Đề tài Ảnh hưởng của công tác chế biến gỗ đến giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Daklak

MỤC LỤC

 

PHẦN THỨ NHẤT

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Phạm vi về không gian 3

1.4.2 Phạm vi về thời gian 3

 

PHẦN THỨ HAI

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

 

2.1 Cơ sở lý luận về công tác chế biến gỗ 4

2.1.1 Khái niệm, phân loại, yêu cầu của công tác chế biến gỗ 4

2.1.1.1 Khái niệm chung về sản phẩm mộc 4

2.1.1.2 Phân loại sản phẩm mộc 4

2.1.1.3 Yêu cầu chung đối với một sản phẩm mộc 5

2.1.2 Quy trình sản xuất, gia công đồ mộc 6

2.1.3 Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp 8

2.1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa của bố trí sản xuất trong doanh nghiệp 8

2.1.3.2 Các yêu cầu của bố trí sản xuất trong doanh nghiệp 9

2.1.4 Giá thành sản phẩm 9

2.1.4.1 Khái niệm 9

2.1.4.2 Ý nghĩa của việ hạ giá thành sản phẩm 11

2.1.4.3 Các biện pháp chủ yếu để hạ giá thành sản phẩm 12

2.1.5 Tính toán công nghệ và giá thành sản phẩm 14

2.1.6 Đặc điểm của doanh nghiệp lâm nghiệp trong sản xuất kinh doanh 15

2.1.6.1 Đặc điểm về chu kỳ sản xuất 15

2.1.6.2 Đặc điểm về địa bàn hoạt động của doanh nghiệp lâm nghiệp 16

2.1.6.3 Tính mùa vụ trong sản xuất 16

2.1.7 Đặc điểm của mặt hàng lâm sản ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm 16

2.1.7.1 Đặc điểm về sản phẩm 16

2.2 Cơ sở thực tiễn công tác chế biến gỗ 18

2.2.1 Công nghiệp chế biến gỗ trên thế giới 18

2.2.2 Công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam 20

2.2.3 Công tác chế biến gỗ ở DakLak 23

 

PHẦN THỨ BA

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 

3.1 Tổng quan về Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Cao Su DakLak 25

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Cao Su DakLak 25

3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần chế biến gỗ cao su DakLak 25

3.1.3 Bộ máy quản lý và tình hình lao động của Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Cao Su DakLak 27

3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 27

3.1.3.2 Tình hình lao động của Công ty 31

3.1.4 Các hoạt động cơ bản của công ty Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Cao Su DakLak 32

3.1.5 Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong quá trình hoạt động 32

3.2 Phương pháp nghiên cứu 33

3.2.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 33

3.2.2 Phương pháp so sánh 33

3.2.3 Phương pháp chuyên gia 34

3.2.4 Phương pháp thống kê kinh tế 34

3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu 34

3.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 34

 

 

 

PHẦN THỨ TƯ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

 

4.1 Thực trạng công tác chế biến gỗ của Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Cao Su DakLak 38

4.1.1 quy trình sản xuất sản phẩm Phôi Sơ chế 38

4.1.1.1 Khai thác gỗ tròn 38

4.1.1.2 Nguyên liệu nhập xưởng 41

4.1.1.3 Cưa xẻ gỗ nguyên liệu tại xưởng 42

4.1.1.4 Phân loại phôi 48

4.1.1.5 Ngâm tẩm áp lực 48

4.1.1.6 Phôi đua vào lò sấy 49

4.1.1.7 Phôi ra là, phân loại, đai kiện 50

4.1.2 Quy trình chế biến sản phẩm gỗ Tinh chế 50

4.1.2.1 Quy trình pha Phôi, tạo Phôi 52

4.1.2.2 Quy trình Finger ghép dọc 52

4.2.2.3 Quy trình bào bốn mặt Lipsaw hai cạnh qua công đoạn bốn mặt 52

4.2.2.4 Quy trình ghép ngang 52

4.2.2.5 Quy trình chà nhám, xử lý sản phẩm 53

4.2.2.6 Quy trình kiểm nghiệm, đóng kiện, đóng gói sản phẩm 53

4.2.2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm 53

4.2 Kết quả của công tác Hạ giá thành tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Cao Su DakLak 57

4.2.1 Giá thành sản phẩm gỗ tròn nguyên liệu 57

4.2.2 Giá thành sản phẩm Sơ chế 58

4.2.3 Giá thành sản phẩm Tinh chế 61

 

