Đề cương Tổng hợp Hóa sinh

Câu 30: Đặc điểm về thành phần protid ở tổ chức thần kinh:

- protid chiếm khoảng 40% trọng lựg khô của não

- protid não thường gặp ở dạng kết hợp với lipid là

phospholipoproteid vì hàm lựg lipid não cao

1. Protein của não:

neuro albumin: 80-90% protein tan của não, chủ yếu là

phospholipoprotein.

Neuro globulin :5-10% protein tan của não.

So với huyết tương thì albumin huy ết tương = 60%;neuro albumin= 80-90%;globulin huy ết tương=42%; neuro globunlin=5-10%.

Cationic protein: là protein chuy ển dịch cathode khi điện

ly(pH=10,5-12). đại diện là histon

pdf141 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5281 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương Tổng hợp Hóa sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Phương trình HH là phương trình để tính pH của 1 hệ đệm trong dung dịch: - PT tổng quát của hệ đệm như sau : AH  A- + H+ Acid yếu base đệm - ở TTCB áp dụng định luật TDKL ta có: K= [A-] [H+] / [AH]  [H+] = K. [AH] / [A-]  1/[H+] = 1/K. [A-]/[AH]  lg 1/[H+] = lg 1/K + lg [A-]/[AH] = - lg[H+]  pH = pK + lg [A-]/[AH] trong đó pK = lg 1/K Đây là phương trình Henderson haselbalch Nhận xét: Hệ đệm càng mạnh khi : [A-] / [AH]  1 Khi đó pH = pKAH Đề cương Tổng hợp Hóa sinh (Phần 6) Câu 26: các hệ đệm trong huyết tương và cơ chế tác dụng của chúng: Trong huyết tương có các hệ đệm sau: +hệ đệm bicarbonat: H2CO3/HCO3- + protein: HPro/Pro- + phosphat: H2PO4-/HPO42- * Cơ chế tác dụng: 1.hệ đệm bicarbonat: *Khi có acid mạnh xâm nhập vào máu thì phần HCO3– sẽ phản ứng với acid mạnh: RH + HCO3-  R- + H2CO3 Acid mạnh acid yếu -H2CO3 phân ly thành CO2 và H2O. CO2 đến phổi và đào thảI ra ngoài nên hệ đệm này rất triệt để. *Khi có base mạnh xâm nhập vào máu thì phần H2CO3 của hệ đệm sẽ kết hợp với base mạnh thành base yếu: BOH + H2CO3  BHCO3 +H2O B mạnh B yếu 2. Hệ đệm protein: Hệ đệm protein chiếm 7% dung tích đệm của cơ thể. Protein là chất lưỡng tính vì trong phân tử của chúng chứa nhóm –COOH và -NH2 tự do. + khi acid mạnh xâm nhập  -NH2 sẽ phản ứng với acid đó: Pro-NH2 + RH  Pro-NH3 +R- + khi có base mạnh xâm nhập -COOH sẽ phản ứng với base đó: Pro-COOH + BOH  Pro-COOB + H2O So với hệ đệm bicarbonat thì khả năng đệm của pro không lớn lắm. 3.hệ đệm phosphat: Về mặt sinh lý thì hệ đệm này có tác dụng tốt vì có pK=6,8 gần với pH máu. vì [phosphat] huyết tương rất thấp (2mmol/lit)  ít quan trọng. Nócó tác dụng tốt trong điều hoà cân bằng acid-base do thận qua nước tiểu. *thiết lập phương trình máu phụ thuộc trực tiếp và đồng biến với nồng độ ion HCO3- và nghịch biến với PCO2 máu: -trong cơ thể luôn tồn tại trạng thái: +H2O CO2(hoà tan)  H2CO3  H+ +HCO3- -H2O -CO2 (hoà tan) được sinh ra từ quá trình chuyển hoá ở các tổ chức đưa vào máu và dịch.CO2 hoà tan cung cấp H+ cho hệ đệm. PT Henderson Haselbalch cho hệ đệm bicarbonat là: pH = pK(h2co3) + lg [hco3-]/ [h2co3] = pK(H2CO3) + lg [hco3-] /[CO2 hòa tan] Trong cơ thể, CO2 vừa tồn tại ở trạng tháI khí ở phế nang, vừa ở dạng hoà tan và H2CO3 trong máu và dịch tổ chức.Các dạng này biến đổi qua lại lẫn nhau ở trạng tháI cân bằng : CO2phế