Đề án Xuất khẩu điều sang thị trường Mỹ

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

I. Một số lý luận về hoạt động xuất khẩu 2

1 Khái niệm về xuất khẩu 2

2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 2

II. Thực trạng xuất khẩu điều vào thị trường Hoa Kỳ 3

2.1 Đặc điểm ngành công nghiệp chế biến điều xuất khẩu ở Việt Nam 3

2.1.1 Về nguồn cung điều xuất khẩu Việt Nam 3

2.1.2 Công nghệ chế biến điều 4

2.1.3 Lợi thế sản xuất và xuất khẩu điều của Việt Nam 4

2.1.4 Các nhà máy chế biến điều ở Việt Nam và tiêu chuẩn áp dụng khi xuất khẩu 5

2.1.5 Những lợi ích mang lại từ việc xuất khẩu điều với nền kinh tế quốc dân 5

2.2 Đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ 6

2.2.1 Đặc điểm cơ bản của thị trường Mỹ 6

2.2.2 Những khó khăn khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ 6

2.3 Xuất khẩu điều sang thị trường Hoa Kỳ 7

2.3.1. Tình hình xuất khẩu điều của Việt Nam hiện nay 7

2.3.2 Thực trạng xuất khẩu điều sang thị trường Hoa Kỳ 8

2.3.2.1 Về vấn đề xuất phát từ nội bộ ngành: 9

2.3.2.2 Vấn đề xuất phát từ khách quan: 12

2.3.3 Đánh giá cá nhân về những khó khăn, hạn chế doanh nghiệp Việt Nam mắc phải: 13