PHẦN THỨ NĂM

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 

5.1 Kết luận 62

5.2 Kiến nghị 62

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4852 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của công tác chế biến gỗ đến giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Daklak, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t khẩu Việt Nam chỉ xấp xỉ bằng 25% của Châu Âu và chưa đến 50% của Trung Quốc. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 3%, công nhân kỹ thuật gần 30%, số còn lại gần 70% hầu hết là lao động phổ thông. Giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam hiện chỉ đạt dưới 10.000 USD/công nhân/năm, trong khi tại Trung Quốc là 16.000 USD, Malaysia là 17.000 USD - Thách thức từ thiếu nguyên liệu. Với 80% nguyên liệu gỗ lệ thuộc vào bên ngoài, ước mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 5 - 6 triệu m3 với giá cao hơn rất nhiều so với giá nguyên liệu cùng loại trong nước. Theo kết quả điều tra của dự án GTZ được thực hiện tại Bình Định và khu vực Tây Nguyên công suất của các nhà máy chế biến gỗ chỉ đạt khoảng 50%, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nguyên liệu. Việc phụ thuộc vào nguyên liệu gỗ nhập khẩu khiến các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn và cũng chính là yếu điểm lớn nhất của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam hiện nay. - Năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam còn yếu. Phần lớn các doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho quá trình hội nhập, thiếu chiến lược và các chính sách thích ứng để thâm nhập vào thị trường thế giới. Mức độ phổ cập thông tin liên quan đến WTO và các quy định quốc tế về quản lý lâm nghiệp bền vững tới các doanh nghiệp còn thiếu và chưa đồng bộ. Công tác chế biến gỗ tại Daklak - Hoạt động chế biến lâm sản ở DakLak thiếu bền vững bởi công nghiệp chế biến thô sơ, chưa được đầu tư chiều sâu. Từ năm 2001 đến nay, giá trị sản xuất ngành chế biến lâm sản của tỉnh DakLak chiếm 25-30% giá trị sản xuất công nghiệp chế biến và 50-60% giá trị chế biến nông, lâm sản; kim ngạch xuất khẩu đạt 6-7,5 triệu USD. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của ngành này đang chững lại. - Một thực trạng buồn là DakLak hiện có 506 cơ sở chế biến gỗ và sản xuất đồ mộc, tạo việc làm cho gần 18.000 lao động, tổng doanh thu 250 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, năng lực chế biến yếu kém, sản xuất manh mún, quy trình công nghệ lạc hậu, mức độ cơ giới hóa chưa cao, sản phẩm tinh chế thấp... là thực trạng buồn của ngành hiện nay. Không những thế, qua kiểm tra hầu hết các đơn vị này đều không chấp hành và đảm bảo đầy đủ các điều kiện sản xuất, kinh doanh. Trong số trên 500 cơ sở thì chỉ có 83 cơ sở là của doanh nghiệp và cũng chỉ có 15 doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị tương đối hoàn chỉnh, sản xuất các sản phẩm đồ mộc tinh chế, ván nhân tạo. Số còn lại đa phần máy móc thiết bị đã lạc hậu, chủ yếu chỉ là sơ chế sản phẩm. - Bên cạnh đó, không ít cơ sở chế biến có hành vi tiêu thụ gỗ lậu, tiếp tay cho lâm tặc, khiến tình trạng khai thác gỗ, phá rừng trái phép ngày càng nóng bỏng. Mặc dù UBND tỉnh DakLak đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý và tổ chức di dời các cơ sở này ra khỏi rừng nhằm lập lại trật tự trong hoạt động sản xuất nhưng vẫn chưa đạt quả kết như mong muốn. Ngoài ra, nhiều cơ sở không thực hiện quy định về treo biển hiệu nên rất khó khăn trong kiểm tra, kiểm soát nguồn gỗ nhập xuất xưởng, đặc biệt là các cơ sở mộc sản xuất ngay trong nhà ở của các hộ kinh doanh cá thể. - Hiện có trên 120 cơ sở sản xuất mộc nằm trong khu dân cư, hoạt động sản xuất vừa thiếu ổn định, vừa không tuân thủ, chấp hành đầy đủ các điều kiện theo đúng quy định về nhà xưởng, gây ô nhiễm môi trường. - Thực trạng chế biến gỗ của tỉnh DakLak cho thấy, do các doanh nghiệp thiếu đầu tư chiều sâu cho công nghệ, máy móc nên vừa ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, vừa lãng phí tài nguyên. Trong khi nguồn gỗ tự nhiên ngày càng hạn hẹp, theo quy hoạch chỉ còn khả năng cung cấp 15.000 m3/năm (giai đoạn 2016-2020) thì việc tiết kiệm gỗ, chống thất thoát lãng phí trong chế biến là yêu cầu cấp thiết. - Hiện đại máy móc, ưu tiên đầu tư tăng quy mô, công suất cho các cơ sở có đủ năng lực về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, chủ động nguồn nguyên liệu cũng là giải pháp được chú trọng nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển. Theo Đề án Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản đến năm 2015, ngành chế biến gỗ DakLak sẽ có sự sắp xếp, củng cố lại theo các tiêu chí: không gần rừng, không gây ô nhiễm môi trường, không gần khu dân cư; phân bố hợp lý trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; ưu tiên phát triển đối với những cơ sở có vùng nguyên liệu ổn định, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, nâng cao giá trị xuất khẩu bằng các sản phẩm tinh chế. PHẦN THỨ BA: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Tổng quan về công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Daklak 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Daklak Tiền thân của Công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Daklak là Công ty trách nhiệm hữu hạn Cao Lâm giấy phép số : 001418 DP/TLDN-02 do Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Đaklak cấp ngày 22/02/1995. Giấy phép kinh doanh số 04442 do Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Daklak cấp ngày 15/3/1995 . Năm 2002 giải thể Công ty Cao Lâm. Xí nghiệp chế biến gỗ cao su trực thuộc Công ty cao su Daklak được thành lập theo quyết định số : 128/QĐ-CT ngày 26 tháng 6 năm 2002 của Công ty cao su Daklak. Công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Daklak được thành lập theo quyết định số 1515/QĐ-UBND ngày 06 tháng tháng 7 năm 2007 của Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Daklak “V/v phê duyệt phương án và chuyển Xí nghiệp chế biến gỗ thuộc Công ty cao su Daklak thành Công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Daklak. Giấy chứng nhận kinh doanh số: 40.03.000167 do Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Daklak cấp ngày 31 tháng 12 năm 2007. - Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Daklak - Tên giao dịch quốc tế: Daklak Rubber Wood Processing Joint-stock Company. - Tên viết tắt: Dakruwood - Địa chỉ: Km 19, Quốc lộ 14, Xã ÊaDrơng, Huyện CưM’gar, Tỉnh Daklak. - Điện thoại: (0500) 3536135 – 3536034 - Fax: (0500) 3536171 Qua một quá trình hình thành và phát triển từ năm 1995 đến nay Công ty đã có sự phát triển về mặt quy mô cũng như chức năng nhiệm vụ. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Chức năng của công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Daklak là: - Khai thác chế biến gỗ cao su xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. - Khai thác chế biến gỗ rừng trồng và các loại lâm sản khác. Nhiệm vụ của công ty là: - Sản xuất và khai thác gỗ cao su xuất khẩu - Bảm đảm chất lượng sản phẩm, quán triệt nguyên tắc tự chủ là chính, cố gắng tự trang trải bù đắp chi phí làm ăn có lãi. - Từng bước ứng dụng thiết bị khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất. Mở