Đề án Vai trò của yếu tố con người và các giải pháp phát huy vai trò con người trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Mục lục

 

A.Mở đầu 1

B.Nội dung 2

Chương I Vai trò con người trong sự nghiệp CNH,HĐH 2

I. Một số quan điểm về con người, nguồn lực con người 2

A.Quan điểm về con người 2

1.Quan điểm về con người trước Mác 2

2.Quan điểm Mác-Lênin về bản chất con người 3

B.Quan điểm về nguồn lực con người 5

II. Vai trò con người và nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH,HĐH 6

1.Quan niệm về CNH,HĐH 6

2. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá, hiện đại hoá 8

3. Vai trò nguồn lực con người trong sự nghiệp CNH-HĐH: 9

a. vai trò nguồn lực trong lĩnh vực kinh tế 9

b. Vai trò nguồn lực trong lĩnh vực chính trị 9

c.Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực văn hoá 10

Chương II Đáng giá vai trò con người và nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH,HĐH hiện nay 12

1.Vai trò con người và nguồn nhân lực đã đóng góp những mặt tích cực cho sự nghiệp CNH-HĐH: 12

2.Những thách thức về con người và nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH-HĐH 16

3.Nguyên nhân làm hạn chế phát triển nguồn lực con người 20

Chương III: Một số giải pháp phát huy nguồn lực con người trong quá trình CNH,HĐH ở nước ta hiện nay 22

Kết luận 35

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2040 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Vai trò của yếu tố con người và các giải pháp phát huy vai trò con người trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc trở thành một xã hội học tập và học tập thường xuyên, suốt đời. Theo đó, nhiều địa phương (như Hải Dương, Thái Bình, Lai Châu(cũ), Hà Nội, Thanh Hoá,... ) đã thành lập các trung tâm học tập cộng đồng-một mô hình đào tạo xuất phát từ ý tưởng xây dựng một xã hội học tập, thực hiện giáo dục suốt đời, được UNESCO đề xướng vào những năm 1970, sau đó đã được nhiều nước chấp nhận, được đánh giá là một trong những động lực thúc đẩy phát triển của cộng đồng đương đại. Tại đây người dân có thể học văn hóa- nâng cao học vấn, cũng có thể học những nghề thiết thực theo nhu cầu, hoặc học cả hai. Vấn đề hạn chế khả năng tiếp thu các kiến thức khoa học và công nghệ do trình độ học vấn còn thấp đang là thực trạng chung của lao động nông thôn nước ta hiện nay. Tuy nhiên trong đó, phải nói đồng bào các dân tộc thiểu số là những người gặp nhiều khó khăn nhất. Để thấy được sự lỗ lực của toàn Đảng toàn dân nhằm vượt qua thách thức về lĩnh vực này, lấy các dẫn chứng bằng những thành tựu do chính các dân tộc thiểu số nước ta đã đạt được nhờ kiên trì phấn đấu nâng cao trình độ học vấn và trình độ dân trí nói chung qua các số liệu ở Bảng 4 dưới đây Bảng 4 Tình hình dân số và học vấn các dân tộc thiểu số qua hai kỳ Tổng điều tra dân số (1989,1999) chia theo cấp đào tạo và số lượng dân tộc Đơn vị tính:Người TT Dân số và học vấn 1989 1999 1 Tổng dân số các dân tộc thiểu số 8268480 10527455 2 Học vấn tính từ THPT trở lên Tốt nghiệp THPT 113242 752255 Cao đẳng-đại học 11471 113070 Sau đạo học 126 642 Nguồn: Xử lý số liệu Tổng điều tra dân số 1989- Ban chỉ đạoTổng điều tra dân số TW, Hà Nội-1991, và Tổng điều tra dân số-nhà ở 1999-Nxb.Thống kê,Hà Nội-200. Qua các số liệu trong bảng, có thể thấy sự tiến bộ về trình độ học vấn của đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta cụ thể như sau: Nếu như năm 1989, số người tốt nghiệp PHTH mới chiếm tỉ lệ 1,3% tổng số thì đến năm 1999 tỉ lệ này đạt 7,15%, tăng gấp 5,5 lần. Nếu như năm 1989, số người tốt nghiệp CĐ-ĐH mới đạt 0.13% thì đến năm 1999, tỉ lệ này đạt 1,07%, tăng gấp 8,2 lần. Nếu như năm 1989, số người có trình độ sau đại học mới đạt tỉ lệ 0,0001%, thì đến năm 1999, tỉ lệ này là 0,007%, tăng gấp 70 lần( tính để tham khảo thêm, được biết tỉ lệ tăng tương ứng ở dân tộc Kinh là 3,16 lần). Tham khảo thêm các số liệu Bảng 5, có thể thấy được một khía cạnh khác về thành tựu này của nhân dân các dân tộc thiểu số, cụ thể là: Bảng 5. Tình hình học vấn các dân tộc thiểu số qua 2 kỳ Tổng điều tra dân số(1989,1999) chia theo cấp đào tạo và số lượng dân tộc Bảng 5. Tình hình học vấn các dân tộc thiểu số qua hai kỳ Tổng điều tra dân số (1989,1999) chia theo cấp đào tạo và số lượng dân tộc TT Số lượng dân tộc 1989 1999 1 Chưa có người tốt nghiệp THPT 7 0 2 Chưa có người tốt nghiệp CĐ-ĐH 12 3 3 Chưa có người có trình độ sau đạo học 42 32 Đơn vị tính:Dân tộc Nguồn: Xử lý số liệu Tổng điều tra dân số 1989 và Tổng điều tra dân số-nhà ở 1999. Sđd. Năm 1989, còn 7 dân tộc thiểu số chưa có người tốt nghiệp THPT(khi đó gọi là cấp 3), thì đến năm 1999, ở mức độ nhiều ít khác nhau, tất cả các dân tộc thiểu số đều đã có người tốt nghiệp cấp học này. Năm1989, 12 dân tộc chưa có người tốt nghiệp CĐ-ĐH, đến năm 1999, trong số 42 dân tộc nói trên đã có thêm 10 dân tộc nữa có người đạt trình độ sau đại học Như vậy, sau 10 năm (1989-1999) vừa thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội VI đề ra (1986), vừa tiếp tục thực hiện các Nghị quyết Đại hội