Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 11 học kì I (chương trình nâng cao)

“Chữ người tử tù” - Nguyễn Tuân

* Giá trị nội dung:

- Thông qua vẻ đẹp khí phách, tài hoa, tấm lòng của Huấn Cao, Nguyễn Tuân ngợi ca cái tài, cái tâm; đề cao cái đẹp, cái thiên lương trong cuộc đời. Ông kín đáo bày tỏ, gửi gắm tình yêu quê hương đất nước qua mẫu nhân vật tài hoa, anh hùng. Lòng yêu nước của ông gắn liền với việc trân trọng, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (Nghệ thuật viết thư pháp).

* Giá trị nghệ thuật:

- Tình huống truyện độc đáo: Huấn cao là người tử tù nhưng lại đai diện cho thiên lương, là người nghệ sĩ ban phát cái đẹp.Viên quản ngục là người đại diện cho chính quyền nhưng lại nhận được cái đẹp từ tay người tử tù. Họ đã gặp nhau trong một hoàn cảnh oái oăm – nhà ngục. Sự gặp nhau của họ có thể xem là một cuộc tri ngộ tri âm tri kỉ giữa những con người có tâm hồn nghệ sĩ, khao khát nghệ thuật chân chính. Chọn tình huống này, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật quản ngục trước sự lựa chọn có tính xung đột gay gắt: làm tròn bổn phận thì phải chà đạp lên tấc lòng tri kỉ; hoặc trọn tình tri kỉ thì quay lưng về phía triều đình. Quản ngục hành động theo hướng nào, tư tưởng của truyện sẽ nghiêng theo hướng ấy. Theo cách thứ nhất, chiến thắng sẽ thuộc về sự tầm thường, đê tiện. Còn theo cách thứ hai thì cái đẹp sẽ chiến thắng. Quản ngục đã chọn cách thức hai và tất nhiên Huấn Cao đã mở lòng ra để đón thêm một tri kỉ, tri âm của mình. Tình huống truyện đã làm nổi bật tính cách của Huấn Cao, viên quản ngục và chủ đề tác phẩm cũng từ đó mà được sáng rõ.

- Cảnh cho chữ: Đây là một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” bởi cảnh cho chữ không diễn ra nơi thư phòng sang trọng mà trong căn ngục thất tăm tối, chật hẹp, bẩn thỉu, hôi hám. Người tử tù ngày mai phải ra pháp trường chịu án tử hình. Trong nhà tù đang có một sự đảo lộn vị trí: Người tử tù lại được kính trọng, ngưỡng mộ còn kẻ cai tù thì “khúm núm”, “run run”; tù nhân răn dạy cai ngục, cai ngục vái lạy tù nhân. Qua cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân đã chứng minh: Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng sự xấu xa, nhơ bẩn, cái thiên lương chiến thắng tội ác. Đây chính là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện, cái nhân cách cao thượng của con người.

- Tạo không kí cổ xưa cho tác phẩm và nghệ thuật đối lập (bóng tối – ánh sáng, cái thiện – cái ác, cái cao cả - cái thấp hèn, cái đẹp – sự tầm thường, đê tiện ).

 

