Đề cương thử việc tại Trung tâm Nghiên cứu Hệ thống năng lượng - Viện Khoa học năng lượng

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

TÌM HIỂU VỀ VIỆN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ VIỆT NAM. VIỆN KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG 4

1.1.Tìm hiểu về Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam 4

1.2. Tìm hiểu về Viện Khoa học năng lượng 8

1.3. Tổng quan về Trung tâm nghiên cứu Hệ thống năng lượng 10

PHẦN II 13

NHIỆM VỤ CỦA BẢN THÂN – NGẠCH NGHIÊN CỨU VIÊN 13

2.1. Nhiệm vụ chuyên môn 13

2.2. Các nhiệm vụ khác 13

PHẦN III 14

NỘI DUNG CHUYÊN MÔN THỬ VIỆC 14

CHƯƠNG I 14

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM 14

1.1. Tổng quan về hệ thống điện Việt Nam 14

1.2. Tình trạng vận hành lưới điện và đặc điểm của hệ thống điện nước ta 16

1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điện lực Việt Nam 19

CHƯƠNG II 23

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI 23

2.1. Những vấn đề chung 23

2.2. Đặc điểm của lưới phân phối 25

2.3. kết cấu của lưới điện 26

CÁC PHƯƠNG PHÁP TỐI ƯU CẤU TRÚC CHO LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG LƯỚI ĐIỆN TỐI ƯU CHO KHU ĐÔ THỊ ĐIỂN HÌNH 29

3.1. Phương pháp tối ưu cấu trúc cho lưới phân phối 29

3.2. Nguyên tắc xây dựng lưới tối ưu cho khu đô thị điển hình 41

PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI CHÍNH 45

CHO MỘT DỰ ÁN QUY HOẠCH ĐIỆN 45

4.1. Những vấn đề chung 45

4.2. Các thông số cơ bản của đầu tư 46

4.3. Phân tích kinh tế cho các phương án quy hoạch 47

4.4. Phân tích tài chính cho các phương án quy hoạch 49

CHƯƠNG V 52

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG LƯỚI PHÂN PHỐI 52

5.1. Tổng quan chung về ảnh hưởng của môi trường khi thực hiện dự án và các lý thuyết về ô nhiễm 52

5.2. Ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước 53

5.3. Ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng năng lượng đối với môi trường 55

5.4. Các phương pháp phân tích để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) 56

5.5. Cơ sở pháp lý và cách thức tiến hành đánh giá môi trường chiến lược của Việt Nam 64

5.6. Đánh giá ảnh hưởng của quy hoạch xây dựng lưới phân phối tới môi trường 64

TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC 69

1. Định hướng công tác 69

2. Ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

 

 

