Đề tài Ảnh chủ đạo trên trang nhất báo in

MỤC LỤC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 0

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 0

KHOA BÁO CHÍ 0

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu 2

6. Kết cấu đề tài 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ẢNH BÁO CHÍ 4

1.1. Ảnh báo chí 4

1.1.1. Vài nét về lịch sử ảnh báo chí 4

1.1.2. Khái niệm ảnh báo chí 5

1.1.3. Các tiêu chí sử dụng ảnh báo chí 6

1.2. Ảnh chủ đạo trên trang nhất 10

1.2.1. Vài nét về trang nhất của tờ báo 10

1.2.2. Khái niệm ảnh chủ đạo 11

1.2.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng ảnh chủ đạo 13

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT ẢNH CHỦ ĐẠO TRÊN 18

BÁO THANH NIÊN VÀ TUỔI TRẺ (11/2005 – 2/2006) 18

2.1. Số lượng ảnh chủ đạo 18

2.1.1. Kết quả khảo sát 18

2.1.2 Phân tích kết quả khảo sát 18

2.2. Vị trí ảnh chủ đạo 19

2.2.1. Kết quả khảo sát 19

2.2.2. Phân tích kết quả khảo sát 20

2.3. Kích thước ảnh chủ đạo 21

2.3.1. Kết quả khảo sát 21

2.3.2. Phân tích kết quả khảo sát 21

2.4. Chủ đề của ảnh chủ đạo 23

2.4.1. Kết quả khảo sát 23

2.4.2. Phân tích kết quả khảo sát 23

2.5. Chất lượng ảnh chủ đạo 24

2.5.1. Kết quả khảo sát 24

2.5.2. Phân tích kết quả khảo sát 24

2.6. Chú thích ảnh chủ đạo 25

2.6.1. Kết quả khảo sát 25

2.6.2. Phân tích kết quả khảo sát 26

CHƯƠNG 3: VÀI KIẾN NGHI ĐỂ NĂNG CAO 28

CHẤT LƯỢNG ẢNH CHỦ ĐẠO TRÊN TRANG NHẤT 28

KẾT LUẬN 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4390 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh chủ đạo trên trang nhất báo in, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắt vào không chỉ đó là một bức ảnh sống động và chân thực mà người xem cảm nhận một xúc cảm mãnh kiệt từ “những gì đằng sau bức ảnh” mà không cần chứng kiến, không có mỗi liên hệ nào về huyết thống, quê hương cũng như không gian văn hoá, địa lí hay một lời thuyết minh nào, thì bức ảnh đó có sức sống về thông tin sự kiện và cảm xúc nghệ thuật. Sức sống của ảnh chỉ được quyết định khi phóng viên ảnh ghi được khoẳnh khắc điển hình, bấm máy khi sự kiện, nhân vật lên đến cao trào của tình tiết và cảm xúc. Điều đó có nghĩa là: một bức ảnh ghi được sự kiện nóng hổi lại trong một khoẳnh khắc nghệ thuật thì bức ảnh đó có sức mạnh tác động hơn bất cứ một ngôn ngữ truyền cảm nào. Trưởng ban tổ chức nhiếp ảnh ở Nhật, Kentarosakai khẳng định: “Trong các cuộc thi ảnh quốc tế, chất lượng ảnh được chộn ngày càng theo xu hướng đề cao khoẳnh khắc bấm hình đúng lúc – một đặc trưng riêng của nghệ thuật nhiếp ảnh trong thế giới tạo hình.” [11, 54] Vậy “khoẳnh khắc đúng lúc” có làm ảnh báo chí giống ảnh nghệ thuật không? Cả thực tiễn và và lí luận đều cho rằng: ảnh báo chí không phải là ảnh nghệ thuật. Báo chí đào tạo người phóng viên ảnh chứ không phải là nghệ sĩ nhiếp ảnh. Vì vậy yếu tố thông tin chính là bản chất của ảnh báo chí còn tính nghệ thuật chỉ là thứ yếu. Nói như vậy không có nghĩa là ảnh báo chí không cần có tính nghệ thuật. Ranh giới giữa ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật rất mong manh, “Ảnh báo chí dùng phương pháp phóng sự bằng tư duy thông tin vì vậy yêu cầu tính thông tin cao. Còn ảnh nghệ thuật dùng phương pháp nghệ thuât bằng tư duy sáng tạo nên yêu cầu tính hình tựơng.”