doc5 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 6954 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 11 học kì I (chương trình nâng cao), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011 – 2012 (CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO) A/ CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA: Đề bài gồm có hai phần: - Nghị luận xã hội: 3 điểm - Nghị luận văn học: 7 điểm B/ NỘI DUNG ÔN TẬP: I/ Nghị luận xã hội: 1/ Yêu cầu kĩ năng: Học sinh cần ôn lại - Kĩ năng làm một bài văn nghị luận xã hội với các kiểu bài: bình luận, giải thích, chứng minh. - Cách viết đoạn văn, cách diễn đạt, cách tìm và đưa dẫn chứng trong bài văn nghị luận. 2/ Yêu cầu về kiến thức: Xoay quanh hai vấn đề - Nghị luận về một hiện tượng đời sống (nghiện game online, cờ bạc, HIV/AISD, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, bệnh thành tích, các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, hút thuốc lá trong học sinh …) - Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí (bệnh vô cảm, tình thương, hạnh phúc, sống đẹp, lí tưởng, tự học, ước mơ, niềm tin, lòng dũng cảm, lòng tự trọng, lòng vị tha, …) * Lưu ý: Để viết được một bài văn nghị luận xã hội hay, học sinh cần huy động và vận dụng những kiến thức về chính trị, xã hội, cuộc sống, thiên nhiên, con người…Chú ý vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đã học như : phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận, so sánh, bác bỏ để làm sáng rõ vấn đề. II/ Nghị luận văn học: 1/ Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh cần ôn lại - Kĩ năng làm một bài văn nghị luận văn học với kiểu bài phân tích. Cụ thể: + Phân tích nhân vật (hoặc một khía cạnh của nhân vật): VD: * Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. * Phân tích bi kịch bị cự tuyệt của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. + Phân tích một khía cạnh của tác phẩm: VD: * Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. * Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (trích “Số đỏ”- Vũ Trọng Phụng). * Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. + Phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận một ý kiến, nhận định văn học (về tác phẩm, tác giả, nhân vật …): VD: * Trong tác phẩm “Trăng sáng”, Nam Cao đã để cho nhà văn Điền nhận ra: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng thét đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than”. Ý kiến của anh (chị) về câu nói trên. 2/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần củng cố, hệ thống lại kiến thức của những tác phẩm dưới đây: a. “Hai đứa trẻ” - Thạch Lam * Giá trị nội dung: + Giá trị hiện thức: - Tác phẩm là bức tranh sinh động, chân thực về đời sống đói khát, cơ cực, quẩn quanh, bế tắc của người nông dân phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám năm 1945. + Giá trị nhân đạo: - Truyện thể hiện sự đồng cảm, xót thương, chia sẻ của nhà văn đối với những kiếp người nghèo khổ, đói khát của người dân phố huyện trong xã hội cũ. - Nhà văn ca ngợi những vẻ đẹp bình dị trong tâm hồn những con người lao động. - Nhà văn phát hiện và trân trọng những khao khát đổi đời, hi vọng vào cuộc sống tốt đẹp trong tương lai của những kiếp người khốn khổ, lụi tàn. * Nghệ thuật: - Tác phẩm miêu tả bức tranh phố huyện nghèo theo trình tự thời gian tuyến tính: Chiều xuống, đêm về và lúc chuyến tàu đi qua. Toàn bộ bức tranh phố huyện được nhìn qua tâm trạng của Liên – cô bé đảm đang, tốt bụng với một tâm hồn đa cảm, từ đó thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam khi viết về thân phận con người. - Vận dụng thủ pháp đối lập, tương phản, đi sâu vào những cảm xúc mơ hồ, mong manh để miêu