Đề án Tìm hiểu thị trường Mỹ và một số gợi ý đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam

Một giấy uỷ quyền của công ty nước ngoài phải có các văn bản sau đây kèm theo khi luật hoặc tập quán nước ngoài khác với Mỹ:

1. Một giấy chứng nhận của cơ quan có chức năng ở nước ngoài xác nhận về sự tồn tại của công ty đó.

2. Bản sao phần điều lệ hoặc quy định về việc thành lập công ty cho biết nội dung hoạt động của công ty và cơ cấu lãnh đạo.

3. Bản sao văn bản hoặc một phần văn bản là căn cứ về quyền hạn của người ký giấy uỷ quyền.

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tìm hiểu thị trường Mỹ và một số gợi ý đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng. Mức thuế cụ thể là một số tiền nhất định trên mỗi đơn vị trọng lượng hoặc số lượng (ví dụ như 5 cent/tá). Mức thuế gộp là mức thuế kết hợp của thuế theo trị giá và mức thuế cụ thể (ví dụ như 0,7 cent/kg cộng 10% trị giá hàng). Mức thuế áp dụng: đối với hàng nhập khẩu có thể thay đổi tuỳ thuộc vào xuất xứ hàng hoá. Hầu hết hàng hoá phải chịu thuế theo mức thuế Tối Huệ quốc trong Cột 1 của Biểu thuế nhập khẩu. Hàng hoá từ những nước không được hưởng mức thuế NTR phải chịu thuế theo luật quy định trong cột 2 của Biểu thuế. Trang mẫu danh mục thuế của Hoa kỳ (Trích từ HTS Hoa kỳ năm 1997) Thuế suất (%) Mã HS Mô tả hàng hoá Cột 1 Cột 2 Chung (MFN) Đặc biệt (GSP) 0901.11 Cà phê chưa khử chất caphe in 0 0 0301.10 Cá cảnh 0 0 0208.20 Đùi êch 0 10 0906.10 Quế chưa nghiền 0 0 0906.20 Quế đã nghiền 0 11cent/kg Hàng miễn thuế : bao gồm: miễn thuế cho cá nhân, miễn thuế cho các mặt hàng sử dụng cho mục đích khoa học hay nghiên cứu và miễn thuế cho hàng hoá Mỹ được nhập lại (ngoài những trường hợp có quy định khác). 1.2. Định giá hải quan: (Customs Value): khi áp dụng các loại thuế suất của Mỹ theo Danh bạ HTS, cần tìm hiểu cách xác định trị giá hàng hoá để thu thuế của hải quan Mỹ. 63 Luật Thương mại năm 1930 quy định, phương pháp xác định trị giá hàng hoá để tính thuế là tính theo giá bán hàng hoá ấy tại Mỹ (American Selling Price (ASP)), mà cơ sở là chi phí sản xuất hàng hóa đó tại Mỹ. Tuy vậy, cách tính này đã gây ra tranh cãi nhiều ở các cuộc đàm phán thương mại quốc tế giữa Mỹ và các nước bạn hàng vì nó thể hiện tính bảo hộ mậu dịch thiếu bình đẳng của Mỹ. Tới năm 1956, Mỹ thay đổi cách tính giá trị hàng hoá, Mỹ bỏ phương pháp tính ASP và áp dụng cách tính lấy giá trị xuất khẩu (Export Value) là cơ sở tính giá. Cách tính trên dựa trên "giá trị của Mỹ" (US Value) và chi phí sản xuất (Cost of Production) được xem là hai tiêu chuẩn áp dụng. Năm 1979, Luật về các Hiệp định Thương mại (Trade of Agreement Act 1979) của Mỹ đã đưa ra phương pháp " Giá trị giao dịch" (Transaction Value) làm cơ sở chính để định giá hàng nhập khẩu để tính thuế. Giá trị giao dịch được định nghĩa: là giá thực sự đã trả hoặc sẽ trả cho hàng hoá khi bán để xuất sang Mỹ và cộng thêm với: - Chi phí đóng gói bao bì mà người mua phải chịu - Hoa hồng bán hàng mà người mua lại phải chịu. - Khoản chi phí mà người mua phải chi để hỗ trợ người bán hàng trong sản xuất hoặc xuất khẩu hàng đó. - Các loại hoa hồng ký vụ phí xin giấy phép mà người mua phải trả. - Các khoản chi mà người bán hưởng, phát sinh từ việc tái xuất hoặc bán lại. Tuy vậy, 5 khoản tính thêm nói trên đây chỉ tính thêm khi chúng chưa được tính vào giá hàng và dựa trên thông tin để xác định chính xác số tiền chi phí. Nếu không đủ thông tin thì không thể xác định được trị giá giao dịch và cơ sở tính trị giá phụ, theo giá trị ưu tiên, phải được xem xét sử dụng. Việc xem xét các khoản cộng thêm vào giá theo trình tự: Phí đóng gói do người mua thanh toán cho tất cả việc đóng gói hàng hoá nhập khẩu để xuất khẩu. Phí hoa hồng bán hàng do người mua trả có liên quan là bất kỳ khoản tiền nào trả cho đại lý của người bán. Trị giá được tính theo % của bất kỳ khoản hỗ trợ nào cấu thành bộ phận trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu. Trước tiên, trị giá các khoản hỗ trợ được xác định, sau đó được tính % theo giá hàng. Hỗ trợ: là bất kỳ một trong những hạng mục được liệt kê dưới đây do người mua hàng nhập khẩu cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp, miễn phí hoặc có giảm chi phí để sử dụng trong sản xuất hoặc bán hàng xuất khẩu sang Mỹ. Bao gồm: + Nguyên liệu, linh kiện, chi tiết và các bộ phận tương tự trong hàng nhập khẩu; + Công cụ, khuôn và các dụng cụ tương tự sử dụng để sản xuất hàng nhập khẩu; + Bán sản phẩm được sử dụng để sản xuất hàng nhập khẩu; + Công việc kỹ thuật, phát triển sản phẩm, kỹ xảo, thiết kế, kế hoạch và bản vẽ được làm ở ngoài lãnh thổ Mỹ. Trị giá hỗ trợ: để xác định trị giá của một khoản hỗ trợ, phải áp dụng quy tắc sau: Trị giá là chi phí để có được khoản hỗ trợ nếu người nhập khẩu nhận được từ một người bán khác, hoặc là chi phí cho khoản hỗ trợ, nếu do người nhập khẩu hoặc người có quan hệ với người nhập khẩu sản xuất. Trị giá tính cả chi phí chuyển những phần hỗ trợ đó đến nơi sản xuất. Trị giá của khoản hỗ trợ sử dụng để sản xuất hàng nhập khẩu được điều chỉnh để cho thấy có những sử dụng, sửa chữa, thay đổi hoặc các nhân tố khác ảnh hưởng đến trị giá khoản hỗ trợ. Khi công việc kỹ thuật, phát triển, kỹ xảo, thiết kế, kế hoạch và bản vẽ được thực hiện bên ngoài nước Mỹ thì trị giá là chi phí để có được bản sao của hỗ trợ (nếu hỗ trợ đó có sẵn) hoặc là chi phí mua hoặc thuê lại, nếu hỗ trợ đó được người mua mua hoặc thuê lại từ một người khác, hoặc là giá trị gia tăng ngoài lãnh thổ Mỹ, nếu hỗ trợ đó được sản xuất ở Mỹ và một hoặc nhiều nước khác. Tính tỷ lệ trị giá hỗ trợ: Sau khi xác định trị giá khoản hỗ trợ, bước tiếp theo là tính tỷ lệ % trị giá đó trong trị giá hàng nhập khẩu. Việc tính tỷ lệ được thực hiện một cách hợp lý và theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung. Chú ý: Những khoản sau không tính vào trị giá giao dịch: - Chi phí, phí phải trả cho cước phí vận tải, bảo hiểm và các dịch vụ liên quan phát sinh trong việc gửi hàng từ nước xuất khẩu đến địa điểm nhập khẩu ở Mỹ. - Bất kỳ chi phí hợp lý nào phải trả cho: xây dựng, lắp đặt, lắp ráp, bảo dưỡng hoặc hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến hàng hoá sau khi nhập khẩu vào Mỹ, hoặc vận chuyển hàng sau khi nhập khẩu. - Thuế hải quan và các thuế liên bang khác (kể cả bất kỳ khoản thuế tiêu thụ đặc biệt nào mà người bán ở Mỹ phải có nghĩa vụ thanh toán). Ngoài ra, nếu nhà nhập khẩu không chấp nhận trị giá hàng theo khai báo thì Hải quan có quyền áp giá tính thuế theo một