[12, 56] Tuy khác về bản chất và hình thức biểu hiện nhưng một tấm ảnh báo chí có thông tin cao lại ghi lại qua trình vận động phát hiện được bản chất sự kiện lại được chụp với góc nhìn nghệ thuật, thu được “khoảnh khắc điển hình” thì giá trị thông tin và thẩm mĩ càng cao, sức sống của bức ảnh càng lâu bền. “Ngày nay thế giới quan tâm đến ảnh nghệ thuật được tạo ra bởi phương pháp phóng sự , có nghĩa là ảnh báo chí được nâng lên thành ảnh nghệ thuật”[12, 57]. Như vậy ảnh thời sự rất cần tính nghệ thuật để nâng cao hiệu quả thông tin nhưng đó phải là thứ nghệ thuật được đẻ ra từ tài năng lựa chọn điển hình của người cầm máy. Có ý nghĩa và phù hợp với nội dung Đã là ảnh báo chí thì phải cung cấp thông tin để bổ sung cho tin, bài được đăng trên báo. Bức ảnh báo chí là sự hướng dẫn đầu tiên đưa độc giả đến với thông điệp mà tác giả muốn truyền đạt. Khi cầm tờ báo trên tay, kênh giao tiếp đầu tiên giữa báo chí và độc giả là ảnh báo chí sau đó mới là tin, bài. Qui tắc đó bắt buộc ảnh báo chí phải phù hợp và liên quan đến nội dung tin, bài. Một bức ảnh không ăn nhập với tin bài thì cho dù có gắn cho nó một dòng chú thích thì cũng không bổ sung thêm được thông tin gì cho tin, bài vì đó chỉ là cách chữa cháy rất vụng về cho cách minh hoạ vụng về không đúng với đặc trưng ảnh báo chí. Những bức ảnh “nhạt chất báo chí” như vậy sẽ làm cho độc giả nhàm chán như đọc từ đầu đến cuối một tin, bài mà vẫn không nhận được thông tin nào. Vì vậy, ảnh báo chí luôn phải là ảnh chủ đề bao quát thông tin mà tin, bài cập nhật. Nếu không bức ảnh đó không những không hoàn thành nhiệm vụ thông tin của mình mà còn gây tâm lí khó hiểu, bối rối cho độc giả làm giảm tính thẩm mĩ mà tính thông tin cho tác phẩm báo chí. Là một phương tiện truyền thông đại chúng hoạt động qui mô toàn xã hội, ảnh báo chí tham gia tìm tòi phát hiện những con người, phương pháp hợp lí nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn. Là một loại hình truyền thông mang trong mình những đặc trưng chung của báo chí: chân thực, đại chúng, thời sự, và là sản phẩm của nền kĩ nghệ, sử dụng nhiều phương tiện kĩ thuật .v.v., thì ảnh báo chí cũng có những đặc trưng riêng mang tính đặc thù: tính tài liệu chân thực và tính thẩm mĩ cao. Đặc trưng đó làm ảnh báo chí có những ưu thế đặc thù mà không một loại hình thông tin nào có được: phản ánh hiện thức bằng hình thức nghệ thuật có tính thời sự và thẩm mĩ cao. 1.2. Ảnh chủ đạo trên trang nhất 1.2.1. Vài nét về trang nhất của tờ báo Ngày nay, giữa các hình thức truyền thông có cạnh tranh rất lớn về tính nhanh nhạy truyền tải thông tin. Yêu cầu “ xem nhanh, hiểu nhanh” của độc giả buộc báo in phải tìm lời giải đáp trong việc sử dụng triệt để ảnh báo chí vào quá trình làm layout (trình bày báo) theo cách hiện đại, để tìm ra một hình thức tối ưu giúp cho độc giả tiếp nhận thông tin một cách khoa học và nhanh nhất. Một trong những yêu cầu của việc trình bày báo là phải thiết kế được trang nhất giàu thông tin và gây ấn tượng. Trang nhất chính là bộ mặt của tờ báo đó, là kênh thông tin giao tiếp đầu tiên giữa độc giả và tờ báo. Đó không chỉ là tinh thần chung của tổng thể tờ báo, chứa đựng những thông tin chính quan trọng nhất mà còn là “mặt tiền” thể hiện “nhan sắc thẩm mĩ” và “ bản sắc riêng của mỗi tờ báo”. Vì vậy có thể đó là trang quan trọng nhất của tờ báo thể hiện tiêu chuẩn để so sánh, đánh giá chất lượng tờ báo này với tờ báo khác trong lòng độc giả. Qui tắc làm báo