Đề cương ôn thi Học sinh giỏi lớp 12 môn Văn

Bài 2: Văn xuôi Việt Nam đầu thế kỉ XX đến 1945

I/ Giá trị nhân đạo trong văn học:

- “Nếu khối óc nhà văn không có những luồng sáng bất bình, nếu tâm hồn người cầm bút không cảm thấy nỗi đau đớn, thiếu thốn của kiếp người, những điều mong mỏi thiết tha của thời đại, nếu không lĩnh hội được tính cách luôn biến thiên của thế giới, của nhân sinh , nếu như với hiện tại với tương lai không có một yêu cầu, một hy vọng tin tưởng gì thì cái thứ văn mơn trớn béo tốt như đẫy thịt, trơn như tảng trán hói của anh trưởng giả cũng chỉ là thứ văn chơi mà thôi, chả có ý nghĩa gì là văn học.” (Đặng Thai Mai)

- Giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học thể hiện:

+ Tình cảm thái độ đối với con người (ca ngợi, trân trọng ai, bênh vực những loại người nào; lên án, tố cáo ai, điều gì)

+ Thái độ và tình cảm với cái xấu, cái ác.

II/ Giá trị hiện thực: Hiện thực trong tác phẩm là bức tranh thời đại giúp ta nhìn ra bản chất xã hội thông qua các mối quan hệ xã hội.

- Tác phẩm bàn đến những mâu thuẫn xã hội nào?

- Tác phẩm có đề cập đến những vấn đề cơ bản trong đời sống xã hội không?

- Tác giả giải quyết mâu thuẫn, các mối quan hệ ấy dựa trên quan điểm nào?

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 20825 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi Học sinh giỏi lớp 12 môn Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chứa tình yêu với con người và thiên nhiên xứ Huế. Cảnh thực mà như mơ. Con thuyền bến sông vừa như có đấy vừa như ảo ảnh đầy ánh trăng vàng bởi nó là con thuyền và dòng sông của hoài niệm. Câu cuối, hai từ tối nay đã kết nối hình ản cảu quá khứ vào cảm nghĩ của nhà thơ trong thực tại. Nhà thơ yêu trăng, yêu người xứ Huế nhưng nỗi niềm tam sự chỉ có trăng kia hiểu được mà thôi. ánh trăng xoa dịu nỗi xót xa, bầu bạn để nhà thơ bớt cô đơn. * Khổ thơ 3: - Hình ảnh khách đường xa láy lại hai lần cho thấy nỗi xót xa âm thầm của tác giả bởi mặc cảm về tình người. Với người thôn Vĩ nhà thơ chỉ là người khách xa xôi, thậm chí khách trong mơ. - Hai câu sau vừa tả thực sương khói làm nhoà bóng em trong sắc áo trắng vừa có ý nghĩa tượng trưng cái huyền hoặc của cuộc đời đang làm cho tình người trở nên khó hiểu và xa vời. - Hai khổ thơ đầu nói lên vẻ đẹp của xứ Huế, khổ thơ sau nói đến cái đẹp của người con gái Huế. Với cảnh Huế nhà thơ đắm say đến hoà nhập vào cảnh nhưng với con gái Huế nhà thơ lại lùi ra xa để ở giữa khoảng trống của khói sương. Câu thơ cuối hoài nghi mà chan chứa niềm thiết tha với cuộc đời. Câu thơ làm tăng nỗi cô đơn, trống vắng trong tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời. II/ Mở rộng: 1. Xuân Diệu: a. Một nhà thơ tha thiết yêu đời, khát khao giao cảm mãnh liệt: - Xuân Diệu là một trái tim lớn, một nguồn tình cảm yêu đời, yêu cuộc sống trần thế một cách mãnh liệt đến cuồng nhiệt. Đến khi sắp giã từ c/ sống ông vẫn để lại những vần thơ đầy xúc động: “Hãy để cho tôi được giã từ/ Vẫy chào cõi thực để vào hư/ trong hơi thở chót dâng trời đất/ Cũng vẫn si tình đến ngất ngư”. - Lí do: + Cá tính. + Hoàn cảnh gia đình: xa mẹ từ nhỏ, bị hắt hủi nên khao khát tình thương. + Sinh ra trên miền quê lộng gió nồm,dào dạt sóng; học ở Huế thơ mộng, bừng tỉnh với c/ sống sôi động và lộng lẫy nơi Thăng Long khiến ông càng yêu đời say đắm. b. Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới: - Thơ mới là tiếng nói của thế hệ thanh niên VN buổi mất nước khát khao khẳng định mình khi cái tôi cá nhân được giải phóng. Họ tìm đến thơ ca để thể hiện cá tính, tài năng, ý thức về cái tôi của bản thân mình. - Các nhà thơ mới thường đối lập mình với cuộc đời và tìm cách thoát ly c/ sống. (Chế Lan Viên: “Hãy cho tôi…..buồn lo”, Thế Lữ: “Tôi là người bộ hành phiêu lãng…..ham vẻ đẹp có muôn hình muôn thể”,…) - XD muốn khẳng định cái tôi trong quan hệ gắn bó với cuộc đời. Cuộc đời theo nghĩa trần thế nhất và sống mãi với đời là cả niềm hạnh phúc. - XD làm thơ viết văn là để sống mãi trên thế gian tới vĩnh viễn mai sau (Tình mai sau). - Đề tài chủ yếu trong thơ XD là mùa xuân, tuổ trẻ, tình yêu. Lòng yêu đời khiến ông thấy bốn mùa đều là mùa xuân, trời đất cỏ cây đều quấn quýt giao tình. - XD viết nhiều thể loại cũng là để thể hiện lòng yêu đời đắm say không dừng lại ở một thể loại bó hẹp nào. - Với niềm khát khao giao cảm với đời nên XD say đắm tình yêu, viết nhiều và đạt vị trí nhà thơ tình số 1 của VN. - Yêu c/ sống, yêu con người với tuổi trẻ và tình yêu, XD có cách tân về thi pháp. Quan niệm thẩm mỹ của ông lấy con người với vẻ đẹp xuân tình là thước đo vẻ đẹp của vũ trụ. Thế giới hình tượng trong thơ XD giàu xuân sắc và tràn đầy xuân tình, xuân sắc. - Nhưng XD đào sâu vào cái tôi cá nhân và “càng đi sâu càng thấy lạnh”, lại nữa trong xã hội cũ tấm lòng tác giả không được đền đáp xứng đáng nên lắm lúc nhà thơ thấy cô đơn, muốn trốn đời trốn cả bản thân mình. (Cặp hài vạn dặm). 2. Một số phong cách khác: - “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu….Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.” - “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên,…và thiết tha rạo rực như Xuân Diệu.” (Hoài Thanh) III/ Bài tập về nhà: 1. Cái tôi trữ tình của xuân Diệu trong bài “Vội vàng”. 2. Tại sao nói “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Bài 2: Văn xuôi Việt Nam đầu thế kỉ XX đến 1945 I/ Giá trị nhân đạo trong văn học: - “Nếu khối óc nhà văn không có những luồng sáng bất bình, nếu tâm hồn người cầm bút không cảm thấy nỗi đau đớn, thiếu thốn của kiếp người, những điều mong mỏi thiết tha của thời đại, nếu không lĩnh hội được tính cách luôn biến thiên của thế giới, của nhân sinh , nếu như với hiện tại với tương lai không có một yêu cầu, một hy vọng tin tưởng gì thì cái thứ văn mơn trớn béo tốt như đẫy thịt, trơn như tảng trán hói của anh trưởng giả cũng chỉ là thứ văn chơi mà thôi, chả có ý nghĩa gì là văn học.” (Đặng Thai Mai) - Giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học thể hiện: + Tình cảm thái độ đối với con người (ca ngợi, trân trọng ai, bênh vực những loại người nào; lên án, tố cáo ai, điều gì) + Thái độ và tình cảm với cái xấu, cái ác. II/ Giá trị hiện thực: Hiện thực trong tác phẩm là bức tranh thời đại giúp ta nhìn ra bản chất xã hội thông qua các mối quan hệ xã hội. - Tác phẩm bàn đến những mâu thuẫn xã hội nào? - Tác phẩm có đề cập đến những vấn đề cơ bản trong đời sống xã hội không? - Tác giả giải quyết mâu thuẫn, các mối quan hệ ấy dựa trên quan điểm nào? III/ Giá trị hiện thực và nhân đạo trong “Chí Phèo” của Nam Cao. 1. Biểu hiện của chủ nghiã nhân đạo trong truyện “Chí Phèo:” - Nam Cao phát hiện, đồng cảm, thương xót với