Đề án Vấn đề tiến tới tự do hóa lãi suất và đề xuất những kiến nghị về định hướng tự do hoá lãi suất ở nước ta hiện nay

 Các chính trị gia, những người đi vay vốn nói chung, các doanh nghiệp mà chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước nói riêng thì mong muốn làm sao có được những khoản vay với mức lãi suất thấp nhất có thể được(ta thấy điều này cũng khó có thể thoả mãn một cách tuyệt đối), trong khi đó các NHTM thì muốn duy trì mức lãi suất cao(một điều dễ hiểu vì họ cũng là các nhà kinh doanh, hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu có lợi nhuận cao nhất).Từ đây chúng ta có thể thấy được mâu thuẫn đã nảy sinh giữa người đi vay và người cho vay. Mỗi người đứng trên các quan điểm riêng của mình và có những cách đối xử khác nhau. Nhiều lúc vấn đề này được đưa ra bàn thảo một cách gay gắt tuy nhiên không có lời giải cuối cùng, và người ta cũng không thể có bằng chứng có sức thuyết phục nhằm đưa ra được một mức lãi suất hợp lý. Để giảm thiểu những tranh luận này, cách tốt nhất là để lãi suất do thị trường quyết định, tức là tự do hoá.

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Vấn đề tiến tới tự do hóa lãi suất và đề xuất những kiến nghị về định hướng tự do hoá lãi suất ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa việc gửi hàng dự trữ là khoản lãi trả cho khoản tiền đáng lẽ thu được do bán nhượng hàng hoá này đi hay khoản vay để mua hàng. Lãi suất làm việc tăng, chi phí biên của việc giữ hàng dự trữ so với lợi ích biên đã giả định trước làm cho đầu tư vào hàng dự trữ giảm.Như vậy lãi suất là nhân tố chủ yếu quyết định đầu tư của các doanh nghiệp vào vốn hiện vật và hàng dự trữ. 4. Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu. lãi suất có ảnh hưởng lớn đến xuất nhập khẩu của một quốc gia thông qua tỷ giá. Tỷ giá là giá cả tiền tệ của nước này thể hiện bằng đơn vị tiền tệ của nước khác. Tỷ giá do quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối quyết định và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như giá cả, thuế quan, quota, sự ưa thích hàng nội, hàng ngoại, năng suất lao động.... Ngoài ra tỷ giá trong ngắn hạn còn chịu ảnh hưởng của lãi suất: Lãi suất tiền gửi nội tệ và ngoại tệ. Sự thay đổi lãi suất tiền gửi nội tệ ở đây là sự thay đổi trong lãi suất danh nghĩa. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do tỷ lệ lạm phát dự tính tăng (lãi suất thực không đổi) thì tỷ giá giảm. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do lãi suất thực tế tăng ( tỷ lệ lạm phát không đổi) thì giá đồng tiền trong nước tăng, tỷ giá tăng.Khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ tăng, đồng nội tệ sẽ giảm giá (tỷ giá giảm) và ngược lại.Tỷ giá rất quan trọng trong hoạt động XNK. Nếu lãi suất tăng làm tăng tỷ giá sẽ làm cho hoạt động xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng và ngược lại.. 5. Lãi suất với lạm phát. lãi suất và lạm phát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Fisher chỉ ra rằng lãi suất tăng cao trong thời kỳ lạm phát cao. Những nước trải qua lạm phát cao cũng chính là những nước có mức lãi suất cao. Lạm phát là hiện tượng mất giá của đồng tiền, là tình trạng tăng liên tục mức giá chung của nền kinh tế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy cũng có nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát lạm phát, trong đó giải pháp về lãi suất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong thời kỳ lạm phát, tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngân hàng có thể thu hút phần lớn số tiền có nhiều trong lưu thông khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm, cơ số tiền và lượng tiền cung ứng giảm, lạm phát được kiềm chế. Như vậy, lãi suất cũng góp phần chống lạm phát. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ lãi suất trong chống lạm phát không thể duy trì lâu dài vì lãi suất tăng sẽ làm giảm đầu tư, giảm tổng cầu và làm giảm sản lượng. Do vậy lãi suất phải được sử dụng kết hợp với các công cụ khác thì mới có thể kiểm soát được lạm phát, ổn định giá cả, ổn định đồng tiền. Một chính sách lãi suất phù hợp là sự cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Phần II Thực trạng lãi suất Việt Nam hiện nay. I.Sơ lược việc điều hành, cải tiến lãi suất trong Thời gian qua. 1.tháng 3- 1989 : chúng ta lấy mốc thời gian này vì đây là thời gian có những cải cách lớn trong hệ thống ngân hàng chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang ngân hàng hai cấp. trước tháng 3 –1989 là thời kỳ điều hành theo cơ chế lãi suất âm. Điều này có nghĩa là: Lãi suất tiền gửi thấp hơn mức lạm phát. Lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động và thấp hơn mức lạm phát. Hệ thống lãi suất có nhiều tiêu cực. Khả năng huy động vốn đi với yêu cầu rút bớt tiền lưu thông, giải toả áp lực của tiền đối với giá cả hàng hoá bị hạn chế nhiều. Nhu cầu vay vốn tăng lên không thực chất, tạo lợi nhuận giả tạo cho doanh nghiệp. Ngân hàng bao cấp qua lãi suất cho khách hàng, tạo lỗ không đáng có cho ngân hàng. Ngân hàng không thể kinh doanh tiền tệ bình thường theo cơ chế thị trường. b.Từ tháng 3-1989: Do thời kì này có lạm phát cao nên ngân hàng nhà nước đã chủ động rút tiền về bang việc tăng lãi suất từ lãi suất âm thành lãi suất dương. Để thu hút tiền thừa trong lưu thông về, kìm chế lạm phát, tránh bao cấp qua lãi suất, ngân hàng nhà nước đã nâng lãi suất huy động lên một lượng rất cao trong một thời gian ngắn (lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn 109 % / năm, lãi suất tiết kiệm 3 tháng 144 %/ năm). Nhờ vậy mà ngân hàng nhà nước đã thu hút một khối lượng tiền lớn trong lưu thông, tăng nguồn vốn tín dụng, giảm áp lực lạm phát. làm trùng lắp lợi ích của người gửi vốn và người vay vốn. Đưa hệ thống ngân hàng vào tinh thế bắt buộc phải hoạt động kinh doanh hiệu quả để tồn tại.song giai đoạn này lãi suất chưa được đổi mới triệt để. vẫn còn nhiều vướng mắc, phức tạp.như :đối với từng ngành kinh tế có mức lãi suất riêng. có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế về tỉ lệ lãi suất cho vay. 2. Từ 1/ 10/ 93: thời gian này với sự ra đời của luật tín dụng ngân hàng.ngân hàng nhà nước vừa áp dụng lãi suất trần( cho vay) vừa áp dụng lãi suất thoả thuận. Trần: Cho vay doanh nghiệp nhà nước 1,8% / tháng, kinh tế ngoài quốc doanh 2,1 % / tháng. Thoả thuận: Trường hợp ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay theo lãi suất quy định phải phát hành kì phiếu với lãi suất cao hơn thì được áp dụng lãi suất thoả thuận: Lãi suất huy động có thể cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kì hạn là 0,1 %/ tháng và cho vay cao hơn mức trần 2,1%/ tháng. Trên thực tế, khoảng 30-60 % tổng dư nợ lúc bấy giờ là từ các khoản cho vay bằng lãi suất thoả thuận mà phần lớn là cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ nông dân, với lãi suất phổ biến là 2,3% - 3,5 % tháng. Với cơ chế lãi suất thoả thuận, có thể hiểu là đã tự do hoá một phần lãi suất, hoặc đó là cơ chế cho vay với lãi suất “cứng” đi đôi với một biên độ dao động nhất định. 3.Chuyển từ lãi suất thoả thuận qua trần lãi suất. a) Việc quy định trần lãi suất và khống chế mức chênh lệch 0, 35% thực chất là vừa quy định trần lãi suất, vừa quy định sàn lãi suất. Vì thế từ 1/ 1/ 96, ngân hàng nhà nước đã quy định trần lãi suất cho vay tối đa và mức chênh lệch 0,35 % thay cho việc điều hành theo lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi chi tiết và lãi suất thoả thuận quy định trước đó . Do quy mô và địa bàn hoạt động khác nhau, nhu cầu vốn khác nhau, chi phí hoạt động khác nhau, nên NHNN đã quy định trần lãi suất có phân biệt như sau: Trần lãi suất cho vay ngắn hạn. Trần lãi suất cho vay trung hạn và dài hạn. Trần lãi suất cho vay trên địa bàn nông thôn. Trần lãi suất cho vay của Quỹ tín dụng đối với các thành viên. Từ 21/1/1998 đến nay, Quốc hội khoá IX cho phép bỏ mức chênh lệch0,35 % / tháng, đồng thời để thu hẹp sự cách biệt giữa mức lãi suất cho vay của thành thị và nông thôn, NHNN quy định các mức lãi suất mới, rút từ 4 trần xuống còn 3 trần lãi suất và không quy định mức chênh lệch 0,35 %/ tháng nữa: Trần lãi suất cho vay ngắn hạn 1,2 % tháng. Trần lãi suất cho vay trung dài hạn 1,25 % tháng. Trần lãi suất quỹ tín dụng cho vay thành viên 1,5 % tháng. Việc quản lí lãi suất theo trần có ưu điểm sau: Trong phạm vi trần, các tổ chức tín dụng được tự do ấn định các mức lãi suất cho vay và tiền gửi cụ thể, linh hoạt, phù hợp điều kiện kinh doanh , thực hiện chính sách khách hàng, tự chủ trong kinh doanh, thực hiện cạnh tranh lành mạnh, từng bước tự do hoá lãi suất. Phù hợp với đặc diểm, chi phí hoạt động NH ở các vùng khác nhau 4.biến động lãi suất trong thời gian hiện nay xu hướng biến động lãi suất hiện nay ở nước ta phụ thuộc phần lớn vào thị trường tài chính tiền tệ thế giới. bởi vì hiện nay với xu hướng toàn cầu hoá, mở của các luồng tiền đi vào và đi ra một quốc gia hầu như không có một hàng rào nào cản trở. vì vậy khi lãi suất ở nước ta nhở hơn trên thị trường thế giới thì các luồng vốn sẽ chuyển ra ngoài và ngược lại. chính vì thế mà các nhà hoạch định chính sách của nước ta phải lấy căn cứ vao lãi suất tư do của thị trường tài chính thế giới. để căn cứ vào đó mà ngân hàng trung ương có một chính sách lãi suất hợp lý sát với mức lãi suất tự do của thị trường tài chính thế giới. ví dụ như Hệ thống ngân hàng Việt nam đang chịu ảnh hưởng của thị trường tiền tệ thê giới thể hiện rất rõ qua việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới đây của hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam do ảnh hưởng của việc cắt giảm lãi suất của cục dự trữ liên bang Mỹ “Chỉ sau khi Cục Dự trữ liờn bang Mỹ cắt giảm lói suất từ 1,75%/năm xuống 1,25%/năm ớt ngày, mới đõy Thống đốc Ngõn hàng Nhà nước đó ra quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ khụng kỳ hạn và cú kỳ hạn dưới 12 thỏng của cỏc tổ chức tớn dụng từ 8% xuống 5%, ỏp dụng chớnh thức vào kỳ duy trỡ dự trữ bắt buộc từ thỏng 12 năm 2002.” Hệ thống ngân hàng Việt nam đang chịu ảnh hưởng của thị trường tiền tệ thê giới thể hiện rất rõ qua việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới đây của hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam do ảnh hưởng của việc cắt giảm lãi suất của cục dự trữ liên bang Mỹ “Chỉ sau khi Cục Dự trữ liờn bang Mỹ cắt giảm lói suất từ 1,75%/năm xuống 1,25%/năm ớt ngày, mới đõy Thống đốc Ngõn hàng Nhà nước đó ra quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ khụng kỳ hạn và cú kỳ hạn dưới 12 thỏng của cỏc tổ chức tớn dụng từ 8% xuống 5%, ỏp dụng chớnh thức vào kỳ duy trỡ dự trữ bắt buộc từ thỏng 12 năm 2002.” qua đó ta thấy lãi suất của hệ thống ngân hàng việt nam hiện nay phụ thuộc phần lớn vào lãi suất của thị trường tài chính thế giới. II.Cơ chế lãi suất ở Việt Nam hiện nay Kể từ khi đổi mới từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp tới nay. Ta thấy cơ chế điều hành lãi suất đã ngày càng trở nên linh hoạt hơn, lới lỏng từng bước theo hướng tự do hoá, bám sát cung cầu vốn trên thị trường, quyền chủ động ấn định lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng được mở rộng, nên làm tăng khả năng canh tranh nhưng vẫn kiểm soát được lãi suất trên thị trường tiền tệ, góp phát triển thị trường tài chính trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng Việt Nam. Để thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, Ngân hàng nhà nước phải tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất, từng bước áp dụng lãi suất cơ bản thay dần cho việc ấn định trần lãi suất đi đôi với sử dụng công cụ điều tiết lưu thông tiền tệ phù hợp với cơ chế thị trường. 1. nội dung cơ chế điều hành lãi suất Ngân hàng nhà nước đã ban hành luật ngân hàng vào năm 1993 trong đó xác định lãi suất cơ bản là lãi suất do ngân hàng nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh.Lãi suất cơ bản được hình thành trên nguyên tắc thị trường nhưng với bước đi thích hợp, thận trọng, phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường tiền tệ, từng bước tiến tới tự do hoá lãi suất, quốc tế hoá hoạt động tài chính trong nước; đồng thời với các biện pháp phát triển thị trường tiền tệ và nâng cao năng lực tài chính và năng lực điều hành của các tài chính tín dụng; xử lý lãi suất VND trong mối quan hệ với lãi suất ngoại tệ và chính sách tỷ giá , quản lý ngoại hối . Cụ thể là: a, Đối với lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam: Ngân hàng nhà nước đã quy định việc bỏ trần lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, chuyển sang xác định và công bố lãi suất cơ bản và tỷ lệ % biên độ trên dựa trên việc tham khảo lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường của các ngân hàng thương mại áp dụng đối với khách hàng vay có uy tín trong việc sử dụng vốn vay, trả nợ , có rủi ro thấp. Lãi suất cho vay và huy động của tổ chức tín dụng gắn với lãi suất cơ bản. Theo đó: Lãi suất cho vay của TCTD cao nhất = lscb + tỷ lệ % . Lãi suất cơ bản và biên độ được công bố định kỳ hàng tháng, trường hợp cần thiết, NHNN sẽ công bố điều chỉnh kịp thời, tại thời điểm hiện nay là: Lãi suất cơ bản 0,75% tháng; Biên độ trên đối với lãi suất cho vay ngắn hạn là 0,3% tháng; Biên độ trên đối với cho vay trung và dài hạn là 0,5% tháng. với mức lãi suất như trên phù hợp với thị trường và tâm lý người dân b, Đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ. sử dụng cơ chế lãi suất linh hoạt đối với ngoại tệ, cụ thể là lãi suất cho vay ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống) không vượt quá mức SIBOR (lãi suất thị trường tiền tệ liên ngân hàng Singapore) kỳ hạn 3 tháng +1%năm; lãi suất cho vay trung dài hạn (từ 1 năm trở lên) không vượt quá mức SIBOR kỳ hạn 6 tháng + 2,5% năm Cho vay bằng các loại ngoại tệ khác: do chiếm tỷ lệ nhỏ trong hoạt động tiền gửi và tín dụng trên thị trường, nên cho phép các NHTM tự xem xét quyết định lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay của các loại ngoại tệ này trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn tín dụng của từng ngoại tệ trong nước. Các ngân hàng cung cấp thông tin tham khảo cho ngân hàng nhà nước về lãi suất bao gồm: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng Công thương Việt Nam; Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam; Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu; Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội; Ngân hangg ANZ; Ngân hàng HSBC và ngân hàng VID PUBLIC. III. mục tiêu của lãi suất viêt nam. Với cơ chế mở của hội nhập hiên nay, cơ chế lãi suất mới không làm tăng mặt bằng lãi suất thị trường, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng huy động vốn ở trong và ngoài nước ở mức cao để đảm bảo vốn cho tăng trưởng tín dụng có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của chủ trương kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng Việt Nam.Tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng và khách hàng gửi, vay vốn có thể thoả thuận để lựa chọn lãi suất cố định hoặc lãi suất có điều chỉnh linh hoạt, có lợi cho các bên, khuyến khích tổ chức tín dụng mở rộng huy động và cho vay vốn trung và dài hạn. Mặc dù lãi suất cho vay bằng ngoại tệ tuy đã tiếp cận dần với thông lệ quốc tế nhưng sẽ thấp hơn mặt bằng thị trường quốc tế, phù hợp với cung- cầu vốn ngoại tệ thị trường trong nước hiện nay,có lợi cho cả doanh nghiệp và ngân hàng thương mại, tạo điều kiện ngân hàng thương mại mở rộng cho vay vốn ngoại tệ, hạn chế việc gửi vốn ngoại tệ ở nước ngoài. song so với lãi suất thế giới thì chúng ta vẫn có hiên tượng trễ hơn so với sự thay đổi của lãi suất thế giới.Luật ngân hàng đã tạo khuôn khổ linh hoạt cho các tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất phù hợp với đặc điểm của từng vùng và mức độ rủi ro theo thời hạn cho vay và từng khách hàng, nhưng ngân hàng nhà nước vẫn kiểm soát được lãi suất để tránh việc các tổ chức tín dụng tăng lãi suất cho vay quá mức, ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của nền kinh tế. Thúc đẩy vốn tín dụng linh hoạt giữa các lĩnh vực kinh tế, khu vực thành thị và nông thôn phù hợp với sự phát triển không đều của thị trường tài chính nước ta hiện nay.Làm cho mối quan hệ giữa lãi suất VND - tỷ giá - lãi suất ngoại tệ linh hoạt hơn, phản ánh chính xác hơn cung cầu về vốn, ngoại tệ; tạo cơ sở cho Ngân hàng nhà nước khi cần thiết có thể can thiệp để ổn định thị trường. Phần III Tự do hóa lãi suất Trong điều kiện Việt Nam Hiện nay I.Những vấn đề cơ bản về tự do hóa lãi suất 1.Những bất lợi của cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp Cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp thì nhà nước quản lý trực tiếp lãi suất bằng cách công bố tất cả các loại lãi suất (Cơ chế ấn định lãi suất). Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng phải tuân theo một cách tuyệt đối. Chúng ta có thể thấy rằng cơ chế kiểm soát trực tiếp lãi suất có những thuận lợi nhất định như: dễ thực hiện, phù hợp với những nước đang phát triển, với thị trường tài chính sơ khai và mức độ cạnh tranh kém, chưa có công cụ kiểm soát tiền tệ gián tiếp và hạn chế trong năng lực quản lý điều hành. Tuy nhiên, nó cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Mặc dù chưa có định lượng rõ ràng cho thấy kiểm soát trực tiếp lãi suất như hiện nay đang cản trở phát triển kinh tế nhưng có dấu hiệu và lý do để tin rằng việc kiểm soát lãi suất tỏ ra kém hiệu qủa trong việc điều hành chính sách tiền tệ, phân bổ nguồn tín dụng, và sự không hiệu quả do dễ bị các tổ chức tín dụng lẩn tránh, khả năng cạnh tranh thấp dẫn đến làm giảm chức năng trung gian tài chính của hệ thống ngân hàng do sự thiếu linh hoạt và cứng nhắc. Kiểm soát lãi suất cũng sẽ kích thích kiểm soát chi tiết các điều kiện tiền tệ bằng cách áp đặt cơ cấu lãi suất phức tạp như tồn tại nhiều loại trần lãi suất cho vay, gây ra kém hiệu quả và biến dạng hơn. Việc kiểm soát lãi suất sẽ làm giảm hiệu quả của việc kiểm soát tiền tệ, vì sự gia tăng và mở rộng các thị trường không được kiểm soát. Kiểm soát lãi suất có thể dẫn tới suy giảm chức năng trung gian tài chính của hệ thống ngân hàng vì nguồn tiết kiệm và tích luỹ sẽ chảy ra thị trương tài chính phi chính thức và không bị quản lý. Chúng thường biểu hiện dưới các dạng: các loại hình ngân hàng kiểu chính sách tăng lên, cho vay qua thị trường không chính thức, các doanh nghiệp và hộ gia đình tăng nắm giữ bằng ngoại tệ hoặc tích luỹ dưới dạng kim loại quý và hàng hoá lâu bền.Kiểm soát lãi suất không có lợi cho cạnh tranh, các tổ chức tín dụng kém hiệu quả có thể được bảo vệ từ sức ép của tự do cạnh tranh khiến cho quá trình giải quyết khó khăn của họ tồn tại kéo dài. Những khó khăn lớn gắn với việc kiểm soát lãi suất là vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Cả hai loại rủi ro này đều có xu hướng nâng lãi suất lên và tăng rủi ro tín dụng. 2.Lý luận tự do hoá lãi suất. Tự do hoá lãi suất nghĩa là lãi suất được tự do biến động để phản ứng theo các lực lượng cung-cầu vốn trên thị trường, loại bỏ những áp đặt mang tính hành chính lên sự hình thành của lãi suất. Nó cho phép các ngân hàng tự chủ trong việc ấn định các mức lãi suất kinh doanh của mình. Nhà nước hoàn toàn không can thiệp đến hệ thống lãi suất thị trường thì đó là cơ chế tự do hoá hoàn toàn (thả nổi hoàn toàn). Nếu nhà nước có tham gia can thiệp gián tiếp theo một định hướng xác định thì đó là cơ chế tự do hoá lãi suất có quản lý, và khi đó ngân hàng trung ương tác động tới lãi suất chủ yếu dựa trên các công cụ kiểm soát tiền tệ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết khấu, hợp đồng mua lại, và một phần dựa vào áp đặt tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Có thể khái quát sự tác động gián tiếp đó như sau: Nghiệp vụ thị trường mở Ngân hàng nhà nước muốn đẩy mạnh tăng trưởng, mở rộng tín dụng bằng cách mua vào các chứng khoán có giá sẽ làm cho cung về tiền tệ tăng lên, dẫn tới giảm lãi suất. Ngược lại, khi ngân hàng trung ương muốn thu hẹp tín dụng bằng cách bán ra các chứng khoán có giá, cung tiền tệ giảm xuống dẫn tới tăng lãi suất trên thị trường tiền tệ. Lãi suất tái chiết khấu khi ngân hàng trung ương nâng lãi suất tái chiết khấu, các ngân hàng thương mại buộc phải tăng dự trữ để tránh phải vay với lãi suất cao khi thiếu hụt khả năng thanh toán.Đồng thời, ngân hàng thương maijcũng phải tăng lãi suất cho vay để bù đắp chi phí cho những khoản tăng thêm dự trữ, do vậy mà lãi suất thị trường tăng lên. Ngược lại, việc giảm lãi suất tái chiết khấu của NHTƯ cho phép các NHTM giảm dự trữ và hạ lãi suất cho vay, do đó mà hạ lãi suất thị trường. Hợp đồng mua lại là hợp đồng mua bán chứng khoán giữa hai người mà việc mua bán này được xác định vào một thời điểm trong tương lai. Như vậy, thực chất hợp đồng mua lại là cho vay có thế chấp, trong đó chứng khoán đóng vai trò thế chấp. Khi mua thế chấp (tức cho vay), ngân hàng trung ương bơm tiền vào thị trường tài chính và do vậy làm giảm lãi suất ngắn hạn. Khi bán thế chấp từ tài khoản của mình, NHTƯ hút tiền ra khỏi thị trường tiền tệ và do đó tạo ra sức ép làm tăng lãi suất ngắn hạn. 3. Vì sao phải tiến hành tự do hóa lãi suất ? Thứ nhất, việc thực hiện tự do hoá lãi suất cũng xuất phát từ một thực tế là không một chính phủ hay một ngân hàng trung ương nào có đủ khả năng để phân bổ và kiểm soát nguồn vốn một cách có hiệu quả cho hàng ngàn nhu cầu sử dụng vốn khác nhau, cho dù bộ máy hành chính và thanh tra ngân hàng có lớn đến đâu đi chăng nữa. Chúng ta có thể thấy được rằng có rất nhiều quan điểm khác nhau về mức lãi suất của hệ thống ngân hàng: Các chính trị gia, những người đi vay vốn nói chung, các doanh nghiệp mà chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước nói riêng thì mong muốn làm sao có được những khoản vay với mức lãi suất thấp nhất có thể được(ta thấy điều này cũng khó có thể thoả mãn một cách tuyệt đối), trong khi đó các NHTM thì muốn duy trì mức lãi suất cao(một điều dễ hiểu vì họ cũng là các nhà kinh doanh, hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu có lợi nhuận cao nhất).Từ đây chúng ta có thể thấy được mâu thuẫn đã nảy sinh giữa người đi vay và người cho vay. Mỗi người đứng trên các quan điểm riêng của mình và có những cách đối xử khác nhau. Nhiều lúc vấn đề này được đưa ra bàn thảo một cách gay gắt tuy nhiên không có lời giải cuối cùng, và người ta cũng không thể có bằng chứng có sức thuyết phục nhằm đưa ra được một mức lãi suất hợp lý. Để giảm thiểu những tranh luận này, cách tốt nhất là để lãi suất do thị trường quyết định, tức là tự do hoá. Thứ hai, chúng ta đang sống trong một môi trường đang diễn ra toàn cầu hoá nhanh chóng, mà toàn cầu hoá tài chính là điển hình nhất của quá trình này. Trong lĩnh vực tài chính, toàn cầu hoá đặt ra những cơ hội và thách thức mới, trong đó một thách thức lớn là giảm kiểm soát tiền tệ bằng các công cụ trực tiếp như qui định trần lãi suất; thay vào đó, để đảm bảo kiểm soát tiền tệ được hiệu quả, các nước dần chuyển sang thực hiện các công cụ kiểm soát tiền tệ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết khấu, hợp đồng mua lại..., tức là các công cụ định hướng thị trường. Để đảm bảo hội nhập thành công trong lĩnh vực tài chính trước hết lãi suất phải được tự do hoá. Thứ ba, ãi suất được tự do hoá, biến động theo cung cầu về vốn, có thể phân bổ nguồn vốn tín dụng khan hiếm cho những người vay một cách có hiệu quả nhất; đồng thời đảm bảo thu hút tiền gửi với chi phí hợp lý nhất được cả ngân hàng và người gửi chấp nhận. Điều này không thể thực hiện được trong điều kiện lãi suất bị kiểm soát hành chính, làm cho các hoạt động đầu tư bị biến dạng. Lãi suất được tự do hoá sẽ linh hoạt hơn so với khi bị kiểm soát, có khả năng điều tiết để thích nghi với điều kiện thay đổi, tự động tạo ra sự kích thích cho tăng trưởng tài chính, cải tiến và thay đổi cơ cấu mà chính phủ hoặc là không thể quản lý hoặc là chậm thu được kết quả. thứ tư: tự do hoá cho phép hệ thống ngân hàng tự chủ hơn, và điều đó sẽ dẫn đến lãi suất tiền gửi và tiền vay cao hơn. Những thay đổi như vậy trong lĩnh vực tài chính sẽ tác động đến các doanh nghiệp và các hộ gia đình khiến họ thay đổi hành vi tiết kiệm và đầu tư của mình theo hướng có lợi cho tăng trưởng kinh tế. Tăng lãi suất tiền gửi sẽ làm tăng tỷ lệ tiết kiêm nội địa, và do đó sẽ thay thế cho nguồn đi vay nước ngoài để tài trợ cho đầu tư. Nguồn tiết kiệm nội địa này được truyền tải thông qua hệ thống tài chính ngân hàng chính thức mà không phải qua thị trường tiền tệ không chính thức. Tiết kiệm trong nước tăng lên và mức lãi suất thực cao hơn dẫn đến mở rộng đầu tư và làm tăng hiệu quả đầu tư. Kết quả là làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa việc tăng lãi suất có thể thu hẹp được khoảng chênh lệch giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ, từ đó có thể tránh được hiện tượng ngoại tệ hoá(tức là người dân trong nước sẽ không găm giữ ngoai tệ như trước đây khi lãi suất chênh lệch quá lớn giữa hai đồng tiền) nền kinh tế Những lý do trên đã cho chúng ta thấy việc tiến hành thực hiện tự do hóa lãi suất là cần thiết cho bất cứ một quốc gia nào mong muốn phát triển nền kinh tế của nước mình một cách lành mạnh, tuy nhiên trong quá trình tiến hành tự do hoá lãi suất cần phải có những bước đi những cách thức thận trọng, hợp lý, có cân nhắc, tránh nóng vội để có thể loại bỏ được những tác động tiêu cực của nó có thể gây ra cho nền kinh tế-xã hội. 4.Điều kiện để tự do hóa lãi suất Để thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất, cần hội đủ các điều kiện sau: Thị trường tiền tệ, trong đó có thị trường nội tệ liên ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Qua đóng ngân hàng nhà nước là người cho vay cuối cùng. Ngân hàng nhà nước thực hiện một cách bình thường nghiệp tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo thông lệ quốc tế. Thị trường đấu giá tín phiếu kho bạc và các giấy tờ có giá khác hoạt động nhạy cảm, NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở trên các thị trường này. II.Kinh nghiệm tiến hành tự do hóa lãi suất của các nước Trong quá trình phát triển chung của thế giới các nước đi trước thường có rất nhiều kinh nghiệm để các nước đi sau học tập. Việc học tập kinh nghiệm của các nước đi trước là một điều cần thiết và không tránh khỏi của các nước đi sau nhằm rút ra được những sai lầm, thất bại, khiếm khuyết từ đó mà có những cách khắc phục hợp lý và phù hợp với điều kiện của từng nước. Tuy nhiên trong quá trình đúc kết các kinh nghiệm thực tiễn đó và áp dụng vào điều kiện kinh tế xã hội của nước mình các quốc gia đi sau cũng không tránh khỏi những va vấp nhất định bên cạnh một số quốc gia đẫ và đang thành công. Vấn đề tự do hoá lãi suất cũng có một kịch bản tương tự. Nhiều nước, cả phát triển và đang phát triển đã thực hiện các bước để tự do hoá hệ thống tài chính (mà hạt nhân là tự do hoá lãi suất) trong thập kỷ vừa qua. Lãi suất đã được tự do hoá ở Achentina, úc, Chi Lê, Pháp, Ghana, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Nigeria, Phillipines, Srilanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Uruguay. ở những nước khác, chẳng hạn Thái Lan và Nam Tư, trần lãi suất được quản lý mềm dẻo hơn trước đây. Kinh nghiệm thực tiễn và các công trình nghiên cứu cho thấy việc áp dụng lãi suất trần cúng nhắc đã làm kìm hãm đầu tư.Tự do hoá tài chính (đặ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34657.doc
Tài liệu liên quan