Đề án Vấn đề khấu hao tài sản cố định trong các doanh nghiệp

Mục lục

Lời nói đầu 1

Phần I: Những lí luận cơ bản về Khấu hao Tài sản cố định 2

I. Khái quát chung về Khấu hao Tài sản cố định hữu hình . 2

1.Khái niệm, đặc điểm Tài sản cố định hữu hình 2

1.1 Khái niệm Tài sản cố định hữu hình . 2

1.2.Ðặc điểm tài sản cố định . 2

2.Sự cần thiết phải trích khấu hao và các khái niệm liên quan . 2

2.1.Sự cần thiết phải tính khấu hao . 2

2.2. Các khái niệm liên quan đến khấu hao TSCĐ . 3

2.3. Phân biệt hao mòn với khấu hao . 4

II.Ý nghĩa của việc trích khấu hao . 4

Phần II: Chuẩn mực kế toán Việt Nam về khấu hao TSCĐ và việc áp dụng Chuẩn mực này vào công tác hạch toán kế toán . 6

I. Qui định về trích khấu hao tài sản cố định hữu hình . 6

II. Phương pháp trích khấu hao TSCĐ hữu hình 9

1. Phương pháp khấu hao đường thẳng . 9

1.1. Nội dung của phương pháp . 9

1.2. Ưu và nhược điểm . 10

1.3. Ví dụ . 11

2. Phương pháp khấu hao theo khối lượng, số lượng sản phẩm 12

2.1. Nội dung của phương pháp 12

2.2. Ưu và nhược điểm . 13

2.3. Ví dụ . 13

3. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh . 14

3.1. Nội dung của phương pháp 14

3.2. Ưu và nhược điểm 16

3.3. Ví dụ . 17

III.Chi phí khấu hao tài sản cố định là chi phí hợp lí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp . 19

IV.Phương pháp hạch toán khấu hao 22

1. Tài khoản sử dụng . 22

2. Phương pháp hạch toán . 22

Phần III: Một số ý kiến nhận xét và kiến nghị về khấu hao TSCĐ hữu hình

1. Khấu hao TSCĐ hữu hình hiện nay so với các nước 27

2. Nhận xét . 27

3. Kiến nghị . 30

Phần kết luận . 37

Tài liệu tham khảo . 38

 

 

 