những bất hạnh của người nông dân dưới chế độ thực dân phong kiến. Ông hướng ngòi bút của mình vào cuộc sống nghèo khổ tăm tối của, những số phận đau khổ của người nông dân. (cuộc đời Chí Phèo, Thị Nở). Điều đặc biệt, ông không chỉ nói đến nỗi khổ do bị bóc lột mà còn là nỗi đau bị tha hoá, lưu manh hoá, bị tước đoạt cả nhân hình và nhân tính, bị đoạt quyền làm người, bị đẩy ra khỏi xã hội loài người. Đó là nỗi đau lớn nhất của con người. - Nam Cao tố cáo gay gắt những thế lực bạo tàn đã áp bức, xô đẩy người nông dân lương thiện vào con đường lưu manh hoá, tước đoạt quyền làm người ở họ. + Đại diện cho cường hào nông thôn trực tiếp đẩy Chí vào con đường bế tắc là Bá Kiến. + Nhà tù biến Chí thành kẻ lưu manh, mất nhân cách. + Chí trở về làng vẫn ôm mối hận Bá kiến nhưng sự lọc lõi, khôn ngoan róc đời của hắn đã biến Chí thành tay sai chuyên nghề rạch mặt ăn vạ gây hoạ cho dân làng khiến mọi người xa lánh Chí. + Trong truyện không chỉ có Chí Phèo mà còn có Năm Thọ, Binh Chức chung một thảm phận ấy. Truyện tố cáo cả chế độ xã hội đương thời là thủ phạm gây hiện tượng một bộ phận nông dân bị lưu manh hóa. - Sự sâu sắc trong tư tưởng nhân đạo của Nam Cao còn là nhà văn đi sâu vào nội tâm nhân vật, phát hiện và khẳng định nhân phẩm của họ, diễn tả sâu sắc khát vọng hoàn lương của họ. + Khi Chí trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, Nam Cao vẫn thấy được ở Chí nỗi khao khát được giao tiếp với đồng loại dù chỉ là tiếng chửi nhau. + Tác giả dành nhiều trang trong tác phẩm và có những trang là tuyệt bút để miêu tả sự thức tỉnh lương tri , khao khát về lại cuộc đời của nhân vật. + Sự gặp gỡ với Thị Nở, những biến đổi âm thầm, lặng lẽ còn rụt rè mà không kém phần mãnh liệt của nhân tính ở Chí từ khi được tận hưởng hơi ấm tình người nơi Thị Nở. + Khao khát mạnh mẽ trở về cuộc đời bình dị quyết không sống kiếp quỷ dữ nơi Chí từ khi có tình yêu của Thị Nở khiến hắn lựa chọn cái chết sau khi tiêu diệt kẻ thù của đời mình cho thấy một chân lí: Khi nhân tính sống lại trong con người thì họ không chấp nhận kiếp thú vật dù phải đổi bằng mạng sống. Thế mới biết khát vọng làm người lớn biết bao và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đáng thương nhường nào! - Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí cùng cái chết vật vã của hắn bên ngưỡng cửa cuộc đời đã rung lên hồi chuông: hãy cứu lấy con người, hãy cứu lấy nhân tính. Bi kịch này là nỗi đớn đau tột cùng của con người, là sự phê phán gay gắt với hiện thực xã hội, qua đó thể hiện niềm cảm thông sâu sắc của tác giả với nỗi đau con người. 2. Giá trị hiện thực a/ Mâu thuẫn xã hội trong Chí Phèo: - Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến thể hiện đặc biệt sâu sắc qua quan hệ của Chí Phèo và Bá Kiến. Và đây là thứ mâu thuẫn đối kháng không thể điều hoà. - Đó là mâu thuẫn cơ bản trong đời sống ở nông thôn bấy giờ. Và đây là thứ mâu thuẫn đối kháng không thể điều hoà. b Các vấn đề cơ bản của cuộc sống được đặt ra và cách giải quyết trong tác phẩm Chí Phèo: - Truyện Chí Phèo đặt ra vấn đề với một cố nông thật sự: bản chất Chí là canh điền “hiền lành như đất”, có y thức rõ rệt về nhân phẩm của mình: “Hồi ấy hắn hai mươi……… Hắn thấy nhục hơn là thích.” - Sau khi ở tù ra Chí đã thay đổi nhân hình lẫn nhân tính: + Ngoại hình trông đặc như thằng sắng đá: Cái mặt