Đề án Tìm hiểu về thị trường UPCOM

Mục Lục

TRÍCH YẾU i

Mục Lục ii

Lời Cảm Ơn iii

NHẬP ĐỀ 1

I. CƠ SỞ , QUY TẮC, LUẬT 2

1.1 CÁC CƠ SỞ QUY TẮC CƠ BẢN TRONG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CHƯA NIÊM YẾT TẠI HASTC (UPCOM). 2

1.1.1 Thời gian giao dịch 2

1.1.2 Tạm ngừng hoạt động giao dịch chứng khoán 2

1.1.3 Chứng khoán đăng ký giao dịch 2

1.1.4 Phương thức giao dịch 2

1.1.5 Nguyên tắc khớp lệnh giao dịch 3

1.1.6 Mệnh giá chứng khoán 3

1.1.7 Đơn vị giao dịch 3

1.1.8 Đơn vị yết giá 3

1.1.9 Giới hạn dao động giá 3

1.1.10 Lệnh giao dịch 4

1.1.11 Nội dung của lệnh giao dịch 4

1.1.12 Sửa huỷ lệnh. 4

1.1.13 Giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư: 5

1.1.14 Hình thức và thời hạn thanh toán 6

1.2 LUẬT CHỨNG KHOÁN 6

1.2.1 Áp dụng cho các đối tượng theo điều 2 của luật chứng khoán: 6

1.2.2 Nguyên tắc hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán được áp dụng theo điều 4: 6

1.2.3 Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán được áp dụng tại điều 7: 6

1.2.4 Các hành vi bị cấm được áp dụng tại điều 9 7

1.2.5 .Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng áp dụng theo điều 12: 7

1.2.6 Công bố thông tin của công ty đại chúng được áp dụng tại điều 101: 8

II. THỰC TRẠNG UPCOM 9

1. TRƯỚC KHI UPCOM THÀNH LẬP 9

a. Ko có thị trường OTC, cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết được giao dịch trên thị trường tự do 9

b. Số công ty đại chúng chưa niêm yết là rất lớn 10

2. UPCOM THÀNH LẬP 10

 Diễn biến dao dịch trên thị trường Upcom 10

 Giải pháp 12

III. ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CHUNG NHẤN MẠNH TÍNH HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG UPCOM (SO SÁNH VỚI CÁC THỊ TRƯỜNG KHÁC) 12

1. Ưu nhược điểm của Thị trường Upcom 13

2. So sánh ưu điểm của sàn Upcom so với các sàn khác. 14

3. So sánh thị trường Upcom với các thị trường khác 15

a. Thị trường OTC 15

b. Thị trường UPCoM 15

c. Thị trường trao tay tự do 15

d. Thị trường chứng khoán chính thức 15

IV. TRIỂN VỌNG, ĐỊNH HƯỚNG HÁT TRIỂN CỦA SÀN UPCOM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 16

1. Định hướng và triển vọng phát triển của sàn Upcom 16

a. Lộ trình phát triển 16

b. Một số thông tin tích cực với thị trường Upcom 17

2. Các giải pháp đề xuất 18

a. Thu hút thêm các doanh nghiệp tham gia upcom 18

b. Thu hút thêm nhà đầu tư tham gia Upcom 18

c. Cần có các nhà tổ chức và tạo lập thị trường 19

d. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về TTCK Việt Nam 19

Tài liệu tham khảo 21

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 22

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3831 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tìm hiểu về thị trường UPCOM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, huỷ lệnh giao dịch thỏa thuận do Thị trường giao dịch chứng khoán Hà Nội ban hành.  - Sửa, huỷ lệnh thoả thuận đã thực hiện trong thời gian giao dịch  + Việc sửa, huỷ lệnh thoả thuận đã thực hiện được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Quy chế tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết được ban hành kèm theo Quyết định số 108/2008/QĐ-BTC ngày 20/11/2008.  + Việc sửa lệnh giao dịch thoả thuận đã thực hiện phải tuân thủ quy trình sửa, huỷ lệnh giao dịch thỏa thuận do Thị trường giao dịch chứng khoán Hà Nội ban hành.  Giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư:  - Giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong nước. + Nhà đầu tư chỉ được phép mở một tài khoản giao dịch chứng khoán tại một công ty chứng khoán( nếu nhà đầu tư đã có tài khoản giao dịch chứng khoán niêm yết thì có thể dùng ngay tài khoản này để thực hiện đăng ký giao dịch.) + Nhà đầu tư không được phép đồng thời vừa mua vừa bán cùng một loại cổ phiếu trong một ngày giao dịch.  + Trường hợp nhà đầu tư mở tài khoản lưu ký chứng khoán và tài khoản tiền tại thành viên lưu ký là ngân hàng thương mại được Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp phép hoạt động lưu ký, thì phải đặt lệnh giao dịch chứng khoán tại thành viên lưu ký nơi nhà đầu tư có tài khoản chứng khoán.  - Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài  + Tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu đăng ký giao dịch thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.  + Thị trường giao dịch chứng khoán hướng dẫn thủ tục tham gia giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài.  Hình thức và thời hạn thanh toán  - Tuân thủ theo quy định tại Quy chế do Trung tâm Lưu Ký Chứng Khoán ban hành. LUẬT CHỨNG KHOÁN Áp dụng cho các đối tượng theo điều 2 của luật chứng khoán: 1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoán và hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 2. Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nguyên tắc hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán được áp dụng theo điều 4: 1. Tôn trọng quyền tự do mua, bán, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán của tổ chức, cá nhân. 2. Công bằng, công khai, minh bạch. 3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. 4. Tự chịu trách nhiệm về rủi ro. 5. Tuân thủ quy định của pháp luật. Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán được áp dụng tại điều 7: 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển thị trường chứng khoán; b) Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán; c) Chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển thị trường chứng khoán và các chính sách, chế độ để quản lý và giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán tại địa phương. Các hành vi bị cấm được áp dụng tại điều 9 1. Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 2. Công bố thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục mua, bán chứng khoán hoặc công bố thông tin không kịp thời, đầy đủ về các sự việc xảy ra có ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trên thị trường. 3. Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ. 4. Thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác để thao túng giá chứng khoán. .Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng áp dụng theo điều 12: 1. Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng bao gồm: a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán; c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua. 2. Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm: a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm; c) Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua; d) Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác. 3. Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng bao gồm: a) Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán tối thiểu năm mươi tỷ đồng Việt Nam; b) Có phương án phát hành và phương án đầu tư số vốn thu được từ đợt chào bán chứng chỉ quỹ phù hợp với quy định của Luật này. 4. Chính phủ quy định điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần, doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao; chào bán chứng khoán ra nước ngoài và các trường hợp cụ thể khác. Công bố thông tin của công ty đại chúng được áp dụng tại điều 101: 1. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày có báo cáo tài chính năm được kiểm toán, công ty đại chúng phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính năm theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16 của Luật này. 2. Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn hai mươi bốn giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây: a) Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong toả hoặc tài khoản được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong toả; b) Tạm ngừng kinh doanh; c) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động; d) Thông qua các quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều 104 của Luật doanh nghiệp; đ) Quyết định của Hội đồng quản trị về việc mua lại cổ phiếu của công ty mình hoặc bán lại số cổ phiếu đã mua; về ngày thực hiện quyền mua cổ phiếu của người sở hữu trái phiếu kèm theo quyền mua cổ phiếu hoặc ngày thực hiện chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi sang cổ phiếu và các quyết định liên quan đến việc chào bán theo quy định tại khoản 2 Điều 108 của Luật doanh nghiệp; e) Có quyết định khởi tố đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của công ty; có bản án, quyết định của Toà án liên quan đến hoạt động của công ty; có kết luận của cơ quan thuế về việc công ty vi phạm pháp luật về thuế. 3. Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn bảy mươi hai giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây: a) Quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ ba mươi phần trăm vốn thực có trở lên; b) Quyết định của Hội đồng quản trị về chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; quyết định thay đổi phương pháp kế toán áp dụng; c) Công ty nhận được thông báo của Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp. 4. Công ty đại chúng phải công bố thông tin theo yêu cầu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây: a) Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; b) Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán và cần phải xác nhận thông tin đó. THỰC TRẠNG UPCOM TRƯỚC KHI UPCOM THÀNH LẬP Ko có thị trường OTC, cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết được giao dịch trên thị trường tự do              + Theo quy định, chỉ có HASTC hay Sở dao dịch chứng khoán TP.HCM mới có chức năng tổ chức dao dịch chứng khoán song từ trước đến nay thị trường tự do vẫn dao dịch chứng khoán tự phát theo kiểu trao tay qua điện thoại, không được lưu kí không được thanh toán tập trung, không theo 1 khung pháp lí nào gây ra nhìu bất cập rủi ro cho nhà đầu tư.     + Không có thông tin rõ ràng về hoạt động kinh doanh của công ty phát hành CP     + Các công ty cổ phần phát hành cổ phiếu vô tội vạ ra công chúng, Phát hành CP giả,..     + Không có biên độ giá, thổi phồng lớn hơn giá trị thực của CP nhiều lần     + Không có các cơ quan chức năng theo dõi, kiểm tra, chế tài Số công ty đại chúng chưa niêm yết là rất lớn     + Trong 963 tập đoàn công ty và ngân hàng đăng kí là công ty đại chúng với ủy ban chứng khoán nhà nước, mới chỉ có 361 công ty chính thức niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán, hơn 3600 doanh nghiệp còn lại đang giao dịch cổ phiếu trên thị trường tự do    => Cổ phiếu của những công ty này được giao dịch trên thị trường tự do, 1 khối lượng chứng khoán khổng lồ   Rõ ràng với một thị trường tự do với quy mô quá lớn như vậy thì nhà nước đã tìm nhiều cách khác nhau để thu hẹp thị trường tự do và một trong số đó là thành lập thị trường Upcom là thị trường cho các công ty đại chúng chưa niêm yết. UPCOM THÀNH LẬP Diễn biến dao dịch trên thị trường Upcom Tình hình: Ngày 24/6/2009, sàn Upcom mở cửa với 10 cổ phiếu đăng ký giao dịch, con số này tính đến ngày 24/8/2010 đã tăng lên 88 cổ phiếu. Với số vốn điều lệ tăng từ 1.285 tỷ đồng lên 9.365 tỷ đồng, tổng giá trị vốn hóa hơn 13.899 tỷ đồng. Toàn thị trường, vốn điều lệ các doanh nghiệp bình quân lên Upcom là 111 tỷ đồng/ công ty. Có 21/88 công ty có vốn điều lệ trên 80 tỷ đồng, đó là điều kiện cần để niêm yết trên HOSE. Điều này cho thấy, quy mô của doanh nghiệp không thua các sàn niêm yết. Tuy nhiên, khối lượng và giá trị dao dịch trên sàn Upcom luôn ở mức rất thấp: giao dịch bình quân mỗi phiên đạt gần 520.000 đơn vị, giá trị đạt hơn 7,6 tỷ đồng, bằng 0,054% tổng giá trị vốn hóa thị trường. Số mã đăng ký tăng nhanh, thanh khoản vẫn yếu Những thay đổi: Để cải thiện tính thanh khoản cho Upcom, sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã thay đổi phương thức giao dịch, kéo dại thời gian giao dịch từ ngày 19/7/2010. Nhưng ngược với mong đợi, chỉ có một chút tác động nhỏ xuất hiện vài ngày trước khi những thay đổi trên có hiệu lực, sau đó mọi thứ vẫn trở lại như cũ. Nhận được tin Upcom sẽ thay đổi, dòng tiền chảy mạnh vào thị trường làm cho khối lượng và giá trị của các đợt giao dịch tăng nhanh. Cả thị trường bỗng chốc tăng trong 11 phiên liên tiếp, rất nhiều cổ phiếu tăng trần dù cho quy chế giao dịch chưa thay đổi, đó là do các nhà đầu tư đua nhau đặt lệnh kịch trần. Nguyên nhân được lý giải là thay đổi giao dịch được kỳ vọng khiến Upcom hấp dẫn hơn, các cổ phiếu được để ý và làm giá. Tính từ ngày 22/6-16/7, trong 19 phiên giao dịch, thị trường có 15 phiên tăng và 4 phiên giảm điểm. Chỉ số Upcom-Index tăng hơn 30,57% từ 46,02 điểm lên 60,09 điểm, nhiều cổ phiếu tăng hơn 100% như NBW, BTW,... Tuy nhiên, trong vòng 1 tháng kể từ ngày Upcom khớp lệnh liên tục, thị trường này giảm điểm liên tục. Làm các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn. Trong 24 phiên giao dịch, chỉ số Upcom-Index mất 19,7% khi có tới 18 phiên giảm điểm. Giá trị giao dịch bình quân còn 15,9 tỷ đồng. Không cải thiện được tình hình Thông tin: Cơ chế thông tin lõng lẽo, nhà đầu tư không thể nắm được các thông tin cần thiết. Các doanh nghiệp trên Upcom chỉ phải công bố báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán và báo cáo thường niên. Chưa hết, nhà đầu tư chỉ có thể đọc bản cáo khi doanh nghiệp chính thức giao dịch, và mỗi năm đọc báo cáo tài chính 1 lần. Với tình trạng công bố thông tin như vậy sẽ làm cho các nhà đầu tư hiểu được sơ sơ về các công ty trên sàn. Theo thống kê, trong 88 công ty đăng ký giao dịch cổ phiểu: + 24 công ty không có “website” + 5 công ty hết hạn tên miền và “website” không hoạt động + Chỉ có 15 công ty cập nhật báo cáo tài chính quý II/2010 cho nhà đầu tư, 3 công ty cập nhật quý I/2010, 34 công ty cập nhật báo cáo tài chính năm 2009. Điển hình, công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng công trình mới đưa báo cáo tài chính năm 2007 cho nhà đầu tư, tin tức mới nhất thì từ cách đây 2 năm, ngày 30/4/2008. Không