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2241 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Vấn đề khấu hao tài sản cố định trong các doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triệu đồng Mức Khấu hao trung bình hàng năm = 240 : 10 năm = 24 triệu đồng/ năm Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 24 : 12 = 2 triệu đồng/ tháng Hàng năm, doanh nghiệp trích 24 triệu đồng chi phí trích khấu hao tài sản đó vào chi phí kinh doanh (* Thời gian sử dụng của TSCĐ đươc áp dụng theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC) b) Tài sản đưa vào sử dụng trước ngày 1/1/2004 Doanh nghiệp sử dụng một máy dệt có nguyên giá 600 triệu đồng từ ngày 1/1/2001. Thời gian sử dụng là 10 năm*. Thời gian đã sử dụng cuả máy dệt này tính đến hết ngày 31/12/2003 là 2 năm. Số khấu hao lũy kế là 120 triệu đồng. Giá trị còn lại trên sổ kế toán của máy dệt là 480 triệu đồng. Doanh nghỉệp xác định lại thời gian sử dụng của máy dệt là 5 năm** Xác định thời gian sử dụng còn lại của mấy dệt như sau: 4 năm = ) (1 - 2 năm 5 năm x ( = Thời gian sử dụng 10 năm còn lại của TSCĐ Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 480 triệu đồng : 4 năm = 120 triệu đồng/ năm( theo QĐ số 206/2003/QĐ-BTC) Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 120 triệu : 12 tháng = 10 triệu đồng/tháng. Từ ngày 1/1/2004 đến hết ngày 31/12/2007 doanh nghiệp trích khấu hao đối với máy dệt naỳ vào chi phí kinh doanh mỗi tháng là 10 triệu đồng. ( * Áp dụng theo QĐ số 166/1999/QĐ-BTC) ( ** Áp dụng theo QĐ số 206/2003/QĐ-BTC) 2. Phương pháp khấu hao theo khối lượng, số lượng sản phẩm. (phương pháp khấu hao theo mức độ sản xuất - Units of Output) 2.1. Nội dung của phương pháp Phương pháp khấu hao theo khối lượng, số lượng sản phẩm dựa trên kết quả sản xuất và không dựa vào thời gian sử dụng như phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Phương pháp khấu hao theo mức độ sản xuất chỉ được sử dụng khi mức độ sản xuất của tài sản trên đời sống hữu dụng của tài sản có thể đánh giá mức độ chính xác, hợp lí. Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo khối lượng, sản phẩm như sau: Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định , doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Xác định mức khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây: x Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng Mức trích khấu hao = trong tháng của TSCĐ Trong đó: Nguyên giá của tài sản cố định = Mức trích khấu hao Sản lượng theo công suất thiết kế bình quân tính cho một đơn vị SP 2.2. Ưu và nhược điểm. - Ưu điểm: +Phân bố chi phí khấu hao theo phương pháp này làm cho thu nhập phù hợp với chi phí đã chỉ ra trong kì kế toán. + Phương pháp này cố định mức khấu hao trên một đơn vị sản lượng nên có thể thu hồi vốn nhanh, khắc phục được hao mòn vô hình bằng cách doanh nghiệp tăng ca, tăng kíp, tăng năng suất để làm ra nhiều sản phẩm. - Nhược điểm: +Do chạy theo sản lượng nên có thể sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. +Do tăng ca, tăng kíp sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động, điều kiện nghỉ ngơi, vui chơi của người lao động. 2.3. Ví dụ Công ty ABC mua máy sản xuất bao bì (mới 100%) với nguyên giá là 300 tr đồng. Sản lượng theo công suất thiết kế là 80 000 sản phẩm. Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy là : Tháng Khối lượng SP hoàn thành Tháng Khối lượng SP hoàn thành Tháng 1 5000 Tháng 7 5000 Tháng 2 4000 Tháng 8 4000 Tháng 3 5000 Tháng 9 5000 Tháng 4 4000 Tháng 10 4000 Tháng 5 5000 Tháng 11 5000 Tháng 6 4000 Tháng 12 4000 Mức trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng SP của tài sản cố định này được xác định như sau: Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 sản phẩm = 300 tr : 80 000 000 = 3.75 đ/ sp Mức trích khấu hao được tính theo bảng sau: Tháng Sản lượng thực tế tháng Mức trích khấu hao tháng (đ) 1 5000 5 000 x 3,75 = 18 750 2 4000 4000 x 3,75 = 15 000 3 5000 5 000 x 3,75 = 18 750 4 4000 4000 x 3,75 = 15 000 5 5000 5 000 x 3,75 = 18 750 6 4000 4000 x 3,75 = 15 000 7 5000 5 000 x 3,75 = 18 750 8 4000 4000 x 3,75 = 15 000 9 5000 5 000 x 3,75 = 18 750 10 4000 4000 x 3,75 = 15 000 11 5000 5 000 x 3,75 = 18 750 12 4000 4000 x 3,75 = 15 000 Tổng cộng cả năm 202 500 3. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh ( Reducing balace method) 3.1. Nội dung của phương pháp Việc áp dụng phương pháp khấu hao giảm dần sẽ làm cho giá trị khấu hao ở những năm đầu nhiều hơn những năm còn lại. Phương pháp này hiện nay đã được một số doanh nghiệp ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới áp dụng. Do Tài sản thuộc sở hữu của họ thuờng là những tài sản cố định có tốc độ hao mòn vô hình cao, đòi hỏi phải khấu hao hao, thay thế và đổi mới nhanh nhằm theo kịp sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Theo khảo sát của Viện đào tạo kiểm toán viên Hoa Kỳ, có 454 công ty chiếm khoảng 75% trong tổng số đã nghiên cứu để chọn phương pháp khấu hao giảm dần cho mục đích tính thuế. Vì áp dụng phương pháp khấu hao giảm dần sẽ làm cho chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn*. Tài sản cố định trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ cao đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh. Các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh, nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Khi thực hiện khấu hao nhanh doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Ở Mỹ, Luật thuế thu nhập Liên bang cho phép khấu hao đường thẳng cũng như khấu hao giảm dần bằng 1,5 hoặc 2 lần tỷ lệ khấu hao đường thẳng **. (* Theo tài liệu của viện đào tạo kiểm toán viên Hoa Kỳ, Accounting Trends & Techniques - NewYork: AICPA 1990) (** Theo sách Đối chiếu kế toán Mỹ và kế toán Việt Nam) Mức trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định như sau: Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ: Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của TSCĐ theo quy định tại Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ- BTC của Bộ Tài chính. - Xác định mức trích khấu hao của TSCĐ trong các năm đầu theo công thức dưới đây: Giá trị còn lại của TSCĐ Tỷ lệ khấu hao nhanh x = Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ Trong đó : Hệ số điều chỉnh Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức sau: x = Tỷ lệ khấu hao Nhanh(%)  Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng được xác định như sau: 1 Tỷ lệ khấu hao TSCĐ 100 x Thời gian sử dụng của TSCĐ = theo phương pháp đường thẳng(%) Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dưới đây: Thời gian sử dụng của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh(lần) Đến 4 năm ( t < 4 năm ) 1,5 Trên 4 năm đến 6 năm (4 năm < t < 6 năm) 2,0 Trên 6 năm ( t > 6 năm) 2,5 Những năm cuối, khi mức khấu hao xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng ( hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ. - Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. 3.2. Ưu và nhược điểm  -Ưu điểm: +Phương pháp này đảm bảo nguyên tắc phù hợp của kế toán với nội dung cơ bản là thu nhập phù hợp với chi phí đã chi ra trong kì kế toán. +Thu hồi vốn nhanh, hạn chế được hao mòn vô hình vì thế doanh nghiệp có điều kiện để đầu tư đổi mới tài sản cố định. +Vào những năm cuối, chi phí sửa chữa và bảo trì tài sản cố định lớn trong khi đó khấu hao thấp vì vậy không gây ra sự mất cân đối giữa chí phí và thu nhập. - Nhược điểm: +Khi áp dụng phương pháp này trong những năm đầu, chi phí khấu hao lớn làm cho chi phí sản xuất cao vì vậy hàng hoá khó bán. Do đó, doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực tài sản cố định, sử dụng hết công suất để sản xuất kinh doanh. 3.3. Ví dụ Công ty A mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên giá là 10 triệu đồng. Thời gian sử dụng của TSCĐ xác định theo qui định là 5 năm. Xác định mức khấu hao hàng năm như sau: - Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng là 20%. - Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần bằng:  20% x 2( hệ số điều chỉnh) = 40 % Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ trên được xác định cụ thể theo bảng dưới đây:               Đơn vị tính: đồng Năm thứ Giá trị còn lại của TSCĐ Cách tính khấu hao TSCĐ hàng năm Mức khấu hao hàng năm Mức khấu hao hàng tháng Khấu hao lũy kế cuối năm 1 10 000 000 10 000000 x 40% 4.000.000 333.333 4.000000 2 6 000 000 6 000000 x 40% 2.400000 200.000 6.400000 3 3 600 000 3 600000 x 40% 1.440000 120.000 7.840000 4 2 160 000 2 160000 : 2 1.080000 90000 8.920000 5 2 160 000 2 160000 :2 1.080000 90000 10.000000 Trong đó: + Mức khấu hao TSCĐ từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 3 được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ nhân với tỉ lệ khấu hao nhanh(40%). + Từ năm thứ 4 trở đi, mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của TSCĐ( đầu năm thứ 4) chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ (2 160 000 : 2 = 1 080 000).[ Vì tại năm thứ 4 mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần (2 160 000 x 40% = 864 000) thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng của TSCĐ( 2 160 000 : 2 = 1 080 000)]. Tuy nhiên cũng có một chút khác biệt trong phương pháp tính khấu hao theo số dư giảm dần của Việt Nam và Anh. Điều này được thể hiện rõ hơn qua ví dụ sau: VD: Một TSCĐ có giá trị là 10 000 USD, thời gian sử dụng là 3 năm, và giá trị thanh lí ước tính là 2160 USD. Công ty sử dụng tỷ lệ khấu hao là 40%/ năm.Vậy mức khao hao hàng năm sẽ được tính như sau: Năm thứ Giá trị còn lại của TSCĐ Cách tính khấu hao TSCĐ hàng năm Mức khấu hao hàng năm Khấu hao lũy kế cuối năm 1 10.000 10.000 x 40% 4.000 4.000 2 6.000 6.000 x 40% 2.400 6.400 3 3.600 3.600 x 40% 1.440 7.840 Đến cuối năm thứ 3 giá trị còn lại của Tài sản sẽ bằng: (3.600 – 1.440 = 2.160 đúng bằng với giá trị thanh lý ước tính) Đối với kế toán về khấu hao TSCĐ ở nước Anh thì tỉ lệ khấu hao là do doanh nghiệp tự ước tính, tỉ lệ khấu hao nhanh không phải dựa trên tỉ lệ khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng và cũng không có sự so sánh giữa mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ với mức khấu hao xác định theo phương pháp số dư giảm dần để xác định mức khấu hao ở những năm cuối. Ngoài ra kế toán khấu hao TSCĐ ở nước Anh và Mỹ còn sử dụng phương pháp khấu hao giảm dần với tỷ suất giảm dần (sum of digit method). Phương pháp này tương tự phương pháp khấu hao giảm dần với tỷ suất không đổi, chỉ khác về tỉ lệ khấu hao. Có thể tìm thấy một chút khác biệt giữa phương pháp khấu hao giảm dần với tỷ suất giảm dần với ví dụ 2.3 khấu hao giảm dần với tỷ suất không đổi qua ví dụ sau: VD: Công ty ABC mua 1 TSCĐ có giá trị là 10000 USD. Thời gian sử dụng là 5 năm, giá trị thanh lý ước tính là 1000 USD. Mức khấu hao hàng năm sẽ được tính như sau: Tống số năm sử dụng = 5 + 4 + 3 + 2 + 1 = 15 năm. Năm thứ Giá trị còn lại của TSCĐ Cách tính khấu hao TSCĐ hàng năm Mức khấu hao hàng năm Khấu hao lũy kế cuối năm 1 10 000 5/15*(10 000 - 1000) 3 000 3 000 2 7 000 4/15*9 000 2 400 5 400 3 4 600 3/15*9 000 1 800 7 200 4 2 800 2/15*9 000 1 200 8 400 5 1 600 1/15*9 000 600 9 000 (Mức khấu hao ở những năm đầu lớn hơn so với những năm sau Giá trị còn lại cuối năm thứ 5 sẽ là 1600 – 600 = 1000 , đúng bằng giá trị thanh lí ước tính) III.Chi phí khấu hao tài sản cố định là chi phí hợp lí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Luật thuế TNDN số 09/2003 được Quốc hội ban hành ngày 17/6/2003 qui định về lĩnh vực thuế TNDN cụ thể, rõ ràng mục đích là để các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng và thực hiện theo một cách nghiêm túc nhằm đảm bảo sự công bằng và góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Doanh thu Theo luật thuế TNDN Việt Nam thì: Các khoản chi phí hợp lí có liên quan đến thu nhập chịu thuế = - Thu nhập chịu thuế Trong đó : - Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNDN là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng. - Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế bao gồm: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên nhiên vật liệu dùng vào sx kinh doanh hàng hóa, tiền lương, tiền công, phụ cấp, chi phí nghiên cứu khoa học, chi phí dịch vụ mua ngoài, các khoản chi cho lao động nữ, chi trả tiền lãi tiền vay vốn sxkd, trích các khoản dự phòng theo qui định, trợ cấp thôi việc, chi phí quảng cáo, tiếp thị, phí, lệ phí. Trong đó chi phí khấu hao tài sản cố định là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trên tổng chi phí hợp lí được trừ để tính thu nhập chịu thuế. Đặc biệt là chi phí khấu hao tài sản cố định ở các doanh nghiệp sản xuất, vì đặc điểm của các doanh nghiệp sản xuất là có tổng tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Do đó chi phí khấu hao tài sản cố định cũng là một khoản chi phí lớn mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong mỗi kì kinh doanh. Việc phản ánh không chính xác chi phí khấu hao sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tổng chi phí hợp lí của doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng đến thuế TNDN và ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc áp dụng luật thuế, các qui định, chuẩn mực vào việc tính khấu hao tài sản cố định không phải đã được thực hiện đúng ở mọi doanh nghiệp. Vì trong quá trình áp dụng trong công tác kế toán nhiều đơn vị gặp phải những trường hợp chưa được đề cập chi tiết ở hệ thống luật về thuế, các qui định, thông tư, do đó các đơn vị thường bị lúng túng trong cách giải quyết và dẫn đến phản ánh sai chi phí khấu hao tài sản cố định. Theo luật thuế TNDN của Việt Nam qui định khấu hao tính vào chi phí hợp lí khi tính thuế TNDN về nguyên tắc phải đảm bảo những yêu cầu sau: TSCĐ sử dụng vào sản xuất kinh doanh TSCĐ phải có đầy đủ hóa đơn chứng từ và các giấy tờ hợp pháp khác, chứng minh TSCĐ thuộc quyền sở hữu của cơ sở sản xuất kinh doanh. TSCĐ phải được quản lí, theo dõi, hạch toán trong sổ kế toán của cơ sở sản xuất kinh doanh theo chế độ quản lí vầ hạch toán kế toán theo chế độ hiện hành. Qua nghiên cứu một số tài liệu về vấn đề trích khấu hao tài sản cố định liên quan đến thuế TNDN, rõ ràng vấn đề trích khấu hao tài sản cố định, và những tài sản cố định như thế nào được phép trích khấu hao vẫn là những vấn đề mà kế toán ở các doanh nghiệp đang còn nhiều vướng mắc. Chẳng hạn như những TSCĐ không có hóa đơn chứng từ nhưng đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp có được trích khấu hao hay không, những TSCĐ đã qua sử dụng thì trích khấu hao để hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh như thế nào, hay trích khấu hao với những TSCĐ góp vốn thì quy định ra sao. Chi phí khấu hao tài sản cố định là chi phí mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải đặc biệt quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Nếu chi phí khấu hao không được phản ánh môt cách chính xác sẽ làm cho số liệu phản ánh chi phí hợp lí của doanh nghiệp sai lệch đi, dẫn đến thuế TNDN bị phản ánh sai, từ đó cũng làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi theo. Đặc biệt là hiện nay Việt Nam đã là thành viên của tổ chức WTO thì tình hình tài chính của một công ty được thể hiện như thế nào trên BCTC cũng là đối tượng quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân. Do đó mỗi doanh nghiệp khi công khai BCTC phải đảm bảo BCTC đó là trung thực và có độ chính xác cao. IV.Phương pháp hạch toán khấu hao: 1. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 2141- Hao mòn tài sản cố định hữu hình : Dùng để phản ánh giá trị hao mòn của toàn bộ tài sản cố định hữu hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao tài sản cố định và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐHH Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá trị hao mòn của tài sản cố định hữu hình (nhượng bán, thanh lý,góp vốn liên doanh) Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá trị hao mòn của tài sản cố định hữu hình (do trích khấu hao, đánh giá tăng). Dư Có: Giá trị hao mòn lũy kế của tài sản cố định hiện có. 2. Phương pháp hạch toán a) Ðịnh kì (tháng, quý) căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kd, chi phí khác , ghi: Nợ TK 623(6234) chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627(6274)  chi phí sản xuất chung Nợ TK 641(6414)  chi phí bán hàng Nợ TK 642(6424)  chi phí quản lí doanh nghiệp Nợ TK 811   chi phí khác Có TK 214( 2141) hao mòn TSCĐ hữu hình b) TSCĐ đã sử dụng nhận được do điều chuyển trong nội bộ tổng công ty, ghi: Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình ( Nguyên giá ) Có TK 411 - NVKD ( Giá trị còn lại ) Có TK 214(2141) - Hao mòn TSCĐ hữu hình c) Truờng hợp thanh lí, nhượng bán, phát hiện thiếu, góp vốn bằng TSCĐH thì đồng thời với việc ghi giảm nguyên giá TSCĐ phải ghi giảm giá trị đã hao mòn. Nợ TK 138 (Phát hiện thiếu TSCĐ) Nợ TK 222 (Góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát) Nợ TK 811 (Nếu TSCĐHH dung vào mục đích sản xuất kinh doanh) Nợ TK 466 (Nếu TSCĐ được hoạt động sự nghiệp, dự án) Nợ TK 431 (Nếu TSCĐHH dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi) Nợ TK 214 (2141) Ghi giảm giá trị đã hao mòn Có TK 211 (Nguyên giá TSCĐ hữu hình) d) Hoặc đối với trường hợp TSCĐHH dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận theo qui định phải chuyển thành công cụ dụng cụ, thì khi giảm giá trị TSCĐHH đồng thời cũng phải ghi giảm giá trị hao mòn. Nợ TK 623,627,641,641(nếu giá trị còn lại nhỏ) Nợ TK 242 (nếu giá trị còn lại lớn phải phân bổ dần) Nợ TK 214 (giá trị đã hao mòn) Có TK 211 (Nguyên giá TSCĐHH) e) Trường hợp trong hoạt động thuê TS qui định bên đi thuê chỉ thuê hết một phần giá trị TS, sau đó mua lại thì khi nhận chuyển giao quyền sở hữu, kế toán cũng phải chuyển giao giá trị hao mòn của TSCĐ thuê tài chính sang giá trị hao mòn TSCĐHH, ghi: Nợ TK 2142 ( hao mòn TSCĐ thuê tài chính) Có TK 2141(hao mòn TSCĐ HH) f) Trường hợp vào cuối năm tài chính doanh nghiệp xem xét lại thời gian trích khấu hao và phương pháp khấu hao tài sản cố định, nếu có sự thay đổi mức khấu hao cần phải điều chỉnh số khấu hao ghi trên sổ kế toán như sau: - Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian trích khấu hao TSCÐHH, mà mức khấu hao TSCÐHH tăng lên so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao tăng, ghi: Nợ TK 623, 627, 641, 642(Số chênh lệch khấu hao tăng) Có TK 214(2141) (Hao mòn TSCÐHH) - Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian trích khấu hao TSCÐHH mà mức khấu hao TSCÐHH giảm so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao giảm, ghi: Nợ TK 214 (2141) ( Hao mòn tài sản cố định) Có các TK 623, 627, 641, 642 (Số chênh lệch khấu hao giảm) g) Tài sản cố định đánh giá lại theo quyết định của nhà nước * Đánh giá tăng nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 211( Nguyên giá TSCĐHH ) Có TK 412 ( Chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định ) Có TK 214 (Hao mòn TSCĐ HH ) + Điều chỉnh giảm giá trị hao mòn Nợ TK 214( Hao mòn TSCĐ HH ) Có TK 412 ( Chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định ) * Đánh giá giảm nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 412 ( Chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định ) Nợ TK 214 ( Hao mòn TSCĐ HH ) Có TK 211( Nguyên giá TSCĐHH ) g) Kết chuyển chi phí khấu hao tài sản cố định thuộc chi phí sản xuất sản phẩm, hàng hóa. Nợ TK 154 ( chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) Có TK 627 (chi phí khấu hao TSCĐ) h) Cuối kì kết chuyển chi phí khấu hao ngoài sản xuất để xác định kết quả kinh doanh. Nợ TK 911(xác định kết quả kinh doanh) Có TK 641( chi phí bán hàng) Có TK 642( chi phí quản lí kinh doanh) Đối chiếu về phương pháp hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ của Việt Nam với các nước trên thế giới thì không có sự khác biệt nào về bản chất. * Để tổng hợp và cung cấp thông tin về trích khấu hao, phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng tài sản cố định, hàng tháng kế toán lập” bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ” theo mẫu số 06 - TSCĐ ( ban hành theo QĐ 15/2006 QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng bộ TC. Mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Sè TT ChØ tiªu Tû lÖ khÊu hao (%) hoÆc thêi gian sö dông N¬i sö dông Toµn DN TK627- Chi phÝ s¶n xuÊt chung TK 641 chi phÝ b¸n hµng TK642 chi phÝ QLDN TK241 XDCB dë dang TK 142 chi phÝ tr¶ tr­íc TK 335 chi phÝ ph¶i tr¶ Nguyªn gi¸ TSC§ Sè khÊu hao Ph©n x­ëng (s¶n phÈm) Ph©n x­ëng (s¶n phÈm) Ph©n x­ëng (s¶n phÈm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1 I. Sè khÊu hao ®· trÝch th¸ng tr­íc 2 II. Sè khÊu hao t¨ng trong th¸ng 3 4 5 6 III. Sè khÊu hao gi¶m trong th¸ng 7 8 9 10 IV. Sè khÊu hao ph¶i trÝch th¸ng nµy (I+II-III) 11 12 13 Ng­êi lËp b¶ng (Ký, hä tªn) Ngµy. th¸ng . n¨m 200 KÕ to¸n tr­ëng (Ký, hä tªn) Ngoài ra kế toán còn mở sổ theo dõi tình hình TSCĐ: Sổ TSCĐ ( Mẫu sổ S21 – DN) Sổ theo dõi TSCĐ và CCDC tại nơi sử dụng ( S22 - DN) Thẻ TSCĐ ( Mẫu sổ S23 – DN) Phần III: Một số ý kiến nhận xét và kiến nghị về khấu hao TSCĐHH 1. Khấu hao TSCĐ hữu hình hiện nay so với các nước. Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán. Bốn chuẩn mực kế toán (hàng tồn kho, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vụ hình, doanh thu ) đó được ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của bộ trưởng bộ tài chính. Các chuẩn mực này có nhiều điểm phù hợp với chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế đồng thời thỏa mãn và phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế thị trường Việt Nam. -  Công thức tính khấu hao tài sản cố định theo chuẩn mực mới đã tính đến giá trị thu hồi là phù hợp với chế độ kế toán của các nước tiên tiến, kể cả kế toán Mĩ, kế toán ở các nước Bắc Âu. Giá trị thu hồi được coi là một chỉ tiêu giới hạn để khống chế tổng mức khấu hao luỹ kế của tài sản cố định. - Thời gian sử dụng hữu ích được đưa vào công thức tính khấu hao thay cho thời gian sử dụng phù hợp với kế toán của các nước Bắc Âu và phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế. 2.  Nhận xét Theo chuẩn mực số 03 về tài sản cố định hữu hình ban hành theo quyết định số 149/ 2001/ QÐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính, nội dung đã hợp lý hơn so với chế độ cũ trong việc tính và hạch toán khấu hao. Thứ nhất Việc thay đổi thời gian sử dụng bằng thời gian sử dụng hữu ích trong công thức tính khấu hao là hợp lý. Thời gian hữu dụng của tài sản cố định khác với thời gian sử dụng theo thiết kế. Một tài sản cố định được thiết kế là có thể sử dụng để sản xuất một sản phẩm nào đó trong vòng nhiều năm. Tuy nhiên thời gian sử dụng có ích của nó có thể ngắn hơn so với thời gian sử dụng ( bởi tài sản hỏng trước hoặc tài sản cố định đó không còn được sử dụng để sản xuất sản phẩm do sản phẩm không còn được ưa chuộng trên thị trường hoặc có thể có những thiết bị khác thay thế giúp sản xuất ra sản phẩm đó với chi phí thấp hơn). Nếu theo chế độ kế toán trước đây, khi thời gian sử dụng có ích của tài sản ngắn hơn thời gian sử dụng thì doanh nghiệp vẫn chưa tính đủ khấu hao. Ðây là điểm không hợp lý của chế độ kế toán cũ. Hiện nay, các doanh nghiệp có thể căn cứ vào khung thời gian sử dụng các loại tài sản cố định đã được ban hành kèm theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003( thay thế cho QĐ 166 /1999 /QÐ- BTC ngày 30 tháng 12 năm 1999 ) và mức độ sử dụng ước tính của tài sản để xác định thời gian sử dụng hữu ích. Thứ hai Quy định thời gian sử dụng hữu ích được xem xét lại theo định kì, thường là cuối năm tài chính. Khi đã chắc chắn thời gian sử dụng hữu ích không còn phù hợp thì phải điều chỉnh thời gian sử dụng hữu ích và tỉ lệ khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo và phải thuyết minh trong báo cáo tài chính. Ðây là điểm hợp lý, phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế. Những tài sản cố định như nhà cửa thời gian sử dụng hữu ích gần sát với thời gian sử dụng nhưng đối với những tài sản cố định như máy móc thiết bị điện tử, dụng cụ thiết bị quản lý, hao mòn vô hình nhiều, nhanh lạc hậu về kỹ thuật vì thế thời gian sử dụng hữu ích phải được xem xét định kỳ để đảm bảo trích khấu hao hợp lý. Thứ ba - Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. -   Phương pháp khấu hao phải được thực hiện nhất quán và phải được xem xét lại định kỳ, thường là cuối năm tài chính, nếu có sự thay đổi đáng kể trong cách thức sử dụng tài sản để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp thì được thay đổi phương pháp khấu hao và mức khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo. Ðiểm này là hợp lý vì: + Trong doanh nghiệp tài sản cố định có nhiều loại, nhiều nhóm khác nhau; công dụng của tài sản cũng như cách thức phát huy tác dụng của tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có sự khác nhau; mức độ suy giảm về giá trị và giá trị sử dụng cũng có sự khác nhau, lợi ích thu được từ việc sử dụng tài sản cũng có sự khác nhau. + Việc áp dụng đồng bộ các phương pháp khấu hao cho các loại tài sản khác nhau của doanh nghi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4770.doc