Đề án Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ ­ cơ hội và thách thức

Mục Lục

 Trang

Danh mục Bảng số liệu 4

Bảng các chữ viết tắt 5

MỞ ĐẦU 6 Chương I. Những vấn đề về lý thuyết xuất khẩu và tổng quan

 về thị trường thuỷ sản thế giới

I. Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và liên hệ với Việt Nam .

1.Khái niệm xuất khẩu 8

2.Các hình thức xuất khẩu 8

3.Vai trò của hoạt dộng xuất khẩu 8

II.Tình hình xuất khẩu thủy sản thế giới

1.Thị trường thủy sản thế giới 9

2.Cung thị trường thủy sản thế giới 10

3.Cầu thị trường thủy sản thế giới 11

4.Giá cả 12

Chương II. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường

Hoa Kỳ

I.Tình hình xuất khẩu của thủy sản Việt Nam

1.Nhận định chung 14

2.Những mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam . 15

3.Thuận lợi của ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam 16

II.Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ .

1.Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. 20

2.Cơ hội cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam 21

3.Thách thức 26

III.Khó khăn- Hạn chế trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào

thị trường Hoa Kỳ. 27

Chương III. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản

Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

I.Dự báo khả năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

1.Nhận định chung 32

2.Chỉ tiêu xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến năm 2010 33

II.Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam

vào thị trường Hoa Kỳ

1.Giải pháp chung cho xuất khẩu Việt Nam 33

2.Giải pháp cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam 34

III.Một số kiến nghị với chính phủ.

1.Tăng cường phát triển hệ thống các cơ quan hỗ trợ và xúc tiến

thương mại 36

2.Thúc đẩy phát triển Thương mại Việt- Mỹ qua INTERNET 36

Kết Luận. 37

Danh mục Tài Liệu Tham Khảo 38

 