doc91 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3023 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương thử việc tại Trung tâm Nghiên cứu Hệ thống năng lượng - Viện Khoa học năng lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượt bị loại ra khỏi hệ thống cho tới khi không còn đường dây nào có thể bị loại thêm. Khi đó có thể nói, việc loại thêm bất kỳ đường dây nào sẽ làm hệ thống bị quá tải hoặc bị vi phạm các ràng buộc kỹ thuật. Phương pháp thu hẹp lần lượt đánh giá liên tiếp hiệu quả của một đường dây trong hệ thống nhờ vào các giá trị dòng công suất truyền tải. Do có tính đến các yếu tố dòng công suất truyền tải trên đường dây và các yếu tố vốn đầu tư nên ta có định nghĩa về hệ số hiệu quả của đường dây như sau: L Î Se Trong đó: PL là dòng công suất trên đường dây L, được tính theo công thức: Nếu đặt và f = qi - qj ta có PL = BL.f; qi, qj: Góc trạng thái tại nút i, j tương ứng (góc điện áp). Xij: Điện kháng nhánh đường dây ij. CL: Chính là chi phí xây dựng đường dây ij. Đối với mạng điện cùng cấp điện áp và các loại dây như nhau thì chi phí đường dây tỷ lệ với chiều dài đường dây, khi đó để so sánh tính hiệu quả của đường dây ta có thể lấy CL = L. Se: Là tập hợp các đường dây thêm vào hệ thống. Khi dần dần loại bỏ các đường dây có tính hiệu quả thấp đi, vẫn phải giữ lại một số đường dây tuy có hiệu quả thấp nhưng có ảnh hưởng lớn tới hệ thống hoặc tới những đường dây khác. Những đường dây này có thể chia làm hai loại: - Những đường dây mà nếu loại chúng đi sẽ làm mất liên kết trong hệ thống hoặc làm mất ổn định của hệ thống. - Những đường dây mà nếu loại chúng đi sẽ làm đường dây khác quá tải hoặc làm tăng tổn thất điện áp lớn nhất trong hệ thống. Khi đã loại bỏ được những đường dây không cần thiết của một phương án đi dây nào đó hoặc của cả một graph của hệ thống mở rộng thì ta sẽ thu được một phương án tối ưu cuối cùng thoả mãn các yêu cầu đặt ra của quá trình quy hoạch hoặc thiết kế. Phương pháp chọn đường dây hiệu quả nói trên chỉ dùng để loại bỏ đi các đường dây thêm vào, những đường dây ban đầu của hệ thống phải được giữ nguyên. Các bước thuật toán như sau: Bước 1: Dữ liệu đầu vào của năm quy hoạch tới gồm: Sơ đồ lưới điện cần mở rộng nhưng chưa tối ưu. Công suất nút tải, công suất nút nguồn. Thông số của đường dây sẵn có và thêm vào. Giới hạn truyền tải của các đường dây. Bước 2: Lập ma trận tổng trở nút Z được thiết lập là nghịch đảo của ma trận tổng dẫn hoặc được thiết lập bằng phương pháp dòng nhánh. Bước 3: Tính véctơ trạng thái q dùng biểu thức: [q] = [Z].[Pn] [Pn]: Véctơ công suất nút cấp (nx1); ma trận tổng trở của lưới điện. Bước 4: Xác định dòng công suất nhánh dùng công thức: Xij: Điện kháng của đường dây nối nút i và nút j. Bước 5: Sắp xếp các đường dây thêm vào theo thứ tự tính hiệu quả tăng dần để phân tích loại ra đường dây có hiệu quả thấp nhất. Dữ liệu đầu vào Lập ma trận tổng trở nút Z cho lưới giả 1 Tính các véctơ trạng thái q Tính các dòng công suất nhánh Tính các chỉ số hiệu quả của những đường dây thêm vào, sắp xếp theo thứ tự tăng dần (L = 1,2,…) L = 1 Hệ thống có bị quá tải hay mất liên kết không Giữ lại đường dây thứ L, phục hồi lại véctơ q Đã kiểm tra tất cả các đường dây In kết quả, STOP L = L +1 Hiệu chỉnh ma trận tổng trở Z 6 8 7 9 5 4 3 2 10 Bỏ đường dây thứ L, hiệu chỉnh lại véctơ q Không Có Chưa Rồi Hình 3.5. Sơ đồ khối của thuật toán Bước 6: Việc loại ra đường dây thứ L là một bước thử. Theo đó, véctơ trạng thái q được cập nhật mà không cần phải hiệu chỉnh ma trận tổng trở của hệ thống mà bước 7 đang xét. [q¢] = [q] + [Dq] = [q] + bk.Xekfk Trong đó: xk: Điện kháng trên đường dây thứ k bị