2.3.3.1 Về vấn đề xuất phát từ nội bộ ngành 13

2.3.3.2 Về vấn đề xuất phát từ khách quan 14

III :Đề xuất thúc đẩy phát triển ngành điều và xuất khẩu sang Mỹ 14

3.1 Triển vọng, thách thức phát triển của ngành điều trong tương lai 14

3.1.1 Triển vọng trong tương lai 14

3.1.2 Thách thức phát triển của ngành 16

3.2 Từ phía nhà nước, cơ quan chức năng: 17

3.3 Từ phía doanh nghiệp 18

Kết luận 19

Bảng phụ lục

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2909 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Xuất khẩu điều sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tốt mà giá cả phải hợp lý và dịch vụ đảm bảo Thứ ba: Với sức hấp dẫn của mình, Mỹ là một thị trường cạnh tranh gay gắt. Hàng hoá của một nước vào thị trường Mỹ phải cạnh tranh với các mặt hàng tương tự từ nhiều nước khác và hàng sản xuất trong nước. Mấu chốt để cạnh tranh trên thị trường Mỹ là giá cả, chất lượng và dịch vụ. Đôi khi đòi hỏi về giá cả lại lớn hơn đòi hỏi về chất lượng. Do người tiêu dùng Mỹ thích thay đổi, họ muốn mua những hàng hoá rẻ, chất lượng vừa phải hơn những mặt hàng bền mà giá lại đắt. Vì nguyên nhân này mà các hàng hoá của Trung Quốc rất thành công trên thị trường Mỹ. Một điều nữa cần lưu ý là khi bán hàng trên thị trường Mỹ, công tác marketing đóng vai trò hết sức quan trọng.    Thứ tư: Thị trường Mỹ được quản lý trên cơ sở pháp luật. Trong thương mại, các văn bản luật bao gồm luật điều chỉnh chung, luật điều chỉnh từng nhóm các mặt hàng và thậm chí một số mặt hàng có luật điều chỉnh riêng. Các luật này rất chặt chẽ và đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt. Hệ thống luật này khá phức tạp và làm cho các nhà xuất khẩu nước ngoài gặp khó khăn nếu không nắm vững. 2.2.2 Những khó khăn khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ Thứ nhất: Hàng hóa Việt Nam vào Mỹ gặp nhiều rào cản. Người Mỹ đã gắn thương mại hàng hóa với môi trường, coi như một đạo luật nhưng thực chất là rào cản phi quan thuế mới trong giao thương hàng hóa. Hiện nay vào thị trường Mỹ gặp phải khá nhiều quy định, rào cản theo hướng bất lợi cho một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Từ khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 10/12/2001, có thể khẳng định rằng việc hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ, một thị trường có sức mua lớn nhất thế giới. Xuất khẩu nông sản vào thị trường Mỹ là một thế mạnh của Việt Nam trong hơn chục năm qua nhưng điều đó dường như đã thay đổi khi thị trường nước này ngày càng có nhiều quy định, đòi hỏi nhà xuất khẩu phải vượt qua. Ví dụ như Mỹ áp dụng đạo luật Lacey trong xuất khẩu đồ gỗ, các quy định của Farm Bill 2008 của Mỹ, hay áp dụng phương pháp “zeroing” (quy về bằng không) khi tính toán biên độ phá giá…Điều này khiến cho 5 tháng đầu năm 2010 Việt Nam lại trở thành nước nhập siêu nông sản từ Mỹ, lần đầu tiên trong 5 năm qua. Để giảm thiểu bớt rào cản chỉ khi phía Mỹ đồng ý cho Việt Nam hưởng Quy chế hưởng Hệ thống thuế quan phổ cập (GSP) và công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường thì khi đó xuất khẩu nông sản vào Mỹ mới thuận lợi. Thứ hai: Mỹ là một thị trường không nhưng có những quy định khắt khe mà còn có sự cạnh tranh gay gắt. Theo thống kê, đối thủ chính của Việt Nam trong ngành hàng cà phê hiện là Indonesia và Ấn Độ. Hạt tiêu thì có Indonesia, Ấn Độ, Malaysia; cao su là Thái Lan, lndonesia, Malaysia; hải sản là Thái Lan, Philippines. Riêng về hai ngành hàng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất vào Mỹ hiện nay là may mặc và giày dép thì các đối thủ chính của Việt Nam là Trung Quốc, Bangladesh, Thái Lan, Philippines cùng với một số nước thuộc vùng Nam Mỹ, châu Âu. Thứ ba: Nhưng khó khăn về vấn đề luật lệ, các quy tắc thương mại khi làm ăn với Mỹ. Luật pháp chi phối môi trường kinh doanh