nhập khẩu khá ổn định. Kết quả của hoạt động thanh toán quốc tế qua các năm như sau: Năm 2005 2006 30/9/2007 Doanh số Thanh toán quốc tế (triệu USD) 985 1.706 1.904 Phí dịch vụ Thanh toán quốc tế (tỷ VND) 30.9 47.1 50.4 Nguồn: ACB. Các dịch vụ thanh toán khác. Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union. Từ năm 1994, ACB đã là đại lý của tổ chức chuyển tiền nhanh toàn cầu Western Union (WU). Đến nay, ACB có hơn 360 điểm chi trả tại nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Doanh số chuyển tiền hàng năm đạt trên 55 triệu USD. Hoạt động WU của ACB đạt hiệu quả cao. Dịch vụ thẻ. ACB là một trong các ngân hàng Việt Nam đi đầu trong việc giới thiệu các sản phẩm thẻ quốc tế tại Việt Nam. ACB chiếm thị phần cao về các loại thẻ tín dụng quốc tế như Visa và MasterCard. Trong năm 2003, ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đưa ra thị trường thẻ thanh toán và rút tiền toàn cầu Visa Electron. Năm 2004, ACB tiếp tục phát hành thẻ MasterCard Electronic. Trong năm 2005, ACB đã đưa ra sản phẩm thẻ MasterCard Dynamic là loại thẻ thanh toán quốc tế kết hợp những tính năng của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Ngoài ra, để đáp ứng các nhu cầu thanh toán nội địa, ACB đã phối hợp với các tổ chức như Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, hệ thống siêu thị Co-opmart, Maximark, Citimart để phát hành các loại thẻ tín dụng đồng thương hiệu cho khách hàng nội địa. Thẻ ACB đã góp phần tạo nên thương hiệu ACB trên thị trường và tạo nguồn thu dịch vụ đáng kể. CÁC SỐ LIỆU VỀ THẺ NĂM 2004, 2005 VÀ ĐẾN 30/9/2006 Nội dung Đơn vị tính Năm 2004 Năm 2005 30/9/2006 Số lượng thẻ phát hành Thẻ 145.267 209.548 256.186 Thẻ quốc tế Thẻ 123.063 186.409 231.933 Thẻ nội địa Thẻ 22.204 23.139 24.253 Số lượng đại lý Đại lý 5.584 6.146 6.556 Doanh số giao dịch chủ thẻ Triệu đồng 1.265.800 1.794.516 1.766.657 Nguồn: ACB. Dịch vụ ngân hàng điện tử. Nhằm mục đích giới thiệu cho khách hàng Việt Nam các sản phẩm của một ngân hàng hiện đại, dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, trong năm 2003, ACB đã chính thức cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm: Internet banking, home banking, phone banking và mobile banking, mang đến cho khách hàng nhiều tiện ích. ACB là ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng chứng chỉ số trong giao dịch ngân hàng điện tử nhằm mã hóa bảo mật chữ ký điện tử của khách hàng, tăng độ an toàn khi sử dụng dịch vụ home banking. Từ năm 2004, ACB cũng đã đưa vào hoạt động Tổng đài 247, cung cấp thêm các tiện ích cho khách hàng thông qua kênh điện thoại. Tổng đài này được phát triển thành Call Center vào tháng 4/2005. Trong cơ cấu thu dịch vụ của ngân hàng, thu về dịch vụ bảo lãnh và thanh toán (chuyển tiền, thanh toán quốc tế, WU, thẻ tín dụng) chiếm gần 90%. Phần còn lại là các dịch vụ khác bao gồm trung gian thanh toán nhà đất, các dịch vụ về ngân quỹ. Hoạt động ngân hàng đại lý. Quan hệ ngân hàng đại lý nhằm mục đích hỗ trợ và phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế, chuyển tiền, mua bán và kinh doanh ngoại tệ, vàng, v.v. Số ngân hàng đại lý không ngừng tăng lên qua các năm. Đến 30/9/2007, số lượng ngân hàng đại lý của ACB trên thế giới là 586 ngân hàng và tập đoàn tài chính (chưa bao gồm số lượng lớn các chi nhánh trên toàn cầu) Bên cạnh đó, ACB còn tham gia vào nhiều chương trình tín dụng của các định chế tài chính quốc tế như: Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Liên minh Châu Âu; Quỹ phát triển nông thôn