hiện đại bắt buộc mỗi tờ báo, trang báo, bài báo bắt buộc phải có một điểm nhấn. Điểm nhấn trên tờ báo, trang báo, bài báo được qui định bởi yếu tố: ảnh to và ần tựơng, tít lớn và vị trí được ưu tiên trên mảng báo. Điểm nhấn của một số báo chính là ảnh chủ đạo của bài đinh nằm ở vị trí trung tâm trên trang nhất của tờ báo đó. Thông qua ảnh chủ đạo độc giả sẽ biết được thông tin quan trọng nhất của ngày hôm đó là gì? Khái niệm ảnh chủ đạo Trên cơ sở kết quả nghiên cứu qui trình đọc của viện Poynter 1990 chúng tôi đưa ra khái niệm về ảnh chủ đạo như sau: Ảnh chủ đạo là ảnh có kích thước lớn hơn đáng kể so với các bức ảnh khác có vị trí trung tâm trên trang nhất, chứa đựng thông tin quan trọng nhất của số báo ngày hôm đó. Không ai mua báo chỉ để ngắm, hay đọc một cách ngẫu nhiên mà họ cần thông tin hiệu quả. Muốn độc giả bị thuyết phục người trình bày báo nắm được nguyên tắc làm báo hiện đại và tâm lí tiếp nhận thông tin của độc giả. Dự án EyeTrack ontheNews (viện Poynter 1990) đã nghiên cứu về cách thức đọc báo của công chúng đưa ra một qui trình đọc có tính phổ biến: ảnh à chú thích ảnh à tít à sapo à text (nội dung). Dựa vào qui trình đọc này, người trình bày báo có thể thiết kế trang báo theo các hình thức khác nhau: từ trên xuống, thuận kim đồng hồ, ngược kim đồng hồ. Qua qui trình đọc này có thể thấy rằng: ảnh luôn là yếu tố đầu tiên hút mắt độc giả khi cầm tờ báo, và là tín hiệu đầu tiên trong việc cung cấp thông tin cho độc giả. Vì vậy một bức ảnh đủ lớn, ấn tượng ở vị trí trung tâm trên trang nhất không chỉ cho độc giả biết thông tin chủ đề của tờ báo mà còn là yếu tố quyết định xem độc giả có đọc tiếp tin, bài cũng như bị thuyết phục lựa chọn mua tờ báo đó hay không? Mỗi bức ảnh là một câu chuyện trong đó ảnh lớn và ấn tượng nhất sẽ là câu chuyện chủ đạo của tờ báo. Yếu tố chủ đạo sẽ bao trùm và chi phối các yếu tố khác trong cùng một trang và là tinh thần của một bố cục, một tờ báo. Vì vậy, nếu trang báo “Không có yếu tố chủ đạo thì nó sẽ trở nên lộn xộn và việc độc giả không bao giờ muốn đọc một tờ báo hỗn độn là điều đương nhiên”[5, 95]. Việc sử dụng ảnh chủ đạo trong trình bày báo cũng vậy chỉ cần có bất cứ sự thay đổi thiếu logic nào cũng sẽ làm cho độc giả bối rối. Vì vậy nên luôn luôn duy trì một cơ cấu trình bày theo qui tắc của qui trình đọc không nên thay đổi, phá vỡ qui trình đọc làm độc giả khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin. Ảnh chủ đạo trên trang nhất thường là ảnh phóng sự là chủ yếu. Trong đó thường được dùng với ba hình thức: dạng ảnh thẳng đứng, ảnh ngang và ảnh vuông. Ảnh ngang là được dùng phổ biến nhất vì nó phù hợp và thuận lợi với tâm lí tiếp nhận bằng thị giác của độc giả. Còn ảnh thẳng đứng linh động nhưng ít linh hoạt hơn ảnh ngang vì với hình khối ấn tượng của loại ảnh này người trình bày phải biết cách kết hợp khéo léo với bài viết cũng như bố cục của toàn trang báo. Còn ảnh vuông thì rất hạn chế được dùng vì nó nổi tiếng là nhạt nhẽo về hình thức và bố cục. Về bố cục của ảnh chủ đạo trên trang nhất bao gồm hai phần: ảnh và chú thích ảnh. Trong đó ảnh là phần chính chứa đựng thông tin của nhân vật và sự kiện mà tin bài đề cập, còn phần chú thích ảnh là phần bổ sung thông tin còn thiếu trong ảnh. Hai phần này kết hợp, hỗ trợ cho nhau thành một tác phẩm ảnh báo chí hoàn chỉnh. Nếu chỉ có lời chú thích mà không có ảnh và độc giả