ở Mỹ, và các doanh nghiệp thường có thói quen kiện tụng, đưa nhau ra tòa để giải quyết các tranh chấp thương mại. Do vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải thật cẩn trọng quan hệ làm ăn. Việc sử dụng luật sư tư vấn để hạn chế những tranh chấp hay xác định rõ các điều khoản ký trong hợp đồng sẽ giúp cho phía doanh nghiệp Việt Nam chủ động trong những tranh chấp với doanh nghiệp Mỹ. 2.3 Xuất khẩu điều sang thị trường Hoa Kỳ 2.3.1. Tình hình xuất khẩu điều của Việt Nam hiện nay Theo Vinacas- hiệp hội điều Việt Nam, hiện nay Việt Nam đang là nhà xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới với 37% thị phần xuất khẩu điều thế giới. Vị trí này được Việt Nam duy trì liên tục từ năm 2006, năm 2009 Việt Nam xuất khẩu 177.000 tấn nhân điều các loại, đạt kim ngạch 850 triệu USD. Ngoài nguyên liệu trong nước, Việt Nam còn nhập thêm hạt điều thô về chế biến xuất khẩu; trên 95% lượng điều dành cho xuất khẩu mỗi năm. Năm 2007, xuất khẩu điều đạt 150 ngàn tấn nhân điều, giá trị 641 triệu USD, tăng 18,2 % về lượng, 27,2% về giá trị xuất khẩu so với năm 2006. Dự kiến năm 2010 xuất khẩu điều sẽ đạt 1,12 tỷ USD với tổng sản lượng 400.000 tấn tiếp tục dẫn đầu thế giới. chiếm 36% tấn nhân điều giao dịch. Bảng 2: Sản lượng và giá trị xuất khẩu nhân điều Việt Nam qua các năm Năm 2006 2007 2008 2009 9 tháng đầu năm 2010 Số lượng xuất khẩu (tấn) 127.000 150.000 167.000 177.000 143.000 Giá trị (triệu USD) 504 641 920 850 788 Theo ước tính của Vinacas ( Về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường, kim nghạch xuất khẩu hạt nhân điều sang các thị trường thế giới tăng mạnh trong 4 tháng đầu 2010 so với cùng kì năm ngoái. Trong đó có 4 thị trường tăng trưởng trên 100% là: Nga, Ucraina, Canada, Thái Lan. Ngược lại, cũng có 5 thị trường sụt giảm kim ngạch so cùng kỳ: Hy Lạp, Pakistan, Trung quốc, Nauy ,Philippines. (bảng phụ lục số 1) Hiện nay, giá điều xuất khẩu không chỉ Việt Nam mà các nước xuất khẩu khác thời gian gần đây tăng mạnh. Đầu năm 2010, thao thống kê của hiệp hội điều Việt Nam, giá điều trung bình đạt 5.213 USD/tấn, tăng 780 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý I, các doanh nghiệp chế biến điều đã xuất khẩu được 30.602 tấn, đạt 159,53 triệu USD, giảm 3,3% về lượng nhưng vẫn tăng 13,6% về kim ngạch. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu hiện nay đang thiếu trầm trọng: Trong nước do nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, ra hoa và tạo quả của cây điều; diện tích điều giảm nhanh do tình trạng chặt bỏ cây điều chuyển sang trồng các loại cây khác như cao su, sắn. Bên cạnh đó do sản lượng điều trên thế giới giảm mạnh khoảng 20%. Chính thực trạng như vậy dẫn đến việc cạnh tranh thu mua nguyên liệu giữa các quốc gia rất quyết liệt khiến giá điều thô tăng lên mực cao mức giá điều thô bị đẩy tăng 30% so với cùng kỳ năm 2009 (khoảng 1.000USD/tấn).Cùng với việc doanh nghiệp thiếu vốn nghiêm trọng khiến từ giờ đến cuối năm các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thiếu hụt điều khô nghiêm trọng ước tính khoảng 150.000 tấn điều thô các loại, ảnh hưởng lớn đến mục tiêu xuất khẩu đề ra. 2.3.2 Thực trạng xuất khẩu điều sang thị trường Hoa Kỳ Năm 2008, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ trở thành nước cung cấp điều lớn nhất sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung. Nhân điều của Việt Nam được đối tác phía Mỹ đánh giá có chất lượng tốt nhất. Theo Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), xuất khẩu hạt điều của Việt Nam vào Hoa Kỳ chiếm 33,29% tổng kim ngạch nhập khẩu hạt điều của quốc gia này. Theo thống kê của Bộ công thương Việt Nam, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu điều của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2008 đạt 25,12% với kim ngạch 249,57 triệu USD. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên nhu cầu điều giảm xuống khiến mức mức độ tăng trưởng lượng điều xuất khẩu sang Mỹ giảm so với độ tăng trưởng của năm 2007. Hiện nay Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hạt điều chủ yếu của Việt Nam. Bốn tháng đầu năm 2010, xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 71 triệu USD, chiếm 29,8% trong tổng số điều xuất khẩu. ( Theo dõi bảng phụ lục số 1 và 2) Tuy vậy, xuất khẩu điều của Việt Nam sang Mỹ vẫn vấp phải những hạn chế sau: 2.3.2.1 Về vấn đề xuất phát từ nội bộ ngành: Thứ nhất: Bên cạnh niềm tự hào là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, điều ngon nhất thế giới thì ngành điều nước ta lại phải đối mặt với vấn đề là không có thương hiệu, không được người tiêu dùng trên thế giới biết đến. Mặc dù là nhà xuất khẩu điều lớn nhất thế giới, sản phẩm điều Việt Nam có mặt tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng vẫn chủ yếu là sản phẩm sơ chế, rồi sau đó được các hãng trên thế giới nhập khẩu - chế biến- đóng nhãn hiệu - cung cấp cho thị trường. Do đó, người tiêu dùng trên thế giới không biết mình đang dùng sản phẩm điều từ Việt Nam. Hệ quả là phần lớn lợi nhuận trong chuỗi cung ứng điều rơi vào tay các hãng nước ngoài, khi mà lẽ ra chúng ta là người được hưởng quyền lợi đó. Các doanh nghiệp điều Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu, cũng như quan tâm xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Việc xây dựng bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm của mình được coi là bước đầu tiên và là cơ sở để triển khai các hoạt động phát triển thương hiệu. Thực tế cho thấy có không ít các doanh nghiệp do chưa đăng ký nhãn hiệu sản phẩm đã bị doanh nghiệp khác hoặc các chủ thể nước ngoài chiếm đoạt tên sản phẩm gây thiệt hại nghiêm trọng. Tính đến thời điểm này, số các doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hạt điều còn rất thấp. Theo thống kê của Cục Sở hữu Trí tuệ thì hiện nay tại Việt Nam mới chỉ có 145 nhãn hiệu đã được đăng ký cho sản phẩm hạt điều, trong số đó chỉ có bốn nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Phước - địa phương hiện có sản lượng điều lớn nhất cả nước. Nguyên nhân do các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến điều phần lớn là chế biến sản phẩm hạt điều bán thành phẩm rồi xuất khẩu, chưa đưa sản phẩm cuối cùng đến người tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài. Do đó, nhu cầu đăng ký nhãn hiệu chỉ thực sự cần và được chú trọng nếu doanh nghiệp có sản phẩm hoàn chỉnh để đưa ra thị trường trong và ngoài nước. Thứ hai: Về chất lượng chế biến sản phẩm, nhân điều Việt Nam còn dính nhiều tạp chất. Mặc dù tỷ lệ tạp chất có trong sản phẩm nhân điều Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước khác nhưng gần đây đã phát hiện ra mảnh kim loại, các vụn sạn và cả tóc; vấn đề nữa là sâu bệnh trên hạt, các chấm sâu làm hạt điều xấu và giảm chất lượng hàng rất nhiều. Bên cạnh đó, Hội nghị ngành điều do Hiệp hội các ngành công nghiệp thực phẩm (AFI) tổ chức 2007 tại Mỹ nhận định: Việt Nam nhập nguyên liệu từ nhiều nguồn và cách chế biến khác nhau, do đó mùi vị, màu sắc không đồng nhất và sử dụng biện pháp bảo quản bằng khí CO2 thay vì Nitơ như hiện nay. Số lượng nhà máy đạt tiêu chuẩn còn rất ít. Một số mới chỉ đạt tiêu chuẩn Việt Nam đối với hạt điều cho nguyên liệu đầu vào chứ chưa phù hợp với thành phẩm đầu ra theo tiêu chuẩn quốc tế. Chưa kể, trên thực tế nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa áp dụng tiêu chuẩn VN cho chế biến hạt điều một cách chưa thật sự nghiêm túc. Nếu những sự việc này còn tiếp diễn chăc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến vị thí của nhân điều Việt Nam trên đất Mỹ. Thứ ba: Một số doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu điều sang Mỹ thời gian gần đây còn mất uy tín nghiêm trọng. Trong văn bản của Hiệp hội Công nghiệp thực phẩm Mỹ (AFI), họ không kiện, mà chỉ thông báo tên DN Việt Nam chậm giao hàng làm các doanh nghiệp Mỹ gặp rắc rối. Hợp đồng đã ký từ năm trước, nhưng khi giá điều lên cao, các doanh nghiệp điều Việt Nam đã không giao hàng mà đem bán đi nơi khác lấy giá cao. Sau đó giá nguyên liệu điều thô tiếp tục tăng cao, các doanh nghiệp không đủ sức mua để trả nợ. Doanh nghiệp chế biến điều còn tìm cách dùng keo 502 để dán hạt điều vỡ. Lô hàng đưa ra nước ngoài, bị nhà nhập khẩu từ chối nhận hàng, hàng bỏ tại cảng, mất mát, hao hụt... Những thiệt hại vật chất do cách làm ăn mất uy tín chưa đo đếm được, nhưng nếu còn diễn ra tình trạng đó, chắc chắn không chỉ Mỹ mà còn nhiều quốc gia khác sẽ dần giảm nhập khẩu điều từ Việt Nam để chọn các nhà cung cấp uy tín hơn. Thứ tư: Sự mâu thuẫn giữa các nhà máy lớn và cơ sở nhỏ chế biến trong ngành. Hiện nay Việt Nam có tổng hơn 200 doanh nghiệp lớn nhỏ tham gia chế biến xuất khẩu điều thế nhưng số lượng doanh nghiệp lớn là rất ít. Những những năm gần đây, hàng trăm điểm sản xuất nhỏ ra đời, thậm chí chỉ vài ba bàn tách nhân với 4- 5 người làm, dăm sáu người là có thể ngồi làm ở mọi nơi, mọi chỗ. Ưu thế này giúp những cơ sở nhỏ luôn nắm ưu thế trong việc ra giá mua nguyên liệu. Do số lượng và khả năng tài chính nhỏ bé, các cơ sở tư nhân chỉ cần  mua vào một vài tấn một ngày và họ cứ việc giữ nhịp mua vào chừng đó thôi. Với từng cơ sở nhỏ bé, việc tăng giá mua vào lên 500đ/kg chỉ phải chi thêm ra năm trăm ngàn đồng/tấn, sẽ được bù lại trong khâu chi phí giá thành thấp, nhưng với các nhà máy lớn, do phải mua vào hàng chục, hàng trăm tấn /ngày thì việc tăng thêm 500đ/kg là cả một vấn đề. Nếu đối tượng này chỉ có một số ít  thì không đủ điều tiết giá, nhưng khi số cơ sở nhỏ lên đến hàng trăm, như hiện nay thì một ngày, hàng trăm tấn điều đã được hút vào các cơ sở, khi đó các nhà máy muốn mua được hàng chục tấn/ngày buộc phải lao theo giá của cơ sở nhỏ, vượt khỏi giới hạn giá mua vào đã được cân đối với giá bán ra của các hợp đồng, và nguy cơ thua lỗ cũng trở thành khổng lồ. Về chi phí nhân công. Tiền lương trả theo sản phẩm ở các cơ sở nhỏ thường cao hơn so với tiền lương làm việc tại nhà máy vì ngoài tiền lương, các nhà máy phải thêm nhiều khoản khác như bảo hiểm, quần áo bảo hộ, bảo hiểm y tế, các khoản đóng góp cho xã hội, khấu hao tài sản…Vì chạy theo tiền lương trước mắt nhiều người lao động tại các nhà máy thường bỏ về làm cho các cơ sở tư nhân. Các nhà máy càng ngày càng thiếu vắng lao động. Xuất hiện mâu thuẫn giữa giá bán ra của cơ sở tư nhân và sức ép tăng cao doanh số của các nhà máy. Nhờ đầu ra là các nhà buôn và các nhà máy đang cần tăng doanh số, các cơ sở tư nhân không bao giờ phải lo lắng về đầu ra. Hiện giờ, không có một nhà máy điều nào ở Việt Nam có số lượng 2.000 lao động tập trung, chủ yếu chỉ là những nhà máy có từ 100 đến 500 lao động tập trung. Với số lao động đó, chỉ có thể chế biến 5 -7 tấn/ngày, để xuất khẩu 1 công điều loại WW320, những nhà máy đó cần phải làm liên tục khoảng 50 – 80 ngày. Nhưng trên thực tế thì khoảng vài chục doanh nghiệp hiện nay vẫn xuất khoảng 10 -20 công WW320/tháng. Để có được số hàng trên họ phải mua lại từ những cơ sở nhỏ. Phải chấp nhận với những mức giá đắt rẻ khác nhau vì hợp đồng đầu ra đã phải ký trước khi làm thủ tục vay vốn theo quy định của Ngân hàng. Vậy là thêm một điều kiện nữa để cho cơ sở nhỏ tạo ra áp lực lên các nhà máy lớn. Thứ năm: Về sức ép lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các nhà máy không chỉ mua lại hàng thành phẩm từ những cơ sở nhỏ, cũng vẫn do động lực tăng nhanh doanh thu, doanh số, sản lượng , do các cơ sở nhỏ thiếu lao động, ngại đầu tư thiết bị cơ giới hóa và tự động hóa vì