tả những diễn biến nội tâm tinh tế, sâu sắc của nhân vật. - Truyện không có cốt truyện nhưng vẫn hấp dẫn bởi Thạch Lam đã khéo léo chọn lọc chi tiết, hình ảnh tương ứng, hài hòa ngoại cảnh với tâm trạng. - Miêu tả tâm lí nhân vật một cách tinh tế. - Truyện đan cài hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, trữ tình. Ngôn ngữ linh hoạt, nhẹ nhàng, đằm thắm, đậm chất thơ. b. “Chữ người tử tù” - Nguyễn Tuân * Giá trị nội dung: - Thông qua vẻ đẹp khí phách, tài hoa, tấm lòng của Huấn Cao, Nguyễn Tuân ngợi ca cái tài, cái tâm; đề cao cái đẹp, cái thiên lương trong cuộc đời. Ông kín đáo bày tỏ, gửi gắm tình yêu quê hương đất nước qua mẫu nhân vật tài hoa, anh hùng. Lòng yêu nước của ông gắn liền với việc trân trọng, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (Nghệ thuật viết thư pháp). * Giá trị nghệ thuật: - Tình huống truyện độc đáo: Huấn cao là người tử tù nhưng lại đai diện cho thiên lương, là người nghệ sĩ ban phát cái đẹp.Viên quản ngục là người đại diện cho chính quyền nhưng lại nhận được cái đẹp từ tay người tử tù. Họ đã gặp nhau trong một hoàn cảnh oái oăm – nhà ngục. Sự gặp nhau của họ có thể xem là một cuộc tri ngộ tri âm tri kỉ giữa những con người có tâm hồn nghệ sĩ, khao khát nghệ thuật chân chính. Chọn tình huống này, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật quản ngục trước sự lựa chọn có tính xung đột gay gắt: làm tròn bổn phận thì phải chà đạp lên tấc lòng tri kỉ; hoặc trọn tình tri kỉ thì quay lưng về phía triều đình. Quản ngục hành động theo hướng nào, tư tưởng của truyện sẽ nghiêng theo hướng ấy. Theo cách thứ nhất, chiến thắng sẽ thuộc về sự tầm thường, đê tiện. Còn theo cách thứ hai thì cái đẹp sẽ chiến thắng. Quản ngục đã chọn cách thức hai và tất nhiên Huấn Cao đã mở lòng ra để đón thêm một tri kỉ, tri âm của mình. Tình huống truyện đã làm nổi bật tính cách của Huấn Cao, viên quản ngục và chủ đề tác phẩm cũng từ đó mà được sáng rõ. - Cảnh cho chữ: Đây là một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” bởi cảnh cho chữ không diễn ra nơi thư phòng sang trọng mà trong căn ngục thất tăm tối, chật hẹp, bẩn thỉu, hôi hám. Người tử tù ngày mai phải ra pháp trường chịu án tử hình. Trong nhà tù đang có một sự đảo lộn vị trí: Người tử tù lại được kính trọng, ngưỡng mộ còn kẻ cai tù thì “khúm núm”, “run run”; tù nhân răn dạy cai ngục, cai ngục vái lạy tù nhân. Qua cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân đã chứng minh: Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng sự xấu xa, nhơ bẩn, cái thiên lương chiến thắng tội ác. Đây chính là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện, cái nhân cách cao thượng của con người. - Tạo không kí cổ xưa cho tác phẩm và nghệ thuật đối lập (bóng tối – ánh sáng, cái thiện – cái ác, cái cao cả - cái thấp hèn, cái đẹp – sự tầm thường, đê tiện …). c. “Hạnh phúc của một tang gia” ( Trích “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng) * Giá trị nội dung: - Đoạn trích là một màn bi hài kịch cười ra nước mắt, vừa hả hê vừa đau đớn trước những hiện tượng chướng tai gai mắt của xã hội thượng lưu “chó đểu” đang chạy theo làn sóng Âu hóa lai căng, lố lăng, rởm đời. - Miêu tả cụ thể niềm hạnh phúc của từng người trong đám tang để vạch trần thói đạo đức giả của đại gia đình bất hiếu, từ đó phản ánh sự xuống cấp của đạo đức xã hội. - Miêu tả toàn cảnh đám ma xô bồ, bát nháo để thể hiện thái độ phản ứng gay gắt của nhà văn đối với xã hội Việt Nam trong giai đoạn phức tạp do có sự giao lưu văn hoá Đông - Tây. * Nghệ thuật: - Tình huống truyện thể hiện qua nhan đề đoạn trích chứa đầy mâu thuẫn: tang gia mà lại hạnh phúc. Cách đặt nhan đề như thế vừa tạo sự hấp dẫn lôi cuốn vừa tạo kịch