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ ­ cơ hội và thách thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cửa sông, ven biển và vùng rừng ngập mặn, đầm ,phá nơi có sự pha trộn nước biển và nước ngọt từ các dòng sông đổ ra.Vùng này là nơi nuôi trồng nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm he, tôm nướng, tôm rảo, cá đối, cá vược,cá tráp, cá trai... Môi trường nước ngọt Bao gồm các vùng ao, hồ, sông, suối, ruộng, hồ chứa, hồ tự nhiên trong đất liền. ở môi trường này bao gồm nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá chép, rô phi, trôi, chép lai, cá mè, tôm càng xanh, cá lóc... Đặc biệt, nuôi cá lồng bè như nuôi cá ba sa, lóc, bống tượng với quy mô lồng nuôi 100- 150 m3 bè, năng suất bình quân 15- 20 tấn/bè. 3.2 Tiềm năng con người Việt Nam thuộc vào nước đông dân trên thế giới. Hiện nay, dân số nước ta đạt khoảng gần 80 triệu người, nhịp độ tăng trưởng bình quân là 1,74 %/năm. Nước ta có 29 tỉnh tiếp xúc trực tiếp với biển. Dân cư vung này chiếm 51% dân số toàn quốc, trong đó số người trực tiếp sống bằng nghề cá chiếm 1,4 % dân số toàn quốc. Dân cư Việt Nam nói chung là trẻ. Đó là một lợi thế bởi tuổi trẻ luôn năng động, dễ thích nghi. Đặc biệt, với cư dân vùng biển, do tỷ lệ sinh đẻ cao ,đời sống thấp kém, tuổi thọ không cao nên tỷ trọng sức trẻ của nguồn lao động trong ngành thủy sản ngày một lớn. Tuy nhiên, hiện nay lợi thế này chưa phát huy tốt vì trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên môn của lực lượng lao động này còn thấp. Số hộ, số nhân khẩu và lao động thủy sản vẫn tăng đều qua các năm, được thể hiện qua bảng sau. Bảng 3: Số hộ, nhân khẩu, lao động ngành thủy sản qua các năm Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Số hộ T.Sản ( hộ ) 267,9 282,1 293,5 301,9 339,7 273,6 392,3 412,5 441,5 Nhân khẩu (ngàn người) 1300 1464 1528 1558 1706 1875 1965 2074 2195 Lao động (ngàn người) 462.9 509.8 558.4 602.4 659.2 719.4 791.3 874.3 938.7 Nguồn: Niên giám thống kê 2004 và số liệu thu thập được từ báo cáo ngành thủy sản Việt Nam . Như vậy, với trạng thái dân số như trên,Việt Nam có khả năng cung cấp lao động dồi dào cho mọi ngành sản xuất của nền kinh tế quốc dân, trong đó có thủy sản (nhất là dân số sống ở vùng ven biển), để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm do ngành thủy sản tạo ra .Hơn nữa, đây cũng chính là tiền đề để thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. 3.3 Lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam 3.3.1 Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và nguồn lợi thuỷ sản ở nước ta do chưa khai thác với cường độ cao và năng lực tái tạo cao của sinh thái nhiệt đới cho nên tiềm năng về nguồn lợi thuỷ sản của ta còn lớn. Theo Bộ Thuỷ Sản trong 10 năm tới sản lượng khai thác hải sản hàng năm (bao gồm cả nuôi trồng) của Việt Nam sẽ đạt khoảng từ 2 đến 2,5 triệu tấn, mang lại 2,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Riêng nghề cá ven bờ vẫn giữ vai trò chính với sản lượng khai thác hàng năm ước đạt 800.000 tấn. Lợi thế về tiền lương Trong 15 năm tới tiền lương của Việt Nam vẫn còn thấp so với khu vực và thế giới. Đây là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Lợi thế từ sự hỗ trợ và ủng hộ của Đảng và Nhà Nước Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề phát triển ngành thuỷ sản, coi ngành thuỷ sản là mũi nhọn, coi công nghiệp hoa, hiện đại hoá nông thôn là bước đi ban đầu quan trọng nhất, coi chuyển một bộ phận diện tích đất đai đang canh tác nông nghiệp và muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản là hướng đi chủ yếu của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn (nghị định 09 NQ-CP ngày 15-06-2000 ) và có những chương trình, chính sách hỗ trợ rất lớn cho công