đen, hai mắt gườm gườm, cái đầu cạo trọc lốc, cái răng thì trắng hớn. + Tính cách du đãng: Uống rượu say rồi chửi bới, đập vỏ chai, rạch mặt kêu làng. - Đặc biệt từ khi là tay chân cho Bá Kiến, Chí Phèo thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Rõ ràng tính chất lưu manh, côn đồ của Chí Phèo là do hoàn cảnh khách quan tạo nên: Chế độ xã hội đã tha hoá bản chất tốt đẹp trong sáng vốn có ở Chí Phèo. - Cách giải quyết của tác giả: Chí Phèo chết sau khi đâm chết Bá Kiến. Cái chết thê thảm đó của Chí Phèo là sự phê phán gay gắt với xã hội thực dân phong kiến đã chà đạp lên quyền sống con người. - Hiện tượng như Chí Phèo là hiện tượng có tính phổ biến, quy luật của xã hội nông thôn thuộc địa. - Nam Cao còn đặt vấn đề con người bị từ chối quyền làm người. Thực chất đây cũng là vấn đề con người bị áp bức bóc lột chà đạp về quyền sống. - Nhà văn phát hiện hiện tượng Chí Phèo trong xã hôi ấy vẫn có nguy cơ xảy ra mãi nếu không có cách mạng. . Bộ mặt của giai cấp phong kiến thống trị được miêu tả chân xác qua cái nhìn sắc cạnh và bén nhọn của Nam Cao. + Giai cấp phong kiến mâu thuẫn lục đục trong nội bộ của chúng chỉ vì sự tham lam. - Bá kiến là một gã già đời đục khoét, lọc lõi từng trải trong nghề bóc lột, tìm ra những thủ đọa lừa lọc tinh vi. + Hắn nham hiểm trong quan hệ đặc biệt thể hiện ở cách khích Chí Phèo đi đòi nợ Đội Tảo. + Bá Kiến vừa dâm đãng vừa ghen tuông thảm hại, nên căm thù tuổi trẻ. + Gia đình hắn với Bà ba dâm đãng, với mụ tử trẻ phây phây mà lại đa tình, với Lí Cường hữu dũng vô mưu, coi người như rơm rác, tất cả tạo nên một điển hình về một gia đình địa chủ, ác bá cường hào ở nông thôn đầy tính chất thối nát. IV/ Bài tập về nhà: 1. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX đến 8/1945? 2. SGK ngữ văn 12 viết: Dù viết về đề tài người trí thức tiểu tư sản hay người nông dân thì những sáng tác của Nam Cao cũng thể hiện niềm day dứt của tác giả trước thực trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm trong một xã hội vô nhân tính”. Anh (chị) đồng ý với ý kiến đó không? Bài 3: Văn học cách mạng: I/ Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí Minh: 1. Tính cổ điển và tính hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh: a. Tính cổ điển: Thơ xưa - Thơ xưa đầy thiên nhiên. Con người bao giờ cũng sống giữa thiên nhiên dù nói đến tình yêu hay tình bạn,…Con người trong ý thức chưa tách mình ra khỏi thiên nhiên, thường được mô tả như một yếu tố của thiên nhiên và mang những phẩm chất của thiên nhiên, đồng thời thể hiện thiên nhiên cũng có tâm hồn, tâm tư tình cảm vậy. - Thơ xưa quan sát thiên nhiên từ cao, xa, bao quát cả một khoảng đất bao la nên thiên nhiên tĩnh tại; chú trọng ghi lấy bằng vài nét chấm phá, đơn sơ cái gọi là linh hồn của tạo vật. *Thơ HCM: - Hình ảnh thi liệu thơ HCM quen thuộc trong thơ Đường, thơ Tống. - Bút pháp chấm phá. - Hình tượng nhân vật trữ tình ung dung nhàn tản, có quan hệ hoà hợp với thiên nhiên và sống ẩn dật giữa thiên nhiên. b. Tính hiện đại trong thơ HCM: - Cảnh thiên nhiên (mây, gió trăng , hoa, nhất là mặt trời) luôn hoạt động khoẻ khoắn. - Con người có thể cải tạo hoàn cảnh, làm chủ thế giới. “Non xa xa…gây dựng một sơn hà” (Pác bó hùng vĩ). - Bút pháp phóng sự, lối văn thông tin tư liệu đem đến cho vần thơ tính thời sự, tả thực hiếm có. - Tinh thần dân chủ sâu sắc: đề tài, thi tứ, hệ thống ước lệ, bản chất nhân vậtm trữ tình (Chan hoà với c/sống trong mọi lo toan). Thống nhất giữa cổ điển và hiện đại là: giản dị, ngắn gọn. 2. Chất thép, chất tình trong thơ HCM: - Chất thép là vũ khí, là chất chiến đấu, là tinh thần chiến sỹ. Hình tượng nổi bật trong những bài ấy không phải là chiến sỹ mà là nghệ sỹ ung dung ngâm vịnh bên nhành mai, ánh trăng rừng,..Phải đặt cảm hứng trong hoàn cảnh khó khăn mới thấy phong thái ung dung thi sĩ là sự thể hiện một bản lĩnh cách mạng kiên cường, một tinh thần thép của một chiến sĩ bách luyện. “Khi Bác nói trong thơ có thép ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép trong thơ.Có lẽ phải hiểu một cách rất linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép mới có tinh thần thép”. (Hoài Thanh) 3. Nội dung của “Nhật kí trong tù.” a.Tác phẩm là một cuốn nhật kí bằng thơ ghi lại những điều mắt thấy tai nghe hằng ngày trong nhà tù và trên đường giải lao từ nơi này sang nơi khác. Tập thơ có yếu tố tự sự và tinh thần hướng ngoại. - Ghi chép bộ mặt đen tối của nhà tù quốc dân đảng hết sức chi tiết tỉ mỉ, như cuốn phim tài liệu có sức phê phán mãnh liệt. (Lai Tân, Đánh bạc, Cháu bé trong nhà lao Tân dương,…) b. Tác phẩm là một thứ nhật kí trữ tình độc đáo: Xây dựng bức chân dung tinh thần tự hoạ của HCM. - ấy là một tấm gương nghị lực phi thường, một bản lĩnh thép vĩ đại, không gì lung lạc được (Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao). (Đi Nam Ninh, Ngắm trăng,..) - ấy là một tâm hồn khao khát tự do, thực chất là khao khát chiến đấu: + Đau khổ chi bằng mất tự do. + Xót mình giam hãm trong tù ngục/ Chưa được xông ra giữa trận tìên. Người luôn tính đếm thời gian hướng về tổ quốc. - ấy là một tâm hồn nghệ sỹ tài hoa, một trí tuệ linh hoạt, nhọn sắc, một mặt rất dễ nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên và dễ động lòng trước những cảnh ngọ thương tâm của con người, một mặt từ những chi tiết thông thường của đời sống có thể nhìn ra biết bao mâu thuẫn hài hước của chế độ thối nát để tạo ra những tiếng cười đầy trí tuệ trong thơ. (Cái cùm, chia nước, Cơm tù, Lời hỏi, dây trói, cảnh binh khiêng lợn cùng đi, Tiền đèn, Lai Tân,..) - Bao trùm lên hết thảy là tấm lòng yêu thương nhân lôại cần lao, đối với cuộc sống trần thế còn nhiều đau khổ này. Đó là tấm lòng nhân đạo đạt đến mức quên mình: một mặt người ít quan tâm đến đau khổ cá nhân mà nhạy cảm với mọi vui buồn sướng khổ của mọi người xung quanh. 4. Tư liệu: Hoàng Trung Thông: “Con đọc trăm bài trăm ý đẹp. ánh đèn toả rạng mái đầu xanh, Vần thơ của Bác vần thơ thép, Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.” - Tố Hữu: “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa, Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa” - Thơ T.H: “Mười bốn trăng tê tái gông cùm Đôi chân yếu, mắt mờ tóc bạc Mà thơ bay cánh hạc ung dung”. II/ Tố Hữu: HS tự ôn theo SGK III/ Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu). * Nội dung: - Bốn câu đầu: Quan niệm về chí làm trai của nhà thơ. + Nhà thơ nhắc lại quan niệm về chí làm trai xưa với tinh thần khẳng định để từ đó khát vọng làm những việc lớn lao của nhà thơ được thể hiện một cách sâu sắc. Đây không phải là quan niệm mới mẻ của riêng Phan mà đã có nhiều người phát biểu về vấn đề này trong thơ: “Bay thẳng