Đề tài Ảnh hưởng các nhân tố vĩ mô lên thị trường chứng khoán Việt Nam

Mục lục

Giới thiệu đề tài

Chương 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán (TTCK)

1. Các khái niệm . . . . 4

1.1 Chứng khoán . . . 4

1.2 Thị trường chứng khoán . . . 4

2. Chức năng và nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán.

2.1 Chức năng của TTCK . . . 4

2.2 Nguyên tắc hoạt động . . . 6

2.3 Các thành phần tham gia TTCK . . 7

Chương 2: Các nhân tố vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam

1. Hệ thống chính sách . . . 9

2. Pháp luật . . . . 12

3. Lạm phát . . . . 14

4. Lãi suất . . . . 21

5. Tỷ giá hối đoái . . . 29

Chương 3: Nhìn lại thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 dưới tác động

của các nhân tố vĩ mô. . . 36

Chương 4: Kiểm định sự phù hợp của mô hình tuyến tính giữa Vnindex và các

nhân tố vĩ mô. . . . 38

Kết luận

Tài liệu tham khảo

pdf50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3531 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng các nhân tố vĩ mô lên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự phát triển kinh tế, xã hội. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến TTCK. Do đó, những nguyên nhân gây ra lạm phát cũng tương quan với những nguyên nhân gây suy giảm TTCK. Hiện nay Việt Nam đang phải chịu đồng thời bốn dạng lạm phát do những nguyên nhân sau: Lạm phát do tiền tệ: là một lượng cung tiền lớn đã được đưa vào lưu thông. Chẳng hạn do NHTW tung nội tệ ra để mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước, hay do chỉnh phủ thục hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, lúc này tiền được bơm ra để giúp vốn cho các Doanh nghiệp, hoặc chinh phủ in tiền để bù đắp khoản thâm hụt ngân sách của mình.... Lạm phát do cầu kéo (demand - pull inflation ): xảy ra khi mức tổng cầu tăng trong khi tổng cung không đổi hay nhanh hơn so với mức cung. Lúc đó một lượng tiền lớn được dùng để mua một lượng hàng hóa không tương xứng làm cho giá cả tăng lên. Chênh lệch giữa cung cầu càng lớn thì giá càng tăng nhiều 17 Lạm phát do chi phí đẩy (Cost – push inflation): xảy ra do tăng chi phí và có thể phát triển ngay cả khi thất nghiệp và việc sử dụng nguồn lực thấp. Vì tiền lương (tiền công ) thường là chi phí sản xuất quan trọng nhất, sự gia tăng tiền lương không phù hợp với tăng trưởng năng suất có thể khơi mào cho quá trình lạm phát vì lúc này để bảo toàn mức lợi nhuận, các xí nghiệp tăng giá thành sản phẩm làm cho mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên. Lạm phát “ngoại nhập”: do giá các sản phẩm trên thị trường thế giới tăng ảnh hưởng đến giá sản phẩm trong nước. Ngoài bốn nguyên nhân trên, còn có một nhân tố khác góp phần tăng áp lực lên lạm phát, đó là đầu cơ, cố tình làm tăng giá để thu lợi. Để thấy rõ mối tương quan giữa lạm phát và chứng khoán, ta sẽ đi sâu vào phân tích sự tác động của lạm phát đến thị trường chứng khoán như thế nào. 3.4. Tác động của lạm phát đến thị trường chứng khoán: Giá cả và lạm phát tăng cao ở nước ta thường do nhiều nguyên nhân khác nhau và mỗi nguyên nhân lại chiếm ưu thế trong từng thời kỳ nhất định. Khi lạm phát xảy ra, giá cả của nền kinh tế tăng lên (được biểu hiện qua CPI). Như đã nói ở trên, các nước trên thế giới thường dùng chỉ số giá tiêu dùng CPI để đo lường lạm phát. Thông thường, CPI ôn hòa ổn định ở mức khoảng 5% là điều kiện lí tưởng để TTCK hoạt động bình thường, tránh các đợt biến động mạnh trong giả định các nhân tố khác liên quan đến TTCK không đổi. Nhưng một khi CPI tăng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đếnTTCK. Trước hết chúng ta hãy nói đến lạm phát do cầu kéo, nó xảy ra khi tổng cầu tăng trong khi tổng cung không tăng hoặc là tăng chậm hơn tổng cầu. Lúc đó, để mua một lượng hàng hóa khan hiếm, người tiêu dùng phải chi ra một lượng tiền lớn, dẫn đến giá cả tăng vọt lên. Điều này khiến nhà đầu tư phải cân đối lại nguồn tiền để đầu tư và để đảm bảo nhu cầu sống của họ. Do đó 18 sẽ làm một lượng tiền trên TTCK giảm đi, số lượng giao dịch chứng khoán ít hơn. Chưa kể đối với một số mặt hàng như xăng dầu, giá cả tăng cao sẽ ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng, chính phủ buộc phải chi tiêu thêm tiền để hỗ trợ giá cho các doanh nghiệp nhằm ổn định giá bởi xăng dầu ảnh hưởng hầu hết đến quá trình sản xuất của các DN và người tiêu dùng, điều này làm cho lượng tiền lưu thông hoạt động trên thị trường tăng lên khiến lạm phát có lý do tiếp tục tăng. Tình trạng này càng làm nhà đầu tư thêm hoang mang, họ e dè hơn trong việc đầu tư vào TTCK vì sợ rủi ro cao. Việc lạm phát do chi phí đầu vào, nguyên vật liệu tăng lên là yếu tố khách quan, làm cho chi phí sản xuất cũng như vốn đầu tư của nhiều dự án tăng. Lúc này CPI tăng sẽ trực tiếp làm tăng khó khăn cho các doanh nghiệp gắn với việc phải tăng lãi vay tín dụng, tăng lương, tăng chi phí đầu vào khác, từ đó làm tăng chi phí sản xuất và giá bán đầu ra. Điều này làm giảm lợi nhuận kinh doanh và lợi tức cổ phiếu, gây khó khăn cho các doanh nghiệp và có nguy cơ đổ vỡ các kế hoạch, hợp đồng kinh doanh nhiều hơn… Bên cạnh đó, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp kém sáng sủa nên làm cho chứng khoán của các doanh nghiệp kém hấp dẫn đi, đồng nghĩa với việc giảm sút nhiệt tình đầu tư và sự sôi động của TTCK. Ngoài ra, chi phí đầu vào tăng làm vốn đầu tư của nhiều dự án tăng, mà chất lượng của dự án không cao do đầu tư kém hiệu quả dẫn đến tỷ suất sinh lợi của dự án thấp. Tất yếu làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, có khi dẫn đến nguy cơ phá sản. Điều này làm niềm tin của nhà đầu tư vào các doanh nghiệp thực hiện dự án và cả các cơ quan quản lý giảm xuống đáng kể. Khi đó các nhà đầu tư sẽ có xu hướng tháo chạy ra khỏi thị trường để bảo vệ vốn của mình, góp phần đẩy giá chứng khoán của doanh nghiệp xuống thấp, làm cho thị trường chứng khoán mất điểm mạnh. 19 Trong thời đại toàn cầu hóa, yếu tố ngoại nhập đóng vai trò rất lớn, ảnh hưởng đến nền kinh tế. Việc giá cả các sản phẩm trên thị trường thế giới tăng ảnh hưởng đến những mặt hàng có nguyên vật liệu phải nhập khẩu, dẫn đến giá cả chung của nền kinh tế tăng, gây ra lạm phát “ngoại nhập”. Điển hình là lạm phát những tháng cuối năm 2007, đầu năm 2008, giá xăng dầu thế giới tăng…, giá các kim loại cũng tăng điển hình là thép. Khi đó chi phí đầu vào của các DN tăng, tuy giá cả đầu ra tăng nhưng không kịp so với chi phí đầu vào, khiến cho lợi nhuận của DN sụt giảm. Đối với một số DN lớn hoặc các DN sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, tuy họ có thể tăng tương ứng giá bán để bù lại việc tăng giá của các nguyên liệu đầu vào vì không sợ sụt giảm lượng cầu, tuy nhiên nếu điều này được các