số phương pháp sau (theo thứ tự, nếu phương pháp trước không dùng được mới dùng phương pháp sau): * Giá của mặt hàng giống hệt (indentical merchandise): + Giống về mọi phương diện + Được làm ra ở cùng nơi với mặt hàng so sánh giá + Được làm ra bởi cùng một nhà sản xuất Nếu không tìm được mặt hàng giống về cả 3 điều kiện trên thì có thể tìm mặt hàng thoả mãn 2 điều kiện đầu và có thể chấp nhận được sản xuất bởi các nhà sản xuất khác. * Giá của mặt hàng tương tự (similar merchandise): + Được làm ra ở cùng một nước và cùng một nhà sản xuất + Có các đặc tính và vật liệu chế tạo giống nhau + Có thể thay thế nhau trong thương mại (Commercial interchangeable) Nếu không thỏa mãn được tất cả các điều kiện trên, có thể chấp nhận hàng được làm bởi các nhà sản xuất khác nhau. Để xác định hàng tương tự có thể xem xét đến các khía cạnh về chất lượng, đặc tính, sự nổi tiếng và nhãn hiệu đã có. * Giá suy đoán (deductive): Giá này được suy đoán từ đơn giá bán (unit of resale price) sau khi hàng được nhập khẩu vào Hoa kỳ và khấu trừ một số thành phần nào đó. Đơn giá (unit price) được suy diễn với giá so sánh theo các yếu tố sau: - Hàng được bán như điều kiện khi nhập khẩu và vào cùng thời gian nhập khẩu. - Hàng được bán như điều kiện khi nhập khẩu nhưng không cùng thời gian nhập khẩu và trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập khẩu. - Hàng được bán khác với điều kiện nhập khẩu và quá 90 ngày từ ngày nhập khẩu: hàng đã được chế biến thêm và bán trong phạm vi 180 ngày (còn gọi là "giá hàng đã qua chế biến thêm - further procesing price" hoặc " superdeductive"). Lưu ý: + Các chi phí đóng gói (packing costs) được cộng thêm vào giá suy đoán (nếu chưa có trong giá ban đầu) + Các yếu tố sau được trừ khỏi giá suy đoán: . Hoa hồng/lợi nhuận và các chi phí chung (commisions or profit and general expenses) trong giá bán tại Hoa kỳ; . Chi phí vận chuyển/bảo hiểm từ nước xuất khẩu tới địa điểm nhập khẩu ở Hoa kỳ và từ địa điểm nhập khẩu tới nơi nhận hàng ở Hoa kỳ (nếu chưa bao gồm trong chi phí chung nêu trên) . Thuế nhập khẩu và các thuế liên bang . Trị giá chế biến thêm (value of further procesing): tức trị giá gia tăng do chế biến thêm sau khi nhập khẩu (với điều kiện có đầy đủ số liệu về chi phí này) * Giá hợp thành(computed value): được hợp thành từ các yếu tố sau: + Chi phí cho vật liệu, vật tư ... được dùng để sản xuất ra mặt hàng nhập khẩu + Lợi nhuận và các chi phí chung + Bất kỳ trợ cấp nào (nếu chưa bao gồm ở 2 mục trên) + Chi phí đóng gói Nếu theo các phương pháp trên vẫn không xác định được trị giá tính thuế thì trị giá tính thuế sẽ được lấy từ một trong các phương pháp trên và có những điều chỉnh cần thiết cho phù hợp, dựa trên những thông tin được cung cấp từ Hoa kỳ hoặc từ nước ngoài cho cơ quan Hải quan. Trên đây chỉ là quy định cơ bản, để ứng dụng trong thực tiễn hải quan Mỹ định nghĩa rất chi tiết cụ thể từng khái niệm, xác định rõ phạm vi giới hạn, mốc thời gian cho từng trường hợp cụ thể. 2. các quy định phi thuế quan: 2.1. Quy trình nhập khẩu, chứng từ, thủ tục hải quan: Khi một chuyến hàng xuất khẩu đến Mỹ, chủ hàng, người mua hoặc người môi giới hải quan có giấy phép do chủ hàng, người mua hoặc người nhận hàng chỉ định sẽ trình các chứng từ nhập khẩu