cánh muôn trùng tiêu hán/ Phá vòng vây, bạn với kim ô” (Chim trong lồng – Nguyễn Hữu Cầu). “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông” (Đi thi Tự vịnh – Nguyễn Công Trứ) “Chí làm trai nam bắc tây đông/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.” (Chí khí anh hùng - Nguyễn Công Trứ). + Câu 1 cho thấy tác giả tự ý thức trách nhiệm của bản thân. + Câu 2 được hiểu như một phản vấn, một lời tự nhắc nhở: Lẽ nào trơì đất tự vần xoay đến đâu thì đến còn mình là kẻ đứng ngoài vô can? + Câu thứ ba không đơn giản chỉ là sự xác nhận sự có mặt của tác giả trên cõi đời mà hàm chứa một tâm niệm. Ta hiện diện không phải như một sự ngẫu nhiên, vô ích vì thế ta phải làm được một việc gì đó có y nghĩa cho đời. + Câu thứ tư có tài liệu dịch nghĩa: Còn như chuyện ngàn năm sau thì có người sắp tới. Nói rõ ra là: Ngàn năm sau lẽ nào không có người nối tiếp công việc của người đi trước? Như thế hai câu 3- 4 thấy rõ cái tôi đầy trách nhiệm của nhà thơ: Thấy việc không thể không làm, không ỷ lại cho ai. Hơn thế, cái tôi ấy thấy rõ lịch sử là dòng chảy liên tục, có sự góp mặt, sự tham gia gánh vác công việc của nhiều thế hệ. - Hai câu thơ tiếp theo thể hiện cái nhìn tiến bộ, thức thời của nhà thơ về nền học vấn cũ. + Với Phan nền học vấn cũ là nền nho học đã lỗi thời khi khuyên nhủ, ru ngủ con người trong tư tưởng Khổng Tử không còn phù hựp với thời đại mới nữa. (Liên hệ đến tư tưởng của Cao Bá Quát trong Đoản ca hành.) + Thái độ phủ nhận rất quyết liệt song hành với tình cảm đớn đau trước thực cảnh đất nước: Non sông đã chết, sống thêm nhục/ Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.(si). + Không phải Phan phủ nhận hoàn toàn nền học vấn cửa Khổng sân Trình mà thái độ trên có nguyên nhân thời đại của nó: Mang trong lòng nỗi nhục mất nước, y chí giải phóng dân tộc, lại chịu ảnh hưởng của Tân thư, Phan thấy được sự vô ích của học theo kiểu cũ trước những đòi hỏi mới của đất nước thời đại. Ông dè bỉu kiểu ứng xử nhắm mắt làm ngơ trước thực tại, chỉ biết tụng niệm giáo lí thánh hiền trong khi linh hồn của nó đã tiêu vong tự đời nào. Trước đây Nguyễn Khuyến than: “Sách vở ích gì cho buổi ấy - áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già” để nghi ngờ tính hữu dụng của lối học nhai văn nhá chữ trong bối cảnh đất nước rơi vào tay giặc. Phan không dừng ở mức độ nghi ngờ mà phủ nhận quyết liệt. Ông đòi hỏi con người là tính thức thời, tinh thần hành động vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. + Với cá tính mạnh mẽ của con người ưa hoạt động, tràn đầy nhiệt huyết ông đưa vào thơ mình những từ ngữ đầy cảm hứng phủ định thật quyết liệt, rất gây ấn tượng tác động sâu sắc đến độc giả. Đằng sau sự hấp dẫn của cách nói là sự hấp dẫn của cốt cách một con người. - Hai câu kết: + Khát vọng của tác giả là đuổi theo con gió lớn qua miền biển Đông, cũng có nghĩa tìm con đường đi mới cho lịch sử đất nước, tìm ra trường hoạt động mới để thoả chí bình sinh nam nhi. + Phong độ nhà thơ rất hào hùng, mang niềm hăm hở dấn thân cùng trí tưởng tượng bay bổng. *Tóm lại: - Bài thơ được viết theo lối ước lệ, phóng đại của thơ tỏ chí cổ điển rất cần thiết cho yêu cầu cổ vũ động viên. Nỗi đau, niềm lạc quan, nhiệt tình hành động cùng tư tưởng cách mạng của tác giả thực sự đã thổi hồn vào từng câu chữ hình ảnh vốn đã quen thuộc, khiến