nang  CO2hoà tan  H2CO3  H+ + HCO3- áp dụng định luật Herry: [khí] hoà tan trong dịch tỉ lệ thuận với áp suất riêng phần của khí đó trên mặt dịch. Vì vậy: CO2hoà tan = a.Pco2phế nang Trong đó Pco2 là áp suất riêng phần của co2 trong khí phế nang A là hệ số hoà tan của co2 trong huyết tương ở 370C ,a = 0,03 mmol/l/mmHg - trong quá trình tuần hoàn qua phổi, có sự cân bằng áp lực khí co2 giữa phế nang và máu:  Pco2(phế nang) = Pco2(máu động mạch) Suy ra pt HH là : pH = pKh2co3 +lg [HCO3-] /0,03pCO2 = 6,1 + lg [HCO3-]/0,03pCO2 Đây là pt cơ bản để xem xét tình trạng pH máu và dịch ngoài tế bào. Câu 27: Hệ đệm hêmoglobin và oxyhemoglobin:sự liên quan của các hệ đệm này với quá trình trao đổi khí ở phổi và các tổ chức: 1.Hệ đệm hemoglobin và oxyhemoglobin: * vai trò của hệ đệm hemoglobin: - có tác dụng đệm như hệ đệm protein - có khả năng kết hợp với co2 vào nhóm –nh2 tự do để tạo thành hợp chất carbaminat.khả năng đệm chủ yếu thể hiện ở nhóm imidazol từ gốc amino acid Histidin của Hb quyết định: * ở pH = 7- 7,7 các gốc histidin có tác dụng đệm yếu. Nhưng do có một lượng lớn histidin(33 gốc) trong 1 Hb nên nó là hệ thống đệm quan trọng nhất trong hồng cầu .chiếm 3/4 kl đệm của hồng cầu và 35% dung tích đệm toàn phần của cơ thể. Hệ đệm hemoglobin bao gồm 2 Hệ đệm Hb và HbO2 .ở pH máu , Hb và HbO2 có tác dụng như các acid yếu, tính acid của Hb yếu hơn HbO2. trong hồng cầu tồn tại dưới dạng muối với kali KHbO2 = 10-6,3; KHb = 10-6,9 2. Sự liên quan của các hệ đệm này với qt trao đổi khí ở phổi và tổ chức.ta có sơ đồ sau: 2.1 ở tổ chức : Quá trình chuyển hoá đã sinh ra CO2, CO2 được hydrat hoá thành H2CO3 tạo thành trạng tháI hơI acid. Khi KHbCO2 phân ly gphóng O2: KHbO2  KHb + O2 Khi KHb tác dụng với H2CO3 tạo thành HHb và KHCO3 KHb +H2CO3  KHCO3 + HHb Vì vậy pH ở tổ chức ít bị thay đổi.KHCO3 và HHb được vận chuyển đến phổi. 2.2 ở phổi: HHb kết hợp với o2 tạo thành HHbO2. khi đó KHCO3 tác dụng với HHbO2 để tạo thành KHbO2 và H2CO3. H2CO3 phân ly thành H2O và CO2 được thở ra môI trường: HHb +O2  HHbO2 HHbO2 + KHCO3  KHbO2 + H2CO3 H2CO3  H2O+ CO2 Và KHbO2 được vận chuyển tới tổ chức để cung cấp oxy cho cơ thể. Đề cương Tổng hợp Hóa sinh (Phần 7) Câu 28: Vai trò của thậ n trong duy trì cân bằng acid base: *Đại cương; Hằng ngày cơ thể tạo ra một lượng lớn acid là: + CO2 tạo ra trong quá trình chuyển hoá: CO2 + H2O  H2CO3 CO2 được đào thảI qua phổi, vì 1 lý do nào đó chức năng phổi bị mất dẫn đến máu bị nhiễm acid hay bị kiềm hoá hô hấp. + các acid không bay hơI cũng được tạo ra H2SO4; H3PO4; acid cetonic.lượng acid này được đào thảI qua thận vai trò của thận trong duy trì cân bằng acid base:đại cương: ở trạng thái cơ thể bình thường: - pH nước tiểu = 5-6 hay 4,4-8,0 -V nước tiểu = 1,5 lít/ngày. - ở pH=4,4  [H+] = 0,04 mmol/lit. - trong 24h cơ thể sản sinh ra 50 mmol/lit [H+]  cơ thể cần đào thảI 1250 lít nước tiểu.  vì vậy cơ thể đào thảI acid ko phảI ở dạng H+ mà ở dạng khác như là HSO4- hay NH4+ là cần thiết. *Cơ chế duy trì cân bằng acid base: - thận điều hoà cân bằng acid base bằng 2 quá trình : tân tạo, táI hấp thu bicarbonat và bài tiết acid H+.Cả hai quá trình này đều phụ thuộc vào sự tạo thành H+ và HCO3- từ CO2 và H2O trong ống thận. - H+ sinh ra được bài tiết tích cực vào lòng ống thận trao đổi với Na+. Na+ được vận chuyển nhờ sự chênh lệch gradien nồng độ và quan trọng là nhờ hệ thống vận chuyển tích cực giữa Na+ và H+  HCO3- được tạo ra ở tế bào ống thận được hấp thu vào dịch kẽ và máu.H+ được bài tiết vào lòng ống thận theo 3 quá trình sau: + H+ + HCO3 -  CO2 + H2O. Hiệu quả của quá trình này là chuyển NaHCO3 từ dịch ống thận trở về máu. Đây là quá trình táI hấp thu NaHCO3. + Khi NaHCO3 hết  pH nước tiểu giảm gần đến pKH2PO42- thì H+ được lấy bởi hệ đệm phosphat: H+ + HPO42--  H2PO4- H2PO4- được đào thảI ra nước tiểu và là dạng đào thải thực sự của H+ Ngoài ra H+ còn được đào thảI nhờ các ion khác như: anion B-hydroxy butyrat. Lượng acid đào thảI dưới tác dụng của hệ đệm phosphat và các ion khác chiếm khoảng 1/3 đến 1/2 lượng H+ bài tiết hằng ngày. Tuy nhiên bài tiết acid bởi hệ đệm phosphat cũng có giới hạn nhất định. Sự đào thảI H+ tăng lên khi pH nước tiểu xuống thấp hoặc tăng nồng độ đệm trong nước tiểu nhưng quá trình này cũng có giới hạn nhất định. pH nước tiểu không thể xuống thấp hơn 4,4 vì cơ chế trao đổi Na+ và H+ ko thể bơm H+ ra khỏi tb ống thận và dịch ống thận lớn hơn gradient của nó 1000 lần. Ngoài ra sự hạn chế này còn phụ thuộc vào việc cung cấp Na+ tham gia vào hệ đệm này. + H+ được bài tiết dưới dạng muối anion NH4+ do sự kết hợp của H+ và NH3 mà cơ thể xảy ra trong dịch ống thận.NH3 được tạo ra từ Glutamin nhờ enzym Glutaminase hoặc từ glutamat nhờ enzym glutamat đehydrogenase: - ở pH bình thường có khoảng 1% NH3 trong tb ống thận ko tích điện, nó được khếch tán ra lòng ống thận tạo thành NH4+, được đào thảI ra nước tiểu góp phần đào thảI acid thực sự do thận. -NH4+ là dạng đào thảI acid chủ yếu trong nước tiểu, chiếm 1/2 đến 2/3 lựg acid cố định được bài tiết hàng ngày. đặc biệt trong nhiễm acid thì đào thảI acid dưới dạng NH4+ là rất quan trọng vì có 3 lý do: + pKNH4+= 9,3 nên acid có thể được bài tiết ở dạng NH4+ mà không đòi hỏi pH nước tiểu phảI giảm. + trong nhiễm acid kéo dài, NH3 được tạo thành từ các amino acid trở nên dễ dàng hơn. nếu nó hoạt động đầy đủ có thể bài tiết đến 500 mmol acid 1 ngày dưới dạng NH4+. Tuy nhiên hệ thống này chỉ hoạt động trong vài ngày đầu. + sự bài tiết NH4+ đã giữ lại được Na+ và K+ cho cơ thể. Trong bài tiết H+ dưới dạng H2PO4-và các anion của các acid mạnh như acetoacetat thì đòi hỏi phảI bài tiết đồng thời các cation để duy trì trung hoà điện. Cation chủ yếu là Na+ và K+. vì vậy NH4+ được bài tiết thì sẽ dẫn đến tử vong nhanh chóng. * Cơ chế trao đổi ion: * THT HCO3- ở ống lượn gần: * Bài xuất H+ dưới dạng H2PO4- ở ống lượn xa *Bài xuất H+ dưới dạng NH4+ ở ống lượn xa: Câu 31: đặc điểm về thành phần lipid và glucid ở tổ chức TK: 1. lipid não: - lipid não chiếm 51-54% chất khô của não - khu trú nhiều ở chất trắng, ít hơn ở chất xám. - các thành phần lipid não có : cholesterol, cerebrosid, phospholipid, angliosid. - Khác với các tổ chức khác lipid của TCTK chứa nhiều acid béo ko bão hoà đặc biệt là acid arachidonic. + Cholesterol ở não người lớn là Cholesterol tự do(ko este hoá) còn ở trẻ em và trong bệnh lý có Cholesterol este hoá. + gangliosid có vai trò quan trọng trong tham gia vận chuyển Na+ và K+ qua màng. +Myelin (chứa Cholesterol, phospholipid, sphingolipid) có vai trò quan trọng trong tham gia cấu tạo màng tb thần kink. Nhờ có myelin mà tốc độ dẫn truyền xung động thần kinh nhanh hơn so với không có myelin. 2. glucid: ở TCTK có ít glucid (1%) gồm: glycogen, glucose, galactose.Glucose chủ yếu do máu đưa đến, 1 phần nhỏ do phân cắt glycogen. Hàm lượng glycogen ở TCTK có ít, khoảng 1-1,5 g/kg. ngoài ra não còn có mucopolysaccharid chủ yếu là chondrointinsulfat và glucoprotein. Câu 32: đặc điểm về hô hấp và chuyển hoá glucid ở não: 1.hô hấp:ở não hh diễn ra rất mạnh mẽ. - não chỉ chiếm 2-3% trọng lượng cơ thể nhưng khi nghĩ não sử dụng đến 20-25% tổng lựg oxy mà cơ thể thu được cung cấp(riêng ở trẻ em đến 50%). - trong 1 phút có 53-54 ml máu chảy qua 100g não và 100 g não tiêu thụ khoảng 3,7 ml oxy như vậy toàn bộ não (1500g) sẽ tiêu thụ hết 55,5 ml O2. - trao đổi khí ở não lớn hơn nhiều so với tổ chức khác, ví dụ lớn hơn 20 lần trao đổi khí ở cơ. - cường độ hô hấp ở các vùng não khác nhau : chất trắng thấp hơn 2 lần của chất xám.đặc biệt cao ở vỏ não và tiểu não. Nhu cầu oxy của não giảm khi gây mê, tăng hoạt động chức năng. Như vậy não rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy, thời gian tối đa não chịu thiếu oxy 5-6 phút, quá sẽ tổn thương ko hồi phục. 3. chuyển hoá glucid: – bt glucose là nguồn cung cấp W chủ yếu cho não. trung bình 100g não sử dụng 5mg glucose/1 phút.hơn 90% lượng glucose não tiêu thụ được oxy hoá đến CO2 và H2O. như vậy chủ yếu là chuyển hoá áI khí glucose(theo con đường pentose phosphat là ko đáng kể. – Hàm lượng glucose dự trữ khoảng 750 mg.chỉ đủ dùng trong 10 phút nên nguồn cung cấp glucose cho não là glucose máu vì nồng độ glucose ở não là 0,5g/l còn ở máu là 0,8g/l. - ngoài ra glucose não còn được cung cấp từ glycogen não(0,1%) - Não rất nhạy cảm khi thiếu máu não, oxy, glucose Chuyển hóa áI khí glucose rất mạnh. Nếu thiếu vitamin B1  ứ đọng acid pyruvic  thoáI hoá thần kinh vận động(tê)  rối loạn vận mạch, phù bệnh tê phù. Hoạt động của hexokinase cao hơn ở tổ chức khác 20 lần Đề cương Tổng hợp Hóa sinh (Phần 8) Câu 30: Đặc điểm về thành phần protid ở tổ chức thần kinh: - protid chiếm khoảng 40% trọng lựg khô của não - protid não thường gặp ở dạng kết hợp với lipid là phospholipoproteid vì hàm lựg lipid não cao 1. Protein của não: neuro albumin: 80-90% protein tan của não, chủ yếu là phospholipoprotein. Neuro globulin :5-10% protein tan của não. So với huyết tương thì albumin huyết tương = 60%;neuro albumin= 80- 90%;globulin huyết tương=42%; neuro globunlin=5-10%. Cationic protein: là protein chuyển dịch cathode khi điện ly(pH=10,5- 12). đại diện là histon neuro collagen và neuro elastin: chiếm 8-10% protein đơn của tổ chức thần kinh,khu trú chủ yếu ở chất trắng và hệ thống thần kinh ngoại vi. 2. protein liên hợp: * nucleo protein: là dạng kết hợp kết hợp của protein não với acid nucleic (AND, ARN). Nồng độ acid nucleic chiêm 40-50% các chất hữu cơ của nhân tb não. -số lựg và chuyển hoá acid Nu tăng theo sự phát triển cơ thể, tốc độ tổng hợp pro vì nó mã hoá thông tin cho sự tổng hợp protein. Nồng độ AND và ARN cao nhất ở thời kì bào thai, sau giảm dần. - một vai trò quan trọng khác của A.N là tham gia vào quá trình hình thành trí nhớ và chuyển trí nhớ ngắn hạn đến dài hạn. * lipoprotein: phần lipid chủ yếu là: triglycerid, phospholipid, cholesterol. * proteolipid: là proteid tạp duy nhất được chiết xuất bằng dung môI hữu cơ(hỗn hợp cloroform và mêtanol). -khác với lipoprotein là ở proteolipid có thành phần lipid >protein. -proteolipid có nhiều hơn cả ở myelin và ít hơn ở màng sináp, xoang S. * phospholipoprotein : là peptid tạp có nhóm ngoại là phospho lk este với gốc serin. -chiếm gần 2% protid não cao hơn ở các tổ chức khác - có ở màng của tổ chức thần kinh. * glycoprotein: chia làm hai nhóm theo tỉ lệ glucid và protein -nhóm 1: glucid và dẫn xuất chiếm 5-40%,protein chủ yếu là albumin và globulin. -nhóm 2: 40-85% là glucid, còn phần khác là lipid và protein nên có tên là glycolipoprotein. * protein S-100 và 14-3-2: mới phát hiện được nhưng nồng độ ở não cao hơn ở cơ quan khác hàng trăm lần. - protein S-100: KLPT= 21000.gồm 3 dưới đơn vị. +là protid giàu các aminoacid là Glu, Asp, có nhiều ở neuroglia(85-90%) và ở neuron (10-15%) +các protein này có liên quan đến quá trình nhớ.nồng độ protein S-100 tăng hàng trăm lần ở động vật được luyện tập học. - protein 14-3-2: cũng là protein acid + phân biệt với S-100 là nó khu trú chủ yếu ở neuron(chất xám),có 1 lựg ít ở neuroglia. + hiện nay vẫn chưa rõ vai trò của loại protein này trong việc thực hiện các chức năng của TCTK. *Các peptid của TCTK(neuropeptid): Tác dụng của nó là yếu tố pg hormon hay có tính chất của những hormon đường tiêu hoá. -Hormon điều hoà thyreotropin: +vai trò: tăng ảnh hưởng của acetycholin trên 1 số vùng của bán cầu đại não.có thể thay đổi nhân cách khi đưa vào não thất vì nó có tác dụng như chất kháng bacbiturat. -somatostatin: là một tetradecapeptid có ở nhiều phần của não, có cả ở tụy và ruột. Nếu đưa chất này vào não nó làm thay đổi thực sự nhân cách. Nếu đưa vào 1 trong các vùng của não sẽ gây nên trương lực (catatonic) kéo dài. - các peptid trí nhớ: +Scotophobin: chiết xuất từ não là 1 peptid gồm 15 aminoacid. Vai trò: gây sợ bóng tối và làm cho động vật học sợ bóng tối nhanh hơn. +các encephalin và endorphin: là các peptid khi kết hợp với receptor của opiat(morphin, thuốc mê,…) co tác dụng dược lý giống morphin là làm giảm đau toàn thân bằng cách ức chế hệ thần kinh TW. Các encephalin và endorphin là các mảnh của hormon B-lipotropic tuyến yên. KL: ở động vật có vú hàm lựg protid não lớn hơn ở bất kì cơ quan nào khác, đặc biệt là acid glutamic.tổng hàm lượng aminoacid ở TCTK lớn hơn 8 lần so với hàm lựg của chúng trong máu. Câu 29: các thông số để đánh giá trạng tháI cân bằng acid base; 1. pH -tình trạng cân bằng acid base được thể hiện ở pH, pH là kết quả của cơ chế điều hoà c=a-b trong cơ thể. - giới hạn pH cho sự sống là 6,8-7,8.bình thường pH dao động 7,38-7,42; pH tmạch thấp hơn 1 chút do nồng độ CO2 cao. -pH đo trực tiếp được bằng máy điện cực đo pH. Sự tăng pH máu gọi là nhiễm kiềm máu(pH> 7,42). Sự giảm pH máu gọi là sự nhiễm toan.