việc chuyển đổi và phát triển ngành thuỷ sản trên toàn quốc. Ngành thuỷ sản đã có một thời khá dài chuyển sang cơ chế kinh tế mới (khoảng 20 năm) của nền kinh tế hướng theo thị trường có sự quản lý của nhà nước, đã tạo được một nguồn nhân lực khá dồi dào trong tất cả mọi lĩnh vực từ khai thác chế biến, nuôi trồng đến thương mại. Trình độ nghiên cứu và áp dụng thực tiễn cũng đã tăng đáng kể. Hàng thuỷ sản liên tục giữ thế gia tăng và ổn định trên thị trường thực phẩm thế giới. 3.3.4 Lợi thế từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ở Việt Nam 3.3. 4.1 Phát triển nuôi giống thuỷ sản tự nhiên Nhìn chung có thể phát triền thuỷ sản khắp các nơi trên toàn đất nước, ở mỗi vùng có những tiềm năng đặc thù và sản vật đặc sắc riêng.Tự nhiên đã ưu đãi cho Việt Nam 4 khu vực môi trường ( hay còn gọi là vùng di trú của các loài thủy sinh vật ), đó là môi trường nước mặn xa bờ, môi trường nước mặn gần bờ, môi trường nước lợ và môi trường nước ngọt. Với lợi thế có tính cốt lõi này, thủy sản Việt Nam có thế mạnh rất lớn trong việc phát triển và nuôi trồng các giống thủy sản tự nhiên như : Môi trường nước mặn xa bờ có các loài cá có giá trị kinh tế như: cá thu ngừ, họ cá chuồn, cá chào mào, cá đèn lồng, cá mú làn, ... Môi trường nước mặn gần bờ bao gồm các nguồn lợi hải sản ước tính:75 loài tôm, 25 loài mực, 7 loài bạch tuộc, 653 loài tảo biển, 90 loài rong kinh tế, 293 loài san hô và 2100 loài cá (trong đố có 130 loài có giá trị kinh tế). Môi trường nước lợ có thể phát triển thủy sản tự nhiên ở vùng rừng ngập mặn.Vì rừng ngập mặn là một bộ phận quan trọng của vùng sinh thái nước lợ, là nơi nuôi dưỡng chính cho ấu trùng của giống tôm he cũng như các loài động vật thủy sinh.Các đối tượng nuôi tự nhiên ở vùng nước lợ chủ yếu là tôm, vẹm, sò, cua, rong câu, cá rô phi...Tôm là loài thủy sản được quan tâm nhất, đặc biệt là tôm sú, kế đến là tôm he, tôm bạc và tôm nương. Diện tích nuôi tôm năm1998 đạt 255.000 ha, chiếm 39% tiềm năng nuôi trồng thủy sản vùng triều. Môi trường nước ngọt bao gồm rất nhiều loài thủy sản tự nhiên như ở miền Bắc, đối tượng nuôi là cá mè, trôi, trắm cỏ, chép, rô phi thuần, rô phi đơn tính, chép lai 3 màu, cá trê...có năng suất bình quân 1,5-1,8 tấn/ha. Ngoài cá, phong trào nuôi ba ba, lươn, ếch, cá sấu, tôm càng xanh cũng phát triển tốt. Còn ở miền Nam, đối tượng nuôi chủ yếu là cá mè vinh, rô phi, sặc rằn, mùi, lóc và tôm càng xanh, cho năng suất bình quân 300- 350 kg/ha hoặc 300- 400 kg/ha. 3.3.4.2 Tiềm năng phát triển giống thuỷ sản công nghiệp Việt Nam chưa phát triển nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp nên còn nhiều tiềm năng đất đai để phát triển nuôi mà không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Việc đưa thành công kỹ thuật nuôi hải sản trên các vùng cát ven biển đã mở ra một tiềm năng và triển vọng mới cho việc phát triển vùng nuôi tôm và các hải sản khác theo phương thức nuôi công nghiệp.Chẳng hạn, nghề nuôi cá lồng bè trên sông ,hồ chứa là dạng nuôi công nghiệp trên tất cả loại mặt nước lớn như sông, hồ. ở phía Bắc và miền Trung chủ yếu nuôi cá trắm cỏ, có quy mô lồng nuôi khoảng 12- 24 m3, năng suất 450- 600 kg/lồng. ở phía Nam nuôi cá ba sa, lóc, bống tượng là chính, quy mô lồng nuôi 100- 150 m3 bè, năng suất bình quân 15- 20 tấn/bè. Hiện nay, toàn quốc có khoảng 16.000 lồng nuôi cá, trong đó có 12.000 lồng nuôi cá sông đã sử dụng 98.980 ha hồ nuôi. 3.3.5 Lợi thế của người đi sau Việt Nam có thể học được những bài học kinh nghiệm của các nước đi trướng như việc Thái Lan tập trung nuôi tôm sú (trên 85% sản lượng) do đó giá trị bình quân tôm xuất khẩu của Thái Lan cao hơn 2 lần Việt Nam. Hơn nữa, Thái Lan, NA-UY, Đan Mạch... không chỉ áp dụng HACCP mà còn áp dụng ISO để tạo lợi thế cạnh tranh. Như vậy, Việt Nam sẽ nhanh chóng tiếp cận được với các phương pháp nuôi trồng, sản xuất thủy sản tiên tiến trên thế giới. Điều này là rất quan trọng để tạo động lực giúp Việt Nam chủ động và linh hoạt hơn trong viêc sản xuất, nuôi trồng các giống thủy sản, cải tiến quy trình canh tác theo hướng hiệu quả và năng suất hơn. II. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 1.Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ Bắt đầu từ năm 1994, sau khi Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, những lô hàng thuỷ sản Việt Nam đầu tiên đã có mặt trên thị trường Hoa Kỳ.Từ đó trở đi cho đến tháng 7-2000, mặc dù chưa ký được Hiệp định thương mại Việt-Mỹ nhưng giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam vẫn tăng đều đặn và tăng đột biến vào những năm 2000 và 2001, Hoa Kỳ đã vượt Nhật Bản và trở thành nước nhập khẩu hàng thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam. Trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ, tôm và cá vẫn là mặt hàng chủ lực, trong đó những mặt hàng xuất khẩu lớn trong năm 2001 là: tôm các loại 33200 tấn, cá tra và cá basa 7800 tấn, cá ngừ các loại 1200 tấn. Mặt hàng tôm của Việt Nam đang xuất khẩu vào Hoa Kỳ vừa có khối lượng lớn vừa có giá trị cao.Tôm của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ có ưu thế so với một số nước khác về kích cỡ sản phẩm có uy tín về chất lượng đối với người tiêu dùng. Cá tra và cá basa của Việt Nam đã dành được thị phần không nhỏ trong tổng khối lượng nhập khẩu loại cá này vào Hoa Kỳ. Giới tiêu dùng Hoa Kỳ đã quen dùng cá basa của Việt Nam. Đây là một lợi thế lớn để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này vào Hoa Kỳ. Các sản phẩm khác như cá ngừ, cá philê đông, cua tươi, cá biển đông, cá nước ngọt đông, cua đông lạnh cũng chiếm được thị phần không nhỏ trên thị trường Hoa Kỳ - cơ cấu giá trị xuất khẩu bốn loại thuỷ sản trên của Việt Nam vào Hoa Kỳ tương ứng như: tôm 79,8%; cá tra, cá basa 4,5%; cá ngừ 4,1%; và các sản phẩm khác là 11,6%. Theo thống kê của Hoa Kỳ, sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đa dạng về chủng loại, có tới 135 loại sản phẩm khác nhau. Bảng 4: Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ Đơn vị tính: triệu USD Năm Kim ngạch xuất khẩu Tốc độ tăng trưởng Tốc độ tăng từng năm Tỷ lệ (%) 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 5,780 19,498 33,988 39,830 80,200 129,500 298,220 523,600 631,200 693,341 _ 13,71 14,49 5,85 40,37 49,30 168,72 225,58 107,60 62,141 _ 237,2 74,3 17,2 101,3 61,5 130,2 75,6 20,5 31,7 Nguồn: Bộ Thuỷ sản-2004 Theo đánh giá của người tiêu dùng Hoa Kỳ các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam có chất lượng tốt, mùi vị thơm ngon vì nuôi chủ yếu theo kiểu quảng canh và quảng canh cải tiến nên vị tôm ngọt tự nhiên, ngon hơn tôm nuôi công nghiệp của Thái Lan và Indonesia nên thường bán được với giá cao hơn. Năm 2000 mặc dù Việt Nam chỉ xuất 15.000 tấn tôm nhưng giá trị rất cao với 224 triệu USD, trong khi đó ấn Độ xuất 26.000 tấn mà chỉ thu được 223 triệu USD tính ra một kg tôm của Việt Nam bán được 14,935 USD, của Mehicô là 13,961 USD, của Thái Lan là 11,895 USD, và của ấn Độ là 8,076 USD. 2. Những cơ hội của Việt Nam đối với xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Hoa Kỳ 2.1 Cơ hội cho xuất khẩu vào Hoa Kỳ - Thị trường thủy sản tiềm năng Hiện nay, với dân số khoảng hơn 270 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội lên tới 10.000 tỷ USD/năm, trong đó 80% được dành cho tiêu dùng. Hoa Kỳ là một nước có nền kinh tế mạnh nhất và là thị trường có sức mua lớn nhất, hàng năm Hoa Kỳ tiêu thụ hàng triệu tấn thuỷ sản các loại. Bảng 5: Kinh tế Hoa Kỳ qua các năm Tăng trưởng GDP (%) Tăng giá tiêu dùng (%) 2001 2002 2003 2001 2002 