chúng vẫn mang dấu ấn cá nhân đậm nét và có sức lay động thấm thía. - Đây là bài thơ từ biệt cũng là lời mời gọi lên đường. Nó hoàn toàn xứng đáng với tầm vóc của một con người được cả xã hội ngưỡng vọng và tin tưởng vào thời điểm lịch sử đó. III/ Bài tập về nhà: Thiên nhiên trong “Nhật kí trong tù”. Bài 4: Cách viết đoạn văn mở bài cho bài văn nghị luận văn học. I/ Các kiểu mở bài: 1. Yêu cầu của phần mở bài: - Giới thiệu khái quát vấn đề sẽ nghị luận. - Tạo thu hút, chú y của người đọc, người nghe. - Phải lôi cuốn, hấp dẫn. 2. Các kiểu mở bài: a. Mở bài theo kiểu trực tiếp: Nêu trực tiếp vấn đề sẽ nghị luận theo lối “mở cửa thấy núi”. - Ưu điểm: Ngắn gọn. - Nhược điểm: sức lôi cuốn chưa cao. VD: Đề bài: Phân tích bài thơ Tự tình số II của Hồ Xuân Hương. Mở bài như sau: Bài Tự tình số II của Hồ xuân Hương là bài thơ hay, nhiều cảm xúc, nỗi niềm được trao gửi trong đó. Đọc bài thơ như được lắng nghe khúc tự hát từ trái tim khao khát hạnh phúc của nữ sỹ. b. Mở bài theo lối gián tiếp: Người viết dẫn giải, dẫn dắt người đọc từ một số vấn đề khác nhau đi đến nội dung nghị luận. - Ưu điểm: tạo sức lôi cuốn hấp dẫn, thể hiện vốn kiến thức phong phú của người viết. - Nhược điểm: Dài dòng, mất thời nhiều thời gian. - Các kiểu mở bài gián tiếp: + Kiểu 1: Mở bài theo lối so sánh tương đồng. + Kiểu 2: Mở bài theo lối qui nạp. + Kiểu 3: Mở bài theo lối diễn dịch. + Kiểu 4: Mở bài theo lối so sánh đối lập. VD 1: Văn hào Nga Tsêkhôv nói rằng một nghệ sỹ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ. Đó không phải là một đòi hỏi cá nhân mà là một chân lí lớn của sáng tạo nghệ thuật. Cốt lõi cuả tinh thần nhân đạo chính là tình thương. Tình thương xui khiến con người ta quan tâm đến những đau khổ bất hạnh của đồng loại để cảm thông chia sẻ, bù đắp, chở che. Chung quy đối tượng của tình thương là những nỗi khổ với những cung bậc và dạng thức khác nhau nhất của nó. Thế nên ta hiểu vì sao trong sáng tác của Nam Cao thấm đẫm nỗi đớn đau trước thực trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, tha hoá về nhân tính trong xã hội vô nhân đạo bấy giờ. Và kiệt tác Chí Phèo của ông chính là một trường hợp điển hình về chủ nghĩa nhân đạo đằm thắm của tác giả. (Mở bài cho đề bài: Giá trị nhân đạo của tác phẩm Chí Phèo) VD 3: Được mệnh danh là ông vua phóng sự đất Bắc, chất phóng sự ngấm rất sâu vào ngòi bút của Vũ Trọng Phụng. Nó xâm nhập vào truyện ngắn, tiểu thuyết và cả tiểu thuyết trào phúng. Có người ví “Số đỏ” - “cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học”- như một tấn đại hài kịch cũng đúng. Và Hạnh phúc của một tang gia cũng đủ cho ta thấy sức mạnh của tiếng cười trào phúng Vũ Trọng Phụng. Chương truyện như một thiên phóng sự nhạy bén, tươi sống về một trong những trò hề vĩ đại của xã hội đồi bại bấy giờ: đám tang cụ cố tổ. (Mở bài cho đề bài: Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Hạnh phúc của một tang gia). Vd4: Bài ca của NĐC làm chúng ta nhớ đến bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Hai bài văn, hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc. Bài Đại cáo bình Ngô của NT là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc là khúc ca cuả những người thất thế nhưng vẫn hiên ngang: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc…kia” (Phạm Văn Đồng). Vậy tiếng khóc của tác giả bài ca về những người thất thế nhưng vẫn hiện ngang này như thế nào? (Mở bài cho đề bài: Tiếng khóc của NĐC trong Văn Tế nghĩa sỹ cần Giuộc). .Phần 2: Luyện đề (12 tiết) Đề 1: “Cái tôi trong văn học lãng mạn, ở phương diện lành mạnh chính là “cá nhân tự ý thức”, là “cái bản ngã đòi được khẳng định”. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về nhận xét trên? Đáp án. - Tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu du nhập vào VN đầu thế kỉ XX đã tác động không nhỏ đến tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Nó làm thức dậy cái bản ngã ẩn tàng trong mỗi con người, thôi thúc bản ngã tiến lên khẳng định mình. Trong bối cảnh xã hội lúc đó thì văn học lãng mạn là mảnh đất màu mỡ cho nó nảy sinh. - Cái tôi trước hết là ý thức của con người về cá nhân, là sự khẳng định mình với những nét riêng có không thẻ lẫn với ai. Những đặc điểm riêng ấy làm nên bản ngã và cái tôi là bản ngã đòi được khẳng định. - (Trong Xã hội phong kiến con người chưa có ý thức về cá nhân, gắn mình với gia tộc giai cấp, không tự quyết định vận mệnh cá nhân., cái tôi không được chấp nhận sự tồn tại). - Giai đoạn đầu thế kỉ XX, nhất là 1930- 1945, ngọn gió dân chủ, tự do thổi vào nước ta hình thành giai cấp tư sản, trí thức TTS. Giai cấp này ý thức rõ về giai cấp, về cá nhân. Cái tôi xuất phát tư ý thức hệ ấy. - Cái tôi có mặt tích cực: có ý thức về mình, dám khẳng định mình. Mặt tiêu cực xuất hiện khi cái tôi của mình lấn át, đè bẹp cái tôi người khác thì trở nên vị kỉ. Nếu cái tôi thoát li đạo đức gia đình, xã hội để buông thả vào những dục vọng thấp hèn, những đam mê truỵ lạc thì nó biến thành tiêu cực tự huỷ hoại. - Sau 1930, cái tôi thực sự được khẳng định. Nó không những thể hiện “khát vọng được thành thật tức là được sống là mình”, mà còn thể hiện mơ ước được sống đầy đủ c/sống tinh thần của con người. - Bản sắc cái tôi muôn màu muôn vẻ. Nổi bật là vấn đề tự do. - Trong một số tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn ta thấy thái độ lên án, chống đối chế độ đại gia đình phong kiến thối nát, sự trói buộc vô nhân đạo của lễ giáo phong kiến đối với con người, những thói tục hủ lậu cản trở bước tiến của xã hội. Họ mạnh dạn đòi tự do nhất là tự do tình cảm, tự do yêu đương. (Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt,..) - Cái tôi còn đòi được thể hiện mình một cách chân thật không giấu giếm. + Con người phô bày cái tôi trước công luận với tất cả mặt tốt cũng như không tốt, chấp nhận sự phán xét đánh giá của người đời. Những chuyện yêu đương bây giờ không còn phải nói bóng gió xa xôi nữa. Nguyễn Bính viết niềm “Tương tư”: “Thôn Đoài…….yêu nàng”. Mạnh bạo hơn XD để người con gái thốt lên: “Em buồn em nhớ…suốt cả ngày”. Tình yêu không có hạn đủ với kẻ đang yêu: “Yêu tha thiết….ngàn lần”. + Bộc bạch lòng mình trước cảnh đẹp thiên nhiên cũng là một cách tự khẳng định mình. Nỗi sầu vũ trụ thấm đẫm trang thơ H.Cận. Nhưng không phải buồn mà cảnh bớt đi vẻ đẹp. Tràng giang là bức tranh quê hương thân thương gần gũi. Tấm lòng quê chân thành của thi sĩ trong bài làm ta xúc động. XD có lúc lặng đi trước cảnh đất nước vào thu (Đây mùa thu tới). Lòng buồn như một tình điệu chung của tuổi trẻ thời ấy. + Có khi cảnh hiện l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTài liệu ôn thi học sinh giỏi.doc
Tài liệu liên quan