DN lạm dụng quá cao sẽ khiến lạm phát càng trở nên trầm trọng thêm mà thôi. Xét trên yếu tố lạm phát do lượng cung tiền lưu thông bên ngoài tăng quá mức, nhìn trên lý thuyết thì chúng ta có thể tưởng như rằng thị trường chuẩn bị đón nhận một lượng vốn nữa, tuy nhiên khi một lượng tiền tệ được tung ra quá mức trong lưu thông, làm cho đồng tiền bị mất giá, người dân không muốn giữ tiền mặt hay gửi tiền vào ngân hàng, cũng như họ không muốn đầu tư vào chứng khoán mà chuyển sang nắm giữ vàng, bất động sản, ngoại tệ… (tức họ chuyển sang một kênh đầu tư khác) khiến một lượng vốn nhàn rỗi đáng kể của xã hội nằm im dưới dạng tài sản “chết”. Lúc này nhà đầu tư không còn mặn mà với chứng khoán nữa khi mà chỉ số lạm phát cao hơn mức sinh lợi khi mua cổ phiếu. Tình trạng này dẫn đến việc thiếu vốn đầu tư, dòng tiền đổ vào TTCK giảm sút, ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng, mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp vốn xem nguồn vốn từ TTCK là một nguồn quan trọng trong các dự án cũng như cho quá trình hoạt động sản xuấ của mình, dẫn đến giá chứng khoán của doanh nghiệp niêm yết sụt giảm. Thêm nữa việc các nhà đầu tư cũng không muốn bỏ tiền của mình vào việc mua chứng khoán vì đồng tiền đang mất giá làm TTCK càng ảm đạm hơn, 20 việc thiếu vốn vào thị trường, tính thanh khoản thị trường từ đó cũng giảm. Trên TTCK, tính thanh khoản có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý nhà đầu tư, từ đấy làm cho chỉ số VN-index giảm khi mà các giao dịch diễn ra không mấy sôi động do tâm lý e sợ các nhà đấu tư. Nói một cách khác, vì lạm phát tăng cao do việc cung tiền quá mức khiến đầu tư chứng khoán không còn là kênh sinh lợi đáng mong đợi của các nhà đầu ttư nữa. Ngoài ra, hiện tượng đầu cơ cũng góp phần tăng áp lực lên TTCK trong thời kì lạm phát. Năm 2007, VN có những mặt hàng đã sản xuất đủ cho nhu cầu trong nước cũng như ngoài nước nhưng biện pháp quản lý không tốt đã bị các nhà đầu cơ đẩy giá lên để trục lợi như trường hợp đầu cơ giá gạo…. Điều này làm các nhà đầu tư mất niềm tin. Các doanh nghiệp khi đó phải tăng chi phí quản lý, chi phí sản xuất kinh doanh, với các doanh nghiệp quản lý kém dẫn đến lỗ, thậm chí phá sản. Các nhà đầu tư lúc đó sẽ thu hồi vốn về đề phòng rủi ro có thể gặp phải từ các doanh nghiệp này. Trên thị trường chứng khoán lúc đó, cung chứng khoán sẽ nhiều hơn cầu, dẫn đến giá chứng khoán giảm, gây bất lợi cho TTCK. Nói tóm lại, khi lạm phát tăng cao do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra cũng là lý do khiến TTCK suy giảm. Việc lạm phát tăng cao, không được khống chế sẽ làm cho nhà đầu tư mất niềm tin và họ sẽ không dám đầu tư trên TTCK do sợ rủi ro. Hậu quả là các doanh nghiệp khó huy động thêm vốn cđưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh do TTCK mất đi tính thanh khoản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trbưởng kinh tế. Còn TTCK sẽ mất đi ý nghĩa của nó là một kênh huy động vốn của các tổ chức kinh tế và của cả Nhà nước. Chưa kể những hậu quả khác như mất niềm tin của cả nhà đầu tư nước ngoài do thấy Việt Nam không còn là môi trường đầu tư hấp dẫn. TTCK Việt Nam còn non trẻ, trong 10 năm hoạt động và các nhà đầu tư chứng khoán có thói quen “lướt sóng” nên không quan tâm đến lạm phát mà 21 chỉ quan tâm đến giá cả, tình hình của doanh nghiệp mà mình đầu tư. Nhưng