sẽ không thể hình dung được thông tin qua một câu chú thích bằng ngôn ngữ viết. Mặt khác một bức ảnh báo chí không có lời chú thích đúng và phù hợp thì nó sẽ làm cho trí tưởng tượng của độc giả hết sức bay bổng không còn củ thể, rõ ràng, chính xác nữa. Điều đó không đáp ứng được tiêu chuẩn bắt buộc của một tác phẩm ảnh báo chí cung cấp thông tin. Nếu ảnh báo chí bất buộc phải có những nguyên tắc khi được sử dụng trên trang báo thì đối với ảnh chủ đạo cũng cần có những nguyên tắc như thế. Ngoài ra do vị trí được “ưu tiên” ở trung tâm trang nhất của số báo nên ảnh chủ đạo phải đáp ứng những tiêu chuẩn riêng về chất lượng cũng như hình thức. Tiêu chí đánh giá chất lượng ảnh chủ đạo a) Nội dung ảnh chủ đạo Do chứa đựng hàm lượng thông tin chủ đề của bài “đinh” trong số báo nên ảnh chủ đạo trước hết phải là bức ảnh giàu tính thông tin và tính thời sự. Muốn vậy, bức ảnh đó phải là hình ảnh “người thực, việc thực” của cuộc sống mà phóng viên ảnh được tận mắt chứng kiến và ghi được hình ảnh “sống động” nhất. Điều đó cũng có nghĩa là trên trang nhất của báo không được dùng những bức ảnh sắp đặt theo ý đồ của tác giả, bởi những bức ảnh đó không bao giờ cho ra đời một thông tin chính xác, khách quan. Vì vậy ảnh chủ đạo phải là bức ảnh rõ ràng, củ thể, chính xác về hình ảnh. Sẽ không ai hình dung được thông tin khi không nhìn thấy ngay cả hình ảnh về nhân vật, sự kiện trong ảnh, về tiêu chuẩn này có một nguyên tắc cho phóng viên khi chụp, đó là: “Mỗi khuôn mặt con ngươì trong bức ảnh phải có kích thước tối thiểu bằng đồng xu”[5, 100], và làm sao để khuôn mặt đặc biệt là ánh mắt đập thẳng trúng tầm nhìn của độc giả càng ngần càng tốt. Ngoài ra một nguyên tắc khi sử dụng ảnh chủ đạo của người biên tập là nên hạn chế sử dụng những bức ảnh “nhạt chất báo chí”. Đó là những bức ảnh “xấu”, tĩnh, nhạt nhẽo và thiếu sáng. Vì hạn chế của việc sử dụng ảnh trên báo in chính là chất lượng ảnh thường kém đi do chất lượng in ấn nhưng không vì thế mà các tờ báo dựa vào điểm yếu này để cố tình đưa những bức ảnh kém chất lượng lên trang nhất. Làm như thế không những họ đã tự tay “giết” chết bức ảnh mà còn làm hỏng chất lượng thông tin, hình thức của tin bài, trang nhất và số báo đó. b) Hình thức ảnh chủ đạo + Kích thước ảnh chủ đạo Đã là ảnh chủ đạo thì nó phải được đóng khung và có kích thước “đủ to, đủ khác” so với các bức ảnh khác trên trang báo. Bởi vì kích thước ảnh chủ đạo càng to thì sẽ tạo thành điểm nhấn trên trang báo cũng là điểm nhấn cho sự chú ý, nên nó sẽ hút mắt độc giả vào bức ảnh. Ngoài ra “Kích thước bức ảnh càng to thể hiện lượng thông tin của nó càng nhiều càng quan trọng”[5, 93]. Vì vậy một nguyên tắc cần tránh về trình bày báo in, đó là sử dụng những bức ảnh cùng kích thước ở gần nhau trên cùng một trang đặc biệt là trang nhất vì nó sẽ làm mất cân đối về bố cục và gây phản cảm về thẩm mĩ. Vì thế, một lời khuyên cho các tờ báo là: hãy mạnh dạn sử dụng những bức ảnh lớn, ấn tượng lên trên trang nhất thay cho nhiều bức ảnh nhỏ để tạo độ tương phản kích thích trí tò mò của độc giả, điều đó sẽ đem lại hiệu quả làm bạn bất ngờ. Đó cũng là cách sử dụng ảnh chủ đạo trong việc làm layout của báo chí hiện đại. Có thể lấy ví dụ trong sự kiện cháy toà nhà ITC ở thành phố Hồ Chí Minh( 213/30/ 10/2002), báo Tuổi Trẻ TP.HCM số ra ngày hôm sau đó toàn bộ trang nhất chỉ có manchette Tuổi Trẻ và các bức ảnh ấn tượng xếp cạnh nhau còn nội dung bài viết ở trong trang 2, 3 [ảnh1, Mục lục]. Quyết định sử dụng ảnh triệt để, táo bạo của toà soạn trong trường hợp ấy đã mang lại hiệu quả lớn: Tuổi Trẻ gây ấn tượng mạnh mẽ tạo vị thế riêng trên sạp báo và trong mắt bạn đọc, làm thêm uy tín và tăng lượng ấn bản trong ngày. + Vị trí ảnh chủ đạo Nguyên tắc thứ hai trong hình thức của ảnh chủ đạo là nguyên tắc về vị trí. Do được sử dụng trên trang nhất nên vị trí của báo chủ đạo phải được ưu tiên ở mảng báo trung tâm. Người đọc báo bao giờ cũng theo qui trình từ trên xuống nên ảnh chủ đạo phải được đặt trên cùng để độc giả nhìn thấy đầu tiên. Một nguyên tắc cần tránh trong việc sắp xếp vị trí của ảnh chủ đạo là không được để ảnh chủ đạo dưới ảnh phụ, vì như thế đồng nghĩa phá vỡ vai trò “điểm nhấn” của nó trên trang báo và làm sai nhiệm vụ “hưỡng dẫn” thông tin cho độc giả của người trình bày báo. + Chú thích ảnh chủ đạo Nguyên tắc thứ ba là ảnh chủ đạo phải có chú thích ảnh. Yêu cầu có chú thích ở ảnh chủ đạo rất quan trọng, khác với ảnh tin minh hoạ ở các trang chuyên mục đã được tin bài bổ sung thông tin, còn bài “đinh” ở trang nhất chỉ giưới thiệu chủ yếu các phần như: tít và sapo và ảnh. Nên thông tin nằm hết ở trang trong của tờ báo. Vì vậy ảnh chủ đạo trở thành địa điểm đầu tiên để độc giả tiếp nhận thông tin chủ đề của tin, bài thông qua nội dung bức ảnh và phần chú thích bổ sung thông tin cho ảnh. Chú thích ảnh có vai trò hướng dẫn độc giả tránh tình trạng hiểu nhầm, sai lệch thông tin, và khẳng định độ chính xác về nguồn gốc thông tin có trong ảnh. Nên một trong những nguyên ýăc đầu tiên của chú thích ảnh phải đảm bảo yếu tố 5W1H như một tin, bài trên báo in. StayKhen – một nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Nga đã công nhận: “Ảnh có địa chỉ đáng tin cậy và có sức thuyết phục hơn vạn lời nói.”[3, 67] Mai Thị Thu Thuỷ trong Đôi điều về chú thích ảnh viết: “Một số báo lớn ở nước ngoài xếp chú thích ảnh ở vị trí thứ ba (Tít - ảnh – chú thích – sapo – text) để đánh giá hình thức một tờ báo hiện đại”[13, 54]. Chính tầm quan trọng của chú thích ảnh đối với ảnh chủ đạo trên trang nhất của báo nên việc viết chú thích làm sao cho chất lượng cũng có những qui tắc riêng. Chú thích ảnh được thể hiện bằng ngôn ngữ viết nên nó cũng phải tuân theo nguyên tắc văn phong báo chí: ngôn ngữ mang tính sự kiện, chân thật, chính xác để thể hiện thông tin mang tính sự kiện. Ngoài ra vì làm chú thích cho ảnh – một hình thức giàu tính nghệ thuật nên ngôn ngữ của nó phải ngắn gọn, súc tích và hấp dẫn thuyết phục. Muốn vậy nó phải kết hợp hài hoà giữa văn phong chính luận và văn học nghệ thuật và đôi khi có thể thêm những lời hóm hỉnh phù hợp cho chú thích sẽ tăng hiệu quả thông tin cho ảnh và bài viết. Vai trò của chú thích ảnh chính là bổ sung, hoàn chỉnh thông tin bằng lời cho bức ảnh vì vậy nguyên tắc viết nội dung chú thích không được nhắc lại những gì đã có trong ảnh. “Vì không ai thèm đọc chú thích khi biết chắc có đọc cũng không thêm được thông tin gì mà nhìn ảnh cũng thấy được”[3,59]. Ví dụ: một bức ảnh chủ đạo về cây xanh mà chú thích của nó là “Cây xanh” thì bức ảnh đó không phải là ảnh báo chí mà chỉ là ảnh phong cảnh nghệ thuật. Nhưng cũng chính bức ảnh đó khi chú thích là: “Cây xanh đầu tiên được phát hiện ở xao Hoả” thì đó lại là ảnh báo chí có tính thời sự vì chú thích ảnh cung cấp thông tin mới “nóng hổi” cho độc giả. Với dòng chú thích đó nó nâng bức ảnh chủ đạo và thông tin thành điểm “nóng” của thông tin dư luận. Về hình thức biểu hiện của chú thích ảnh thường sử dụng theo cấu trúc câu: C – V( chủ - vị), C-V-T (chủ - vị - trạng ngữ) hoặc sử dụng ngôn ngũ văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, thành ngữ). Mặt khác chú thích ảnh phải đảm bảo nguyên tắc ít chữ nhưng tầng ngữ nghĩa dày. Cũng vì thế mà cấu trúc ngữ pháp của câu không tuân theo một mô hình nhất định mà linh hoạt, khi thì một câu, một từ, hoặc cũng có thể là một cụm từ. Về kiểu chữ của chú thích ảnh chủ đạo cũng có nguyên tắc riêng: kiểu chữ nhỏ in nghiêng có tông màu đối lập với màu bức ảnh là hình thức phổ biến nhất trên trang báo hiện nay. Vị trí chú thích cũng vậy: chú thích luôn được đặt gần với ảnh chủ đạo mà không làm ảnh hưởng tới nội dung ảnh. Trong đó vị trí cuối ảnh là đem lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra hình thức của chú thích không nên có chiều dài chạy quá kích thước khung ảnh chủ đạo, để đảm bảo tính thẩm mĩ cho bức ảnh. Do vai trò, vị trí của chú thích đối với ảnh chủ đạo nên trong cách dùng chú thích nó phải theo những nguyên tắc đặc thù. Nên viết chú thích cũng là một quá trình sáng tạo của người phóng viên. Nó không chỉ cung cấp thông tin mà còn nâng cao tính thẩm mĩ nên chú thích ảnh phải hết sức rõ ràng, tránh tình trạng mập mờ, khó hiểu, hoặc mang sắc thái tình cảm như chú thích ảnh nghệ thuật. Vì vậy người phóng viên ảnh không chỉ chụp đẹp mà còn phải có nghệ thuật viết chú thích mang đậm phong cách của loại hình báo chí đặc thù - thông tin bằng hình thức nghệ thuật: ảnh báo chí. Ảnh chủ đạo trên trang nhất là một cách dùng ảnh trên báo hiện đại do nhu cầu của công chúng và đáp ứng xu hướng phát triển tất yếu của báo chí. Ảnh chủ đạo không chỉ cung cấp thông tin chủ đề mà còn mang giá trị thẩm mĩ rất cao, cũng vì thế ảnh chủ đạo ngoài yếu tố chân thật, tự nhiên thì nó phải là bức ảnh đẹp, sống động. Ngày nay, theo cách làm báo hiện đại cùng với Măng – séc, ảnh chủ đạo đang trở thành một phần không thể thiếu trên trang nhất của báo. Việc sử dụng ảnh chủ đạo trên trang nhất của báo đang trở thành yếu khẳng định nên tính chuyên nghiệp, bản sắc riêng về chất lượng nội dung thông tin và hình thức của mỗi tờ báo. CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT ẢNH CHỦ ĐẠO TRÊN BÁO THANH NIÊN VÀ TUỔI TRẺ (11/2005 – 2/2006) Dựa trên những nguyên tắc về ảnh báo chí và ảnh chủ đạo ở chương hai, chúng tôi tiến hành khảo sát tình hình thực tế việc sử dụng ảnh chủ đạo trên trang nhất hai tờ báo ngày tiêu biểu ở Việt Nam: Thanh Niên và Tuổi Trẻ trong thời gian từ tháng 11/2005 đến tháng 2/2006. Chúng tôi tiến hành khảo sát những khía cạnh sau: + Số lượng ảnh chủ đạo + Vị trí ảnh chủ đạo + Kích thước ảnh chủ đạo + Chủ đề của ảnh chủ đạo + Chất lượng ảnh chủ đạo + Chú thích ảnh chủ đạo 2.1. Số lượng ảnh chủ đạo 2.1.1. Kết quả khảo sát K/sát Tuổi Trẻ Thanh Niên Số báo Có dùng ACĐ Số báo Có dùng ACĐ Tổng 95 87 105 99 Tỉ lệ 100% 91,6% 100% 94,3% Bảng 1: Khảo sát số lượng ảnh chủ đạo được dùng trên trang nhất báo TT- TN 2.1.2 Phân tích kết quả khảo sát Tuân thủ nguyên tắc: mỗi trang báo bắt buộc phải có một điểm nhấn, báo hiện đại tạo điểm nhấn chủ yếu cho trang nhất bằng yếu tố Center of Visual Impact (CVI - Trung tâm gây ấn tượng thị giác – khái niệm của Mario Garcia). CVI chủ yếu là các bức ảnh chủ đạo, nhưng trong nhiều trượng hợp có thể là các yếu tố đồ hình, đồ hoạ hoặc tranh ảnh. Từ kết quả khảo sát trên hai tờ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ (11/2005 – 2/2006) chúng tôi thấy rằng: tỉ lệ sử dụng ảnh chủ đạo trên trang nhất của hai số báo tương đương nhau. Trong đó trên báo Thanh Niên với 105 số báo (100%) thì có đến 99 số (94,3%) sử dụng ảnh chủ đạo. Còn 6 số còn lại (5,7%) thì không sử dụng ảnh chủ đạo mà thay vào đó là tranh minh hoạ (5 số) và một số (357/12/2005) sử dụng hai bức ảnh bằng nhau thay cho một ảnh chủ đạo. Trên báo Tuổi Trẻ thì với 95 số báo (100%) có đến 87 số sử dụng ảnh chủ đạo (91,6%) còn 8 số(8,4%) không sử dụng ảnh chủ đạo mà thay vào đó là sử dụng tranh minh hoạ(31, 35/2/2006), một số sử dụng bản đồ (292/12/2005), ba số sử dụng biểu đồ( 268, 269/11/2005, số 9/1/2006), và hai số (303/12/2005, 6/1/2006) sử dụng những bức ảnh bằng nhau thay cho ảnh chủ đạo. Như vậy, thông qua tình hình thực tế việc sử dụng số lượng ảnh chủ đạo trên hai số báo trong một thời gian nhất định cho phép chúng tôi rút ra nhận xét như sau: - Hai tờ báo đã biết khai thác yếu tố ảnh chủ đạo để làm điểm nhấn cho trang nhất của báo. - Tỉ lệ số báo sử dụng yếu tố đồ hình, đồ hoạ thay cho ảnh chủ đạo trên trang nhất là rất ít, cho thấy “điểm yếu” của hai số báo nói riêng cũng như báo chí Việt nam trong việc khai thác thế mạnh của hình thức này, mà báo chí phương Tây sử dụng rất hiệu quả trong việc cung cấp thông tin và hình thức trang nhất của báo. Hiện tượng này cũng có thể giải thích bằng thói quen đọc báo của công chúng Việt Nam, vốn chưa thích ứng được với việc đọc các yếu tố đồ hình, đồ hoạ. 2.2. Vị trí ảnh chủ đạo 2.2.1. Kết quả khảo sát Vị trí Tuổi Trẻ Thanh Niên Số báo Tỉ lệ Số báo Tỉ lệ Trung tâm 65 74,7% 80 80,8% Không T/T 22 25,3% 19 19,2% Bảng 2: Khảo sát vị trí ảnh chủ đạo trên trang nhất báo TN – TT 2.2.2. Phân tích kết quả khảo sát Đã là ảnh chủ đạo thì phải tuân thủ nguyên tắc: ảnh chủ đạo phải được ưu tiên ở vị trí trung tâm trên trang nhất. Vị trí trung tâm của ảnh chủ đạo là ở mảng báo chính giữa trên cùng của trang nhất. Khi độc giả cầm tờ báo thì vị trí của ảnh chủ đạo phải trực diện với tầm nhìn của độc giả. Từ số liệu thống kê về vị trí ảnh chủ đạo trên trang nhất báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ từ tháng 11/2005 đến tháng 2/2006, cho thấy sự tương quan về vị trí ảnh chủ đạo giữa các số trong một tờ báo và giữa hai tờ báo. Do nắm được tầm quan trọng của ảnh chủ đạo đối với trang nhất của báo nên cả hai tờ báo đều khai thác triệt để vị trí ưu tiên trên trang nhất cho ảnh chủ đạo. Trên báo Tuổi Trẻ tỉ lệ ảnh chủ đạo ở vị trí được ưu tiên chiếm 74,7% còn trên Thanh Niên chiếm 80,8%. Những bức ảnh này được nằm trên mảng báo chính giữa trên cùng của trang nhất số báo, tuân thủ nguyên tắc: nằm trên ảnh phụ và đối diện với tầm nhìn của độc giả. Với vị trí đó những bức ảnh chủ đạo luôn đem lại hiệu quả thông tin và tính thẩm mĩ cho trang nhất của báo. Bên cạnh đó, qua số liệu khảo sát của chúng tôi tỉ lệ ảnh chủ đạo ở vị trí không được trung tâm trên trang nhất hai số báo tương đối cao: Tuổi Trẻ là 25,3% còn Thanh Niên là 19,2%. Số lượng những bức ảnh này thường nằm ở những vị trí như: phía trái, phía phải, phía dưới của trang nhất. Trên Tuổi Trẻ trong tổng 25,3% tương đương với 22 số thì có 18 số ảnh chủ đạo nằm ở phía trái và phía phải còn 4 số nằm ở phía dưới trang nhất. Ở báo Thanh Niên trong tổng 19,2% tuơng đương 19 số thì có 4 số( phía phải), 7 số ( phía trái), và 8 số (phía dưới) của trang nhất. Đó là những vị trí không thu hút được tầm nhìn của độc giả và gây khó khăn cho độc giả trong quá trình tiếp nhận thông tin bằng thị giác. Nguyên nhân của thực trạng này chủ yếu là do lỗi của người làm layout không biết khai thác triệt để vị trí của ảnh chủ đạo trên trang nhất mà lại dành cho những yếu tố phụ như: ảnh phụ, tít chính, sapo ở vị trí trung tâm thay cho ảnh chủ đạo. Làm như vậy không những làm trái với nguyên tắc sử dụng vị trí ảnh chủ đạo như điểm nhấn trên trang nhất, gây khó khăn, bối rối cho độc giả khi đọc báo mà còn gián tiếp làm giảm chất lượng thông tin và mĩ quan của trang nhất của số báo đó. 2.3. Kích thước ảnh chủ đạo 2.3.1. Kết quả khảo sát Kích thước Thanh Niên (99số) Tuổi Trẻ (87 số) Đủ lớn 95,9% 88,5% Chưa đủ lớn 4,1% 11,5% Bảng 3:Khảo sát kích thước ảnh chủ đao trên trang nhất báo TT – TN Hình dáng Ảnh ngang Ảnh vuông Ảnh dọc Thanh Niên 48,48% 4,04% 47,47% Tuổi Trẻ 40,23% 6,90% 52,87% Bảng 4: Khảo sát hình dáng ảnh chủ đạo trên trang nhất báo TN – TT 2.3.2. Phân tích kết quả khảo sát Về kích thước: Đã là ảnh chủ đạo thì nó phải tuân thủ nguyên tắc là có kích thước đủ lớn và khác biệt so với những ảnh khác cùng nằm trên trang nhất của báo. Kích thước càng to thì càng khẳng định hàm lượng thông tin cũng như tính chất điểm nhấn của ảnh chủ đạo. Trong tổng 99 số Thanh Niên và 87 số Tuổi Trẻ có ảnh chủ đạo thì đều có kích thước lớn hơn các bức ảnh khác. Tuy nhiên Trong tổng số ảnh chủ đạo ấy lại có tỉ lệ rất lớn ảnh chủ đạo có kích thước lớn khác biệt so với ảnh khác. Số ảnh còn lại tuy kích thước lớn hơn những bức ảnh cùng nằm trên trang nhất nhưng chưa đủ khác biệt tạo thành điểm nhấn trên trang báo. Sử dụng một bức ảnh lớn, ấn tượng luôn đem lại hiệu quả cho nhiều bức ảnh có kích thước bằng nhau. Tỉ lệ lớn ảnh chủ đạo có kích thước đủ lớn khác biệt trên hai số báo cho thấy thế mạnh về kích thước ảnh chủ đạo trên trang nhất đã được chú ý khai thác tạo thành điểm nhấn cho trang báo đem lại hiệu quả thông tin và thẩm mĩ cho số báo. Mặt khác, tỉ lệ ảnh chủ đạo có kích thước chưa đủ khác biệt so với các ảnh cùng nằm trên trang nhất cũng cho thấy hai số báo chưa khai thác triệt để yếu tố kích thước ảnh chủ đạo để tạo điểm nhấn cho trang báo mà tăng kích thước của những yếu tố thứ hai, như: tít chính, sa po…để tạo điểm nhấn. Trường hợp này trong quá trình khảo sát ảnh chủ đạo chúng tôi rút ra những nhận định sau: - Chất lượng ảnh chủ đạo kém nên buộc phải nhấn yếu tố khác thay cho ảnh chủ đạo nên kích thước của nó được thu hẹp lai. - Người trình bày báo để kích thước quá lớn ở các yếu tố phụ, chiếm mất diện tích của ảnh chủ đạo. - Về mặt kích thước, ảnh chủ đạo trên Tuổi trẻ không chiếm diện tích lớn như Thanh Niên. Điều này cho thấy Tuổi trẻ có xu hướng lấy các yếu tố nội dung làm điểm nhấn. - Về hình dáng ảnh chủ đạo, ảnh ngang luôn là ưu tiên số một trên trang nhất vì dễ bố trí nhất. Còn ảnh dọc cũng là một lựa chọn tốt vì nó có hình khối độc đáo nên sẽ có hiệu quả nếu kết hợp khéo léo với bố cục chung. Còn ảnh vuông thì rất hạn c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDBC1122.doc
Tài liệu liên quan