những thế, còn một thực trạng khác, nhiều cổ phiếu được chào sàn khá kì lạ. Bảng điện tử không có người giao dịch, không lệnh bán, mua trong thời gian dài, thậm chí không xác định được giá tham chiếu để tính giá trị vốn hóa. Thị trường có hơn 88 mã thì chỉ có khoảng 40 mã thỉnh thoảng giao dịch. HNX vừa phải có quyết định loại bỏ gần chục cổ phiếu ra khỏi rổ tính chỉ số vì suốt 25 phiên liền không hề có giao dịch. Đặc biệt có 5 mã không hề có giao dịch nào tù khi chào sàn HPL (133 phiên), REM (121), VKD(88), VIA(82), GER(55). Nếu muốn giao dịch trên Upcom doanh nghiệp đều phải là công ty đại chúng, phải có từ 100 cổ đông trở lên. Thế nhưng, cả trăm cổ đông đều không thấy có dấu hiệu nào của nhu cầu giao dịch. Mù thông tin Dịch vụ hỗ trợ: Do tập trung chú trọng vào những cổ phiếu được nhà đầu tư quan tâm, các công ty chứng khoán không mặn mà đối với cổ phiếu trên Upcom. Rất ít báo cáo phân tích cổ phiếu trên Upcom . Trên “website” của nhiều công ty chứng khoán cơ sở dữ liệu về Upcom cũng không được cập nhật. Nhiều nhà đầu tư phản ánh, họ muốn tìm hiểu về Upcm nhưng lại gặp nhiều khó khăn vì nhân viên môi giới không mặn mà với việc tư vấn cổ phiếu trên Upcom. Nhiều nhân viên không nhớ nổi tên và các mã giao dịch trên Upcom. Việc đặt lệnh mua bán cổ phiếu trên sàn Upcom cũng bị hạn chế không giống như 2 sàn niêm yết. Ví dụ không được ký quỹ, không có giao dịch trực tuyến… Thiếu dịch vụ hỗ trợ Giải pháp Cải thiện tình trạng công bố thông tin. UPCoM nên có cơ chế lọc các cổ phiếu có thanh khoản. Xây dựng UPCoM thành sàn giao dịch tập trung của các cổ phiế tiềm năng. Đi theo hướng mở rộng sàn UPCoM theo mô hình giao dịch thị trường tự do (OTC) nhưng có kiểm soát. Cần một sự thay đổi mang tính chiến lược, có thế mới thoát khỏi các thực trạng trên. ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CHUNG NHẤN MẠNH TÍNH HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG UPCOM (SO SÁNH VỚI CÁC THỊ TRƯỜNG KHÁC) Ưu nhược điểm của Thị trường Upcom Ưu điểm: Với nhà nước và cơ quan quản lý         * Thu hẹp thị trường tự do, mở rộng thị trường chính thức: Các công ty khi lên sàn Upcom thì các chứng khoán được giao dịch chính thức, giảm dần giao dịch chứng khoán ở chợ đen          * Tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc quản lý: Với việc các công ty đại chúng đều phải lưu kí tại TTLKCK nhà đầu tư giao dịch thông qua tài khoản mở tại công ty chứng khoán, kết quả các giao dịch báo cáo về HNX để xác nhận và thanh toán qua trung tâm lưu kí>>>nắm bắt được thông tin và có thể quan lí tốt hơn          * Tăng thêm nguồn thu từ thuế :          *Tăng tính thanh khoản của thị trường: Cổ phiếu của các CTDC tham gia thị trường Upcom>> được công chung biết đến nhiều hơn>> tăng giao dịch>>tăng tính thanh khoản Với nhà đầu tư:          * Tiết kiệm thời gian và chi phí          *Tìm kiếm được thông tin minh bạch và dễ dàng: Ở trong thị trường tự do,các thông tin thường thiếu chuẩn xác,nhưng ở Upcom các công ty phải thường xuyên báo cáo tình hình sức khỏe của doanh nghiệp,công khai thông tin một cách rõ ràng và minh bạch  *Được kí quỹ để mua chứng khoán: Khi đặt lệnh mua chứng khoán, nhà đầu tư thực hiện ký quỹ tiền giao dịch theo mức thoả thuận với thành viên và phải đảm bảo khả năng thanh toán giao dịch đúng thời hạn quy định.>>>đây là hình thức không cần đủ 100% tiền mà vẫn mua được chứng khoán * Giảm  thiểu rủi ro: Khi thông tin minh bạch, rõ ràng thị trường có tính lỏng cao thì nhà đầu tư se đỡ rủi ro hơn ở thị trường tự do Với các doanh nghiệp          * Nâng cao khả năng huy động vốn của doanh nghiệp: Khi thông tin và giá minh bạch, giao dịch là xác thực, uy tín tăng, tiếp cận được các nguồn vốn dài hạn, hoặc các ngân hàng tin tưởng có thể cho doanh nghiệp vay tiền          * Các doanh nghiệp ko đủ điều kiện niêm yết có thể phát hành chứng khoán đến công chúng          * Là bước đệm cho các doanh nghiệp có ý định chuyển lên niêm yết trên sàn niêm yết: Làm quen với việc công bố thông tin rõ ràng , minh bạch trên các phương tiện thông tin          * Tăng tính minh bạch cho doanh nghiệp, quảng bá thương hiệu: Tham gia thị trường Upcom nghĩa là doanh nghiệp đã gửi gắm cổ phiếu của mình vào một "sàn đấu" có đầy đủ khuôn khổ, quy định, giúp cổ phiếu có tính thanh khoản tốt hơn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp được nâng cao hơn          * Thủ tục đăng kí nhanh chóng hơn sàn niêm yết          * Tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán phát triển: Trong thị trường Upcom các công ty chứng khoán với vai trò là nhà tạo lập thị trường, đồng thời cũng là nhà đầu tư, nhà môi giới Nhược điểm: + Hàng hóa đơn điệu, thanh khoản kém: Có quá ít sự lựa chọn cho các nhà đầu tư.          + Chưa đươc sự quan tâm nhiều của doanh nghiệp, nhà đầu tư: Khi sức hấp dẫn từ thị trường tự do, đà tăng điểm của sàn niêm yết thì nhiều nhà đầu tư thờ ơ và quay lưng lại với Upcom                + Thị trường thiếu sự tham gia của các ‘cổ phiếu vua’: Như cổ phiếu ngành ngân hàng, dầu khí ..đây là những cổ phiếu có tính lỏng lớn, tạo sức hút cho thị trường + Phương thức giao dịch không linh hoạt: Giao dịch đặc trưng theo hình thức thỏa thuận và không được xé lệnh khiến nhiều nhà đầu tư lâm vào tình trạng không thể mua được cổ phiếu trên Upcom do không tìm được người bán có khối lượng cổ phiếu và giá bán giống. Giao dịch chứng khoán được bù trừ đa phương T+3. Khung thời gian để thực sự sở hữu cổ phiếu và tiền không khác gì so với 2 sàn HoSE và HaSTC, làm giảm tính hấp dẫn của Upcom. Vì hiện nay, giao dịch trên thị trường tự do rất nhanh, thậm chí là trong ngày đã kết thúc hợp đồng được. Do vậy, quy định T+3 trên sàn UPCoM làm chậm lại quy trình giao dịch của nhà đầu tư khá nhiều + Chưa thấy vai trò của nhà tạo lập thị trường: Với tính thanh khoản kém của thị trường hiện tại >> Công ty chứng khoán chưa có vai trò quan trọng của 1 nhà tạo lập thị trường            + Biên độ bị quản lý là 10%, trong khi ở sàn HASTC là 7%, HOSE là 5%, thị trường tự do không giới hạn về biên độ => giảm tính hấp dẫn của thị trường Upcom            +  Chế tài xử phạt ko hợp lý => Upcom chưa thực sự là 1 mô hình sàn OTC thực sự mà gần giống với sàn niêm yết. So sánh ưu điểm của sàn Upcom so với các sàn khác. Ưu điểm của sàn Upcom so với sàn OTC - Tính tập trung, minh bạch an toàn cao và thu hút NĐT chú ý hơn đến DN so với trước đây. Trên thị trường phi tập trung hiện tại, tính thanh khoản tốt, giao dịch thường xuyên chỉ tập trung chủ yếu vào cổ phiếu của khối ngân hàng, một số CTCK và những công ty đứng đầu các ngành có nhiều triển vọng. Do đó, việc tham gia sàn UPCoM sẽ giúp cho các DN khác có cơ hội quảng bá thương hiệu, thu hút nhiều hơn sự quan tâm của cổ đông và nhà đầu tư. Ưu điểm của thị trường Upcom so với thị trường phi tập trung. -Về phía các nhà đầu tư, khi mua bán trên sàn UPCoM họ sẽ được giảm thiểu rủi ro rất nhiều so với thị trường phi tập trung. Ngoài tính minh bạch và công khai, thì độ an toàn, thuận tiện và tính thanh khoản trong giao dịch cũng được nâng cao. Lâu nay, trên thị trường tự do có nhiều cổ phiếu nhỏ, ít người biết nên rất ngại ngại giao dịch, người nắm giữ muốn chuyển nhượng cũng rất khó khăn. Khi lên sàn UPCoM, các nhà đầu tư sẽ dễ lựa chọn và quyết định hơn. So sánh thị trường Upcom với các thị trường khác Thị trường OTC +) Thị trường OTC thực tế là thị trường "chợ đen". - Giao dịch tự phát, không được thanh toán tập trung, Cổ phiếu không được lưu ký, Việc mua bán thông qua các nhà môi giới tự do, không được cấp phép... Có nhiều yếu tố rủi ro mà tổ chức phát hành, công ty chứng khoán tổ chức hoạt động giao dịch trên không chịu trách nhiệm với nhà đầu tư. Thị trường UPCoM Những giao dịch Cổ Phiếu của các Doanh Nghiệp chưa niêm yết được quản lý chặt chẽ. Nhà đầu tư có thể mua, bán các loại Cổ Phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết hoặc hủy niêm yết trên Sở GDCK TP Hồ Chí Minh và Sở GDCK Hà Nội. Môi trường giao dịch công bằng, minh bạch, an toàn giảm rủi ro cho nhà đầu tư, tăng khả năng huy động vốn cho Doanh Nghiệp. Nhà đầu tư giao dịch tại công ty chứng khoán theo phương thức thỏa thuận. Kết quả giao dịch được chuyển qua hệ thống UPCoM để chuyển đến trung tâm lưu ký chứng khoán thực hiện thanh toán. Thị trường trao tay tự do Giao dịch mua bán chứng khoán diễn ra bất kỳ ở đâu, lúc nào. Là TT không có tổ chức Có thể thông qua môi giới hoặc trực tiếp giao dịch Là cơ sở hình thành thị trường chứng khoán tập trung rồi tiến lên thị trường bán tập trung Các CK mua bán là tất cả các CK phát hành, kể cả CK phát hành riêng lẻ Giao dịch các loại chứng khoán chưa được niêm yết trên thị trường chính thức và OTC Thị trường chứng khoán chính thức Nơi hoạt động chính thức của các giao dịch chứng khoán, giao dịch tại các trung tâm cụ thể, thông qua đấu giá tập trung Hoạt động theo đúng qui định của pháp luật Chỉ có 1 mức giá/ 1 CK trong cùng thời điểm Thanh toán bù trù đa phương thống nhất TRIỂN VỌNG, ĐỊNH HƯỚNG HÁT TRIỂN CỦA SÀN UPCOM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT  1.  Định hướng và triển vọng phát triển của sàn Upcom Lộ trình phát triển           + Thị trường UPCOM bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 24/6/09  tạo tiền đề cho HASTC xây dựng thị trường OTC có quản lý, góp phần thu hẹp thị trường tự do và hướng tới một thị trường OTC hiện đại. + Mục tiêu ban đầu là năm 2009 sẽ có khoảng 30 DN lên sàn này, nhưng triển vọng sẽ cao hơn, dự kiến 40-50 DN.           + Theo đó, ngày 4/6, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Công văn số 1044/UBCK-QLPH gửi các công ty đại chúng chưa niêm yết về lộ trình đăng ký, lưu ký cho các công ty đại chúng chưa niêm yết. - Giai đoạn 1 (từ 1-15/ 6/2009): 15-20 công ty đại chúng chưa niêm yết đã đăng ký tham gia giai đoạn đầu của thị trường.           - Giai đoạn 2 (từ 15/6 -30/9/2009): Các công ty đại chúng chưa niêm yết có công ty chứng khoán quản lý sổ cổ đông theo danh sách do các công ty chứng khoán báo cáo UBCKNN và các công ty đại chúng tự nguyện.           - Giai đoạn 3 (từ 30/9-31/12/2009): Các công ty đại chúng còn lại. - Theo công văn số 1044/UBCK-QLPH ở trên, sau khi đăng ký, lưu ký tập trung, các công ty sẽ phải chọn một trong hai phương án lên sàn Upcom hoặc niêm yết. - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, tính đến ngày 15/5/2009, cả nước có 964 DN đăng ký công ty đại chúng với cơ quan này. Trong số đó có 22 công ty có vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng; 34 công ty có vốn điều lệ từ 500 - 1.000 tỷ đồng; 133 công ty có vốn điều lệ từ 100 - 500 tỷ đồng, phần còn lại là các DN có vốn điều lệ nhỏ hơn 100 tỷ đồng (nhưng lớn hơn 10 tỷ đồng và có trên 100 cổ đông). - Tính đến nay có khoảng gần 400 công ty đại chúng đăng ký công bố thông tin trên website của cơ quan này, trong đó có 45 công ty niêm yết trên HASTC, 38 công ty niêm yết trên HOSE, 295 công ty đại chúng chưa niêm yết. Theo thống kê không chính thức, hiện cả nước có khoảng 4.000 công ty đại chúng. Như vậy, so với con số này thì số DN thuộc diện đại chúng đã đăng ký với UBCK còn khá thấp. UBCK đã có nhiều giải pháp như khuyến khích, hỗ trợ, đốc thúc các DN đủ tiêu chuẩn đăng ký công ty đại chúng và thực hiện công bố thông tin, nhưng để tất cả các DN thuộc diện này thực hiện đủ nghĩa vụ quy định tại Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thì cần thêm nhiều thời gian.(Nguồn: ĐTCK, 18/5). Một số thông tin tích cực với thị trường Upcom + Thông tin được chú ý đầu tháng 9 là con số khoảng 50 doanh nghiệp ngành dầu khí được đánh giá là có triển vọng tham gia Upcom; trong đó có khoảng 15 – 20 trường hợp có thể tham gia được ngay. Việc tham gia thị trường này đã có trong quan điểm chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Trước mắt, dự kiến có 2 doanh nghiệp ngành dầu khí đầu tiên sẽ tham gia trong quý 4/2009 và đầu 2010. - Trước mắt, 2 trong số 50 doanh nghiệp tiềm năng nói trên dự kiến sẽ tham gia đăng ký giao dịch cổ phiếu tại thị trường này ngay trong năm nay. Tro

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu về thị trường Upcom.doc
Tài liệu liên quan