chi phí lớn, các nhà máy phải đưa hàng, gồm cả hàng tách nhân và hàng bóc vỏ lụa từ trong khuôn viên nhà máy– nơi có đủ điều kiện kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm ra ngoài để làm. Đã và đang xảy ra cuộc chiến nội bộ giữa các nhà máy nhằm chiếm lĩnh thị phần lao động từ các cơ sở nhỏ chế biến điều xuất khẩu. Hàng hóa được giao đến mọi nơi, giao cho mọi loại đối tượng ở các cơ sở nhỏ. Việc chế biến một cách manh mún hoặc chế biến ở những nơi tập trung đông người tiềm ẩn vô vàn những nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Những hoạt động ngoài luồng và không thể kiểm soát được này càng làm tăng nguy cơ của ngành chế biến điều VN. Thông tin từ Vinacas cho biết, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã có văn bản gửi Vinacas rằng họ sẽ sang kiểm tra các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu điều vào Mỹ trong thời gian tới, trong đó, có tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không có cải thiện, nâng cao chất lượng vệ sinh chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lượng hàng xuất sang Mỹ, thậm trí có thể gửi trả lại lô hàng. Thứ sáu: Nguồn cung điều thô trong nước đang bị đe dọa nghiêm trọng vì diện tích cây điều giảm do người nông dân không còn mặn mà với việc trồng cây điều. Tại các tỉnh trồng điều nhiều như Bình Thuận, Bình Phước, Bình Định... người nông dân đã chặt bỏ cây điều để trồng cây khác, nặng nề nhất là Bình Phước, hàng trăm héc-ta điều đã bị phá bỏ. Theo Bộ NN&PTNT, năm 2010 diện tích cây điều sẽ là 400.000ha chứ không phải là 450.000ha như đã lạc quan trước đây. Trong khi đó, ngành điều rất khó có thể bù đắp nguồn nguyên liệu bằng cách nhập khẩu điều thô, vì phải chịu dựng lãi suất ngân hàng cùng với việc giá cả thị trường bấp bênh. Lý giải về tình trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng, mặc dù tiềm năng trồng điều của nước ta rất lớn nhưng thời gian qua, năng suất liên tục sụt giảm do giá vật tư tăng cao, chi phí đầu vào lớn, dẫn đến tình trạng người trồng giảm thu nhập, không có khả năng tái đầu tư. Chính điều này làm nảy sinh tâm lý chán nản, không chú tâm chăm sóc của người dân. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất mùa diễn ra liên tục ở hầu hết các tỉnh trồng điều như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước. Đó là chưa kể, những tác động từ bên ngoài như ảnh hưởng của thời tiết, mưa trái mùa vừa qua làm hơn 100.000ha điều bị nhiễm bệnh. Năng suất, sản lượng sụt giảm đáng kể, cộng với giá thu mua không được cải thiện khiến bà con chặt bỏ điều chuyển sang trồng các loại cây trồng mới Bên cạnh đó, giá thu mua điều tại vườn cũng rất thấp, theo Vinacas ước tính chỉ khoảng 6.800-7.000 đồng/kg, giảm 3.000- 5.000 đồng/kg so với thời điểm đầu năm 2009. Vì vậy, ở một số nơi, người dân ồ ạt chặt bỏ điều để trồng cây khác khiến diện tích điều sụt giảm đáng kể. Cùng với đó các nước châu Phi đang có kế hoạch chế biến hạt điều để xuất khẩu thay vì xuất khẩu thô như lâu nay. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung điều thô trong tương lai khi mà Việt Nam nhập khá nhiều từ các nước Châu Phi. 2.3.2.2 Vấn đề xuất phát từ khách quan: Thứ nhất: Do đặc thù kinh doanh, thời gian thanh toán tiền hàng xuất khẩu từ phía đối tác Mỹ rất chậm, khiến doanh nghiệp không đủ điều kiện đáp ứng đủ thủ tục để được hoàn thuế. Việc chậm hoàn thuế giá trị gia tăng khiến ngành điều mất đi cơ hội tái sinh nguồn vốn. Do bán hàng chậm phải chịu lãi suất kéo dài, áp lực trả nợ ngân hàng cũng rất lớn Thứ hai: Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thiếu vốn nghiêm trọng để mua nguyên liệu.Vào đầu vụ, doanh nghiệp chế biến điều phải vay vốn thu mua nguyên liệu để dự trữ sản xuất trong năm. Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp nhỏ ngành điều đang lâm vào tình cảnh thiếu nguyên liệu sản xuất. Ngoại trừ các doanh nghiệp thuộc tốp 20 doanh nghiệp lớn nhất, các doanh nghiệp nhỏ hầu như không vay được vốn tạm trữ nguyên liệu. Tình hình sẽ còn nghiêm trọng hơn vào các quý 4-2010 và quý 1-2011. Nhu cầu vốn ngân hàng của ngành này khá lớn, theo tính toán số tiền cần để mua hết lượng điều trong nước và nhập khẩu đủ sản xuất vào khoảng 6.800 tỉ đồng. 2.3.3 Đánh giá cá nhân về những khó khăn, hạn chế doanh nghiệp Việt Nam mắc phải: 2.3.3.1 Về vấn đề xuất phát từ nội bộ ngành - Nguyên nhân là ở tầm vĩ mô, chúng ta đang thiếu một chiến lược thương hiệu điều ở tầm quốc gia, chưa làm nổi bật được giá trị cốt lõi của điều Việt Nam. Do nhận thức của các doanh nghiệp về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu nói riêng và phát triển thương hiệu nói chung còn hạn chế. Họ thấy không cần phải đăng ký hoặc không có đủ thông tin, kiến thức để thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, việc thay đổi nhận thức của họ là việc không thể thực hiện một sớm một chiều vì từ lâu họ đã quen với việc kinh doanh mà không cần đăng ký nhãn hiệu. Thứ hai là do nhu cầu thực tế của doanh nghiệp về sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm của mình chưa thật cấp thiết. Các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến điều phần lớn là chế biến sản phẩm hạt điều bán thành phẩm rồi xuất khẩu, chưa đưa sản phẩm cuối cùng đến người tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài. Do đó, nhu cầu đăng ký nhãn hiệu chỉ thực sự cần và được chú trọng nếu doanh nghiệp có sản phẩm hoàn chỉnh để đưa ra thị trường trong và ngoài nước. Về những vi phạm thương mại của không đáng có của doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là do tính dự báo hiện trạng thị trường không chính xác, cũng như năng lực quản lý quá kém của các doanh nghiệp Việt Nam, dẫn tới những thua thiệt trên. Đây cũng chính là những vẫn đề chung của các doanh nghiệp sản xuất nông sản khác trên Việt Nam. Để điều Việt Nam có thế phát huy và củng cố vị trí số một trên thế giới thì cần phải có chiến lược cụ thể thay đổi tác phong kinh doanh thiếu chuyên nghiệp trong sản suất cũng như thực hiện xuất khẩu. Về vấn đề nguồn cung điều thô trong nước, khi mà hiện nay bà con nông dân đã phá nhiều diện tích trồng điêu đi thay vào đó là trồng các cây kinh tế lợ nhuận khác. Đó là do chúng ta chưa bảo đảm quyền lợi của người nông dân. Giá điều thô mà các bà con bán cho nhà lái thu mua là rất thấp. Lợi nhuận thu được không cao trong khi đó những chi phí, giá cả các mặt hàng khác không ngừng một tăng khiến bà con không thực sự chú tâm vào cây điều. Việc tồn tại nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ quá nhiều hiện nay, cũng như chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm còn tồn tại nhiều bất ngành còn do thiếu sự vào cuộc của các cấp các ngành trung ương. Mẫu thuẫn nảy sinh của các doanh nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xuất khẩu của ngành điều. Điều này sẽ còn tiếp diễn nếu các cơ quan bộ ngành không có biện pháp tích cực hạn chế các cơ sở sản xuất nhỏ sẽ dẫn đến làn tăng nguy cơ của ngành điều Việt Nam. Theo nhận định của một số chuyên gia là: nếu ngành điều Việt Nam có đầy đủ các giấy phép chứng nhận chất lượng sản phẩm sẽ giúp giá trị của nhân điều Việt Nam nâng cao thêm 20%- 40% giá trị ban đầu. Thực trạng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay do không chỉ đến từ phía doanh nghiệp mà còn xuất phát từ hình thức chế biến hiện nay khi mà một khối lượng lớn nhân điều thiếu trong hợp đồng xuất khẩu nhân điều được nhập từ các cơ sở nhỏ. Chất lượng không đồng nhất do cơ sở, điều kiện chế biến không đạt chuẩn sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. 