của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Chương trình Bảo lãnh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Tổ chức Viện trợ và Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), v.v. Ngoài ra, ACB cũng đang tiếp nhận chương trình hỗ trợ kỹ thuật của cổ đông nước ngoài nhằm nâng cao năng lực quản trị và điều hành. Các dự án hoạt động kinh doanh đang thực hiện. Trung tâm ATM. Theo kế hoạch đến năm 2010 ACB sẽ có ít nhất 600 máy ATM được lắp đặt trên toàn quốc. Việc triển khai phát hành và thanh toán bằng thẻ ATM sẽ góp phần phổ cập phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Với những tính năng ưu việt, thẻ thanh toán sẽ dần điều chỉnh thói quen sử dụng tiền mặt trong cộng đồng dân cư. Mở rộng mạng lưới hoạt động. Kế hoạch năm 2007,dư kiến tổng số chi nhánh/phòng giao dịch của ACB sẽ đạt đến 100. Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2009, mỗi năm phát triển thêm tối thiểu tám chi nhánh/ phòng giao dịch. Báo Cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2006 và 2007 8.1 Kết quả hoạt động kinh doanh Hầu hết các chỉ tiêu hoạt động năm 2007 đều vượt mức kế hoạch đặt ra từ đầu năm. Theo đó, ACB vẫn đang duy trì vị thế ngân hàng đứng đầu khối ngân hàng thương mại cổ phần về lợi nhuận, tổng tài sản, dư nợ tín dụng, và tiền gửi khách hàng. Đặc biệt, lợi nhuận tăng gấp 3 lần so với năm 2006, góp phần mang lại nguồn lợi nhuận tích lũy đáng kể, nâng cao sức mạnh tài chính của Tập đoàn ACB. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Kế hoạch năm 2007 Thực hiện % so với kế hoạch 2006 % tăng trưởng so với năm 2006 Lợi nhuận trước thuế 1.500 2.127 141.8% 687 209.5% Tổng tài sản 65.000 85.392 131.4% 44.650 81.02% Tổng dư nợ 25.010 31.974 127.8% 17.365 84.1% Huy động khách hàng 51.261 55.238 107.8% 29.395 88.1% Thu dịch vụ 254 343 134.9% 173 98.1% Nguồn: Báo cáo tài chính ACB đã kiểm toán năm 2007 Chi tiết các khoản góp vốn đầu tư tính đến 31/12/2007 a) Các khoản đầu tư của ngân hàng vào các công ty liên doanh, liên kết ĐVT: triệu đồng STT Tên doanh nghiệp Vốn góp thực tế 1 Công ty CP Thương mại Hải Phòng Plaza 6.750 2 Công ty CP xuất nhập khẩu Saì Gòn Tourist 4.368 3 Công ty CP thương mại dịch vụ sản xuất Bình Chánh 459 4 Công ty CP du lịch Chợ Lớn 11.340 5 Công ty CP TM DV Đông Anh 1.000 6 Công ty CP phát triển hạ tầng Phố Nối 3.067 7 Công ty CP địa ốc ACB 45.000 8 Công ty CP dịch vụ bảo vệ Ngân hàng á Châu 100 9 Công ty CP Sài Gòn Kim Hoàn ACB - SJC 1.000 10 Công ty CP Thủy Tạ 4.100 11 Công ty CP thủy sản Việt Long - 12 Công ty CP lương thực Bình Trị Thiên 2.654 13 Công ty CP khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang 20.000 14 Công ty CP đầu tư á Châu - Tổng cộng 98.838 8.2.1 Các khoản đầu tư của các công ty con của ngân hàng b) Các khoản đầu tư của ACBS vào các công ty liên doanh, liên kết ĐVT: Triệu đồng STT Tên doanh nghiệp Vốn góp thực tế 1 Công ty CP Thương mại Hải Phòng Plaza 11.250 2 Công ty CP xuất nhập khẩu Saì Gòn Tourist 6.539 3 Công ty CP thương mại dịch vụ sản xuất Bình Chánh 765 4 Công ty CP du lịch Chợ Lớn 34.965 5 Công ty CP khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang 20.000 6 Công ty CP phát triển hạ tầng Phố Nối 4.500 7 Công ty CP địa ốc ACB 3.750 8 Công ty CP Thủy Tạ 4.581 9 Công ty CP đầu tư á Châu - 10 Công ty CP lương thực Bình Trị Thiên 3.659 Tổng cộng 90.009 c) Các khoản đầu tư của ACBA vào các công ty liên doanh, liên kết( đến ngày 31/12/2006) ĐVT: Tri

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33130.doc
Tài liệu liên quan