hàng hoá với Giám đốc hải quan quận hoặc cảng ở cảng nhập khẩu. Ngoài cơ quan hải quan Mỹ, người nhập khẩu cần phải liên hệ với các cơ quan khác khi có vấn đề phát sinh liên quan đến những hàng hoá cụ thể. Ví dụ: các vấn đề liên quan tới sản phẩm do Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (Food and Drug Administration - FDA) chịu trách nhiệm sẽ được chuyển cho văn phòng FDA ở quận gần nhất hoặc cho Phòng nhập khẩu ở trụ sở FDA, (301) 443 - 6553. Thủ tục tương tự cũng áp dụng cho các sản phẩm như rượu, thuốc lá, vũ khí gây nổ, các sản phẩm và hàng hoá khác do 60 cơ quan chính phủ liên bang quản lý và hải quan Mỹ thay mặt họ chịu trách nhiệm thi hành các luật về nhập khẩu. Hàng hoá đưa vào khu vực ngoại thương không được nhập khẩu ở các trạm hải quan. * Quy trình nhập khẩu hàng hoá gồm : (1) Lập và trình các chứng từ cần thiết để xác định hàng hoá có thể được giải phóng khỏi kho ngoại quan không. (2) Lập và trình các chứng từ có các thông tin cần thiết để xác định mức thuế và dùng cho công tác thống kê. Hai phần này có thể được hoàn tất thông qua hệ thống điện tử như chương trình Mạng môi giới tự động của Hệ thống thương mại tự động. * Chứng từ nhập khẩu: Trong vòng 5 ngày kể từ ngày hàng hoá đến cảng khẩu ở Mỹ, các chứng từ nhập khẩu phải được hoàn tất, chỉ trừ khi được phép mở rộng địa điểm. Các chứng từ này bao gồm: a- Phiếu danh mục hàng nhập khẩu, mẫu hải quan 7533; hoặc đơn xin và Giấy phép đặc biệt cho giao hàng ngay, mẫu hải quan 3461 hoặc mẫu đơn giải phóng hàng hoá theo yêu cầu của Giám đốc hải quan quận (8). b- Bằng chứng chứng minh quyền nhập khẩu (giấy uỷ quyền ....) c- Hoá đơn thương mại hoặc hoá đơn sơ bộ khi chưa thể lập được hoá đơn thương mại d- Phiếu đóng gói nếu cần thiết e- Các chứng từ cần thiết khác để xác định khả năng thông quan của hàng hoá. Trong một số trường hợp có thể sử dụng một quy trình thủ tục thay thế để giải phóng hàng hoá ngay bằng việc xin Giấy phép đặc biệt cho giao hàng ngay theo mẫu hải quan 3461 trước khi hàng đến nơi. Người chuyên chở tham gia trong hệ thống kiểm định tự động có thể được phép giải phóng hàng có điều kiện, sau khi rời nước xuất khẩu và tối đa trong vòng 5 ngày trước khi tàu đến Mỹ. Nếu đơn xin được phê chuẩn, hàng hoá sẽ được giải phóng nhanh ngay sau khi đến nơi. Hồ sơ nhập khẩu tóm tắt sẽ được lập theo mẫu hợp thức hoặc bằng văn bản hoặc qua mạng điện tử và thuế ước tính phải được thanh toán trong vòng 10 ngày kể từ lúc hàng được giải phóng. Việc giải phóng hàng hoá sử dụng mẫu 3461 chỉ giới hạn đối với những hàng hoá sau: Hàng đến từ Canada hoặc Mexico nếu Giám đốc hải quan quận chuẩn y và có bảo đảm bằng tiền. Rau quả tươi cho người tiêu dùng nhập từ Canada và Mexico và được chuyển từ khu vực ngay sát biên giới tới địa điểm nhận hàng của người nhập khẩu bên trong cảng nhập khẩu. Hàng hoá chuyển cho hoặc thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan hoặc nhân viên Chính phủ Mỹ. Hàng hội chợ triễn lãm. Hàng hoá nằm trong hạn ngạch theo thuế nhập và trong một số trường hợp hàng hoá chịu hạn ngạch tuyệt đối (hầu hết các mặt hàng chịu hạn ngạch tuyệt đối luôn phải làm thủ tục nhập khẩu chính thức). Trong một số trường hợp rất hãn hữu, hàng được giải phóng khỏi kho và được phép đưa