Đề án Xây dựng thương hiệu cho ngành du lịch Việt Nam

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

I. XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO DU LỊCH VIỆT NAM LÀ TẤT YẾU CỦA THỊ TRƯỜNG. 2

1. Sự hình thành của thương hiệu 2

2. Khái niệm thương hiệu 4

II. DU LỊCH VÀ CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH 5

1. Khái niệm du lịch 5

2. Các loại hình du lịch 6

III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA 8

1. Yếu tố ảnh hưởng tới du lịch 8

2. Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu du lịch của một số quốc gia trên thế giới 9

IV. VAI TRÒ CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN QUỐC GIA 10

1. Vị trí, vai trò của ngành du lịch và hệ thống các ngành của nền kinh tế quốc dân 10

2. Vai trò của việc phát triển thương hiệu ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế của đất nước 11

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH VIỆT NAM 13

1. Thành tựu đạt được 13

2. Hạn chế của ngành du lịch Việt Nam 17

3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế 19

CHƯƠNG IV: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NGÀNH DU LỊCH NƯỚC TA HIỆN NAY 22

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI NƯỚC TA 22

II. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH 23

III. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC VÀ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ VỚI CẤP TRÊN 25

1. Các giải pháp kinh tế 25

2. Giải pháp tài chính 29

3. Giải pháp điều kiện 31

4. “Cần một hướng đi mới?” 32

KẾT LUẬN 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

 