loại bỏ đi nối giữa nút i và nút j (xk = xok.l). Trong quá trình hiệu chỉnh, nếu bk trở thành vô hạn trong biểu thức trên, tức là –xk + ck = 0, thì việc loại bỏ đường dây thứ k sẽ gây ra mất liên kết trong hệ thống, khi đó đường dây sẽ không được loại bỏ. Ta cũng có thể áp dụng thuật toán kiểm tra tính liên thông (liên kết) trong mạng điện để xác định việc cắt bỏ đường dây nào đó có làm cho hệ thống mất liên kết không. Tức là đối với nút tải thì phải có dòng công suất truyền tới, nếu không tức là hệ thống sẽ mất liên kết. Ngược lại dòng công suất nhánh sẽ được tính lại từ véctơ q đã được hiệu chỉnh theo công thức: q¢ = q + Dq = q + bk.Xekfk và kiểm tra quá tải theo biểu thức: Trong đó: Pk là dòng công suất truyền trên đường dây k, chính là Pij, là khả năng tải của đường dây k. Khả năng tải đường dây k có thể được xác định ngay từ đầu khi xây dựng đường dây. Phụ thuộc vào loại dây, điều kiện ổn định động và ổn định nhiệt… Bước 7: Quyết định đường dây thứ k cần được loại bỏ, chỉ có ma trận tổng trở cần phải được hiệu chỉnh do véctơ trạng thái mới và các dòng công suất nhánh đã được tính trước (bước 10). Ngược lại, nếu khối 7 quyết định đường dây k cần phải giữ lại, ma trận tổng trở cần được giữ nguyên và véctơ trạng thái được phục hồi như trước khi loại đường dây k đi (bước 8); sau đó tiến hành phân tích trên các đường dây khác. Chú ý: Với những giả thiết của cơ sở lý thuyết, một hệ thống có (n+1) nút ta sẽ chọn một nút cơ sở với góc trạng thái của nút đó là nút 0. Do đó cấp của ma trận tổng trở là (nxn). Quá trình thu hẹp sơ đồ lưới điện sẽ kết thúc khi không còn đường dây nào có thể loại bỏ đi được. Lúc đó ta thu được lưới điện tối ưu so với phương án lưới điện ban đầu đưa ra. Hệ thống điện sau khi thu hẹp vẫn đảm bảo liên kết và không bị quá tải, đảm bảo kinh tế hơn so với sơ đồ ban đầu. Sơ đồ thuật toán của phương pháp như hình 3.5. 3.2. Nguyên tắc xây dựng lưới tối ưu cho khu đô thị điển hình 3.2.1. Đặc điểm lưới phân phối dành cho khu đô thị Một trong các điều kiện xây dựng lưới điện là phải xem xét các ràng buộc khi lắp đặt các tuyến đường dây của lưới điện theo địa hình và lãnh thổ. Trong đô thị các phụ tải rất đa dạng, tập trung tại các khu vực khác nhau tuỳ theo đặc điểm kinh tế xã hội. Tuy nhiên, với một khu vực rộng lớn, hoàn toàn có thể phân chia thành các khu vực nhỏ, trong đó mật độ phụ tải gần như được phân bố đều. Giả thiết dây dẫn được sử dụng trong HTCCĐĐT là cáp. Đây là xu hướng phát triển chung của lưới điện đô thị do 2 yêu cầu chính: Tính an toàn cho các công trình xung quanh các tuyến đường dây và ít chịu các tác động ngẫu nhiên của môi trường cùng với việc tiết kiệm mặt bằng và tăng mỹ quan đô thị. Cáp đang được sử dụng và phát triển rộng rãi hiện nay là cáp vặn xoắn nhờ những ưu điểm nổi bật của nó so với các loại dây khác như: Mạng các ưu điểm của đường dây cáp so với dây trần. Giảm độ sụt áp do điện kháng nhỏ. Độ bền cơ tăng cao. Nhìn chung các đô thị và vùng ven đô đều có dạng cấu trúc ô bàn cờ mà các đường phố lớn chạy song song với nhau và nối giữa chúng là các phố nhỏ mà chiều dài đoạn phố này là bề sâu hai ngõ đi ra hai phố chính và do đó không lớn. 3.2.2. Nguyên tắc cơ bản xây dựng lưới tối ưu cho khu đô thị Với đặc điểm đã trình bày ở trên ta đưa ra các nguyên tắc xây dựng lưới đô thị như sau: a. Nguyên tắc thứ nhất là nguyên tắc phân nhỏ trạm biến áp: đây được coi là nguyên tắc chính. Nguyên tắc này đã được khẳng định nhiều lần trong thiết kế và phân phối điện, đặc biệt trong trong trường hợp sử dụng kết cấu hiện đại là dùng trạm biến áp kiểu hợp bộ cho phép nghiên cứu chúng một cách hợp lí. b. Nguyên tắc thứ hai là hợp nhất dây nối các thiết bị điện với nguồn cung cấp. Từ hợp nhất được hiểu là nguyên việc thực hiện nối một đường dây chung vào một phần nào của lưới. c. Nguyên tắc thứ ba là nguyên tắc mạng hở. Lưới nhỏ nhất của lưới phân phối và cung cấp điện có cấu trúc hình “cây”. Đối với lưới hở cũng đòi hỏi tính phụ thuộc tuyến tính của suất chi phí qui dẫn của một phần lưới vào khả năng tải của nó. Điều này có nghĩa là khi lựa chọn dây dẫn cho lưới xí nghiệp và lưới đô thị theo mật độ dòng điện không đổi. Việc lựa chọn dây dẫn theo phát nóng trên thực tế không làm thay đổi đặc tính phụ thuộc tuyến tính của suất chi phí qui dẫn vào phụ tải của một phần lưới, nghĩa là đường cong tạo ra từ các đoạn parabol tiệm cận với các đường tuyến tính. Nguyên tắc lưới hở phù hợp với sự cần thiết phải hạn chế dòng ngắn mạch trong lưới cung cấp và lưới phân phối. Độ tin cậy cung cấp điện được đảm bảo bằng các thiết bị tự động đóng nguồn dự trữ. d. Nguyên tắc thứ 4 nguyên tắc nút phụ: từ đặc điểm của lưới cực tiểu có ba điểm nút (xem phần phụ lục) dễ dàng mở rộng cho lưới có số điểm nút tùy ý ta rút ra nguyên tắc thứ 4 xây dựng lưới – nguyên tắc nút phụ. Nguyên tắc này đạt được tổng chi phí qui dẫn nhỏ nhất trên lưới. Khi xây dựng nó có thể dựa vào các nút phụ không trùng với điểm đã cho. Nguyên tắc các nút phụ được dùng một cách tự nhiên theo mức độ tự do nào đó để chọn vị trí trạm biến áp hoặc vị trí các thiết bị phân phối cung cấp cho lưới cực tiểu. Số đoạn đi ra từ nút lưới cực tiểu không được vượt quá ba bốn đoạn. Sự hạn chế về giới hạn thay đổi các suất chi phí qui dẫn của các đoạn của mỗi lưới cụ thể và số lượng các đoạn ở một nút dẫn dẫn tới nguyên tắc thứ 4 xây dựng lưới là nguyên tắc lưới ngắn nhất. Để phù hợp với nguyên tắc này về cơ bản khi xây dựng lưới ta chọn lưới nhỏ nhất có khoảng cách được xác định theo ranh giới nối tất cả các hộ tiêu thụ của xí nghiệp hay đồ thị trên mặt bằng tổng. Lưới cực tiểu khác với lưới ngắn nhất bởi sự phân bố các nút. Các nguyên tắc này được rút ra đưa ra cách xây dựng lưới trong trường hợp lưới có 2, 3, 4 điểm (chi tiết xem phụ lục). 3.3. Kết luận rút ra Một lưới điện có cấu trúc tối ưu sẽ mang lại hiệu quả lớn trong vận hành cũng như quản lý, do đó việc tìm cấu trúc lưới hợp lý là việc rất quan trọng. Theo phân tích ở trên, việc tìm cấu trúc lưới tối ưu hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp đã nêu. Phương pháp nhánh và cận thường dùng để quy hoạch cho lưới mới, nơi chỉ mới xác định các vị trí đặt các trạm biến áp phân phối (trung tâm phụ tải). Còn phương pháp thu hẹp dần thường áp dụng cho các lưới đã có sẵn nay mở rộng thêm. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp nào tùy thuộc vào điều kiện cụ thể. Như trên đã đề cập đối với khu vực lưới đô thị do những đặc điểm đặc trưng của nó mà nguyên tắc xây dựng lưới cũng khác đi. Việc xây dựng lưới cho khu vực này phải xem xét các ràng buộc khi lắp đặt các tuyến đường dây của lưới điện theo địa hình và lãnh thổ. CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI CHÍNH CHO MỘT DỰ ÁN QUY HOẠCH ĐIỆN 4.1. Những vấn đề chung Khi quy hoạch hệ thống điện thường gặp vấn đề cần phải xây dựng bổ sung các công trình mới dựa trên hệ thống đã có. Muốn công trình đạt được các mục tiêu đề ra, cần phải phân tích đánh giá các dự án xem có nên đưa vào thực hiện hay không hoặc so sánh giữa các phương án chọn ra phương án tối ưu về kinh tế. Theo Ngân hàng thế giới, “dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định”. Thực chất của việc phân tích đánh giá dự án là xét mối quan hệ giữa chi phí và doanh thu trong suốt quá trình thực thi và đời sống dự án. Nếu xét về doanh thu và tổng chi phí trong suốt quá trình đó sau khi đã qui đổi về một mốc thời gian mà tổng doanh thu lớn hơn chi phí thì dự án có thể chấp nhận được về mặt kinh tế. Khi so sánh giữa hai dự án mà dự án nào có số gia giữa doanh thu và chi phí mà lớn hơn về mặt kinh tế thì nên chọn dự án đó. Theo Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng (ban hành kèm theo nghị định số 177/CP ngày 20 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ), dự án đầu tư được định nghĩa như sau: “dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được những tăng trưởng về số lượng cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định”. Như vậy đầu tư có nghĩa là việc sử dụng tiền nhằm mục đích sinh lợi. Để coi là hoạt động đầu tư ít nhất phải có hai đặc tính: Cố định vốn lâu dài, có thể đến 10 – 20 năm sau. Nhằm mục đích sinh lợi. Các tiêu chí dùng trong phân tích kinh tế tài chính khi xem xét và so sánh các phương án quy hoạch bao gồm: - Tỷ suất Lợi ích/Chi phí (B/C): phương án càng tốt, tỷ suất B/C càng cao. Tỷ suất B/C của các phương án quy hoạch khả thực phải có giá trị từ 1 trở lên. - Giá trị lợi nhuận tính quy về hiện tại (NPV): Về kinh tế và tài chính, phương án quy hoạch càng tốt khi giá trị NPV của nó càng cao. NPV của phương án khả thực là số dương. - Hệ số hoàn vốn nội tại kinh tế và tài chính (EIRR và FIRR): là các tỷ suất chiết khấu thích hợp mà tại đó NPV sẽ bằng không. Về kinh tế và tài chính, phương án quy hoạch càng tốt khi EIRR và FIRR của nó càng cao. 4.2. Các thông số cơ bản của đầu tư 4.2.1. Tổng vốn đầu tư ban đầu Tổng vốn đầu tư ban đầu gồm: - Vốn cố định: Tiền xây dựng công trình, mua sắm trang thiết bị máy móc để hình thành nên tài sản cố định của dự án. - Vốn lưu động: là dự trữ vật tư, sản xuất dở dang, vốn tiền mặt… theo dự kiến sẽ được dùng cho quá trình vận hành và khai thác các tài sản cố định của dự án đầu tư. - Các khoản chi phí tiền sản xuất: chi phí cho quá trình chuẩn bị đầu tư, thăm dò và khảo sát …vv. 4.2.2. Tuổi thọ kinh tế của công trình đầu tư Tuổi thọ kinh tế của công trình đầu tư là khoảng thời gian mà công trình đầu tư cho thu nhập ròng, là thời gian ngắn nhất trong ba loại thời gian sau: Tuổi thọ vật lý Tuổi thọ công nghệ. Thời gian sống của sản phẩm. 4.2.3. Thời gian khảo sát dự án đầu tư Khi nghiên cứu hiểu quả đầu tư để so sánh các dự án đầu tư có tuổi thọ kinh tế khác nhau, người ta lấy thời gian khảo sát dự án bằng bội số chung nhỏ nhất của tuổi thọ kinh tế các dự án. 4.2.4. Thu nhập ròng hàng năm của dự án Là thu nhập thuần từng năm của dự án: NCFt = Doanh thu – chi phí. Doanh thu của dự án chịu ảnh hưởng của yếu tố rủi ro. Vào thời điểm đầu tư các dự án thường các khoản thu chi chỉ là dự tính, do đó không chắc chắn. Trong quá trình đầu tư có thể xẩy ra các khoản thu nhỏ hơn dự tính hoặc thậm chí nhỏ hơn các khoản chi, đấy là rủi ro. Để đánh giá hiệu quả của dự án người ta thường tính quy đổi dòng tiền của dự án về cùng một mốc thời gian. (chi tiết xem phụ lục) 4.3. Phân tích kinh tế cho các phương án quy hoạch Phân tích kinh tế cho một dự án là nhằm đánh giá xem dự án đó có lợi về mặt kinh tế cộng đồng hay không. 4.3.1. Lựa chọn các thông số để tính toán 4.3.1.1. Lựa chọn tỷ suất chiết khấu Tỷ suất chiết khấu là chi phí cơ hội (chi phí sử dụng vốn), nó tùy vào sự phát triển kinh tế đất nước, lãi suất ngân hàng tế của từng thời kỳ. Ở việt Nam, thường lấy hệ số chiết khấu là 10% đối với khu vực đầu tư cơ sở hạ tầng. Chiết khấu xã hội dùng để phân tích kinh tế dự án. 4.3.2.2 Lựa chọn khoảng thời gian để tiến hành phân tích kinh tế phương án quy hoạch Với các phương án quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo, vòng đời của các cơ sở năng lượng tái tạo thường được chọn làm thời khoảng trong đó tiến hành phân tích kinh tế cho các phương án quy hoạch. Thường khoảng thời gian này kéo dài khoảng 20 đến 30 năm. 4.3.2. Các bước tính toán a. Thu nhập hàng năm do dự án mang lại Lợi ích hay thu nhập là nguồn thu mà dự án mang lại, đối với lĩnh vực điện năng đó chính là tiền điện. Thu nhập có được khi thực thi dự án trong năm thứ t trong thời gian của dự án: Bt = ge.Wt Trong đó: ge – giá bán điện được tính trung bình cho thời khoảng thuộc vòng đời dự án. Wt – điện thương phẩm bán ra trong năm t. b. Chi phí thực thi dự án hàng năm Ct Chi phí thực thi của dự án thường bao gồm: + Vốn đầu tư Cti cần cho năm t. + Chi phí vận hành bảo dưỡng CtOM cho năm thứ t. + Chi phí nhiên liệu Ctf cho năm thứ t. Chi phí vận hành và bảo dưỡng bao gồm các chi phí sửa chữa, lương cho công nhân vận hành, chi phí cho công tác quản lý … Ta có: Ct = Cti + CtOM + Ctf. c. Tính lợi nhuận hàng năm Lợi nhuận thu được trong năm thứ t là Pt = Bt – Ct. d. Giá trị lợi nhuận hiện tại của phương án được quy hoạch NPV (cách tính NPV xem phần phụ lục) Đối với các dự án phát triển nguồn điện khi đó ta sẽ tính được giá bán điện tối thiểu là giá mà lúc đó Bt = Ct. gcp = trong đó: Wt – điện thương phẩm được sản xuất ra bởi phương án quy hoạch xem xét. r – tỷ suất chiết khấu (trong một số trường hợp được ký hiệu là i). Thông thường người ta dùng exel để thiết lập bảng phân tích về kinh tế. (chi tiết xem phụ lục) 4.4. Phân tích tài chính cho các phương án quy hoạch Phân tích tài chính là đánh giá hiệu quả mà dự án mang lại trên quan điểm của nhà đầu tư. Nhờ đó nhà đầu tư có thể sử dụng hợp lý các nguồn vốn mà có thể có. Mục đích của phân tích tài chính nhằm: Xác định giá bán điện hợp lý ứng với tỷ số chiết khấu tài chính khác nhau. Thiết lập dòng thu chi cho các phương án quy hoạch Khuyến nghị các chính sách tài chính có liên quan tới phương án quy hoạch nhằm đảm bảo tính khả thi của chúng. Phân tích tài chính được tiến hành trên cơ sở bảng cân bằng thu chi của phương án quy hoạch. Các bước phân tích tài chính của phương án quy hoạch được tiến hành như sau: a) Xác định tỷ suất chiết khấu tài chính Tỷ suất chiết khấu tài chính là chi phí sử dụng vốn bình quân phụ thuộc vào cơ cấu sử dụng vốn, phương pháp đơn giản thường dùng để xác định tỷ suất này là tính bình quân gia quyền giữa các loại vốn và lãi vay tương ứng: Trong đó: if – tỷ suất chiết khấu tài chính; Cd – vốn vay từ nguồn d. rd – lãi vay vốn từ nguồn d. trong thực tế thì rf rất khác nhau, với các nguồn vốn ưu đãi, if chỉ 3 – 5 %, với các nguồn khác có thể 15 – 20 %. b) Thu nhập do điện thương phẩm bán ra của phương án trong năm “t” Bt = ge.Wt Trong đó: Bt – thu nhập trong năm thứ t. Wt – lượng điện bán ra trong một năm. ge – giá điện thương phẩm trung bình trong khoảng thời gian xem xét thuộc vòng đời phương án quy hoạch. c) Các chi phí cần để thực thi phương án quy hoạch trong năm “ t” Các chi phí cần phải tính bao gồm: Vốn đầu tư Chi phí vận hành và bảo dưỡng Chi phí nhiên liệu Ba chi phí này được tính như trong phần phân tích kinh tế. Chi phí khấu hao cơ bản (Cbdt): Các khoản chi phí này chỉ được tính toán cho các nhà máy điện hiện hữu, đang vận hành, có tham gia vào phương án quy hoạch. Nếu các nhà máy phát điện tái tạo được chọn trong phương án quy hoạch đều là dự kiến làm mới thì khoản chi phí khấu hao coi như không xét đến. Thuế: Cơ chế đánh thuế của năm 2003 như sau: +) Thuế tài nguyên: 2% thu nhập. +) Thuế thu nhập: 20% thu nhập có được từ việc bán điện tái tạo, với cơ chế miễn thuế 3 năm vận hành đầu tiên và giảm 50 % thuế cho 7 năm vận hành tiếp theo. Phụ tổng chi phí bao gồm chi phí vận hành sửa chữa, chi phí nhiên liệu và chi phí khấu hao cơ bản với những nhà máy vận hành và có tham gia vào phương án quy hoạch, trừ chi phí vốn đầu tư và thuế. Ct = COMt + Cft + Cbdt Lợi nhuận trước thuế: Thu nhập có được nhờ bán điện trừ đi phụ tổng chi phí: Pbtt = Bt – Ct. Thuế thu nhập: tính bằng 20% của lợi nhuận trước thuế: Ctaxt = 20%.Pbtt Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận trước thuế trừ đi thu nhập: Pat = Pbtt - Ctaxt Trả nợ và trả lãi vay: Các khoản này được tính toán với lãi suất bình quân phổ biến 6%, 8,5% và 10%. Lợi nhuận ròng: Lợi nhuận sau thuế trừ khoản nợ vốn vay và trả lãi vốn vay: Pn = Pat – Iint. Lượng tiền mặt có thể huy động hàng năm: Lợi nhuận ròng trừ khấu hao cơ bản lấy từ các nhà máy đang vận hành có tham gia vào phương án quy hoạch: Aat = Pn – Cbdt. Dòng tiền mặt chiết khấu: Lượng tiền mặt có thể huy động hàng năm trừ đi chi phí vốn đầu tư: At = Aat – Cit. Thông thường phân tích tài chính này thường dùng exel để thiết lập bảng phân tích tài chính. (chi tiết xem phụ lục). Như vậy việc phân tích, đánh giá kinh tế, tài chính cho một dự án quy hoạch là cần thiết để xem xét hiệu quả mà dự án mang lại. Lựa chọn một phương án hợp lý chính là phương án mang lại nhiều lợi ích về kinh tế nhất. CHƯƠNG V PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG LƯỚI PHÂN PHỐI 5.1. Tổng quan chung về ảnh hưởng của môi trường khi thực hiện dự án và các lý thuyết về ô nhiễm 1. Tổng quan chung Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường. Đánh giá ảnh hưởng của môi trường còn là sự xem xét tác động của yếu tố môi trường tới dự án đầu tư. Tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại nhưng việc đánh giá tác động môi trường sẽ giúp những nhà ra quyết định chủ động lựa chọn những phương án khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trong bất cứ một kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nào. 2. Lý thuyết cơ bản về ô nhiễm Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học ... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác. Các dạng ô nhiễm: Có nhiều dạng ô nhiễm khác nhau: ô nhiễm không khí, môi trường nước, đất, phóng xạ, tiếng ồn, sóng, môi trường đất. Ở đây ta chỉ xét hai loại ô nhiễm được quan tâm nhất hiện nay là ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước. Ảnh hưởng của ô nhiễm Đối với sức khỏe con người Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất ngủ. Đối với hệ sinh thái Điôxít lưu huỳnh và các ôxít nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp. Các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học. Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính. Trái Đất ngày một nóng dần lên. Phá hủy dần các khu du lịch tự nhiên mà nó sẵn có. 3. Ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước Không khí và nước là hai yếu tố cơ bản nhất của môi trường sống. Ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn là ô nhiễm đất. Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông. Ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời mỗi năm con người cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Cụ thể: 20 tỉ tấn cacbon điôxít 1,53 triệu tấn SiO2 Hơn 1 triệu tấn niken 700 triệu tấn bụi 1,5 triệu tấn asen 900 tấn coban 600.000 tấn kẽm (Zn), hơi thuỷ ngân (Hg), hơi chì (Pb) và các chất độc hại khác. Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, NOX, CH4, CFC đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, ozon tầng đối lưu là 7%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%... Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCD204.doc