rộng sản xuất, hợp tác với nước ngoài, nâng cao năng lực sản xuất cùng thúc đẩy công ty đi lên. - Không ngừng đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật nghiệp vụ, chính trị tư tưởng và quản lý cán bộ công nhân viên. - Chấp hành đúng các chế độ quản lý kinh tế của nhà nước, thực hiện đầy đủ các khoản nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. - Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân. Bộ máy quản lý và tình hình lao động của công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Đaklak 3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC Phòng kỹ thuật sản xuất Phòng kế toán tài vụ Phòng TC-HC Phòng kinh doanh Xưởng sản xuất Hệ thống cửa hàng và văn phòng đại diện Ghi chú: - Quan hệ trực tuyến: - Quan hệ chức năng: Bộ máy tổ chức của công ty bao gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị và ban điều hành. Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Đaklak được tổ chức theo cơ cấu hỗn hợp trực tuyến chức năng. Cơ cấu tổ chức được điều hành theo chế đọ một thủ trưởng, giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc là người đứng ra ký kết các hợp đồng kinh tế, mua án hàng hóa dịch vụ với các tổ chức kinh tế khác và là người chỉ đạo trực tiếp công tác tài vụ, tuyển dụng lao động, chỉ đạo phương tức kinh doanh…. Quản lý theo trực tuyến:Là mọi công việc được giao cho từng đơn vị và quan hệ quyền hành được phân định với một cấp trên trực tuyến, trực tuyến ở đây là giám đốc giao trực tiếp cho phó giám đốc, phó giám đốc giao trực tiếp cho các phòng ban, các đội trong từng dây chuyền sản xuất. Ưu điểm: Quản lý theo trực tuyến giúp cho các phòng ban Công ty thể hiện được chức năng của mình, tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên trong từng lĩnh vực, phát huy tính sáng tạo trong công việc. Nhược điểm: Công việc giải quyết chưa kịp thời Quản lý theo chức năng: Là mọi hoạt động của bộ máy có các bộ phận chức năng là phòng tổ chức hành chính, phòng sản xuất kinh doanh, phòng Kế toán... Ưu điểm: Quản lý theo chức năng giúp cho các bộ phận chuyên môn đóng góp vào công việc quản lý Công ty, giúp cho cấp lãnh đạo Công ty giảm bớt công việc chuyên môn để tập trung vào những việc lớn của Công ty. Các phòng ban phối hợp thực hiện công việc. Nhược điểm: Phát sinh những phức tạp trong quá trình quản lý các bộ phận chuyên môn và các đơn vị trực tuyến. Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, được triệu tập 1 năm 2 lần với thành viên 4 đại diện của 2 sáng lập viên. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Ban điều hành bao gồm ban giám đốc, các phòng ban giúp việc và quản lý phân xưởng. Đây là cơ quan trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty. Chức năng các phòng ban thuộc công ty Phòng Kinh doanh Phòng Kinh doanh thực hiện chức năng xây dựng và kiểm soát kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong ngắn hạn, trung hạn của công ty Phòng Kỹ thuật Phòng Kỹ thuật thực hiện các công việc liên quan đến việc chế biến gỗ cao su. Phòng Tài chính – Kế toán Quản lý tài chính - Tìm kiếm, phân tích đánh giá và chọn lựa các nguồn tài trợ hợp lý cho nhu cầu vốn kinh doanh của công ty. - Lập kế hoạch, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng các nguồn tài trợ. - Lập kế hoạch ngân sách, kiểm tra và đánh gia việc thực hiện ngân sách. - Lập kế hoạch, theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc quản lý tài sản của công ty. - Lập dự báo rủi ro tài chính và đề xuất các biện pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro, tổn thất tài chính đối với các hoạt động kinh doanh, đầu tư của công ty. Quản lý công tác tài chính kế toán:Thu nhập và kiểm tra các dữ liệu, thông tin, chứng từ, tài liệu kế toán theo đúng các quy định pháp luật hiện hành và quy chế quản lý của công ty. - Hạch toán nghiệp vụ kế toán phát sinh theo đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam. - Lập và lưu trữ chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng các quy định hiện hành và quy chế quản lý của công ty. - Lập và trình nộp các báo cáo kế toán tài chính định kỳ và các loại báo cáo khác theo các quy định của pháp luật hiện hành. - Tạo, lưu trữ và phân phối các thông tin, số liệu, tài liệu kế toán tài chính cho các tổ chức, cá nhân có lien quan bên ngoài công ty theo yêu cầu hoặc theo quy định của công ty. Quản lý công tác kế toán quản trị: - Theo dõi, phân tích và đánh giá các thông tin, số liệu kế toán, tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu quản lý của công ty. - Lập, trình nộp và lưu trữ các báo cáo kế toán quản trị (bao gồm báo cáo dự toán, báo cáo thực hiện và báo cáo phân tích) theo yêu cầu quản lý của công ty. - Tạo, lưu trữ và phân phối các thông tin, số liệu, tài liệu kế toán quản trị cho các bộ phận, cá nhân bên trong công ty theo yêu cầu hoặc quy định của công ty. Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng Tổ chức – Hành chính là bộ phận trực thuộc công ty có chức năng quản trị hành chính theo yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ. - Quản lý lưu trữ và công tác văn thư. - Quản lý tài sản, trang thiết bị. - Quản lý việc tiếp tân, hội họp, đối ngoại. - Quản lý hệ thống thông tin – truyền thông. - Quản lý trật tự an ninh, vệ sinh y tế, an toàn lao động. Phòng kỹ thuật sản xuất: Có trách nhiệm đảm bảo các phân xưởng hoạt động đều đặn và tìm ra những cách thực tiễn để thiết kế những sản phẩm mới và những qui trình sản xuất mới với việc đảm bảo chất lượng kỹ thuật, tiết kiệm chi phí và đơn giản trong sản xuất. Tổ vườn cây: Chỉ đạo và giám sát đội khai thác gỗ cao su cung cấp nguyên liệu cho phân xưởng sơ chế hoạt động. Phân xưởng sơ chế: Thực hiện xẻ quy cách , ngâm tẩm, sấy và đóng kiện phôi sơ chế nhập kho theo kế hoạch. Phân xưởng tinh chế: Sản xuất các mặt hàng tinh chế theo kế hoạch, đảm bảo chất lượng và số lượng đã cam kết trong các đơn đặt hàng hoặc hợp đồng kinh tế Giám đốc đã ký kết với khách hàng. Hệ thống cửa hàng và phòng đại diện: Tạo thế thuận lợi về giao dịch, đẩy mạnh xuất khẩu 3.1.3.2 Tình hình lao động của công ty Nguồn lao động luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy cần phải xem xét tình hình nguồn lao động để có những kế hoạch phù hợp. Bảng 3.1: Tình hình lao động của công ty Đơn vị tính: Người Năm chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 SL % SL % 1. Tổng số lao động 213 220 228 7 3.3 8 3.6 - Lao động trực tiếp 190 195 202 5 2.6 7 3.6 - Lao động gián tiếp 23 25 26 2 8.7 1 4 2. Trình độ lao động 213 220 228 7 3.3 8 3.6 - Đại học 5 5 6 0 0 1 20 - Trung cấp 6 6 7 0 0 1 16.6 - Sơ cấp 7 9 9 2 28.6 0 0 - Tay nghề 25 26 26 1 4 0 0 - Phổ thông 170 174 180 4 2.4 6 3.4 Nguồn: Phòng tổ chức- hành chính Qua bảng trên ta thấy trong 3 năm tình hình lao động của công ty không tăng lên nhiều về lao động gián tiếp và lao động trực tiếp. Trình độ tay nghề của công nhân viên trong Công ty có tay nghề cao không nhiều. Cụ thể tổng số lao động của công ty năm 2008 là 220 người, tăng 3.3% so với năm 2007 tương ứng số lượng tăng lên là 7 người. Năm 2009 tổng số lao động tăng 3.6% so với năm 2008 tương ứng tăng lên 8 người, nâng tổng số lao động của công ty lên 228 người. Như vậy trong ba năm số lao động của công ty có sự biến động không đáng kể. 3.1.4 Các hoạt động cơ bản của công ty - Khai thác gỗ, trồng rừng nguyên liệu - Chế biến các sản phẩm từ gỗ, chế biến tinh chế đồ gỗ gia dụng - Trang trí nội thất - Khai thác, kinh doanh các sản phẩm nông lâm nghiệp - Sản xuất bao bì - Sản xuất giường tủ, bàn ghế - Mua bán máy móc thiết bị và phụ tùng máy, hóa chất ( trừ hóa chất độc hại nhà nước cấm 3.1.5 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty Thuận lợi: - Công ty nằm trên quốc lộ 14 thuận tiện cho việc vận chuyển nguồn nguyên liệu cũng như thuận lợi cho các khách hàng, đối tác đi giao dịch với Công ty. Cụ thể nguồn nguyên liệu chở từ 19/8 về Công ty và các loại sản phẩm từ gỗ cao su đi các Tỉnh Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh. - Được sự lãnh đạo sâu sát và quan tâm kịp thời của Hội đồng quản trị (HĐQT) công ty, đứng đầu là chủ tịch HĐQT công ty đã tạo mọi điều kiện cho công ty có nguốn nguyên vật liệu với trữ lượng dồi dào và ổn định , đây là một thế mạnh mà các công ty chế biến gỗ khác trên địa bàn không có được. - Thu nhập lương của người lao động ổn định. - Toàn thể Cán bộ Công nhân viên trong Công ty đoàn kết, cần cù lao động, có tâm huyết với Công ty, có ý thức trách nhiệm cao. Khó khăn - Công ty mới chỉ chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình cổ phần được một vài năm. Phần lớn tư tưởng của cán bộ công nhân viên tương đối ổn định, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số ít cán bộ công nhân viên chưa thực sự có tâm huyết gắn bó làm việc cho công ty - Những tháng cuối năm 2008 và 2009 do ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng dẫn đến sức tiêu thụ của hàng hóa giảm, khách hàng liên tục đề nghị giảm giá, với những khó khăn nhất định về thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ngày càng cạnh tranh gay gắt và khó tính hơn đối với chất lượng mặt hàng gỗ cao su tinh chế. - Thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ngày càng cạnh tranh gay gắt và khó tính hơn đối với chất lượng mặt hàng gỗ cao su tinh chế. - Nguồn nguyên liệu không ổn định có khi cả một năm phân xưởng sơ chế phải nghỉ việc. - Tay nghề kỹ thuật công nhân chưa cao, một số công nhân chưa có ý thức dẫn đến còn một số mặt hàng bị xuống cấp. - Máy móc thiết bị lâu ngày không đảm bảo cho sản xuất, thường xuyên phải ngừng để tu sửa lại làm chậm tiến độ giao hàng cho khách hàng. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu Xác định các mẫu nghiên cứu cụ thể để đại diện cho toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Các mẫu nghiên cứu cụ thể như các lô hàng khai thác gỗ vườn, các đơn đặt hàng chế biến gỗ sơ chế, các đơn đặt hàng mặt hàng Tinh chế 3.2.2. phương pháp so sánh Để phân tích sự biến động của yếu tố giá thành qua các năm trên cơ sở đó đưa ra các nhận xét khi tiến hành so sánh các chỉ tiêu trong cùng một kỳ, hoặc cùng một chỉ tiêu qua các năm từ đó đưa ra nhận xét ban đầu. So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh xác định mục tiêu so sánh. Các phương pháp so sánh được sử dụng. - So sánh tương đối: Phản ánh kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế. - So sánh số tuyệt đối: Cho biết khối lượng, quy mô doanh nghiệp đạt được từ các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. - So sánh số bình quân: Cho biết khả năng biến động của một bộ phận chỉ tiêu hoặc nhóm chỉ tiêu. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình nghiên cứu về đề tài này, có một số vấn đề khúc mắc thì chúng tôi đã hỏi ý kiến trực tiếp của các cán bộ quản lý trong công ty, đặc biệt là ý kiến của giám đốc, phó giám đốc, Kế toán trưởng, trưởng phòng kỹ thuật, Các quản đốc của phân xưởng Tinh chế và phân xưởng Sơ chế Phương pháp thống kê kinh tế Thống kê các số liệu đã thu thập được từ các phòng ban trong công ty qua các năm, từ đó nắm rõ thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các thời kỳ khác nhau 3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp xử lý số liệu đó là việc xử lý các số liệu, thông tin thu thập được tiến hành phân tổ, tỏng hợp theo các chỉ tiêu cụ thể, lựa chọn và sàng lọc các thông tin tài liệu thích hợp làm cơ sở cho đề tài thông qua việc sử dụng phần mềm Excel. 3.2.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu Giá thành gỗ tròn nguyên liệu Bảng : Giá thành gỗ tròn nguyên liệu Đơn vị tính đ/1m3 STT Diến Giải Đơn giá 2007 2008 2009 I - Cây ngoài vườn 1 - Cây cao su Cây A Cây B Cây C Cây D II - Chi phí khai thác – vận chuyển 1 - Gỗ cao su đã cưa cắt Nguyên liệu gốc rễ - NLGR Nguyên liệu gốc quầng - NLGQ Nguyên liệu gỗ bao bì - NLGBB Nguyên liệu gỗ 0.7m – NLG0.7m 2 - Chi phí khai thác gỗ Chi phí vận chuyển, khai thác Phế liệu thu hồi 3 - Giá thành gỗ khai thác trong kỳ Giá thành sản phẩm Sơ chế Bảng : Giá thành sản phẩm sơ chế Đơn vị tính đ/1m3 STT Diễn giải Đơn giá 2007 2008 2009 I - Chi phí sản xuất 1 Gỗ cao su đã cưa cắt đua vào chế biến II - Sản phẩm dở dang 1 Gỗ xẻ tại công ty III - Sản lượng sản xuất 1 Phôi cao su chính phẩm loại I 2 Phôi cao su tươi chính phẩm 3 Phôi cao su chính phẩm loại II 4 - Phôi cao su tươi tận dụng IV Chi phí sấy 1 Phôi cao su chính phẩm 2 Phôi cao su tận dụng V - Giá thành phôi sấy 1 Phôi cao su chính phẩm 2 Phôi cao su tận dụng Giá thành sản phẩm Tinh chế Bảng: Giá thành sản phẩm tinh chế Đơn vị tính đ/1m3 STT Diễn giải Đơn giá 2007 2008 2009 1 Nguyên liệu chính - Phôi cao su chính phẩm - Phôi cao su tận dụng - Vật phẩm TC Chi tiết rời 2 Chi phí quản lý phân xưởng - Chi phí bằng tiền khác - Chi phí khấu hao tài sản cố định - Chi phí phân bổ + Tiền điện + Lương tổ cơ điện 3 Chi phí nhân công - Chi phí nhân viên quản lý - Chi phí nhân công trực tiếp 4 Thành phẩm tinh chế - Hàng hội chợ - Hàng hội chợ (năm 2006) - Sản phẩm tinh chế & chi tiết rời - Sản phẩm mộc tinh chế - Ván ghép tinh chế PHẦN THỨ TƯ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Thực trạng công tác chế biến gỗ tại công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Cao Su Daklak Quy trình sản xuất sản phẩm phôi sơ chế Khai thác gỗ tròn tại lô Nguyên liệu nhập xưởng Máy CD 3 xẻ phách Phân loại phôi theo quy cách Máy cắt quy cách chiều dài Máy cưa đĩa xẻ bản rộng Ngâm tẩm áp lực Phôi đưa vào lò sấy Phôi ra vào lò và phân loại đai kiện Khai thác gỗ tròn Để đảm bảo số lượng cũng như chất lượng của gỗ tròn trong quá trình khai thác để cung ứng cho phân xưởng sơ chế. Quá trình thực hiện cưa cắt nguyên liệu tùy thuộc vào độ cong hay thẳng của thân gỗ tròn mà cắt khúc chiều dài tính toán sao cho hợp lý tận dụng được nguyên liệu đúng theo quy định của lệnh sản xuất. hiện nay Công ty cổ phần chế biến gỗ cao su DakLak đang thực hiện cắt gỗ cao su nguyên liệu theo những quy cách chuẩn như sau: - Cấp đường kính từ 10 - 14 cm cắt chiều dài 70 cm - Cấp đường kính > 14 cm cắt chiều dài 80 cm, 100 cm, 120 cm, 130 cm. Để thực hiện theo đúng lệnh cưa cắt, công ty thành lập1 tổ KCS chuyên chỉ đạo công tác khai thác nguyên liệu tại lô. ð Việc khai thác gỗ tròn có ảnh hưởng khá lớn đến công tác chế biến sau này, đồng thời đây cũng là một khâu khá quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm.Nó có thể làm tăng giá thành sản phẩm lên nếu như người công nhân không cắt đúng quy cách hoặc sai lệch so với quy cách quá nhiều Ví dụ: Quy cách cắt lóng cây 120 cm, cho phép công nhân cắt dư ra một ít đề đề phòng hao hụt. Xong nếu công nhân sử dụng sai số quá lớn thì lượng gỗ khai thác sẽ bị giảm đi, trầm trọng hơn nếu công nhân cắt bị thiếu thì lóng gỗ quy cách 120 cm sẽ không được chấp nhận và phải sử dụng với quy cách nhỏ hơn là 100cm hoặc 50cm (quy cách có giá trị thấp hơn) ð Việc khai thác gỗ tại các lô khác nhau sẽ cho ra chất lượng gỗ khác nhau, do số tuổi của cây sẽ quyết đình đến chất lượng của gỗ sau này. Về đặc điểm này của gỗ công ty Cổ phần chế biến gỗ cao su Daklak có một lợi thế rất lớn so với các công ty khác cùng nghành, là do công ty có nguốn cung cấp từ công ty mẹ là công ty cao su Daklak với những vường cây lâu năm với số tuổi từ 28-30 năm.Chất lượng đầu vào tốt sẽ giúp tăng tỷ lệ các quy cách sản phẩm tốt (giá trị cao) và giảm thiểu các quy cách sản phẩm xấu (giá trị thấp) giúp công ty hạ được giá thành sản xuất. ð Tuy nhiên việc khai thác gỗ tròn còn bị nhiều hạn chế khiến việc sản xuất của công ty bị đình trệ do các nhân tố khách quan cũng như các nhân tố chủ quan tác động . Các nhân tố đó như là điều kiện khí hậu (mưa, bão, giao thông vận tải…) giao thông đi lại, phương tiện vận tải Bảng 4.1 Số liệu khai thác qua các năm và tỷ lệ các loại cây theo chất lượng Đơn vị tính : ster Năm 2007 Tên lô khai thác Số cây khai thác Khối lượng (ster) Tổng A B C D Tổng số bao bì quầng NL 0,7m 43 7113 5000 1446 518 149 24845 18451 3348 3048 2 6467 4875 1422 158 13 12056 8689 1874 1493 90 3152 2463 613 74 2 5628 3949 987 692 22 962 673 209 69 12 1594 1119 280 196 Tổng 17694 13011 3690 817 176 44123 32208 6490 5429 Phần trăm (%) 100 73.53 20.9 4.6 1 100 73 14.7 12.31 Năm 2008 Tên lô khai thác Số cây khai thác Khối lượng (ster) Tổng A B C D Tổng số bao bì quầng NL 0,7m 43 6615 4650 1345 481 139 23106 17159 3114 2835 2 6014 4534 1322 146 12 11212 8081 1743 1389 90 2931 2291 570 68 2 5234 3673 918 644 22 895 625 195 64 11 1482 1041 261 182 Tổng 16456 12100 3432 760 163 41034 29953 6036 5049 Phần trăm (%) 100 68.39 19.4 4.3 0.9 100 67.89 13.7 11.44 Năm 2009 Tên lô khai thác Số cây khai thác Khối lượng (ster) Tổng A B C D Tổng số bao bì quầng NL 0,7m 43 6774 4762 1377 493 142 23662 17572 3189 2903 2 6159 4643 1354 150 12 11482 8275 1785 1422 90 3002 2346 584 70 2 5360 3761 940 659 22 883 617 192 63 11 1462 1027 257 180 Tổng 16818 12368 3507 776 167 41966 30635 6171 5164 Phần trăm (%) 100 69.9 19.8 4.4 0.9 100 69.43 14 11.7 Nguồn: phòng sản xuất - kinh doanh ð Theo bảng số liệu ta thấy năm 2008 và 2009 việc khai thác cây không tốt bằng năm 2007, tỷ lệ loại cây A (chất lượng tốt nhất) đã bị kém đi từ 73.55 % xuống chỉ còn 68.39% năm 2008 và 69.9% năm 2009 .Việc loại gỗ chất lượng loại A giảm xuống cho thấy việc kiếm soát trong việc khai thác gỗ tròn là chưa tốt. ð Tỷ lệ các loại cây có chất lượng cao giảm xuống kéo theo chất lượng của các loại phôi sơ chế cũng giảm xuống. Tỷ lệ gỗ bao bì năm 2007 chiếm tỷ lệ 73% nhưng đến năm 2008 ,2009 chỉ còn lần lượt là 67.89; 69.43% dẫn đến việc kém hiệu quả và nó tác động xấu đến việc hạ giá thành sản phẩm. Nguyên liệu nhập xưởng - Gỗ nguyên liệu sau khi được khai thác cưa cắt ra quy cách chuẩn bốc lên xe, sắp xếp từng dây theo từng chủng loại quy cách và vận chuyển về công ty. Căn cứ vào phiếu xuất cua tổ KCS vườn cây, thống kê phân xưởng tiến hành đo đếm ngiệm thu lại và nhập xưởng. căn cứ vào năng lực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác chế biến gỗ tại công ty cổ phần chế biến gỗ cao su daklak.doc
Tài liệu liên quan