VII(1991) và Đại hội VIII(1996), cơ hội học tập dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số đã tăng lên đáng kể và sự phấn đấu nâng cao trình độ học vấn của đồng bào các dân tộc thiểu số cũng thật đáng ghi nhận, đặc biệt là ở trình độ cao, từ CĐ,ĐH trở lên. Về chuyên môn kỹ thuật, nhằm khắc phục hiện trạng yếu kém của đội ngũ lao động nông thôn, Đảng ta đã chủ trương: Mở rộng hệ thống các trường lớp dạy nghề và đào tạo công nhân lành nghề, và: Ưu tiên đào tạo nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, miền núi. Nhờ đó, sau những bước khởi đầu chậm chạm mang tính thí điểm, khoảng mấy năm lại đây, công tác dạy nghề cho lao động nông nghiệp- nông thôn đã được triển khai mạnh hơn. Nhiều trung tâm dạy nghề, các trường lớp dạy nghề cho nông dân đã được hình thành và đi vào hoạt động ở nhiều huyện, cụm xã, tại hầu hết các tỉnh, thành phố. Các cơ sở đào tạo này đã thực hiện nhiều khoá học ngắn hạn và trung hạn với phương châm thiết thực cần gì học, dạy nấy, nhờ vậy tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo-bồi dưỡng được gia tăng, đặc biệt trong đó là sự gia tăng về số người qua đào tạo nghề bằng nhiều hình thức khác nhau mà số liệu ở hai bảng 2 và 3 trên đây đã nói lên điều đó. Như vậy, có thể nói, những hạn chế về học vấn và CMKT của nguồn nhân lực nông nghiệp-nông thôn hiện nay chỉ là những khó khăn trước mắt, tạm thời. Trong tương lại không xa, thiết nghĩ với một nguồn nhân lực dồi dào như đã trình bày, lại được đào tạo, được trang bị những kiến thức KHKT để kết hợp giữa sử dụng đất đai với bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, sử dụng phân bón hoá chất bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc gắn với vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe con người, chắc hẳn các sản phẩm hàng hoá do nông dân làm ra sẽ không chỉ ngày càng nhiều về số lưọng, mà còn đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao về số lượng của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Thực tế đã chứng minh, những năm qua có một số nông dân nhờ năng động làm ăn, chủ động tìm thầy để học hoặc mày mò học hỏi, đã trở thành nhữ nông dân sản xuất giỏi, những chủ trang trại, trở nên giàu có, thành những tỉ phú nhà nông. Thực tế cũng cho thấy, một mặt nhờ đổi mới co chế quản lý nông nghiệp, mặt khác nhờ thực hiện cơ chế thị trường, nên những năm vừa qua ở khu vực nông thôn đã có động lực phát triển, có nhiều cơ hội việc làm hơn so với trước, đồng thời, nông dân đã dó quyền tiếp cận với các nguồn lực, đặc biệt là đất đai … Theo đó, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn đã và đang có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Một số vùng nông thôn đã có 30-50% lao động tham gia các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp, sự phát triển của các hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề đã thể hiện rõ xu hướng phá thế thuần nông truyền thống trong nông nghiệp nước ta. Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch từ độc canh cây lúa sang đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, góp phần tăng thêm đáng kể thu nhập cho các hộ gia đình. Đồng thời, sự phân bố và sử dụng nguồn nhân lực nông thôn, xét trên phương diện cơ cấu hoạt động, phương thức và hiệu quả sử dụng quỹ thời gian lao động nói chung cũng đã có những chuyển biến đáng kể; các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là tiêu thủ công nghiệp, xây dựng và các dịch vụ sinh hoạt trong cư dân nông thôn cũng đã có nhiều tiến bộ, đa dạng và phong phú hơn. Đại hội IX của Đảng ta đã nhận định: Còn đường công nghiệp hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Thực tế những gì đã trình bày, phân tích, cho thấy nhận định của Đảng vừa có co sở thực hiện vừa có co sở khoa học. Qua đó, với truyền thống hiếu học, tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau, với quyết tâm không can chịu đói nghèo “thua chị kém em” , cộng với tính chăm chỉ cần cù vốn có trong lao động sản xuất, nông dân nước ta – những người đã từng hoàn thành xuất sắc vai trò là đội quân chủ lực trong cách mạng giải phóng dân tộc giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và đang đảm nhiệm vụ vai trò đội quân chủ lực trên mặt trận đảm bảo an toàn lương thực quốc gia , chắc chắn sẽ vượtv qua những khó khăn thử thách trước mắt, vươn lên đáp ứng yêu cầu lao động thời kỳ CNH-HĐH, hội nhập thành công nền kinh tế khu vực và quốc tế nguyên nhân 2.Những thách thức về con người và nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH-HĐH Bước và thế kỷ XXI nguồn nhân lực nước ta đang ở nhiều cấp độ, trình độ của các nước đã phát triển cao qua các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, cách mạng công nghiệp lần thứ hai và trong thời đại công nghệ thông tin. Chúng ta phải đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp sang một nền king tế công nghiệp trong ngữ cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng theo XHCN theo đường lối hội nhập,mở cửa, tức là phải chú ý đến đội ngũ lao động đại bộ phận là lao động nông nghiệp, đội ngũ lao động phục vụ cơ khí hoá, điện khí hoá …lẫn tin học hóa . Chúng ta phải chuẩn bị một nguồn nhân lực phục vụ cả 3 nền kinh tế: kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp, kinh tế tri thức. Xem xét cụ thể, dân cư nước ta hiện nay đa số ở nông thôn, phần đáng kể tổng sản phẩm quốc nội do khu vực nông nghiệp đóng góp (trên phạm vi thế giới năm 1913 nông nghiệp đóng góp 70% vào thương mại thế giới, nay chỉ còn 17%); lao động nông nghiệp chiếm một phần lớn. Cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng tăng lao động công nghiệp, lao động dịch vụ, lao động trí thức, nhằm đáp ứng được chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế. Hội nghị Trung ương 6 (khoá IX) họp vào tháng 7-2002 đánh giá rằng bước sang thế kỷ XXI, đội ngũ lao động của nước ta đã có bước phát triển mới: “Lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên tăng 17,2%(từ 800000 năm 1995 lên 1300000 năm 2000). Số lao động đã qua đào tạo đạt 20% năm 2000(năm 1996 là 13%). Vậy chúng ta không đạt chỉ tiêu từ 25% lao động đã qua đào tạo vào năm 2000 như Nghị quyết Trung ương (Khoá VIII) đã đề ra ; tình hình nguồn nhân lực của nước ta hiện nay đang ở trong tình trạng rất phức tạp.Theo kết quả điều tra lao động và việc làm năm 2002 do Bộ lao động -thương binh-và xã hội công bố tháng10-2002, đến 1-7-12002 số người trong độ tuổi lao động là 60,66% (khoảng 48,5 triệu người), trong đó khoảng 40,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên (khu vực thành thị có khoản 9,7 triệu người, chiếm 23,87 % khu vực nông thôn khoảng 31 triệu người, chiếm76,13%). Số lao động không biết chữ là 8,74% và 80,31%lao động trình độ từ tiểu học trở lên: nhưng có khác biệt khá lớn giữa nông thôn và thành thị: tỷ lệ lao động chưa biết chữ nông thôn cao gấp 6 lần thành thị, trong khi đó tỷ lệ lao động ở thành thịcó trình độ từ trung học phổ thông trỏ lên cao gấp 8 lần ở nông thôn. Trong số lao động qua đào tạo(chiếm 19,62% đội ngũ lao động), cũng có sự khác biệt lớn giữa nông thôn và thành thị: ở thành thị, tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật 44,60%, ở nông thôn là 11,89%. Tính đến tháng1-2000, trong khoảng 7,5 triệu người lao động thì đa số có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp :khoảng 4,9 triệu người có trình độ sơ cấp hoặc chứng chỉ nghề; trình độ THCN:1,4 triệu , trình độ CĐ-ĐH: 1,3 triệu;thạc sĩ hơn 10000 người. Riêng tíên sĩ và tiến sĩ khoa học đến tháng 5-2002 có khoảng13500 người. Vào cuối năm 2002 chúng ta có 1032 giáo sư và 4563 phó giáo sư . Cơ cấu trình độ đào tạo của đội ngũ lao động tính theo tỷ lệ giữa lao động trình độ ĐH, THCN và công nhân kỹ thuật là 1:1,75:2,3 vẫn là một cơ cấu bất hợp lý và để kéo dài,dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ, kỹ sư làm công việc của cán bổ trung cấp kỹ thuật.Trong cơ cấu đội ngũ lao động ở các cơ sở sản xuất của nước ta đội ngũ công nhân và lao động đơn giản chiếm hơn 80% đội ngũ lao động; đội ngũ công nhân đã qua đào tạo; nhà kỹ thuật; quản lý; phát minh và đổi mới công nghệ chỉ chiếm 18%.Trong 50 năm qua , chúng ta đã đào tạo được hơn 1 triệu cán bộ các ngành kỹ thuật có trình độ đại học với cơ cấu ngành như sau: Sư phạm : 33,3% Khoa học kỹ thuật :25,5% Khoa học xã hội: 17% Y dược: 9,3% Nông nghiệp: 8,1% Khoa học tự nhiên: 6,8% Rõ ràng cơ cấu ngành đào tạo như vậy là bất hợp lý, là một nước nông nghiệp mà chỉ có 8,1% cán bộ có trình độ đại học được đào tạo thuộc ngành nông nghiệp, chưa đáp ứng yêu cầu của CNH-HĐH. Nước ta tiến hành CNH-HĐH trên cơ sở đan xen giữa hai nền văn minh chủ yếu là nông nghiệp và công nghiệp, cùng với một số nhân tố ban đầu của văn minh tri thức. Song về cơ bản, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu: Dân số nông thôn chiếm gần 80% dân số cả nước, đặc biệt trong đó, dân số trẻ (dưới 15 tuổi ) chiếm khá đông, hơn 1/3 tổng số; và lao động nông thôn chiếm hơn 70% tổng nguồn lao động xã hội, trong đó phần lớn lại chưa qua đào tạo, hầu hết đang lao động thủ công, bằng những kinh nghiệm, cổ truyền là chính. Nguồn nhân lực dồi dào ở khu vực nông thôn, do đó chủ yếu vẫn đang ở dạng tiềm năng kinh tế sức mạnh của nó chưa được phát huy đầy đủ do trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật hạn chế. Nhiều nghiêm cứu đã chứng minh nếu tính chi phí trên một đơn vị sản phẩm, lao động nông thôn nước ta hiện nay đắt hơn so với lao động của nhiều nền kinh tế khác, và : tình hình này dẫn đến hai hậu quả lớn đối với nền kinh tế đang ở trong giai đoạn đẩy mạnh mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, đó là một môi trường đầu tư kém hấp dẫn và sức cạnh tranh thấp của sản phẩm. Theo số liệu thống kê mới nhất công bố năm 2003, lao động nông thôn nước ta có 31012699 người đang tham gia hoạt động kinh tế, chiếm76,18% tổng số lao động cả nước có trình độ học vấn được phản ánh trong bảng 1. Bảng 1. Trình độ học vấn của lao động nông thôn cả nước chia theo nông thôn- thành thị ( tính từ đủ 15 tuổi trở lên đang hoạt động kinh tế) Đơn vị tính:Người Thứ tự Trình độ học vấn Tổng số Chia Theo Nông thôn Thành thị 1 Chưa biết chữ 1523001 1428735 94266 2 Chưa tốt nghiệp Tiểu học 6434724 5629097 805627 3 Tốt nghiệp Tiểu học 12911678 10578521 2333157 4 Tốt nghiệp THCS 12400369 9710280 2690089 5 Tốt nghiệp THPT 7447084 3666066 3781018 Cộng 40716856 31012699 9704157 Nguồn Bộ lao động-Thương binh và xã hội, Số liệu thống kê Lao động-Việc làm ở Việt Nam 2002,Nxb. Lao động-Xã hội-Hà Nội,2003,tr.24 và 30. Xét về trình độ học vấn (B.1), có 4,6% chưa biết chữ(chiếm 93,81% tổng số lao động chưa biết chữ của cả nước), 18,15% chưa tốt nghiệp tiểu học, 34,11% tốt nghiệp tiểu học,31,31% tốt nghiệp THCS và 11,82% tốt nghiệp THPT( so với các tỉ lệ tương ứng của lao động thành thị là 0,97%, 8,3%, 24,04%, 27,72% và 38,96%). Xét trên về trình độ chuyên môn kỹ thuật(B.2), lao động khu vực nông thôn có 3751721 người đã qua đào tạo(B.2), mới đạt tỉ lệ 12,09% so với chỉ tiêu 22-25% lao động cả nước qua đào tạo do Đại Hội VIII đề ra. Chưa nói, phần lớn trong số này đang ở trình độ thấp (52,1% là những lao động có trình độ sơ cấp / chứng chỉ nghề và CNKT không có bằng), còn lại, CNKT:14,88%, THCN:20,43%, CĐ-ĐH: trở lên chiếm 12,59% (so với 21,98%, 30,58%,18,86%, và 28,57% là các tỉ lệ tương ứng của lao động thành thị). Bảng 2. Trình độ chuyên môn-kỹ thuật của lao động cả nước, chia theo nông thôn- thành thị (từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên) Đơn vị tính:Người Thứ tự Trình độ chuyên môn kỹ thuật Tổng số Chia Theo Nông thôn Thành thị 1 Sơ cấp/ có chứng chỉ nghề 1300947 993782 307165 2 Công nhân kỹ thuật không bằng 1592368 960745 631623 3 Công nhân kỹ thuật có bằng 1864015 558168 1305847 4 Trung học chuyên nghiệp 1571821 766611 805210 5 Cao đẳng, đại học và trên đạo học 1692646 472415 1220231 Cộng 8021797 3751721 4270076 Nguồn Bộ lao động-Thương binh và xã hội, Số liệu thống kê Lao động-Việc làm ở Việt Nam 2002, Sđd, tr.181,183 2. Kết quả điều tra của Đề tài cấp Nhà nước (thuộc Chương trình KHCN cấpNhà nước KX05 2001-2005) về trình độ đào tạo của lao động nông nghiệp –nông thôn được tiến hành tại 7 tỉnh và thành phố trong cả nước, cũng cho biết một số thực trạng tương tự. Bảng 3.Trình độ chuyên môn-kỹ thuật của lao động nông thôn qua điều tra khảo sát Thứ tự Trình độ chuyên môn kỹ thuật Số người Chiếm tỉ lệ(%) Tổng số 990 100,00 I Chưa qua đào tạo: 736 74,40 II Đã qua đào tạo, chia theo cấp trình độ: 1 Nghề <6 tháng 79 7,96 2 Nghề 6-12 tháng 30 3,00 3 Nghề dài hạn(>1 năm) 37 3,76 4 Trung học chuyên nghiệp 68 6,88 5 Cao đẳng 15 1,50 6 Đại học 24 2,40 7 Sau ĐH 01 0,10 Nguồn số liệu Nhà nước KX05-10. Số liệu điều tra, 3-2003 Các số liệu trong Bảng 3 cho thấy, quá nửa (57,50%) số lao động có chuyên môn kỹ thuật ở đây cũng chỉ qua đào tạo nghề, số còn lại gồm THCN chiếm 26,77% và CĐ-ĐH trở lên chiếm 15,74%. 3.Mặt khác, theo dự báo của nhiều nhà khoa học, trong nền sản xuất công nghiệp hiện đại, với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, với sự cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường thì trung bình mỗi người, trong cuộc đời lao động, có thể sẽ phải đổi nghề khoảng 4-5 lần. Như vậy, rõ ràng là người lao động, nếu muốn tiếp tục việc làm, phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ, cập nhật các kỹ nẵng, kiến thức mới một cách liên tục hoặc theo hoặc theo định kỳ, thậm chí phải được đào tạo lại mới có thể đáp ứng yêu cầu công việc,.. Nói tóm lại, những điều đã trình bày trên cũng nói rằng, muốn đáp ứng được yêu cầu hội nhập nền kinh tế khu vực vươn tới một cuộc sống ấm no, một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đáp ứng đòi hỏi của CNH,HĐH đất nước thì lao động nông thôn nước ta sẽ phải cố gắng hơn nữa, vượt qua mọi thách thức do thực tiễn CNH,HĐH đặt ra. 3.Nguyên nhân làm hạn chế phát triển nguồn lực con người Những hạn chế trong việc xây dựng, bồi dưỡng, phát huy nguồn lực con người Việt Nam trong thời gian qua do những nguyên nhân sau: Thứ nhất, Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội, năng suất lao động còn rất thấp, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, tình trạng nghèo đói còn tồn tại trong một bộ phận dân cư, do vậy, việc chăm sóc đầy đủ, đảm bảo những điều kiện cho con người phát triển toàn diện còn hạn chế. Thứ hai, Việt Nam trải qua nhiều năm chiến tranh, với khẩu hiệu tất cả cho tiền tuyến, tất cả đánh thắng, chúng ta dồn sức người sức của để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, không có điều kiện chăm sóc cho con ngươi. Hiện nay, hậu quả chiến tranh còn để lại rất nặng nề đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân phải tiếp tục khắc phục. Thứ ba, Những ảnh hưởng của phong tục tập quán, thói quen của người sản xuất nhỏ như : thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, cách nhìn thiển cận, tâm lý tự ty, tính vị kỷ, cục bộ địa phương, kể cả tác phong gia trưởng trong giáo dục và đáng giá mỗi con người,... Thứ tư, Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, một mặt cũng tạo ra những tác động tích cực, nhung mặt khác cũng tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực như : lối sống thực dụng, chỉ vì chức quyền, vì tiền mà không ít người có thể làm mọi việc bất chấp luân thường đạo lý. Điều đó gây ra những tác động xấu trong xã hội. Thứ năm, Sự đầu tư cho giáo dục đào tạo còn hạn chế, “ công tác quản lý giáo dục-đào tạo có những mặt yếu kém bất cập.” Tình trạng tiêu cực trong giáo dục còn đang phổ biến ở nhiều nơi, chất lượng giáo viên còn hạn chế. Những điều đó đang ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo, trực tiếp ảnh hưởng tới việc phát huy nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. Thứ sáu, Những yếu kém trong quản lý nhà nước, hệ thống luật phát chưa đồng bộ, tính gia trưởng, sự bảo thủ trong một số cán bộ có chức có quyền, tâm lý đố kỵ, ghen ghét với những người có năng lực của một số người đang hạn chế phát huy nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay. Chương III: Một số giải pháp phát huy nguồn lực con người trong quá trình CNH,HĐH ở nước ta hiện nay. Để phát huy nguồn lực con người, cần thực hiện tốt những giải pháp sau: Thứ nhất: Trong lĩnh vực kinh tế Phải nâng cao vị thế của người lao động trong quá trình sản xuất. Cần nhanh chóng khắc phục tình trạng tách người lao động ra khỏi tư liệu sản xuất. Thực hiện giao đất, giao rừng cho nông dân, tạo điều kiện cho mọi người dân làm chủ cụ thể những tư liệu sản xuất của toàn xã hội, ở mọi thành phần kinh tế. Huy động rộng rãi nhân dân đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, của địa phương, đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của đơn vị. Phát huy sáng kiến của người lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của họ, thực hiện phân phối công bằng, công khai, dân chủ. Động viên mọi người dân bỏ vốn ra sản xuất kinh doanh, khai thác thế mạnh của các địa phương, phát triển ngành nghề truyền thống, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy trình độ tay nghề, năng lực quản lý kinh doanh của mỗi thành viên trong xã hội, để cùng với Nhà Nước giải quyết những khó khăn của đất nước. Tăng cường giáo dục đạo đức, khơi dậy lương tâm nghề nghiệp, nêu cao trách nhiệm của mỗi con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Cần làm cho mọi người thấy được trách nhiệm của mình phải lao động nghiêm túc, có chất lượng, có hiệu quả, tạo ra hàng hóa tốt, nâng cao chất lượng dịch vụ. Điều đó vừa tạo điều kiện cho xã hội phát triển, vừa là điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Phê phán mạnh mẽ thói quen lười biếng, làm bừa, làm ẩu; ngăn ngừa làm ăn phi phát, phi đạo lý. Thứ hai: Trong lĩnh vực chính trị Nâng cao trình độ của cán bộ, đảng viên và nhân dân về nhận thức chính trị(chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta), về luật phát, về Nhà nước của dân, do dân, vì dân, từ đó nâng cao trách nhiệm và năng lực của họ tích cực tham gia vào công việc của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị của nước ta. Tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của quần chúng nhân dân trong mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội, huy động đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Xây dựng cơ chế quản lý xã hội, quản lý nhà nước để người dân có điều kiện tham gia công việc Nhà nước, công việc xã hội, thực sự là người làm chủ đất nước; khắc phục tình trạng trì trệ, bảo thủ trong một số cơ quan nhà nước. Phân rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng tập thể, từng cá nhân trong từng công việc, khắc phục tình trạng chồng chéo, hay buông lỏng quản lý nhà nước trong một số ngành, một số địa phương. Giáo dục tinh thần yêu nước, nâng cao ý thức tự cường dân tộc, trách nhiệm công dân, bản lĩnh chính trị của mỗi người dân. kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, tình trạng vi phạm kỷ cương, phép nước và những âm mưu chống phá của kẻ thù, bảo vệ chế độ của mình Trên cơ sở những thành qủa đạt được, mọi người mới có điều kiện học tập, rèn luyện, phấn đấu về mọi mặt và cống hiến ngày càng nhiều cho xã hội. Thứ ba: trên lĩnh vực xã hội Từng bước khắc phục đi tới loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, những quan hệ không bình đẳng, xây dựng quan hệ mới giữa người với người trên tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh, trong đời sống xã hội. Xây dựng quan hệ bình đẳng hữu nghị giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, giữa các quốc gia. Cần thực hiện những biện pháp làm giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các tần lớp dân cư, giữa các vùng lãnh thổ. Quan tâm tới những hộ nghèo, những gia đình khó khăn, những hộ chính sách xã hội, những vùng sâu, vùng xa tạo ra cơ hội phát triển cho mọi người, làm cho mọi người dân đều được hưởng những thành quả y tế, giáo dục, văn hóa,... Thực hiện chính sách xoá đói, giàm nghèo, tập chung giải quyết những vấn đề cấp bách về lao động việc làm; trên cơ sở đó, người mọi người mới có điều kiện nâng cao trình độ tri thức, trình độ tay nghề, mới có môi trường rèn luyện phấn đấu, cống hiến sức mình cho đất nước, cho xã hội. Thứ tư: Trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, nghệ thuật Đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, phê phán những tư tưởng phản động đang tìm cách phủ nhận con đường mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn. “Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị, tạo nên sự thống nhất cao hơn nữa trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân.” , đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng, chăn đà suy thoái về đạo đức, lối sống. Trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi các nhà văn, nhà thơ, các nhạc sĩ, các nghệ sĩ phải nâng cao trách nhiệm của mình trong sáng tác, biểu diễn, không vì đồng tiền mà bán rẻ lương tâm, vô trách nhiệm với đất nước. Dư luận xã hội phải lên tiếng ủng hộ những tác phẩm có hình thức, nội dung hay, phê phán những tác phẩm có hình thức và nội dung dở. Cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý của Nhà nước trong hoạt động sáng tác, biểu diễn, sao cho văn học nghệ thuật phải cổ vũ cho cái hay, cái đẹp, góp phần xây dựng lối sống lành mạnh, nâng cao những giá trị nhân văn, phát huy những giá trị tốt đẹp trong con người Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta phải chăm lo tới việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng và phát huy có hiệu quả nguồn lực con người Việt Nam, tạo nên sự phát triển nhanh và bền vững đất nước, nhanh chóng thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Thứ năm: Trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo Để có nguồn nhân lực có chất lượng cao phải thông qua giáo dục và đào tạo, vì vậy có các giải pháp sau đây để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: a.Xã hội hoá giáo dục, đa dạng hoá các loại hình đào tạo và đào tạo liên thông là lộ trình khoa học đảm bảo sự phát triển bền vững của nguồn nhân lực Việt Nam Xã Hội hoá giáo dục Trong những năm qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVai trò của yếu tố con người và các giải pháp phát huy vai trò con người trong thời kỳ CNH-HĐH.DOC
Tài liệu liên quan