tính, làm bộc lộ các mâu thuẫn trào phúng và xây dựng các chân dung biếm họa. Qua đó, nhà văn cảnh tỉnh, nhắc nhở mọi người trước tình trạng băng hoại, xuống cấp, xói mòn về nhân cách, đạo đức, đi ngược lại với đạo lí dân tộc. - Nghệ thuật trào phúng, châm biếm phong phú, sâu sắc: Khai thác các mâu thuẫn trào phúng; tự sự kết hợp miêu tả; giọng điệu kể chuyện vừa châm biếm, phê phán vừa khôi hài, đùa cợt; sử dụng lối nói ngược; đáng chú ý là cách xen vào những lời nhận xét, bình luận chủ quan … d. “Chí Phèo” - Nam Cao *Giá trị nội dung: + Giá trị hiện thực: - Tác phẩm phản ánh mâu thuẫn gay gắt ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945, đó là mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị và nhất là mâu thuẫn giữa nông dân lao động bị áp bức với địa chủ, tay sai độc ác, tàn bạo. - Tác phẩm phán ánh chân thực, sinh động số phận bi thảm của người nông dân bị đẩy vào con đường lưu manh hóa và quay lại chống trả bằng con đường lưu manh, cuối cùng phải chết đau đớn, vật vã trên ngưỡng cửa trở về với cuộc đời lương thiện. + Giá trị nhân đạo: - Tố cáo bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội thực dân nửa phong kiến vô nhân tính biến con người thành quỉ nhưng lại ngăn chặn không cho những con quỉ ấy quay trở về làm người lương thiện. - Cảm thương sâu sắc nỗi thống khổ của người nông dân trong xã hội cũ vô nhân tính thối nát. - Phát hiện, tin tưởng, khẳng định khát vọng sống, bản chất lương thiện của con người ngay cả khi họ bị hủy hoại cả nhân tính lẫn nhân hình. * Giá trị nghệ thuật: - Tác phẩm chứng tỏ tài năng bậc thầy của Nam Cao trong việc miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật. - Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình (Chí Phèo, Bá Kiến là những điển hình nghệ thuật bất hủ vừa mang bản chất xã hội vừa có tính cụ thể sinh động). - Câu văn giàu tính triết lý sâu sắc. - Ngôn ngữ tự nhiên, sống động, có tính chất đa giọng (có khi giọng tác giả, có khi nhập vai sử dụng giọng nhân vật), ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm. - Kết cấu theo kiểu vòng tròn (kết cấu tâm lí). e. “Đời thừa” – Nam Cao: * Giá trị nội dung: - Tác phẩm phản ánh thực trạng cuộc sống tăm tối, tủi nhục của người trí thức nghèo trong xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát. Đồng thời phơi bày tấn bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng của họ: + Bi kịch nghề nghiệp: muốn nâng cao giá trị cuộc sống của bản thân bằng một sự nghiệp văn chương tích cực nhưng vì miếng cơm manh áo phải sống một cuộc “đời thừa”, vô nghĩa. + Bi kịch tình thương: xem tình thương là nguyên tắc sống cao nhất của mình nhưng lại vi phạm nguyên tắc ấy. => Bi kịch tan vỡ giấc mộng văn chương có thể biện hộ được vì tình thương mà hi sinh sự nghiệp. Bi kịch vi phạm lẽ sống tình thương thì không gì có thể biện minh được, vì vậy nó đau đớn, xót xa hơn nhiều. - Qua tác phẩm, Nam Cao thể hiện một tinh thần nhân đạo sâu sắc: Vừa tố cáo, lên án xã hội đen tối thối nát – nguyên nhân bi kịch của người trí thức, vừa bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ và niềm tin của ông vào giá trị phẩm giá không thể bị hủy diệt của họ. * Giá trị nghệ thuật: - Tác phẩm thể hiện tài năng bậc thầy của Nam Cao trong việc phân tích và miêu tả tâm lí nhân vật. - Xây dựng kiểu nhân vật hiện đại: nhân vật tâm trạng với nghệ thuật kể chuyện sáng tạo, ngôn ngữ linh hoạt, phong phú. - Lời văn giàu tính triết lí sâu sắc. Chúc các em thành công! Đà Nẵng, ngày 5 tháng 12 năm 2011 Giáo viên biên soạn Nguyễn Lương Hoàng Vũ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề cương ôn tập môn ngữ văn lớp 11 học kì i năm học 2011 – 2012 (chương trình nâng cao).doc