2003 0.3 2.2 2.6 2.8 1.5 2.3 Nguồn : Bộ Thương Mạ-2004 Theo số liệu của viện nghề cá quốc gia Hoa Kỳ (National Fishery Index) mức tiêu thụ thuỷ sản thực phẩm bình quân của người Mỹ năm 2000 đã đạt 7,02 kg. Hoa Kỳ là nước nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 2 trên thế giới sau Nhật Bản với giá trị nhập khẩu trên 8 tỷ USD/năm. Bởi vậy, mặc dù là nước có tiềm năng về thuỷ sản hàng năm Hoa Kỳ vẫn phải nhập khẩu rất nhiều các mặt hàng thuỷ sản. Năm 2000, Hoa Kỳ nhập khẩu thuỷ sản từ 130 nước trên thế giới với khối lượng 1.6 triệu tấn, giá trị đạt gần10 tỷ USD/năm. Đến năm 2002- 2003, nhập khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ vẫn đạt khoảng trên 10 tỷ USD, chiếm 15-16 % trong tổng giá trị nhập khẩu toàn thế giới. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ có thành phần xã hội đa dạng, gồm nhiều cộng đồng riêng biệt. Hầu hết người Mỹ có nguồn gốc từ Châu Âu, các dân tộc thiểu số gồm người Mỹ bản xứ, Mỹ la tinh, Châu á và người từ các đảo Thái Bình Dương. Các dân tộc này đã đưa vào nước Mỹ các phong tục tập quán, ngôn ngữ, đức tin riêng của họ. Điều này tạo nên một môi trường văn hóa phong phú và đa dạng, một quốc gia đa sắc tộc. Đặc điểm này đã đem lại cho Mỹ tính đa dạng trong tiêu dùng rất cao. Với những mức thu nhập khác nhau, người tiêu dùng Mỹ có sở thích mua tất cả các loại sản phẩm từ đắt tiền đến rẻ tiền từ khắp nơi trên thế giới. Một đặc điểm đáng lưu ý nữa là số lượng Việt kiều tại Hoa Kỳ là rất đông, đây có thể sẽ là một gợi ý rất quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Hơn nữa, để bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản, Hoa Kỳ chủ trương tăng nhập khẩu giảm xuất khẩu và xu hướng này vẫn tiếp tục kéo dài trong những năm tới đây.Theo số liệu của Tổ chức Nông lương thế giới, 76% hàng thủy sản tiêu hụ tại Hoa Kỳ là hàng nhập khẩu, chủ yếu do ngành đánh bắt trong nước đang phải đối mặt với sự cắt giảm sản lượng nặng nề và khó khăn trong tăng trưởng đối với nuôi trồng thủy sản trong nước, khiến ngành công nghiệp thủy sản Hoa Kỳ phải mong đợi nguyên liệu cung cấp từ bên ngoài. Chính vì lẽ đó, Hoa Kỳ là một thị trường thuỷ sản rất hấp dẫn đối với các nước xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là nước đang phát triển như Việt Nam. 2.2 Những mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ Cơ cấu mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ rất đa dạng nên tạo ra không ít các cơ hội cho DNVN chế biến và xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ , bao gồm những mặt hàng chủ yếu sau: 2.2.1 Tôm Mặt hàng được dân chúng Hoa Kỳ ưa thích nhất và tiêu thụ với khối lượng rất lớn, từ năm 1998 đến năm 2003 Hoa Kỳ nhập khẩu khoảng hơn 3,1 tỷ USD/ năm, 50% ( khoảng hơn 166.000 tấn) khối lượng tôm được nhập từ châu á. 2.2.2 Cá nước ngọt, phi lê tươi và đông lạnh Hoa Kỳ có nhu cầu lớn về cá da trơn nước ngọt thịt trắng như cá Ba-sa ( Pangaus- hypopthalmus), cá tra (Pangasius bocourti) tương tự với loài cá nheo Hoa Kỳ ( Ictalurus punctatus) thường được gọi là catfish. Cá ba-sa và cá tra xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu từ các nước Guyana, Braxin, Canada, Thái Lan, Việt Nam , trong đó nhập từ Việt Nam chiếm tới 80%. 2.2.3Tôm hùm sống, tươi và ướp lạnh Hoa Kỳ là thị trường tiêu dùng tôm hùm lớn nhất thế giới. Người dân Hoa Kỳ thường ưa chuộng tôm hùm sống hoặc ướp đá; nhu cầu về mặt hàng này luôn ở mức cao. 2.2.4Cá ngừ nguyên con ướp đông lạnh Từ năm 1990 Hoa Kỳ phải nhập khẩu cá ngừ. Năm 1995, Hoa Kỳ nhập khẩu 130.000 tấn cá ngừ nguyên liệu trị giá 460 triệu USD để cứu hàng loạt nhà máy đóng hộp cá ngừ khỏi nguy cơ phá sản. 2.2.5Cá ngừ đóng hộp: Mặc dù là nước có công nghệ đóng hộp cá ngừ mạnh nhát thế giới, nhưng năm 1996 Hoa Kỳ phải nhập khẩu 110.000 tấn cá ngừ đóng hộp trị giá hơn 230 triệu USD. 2.2.6Cá hồi nguyên con ướp đông lạnh Hoa Kỳ đứng thứ hai thế giới về khai thác cá hồi, nhưng người tiêu dùng trong nước rất ưa chuộng cá hồi Đại Tây Dương nuôi nhân tạo ở NaUy, Canada và Chilê nên Hoa Kỳ mỗi năm nhập khẩu tới gần 60.000 tấn cá hồi trị giá 280 triệu USD. 2.2.7Điệp tươi và ướp lạnh Hoa Kỳ là nước tiêu thụ điệp lớn thứ 3 thế giới,chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản.Sản lượng nhập khẩu trung bình đạt hơn 26.000 tấn, trị giá 216 triệu USD. 2.3. Thuận lợi về mặt thuế quan khi nhập khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ Khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực, thuế nhập khẩu đối với hàng thủy sản Việt Nam giảm, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đa dạng hoá các mặt hàng, đồng thời thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ lệ hàng chế biến cao cấp có giá trị cao hiện nay chủ yếu Việt Nam xuất khẩu thủy sản dưới dạng thô vào thị trường Hoa Kỳ, và chỉ có như vậy Việt Nam mới tăng nhanh được kim ngạch xuất khẩu và giành được chủ động trong kinh doanh và khẳng định được vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quan trọng này. Bảng 6: Biểu thuế nhập khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ . Mã số hàng thủy sản Mặt hàng Thuế nằm trong diện hưởng quy chế NTR(%) Thuế không nằm trong diện hưởng quy chế NTR(%) 0301 Các loại cá sống 0 0 0302 Các bộ phận còn lại của cá sau khi cắt lọc phi lê, kể cả gan cá tươi hoặc ướp lạnh 0 2,2 cent/kg đến 4,4 cent/kg tuỳ loại 0304 Phi lê cá, thịt cá đã lọc xương tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh 0 Một số loại 0%, một số loại 5,5 cent/kg 0305 Cá khô, ướp muối hoặc xông khói 4-7 25-30 0306.13 Tôm các loại 0 0 0306.14/24 Thịt cua đông lạnh hoặc không đông lạnh 7,5 7,5 0307 Các loại nghêu, sò 0 0 0307.06 ốc 5 5 1601-1604 Các thực phẩm chế biến từ cá, thịt 0,9 –6 cent/kg hoặc 2,1%- 15% 6,6 cent/kg đến 22 cent/kg hoặc 20- 30% 1605.10.20 Thịt cua 0 22,5 1605.20.05 Tôm chế biến chín 5 20 1605.30.05 Tôm hùm chế biến chín 10 20 1605.90 Các loại nhuyễn thể khác( sò,ốc..) 0 20 Nguồn: Hải quan Hoa Kỳ truy cập trên trang Web:www.customs.ustreas.gov Nhận xét: -Những mặt hàng không có sự tăng đột biến như phi lê cá, tôm đông lạnh.. vì thuế nhập khẩu mặt hàng này trước và sau Hiệp định đều bằng 0%. -Những mặt hàng tăng mạnh gồm các loại thủy sản chế biến vì thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ giảm khá mạnh. 2.4 Những cơ hội khác đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Thứ nhất, khi hiệp định thực thi có hiệu lực, Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi thương mại, có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng thị trường-Hoa Kỳ là một thị trường hấp dẫn đối với nhiều quốc gia, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà xuất khẩu.Trước thời điểm Hiệp định thương mại chưa được ký kết, doanh nghiệp Việt Nam và hàng hoá Việt Nam xâm nhập thị trường Hoa Kỳ rất khó khăn, phải cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp của các nước khác cùng có mặt tại thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt là hàng hoá Việt Nam phải chịu mức thuế rất cao. Khi Hiệp định có hiệu lực, các trở ngại trên bị dỡ bỏ các doanh nghiệp Việt Nam được bình đẳng với các doanh nghiệp khác khi tiếp cận thị trường Hoa Kỳ bởi lẽ Việt Nam có được đối xử Tối huệ quốc (được hưởng điều kiện thương mại bình thường) từ phía Hoa Kỳ trong đó quan trọng là các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ được cắt giảm đáng kể. Thứ hai, tăng cường thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ cao từ Hoa Kỳ và các nước tạo điều kiện để nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Nhiều nước và trước hết là các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapo, Thái Lan sẽ tăng cường đầu tư vào Việt Nam vì hàng hóa sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Bản thân các nhà đầu tư Hoa Kỳ cũng sẽ vào Việt Nam nhiều hơn để sử dụng những lợi thế ở thị trường này sản xuất ra hàng hoá rồi xuất khẩu trở lại Hoa Kỳ và các nước khác. Thứ ba, tạo điều kiện tiền đề cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và gia nhập WTO. Việc Việt Nam tham gia vào ASEAN, APEC và đặc biệt là hiệp định thương mại có những điểm khá tương đồng về mục tiêu, nguyên tắc và lộ trình. Đó là sự thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư giữa các quốc gia với nguyên tắc: thương mại không phân biệt đối xử dưới hai hình thức đãi ngộ Tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia, thương mại tự do hơn, tăng cường cạnh tranh bình đẳng, công bằng khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế . Thứ tư, thúc đẩy quá trình đổi mới đất nước đặc biệt là đổi mới cơ chế và hành chính. Chính việc thực hiện các cam kết và mở cửa thị trường Việt Nam theo lộ trình của Hiệp định đã ký sẽ là chất xúc tác thúc đẩy quá trình điều chỉnh, đổi mới cơ chế chính sách, luật pháp và thực tiễn hoạt động kinh tế của đất nước làm cho các hoạt động này trở nên năng động, mềm dẻo hơn thích ứng với thông lệ và tập quán quốc tế, cũng như các nguyên tắc, quy định của Hoa Kỳ. Trên đây là những mặt thuận lợi cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam, bởi vậy các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam phải tích cực nắm bắt các cơ hội của mình để đạt các chỉ tiêu đề ra. 3. Thách thức 3.1Khó khăn của Việt Nam sau khi Hiệp định có hiệu lực Bên cạnh những cơ hội mà hiệp định thương mại Việt-Mỹ mở ra, nó còn đặt ra cho Việt Nam những khó khăn, thách thức đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, nhất là trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Thứ nhất, việc được hưởng quy chế MFN chưa phải là điểm quyết định để tăng khả năng cạnh tranh đối với hàng thuỷ sản Việt Nam, vì Hoa Kỳ đã áp dụng quy chế MFN với 136 nước thành viên WTO, ngoài ra còn có ưu đãi đặc biệt đối với các nước chậm phát triển nhưng Việt Nam chưa được hưởng chế độ này. Thứ hai, tiêu chuẩn chất lượng các mặt hàng Việt Nam xuất vào các nước công nghiệp phát triển đều phải đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO hoặc tiêu chuẩn tương đương của các nước Đức, Nhật Bản, Hoa Kỳ, đây là một khó khăn lớn đối với các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam không những thế hàng hoá Việt Nam sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ với hàng hóa cùng loại của các nước Châu á khác, đặc biệt là Indonesia và Canada, trong khi đó sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam về cả ba phương diện chất lượng, giá cả và mẫu mã hầu như còn rất yếu. Thứ ba, khi thực hiện NTR (quan hệ thương mại bình thường), các doanh nghiệp Mỹ sẽ thuận lợi hơn khi đầu tư vào Việt Nam, được hưởng các ưu đãi về nhập khẩu những nguyên liệu để sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu. Khi đó các doanh nghiệp Mỹ và hàng hoá do Mỹ sản xuất ra sẽ có ưu thế hơn các doanh nghiệp Việt Nam và hàng hoá do Việt Nam sản xuất ra bởi Mỹ có vốn lớn, công nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến... Thứ tư, để doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam vào được thị trường Hoa Kỳ, ngoài việc nắm vững nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam phải làm quen với các tập quán, tác phong khi đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà kinh doanh Hoa Kỳ phải tìm hiểu và nắm vững luật pháp, chính sách ngoại thương của Hoa Kỳ. Đây là một quốc gia có hệ thống pháp luật, chích sách thương mại khá rắc rối và phức tạp . 3.2 Khó khăn đầu tiên của Việt Nam sau khi Hiệp định có hiệu lực Đó chính là một khó khăn lớn đầu tiên của các doanh nghiệp Việt Nam trong một năm đầu thực hiện HĐTM (Hiệp định thương mại).Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được những kết quả tích cực trong những năm đầu thực hiện HĐTM Việt- Mỹ , nhưng khó khăn và mâu thuẫn đã xuất hiện, trong đó không thể không nói tới “cuộc chiến” cá tra- cá basa trong năm qua. Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, ở Việt Nam và Hoa Kỳ, đều có loại cá thuộc họ da trơn được gọi chung bàng tiếng anh là catfish. Việt Nam, nhất là đồng bằng sông Mê-Kông có điều kiện rất thuận lợi để nuôi và xuất khẩu loại cá này. Việt Nam đã xuất khẩu sang Hoa Kỳ, nhưng đến một thời gian, những người nuôi cá của Hoa Kỳ (thông qua hiệp hội CFA) nói rằng, họ bị ngư dân Việt Nam cạnh tranh không lành mạnh, như dùng tên sản phẩm cá không đúng, như bán phá giá...để ngư dân Hoa Kỳ lâm vào cảnh đói nghèo, và họ làm đơn kiện Việt Nam .Nhưng xem xét cụ thể thì không phải như vậy, vì đến khi có vấn đề năm 2001, ở Hoa Kỳ cá basa của Việt Nam chỉ chiếm 5,59% tổng giá trị (Hoa Kỳ bán được 385 triệu USD, Việt Nam bán được 21.509.704 USD) và 5,4% trọng lượng (lượng cá tiêu thụ ở Hoa Kỳ khoảng 295-297 triệu pound, lượng cá nhập từ Việt Nam là 16 triệu pound, 1pound = 0,454 kg) và cá basa cũng chưa cung cấp được cho tất cả các bang của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, phía Hoa Kỳ đã dùng chiêu bài chiến thuật, tố cáo Việt Nam bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ để áp dụng Luật Chống Phá Giá và Luật Thuế chống trợ giá nhằm “bù đắp thiệt hại từ việc trao đổi thương mại không công bằng và do cá từ Việt Nam không đủ tiêu chuẩn HACCP”. Liền ngay đó, phía Việt Nam đã lên tiếng cho rằng cá Việt Nam đảm bảo chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn của Hoa Kỳ,các cơ quan của Chính phủ Hoa Kỳ phụ trách vấn đề này cũng đã nhận định như vậy. Mặt khác, nguy hiểm phức tạp hơn, đó là việc viện dẫn một điều luật về một nền kinh tế phi thị trường. Mục đích của họ là : phải kết luận nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế phi thị trường, để làm điều kiện tiên quyết cho vụ kiện. Bởi khi là một nền kinh tế phi thị trường thì các chi phí sản xuất kinh doanh xuất khẩu sẽ được tính toán hoàn toàn không đúng với tình hình thực tế. Nhưng thực tế Việt Nam trong nuôi và sản xuất xuất khẩu cá của ngư dân đồng bằng sông Mê-Kông không được sự hỗ trợ của Nhà nước (vì đây là ngành sản xuất có hiệu quả cao và Nhà nước không có lý do gì để can thiệp, hỗ trợ) Thực ra, trong thực tiễn thế giới ngày nay, khó có thể tìm ra một nền kinh tế thị trường thuần tuý, hay một nền kinh tế XHCN thuần tuý, hoặc một nền kinh tế phi thị trường thuần tuý.Tất cả đều trong quá trình biến đổi không ngừng. Nền kinh tế Việt Nam, nền kinh tế Hoa Kỳ hay nhiều nền kinh tế khác đều là những nền kinh tế thị trường hỗn hợp không thuần khiết, bằng cách này hay cách khác đều chịu sự điều tiết của nhà nước. Vậy thì, việc kết luận Việt Nam chưa có nền kinh tế thị trường hay Hoa Kỳ có nền kinh tế thị trường chỉ là vấn đề lý luận, học thuật. Lấy một vấn đề lý luận, học thuật chưa có hay không thể có kết luận rõ ràng để làm chuẩn cho việc xác định chi phí kinh tế cụ thể là việc làm vô lý và không nên có. Còn vấn đề thực tiễn và lô-gic của CFA (Hiệp hội các chủ trại nuôi cá catfish ở Hoa Kỳ- tổ chức đứng đầu cuộc chiến chống cá tra- cá basa của Việt Nam) phải là: Việt Nam là có nền kinh tế phi thị trường , và dù chi phí sản xuất xuất khẩu cá của Việt Nam được tính theo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35672.doc
Tài liệu liên quan