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3962 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Xây dựng thương hiệu cho ngành du lịch Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đát nước đó. Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước ngoài. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hóa, điều hòa nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa... Một lợi ích khác của ngành du lịch đó là du lịch giải quyết vấn đề việc làm. Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội. Phải nói rằng, sự phát triển thương hiệu của ngành du lịch rất quan trọng đối với nền kinh tế đất nước. Nó không chỉ quan trọng với nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà hơn nữa đó là một cách thông minh để đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới, góp phần tạo nên thương hiệu quốc gia ! CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH VIỆT NAM 1. Thành tựu đạt được Nhận thức được vai trò của sự phát triển thương hiệu du lịch đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và việc đánh giá đúng các tiềm năng để phát triển một thương hiệu du lịch, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra các chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của ngành du lịch. Trong thời gian qua du lịch Việt Nam đã có những thành tựu tiến bộ vững chắc. Ngay từ những năm mới thành lập, trong điều kiện chiến tranh, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ còn ít, trình độ nghiệp vụ hạn chế, ngành du lịch đã có nhiều cố gắng, đáp ứng nhu cầu phục vụ các đoàn khách của Đảng, nhà nước và các đoàn khách quốc tế. Sau ngày thống nhất năm 1975, phạm vi mở rộng trên toàn quốc, tăng cường phát triển nhân lực, cơ sở vật chất kĩ thuật dần được cải thiện, đa dạng hóa hình thức hoạt động, từng bước du lịch khẳng định được vị trí, vai trò của một ngành kinh tế tổng hợp. Nhờ vậy mà ngành du lịch có thể nhanh chóng thích nghi và phát triển một cách năng động trong quá trình chuyển đổi cơ chế của thời kì đổi mới. Đảng và nhà nước đã có sự quan tâm thích đáng và quyết tâm đưa ngành du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Từ những đề xuất của ngành, ban chỉ đạo nhà nước về du lịch được thành lập do một phó thủ tướng làm trưởng ban. Đồng thời thủ tướng chính phủ cũng phê duyệt « Chương trình hành động quốc gia vì du lịch » và triển khai khá hiệu quả từ năm 2000 cho đến nay. Một loạt các văn bản pháp lý như : pháp lệnh du lịch, các nghị định hướng dẫn thi hành và gần đây nhấy là Luật du lịch được thông qua và cho vào thực hiện vào tháng 6/2005. Bên cạnh đó còn tiến hành nghiên cứu, xây dựng các chiến lược và quy hoạch các kế hoạch tổng thể phát triển du lịch đất nước, các vùng du lịch trọng điểm, và hơn 50 tỉnh thành phố. Nhờ vào sự đồng bộ về cơ chế chính sách, môi trường pháp luật đã tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, cơ sở hạ tầng, nhân lực và nâng cao nhận thức xã hội đối với du lịch. Những thành tựu của ngành du lịch trong thời gian qua đã được phản ánh phần nào qua những con số. Số lượng khách du lịch vào Việt Nam ngày càng tăng, doanh thu về du lịch, thu nhập xã hội từ du lịch và nộp vào ngân sách nhà nước có mức tăng trưởng cao, không thua kém các ngành kinh tế hàng đầu đất nước. Bảng 1 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm từ 1997 - 2007 (%) Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 GDP 8,15 5,76 4,77 6,79 6,89 7,08 7,34 7,79 8,44 8,17 8,44 NLTS 4,33 3,53 5,53 4,63 2,89 4,17 3,62 4,36 4,02 3,3 3,0 CNXD 12,62 8,33 7,68 10,07 10,39 9,48 10,48 10,22 10,69 10,37 10,4 DV 7,14 5,08 2,25 5,32 6,10 6,54 6,45 7,26 8,48 8,29 8,5 Bảng 2 : Thống kê số lượng khách du lịch quốc tế Theo mục đích: Đơn vị: người Năm Mục đích 1995 2003 2005 2007 11 tháng đầu năm 2008 Tổng số 1.351.321 2.429.612 3.461.058 4.325.496 3.877.745 Du lịch 610.620 1.238.516 2.041.529 2.569.150 2.389.352 Công việc 308.029 468.423 493.335 643.611 777.538 Thăm thân 427.787 392.225 505.327 603.847 461.437 Mục đích khác 427.706 330.515 427.566 354.956 249.418 Theo thị trường khách quốc tế: Năm Quốc gia 2005 2007 11 tháng đầu năm 2008 Trung Quốc 752.576 558.719 590.491 Hàn Quốc 317.213 475.535 416.510 Mỹ 333.566 412.301 378.794 Nhật Bản 320.605 411.557 358.211 Đài Loan 286.324 314.026 281.669 Thái Lan 84.100 160.747 169.017 (Theo số liệu của tổng cục du lịch Việt Nam) Từ năm 2000 đến năm 2007, với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng lên tới 3.516 tỷ đồng đã góp phần không nhỏ khuyến khích các địa phương thu hút đầu tư du lịch dựa trên lợi thế từng vùng. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng có bước chuyển mạnh mẽ. Hiện nay, cả nước có hơn 5900 cơ sở lưu trú với hơn 120 nghìn phòng. Phương tiện vận chuyển như đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường không càng ngày càng được hiện đại hoá. Nhiều khu du lịch, sân gôn, công viên chuyên đề và cơ sở vui chơi được đưa vào hoạt động và đủ điều kiện đón hàng triệu khách mỗi năm. Tốc độ tăng trưởng của du lịch đạt bình quân hơn 11%/năm cả về cơ sở hạ tầng, số lượng du khách. Bên cạnh việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, ngành du lịch còn tận dụng các nguồn vốn nước ngoài nhằm huy động thêm nguồn lực cho sự phát triển của ngành. Năm 2005, nước ta đã có thêm hai dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực khách sạn với tổng số vốn đầu tư khoảng 1,5 triệu USD, dự án bằng nguồn vốn ODA do EU tài trợ là 11,8 triệu USD cũng là tín hiệu hứa hẹn cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực của ngành du lịch trong thời gian tới. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2007 được coi là năm bùng nổ các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch nhất là xây dựng các khách sạn cao cấp. Đến nay, trong tổng số 104 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại Việt Nam, đó cú 10,8 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực xây dựng khách sạn, kinh doanh du lịch, chưa kể trên 12,8 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực xây dựng và văn phòng, căn hộ cao cấp và trên 4,4 tỷ USD đầu tư vào xây dựng các khu đô thị mới liên quan gián tiếp tới hoạt động phát triển du lịch. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2008, đó cú 18 dự án với số vốn đăng ký khoảng 3,92 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực du lịch, khách sạn. Do nguồn vốn có hạn nên ngành du lịch ưu tiên đầu tư phát triển các khu du lịch tổng hợp quốc gia và khu du lịch chuyên đề. Đồng thời ngành có kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch đối với các địa bàn du lịch trọng điểm như: Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An, Huế, Nha Trang…và các tuyến du lịch quốc gia, đầu tư phát triển bền vững một số địa điểm: Hạ Long, Nha Trang, Đà Lạt, Hội An, Sa Pa…Việc đầu tư của ngành trong thời gian qua đã có chiều sâu, có trọng điểm. Hệ thống tổ chức được kiện toàn một bước, đội ngũ cán bộ tăng về số lượng và chất lượng. Công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực được đổi mới về cơ sở, trường lớp, giảng dạy, thực hành, đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình và phương pháp đào tạo cùng với việc chú trọng nghiên cứu, ứng dụng khoa học. Nhiều đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp ngành được triển khai, tập trung vào những vấn đề cấp thiết của ngành mang tính thực tiễn cao. Những tiến bộ trên lĩnh vực này đã giúp đào tạo cho ngành 230 nghìn lao động trực tiếp có trình độ chuyên môn và khoảng 500 nghìn lao động gián tiếp trên các lĩnh vực. Đồng thời ngành du lịch không ngừng mở mang giao lưu với các nước trên thế giới nhằm tăng tình đoàn kết, hợp tác, hữu nghị, xúc tiến thương mại… nâng cao vị trí của nước ta trên trường quốc tế. Hiện nay, du lịch Việt Nam quan hệ bạn hàng với hơn 1000 hãng du lịch. Trong đó có những hãng lớn của hơn 60 nước, hiệp hội du lịch Châu Á- Thái Bình Dương. Nước ta cũng đã ký hiệp định hợp tác du lịch với nhiều nước, chủ động tham gia hợp tác du lịch tiểu vùng, liên khu vực… Với hàng loạt các hoạt động các sự kiện du lịch nổi tiếng năm 2007 như: năm du lịch quốc gia Thái Nguyên, sự kiện đón vị khách thứ 4 triệu, việc hình ảnh Việt Nam được quảng bá trên kênh truyền hình quốc tế CNN, Vịnh Hạ Long được bình chọn vào nhóm đầu “Kì quan thế giới”, Fesival hoa Đà Lạt..và các sự kiện nổi bật năm 2008 như: tổ chức cuộc thi Hoa hậu thế giới 2008, đại lễ Phật đản Liên hợp quốc ... Mặc dù những thành tựu mà ngành du lịch Việt Nam đã đạt được là đáng kể, song nó đã