2.3.3.2 Về vấn đề xuất phát từ khách quan Hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập với thế giới ngày càng trở lên sâu rộng khiến cho không riêng gì ngành điều mà cả nền kinh tế Việt Nam cũng đang bắt đầu phụ thuộc vào quy luật cung cầu của thị trường thế giới. Không chỉ cung cầu, mức giá điều đang diễn ra nhiều thay đổi mà các ngành gạo, cà phê, tiêu... cũng đã từng phải trả giá cho chuyện lên xuống thất thường của thị trường mà không thể chuyển mình đáp ứng kịp. Như ngành cà phê, đã có lúc giá thị trường thế giới lên cao khiến doanh nghiệp trong nước chạy theo thu mua, trồng trọt. Hiện nay, khi mà ngành điều còn phải nhập một lượng lớn điều thô, các doanh nghiệp VN phải tổ chức lại sản xuất, đầu tư công nghệ, quy hoạch tốt vấn đề cung cầu, tổ chức hệ thống tiêu thụ, thu mua, chế biến. Để có thể thích ứng với nền kinh tế thế giới biến động như hiện nay. III :Đề xuất thúc đẩy phát triển ngành điều và xuất khẩu sang Mỹ 3.1 Triển vọng, thách thức phát triển của ngành điều trong tương lai 3.1.1 Triển vọng trong tương lai Với 37% thị phần điều xuất khẩu trên thế giới, trong tương lai ngành điều Việt Nam sẽ được củng cố và tiếp tục giữ vững vị trí số một. Theo dự báo của Vinacas, năm 2010, ngành điều Việt Nam sẽ đạt tổng sản lượng là 400.000 tấn, có tổng giá trị 1,2 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1 tỷ USD. - Với việc tích cực đầu tư mở rộng diện tích trồng điều nguồn cung điều thô trong tương lai sẽ được ổn định và phong phú hơn. Phó Chủ tịch Thường trực Vinacas Nguyễn Đức Thanh cho biết, tính đến đầu năm 2010 đã có 4 doanh nghiệp đầu tư trồng khoảng 8.000ha điều ở Campuchia và sắp tới có thể cả nước Lào. Đó là Donafood (Đồng Nai), Tanimex và Lafooco ở Long An, Mỹ Lệ của Bình Phước. Lào là quốc gia mà Vinacas nhắm đến hợp tác trồng, có thể lên đến 200.000ha điều ở 2 nước này, biến bán đảo Đông Dương thành trung tâm chế biến điều nhân lớn nhất thế giới sẽ là hiện thực. Đây là điều hoàn toàn có thể thực hiện được tạo ra hướng phát triển đầy triển vọng của ngành điều Việt Nam trong tương lai. - Trong năm tới, theo dự báo của hiệp hội điều Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tư, phát triển nhiều sản phẩm từ hạt điều thô như cồn khô,nhựa làm từ vỏ điều, thực phẩm… sẽ gia tăng đáng kể. Góp phần thúc đẩy đưa ngành điều phát triển. - Cùng với đó số tiền đâu tư cho ngành điều đang được thông qua ước tính lên đến 1.000 tỉ đồng để phát triển vùng nguyên liệu, hiện đại hóa và đầu tư nghiên cứu những sản phẩm mới. Đây là một phần trong Chiến lược phát triển ngành điều Việt Nam giai đoạn 2011-2020 của Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) xây dựng. Số tiền này không những mở rộng diện tích trồng điều mà còn giúp các doanh nghiệp đào tạo công nhân có tay nghề, nâng cao công nghệ chế biến và đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. - Giữ vững vị trí số 1 về xuất khẩu nhân điều trong nhiều năm, hiện nay thương hiệu điều Việt Nam đang từng bước được khẳng định. Từ đó tạo điều kiện phát triển, nâng cao lượng hàng xuất khẩu cũng như giá trị trong những năm tới. - Ngày 20/3/2010 tại thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, sàn giao dịch điều đầu tiên ở Việt Nam được thành lập, đã thu hút hàng trăm khách hàng trong và ngoài nước đến tìm hiểu thông tin và đăng ký giao dịch về mặt hàng điều. Việc khai trương sàn giao dịch điện tử sẽ góp phần đưa ngành điều Việt Nam chiếm lĩnh vị trí số 1 trên thị trường thế giới và phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trong năm 2010. Với thị trường Mỹ Được đối tác Mỹ nhận xét điều Việt Nam thơm ngon và chất lượng nhất thế giới. Với giá trị dinh dưỡng cao và đặc biệt tốt cho những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, người béo phì ăn kiêng. Hạt điều không c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111425.doc
Tài liệu liên quan