lạm phát có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến TTCK, làm cho TTCK mất điểm liên tục trong một thời gian dài lạm phát như đã phân tích ở trên. Qua đó, nếu các nhà đầu chứng khoán cũng như các doanh nghiệp nắm bắt được những tác động của lạm phát đến TTCK sẽ có những giải pháp làm giảm thiểu rủi ro cho chứng khoán mà mình nắm giữ và giúp TTCK vẫn phát huy là kênh huy động tốt cho các doanh nghiệp trong việc sản xuất kinh doanh cũng như dự đoán trước những chính sách mà nhà nước ban hành để kiềm chế lạm phát khiến nhà đầu tư khỏi hoang mang và mất niềm tin. Lạm phát diễn ra cao trong 2 năm 2007-2008, nó đã gây ra những ảnh hưởng lớn đến TTCK, làm giá chứng khoán của một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi lạm phát rớt giá liên tục. Từ năm 2009 đến 10 tháng đầu năm 2010, lạm phát giảm nhiều so với năm 2007, 2008. Tôi không thể khuyên gì cho các doanh nghiệp. Chỉ có điều doanh nghiệp nên đặt biến động giá cả và lạm phát như một biến số thường xuyên, quan trọng hàng đầu trong kế hoạch và chiến lược sản xuất kinh doanh của mình, cả biến động giá “đầu vào” cũng như biến động giá “đầu ra”, cả biến động thị trường hàng hóa lẫn thị trường tài chính, cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài để sẵn sàng ứng phó trong mọi trường hợp, tránh chỉ kêu ca trước các biến động đó. 4. Lãi suất 4.1. Khái niệm lãi suất: Lãi suất hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng, là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc 22 sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu. Trong đời sống hàng ngày chúng ta cũng gặp rất nhiều loại lãi suất khác nhau như lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất danh nghĩa - lãi suất thực, lãi suất trần - sàn. Sự phân biệt các loại lãi suất này dựa trên sự liên quan đến vai trò công cụ của chính sách tiền tệ, chỉ số lạm phát hoặc kỳ hạn và rủi ro của mỗi loại chứng khoán. Tuy nhiên một điều quan trọng là hầu hết các loại lãi suất này đều diễn biến theo nhau. 4.2. Tác động của lãi suất lên thị trường chứng khoán: Các ngân hàng thương mại phải tính toán tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi (dự trữ của ngân hàng) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và họ có một tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi an toàn tối thiểu. Tỷ lệ này ngoài quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của Ngân hàng thương mại (NHTM) và dự trữ của ngân hàng thường lớn hơn dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương (NHTU) quy định. Khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt thực tế của ngân hàng thương mại giảm xuống đến gần tỷ lệ an toàn tối thiểu thì họ sẽ phải cân nhắc việc có tiếp tục cho vay hay không vì buộc phải tính toán giữa số tiền thu được từ việc cho vay với các chi phí liên quan trong trường hợp khách hàng có nhu cầu tiền mặt cao bất thường: Nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơn lãi suất thị trường thì NHTM sẽ tiếp tục cho vay đến khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm đến mức tối thiểu cho phép vì nếu thiếu tiền mặt họ có thể vay từ NHTU mà không phải chịu bất kỳ thiệt hại nào. Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, các NHTM không thể để cho tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm xuống đến mức tối thiểu cho phép, thậm chí phải dự trữ thêm tiền mặt để tránh phải vay tiền từ NHTU với lãi suất cao 23 hơn lãi suất thị trường khi phát sinh nhu cầu tiền mặt bất thường từ phía khách hàng. Do vậy, với một lượng tiền cơ sở nhất định, bằng cách quy định lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, NHTU có thể buộc các NHTM phải dự trữ tiền mặt bổ sung khiến cho số nhân tiền tệ giảm xuống (vì bội số của tiền gửi so với tiền mặt giảm) để làm giảm lượng cung tiền. Điều này sẽ làm giảm tính thanh khoản của TTCK. Đồng thời, với một lượng cung tiền hạn hẹp, TTCK sẽ khó có sự khởi sắc. Ngược lại, khi lãi suất chiết khấu giảm xuống thì các NHTM có thể giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt và do vậy số nhân tiền tệ tăng lên dẫn đến tăng lượng cung tiền ra thị trường. Điều này, xét về mặt nào đó có tác động tích cực đến TTCK. Để làm rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ đi vào phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đối với sự phát triển của TTCK Việt Nam mà cụ thể ở đây là xem xét sự thay đổi của lãi suất chiết khấu. Ảnh hưởng của việc gia tăng lãi suất: Khi NHTU tăng lãi suất chiết khấu, việc này sẽ không tác động ngay lập tức lên thị trường chứng khoán. Thay vì vậy, lãi suất chiết khấu lại có những tác động trực tiếp theo cách của riêng nó. Nó khiến cho việc vay tiền của NHTM từ NHTU trở nên đắt hơn. Tuy nhiên, sự gia tăng lãi suất chiết khấu không chỉ dừng lại ở đó, nó còn tạo nên tác động lan truyền ảnh hưởng đến hầu hết các cá nhân và doanh nghiệp. Đối với khách hàng tiêu dùng cá nhân: Khi lãi suât tăng, đối với các cá nhân vay tiền ngân hàng, khoản vốn vay của họ lúc này sẽ có chi phí cao hơn, thêm vào đó khách hàng cá nhân bị ảnh hưởng thông qua việc tăng lãi suất của thẻ tín dụng, do đó họ phải tính toán và xem xét lại một cách kĩ lưỡng khả năng thanh toán nợ và lãi vay để cuối 24 cùng đưa ra các quyết định vay. Điều này sẽ làm hạn chế mức vay nợ xuống trong khi chi phí tiêu dùng hàng ngày cũng đắt hơn từ đó làm giảm túi tiền chi tiêu của người tiêu dùng. Đối với doanh nghiệp: Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng gián tiếp từ những phản ứng của người tiêu dùng. Khi người tiêu dùng chi tiêu ít hơn thì dĩ nhiên sẽ dẫn đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp giảm tương ứng. Thị trường yếu kém làm cho hoạt động sản xuất và quy mô của doanh nghiệp không được sử dụng hết công suất hoặc có thể lượng vốn đầu tư để nâng cấp mở rộng quy mô sản xuất ít dần đi sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng cao đồng thời doanh thu lại giảm. Trong thực tế các doanh nghiệp cũng phải vay tiền từ các tổ chức tính dụng để duy trì hoạt động và mở rộng sản xuất. Một khi lãi suất tăng lên, tức các khoản vay từ ngân hàng trở nên đắt hơn thì các doanh nghiệp sẽ có tâm lý “ngại” vay tiền vì khi này chi phí cao hơn cho các khoản vay. Với một doanh nghiệp trong thời kỳ tăng trưởng thì điều này có thể tác động nghiêm trọng. Một số rơi vào tình trạng khó khăn do không chịu nổi tăng giá đầu vào, một số thì điêu đứng song không tuyên bố phá sản, số còn lại thì cố vay lãi suất cao để duy trì sản xuất, mà như thế thì độ rủi ro sẽ rất cao. Chi phí cao, để bù lại khoản tăng thêm này, doanh nghiệp phải tăng giá bán nếu không muốn lợi nhuận bị giảm hoặc cũng có thể doanh nghiệp buộc phải cắt giảm tối đa chi phí hoặc