thực sự tương xứng với tiềm năng du lịch của nước ta chưa? Ngành du lịch cần phải có những bước đi, cách làm phù hợp để khắc phục những hạn chế, để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 2. Hạn chế của ngành du lịch Việt Nam Một vấn đề đặt ra làm đau đầu các nhà lãnh đạo không chỉ ở trong ngành du lịch là hoàn thiện hệ thống pháp luật. Có lẽ đây là một rào cản lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng. Chúng ta chưa có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, thống nhất điều chỉnh việc tổ chức, kinh doanh, trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, địa phương, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch cũng như khách du lịch. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển thì cho đến nay, chúng ta vẫn chưa đào tạo được đội ngũ nhân viên du lịch (lái xe, tiếp viên, hướng dẫn viên…) có nghiệp vụ, có văn hoá, biết ngoại ngữ đủ để đáp ứng yêu cầu của thị trường đang ngày càng tăng. Hoạt động du lịch ngày càng đa dạng hoá về sản phẩm du lịch, loại hình du lịch và chất lượng các sản phẩm du lịch. Điều này đòi hỏi đội ngũ lao động phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ. Những người làm công tác quản lý trong ngành du lịch có trình độ không đồng đều, một số chưa qua đào tạo về quản lý doanh nghiệp du lịch. Tuy tiềm năng du lịch rất lớn nhưng hệ thống cơ sở đào tạo du lịch còn quá ít. Điển hình như ở Hà Nội- một trung tâm văn hoá- chính trị lớn của cả nước cũng chỉ có vài trường đào tạo du lịch là trung học nghiệp vụ du lịch, khoa du lịch trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, khoa du lịch trường đại học văn hoá, khoa du lịch viện đại học mở Hà Nội, trường đại học thương mại... Trong khi nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ còn thiếu thì sự sắp xếp bộ máy cán bộ không hợp lý, rườm rà gây ra lãng phí rất nhiều nhân lực. Do đó, kiện toàn sắp xếp lại đội ngũ cán bộ là một đòi hỏi cần phải giải quyết ngay. Những năm gần đây, các cơ sở đào tạo du lịch ngày càng tăng nhưng chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu. Tình trạng phổ biến lại tréo ngoe khi các doanh nghiệp thiếu lao động lành nghề nhưng khi tuyển dụng sinh viên có chuyên môn vẫn phải đào tạo lại. đặc biệt, nhân lực chất lượng cao(giám đốc, quản lý cao cấp, chuyên gia...) thì chưa có trường lớp đào tạo mà thực tại vẫn phải đi học ở các nước có kinh nghiệm về du lịch như Singapore, Thụy Sỹ... So với các nước trên thế giới và các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia thì chúng ta đi sau các nước này đến gần hai thập kỷ về lĩnh vực du lịch. Đầu tư về du lịch của chính phủ tuy đang cải thiện nhưng chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của nước ta. Một năm, chính phủ Thái Lan bỏ ra gần 100 triệu USD để quảng bá du lịch quốc gia với trên 20 văn phòng đại diện du lịch quốc gia ở nước ngoài. Còn chúng ta chưa có một văn phòng đại diện nào cả. Chúng ta thiếu vốn để có thể đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng một cách nhanh chóng. Chúng ta thiếu xe tốt, xe mới, thiếu khách sạn vào những tháng cao điểm, chất lượng đường xá thấp, liên tục xảy ra ách tắc giao thông, lề đường dành cho khách dạo bộ bị chiếm dụng. Mặc dù tiềm năng du lịch ở Việt Nam là rất lớn song nếu chúng ta chỉ biết dừng lại ở việc khai thác các tiềm năng tự nhiên hoặc có sẵn thì ngành du lịch khó có thể phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhưng đó lại chính là thực trạng của du lịch Việt Nam trong thời gian qua. Chúng ta chưa tạo ra được các dịch vụ du lịch đi kèm. Do đó, chúng ta chỉ giữ được khách trong một thời gian ngắn. Điển hình như ở Hạ Long- một thắng cảnh được thế giới công nhận cũng chỉ giữ được chân khách trong 1 hoặc 2 ngày. Chúng ta có lợi thế là giá sinh hoạt rất rẻ nên việc Việt Nam trở thành “thiên đường mua sắm” là điều chúng ta có thể làm được. Nhưng những sản phẩm du lịch của Việt Nam chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, chưa có sự quản lý hệ thống các cửa hàng phục vụ khách quốc tế. Do đó, chúng ta chưa thu được một lượng lớn ngoại tệ từ dịch vụ này. Hiện nay, lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam ngày càng tăng và đây là điều đáng mừng của du lịch Việt Nam. Song lượng khách quốc tế quay lại Việt Nam du lịch lại rất ít. Câu hỏi đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam là tại sao lại như vậy? Và làm thế nào để khách du lịch quốc tế trở lại Việt Nam? Để là được điều này cần phải có sự giúp sức của các ngành, để du lịch khắc phục được những hạn chế. Chúng ta phải xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự tránh tình trạng ăn xin bám lấy khách, tranh giành khách, móc túi, lừa đảo, gây mất thiện cảm đối với du khách. Ngành du lịch Việt Nam cũng cần phải có những biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề này, để nó không trở thành vết đen của du lịch Việt Nam. Trong khi một lượng lớn khách không quay trở lại Việt Nam lần thứ hai, công tác quảng bá du lịch Việt Nam còn nhiều hạn chế nên chưa thực sự đưa được hình ảnh Việt Nam đến được với bạn bè trên thế giới. Chúng ta chỉ tập trung khai thác những thị trường cũ như khu vực Đông Á, Âu- Mỹ. Để du lịch Việt Nam phát triển nhanh hơn nữa thì Việt Nam cần phải có một chiến dịch quảng bá có chiều sâu, dài hơn vào thị trường khách trọng điểm. Nhưng cho đến nay những việc mà ngành du lịch làm được chỉ đơn giản là đăng ký hội trợ, kêu gọi các doanh nghiệp đăng ký rồi sau đó cử đoàn đi roadshow và trưng bày tại hội chợ. Nên chú trọng thị trường nào thì cử tăng số lượng hội chợ và roadshow lên. Đơn cử như tại hội chợ ITB được tổ chức thường niên tại Đức, mặc dù ngành du lịch Việt Nam tham gia khá đều đăn nhưng lượng khách Đức đến Việt Nam trong thời gian qua cũng chẳng tăng được là bao nhiêu, thậm chí năm 2003, lượng khách du lịch đến từ nước này còn giảm gần 4% so với năm 2002. Nếu so sánh với các nước khác thì chiến lược của ta từ logo, đến cách phát động lễ hội, hội chợ…còn thiếu sự sáng tạo, chiều sâu. Trước thực trạng này chúng ta cần phải có sự học tập sáng tạo công nghệ quảng bá của nước ngoài, sử dụng loại hình quảng bá mới…để mọi người biết đến Việt Nam như một điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn. Giải quyết được những hạn chế trên không chỉ là công việc của riêng ngành du lịch mà đòi hỏi phải có sự giúp sức của các ngành, các cấp. Nó đòi hỏi nhiều thời gian, tiền của nhưng chúng ta phải làm bởi lợi ích mà du lịch mang lại còn lớn hơn nhiều. Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước đã quan tâm để phát triển du lịch bền vững và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế a. Nguyên nhân của những thành tựu: Trong thế kỷ XXI, tình hình thế giới có những biến đổi sâu sắc với những bước nhảy vọt chưa từng thấy về khoa học và công nghệ. Kinh tế tri thức sẽ có vai trò ngày càng nổi bật trong phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, ngày càng có nhiều nước tham gia, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là một xu thế lớn phản ánh nguyện vọng và đòi hỏi của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trong bối cảnh đó, nhu cầu du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển nhanh với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á- Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Đây thực sự là cơ hội tốt cho du lịch Việt Nam phát triển. Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Đảng và nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch, phát triển. Đảng và nhà nước quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao sự nghiệp phát triển du lịch của đất nước. Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh đó, Việt Nam là đất nước có tiềm năng lớn về du lịch, ngoài những danh thắng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới như vịnh Hạ Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bảng, chúng ta còn thu hút khách du lịch nước ngoài bằng hàng loạt địa điểm du lịch sinh thái kéo dài khắp ba miền tổ quốc với những bờ biển đẹp. Ngoài những thắng cảnh đẹp, Việt Nam còn có rất nhiều các làng nghề với các lễ hội mang đậm truyền thống văn hoá dân tộc. Cùng với đó, Việt Nam ngày càng thu hút nhiều du khách nước ngoài do giá cả sinh hoạt rẻ, do chính sách đối ngoại mở cửa của nhà nước, do kết quả của hoạt động tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch Việt Nam tới bạn bè thế giới. Đặc biệt, nước ta có tình hình chính trị ổn định và an ninh trật tự đảm bảo nên đã tạo được sự an tâm cho du khách khi đến với Việt Nam. Sau hàng loạt các sự kiện quốc tế như sự kiện 11-9 ở Mỹ, vụ bạo động ở thái Lan, vụ đánh bom ở khu du lịch Bali (Indonesia), và hàng loạt các vụ đánh bom khủng bố ở nhiều nước trên thế giới…gây hoang mang cho du khách nên những điểm đến an toàn là lựa chọn số một của khách du lịch. Trong khi đó Việt Nam vẫn tiếp tục được nhiều cơ quan nghiên cứu du lịch và thông tấn phương tây thừa nhận là “điểm du lịch an toàn và thân thiện nhất khu vực Châu Á- Thái Bình Dương”. Đảng và nhà nước ta đã không ngừng giữ vững an ninh, ổn định chính trị, có những chính sách đúng đắn để phát triển nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. b. Nguyên nhân của những hạn chế : Nguyên nhân khách quan: Việt Nam vẫn là một nước nghèo đang từ từ khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh. Kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và tụt hậu rất xa so với các nước trên thế giới. Ngành du lịch Việt Nam lúc bấy giờ còn non kém, trong thời điểm đó du lịch thế giới đã phát triển ở một trình độ cao về nhiều mặt. Nhiều du khách đến những nơi của các nước có nền du lịch phát triển cao bởi ở đó nhiều nhu cầu của khách được đáp ứng. Ngành du lịch Việt Nam- một ngành còn non trẻ lại mở ra vào lúc thế giới có nhiều biến động như nguồn viện trợ cho Việt Nam giảm, lượng du khách từ thị trường Liên Xô cũ ít đi, Việt Nam còn chịu sự bao vây cấm vận…Dẫu biết tiềm năng du lịch của Việt Nam là lớn nhưng trong điều kiện một nền kinh tế chưa phát triển nên điều kiện để chuyển hoá tiềm năng đó thành sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú còn gặp nhiều khó khăn. Nó đòi hỏi phải có thời gian để khắc phục. Nguyên nhân chủ quan: công tác tổ chức và quản lý du lịch trong một thời gian dài không ổn định. Đội ngũ cán bộ ngành du lịch có mặt bằng kiến thức chưa cao, vừa làm, vừa học, do đó không tránh được những sai sót. Kinh nghiệm về quản lý, tổ chức trong du lịch kém. Cơ sở vật chất cho du lịch còn thiếu, khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế không nhiều, thiếu đồng bộ không tạo được sự thoải mái cho du khách. Ngoài ra ngành du lịch Việt Nam còn thiếu tính sáng tạo trong việc tổ chức các dịch vụ du lịch hấp dẫn, giá cả của các dịch vụ còn cao và đặc biệt là chưa tạo được hình ảnh của du lịch Việt Nam trên thị trường thế giới. CHƯƠNG IV: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NGÀNH DU LỊCH NƯỚC TA HIỆN NAY I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI NƯỚC TA Ngày nay, du lịch được nhiều nước coi là ngành kinh tế mũi nhọn. Ngành du lịch đóng góp lớn vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, giải quyết được phần nào vấn đề thất nghiệp ở các nước. Theo nhận định của tổ chức du lịch thế giới: Viễn cảnh du lịch khả quan, mục tiêu 2010 khách du lịch quốc tế trên thế giới đạt 1 tỷ lượt người, thu nhập xã hội du lịch đạt khoảng 900 tỷ USD, tạo ra 150 triệu chỗ làm việc trực tiếp, chủ yếu ở Châu Á- Thái Bình Dương trong đó Đông Nam Á có vị trí quan trọng chiếm 34% lượt khách và 38% du lịch của toàn khu vực. Tháng 6/2005 bộ Luật du lịch ra đời đồng thời xác định : phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác một cách có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, huy động tối đa các nguồn lực, tranh thủ sự cộng tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa đất nước ta trở thành một trung tâm du lịch tầm cỡ khu vực, phấn đấu đến năm 2010, du lịch Việt Nam xếp vào nhóm các quốc gia du lịch phát triển trong khu vực. Ngoài mục tiêu tổng quát nêu trên, Đảng và nhà nước đặt ra các mục tiêu cụ thể: Mục tiêu kinh tế: ngành du lịch sẽ tạo sự tối ưu hoá về đóng góp của ngành vào thu nhập quốc dân, chuyển dịch cơ cấu, việc làm và cán cân thanh toán bằng cách tạo ra môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2001-2010 đạt 11-11,5%/năm, với các chỉ tiêu cụ thể: năm 2005, khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 3 đến 3,5 triệu lượt người, khách nội địa từ 15 đến 16 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt trên 2 tỷ USD; năm 2010, khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 5,5 đến 6 triệu lượt người, khách nội địa từ 25 đến 26 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt khoảng 4-4,5 tỷ USD. Trong các mục tiêu thì mục tiêu kinh tế là mục tiêu cơ bản vì nó là động lực trực tiếp, thường xuyên thúc đẩy du lịch phát triển manh mẽ. Mục tiêu an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội: đảm bảo nền an ninh quốc gia, an toàn xã hội vì an ninh quốc gia vốn dĩ là tiền đề để phát triển ở bất kỳ quốc gia, dân tộc nào. Du lịch- an ninh gắn bó mật thiết tạo nên nền an ninh quốc gia vững chắc. Mục tiêu môi trường: môi trường là một thành tố tạo nên cảnh quan du lịch. Do đó, Đảng và nhà nước phải có quy hoạch một cách hợp lý, phát triển du lịch cần phải gắn liền với cảnh quan thiên nhiên nhằm khai thác, tôn tạo, bảo vệ các di sản thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên khi phát triển du lịch. Mục tiêu văn hoá- xã hội: xuất phát từ yêu cầu của phát triển du lịch. Mỗi khi du khách đến một nơi du lịch, ngoài yêu cầu thưởng thức phong cảnh thiên nhiên, họ còn có yêu cầu học tập, sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật truyền thống của dân tộc nơi họ du lịch. Do vậy, hoạt động du lịch càng phát triển, càng hiện đại thì càng phải làm giàu thêm bản sắc và truyền thống văn hoá dân tộc, làm đẹp thêm cảnh quan môi trường, ngăn chăn không cho các tiêu cực và tệ nan xã hội tràn lan xâm nhập vào các hoạt động của đời sống xã hội. Mục tiêu hỗ trợ phát triển: phát triển du lịch cần phải có sự hỗ trợ của các cấp, các ngành như cung cấp thông tin, đưa ra những định hướng chiến lược cơ bản phát triển kinh tế- xã hội…giúp cho việc lập kế hoạch du lịch, xúc tiến phát triển, phối hợp nghiên cứu…để tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành từ trung ương đến địa phương. Ngành du lịch sẽ tác động trở lại đến các ngành khác, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thị trường tiêu thụ, mở rộng giao lưu, chuyển giao công nghệ. II. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH Muốn xây dựng thương hiệu du lịch cũng đồng nghĩa với việc phát triển du lịch, phát triển du lịch theo hướng phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, cảnh quan môi trường lịch sử truyền thống tạo sức hấp dẫn đặc thù, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc và nhân phẩm con người Việt Nam, làm sao để khi đến Việt Nam và trong những lần du lịch tiếp, nơi họ nghĩ đến đầu tiên đó là Việt Nam...Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế, đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng củ nhân dân, tạo việc làm cho xã hôi, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển du lịch đạt hiểu quả nhiều mặt: du lịch là ngành kinh tế mang tính tổng hợp, có tác dụng thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá với văn hoá thế giới, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Phát triển du lịch với nhiều thành phần kinh tế tham gia, có sự quản lý thống nhất của nhà nước. Đây là hai mặt của một vấn đề thống nhất với nhau, vừa huy động được nhiều nguồn lực, vừa làm cho du lịch nước ta phát triển đúng hướng, ổn định thị trường kinh doanh du lịch, tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển du lịch nhằm tận dụng được các lợi thế có sẵn để phát triển du lịch. Phát triển du lịch cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Trong những năm gần đây, đời sống của nhân dân ta đã được cải thiện đáng kể. Do đó, ngoài nhu cầu được thoả mãn về vật chất, họ còn có nhu cầu được thoả mãn về mặt tinh thần trong đó có đi du lịch, tham quan, mở rộng tầm hiểu biết nên ta phải khai thác tốt thị trường này. Phát triển du lịch nhanh và bền vững: Phát triển du lịch nhanh để tránh nguy cơ rơi vào tụt hậu so với nhiều nước trong khu vực. Song ngành du lịch cũng như nhiều ngành kinh tế khác đang hoạt động trong một môi trường cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt là khi nước ta đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO thì sự cạnh tranh đó sẽ khốc liệt hơn nhiều nên phải có yêu cầu phát triển bền vững để du lịch nước ta ngày càng đủ sức cạnh tranh với thị trường du lịch bên ngoài. Xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn: du lịch Việt Nam có thể và có khả năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vì sự phát triển của nó dựa trên nguồn tài nguyên du lịch to l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25070.doc
Tài liệu liên quan