(pH<7,38) 2. Pco2: - Pco2 là áp suất riêng phần của CO2 ở trạng tháI khí khô. - Pco2 chỉ phụ thuộc vào hệ hô hấp tức thông khí phế nang của phổi theo pt: -bình thường:Pco2 máu động mạch khoảng 40mmHg Co2 tăng gây nhiễm toan máu do giảm thông khí phế nang Co2 giảm gây nhiễm kiềm máu do tăng thông khí phế nang Pco2 đo trực tiếp trên máy bằng điện cực chọn lọc ion hoặc dùng phương pháp nội suy giản đồ của singard-sudersen. 3.Po2: - Po2 là áp lực riêng phần của oxy ở trạng tháI khí khô. - bình thường Po2 ở máu động mạch là 83-108 mmHg + Po2 tăng có thể do thở bằng khí giàu o2 (nếu thở bằng 100% khí o2 thì Po2 = 640 mmHg). Oxygen cao gây ngộ độc do tổn thương nội mạc ở phổi, trẻ em có thể bị mù. + Po2 giảm thường là tình trạng cấp cứu do giảm Po2 trong kk thở vào, giảm diện tích bề mặt của mạng mao mạch phế nang. Po2 được đo trực tiếp trên máy bằng điện cực chọn lọc. 4. Bicarbonat thực: (AB- actual bicarbonat) -AB là nồng độ đo thực tế của bicarbonat trong máu trong đk máu ko tiếp xúc với ko khí, nó tương ứng với pH và Pco2 thực của mẫu máu định lượng. -AB bình thường khoảng 25mmol/lít -AB phụ thuộc nhiều vào Pco2, Pco2 tăng thì AB tăng. 5. Bicarbonat chuẩn (SB – standard bicarbonat): - SB là nồng độ bicarbonat của máu đã được đưa về đk tiêu chuẩn,(Pco2=40mmHg; Po2 bt; t0=370c ; HbO2 bão hoà) -bình thường SB = 25 mmol/lít. - SB thay đổi trong rối loạn do nguyên nhân chuyển hoá. 6. Base đệm (BB-buffer base): -BB là tổng nồng độ các anion đệm trong máu toàn phần (HCO3-, HPO42- ,Hb-,Protein-,…) -BB phụ thuộc vào Pco2 , ảnh hưởng một phần vào nồng độ Hb trong máu. -bình thường BB khoảng 45 mmol/lít. -vì BB phụ thuộc vào [Hb] nên ở mỗi [Hb] có 1 giá trị BB bình thường của máu đó gọi là base đệm bình thường(NBB). NBB tính theo công thức NBB (mmol/lít) = 41,7 + 0,42Hb(g%) NBB là nồng độ base đệm có ở những bệnh nhân với nồng độ Hb hiện thời của họ trong đk : pH=7,4 ;Pco2 = 40 mmHg; HCO3- = 25 mmol/lít; 7.base dư (EB-excess base): EB là giá trị chênh lệch giữa nồng độ hiện thời của base đệm(BB) của máu toàn phần với BB lẽ ra máu phảI có(NBB). Nói một cách khác EB là lượng acid hoặc base thừa hay thiếu (bất thường) trong máu. EB= BB – NBB -bình thường EB (của mẫu máu có pH=7,4;Pco2 =40mmHg) =0 hay 0+- 1,5 EB<0 chỉ sự thiếu base thừa acid EB>0 chỉ sự thiếu acid thừa base 8. độ bão hoà oxygen(O2 Sat-O2 Sturation): - O2 Sat là tỉ lệ phần trăm Hb được gắn oxygen - O2 Sat được tính toán dựa trên cơ sở Po2 và đường cong phân ly HbO2. -bình thường O2 Sat = 90% - Để đo O2 Sat người ta dùng Co-oxymeter để đo trực tiếp độ bão hoà oxygen dựa trên cơ sở đo giá trị thực của các phân đoạn oxyhemoglobin và deoxyhemoglobin. 9. CO2 toàn phần (tco2- total co2): - tco2 là giá trị biểu thị tổng số các dạng CO2 có trong máu được lấy trong đk ko tiếp xúc với kk:bao gồm: +co2 hoà tan +acid cacbonic +bicarbonat - tco2 có thể đo trực tiếp = pp dùng áp kế Vanstyke - trong máu [HCO3-] = 20.[CO2 hoà tan] nên tăng tco2 phụ thuộc chủ yếu vào sự tăng HCO3- - bình thường tco2 = 30 mmol/lít 10. dự trữ kiềm: - là lựg CO2 toàn phần của huyết tương được bão hoà với kk có Pco2 =40 mmHg - DTK có ý nghĩa để đánh giá khả năng liên kết CO2 của huyết tương - Bt DTK= 25-27 mmol/lít Đề cương Tổng hợp Hóa sinh (Phần 9) Câu 33: Đặc điểm về chuyển hoá protid và aminoacid Tốc độ chuyển hoá(tổng hợp và thoáI biến) protid ở các vùng khác nhau của vỏ não cũng khác nhau.chất xám>chất trắng. tốc độ chuyển hoá thay đổi theo trạng tháI chức năng: tăng khi kích thích, giảm khi gây mê. *chuyển hoá aa ở TCTK theo các hướng khác nhau: -aa là nguyên liệu tổng hợp protid và amin có hoạt tính sinh học ở não. -chuyển hoá và biến đổi thành các chất trung gian hoá học(mediators). *tổng hợp aa ở não người rất cao hơn ở máu 8 lần,chủ yếu (75%) là aminoacid acid như acid aspartic, đặc biệt là glutamic acid cao hơn ở bất kì tổ chức, cơ quan nào. *chuyển hoá của acid glutamic diễn ra rất mạnh mẽ ở não. Glu được tạo từ a-cetoglutarat và NH3 nhờ enzym GLDH và đây là cơ chế qt loại bỏ độc tính ò NH3 với TCTK: -Glutamin cũng được tạo ra ở não từ glutamat: đây là con đường chính để loại bỏ độc tính của NH3 và vận chuyển NH3 tới Gan và Thận. -tạo gamma-aminobutyric acid(GABA):khử cacboxyl của Glu tạo ra GABA. Lượng GABA có ở chất xám của não, ở tuỷ sống, có ít hơn ở thần kinh ngoại vi, có tác dụng ức chế dẫn truyền xung động thần kinh. *chuyển hoá acid nucleic: -tổ chức thần kinh có nồng độ ARN cao nhất trong các tổ chức của cơ thể. Tốc độ chuyển hoá ARN phụ thuộc vào hoạt động của tổ chức thần kinh, khi kích thích ngắn thì ARN tăng, kích thích dài thì ARN giảm. -không có sự tổng hợp pyrimidin nucleotid từ CO2 và N2. acid nucleic giữ và truyền thông tin di truyền. -hiện nay người ta cho rằng quá trình hình thành trí nhớ là sự hưng phấn dẫn đến thay đổi của acid nucleic (AND) và đến quá trình tổng hợp protein. *các con đường chuyển hoá của acid glutamic ở tổ chức thần kinh: Câu 35: cấu trúc và tính chất của myosin: 1.cấu trúc: -KLPT=500 000, dài 150-160 nm, 1đầu hình cầu,1 phần đuôI rất dài. -gồm 2 chuỗi polypeptid lớn KLPT 205 000 – 210 000 gọi là chuỗi nặng H xoắn a với nhau và 4 chuỗi nhẹ (L) có KLPT 20 000 -các chuỗi polypeptid này gồm khoảng 1800 aminoacid. Phần lớn H có cấu hình a, phần còn lại cuộn gập lại thành cấu trúc hình cầu.phần hình cầu còn chứa 4 chuỗi nhẹ (L). 2.tính chất của Myosin: a. Myosin có hoạt tính ATPase:được đặc trưng bởi một số tính chất sau: -Ca2+ hoạt hoá và Mg2+ ức chế hoạt tính của enzym ATPase của myosin. -hoạt tính ATPase được duy trì bởi nồng độ KCL. -có 2 pH tối thích là 6,0 và 9,5. -hoạt tính ATPase của myosin phụ thuộc vào 2 nhóm SH trong phân tử myosin. +loại nhóm SH nhạy cảm khi bị khoá lại thì hoạt tính ATPase tăng lên. loại này là chất ức chế thông thường của enzym. +loại nhóm SH thứ 2 bị khoá lại thì hoạt tính ATPase hoàn toàn mất đi. Do đó người ta cho rằng các nhóm SH loại này cần thiết cho quá trình thuỷ phân ATP(nhóm SH xúc tác). - hoạt tính ATPase của myosin được khu trú ở phân đoạn SF1 ở phần đầu của phân tử myosin,và có 2 trung tâm xúc tác chứa hai loại nhóm SH. Các chuỗi L ở đầu có vai trò trong qt gắn ATP và hoạt tính ATPase của phần đầu myosin. ở phần cuối của đầu myosin có một chuỗi là octapeptid(8 aminoacid) có khả năng gắn với ATP là một phần ở trung tâm xúc tác của ATPase b.khả năng kết hợp với actin: -myosin nguyên vẹn tinh khiết gắn với actin ở 2 trung tâm đặc hiệu để tạo thành actomyosin. -khi gắn với actin thì hoạt tính ATPase của myosin thay đổi. - hoạt tính ATPase của myosin được hoạt hoá bởi Ca2+ và ức chế bởi Mg2+ thì hoạt tính ATPase của actomyosin lại được cả hai chất trên hoạt hoá. -trung tâm gắn với actin cũng ở đoạn SF1 nên trung tâm ATPase ở ngay bên cạnh trung tâm gắn actin. Do đó mảnh SF1 có 2 trung tâm là ATPase và tt gắn actin. Câu 36:cấu trúc và tính chất của actin,actomyosin: 1.actin: - actin là một protein co duỗi của tơ cơ, là một protein chính của tơ cơ, chiếm 10-14 % protein toàn phần của cơ vân. -có 2 loại actin : +G- actin: hình cầu,KLPT=46 000 +F- actin: hình sợi, do G- actin trùng hợp. Mỗi G- actin gắn với 1 Ca2+ và 1 ATP hoặc ADP với áI lực cao.sự chuyển actin cầu thành actin sợi xảy ra cùng lúc ATP bị thuỷ phân thành ADP và Pi: n(G- actin-ATP) (G- actin-ADP)n + nPi actin sợi F- actin gồm 2 chuỗi G- actin xoắn lại với nhau thành 1 xoắn kép F- actin. Xoắn kép F- actin có đường kính 60A0, mỗi vòng xoắn có chiều dài bằng 7G- actin. 2.actomyosin: - actomyosin là kq của sự kết hợp giữa sợi actin và myosin trong cơ. - actomyosin có hoạt tính ATPase rất mạnh. Sự hình thành actomyosin có liên quan chặt chẽ với hình thành co duỗi cơ. - mỗi phân tử myosin có thể kết hợp với nF-actin. Dưới kính hiển vi điện tử thấy đầu phân tử myosin gắn với sợi catin để tạo thành các cầu ngang có hình giống như chiếc lưỡi câu. sự hình thành và phân ly của actomyosin liên quan đến sự hình thành và cắt đứt các cầu ngang giữa actin và myosin. sơ đồ: - so với myosin thì actomyosin có độ nhớt thấp hơn.Myosin, actin, và actomyosin là những protein chính của sợi tơ cơ Câu 34: Sự tạo thành và vai trò của 1 số chất trung gian hoá học ở tổ chức TK? *Acetylcholin: -Tổng hợp: Ach được tổng hợp từ cholin và acetylCoA nhừ enzyme cholin acetyl tranferase (cholin acetylase) : Cholin + AcetylCoA  Acetylcholin + HSCoA. Ach được tổng hợp và được chứa trong các xoang sinap ( đường kính 30 – 80 mm). Mỗi bọc nhỏ (xoang) chứa khoảng 40000 phân tử Ach. -Vai trò: Dẫn truyền xung động Tk từ các dây TKVĐộng tới tất cả các sinap của hệ TK phó giao cảm. ở vị trí tiếp xúc của các sợi trục trước hạch với sợi trục sau hạch của hệ TK phó giao cảm. *Catecholamin: Bao gồm adrenalin, noradrenalin, dopamine. -Tổng hợp: Phe  Tyr  DOPA  Dopamin  Noradrenalin  Adrenalin. -Vai trò: + Trên hệ tim mạch: Adrenalin làm giảm mạch cơ xương, cơ tim và co mạch ở da và các tạng ở bong. Noradrenalin làm co mạch toàn thân, tăng huyết áp (điều trị giảm huyết áp, shock chảy máu). + Trên cơ trơn: Adrenalin làm giãn cơ trơn dạ dày, phế quản, bàng quang ( điều trị cơn hen xuyễn ). + Trên C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_cuong_tong_hop_hoa_sinh_6854.pdf