phải thu hẹp phạm vi hoạt động. Bên cạnh đó, NHTƯ tăng lãi suất cũng có thể là đang thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm giảm lượng cung tiền ra ngoài thị trường. Lúc này, một số DN nếu muốn tiếp tục có nguồn vốn đầu tư cho các dự án của mình, có thể “chịu” được mức lãi suất cao nhưng chưa hẳn đã tiếp cận được nguồn vốn vì lúc này lượng cung tiền đang bị kiểm soát. Ở Việt Nam có đến 80% doanh nghiệp là các doanh ngiệp 25 vừa và nhỏ, việc chịu chi phí vay cao là đã khó chứ chưa nói đến việc vay được vốn khi tiền tệ bị thắt chặt. Đối với dòng tiền trực tiếp vào thị trường chứng khoán, chi phí vốn của nhà đầu tư sẽ cao hơn dù là dưới hình thức vay mượn trực tiếp hay gián tiếp qua hình thức danh nghĩa khác (qua quỹ đầu tư......) điều này đồng nghĩa với việc WACC của Doanh nghiệp tăng và lãi suất phi rủi ro tăng, điều này tác động đến việc định giá cổ phiếu. Giá cổ phiếu sẽ giảm khi lãi suất chiết khấu tăng. Vậy với đặc thù nền kinh tế nước ta, việc tăng lãi suất ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp. Đối với tâm lí nhà đầu tư: Đối với các nhà đầu tư, điều họ mong muốn vào khoản đầu tư của mình là tối đa hóa giá trị khoản đầu tư này, điều này phụ thuộc vào lợi tức và giá trị tăng thêm của nó hay cả hai. Tất nhiên đối với một nhà đầu tư, khi kì vọng về sự tăng trưởng thông qua kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không như mong đợi, dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp bị "nghi ngờ" thì sự đánh giá về doanh nghiệp lúc này không còn cao như trước. Hơn nữa, đầu tư vào cổ phiếu lúc này có thể được xem là rủi ro hơn so với việc đầu tư vào các lĩnh vực khác. Khi NHTƯ công bố tăng lãi suất chiết khấu thường sẽ kèm theo là các chứng khoán chính phủ mới được phát hành thí dụ như trái phiếu chính phủ với lãi suất cao hơn. Đây được xem là cơ hội đầu tư an toàn nhất. Tiếp theo việc tăng lãi suất chiết khấu và lãi suất trái phiếu chính phủ tăng, để giữ khách hàng các tổ chức tín dụng phải tăng lãi suất huy động (lãi suất tiền gửi) để cạnh tranh với lãi suất trái phiếu. Việc gửi tiền với lãi suất cao làm cho các nhà đầu tư “thích thú” hơn việc đầu tư và chứng khoán vì gửi tiền vào Ngân hàng đối với họ rủi ro ít hơn và lợi nhuận là nhìn thấy trước mắt và có sẵn. Khi đó lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư và tổ chức sẽ dịch chuyển nhiều về Ngân hàng và Kho bạc, lượng tiền bỏ 26 vào TTCK giảm tức đã gián tiếp kéo VN - Index giảm do tính thanh khoản lúc này của thị trường là rất thấp. Lấy ví dụ và những tháng đầu năm 2008, các Ngân hàng khi này đã “đua nhau” tăng lãi suất tiền gửi có khi lên đến trên 20%/năm khi NHTU gỡ bỏ mức trần lãi suất. Thị trường chứng khoán liên tiếp đi xuống khiến nhiều nhà đầu tư không mặn mà với các buổi giao dịch, họ đã rút vốn ra khỏi thị trường, chuyển sang tính theo mức lãi không kỳ hạn (gửi tiết kiệm 1-3 tháng) hoặc chuyển dòng vốn sang vàng, bất động sản..... Lãi suất huy động tiền đồng 14-15% mỗi năm, tiền gửi ngân hàng có lợi nhuận hơn và ít rủi ro hơn, nên dòng vốn có thể tạm thời rời xa chứng khoán, nhà đầu tư sẽ rút vốn gửi vào các ngân hàng, khiến cho thị trường sụt mạnh và lâu hơn, đồng thời làm giảm tính thanh khoản. Nói một cách tổng quát thì, NHTW tăng lãi suất chiết khấu, lãi suất phi rủi ro cũng tăng theo, và do đó tổng tỷ suất sinh lợi đầu tư đòi hỏi cũng sẽ tăng. Do vậy, nếu phần bù rủi ro đòi hỏi giảm trong khi tỷ suất sinh lợi tiềm năng vẫn 27 như cũ hoặc thậm chí là thấp hơn, thì nhà đầu tư sẽ cảm thấy đầu tư vào cổ phiếu trở nên rủi ro hơn và kết quả là họ sẽ chuyển tiền của mình vào các lĩnh vực đầu tư khác. Đối với chi phí giao dịch ký quỹ: Với giao dịch ký quỹ, nhà đầu tư có thể sử dụng tín dụng do công ty chứng khoán cung cấp, mức tín dụng được bảo đảm bởi tiền mặt hoặc chứng khoán (được xem như tài sản thế chấp) và nhà đầu tư phải trả lãi suất. Nói cách khác, nhà đầu tư vay tiền của công ty chứng khoán để mua cổ phiếu. Và nhà đầu tư chỉ chi ra một phần nhỏ của số tiền để mua cổ phần, số tiền còn lại họ vay nhà môi giới, trên cơ sở ngắn hạn. Việc tăng lãi suất làm tăng chi phí trong giao dịch ký quỹ. Khi chi phí tăng, lợi nhuận biên bắt đầu trông kém hấp dẫn, ít thu hút giới đầu tư tham gia thị trường. Kết quả là khối lượng giao dịch giảm đi, đồng thời giảm tính thanh khoản cho thị trường. Ảnh hưởng đến giá cổ phiếu: Như chúng ta đã biết, một trong những cách để định giá một doanh nghiệp chính là đưa tất cả các dòng tiền kỳ vọng trong tương lai chiết khấu về hiện tại. PV(công ty) = PV(dòng tiền kỳ vọng trong tương lai) Lấy giá trị của doanh nghiệp chia cho số lượng cố phần đang lưu hành ta có giá trị một cổ phần. Giá chứng khoán thay đổi tuỳ theo các kỳ vọng khác nhau của nhà đầu tư về công ty ở các thời điểm khác nhau. Do đó mà nhà đầu tư sẵn sàng mua hoặc bán cổ phần ở các mức giá khác nhau. Một khi doanh nghiệp bị thị trường nhìn thấy là sẽ cắt giảm các chi phí đầu tư tăng trưởng hoặc là doanh nghiệp đang tạo ra lợi nhuận ít hơn vì chi phí vay nợ tăng cao hoặc là doanh thu sụp giảm do người tiêu dùng tiêu thụ ít sản phẩm thì dòng tiền tương lai được dự đoán sẽ giảm đi. Và hệ quả là giá cổ phần của doanh nghiệp sẽ thấp xuống. 28 Bên cạnh đó, lãi suất tăng cũng khiến cho lợi suất kỳ vọng trên thị trường chứng khoán phải tăng do nhà đầu tư đòi hỏi lợi suất đầu tư chứng khoán cao hơn (r tăng lên). Trong bối cảnh này, giá thị trường của cổ phiếu sẽ bị sụt giảm. Công thức định giá doanh nghiệp: PV = + Khi FCF trong tương lai được dự đoán giảm đi sẽ làm PV hiện tại của công ty được định giá thấp xuống. Cũng như, khi nhà đầu tư đòi hỏi mức tỉ suất sinh lợi r cao hơn. Và một khi giá trị công ty bị định giá thấp, giá cổ phần của công ty cũng sẽ sụt giảm. Nếu số lượng doanh nghiệp trên TTCK có sự sụp giảm này đủ lớn thì xét toàn bộ thị trường, chỉ số thị trường chứng khoán sẽ giảm. Chúng ta vừa phân tích tác động của sự gia tăng lãi suất đến TTCK. Nhìn chung, lãi suất tăng gây ảnh hưởng không tốt đến các doanh nghiệp nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung, làm giảm tính thanh khoản của thị trường, tăng mức tỉ suất sinh lợi đòi hỏi khiến giá chứng khoán sụt giảm làm cho thị trường chứng khoán kém hấp dẫn đi đối với các nhà đầu tư. Ngược lại, với lãi suất giảm lại có tác động khá tích cực đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn. Tuy nhiên, sự dao động của lãi suất không phải luôn được tiếp theo bởi sự phản ứng tương đương và trái ngược của giá cổ phiếu. Chỉ khi nào lãi suất phản ánh xu hướng chủ đạo trong lạm phát, nó mới trở thành thước đo hiệu quả sự dao động của TTCK. Trong trường hợp lãi suất tăng mà đầu tư vào TTCK mang lại nhiều lãi thì lạm phát không phải là một vấn đề