ra khỏi kho trong vòng 10 ngày làm việc sau đó để tiêu thụ. Hàng hoá được Tổng cục hải quan cho phép giải phóng để giao hàng ngay. * Thủ tục nhập kho: Nếu có yêu cầu hoãn việc giải phóng hàng hoá, hàng hoá có thể được giữ trong kho ngoại quan của hải quan theo một thủ tục nhập kho riêng. Hàng có thể được giữ trong kho tới 5 năm kể từ ngày nhập khẩu. Trong khoảng thời gian này, hàng hoá có thể được tái xuất mà không phải trả thuế nhập khẩu hoặc có thể được đưa ra khỏi kho để tiêu thụ nếu trả thuế theo mức hiện hành vào ngày đưa hàng ra khỏi kho. Nếu hàng hoá bị hư hại do lỗi của hải quan khi kiểm tra thì không phải trả thuế. Trong thời gian nằm trong kho ngoại quan, hàng hoá có thể được rửa sạch, phân loại, đóng gói lại hoặc trải qua bất kỳ quá trình nào khác nhưng không phải là sản xuất, làm thay đổi tình trạng của hàng hoá (dưới sự giám sát của hải quan). Sau khi qua xử lý như trên hàng hoá có thể được xuất khẩu mà không phải trả thuế hoặc có thể được đưa ra khỏi kho để tiêu thụ khi đã thanh toán thuế theo mức hiện hành áp dụng cho hàng hoá trong tình trạng đã qua xử lý tại thời điểm đưa ra khỏi kho. Hàng hoá dễ hỏng, chất nổ hoặc hàng cấm nhập khẩu có thể được giữ trong kho ngoại quan. Một số mặt hàng hạn chế nhập, dù không được phép giải phóng có thể nhập kho. Có thể tìm hiểu thông tin liên quan đến kho ngoại quan ở phần 311 trong Luật thuế nhập khẩu. * Hàng hoá không nhập khẩu được: Nếu không thể trình hồ sơ nhập khẩu hàng hoá ở cảng khẩu hoặc cảng đến trong vòng 5 ngày kể từ lúc hàng đến, giám đốc hải quan quận hoặc cảng khẩu có thể giữ hàng trong kho (rủi ro và chi phí người nhập khẩu phải chịu). Nếu không được thông quan trong vòng 1 năm kể từ ngày nhập khẩu, hàng hoá có thể được bán đấu giá công khai. Phí bảo quản lưu kho, chi phí bán hàng, thuế doanh thu nội địa, thuế và các khoản phải trả cho việc giữ lưu kho sẽ được thanh toán từ tiền bán hàng không được nhập khẩu. Tiền thừa sau khi đã khấu trừ các khoản trên thường được trả cho người giữ vận đơn của số hàng đã được ký hậu hợp thức. Nếu hàng hoá phải chịu thuế doanh thu nội địa và hàng không đủ để bán đấu giá công khai và thanh toán thuế thì sẽ bị tiêu huỷ. * Thủ tục nhập khẩu: - Thủ tục nhập khẩu do người nhập khẩu thực hiện: Hàng hoá được chuyên chở bằng tàu thương mại khi đến Mỹ phải do chính chủ hàng, người mua, nhân viên của họ được uỷ quyền hoặc người môi giới hải quan có giấy phép được chủ hàng, người mua hoặc người nhận hàng chỉ định tiến hành làm thủ tục nhập khẩu. Nhân viên hải quan Mỹ và những nhân viên của người mua không được phép làm đại diện cho người nhập khẩu hoặc người giao nhận hàng hoá nhập khẩu. - Thủ tục nhập khẩu do người khác thực hiện: Cá nhân hoặc hội buôn nước ngoài hoặc một công ty nước ngoài có thể nhập khẩu hàng thông qua một đại lý hoặc đại diện của người xuất khẩu ở Mỹ, qua một thành viên hội buôn hoặc một nhân viên của công ty đó. Ngoài ra, một công ty nước ngoài có hàng hoá được nhập khẩu phải uỷ quyền cho một đại lý ở Mỹ đứng ra thay mặt làm thủ tục nhập khẩu ở bang nơi có cảng nhập khẩu. Người môi giới hải quan được chỉ định trong giấy uỷ quyền hải quan có thể làm thủ tục đại diện cho người xuất khẩu hoặc đại diện của họ. Bản khai hải quan của chủ hàng do người môi giới hải quan yêu cầu được một cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài làm phải có bảo đảm bằng tiền để trang trải các khoản thuế nhập khẩu phát sinh hoặc phải trả thêm. Bản khai của chủ hàng được làm ở nước ngoài có thể được chấp nhận nhưng phải được làm ở cơ quan công chứng hoặc có dấu công chứng. Có thể làm công chứng ở tất cả các Đại Sứ quán Mỹ trên thế giới và ở các Tổng Lãnh sự Mỹ. - Giấy uỷ quyền: Một cá nhân, hội buôn hoặc công ty nước ngoài có thể cấp giấy uỷ quyền cho một người được thuê làm việc thường xuyên, người môi giới hải quan, thành viên hội buôn hoặc nhân viên công ty để đại diện cho họ ở Mỹ. Bất kỳ người nào được chỉ định trong giấy uỷ quyền cũng phải là công dân Mỹ, được phép làm các thủ tục nhập khẩu đại diện cho cá nhân hoặc tổ chức cấp giấy uỷ quyền. Giấy uỷ quyền phải luôn đính kèm trong các văn bản giao dịch hợp thức với hải quan. Một giấy uỷ quyền của công ty nước ngoài phải có các văn bản sau đây kèm theo khi luật hoặc tập quán nước ngoài khác với Mỹ: Một giấy chứng nhận của cơ quan có chức năng ở nước ngoài xác nhận về sự tồn tại của công ty đó. Bản sao phần điều lệ hoặc quy định về việc thành lập công ty cho biết nội dung hoạt động của công ty và cơ cấu lãnh đạo. Bản sao văn bản hoặc một phần văn bản là căn cứ về quyền hạn của người ký giấy uỷ quyền. Giấy uỷ quyền do một hội buôn cấp phải giới hạn thời hiệu không quá 2 năm kể từ ngày lập và phải ghi đầy đủ tên của tất cả các thành viên trong hội buôn. Một thành viên hội buôn có thể làm giấy uỷ quyền về các giao dịch hải quan thay mặt cho hội buôn. Khi sự thay đổi thành viên dẫn đến việc thành lập một công ty mới, giấy uỷ quyền của công ty cũ không còn hiệu lực cho các giao dịch hải quan. Công ty mới phải cấp giấy uỷ quyền mới khi giao dịch hải quan. Tất cả các giấy uỷ quyền khác có thể được cấp với hiệu lực vô thời hạn. * Hoá đơn thương mại Hoá đơn thương mại do người bán hoặc người gửi hàng hoặc đại lý của người bán hàng, sẽ được chấp nhận để tính thuế hải quan nếu nội dung phù hợp với mục 141.86 trong Quy định hải quan. Người nhập khẩu và người môi giới Hải quan tham gia Hệ thống môi giới tự động (Automated Braker Interface) có thể chọn cách chuyển những dữ liệu của hoá đơn qua Hệ thống truyền hoá đơn tự động hoặc qua EDIFACI và không phải sử dụng chứng từ bằng giấy. Theo quy định của Luật thuế nhập khẩu, một hoá đơn phải có những nội dung sau đây (Tariff Act): Cảng đến nơi hàng hoá dự định sẽ đến; Nơi hàng hoá được bán hoặc được đồng ý bán, thời gian, địa điểm và tên của người bán, người mua. Nếu hàng hoá được gửi đi thì phải có thời điểm giao hàng và xuất xứ hàng hoá, tên của người gửi hàng và người nhận hàng; Kê khai chi tiết về hàng hoá bao gồm tên hàng hoá, loại, chất lượng ký hiệu, số lượng và nhãn hiệu hàng hoá được đóng gói; Trọng lượng và thể tích; Giá bán của một mặt hàng được sử dụng trong các cuộc giao dịch; Loại tiền tệ; Tất cả chi phí cho hàng hoá bao gồm: cước phí bảo hiểm, hoa hồng, hòm, container, bao bì và phí đóng gói, phí tổn phát sinh khi mang hàng hoá đến cảng đầu tiên của Mỹ. Chi phí đóng gói, hòm, container và cước phí nội địa đưa hàng đến cảng xuất khẩu (cảng đi) không cần thiết phải ghi theo từng khoản nếu đã được tính vào giá hoá đơn. Nếu những thông tin yêu cầu ở trên không được thể hiện trong hoá đơn thì nó phải được ghi trong một chứng từ đính kèm theo hoá đơn. Khoản giảm giá, tiền hoàn thuế, tiền thưởng được ghi thành từng khoản riêng biệt và sẽ được hưởng khi xuất khẩu hàng hoá; Nước xuất xứ; Hàng hoá hoặc dịch vụ cung cấp để sản xuất hàng hoá không được ghi vào hoá đơn; Nếu hàng hoá trong các chứng từ được bán trong khi quá cảnh thì hoá đơn gốc do người mua ghi lại việc giao dịch này và hoá đơn bán hay một báo cáo bán hàng cũng phải ghi giá thanh toán cho mỗi mặt hàng sẽ được lưu lại như một phần của chứng từ nhập khẩu. Hoá đơn và tất cả các tài liệu liên quan đều phải viết bằng tiếng Anh hoặc phải kèm theo một bản dịch chính xác ra tiếng Anh. Mỗi hoá đơn phải ghi đầy đủ các chi tiết về những loại hàng hoá gì chứa trong mỗi thùng hàng riêng biệt. Nếu hoá đơn hoặc chứng từ nhập khẩu không ghi rõ khối lượng, kích thước của hàng hoá để tính thuế nhập khẩu thì nhà nhập khẩu sẽ phải trả một số các chi phí phát sinh cho một số thông tin trước khi lấy hàng ra khỏi kho Hải quan. Khi có nhiều hoá đơn trong cùng một chứng từ nhập hàng thì mỗi hoá đơn cộng với một số chứng từ kèm theo phải được nhà nhập khẩu đánh số liên tục vào phần cuối của mỗi trang giấy, bắt đầu là số 1. Nếu hoá đơn từ 02 trang trở lên thì bắt đầu số 1 ở trang đầu tiên và cứ tiếp tục đánh số tiếp theo đến hết tất cả hoá đơn và các giấy tờ kèm theo trong cùng một bộ chứng từ nhập khẩu. Nếu một bộ chứng từ có một hoá đơn một trang và hoá đơn thứ hai là hai trang thì phải đánh số như sau: Inv.1, p1 (hoá đơn 1, trang 1); Inv.2, p2; Inv.2, p3. Các yêu cầu cụ thể: - Hoá đơn riêng cho mỗi chuyến hàng: mỗi chuyến hàng được gửi đến tay người nhận qua một hãng vận chuyển thương mại phải sử dụng cùng một hoá đơn. - Vận chuyển hàng hoá gộp: hàng hoá được gộp lại để vận chuyển cho cùng một người nhận qua một hãng vận chuyển thương mại có thể sử dụng cùng một hoá đơn. Các vận đơn, hoá đơn gốc của hàng hoá hay các chứng từ có liên quan, thể hiện giá thực tế đã thanh toán hoặc thoả thuận để thanh toán phải được gửi kèm theo hoá đơn. - Vận chuyển hàng hoá từng phần: Một hợp đồng vận chuyển hàng từng phần từ người gửi đến người nhận có thể sử dụng cùng một hoá đơn nếu hàng hoá được vận chuyển từng phần đến cảng nhập bằng bất kỳ hình thức vận chuyển nào trong khoảng thời gian không quá 10 ngày liên tục. Hoá đơn này phải được lập như các hoá đơn vận chuyển hàng lẻ và ghi đầy đủ các thông tin bổ sung có thể được yêu cầu đối với từng cấp hoặc loại hàng đặc biệt có liên quan. Trong trường hợp phải làm như vậy thì trong hoá đơn phải ghi rõ khối lượng, giá trị và các dữ liệu khác có liên quan đến vận chuyển hàng hoá từng phần và sự thống nhất về chuyển giao của mỗi phần. - "Phụ liệu" cho sản xuất: Hoá đơn phải biểu thị quá trình sản xuất cộng với các chi phí về các phụ liệu cho sản xuất (ví dụ: nhuộm, khuôn, dụng cụ, in ấn, các công việc về kỹ thuật, mỹ nghệ, thiết kế và phát triển, hỗ trợ về tài chính ....) mà không ghi trong hoá đơn giá. Nếu các chi phí được ghi trong hoá đơn thì phải nói rõ là bao nhiêu, nếu biết và do ai cung cấp. Liệu họ có có lập hoá đơn riêng không? Nếu có thì phải kèm theo một bản copy. Bất cứ khi nào Hải quan Mỹ yêu cầu thông tin về chi phí sản xuất hàng hoá để định giá hải quan thì người nhập khẩu sẽ được giám đốc hải quan của vùng đó cung cấp. Do vậy, khi giao hàng các nhà sản xuất phải ghi rõ chi phí sản xuất vào hoá đơn giao hàng. - Các thông tin thêm: Một số loại hàng hóa có thể cần phải ghi thêm một số thông tin đặc biệt trong hoá đơn. Mặc dù các nhà nhập khẩu của Mỹ thường thông báo cho các nhà xuất khẩu về vấn đề đặc biệt này nhưng chương 141.89 trong Quy chế Hải quan có quy định cụ thể yêu cầu đối với các loại hàng hoá này. - Tỷ giá hối đoái: nói chung, Hải quan Mỹ không sử dụng tỷ giá hối đoái nào khác ngoài tỷ giá được công nhận trong mục U.S.C. 5151 của Quy chế Hải quan để quy đổi ngoại tệ. Đối với những loại hàng hoá được nhập khẩu từ những nước có đồng tiền được Ngân hàng Liên bang cuả NEW YORK công nhận là có 2 loại tỷ giá trở lên (phần 522 của Hiệp định về thuế quan năm 1930) thì hoá đơn phải ghi theo tỷ giá hối đoái sử dụng trong việc quy đổi tiền hàng bằng đồng đô la Mỹ nhận được sang ngoại tệ khác và mức độ phần trăm sử dụng của mỗi tỷ giá nếu hai hay nhiều tỷ giá được sử dụng. Nếu một hay nhiều tỷ giá mà được sử dụng trong việc thanh toán các chi phí và thanh toán hàng hoá thì phải ghi mỗi tỷ giá một cách riêng rẽ. Khi mà đồng đô la chưa được quy đổi cùng với thời điểm lập hoá đơn phải ghi rõ việc này trên hoá đơn, đồng thời cũng phải ghi rõ tỷ giá mà đồng đô la sẽ được quy đổi hoặc nói rõ việc không xác định được tỷ giá nào sẽ được áp dụng. Các tỷ giá hối đoái không cần áp dụng đối với loại hàng hoá được miễn thuế tuyệt đối hoặc chỉ chịu một mức thuế cụ thể không phụ thuộc vào giá trị. Hoá đơn sơ bộ: nếu hoá đơn thương mại mà không được trình cùng với thời điểm hàng được nhập thì người nhập khẩu phải lập và trình một chứng từ dưới dạng hoá đơn sơ bộ vào lúc làm thủ tục nhập hàng. Trong trường hợp này phải có bảo đảm (tiền đặt cọc) thay cho việc chưa có hoá đơn thương mại nhưng không được chậm quá 120 ngày kể từ ngày nhập khẩu. Nếu người xuất khẩu không gửi hoá đơn đúng hạn định thì người nhập khẩu số hàng đó ở Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm theo cam kết với người phụ trách Hải quan ỏ cảng khẩu đó trước khi hết thời hạn 120 ngày. Ngoài hoá đơn sơ bộ, đối với một số loại hàng hoá cần phải sử dụng hoá đơn đặc biệt (xem chi tiết tại 19. CFR. 141.89 Quy chế Hải quan). 2.2. Phụ thu (ngoài thuế xuất nhập khẩu): Luật Hải quan và thương mại 1990 (Customs and Trade Act of 1990) cho phép Hải quan Mỹ được thu phí làm thủ tục hải quan cho các chuyến hàng xuất nhập, các phương tiện vận tải (tàu thuyền, xe cộ, xe lửa, máy bay ...) hành khách, chuyển thư bưu điện .... Việc thu phí này phù hợp với yêu cầu của GATT, không mang tính chất thuế, không có tính chất của một hàng rào bảo hộ mậu dịch gián tiếp. Hiện nay, Mỹ thu phí thủ tục hàng hoá (Merchandise Processing Fee: MPF) thay thế cho các loại quy định thu phí hải quan trước năm 1990. Phí thủ tục hàng hoá quy định cho từng chuyến vào hoặc ra, chính thức hay không chính thức mang tính chất thương mại và tính theo giá trị lô hàng. Các chuyến vào không chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu thị trường Mỹ và Một số gợi ý đối với các Doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan