Đề cương ôn tập HSG Vật lý 6

Câu 45: a. Một bình hình trụ có thể chứa tối đa 2100cm3 nước, hiện đang chứa nước ở mức 1/3 độ cao của bình. Khi thả chìm hòn đá vào mực nước trong bình dâng lên đến 3/5 độ cao của bình.

Hãy xác định thể tích của hòn đá? ĐS: 560cm3

b. Một cái lực kế ( dụng cụ dùng để đo lực) khi móc vật vào thì lực kế chỉ 6N. Nếu đem lực kế và vật đó lên Mặt Trăng và làm như trên thì số chỉ của lực kế sẽ là bao nhiêu? Biết trọng lượng một vật ở Trái Đất gấp 6 lần trọng lượng của nó ở trên Mặt Trăng. ĐS: 1N

Câu 46: Một vật có khối lượng m= 67g và thể tích V= 26cm3 . Hãy tính khối lượng riêng của vật đó theo đơn vị g/cm3 ; kg/m3 ĐS: 1500N; 92g; 2,58g/cm3; 2580kg/m3

Câu 47: Hai chất lỏng A và B đựng trong hai bình có cùng thể tích 2lít. Biết rằng khối lượng tổng cộng của hai chất lỏng là 4kg và khối lượng của chất lỏng A chỉ bằng 1/3 khối lượng của chất lỏng B. Hãy cho biết KLR của hai chất lỏng trên. ĐS: 500kg/m3 và 1500kg/m3

 

doc14 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HSG Vật lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hai lò xo các vật có khối lượng bằng nhau, thì hai lò xo phải dãn ra những đoạn bằng nhau. Phát biểu như vậy có chính xác không? Tại sao? Câu 11. Treo vật m1 vào lực kế thấy lực kế chỉ 6N. Hỏi nếu lần lượt treo các vật có khối lượng m2 = 2m1; m3 = 1/3m1 thì số chỉ tương ứng của lực kế là bao nhiêu? Câu 12. Nối hai chiếc lực kế với nhau ở đầu móc, một chiếc lực kế gắn vào điểm O cố định, chiếc kia treo phía dưới. Em hãy đoán xem số chỉ hai lực kế có giống nhau không? Câu 13. Dùng lực kế lò xo để đo trọng lượng của vật. Hãy cho biết khối lượng của vật tương ứng với số chỉ của lực kế , khi số chỉ của lực kế là: Lực(N) 25 37 34 28 31 400 100 200 300 0 Chiều dài(cm) a. 0,5N b. 1 N c. 1,5N d. 2N Câu 14. Trên hình vẽ là cách biểu diễn chiều dài của một chiếc lò xo phụ thuộc vào lực tác dụng lên nó. Hỏi: a) Chiều dài ban đầu của lò xo. b) Khi lực tác dụng vào lò xo tăng lên thì lò xo bị nén lại hay dãn ra? c) Khi lực đặt vào lò xo là 200N thì độ dài lò xo lò là bao nhiêu? d) Phải đặt vào lò xo một lực là bao nhiêu để lò xo dãn ra thêm 15cm? CHỦ ĐỀ 3: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ TRỌNG LƯỢNG RIÊNG I .LÝ THUYẾT: Yêu cầu : ôn tập lại các kiến thức cở bản Các công thức đã học : Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật là: P = 10m Công thức tính khối lượng riêng của một vật (hay chất làm vật đó) là: D = → m = D.V Công thức tính trọng lượng riêng của một vật (hay chất làm vật đó) là: d = → P = d.V Công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng của cùng một chất là: d = 10D Trong đó : m là khối lượng đơn vị hợp pháp quốc tế kg( ngoài ra còn g, yến tạ tấn ) P là trọng lực đơn vị N( niu tơn) V thể tích của vật đơn vị hợp pháp quốc tế là m3( ngoài ra còn cm3 , dm3 , l .) D khối lượng riêng của vật đơn vị hợp pháp kg/m3 ( ngoài ra còn g/m3, kg/cm3, g/cm3 II. BÀI TẬP Câu 1. Hãy tính khối lượng của một khối nhôm . Biết khối nhôm đó có thể tích là 0.5m3 và khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3 Câu 2. Một chất lỏng có khối lượng 1kg và có thể tích 1dm3 . Hãy tính khối lượng riêng của chất lỏng đó ra kg/m3 và cho biết chất lỏng đó là gì ? (2đ) Câu 3. Tính khối lượng và trọng lượng của quả nặng bằng sắt có thể tích 0,05m3. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 Câu 4. Một cục sắt có thể tích V = 0,1lít, khối lượng riêng D = 7800 kg/m3. Tính khối lượng của cục sắt. Tính trọng lượng riêng của sắt. Câu 5. Khi trộn dầu ăn với nứoc ,có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích ? Câu 6. Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một cái dầm sắt có thể tích 40dm3.Biết D của sắt là 7800kg/m3 Câu 7. lần lượt bỏ hai vật không thấm nước có cùng khối lượng vào 1 BCĐ có chứa nước, mực nước dâng lên trong BCĐ trong 2 trường hợp có bằng nhau không? Tại sao? Câu 8. Hai chất lỏng a và b đựng trong 2 bình có thể tích 10 lít. Biết rằng khối lượng của 2 chất lỏng là 4kg, khối lượng của chất lỏng a chỉ bằng 1/3 khối lượng của chất lỏng b. Hãy cho biết khối lượng riêng của 2 chất lỏng trên. Câu 9. Trên bàn có 1 cái chặn giấy bằng kim loại. Khi đo kích thước của nó, người ta thấy nó dài 14,5cm, rộng 5,3cm, dày 1,5cm. Khi cân nó ta thấy nó có khối lượng 310g. Em có thể cho biết nó làm bằng chất liệu gì không? Câu 10. Một vật kim loại hình trụ có chiều cao 12cm và đường kính đáy 3,2cm. Treo vật đó vào một lực kế ta thấy lực kế chỉ 7350N. Em có thể cho biết vật đó làm bằng chất liệu gì không? Câu 11. Một vật có khối lượng 150 kg và thể tích 1,5m3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng của vật đó. Câu 12. Một chất lỏng có khối lượng 1kg và có thể tích 1dm3 . Hãy tính khối lượng riêng của chất lỏng đó ra kg/m3 và cho biết chất lỏng đó là gì ? Câu 13. Tính KLR của một vật có khối lượng 226 kg và có thể tích 20dm3 ra đơn vị kg/m3 vật đó làm bằng chất gì? Câu 14. Một vật bằng sắt nguyên chất thể tích 0.4 m3. Hãy tính trọng lượng (P) của miếng sắt đó? Biết khối lượng riêng của sắt Dsắt = 7800kg/m3 ../m dcmva....................................................................................................................101010Câu 15. Một hòn gạch có khối lượng 1,6 kg và có thể tích 1200cm3. Tính khối lượng riêng của hòn gạch đó theo đơn vị kg/m3 ? Câu 16. Dùng 0,2kg nhựa có khối lượng riêng D1 = 2kg/dm3 bọc xung quanh một quả cầu 1kg làm bằng kim loại có khối lượng riêng D2 = 8kg/dm3. Tính khối lượng riêng D của quả cầu mới được tạo thành ? Câu 17. Pha 0,5kg cồn có khối lượng riêng D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có khối lượng riêng D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. Câu 18. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất b. Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ? Câu 19: Có 20 Viên sỏi người ta dùng cân Roobecvan để cân ,đặt 20 viên sỏi lên đĩa cân bên phải ,còn đĩa cân bên trái gồm cố 2 quả cân 1 kg,1 quả cân 500 g 1 quả cân 50g , 2 quả cân 20 g và 1 quả cân 5 g .Sau đó người ta bỏ 20 viên sỏi đó vào bình chia độ lúc đầu mực nước trong bình chia độ là 4000 ml sau khi thả các viên sỏi vào bình chia độ thì mực nước là 5000 ml . a, Tính khối lượng của 20 viên sỏi ? b, Tính thể tích của 20 viên sỏi ? c, Tính khối lượng riêng của sỏi? Câu 20: Mỗi hòn gạch “ hai lỗ “ có khối lượng 1,6kg, hòn gạch có thể tích 1300 cm3. Mỗi lỗ có thể tích 190 cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch ? Câu 21: Người ta pha 50g muối vào nửa lít nước, hãy tìm khối lượng riêng của nước muối ( khi hoà tan muối vào nước thể tích muối tăng không đáng kể): C©u 22: Có 20 Viên sỏi người ta dùng cân Roobecvan để cân ,đặt 20 viên sỏi lên đĩa cân bên phải ,còn đĩa cân bên trái gồm cố 2 quả cân 1 kg,1 quả cân 500 g 1 quả cân 50g , 2 quả cân 20 g và 1 quả cân 5 g .Sau đó người ta bỏ 20 viên sỏi đó vào bình chia độ lúc đầu mực nước trong bình chia độ là 4000 ml sau khi thả các viên sỏi vào bình chia độ thì mực nước là 5000 ml . a , Tính khối lượng của 20 viên sỏi ? b , Tính thể tích của 20 viên sỏi ? c ,Tính khối lượng riêng của sỏi? Câu 23: Một học sinh muốn nâng một thùng gỗ có khối lượng 30kg từ mặt đất lên dộ cao 1m. a . Nếu dùng tay trực tiếp nâng vật thì học sinh đó dùng một lực tối thiểu là bao nhiêu? b. Nếu dùng một tấm ván để làm mặt phẳng nghiêng cao 1m, dài 2m thì học sinh đó chỉ cần dùng một lực nhỏ nhất bằng bao nhiêu? (Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng). c. Nếu học sinh này muốn chỉ dùng một lực có độ lớn bằng 1/2 độ lớn của lực ở câu b. thì có thể dùng tấm ván dài bao nhiêu mét? (Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng). Câu 24: Hãy tính thể tích V; khối lượng m; KLR D của một vật rắn biết rằng khi thả nó vào một bình đầy nước thì khối lượng của cả bình tăng thêm là m1= 21,75gam. Còn khi thả nó vào một bình đầy dầu thì khối lượng của cả bình tăng thêm là m2= 51,75gam. ( Trong cả hai trường hợp thì vật chìm hoàn toàn). Cho biết KLR của nước là D1= 1g/cm3 và của dầu là D2= 0,9g/cm3. Đs: 300cm3; 321,75g; 1,07g/cm3 Câu 25: Nếu dùng một cái chai đựng đầy nước thì khối lượng nước trong chai là 21,5kg. Hỏi nếu dùng cái chai này để đựng đầy thủy ngân thì khối lượng của thủy ngân trong chai là bao nhiêu. Biết KLR của nước và của thủy ngân lần lượt là 1000kg/m3 và 13600kg/m3. Đs: 292,4 kg Câu 26: Người ta thả một vật không thấm nước vào trong bình chia độ thì thấy phần chìm chiếm thể tích của vật. Hỏi thể tích của vật bằng bao nhiêu? Biết mực nước trong bình khi chưa thả vật và khi đã thả vật ở các vạch tương ứng là 100cm3 và 160cm3. Đs: 80cm3 Câu 27: Một bình có dung tích 4 lít chứa đầy nước và dầu. Tính khối lượng của cả bình nước và dầu. Biết khối của bình là 1,2kg; KLR của nước là 1000kg/m3; của dầu là 800kg/m3 trong các trường hợp sau: Thể tích của dầu bằng thể tích của nước. Đs: 4,8 kg Khối lượng dầu bằng khối lượng của nước Đs: 4,76kg Câu 28: Tính khối lượng của một nửa lít dầu hỏa ( KLR là 0,78g/cm3); của một nửa lít nước (1g/cm3) và của một nửa lít rượu ( KLR là 1,26g/cm3).Liệu có thể đổ 0,5kg của một trong những chất lỏng trên vào một bình có thể tích 500cm3 được không? Vì sao? Đs: 390g; 500g; 630. Chỉ có nước và rượu là đổ được Câu 29: Một quả cầu bằng thủy tinh có đường kính 10cm; có khối lượng 375g. Biết rằng KLR của thủy tinh này là 2,5g/cm3 và thể tích của vật hình cầu được xác định theo công thức: V= ( với R là bán kính của vật hình cầu). a. Em có thể nói rằng quả cầu này là rỗng hay đặc được không? Vì sao? b. Nếu quả cầu này là rỗng thì hãy tính thể tích của phần rỗng đó? Đs: rỗng; Vrỗng= 373,3cm3 Câu 30: Hai quả cầu có khối lượng và kích thước bằng nhau. Một quả làm bằng thiếc; một quả làm bằng nhôm. Em hãy cho biét quả nào đặc và quả nào rỗng. Vì sao? Biết KLR của thiếc là 7300kg/m3 ; KLR của nhôm là 2700kg/m3. Đs: quả cầu nhôm đặc; thiếc rỗng Câu 31: Một thỏi sắt và một thỏi nhôm có cùng khối lượng là 400g. Hỏi thể tích của thỏi nhôm gấp mấy lần thể tích của thỏi sắt . Biết KLR của nhôm là 2,7g/cm3 và của sắt là 7,8g/cm3 Đs: 2,9 lần Câu 32: Quả cân mẫu đặt tại viện đo lường quốc tế ở Pháp là một vật hình trụ có đáy là hình tròn đường kính 39mm và chiều cao 39mm. Tìm KLR của chất làm quả cân mẫu này biết rằng quả cân mẫu này có khối lượng 1 kg. Đs: 21475,2 kg/m3 Câu 33: Một thỏi hợp kim có thể tích 1dm3 và khối lượng 9,85 kg tạo bởi bạc và nhôm. Xác định khối lượng của bạc và nhôm có trong hợp kim đó. Biết rằng KLR của bạc là 10500kg/m3 và KLR của nhôm là 2700kg/m3. Đs: Khối lượng nhôm: 0,225kg, Khối lượng bạc 9,625kg Câu 34: Người ta cần chế tạo một hợp kim có KLR 5000kg/m3 bằng cách pha trộn 2kg đồng có KLR 9000kg/m3 với nhôm có KLR 2600kg/m3. Tìm khối lượng nhôm cần dùng. Đs: 0,96 kg Câu 35: Tìm khối lượng thiếc cần dùng để pha trộn với 1 kg bạc để được một hợp kim có KLR 10.000kg/m3. Biết KLR của bạc là 10,5g/cm3 và của thiếc là 7,1g/cm3. Đs: 0,12 kg Câu 36: Một thỏi hợp kim vàng- bạc có khối lượng 450g và thể tích 30cm3. Giả thiết rằng không có sự thay đổi thể tích khi tạo thành hợp kim của các chất. Hãy xác định khối lượng vàng và bạc có trong hợp kim biết: KLR của vàng là 19,3g/cm3, KLR của bạc là 10,5g/cm3.Đs: 296,08g; 153,92g Câu 37: Một hợp kim nhẹ gồm 60% nhôm và 40% magiê theo KL. Tìm KLR của hợp kim biết rằng KLR của nhôm là D1= 2700kg/m3 và KLR của magiê là D2= 1740 kg/m3. Đs: 2211,9 kg/m3 Câu 38: Đổ 0,5 lít rượu vào 1 lít nước rồi trộn đều ta thấy thể tích của hỗn hợp giảm đi 0,4% thể tích tổng cộng của các chất thành phần. Hãy tính KLR của hỗn hợp biết KLR của rượu và nước lần lượt là D1= 0,8g/cm3; D2= 1g/cm3. Đs: 0,94g/cm3 Câu 39: Người ta hòa vào trong 1 lít nước 50g muối. Em hãy tính KLR của dung dịch nước muối nói trên? Biết KLR của nước là D= 1000kg/m3 và thể tích của 50g muối nhỏ không đáng kể Câu 40: Biết một vật có khối lượng 1kg sẽ có trọng lượng thực tế là 9,78N khi đo ở xích đạo. Vậy một vật ở xích đạo có trọng lượng là 12,225N sẽ có khối lượng là bao nhiêu? ĐS: 1,25kg. Câu 41: Biết một vật có khối lượng 1kg thì sẽ có trọng lượng là 9,78N khi đặt ở xích đạo và có trọng lượng 9,83N khi đặt ở cực Bắc. Vậy một vật ở xích đạo có khối lượng 2,3kg thì ở xích đạo và cực Bắc sẽ có trọng lượng là bao nhiêu? ĐS: 22,494N; 22,609N Câu 42: Một vật có khối lượng 1kg thì sẽ có trọng lượng 9,78N khi đặt ở xích đạo và có trọng lượng 9,83N khi đặt ở hai cực. Hỏi một túi đường có khối lượng 2,5kg sẽ có khối lượng là bao nhiêu khi đo ở xích đạo và ở hai cực? Câu 42: Vật A có khối lượng 10kg, hãy cho biết khối lượng của vật B. Biết trọng lượng của vật B bằng 2/5 trọng lượng của vật A. ĐS: 4kg. Câu 43: Trọng lượng của một vật thay đổi theo vị trí. Trên Mặt Trăng trọng lượng của 1 vật chỉ bằng 1/6 lần so với giá trị trọng lượng của cùng vật đó trên Trái Đất. Nếu một vật có khối lượng 7,5kg thì trọng lượng của nó trên Trái Đất và trên Mặt Trăng có giá trị là bao nhiêu? Nếu trên Mặt Trăng một vật có trọng lượng 50N thì khối lượng của vật đó là bao nhiêu? ĐS: 75N; 12,5N; 30kg. Câu 44: Trọng lượng của một vật còn thay đổi theo độ cao; càng lên cao trọng lượng càng giảm. Người ta thấy rằng ở gần mặt đất cứ lên cao 1000m thì trọng lượng của vật giảm đi 3/10000 lần. Ở độ cao 2000m trọng lượng của vật có khối lượng 60kg bằng bao nhiêu? Khi trọng lượng của vật là 588N thì vật ở độ cao bao nhiêu? ĐS: 599,64N; 66666,7m Câu 45: a. Một bình hình trụ có thể chứa tối đa 2100cm3 nước, hiện đang chứa nước ở mức 1/3 độ cao của bình. Khi thả chìm hòn đá vào mực nước trong bình dâng lên đến 3/5 độ cao của bình. Hãy xác định thể tích của hòn đá? ĐS: 560cm3 b. Một cái lực kế ( dụng cụ dùng để đo lực) khi móc vật vào thì lực kế chỉ 6N. Nếu đem lực kế và vật đó lên Mặt Trăng và làm như trên thì số chỉ của lực kế sẽ là bao nhiêu? Biết trọng lượng một vật ở Trái Đất gấp 6 lần trọng lượng của nó ở trên Mặt Trăng. ĐS: 1N Câu 46: Một vật có khối lượng m= 67g và thể tích V= 26cm3 . Hãy tính khối lượng riêng của vật đó theo đơn vị g/cm3 ; kg/m3 ĐS: 1500N; 92g; 2,58g/cm3; 2580kg/m3 Câu 47: Hai chất lỏng A và B đựng trong hai bình có cùng thể tích 2lít. Biết rằng khối lượng tổng cộng của hai chất lỏng là 4kg và khối lượng của chất lỏng A chỉ bằng 1/3 khối lượng của chất lỏng B. Hãy cho biết KLR của hai chất lỏng trên. ĐS: 500kg/m3 và 1500kg/m3 Câu 48: Biết một xe cát có thể tích 8m3 và có khối lượng 12 tấn Tính KLR của cát Tính trọng lượng của 5m3 cát ĐS: 1500kg/m3; 75.000N Câu 49: Vật A và vật B có cùng khối lượng; biết thể tích của vật A lớn gấp 3 lần thể tích của vật B. Hỏi KLR của vật nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần? ĐS: Vật B; gấp 3 lần Câu 50: Một khối lập phương có cạnh a= 20cm. a. Tính thể tích của khối lập phương đó. b. Biết khối lập phương làm bằng sắt. Tính KL của khối lập phương đó. Cho KLR của sắt là 7800kg/m3. c. Bây giờ người ta khoét một lỗ trên khối lập phương có thể tích 4dm3; rồi nhét đầy vào đó một chất có KLR là 2000kg/m3. Hãy tính KLR của khối lập phương lúc này? ĐS: 0,008m3; 62,4kg; 4900kg/m3 Câu 51: Đổ 1 lít nước vào 0,5 lít rượu rồi khuấy đều ta thấy thể tích của hỗn hợp giảm 0,4% thể tích tổng cộng của các chất thành phần. Tính KLR của hỗn hợp biết KLR của nước và rượu lần lượt là D1= 1000kg/m3; D2= 800kg/m3. ĐS: 937,1kg/m3 Câu 51: Một khối lập phương bằng nhôm có cạnh 20cm; KLR của nhôm là 2700kg/m3. Tính khối lượng của khối lập phương Người ta khoét rỗng một phần trong của khối lập phương để cho trọng lượng của khối chỉ còn 162N. Tính thể tích của phần rỗng đó? ĐS: 21,6kg; 2dm3 Câu 51: Một khối hình hộp chữ nhật có cạnh a= 10cm; b= 15cm; c= 20cm. a. Tính thể tích hình hộp chữ nhật đó? b. Biết hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt có KLR D= 7800kg/m3. Hãy tính khối lượng của hình hộp chữ nhật đó? c. Bây giờ người ta khoét một lỗ trên hình hộp chữ nhật có thể tích 2dm3; rồi nhét đầy vào đó một chất có KLR 2000kg/m3. Hãy tính KLR của hình hộp chữ nhật lúc này?(0,003m3; 23,4kg; 3933kg/m3) CHỦ ĐỀ 4: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN I .LÝ THUYẾT: Yêu cầu : ôn tập lại các kiến thức cở bản Các công thức : * Tính chất: kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần dùng lực ít nhất bằng trọng lực( trọng lượng) dùng mặt phẳng nghiêng lực kéo nhỏ hơn Fn P ) F.l = P.h = x ( không đổi nếu bỏ quả lực cản do bể mặt tiếp xúc giữa vật và mặt phẳng nghiêng) Đòn bẩy: F1.l1 = F2.l2 Ròng rọc động: Nếu 1 ròng rọc động qđ vật đi được là S qđ lực di chuyển phải là 2S => F = P . Nếu 2 ròng rọc động qđ vật đi được là S qđ lực di chuyển phải là 4S => F = P II. BÀI TẬP Câu 1 : Đưa một vật có trọng lượng 60 N lên cao 1 mét khi ta dùng các mặt phẳng nghiêng khác nhau có chiều dài l thì độ lớn của lực là F cũng thay đổi và có giá trị ghi trong bảng sau Chiều dài 1mét 1,5 2 2,5 3 Lực kéo F (N) 40 30 24 20 a. Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa F và chiều dài l. b. Nếu dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 4 mét thì lực kéo là bao nhiêu. c. Nếu chỉ dùng lực kéo 10 N thì ta phải chọn mặt phẳng nghiêng có chiều dài bằng bao nhiêu. Câu 2: Một học sinh muốn nâng một thùng gỗ có khối lượng 30kg từ mặt đất lên dộ cao 1m. a . Nếu dùng tay trực tiếp nâng vật thì học sinh đó dùng một lực tối thiểu là bao nhiêu? b. Nếu dùng một tấm ván để làm mặt phẳng nghiêng cao 1m, dài 2m thì học sinh đó chỉ cần dùng một lực nhỏ nhất bằng bao nhiêu? (Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng). c. Nếu học sinh này muốn chỉ dùng một lực có độ lớn bằng 1/2 độ lớn của lực ở câu b. thì có thể dùng tấm ván dài bao nhiêu mét? (Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng). Câu 3: Một thanh kim loại dài, đồng chất, tiết diện đều được đặt trên mặt bàn sao cho 1/4 chiều dài của nó nhô ra khỏi mặt bàn. Tác dụng lên đầu nhô ra khỏi mặt bàn (tức đầu A) một lực 60N thẳng đứng xuống dưới thì đầu đặt trên bàn (tức đầu B) bênh lên. Hãy xác định trọng lượng của thanh kim loại. Câu 4: Một quả cầu bằng nhôm và một quả cầu bằngA O B sắt có cùng kích thước được treo vào 2 đầu của đòn bẩy như hình vẽ ( OA = OB). Đòn bẩy có ở trạng thái cân bằng không? Giải thích? CHỦ ĐỀ 5: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT I .LÝ THUYẾT: Các chất đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn. chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau, chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. - chất lỏng nóng có khối lượng riêng nhỏ hơn chất lỏng lạnh hơn vì : Từ 00 C đến 40C nước không nở ra mà co lại nước chỉ nở ra từ 40C trở lên. D = m/V mà m không đổi Vn > Vl chất lỏng lạnh nặng hơn chất nóng - Tương tự khí nóng nhẹ hơn khí lạnh 2. Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt. Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn. Khi đặt đường ray xe lửa, ống dẫn khí hoặc nước, xây cầu ............ phải lưu ý tới hiện tượng này. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt vào nhau tạo thnàh một băng kép. Khi bị đốt hoặc làm lạnh thì băng kép cong lại. Tính chất này được ứng dụng vào việc đóng ngắt tự động trong mạch điện. Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất. Các nhiệt kế thường dùng là: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế. 3. Nhiệt giai. Nhiệt giai Nước đá đang tan Hơi nước đang sôi Xenxiut 00C 1000C Farenhai 320F 2120F Kenvin 273K 373K Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xenxiut sang nhiệt giai Farenhai: x0C = (32 + x .1,8)0F Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Farenhai sang nhiệt giai Xenxiut: x0F = (x – 32) : 1,8 0C Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xenxiut sang nhiệt giai Kenvin:: x0C = (x + 273)K Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Kenvin sang nhiệt giai Xenxiut: x K = (x - 273) 0C II. BÀI TẬP Câu 1. Người ta đo thể tích của một lượng khí ở các nhiệt độ khác nhau và thu được kết quả sau: Nhiệt độ( 0C) 0 20 40 60 80 100 Thể tích( lít) 2 2,2 2,4 2,6 2,8 3 Hãy vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của thể tích vào nhiệt độ và nhận xét gì về hình dạng của đường biểu diễn này. Câu 2. Tại sao đinh vít bằng sắt có ốc bằng đồng bị kẹt có thể mở được dễ dàng khi hơ nóng, còn đinh vít bằng đồng có ốc bằng sắt lại không thể làm như thế? Câu 3. Một lọ thủy tinh được đậy kín bằng nút thủy tinh. Khi nút bị kẹt, người ta thường nung nóng cổ lọ để có thể lấy cái nút ra dễ dàng. Em hãy giải thích nguyên tắc của cách làm trên. Câu 4. ở 00C một quả cầu bằng sắt và một quả cầu bằng đồng có cùng thể tích 1000cm3. Khi nung cả hai quả cầu lên 500C thì quả cầu bằng sắt có thể tích 1001,8cm3 còn quả cầu bằng đồng có thể tích 1002,5cm3. Tính độ tăng thể tích của mỗi quả cầu. Quả cầu nào dãn nở vì nhiệt nhiều hơn? Câu 5. Một bình đựng rượu và một bình đựng nước có cùng thể tích 1 lít ở 00C. Khi nung nóng cả hai bình lên nhiệt độ 500C thì thể tích của nước là 1,012 lít, thể tích của rượu là 1,058 lít. Tính độ tăng thể tích của rượu và nước. Chất nào nở vì nhiệt nhiều hơn? Câu 6. Người ta đo thể tích của một lượng khí ở các nhiệt độ khác nhau và thu được kết quả sau: Nhiệt độ( 0C) 0 20 50 60 80 100 Thể tích( lít) 4 4, 29 4,73 4,88 5,17 5,46 Hãy vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của thể tích vào nhiệt độ và nhận xét gì về hình dạng của đường biểu diễn này. Câu 7. Sợi cáp bằng thép của chiếc cầu treo có chiều dài L0 = 400m ở 00C. Hãy xác định chiều dài của sợi cáp ở nhiệt độ 300C. Biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 10C thì chiều dài của sợi cáp tăng thêm 0,000012 chiều dài ban đầu. Câu 8. Hai thanh đồng và sắt có cùng chiều dài ở nhiệt độ 00C là 2m. Hỏi khi đốt nóng đến 2000C thì chiều dài hai thanh chênh lệch bao nhiêu? Biết rằng khi nóng lên 10C thì thanh đồng dài thêm 0,000018 chiều dài ban đầu, thanh sắt dài thêm 0,000012 chiều dài ban đầu. Câu 9. Cho đồ thị biểu diễn sự tăng thể tích của một chất Nhiệt độ (0C) 840 30 15 60 75 80 860 80 820 900 880 Thể tích (cm3) lỏng theo nhiệt độ. Dựa vào đồ thị hãy cho biết: a- Thể tích của chất lỏng ở 150C; 600C; b- tích của chất lỏng ở 300C. c- Khi thể tích của chất lỏng là 860cm3 thì nhiệt độ của nó là bao nhiêu? d- Độ tăng thể tích của chất lỏng từ 00C đến 1000C. Câu 10. Hãy cho biết 680C, 1400C ứng với bao nhiêu độ F ? Câu 11. Khi đun nước ta đổ thật đầy ấm, nước vẫn không tràn ra ngoài bình vì bình và nước đều nở ra. Câu nói trên đúng hay sai? Tại sao? Câu 12. Một chiếc cân đòn ( có đòn cân làm bằng kim loại) đang nằm ở trạng thái cân bằng. Trạng thái cân bằng có bị phá vỡ không nếu nung nóng một bên đòn cân? Câu 13. Có 3 bình chia độ. Một bình đựng rượu, một bình đựng thủy ngân và một bình đựng ête đều ở ngang vạch 1000cm3 khi nhiệt độ ở 00C. Hỏi khi nhiệt độ tăng đến 500C thì các bình chia độ trên ở vạch nào? Biết rằng khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 500C thì 1 lít thủy ngân có độ tăng thể tích là 9cm3, 1 lít rượu có độ tăng thể tích là 58cm3, 1 lít ête có độ tăng thể tích là 80cm3. Câu 14. Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhịêt độ của không khí theo thời gian theo số liệu của một trạm khí tượng ở Hà Nội ghi được trong một ngày mùa đông, từ 1 giờ đến 22 giờ. Thời gian( h) 1 4 7 10 13 16 19 22 Nhiệt độ (0C) 13 13 13 18 18 20 17 12 CHỦ ĐỀ 6: SỰ CHUYỂN THỂ I .LÝ THUYẾT: 1. Sự nóng chảy và sự đông đặc. - Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. - Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định . Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau. - Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi. - Có một số chất (thủy tinh, nhựa đường .... )khi bị đun nóng thì mềm dần ra rồi nóng chảy dần trong khi nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng. 2. Sự bay hơi và sự ngưng tụ. - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. - Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng. 3. Sự sôi. - Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi. - Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. 4. So sánh sự bay hơi và sự ngưng tụ. - Sự bay hơi xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào trên mặt thoáng của chất lỏng. - Sự sôi xảy ra ở một nhiệt độ xác định. Trong khi sôi, chất lỏng bay hơi cả ở trên mặt thoáng lẫn trong lòng chất lỏng. 5. Qui trình tìm hiểu một hiện tượng vật lý : Quan sát → Đưa ra dự đoán → Dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. → Rút ra kết luận. 6. Tìm hiểu tác động của một yếu tố lên một hiện tượng khi có nhiều yếu tố cùng tác động. Cần tìm hiểu tác động của từng yếu tố bằng cách cho yếu tố này thay đổi và tìm hiểu tác động của sự thay đổi này lên hiện tượng, trong khi các yếu tố còn lại được giữ nguyên không thay đổi hoặc không cho tác động lên hiện tượng. II. BÀI TẬP 1. Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? A. Một ngọn nến đang cháy. B. Một cục nước đá đang để ngoài trời. C. Một ngọn đèn dầu đang cháy. D. Đun đồng để đúc tượng. 2. ở nhiệt độ lớp học, chất nào sau đây không tồn tại ở thể lỏng? A. Thủy ngân B. Rượu C. Nhôm D. Nước 3. Nước, nước đá, hơi nước có chung đặc điểm nào sau đây ? A. Cùng ở một thể. B. Cùng một khối lương riêng. C. Cùng một loại chất. D. Không có đặc điểm nào chung 4. Quá trình nào sau đây có liên quan đến sự đông dặc? Vừa đun nóng vừa khuấy đều xoong bột của em bé cho nó đặc lại. Bút bi bỏ quên lâu ngày, mực trong ống đặc lại, không viết được nữa. Nước biến thành đá trong tủ lạnh. Bát cháo để nguội, có màng đặc quánh bên trên. 5. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi? A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng. B. Xảy ra trên măt thoáng của chất lỏng. C. Không nhìn thấy được. D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng. 6. Để tìm hiểu tác động của các yếu tố lên cùng một hiện tượng khi có nhiều yếu tố cùng tác động cần: A. Cho các yếu tố cùng tác động lên hiện tượng. B. Cho từng yếu tố cùng tác động lên hiện tượng. C. Chỉ cho một yếu tố tác động lên hiện tượng. D. Cho từng yếu tố một không tác động lên hiện tượng. 7. Để tìm hiểu một hiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBDHSG VAT LY 6.doc
Tài liệu liên quan