nghiêm trọng, lúc này lãi suất tăng là do nền kinh tế tăng trưởng. Qua đây cũng có thể kết luận rằng lãi suất có tác động gián tiếp làm TTCK chao đảo nhưng 29 một mình nó cũng không thể quyết định toàn bộ diễn biến của thị trường được. 5. Tỷ giá hối đoái 5.1. Định nghĩa: Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là tỷ lệ trao đổi của hai đồng tiền giữa hai quốc gia, là giá của một đồng tiền nước này tính bằng một đồng tiền nước khác. Thông thường tỷ giá hối đoái được biểu diễn thông qua tỷ lệ bao nhiêu đơn vị đồng tiền nước này (nhiều hơn một đơn vị) bằng một đơn vị đồng tiền của nước kia. Có 2 cách để định nghĩa tỷ giá hối đoái là số lượng ngoại tệ nhận được khi đổi một đơn vị ngoại tệ, hoặc bằng số lượng nội tệ nhận được khi đổi một đợn vị ngoại tệ. Ví dụ: khi 1 USD đổi được 20.000 VND, ta có thể nói e = 20.000VND/USD (1) hoặc e = 1/20.000 USD/VND (2) Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi chọn cách định nghĩa (1) tức tỷ giá hối đoái là giá của đồng ngoại tệ tính theo đồng nội tệ trong những phần tiếp theo. 5.2. Phân loại: 5.2.1 Tỷ giá hối đoái chính thức và Tỷ giá hối đoái thị trường. Tỷ giá chính thức là tỷ giá do NHTW công bố làm cơ sở để hình thành tỷ giá thị trường. Tỷ giá thị trường là tỷ giá được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu ngoại hối. 5.2.2 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và Tỷ giá hối đoái thực tế. 30 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá hối đoái không xét đến tương quan giá cả hay tương quan lạm phát giữa hai nước. Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá hối đoái có xét đến tương quan giá cả giữa hai nước hoặc tương quan tỷ lệ lạm phát giữa hai nước. 5.2.3 Tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra Là tỷ giá được niêm yết tại các Ngân hàng thương mại và dùng để giao dịch mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng và khách hàng Ngoài ra còn có Tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản, Tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa, Tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn. 5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá: 5.3.1 Quan hệ cung cầu về ngoại tệ: Nếu xét tiền tệ trên khía cạnh là một hàng hóa thông thường thì giá trị của nó sẽ được xác định dựa trên mối quan hệ về cung cầu. Và khi đó nếu cung ngoại tệ mà lớn hơn cầu ngoại tệ, lúc này trên thị trường sẽ dư thừa ngoại tệ, điều này làm tỷ giá giảm. Ngược lại khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung, tức là thị trường đang khan hiếm ngoại tệ, điều này sẽ làm tăng tỷ giá lên. 5.3.2 Độ lệch về lãi suất Mức chênh lệch về lãi suất giữa các nước là yếu tố tiếp theo ảnh huờng đến TGHĐ. Nước nào có lãi suất tiền gửi ngắn hạn cao hơn lãi suất tiền gửi của các nước khác thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cho cung ngoại tệ tăng lên, tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống. 5.3.3 Chênh lệch lạm phát giữa các nước Chênh lệch lạm phát dựa vào thuyết ngang giá sức mua của đồng tiền (PPP). Theo thuyết này, mức giá của một nước tăng lên tương đối so với mức tăng 31 giá của nước khác trong dài hạn sẽ làm cho đồng tiền của nước đó giảm giá và n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfẢnh hưởng các nhân tố vĩ mô lên Thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan