Đề tài Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khỏe của nữ công nhân lao động

Lời cảm ơn 1

Phần mở đầu 2

1 Tính cấp thiết của đề tài 2

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

2.1 Ý nghĩa khoa học 3

2.2 Ý nghĩa thực tiễn 4

2.3 Mục đích nghiên cứu 5

3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. 5

3.1 Đối tượng nghiên cứu 5

3.2 Khách thể nghiên cứu 6

3.3 Phạm vi nghiên cứu 6

4. Phương pháp nghiên cứu 6

4.1 Phương pháp luận 6

4.2 Xã hội học lao động 7

4.3 Những phương pháp nghiên cứu xã hội học được sử dụng cho khoá luận tốt nghiệp. 8

5. Giả thuyết nghiên cứu 8

6. Khung lý thuyết 9

Phần II: Nội dung chính 10

Chương I: cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 10

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 10

1.2 Những khái niệm công cụ 14

1.2.1 Khái niệm điều kiện lao động 14

1.2.2 Môi trường lao động 15

1.2.3 Khái niệm sức khoẻ 15

1.2.4 Khái niệm bệnh nghề nghiệp 16

1.2.5 Khái niệm công nhân và nữ công nhân. 17

2. Các lý thuyết liên quan 17

2.1 Quan điểm Mác- xít về sức khoẻ 17

2.2 Lý thuyết phát triển bền vững 18

2.3 Lý thuyết quản lý xã hội của Mayo 19

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, NHỮNG GIẢI PHÁP 20

VÀ KHUYẾN NGHỊ 20

2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20

2.1 Vài nét sơ qua về ngành thuỷ sản. 20

2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ngành chế biến thuỷ sản 21

2.3 Điều kiện lao động sản xuất của ngành chế biến thuỷ sản 22

2.3.1 Môi trường lao động 22

2.3.2 Môi trường xã hội 31

2.3.3 Thiết bị bảo hộ lao động 33

2.3.3 Chế độ chính sách dành cho công nhân tại công ty. 34

2.3. Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khoẻ nữ công nhân. 38

2.3.1 Tình hình sức khoẻ của công nhân 38

KẾT LUẬN- GIẢI PHÁP- KHUYẾN NGHỊ 49

1. Kết luận 49

2- Giải pháp 50

3- Khuyến nghị 52

A. Đối với Nhà nước: 52

B- Đối với Ban giám đốc Công ty 53

C- Đối với bản thân công nhân 54

 

 

 

 

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khỏe của nữ công nhân lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản. Ngành Thuỷ sản Việt Nam với hơn 40 năm xây dựng và phát triển, trong những năm đổi mới đã nhanh chóng phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện tại và tương lai. Với 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, lạch, 4.000 hòn đảo lớn nhỏ ven biển, cùng với 2860 km sông ngòi, 450.000 ha ao hồ, 90.000ha đầm lầy,VN có nguồn nhân lực dồi dào và khí hậu nhiệt đới gió mùa quanh năm ấm áp đã tạo cho nước ta tiềm năng to lớn để phát triển thuỷ hải sản. Hàng năm, ngành Thuỷ sản cung cấp 40% lượng đạm động vật cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong cả nước. Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 1,760 triệu USD, đứng thứ 3 sau dầu khí và dệt may và chiếm 10%- 14% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hiện có 272 cơ sở chế biến thuỷ sản, trong đó có 246 cơ sở chế biến đông lạnh, với cơ cấu sản phẩm thay đổi đa dạng đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông, ngư dân. Theo số liệu của Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản, ở Việt Nam hiện nay có trên 5 triệu người sống ở các vùng ven biển, trong đó có 2,2 triệu người trực tiếp làm nghề cá và dịch vụ nghề cá, số lao động trực tiếp đánh bắt là 427.000 người, nuôi trồng là 560.000 người, dịch vụ khoảng 01 triệu người và chế biến là 250.000 người. Hiện nay, ngành thuỷ sản đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Bước vào thời kỳ đổi mới ngành thuỷ sản nhanh chóng phát triển thành một ngành sản xuất hàng hoá quy mô lớn, đóng góp đáng kể cho sự phát triển chung của đất nước. Sản lượng thuỷ sản tăng đáng kể trong 10 năm qua. 2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ngành chế biến thuỷ sản Đặc điểm lao động trong ngành thuỷ sản là lao động thủ công, nặng nhọc chiếm gần 70%, điều kiện sản xuất còn gặp nhiều khó khăn ở cả 4 khâu: nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần. Người lao động phải tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại dễ gây nên rủi ro, ảnh hưởng tới sức khoẻ và tính mạng: Nghề chế biến thuỷ sản, đặc biệt chế biến thuỷ sản đông lạnh sau 10 năm đổi mới đã trở thành ngành công nghiệp đạt trình độ khu vực về công nghệ chế biến, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm . Người lao động trực tiếp được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động khá đầy đủ, điều kiện vệ sinh lao động, vệ sinh cá nhân đã được chú ý cải thiện đạt mức tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế. Công nhân lao động trong khâu chế biến đông lạnh thuỷ sản chiếm tới 83% là lao động nữ, chủ yếu là lao động thủ công, đòi hỏi sự khéo léo kiên trì, chịu khó. Hàng năm có tới 6 tháng mùa nguyên liệu dồn dập, công nhân phải làm việc liên tục 12-16h/ ngày trong tư thế đứng, thao tác lao động lặp đi lặp lại nhàm chán, môi trường lao động ẩm ướt (độ ẩm không khí >95%) không khí bị tù đọng thông gió kém, hai bàn tay luôn tiếp xúc với nước lạnh, nước đá và suốt ngày lao động phải ngửi mùi tanh hôi của nguyên liệu thuỷ sản, mùi hoá chất nước tẩy rửa... Điều kiện làm việc, môi trường lao động không đảm bảo kéo dài làm cho người lao động mệt mỏi, sức khoẻ giảm sút nhanh chóng. Qua hồ sơ y tế và các ý kiến phản ánh của công đoàn, của người lao động và người sử dụng lao động, cũng như kết quả dự án "Hỗ trợ việc xây dựng, thực hiện các chính sách và biện pháp Quốc gia nhằm đẩy mạnh công tác an toàn - vệ sinh lao động trong ngành Thuỷ sản và ngành Xây dựng ở Việt Nam" ( INT/95/M10/DAN ), do Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Bộ Thuỷ sản và Bộ Xây dựng năm (1997-2000) thực hiện cho thấy trong số các công nhân chế biến thuỷ sản, đặc biệt chế biến thuỷ sản đông lạnh đã xuất hiện một số công nhân mắc các triệu chứng của những bệnh tật có liên quan đến nghề nghiệp. ở tuổi (40- 45) hiếm thấy công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh còn trực tiếp làm việc ở phân xưởng sản xuất, đặc biệt là lao động nữ. Họ sớm bị mất khả năng lao động dẫn đến nguy cơ mất việc làm, do trình độ văn hoá thấp nên họ không có cơ hội được đào tạo chuyên môn khác để chuyển vị trí lao động. Tuy nhiên công nhân ngành Thuỷ sản trong đó có công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh được thực hiện chế độ theo Quyết định số 1453/ QĐ- LĐTBXH, ngày 13/10/1995; Quyết định số 190/ QĐ - LĐTBXH, ngày3/3/1999; Quyết định số 1629/ QĐ-LĐTBXH, ngày 26/12/1996 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội ban hành tạm thời danh mục nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, nhưng số đông CN- LĐ không còn sức khoẻ để lao động tiếp đến lúc nghỉ hưu (nữ đủ 50 tuổi, nam đủ 55 tuổi). 2.3 Điều kiện lao động sản xuất của ngành chế biến thuỷ sản 2.3.1 Môi trường lao động Việc đảm bảo điều kiện lao động đối với một cơ sở sản xuất không phải là một vấn đề đơn giản mà chịu sự tác động từ nhiều phía, không thể bó gọn trong phạm vi sản xuất. Cũng như việc đảm bảo điều kiện lao động là phải thường xuyên khảo sát các yếu tố độc hại trong môi trường sản xuất nhằm đánh giá thực tế mức độ độc hại ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động, đồng thời tiếp nhận các khuyến nghị và giải pháp tương ứng cải thiện điều kiện lao động cho công nhân. Hiện nay khi nói về hiệu quả kinh tế- xã hội của công tác an toàn vệ sinh lao động ta mới tính cho được hiệu quả kinh tế- xã hội, có thể coi đó là phần “hiện”( tiết kiệm được lao động, nguyên vật liệu, chi phí do điều kiện lao động xấu gây ra v.v…). Còn chưa tính được tạm gọi là phần “ẩn” như: đảm bảo sức khoẻ người lao động, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện, tăng tuổi nghề, tình yêu với công việc. Như vậy, không thể nghiên cứu về sức khoẻ con người nói chung và sức khoẻ người lao động nói riêng, đặc biệt là lao động nữ một cách riêng biệt mà nên xem xét nó trong mối liên hệ với hàng loạt các yếu tố khác. Ví dụ nếu nghiên cứu về sức khoẻ người lao động trong các doanh nghiệp thì chúng ta nên xem xét nó trong mối quan hệ sau: Môi trường lao động Năng suất lao động Sức khoẻ người lao động ( Tam giác quan hệ Môi trường lao động- Sức khoẻ người lao động- năng suất lao động. Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Giới- Gia đình và Môi trường trong phát triển- Phụ nữ sức khoẻ và môi trường). Trong sơ đồ này môi trường lao động được hiểu bao gồm cả những yếu tố vật lý- tự nhiên và các điều kiện xã hội. Theo sơ đồ này, một nhà quản lý nếu như quan tâm xây dựng một môi trường trong sạch thì doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ năng suất lao động cao. Ngược lại nếu không chú ý tới môi trường sẽ dẫ đến sự suy giảm của môi trường, từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động và cuối cùng năng suất lao động bị giảm sút. Vì vậy, yếu tố đầu tiên mà tác giả đề cập trong khoá luận này là yếu tố về môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên trong lao động được hiểu như là cấu trúc không gian nơi làm việc, bao gồm các yếu tố của môi trường tự nhiên như: nhiệt độ, độ ẩm, hơi khí độc, tiếng ồn, ánh sáng… Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường nên vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên nói chung và môi trường làm việc nói riêng cũng được đặt ra một cách cấp bách. Trong những năm gần đây, ở những doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh hoặc các doanh nghiệp mới được đầu tư lại, do hạn chế về nguồn vốn, nên điều kiện lao động của công nhân vẫn đang gặp những trở ngại lớn. Những doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh thì nhà xưởng, máy móc xuống cấp làm cho môi trường làm việc bị xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo sức khoẻ người lao động. Những xí nghiệp mới được trang bị lại, tuy chưa đồng bộ và môi trường làm việc của công nhân có được cải thiện, song không phải là không có vấn đề. Nhiều công ty, xí nghiệp công nhân vẫn phải làm việc trong điều kiện lao động không được đảm bảo, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ người lao động. Riêng đối với công nhân ngành chế biến thuỷ sản nói chung đặc biệt là công nhân nữ, do tính chất đặc thù của công việc chế biến thuỷ sản và do môi trường làm việc thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố bất lợi như lạnh ẩm nên công nhân ở đây nhất là công nhân nữ gặp rất nhiều khó khăn. Ta hãy xét cụ thể các thông số môi trường tự nhiên mà người công nhân chế biên thuỷ sản ở các công ty được khảo sát đang hàng ngày lao động và tiếp xúc với môi trường lao động như vậy. Đề cập đến các yếu tố môi trường ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ công nhân, trước hết là các yếu tố vi khí hậu. Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp gồm các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và vận tốc chuyển động không khí. Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc vào tính chất của quá trình công nghệ và khí hậu địc phương. Về mặt vệ sinh thì vi khí hậu có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ bệnh tật của công nhân làm việc lâu trong điều kiện khí hậu lạnh và ẩm có thể mắc các bệnh thấp khớp, viêm đường hô hấp, viêm phổi và làm cho bệnh lao nặng thêm. ảnh hưởng của vi khí hậu lạnh làm cho cơ thể mất nhiều, nhịp tim, nhịp thở giảm và tiêu thụ oxy tăng. Lạnh làm cho cơ vân co lại gây hiện tượng nổi da gà, các mạch máu co thắt gây cảm giác tê cóng chân tay, vận động khó khăn. Trong điều kiện khí hậu lạnh dễ xuất hiện một số bệnh viêm thần kinh, khớp, phế quản, hen và một số bệnh mãn tính khác do máu lưu thông kém và sức đề kháng của cơ thể giảm. Bảng 1: Điều kiện vi khí hậu trong các cơ sở chế biến thuỷ sản đông lạnh Vị trí đo Nhiệt độ (o C) Độ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s) Phân xưởng cá Khu phi lê Khu định hình Khu phân cỡ Khu cấp đông 27,5 - 29,0 26,5 - 28,2 25,5 - 27,0 24,5 - 26,0 85,0 - 86,0 80,0 - 81,5 81,0 - 82,0 82,5 - 83,0 0,86 – 0,88 0,27 - 0,42 0,25 - 0,40 0,52 - 0,86 Phân xưởng tôm Khu xếp hộp Khu phân cỡ Khu chế biến Khu tiếp nhận - Phòng máy 25,5 - 26,5 25,0 - 27,5 25,0 - 27,5 26,0 - 28,5 28,0 - 29,5 81,0 - 81,5 81,5 - 82,0 85,5 - 86,0 84,5 - 85,0 80,5 - 81,0 0,63 - 0,75 0,25 - 0,40 0,20 - 0,29 0,56 - 0,95 1,36 - 1,43 Tiêu chuẩn cho phép Ê26°C Ê80% ³0,5m/s Những số liệu ở bảng trên chỉ ra rằng, hiện nay công nhân ngành chế biến thuỷ sản đang phải làm việc trong điều kiện môi trường tự nhiên không thuận lợi, các thông số về môi trường đều không đạt yêu cầu, chưa đảm bảo các điều kiện môi trường do nhà nước quy định. Việc đánh giá mức độ nặng nhọc, độc hại của nghề, công việc được dựa trên cơ sở kết quả khảo sát đo đạc các yếu tố điều kiện lao động tại nơi làm việc của người lao động. Yếu tố được nói đến đầu tiên trong hệ thống các yếu tố là vi khí hậu. Có thể hiểu vi khí hậu là trạng thái vật lý của không khí trong không gian nơi làm việc, nó bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió. Như vậy, các số liệu ở bảng trên chỉ ra rằng công nhân chế biến thuỷ sản phải làm việc trong điều kiện nhiệt độ trung bình là trên 26°C, thậm chí có những khu lên tới 29°C so với mức độ cho phép là 26°C. Về độ ẩm là trên 80% so với mức độ cho phép là 80%. Về tốc độ gió tuy chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhưng có một số khu tốc độ gió lên tới 1- 1,4m/s, điều đó là rất lớn. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, sức khoẻ người lao động các đơn vị cần phải cải tạo lại hệ thống thông gió ở các khu vực xử lý đến định hình, phân cỡ, lắp đặt thêm điều hoà nhiệt độ, độ ẩm để đảm bảo duy trì nhiệt độ phân xưởng chế biến. Bảng 2. Các yếu tố hơi khí độc TT Vị trí đo Số Mẫu(n) H2S (mg/m3) NH3 (mg/m3) Cl2 (mg/m3) CO2 (%) 1 Khu sơ chế nguyên liệu 9 0,065 - 2,05 0,004- 0,001 0,035- 0,050 2 Khu chế biến 9 0,004 - 0,87 0,22- 6,58 0,001- 0,018 0,039- 0,047 3 Cấp đông 4 0- 1, 05 0, 20 - 8,5 0,15- 1,70 0,005- 0,12 TCVS cho phép Ê 10 Ê 2 Ê 0,1 Ê 0,1 Kết quả bảng 3 cho thấy hàm lượng khí H2S đo được ở các cơ sở chế biến rất thấp, không ảnh hưởng đến môi trường lao động. Hàm lượng khí CL2 ,NH3 ) ở khu cấp đông vượt quá mức cho phép , các cơ sở chế biến cần tăng cường việc thông gió, xem xét lại cách sử dụng clorin, kiểm tra độ kín khít của thiết bị cấp đông. Vì việc tạo ra các khí này xuất phát từ việc sử dụng nhiều clrorin ở khu vực này, hệ thống dẫn ga đến tủ cấp đông bị rò rỉ. Ngoài các yếu tố của môi trường tự nhiên như: nhiệt độ, tốc độ gió, độ ẩm v.v…tác giả còn đề cập đến đặc điểm tiếp xúc với lạnh trong chế biến thuỷ sản: Tiếp xúc với môi trường lạnh trong công nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh có thể phân ra thành 2 mức khác nhau tùy theo diện tích tiếp xúc của cơ thể và nhiệt độ của nguyên liệu cũng như không khí nơi làm việc. *Tiếp xúc với không khí có nhiệt độ thấp (lạnh toàn thân). Những công nhân, lao động thường làm việc trong môi trường nhiệt độ thấp. - Công việc bốc xếp hàng ở kho lạnh thành phẩm. - Công nhân bốc xếp nước đá ở kho bảo quản nước đá. - Công nhân bốc dỡ hàng ở hầm cấp đông. Lượng đá cây được sản xuất ra phục vụ chủ yếu cho bảo quản và quá trình chế biến sản phẩm thuỷ sản, chiếm gần 90% lượng nước đá cây sản xuất của cả nước. *Tiếp xúc với thủy sản đông lạnh (lạnh cục bộ) Bao gồm toàn bộ công nhân làm việc trong các phân xưởng chế biến thuỷ sản đông lạnh (trừ công nhân làm việc nêu ở phần trên). Như trên đã phân tích, sau khi chết ở môi trường nhiệt độ cao vi sinh vật dễ dàng phân giải, phân huỷ nhanh chóng làm giảm chất lượng sản phẩm thủy sản. Do đó, các công đoạn trong công nghệ chế biến thủy sản phải thực hiện chủ yếu trong môi trường lạnh, đặc biệt là các công đoạn công nhân tiếp xúc với nguyên liệu thủy sản ở nhiệt độ thấp (lạnh cục bộ). Đặc biệt các phần như tay, chân, mặt, tai, da đầu là những bộ phận ở xa trung tâm cơ thể, lưu lượng máu đến nuôi dưỡng được ít lại trong môi trường lạnh dẫn tới dễ bị co cứng cơ, liệt dây thần kinh, tổ chức bị loạn dưỡng, gây ra các hiện tượng viêm nhiễm đường hô hấp, viêm da, viêm loét kẽ ngón tay, chân. Đó cũng là một tác hại nghề nghiệp đặc trưng cho người lao động chế biến thuỷ sản. Ngoài ra, đặc điểm nổi bật của điều kiện thao tác đối với công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh là nữ công nhân phải làm việc ở tư thế đứng liên tục trong suốt ca làm việc 8 giờ và thậm chí tới 12- 14 giờ trong các tháng cao điểm của thời kỳ mùa vụ đánh bắt và chế biến thuỷ sản. Tư thế lao động kéo dài suốt trong ca làm việc, từ ngày này qua ngày khác gây cho công nhân mệt mỏi và đau nhức các bộ phận của cơ thể như đau lưng, mỏi cổ, đau bắp chân…do phải sử dụng các nhóm cơ gáy, cơ lưng, cơ đùi, cơ mặt sau cẳng chân để giữ thăng bằng cho cơ thể và để duy trì cơ thể ở tư thế lao động tĩnh. Hơn nữa, hai cánh tay phải giữ tư thế gần như cố định để thao tác bóc tôm, hoặc thao tác khác ít vận động hơn nhưng lại lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt ca làm việc cũng gây đau mỏi vai, cánh tay, cẳng tay, cổ và ngón tay. Nhiều công trình đã nghiên cứu về tư thế làm việc của công nhân cho rằng: Sự mệt mỏi về thể xác của người công nhân phụ thuộc nhiều vào tư thế làm việc của họ trong ngày. Khi làm việc họ phải đi lại nhiều hay trong trạng thái đứng nhiều thì mỗi ngày họ càng mệt mỏi. Khác với một số ngành như doanh nghiệp sản xuất dệt, nơi mà công nhân trong một ca làm việc phải đi lại rất nhiều có khi đến hàng chục ki-lô-mét, còn trong ngành chế biến thuỷ sản hầu như phải đứng suốt ca làm việc. Toàn bộ số công nhân phải đứng nhiều đều nói rằng có cảm giác mệt mỏi sau một ngày làm việc. Còn đối với những công nhân phải đi lại nhiều thì cứ hai người thì có một người thừa nhận có thừa nhận có cảm giác mệt mỏi sau một ca làm việc. Trong khi đó, con số này ở nhóm công nhân chủ yếu ngồi một chỗ làm việc là hơn một phần năm. Việc đi lại nhiều trong quá trình làm việc sẽ làm đa dạng hoá những hành động mà người công nhân hằng ngày thực hiện. Nhờ đó nó sẽ làm giảm bớt tính đơn điệu của lao động, và có thể góp phần nào giải toả bớt những căng thẳng thần kinh khi thực hiện công việc. Tóm lại, tư thế làm việc ngồi nhiều một chỗ không làm cho công nhân mệt mỏi về thể xác nhưng lại căng thẳng về thần kinh, ngược lại lại tư thế làm việc đứng một chỗ hay đi lại nhiều làm cho người công nhân mệt mỏi về thể xác, nhưng lại không căng thẳng về mặt thần kinh. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy công nhân ngành chế biến thuỷ sản do phải làm việc trong tư thế đứng cố định gần như suốt một ca làm việc và kéo dài trong nhiều năm nên dẫn tới các triệu chứng thường gặp như giãn tĩnh mạch chân, bẹt chân. Triệu chứng ban đầu thường gặp và dễ thấy nhất là chứng phù nề bàn chân, có trường hợp người công nhân cuối ca làm việc không tự rút chân ra khỏi ủng được. Triệu chứng này thường gặp ở lao động nữ đặc biệt là những lao động nữ trước và sau khi sinh con. Kết quả cho thấy 100% nữ công nhân trực tiếp chế biến được khảo sát đều tăng chu vi cổ chân, bắp chân sau ca làm việc. Đồng thời, mức độ gia tăng vùng bắp chân sau ca làm việc là rất phổ biến ở mọi công đoạn trong dây chuyền chế biến, phản ánh gánh nặng thể lực quá mức chịu đựng gây phù nề. Mặt khác nữ công nhân chế biến thuỷ sản phải làm việc điều khiển các thiết bị công nghệ nhập từ nước ngoài hoặc bàn ghế làm việc không được thiết kế hợp với kích thước người Việt Nam, đã buộc họ phải kê thêm bục để đứng, kê thêm ghế để ngồi. Điều đó sẽ gây bất tiện, mệt mỏi, vừa tạo yếu tố nguy hiểm mới tại vị trí làm việc. Ngoài các yếu tố tác động đến sức khoẻ của nữ công nhân nói trên thì tiếng ồn từ các máy xay đá cây, máy nén khí làm lạnh cũng ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động. Tiếng ồn là một dạng ô nhiễm trong nhà máy, khu công nghiệp nó tác động trực tiếp đến lực lượng công nhân đang làm việc. Vì vậy, có thể định nghĩa: “Tiếng ồn là âm thanh không có giá trị, không phù hợp với mong muốn của người nghe. Có thể trở thành âm thanh hay nhưng sẽ trở thành tiếng ồn vì xảy ra không đúng lúc, đúng chỗ. Nhiều công trình đã nghiên cứu về tác hại của tiếng ồn đối với cơ quan thính giác, có 3 giai đoạn đặt ra với cơ thể con người. Giai đoạn thích nghi: Cơ thể phản ứng từ từ với tiếng ồn thể hiện bằng cách tăng ngưỡng nghe bình thường. Giai đoạn mệt mỏi thính giác: Là giai đoạn báo động. Nhiệm vụ của y học là phát hiện ra giai đoạn mệt mỏi thính giác, ngưỡng nghe tăng bất thường, sức nghe bị tổn thương. Giai đoạn điếc: Tiếng ồn là một nguyên nhân gây điếc nghề nghiệp tuy nó không tác đọng tức thời sức khoẻ của con người nhưng thực sự nó đang làm giảm thính lực của người lao động. Tiếng ồn còn gây ra ra những vấn đề xã hội như xung đột xã hội trong gia đình và tại nơi làm việc, tiếng ồn gây mệt mỏi toàn thân như nhức đầu, choáng váng, ăn mất ngon, gầy yếu, rối loạn thần kinh, huyết áp thay đổi. Tiếng ồn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể nói chung và thính lực nói riêng. Nhiều nhà nghiên cứu đã xác định rằng: Nừu bị tác động thường xuyên tiếng ồn sẽ tác động xấu lên toàn bộ cơ thể mà trước hết là hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch và hoạt động tinh thần của con người. Để chứng minh cho việc môi trường lao động ảnh hưởng tới sức khoẻ nữ công nhân ngành chế biến thuỷ sản, tác giả muốn đưa ra một chỉ số mang tính tổng hợp đó là với câu hỏi: “Theo chị yếu tố nào ảnh hưởng đến sức khoẻ của mình?” Môi trường làm việc : 63% Dụng cụ lao động : 15% Bảo hộ lao động : 6% Phụ cấp độc hại :14% Trong đó hơn 63% cho rằng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động là môi trường làm việc, sau đó mới đến các yếu tố khác. Tóm lại, qua những thông số về môi trường lao động ở trên, công nhân ngành chế biến thuỷ sản đặc biệt là công nhân nữ đang phải làm việc trong một diều kiện rất khó khăn. Họ làm việc trong điều kiện phải đứng thường xuyên suốt một ca làm việc dẫn tới tâm trạng mệt mỏi, đau nhức… 2.3.2 Môi trường xã hội Yếu tố thứ hai mà tác giả muốn đề cập đến trong đề tài này là môi trường con người. Môi trường con người ở đây bao gồm mối quan hệ giữa người công nhân với các cấp lãnh đạo, quan hệ giữa những người công nhân với nhau. Trong bất cư ngành nào, các mối quan hệ này cũng là quan trọng và thúc đẩy sản xuất. Mối quan hệ giữa công nhân và các cấp lãnh đạo có chặt chẽ sẽ thể hiện rõ mối quan tâm của cấp trên đối với người lao động. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa đồng nghiệp không bị lỏng lẻo sẽ thể hiện tinh thần dân chủ, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động và đạt được hiệu quả cao cấp. Theo kết quả nghiên cứu xã hội học của một hãng sản xuất ô tô tại Mỹ nhằm tính toán một cách cụ thể vai trò của các yếu tố làm tăng năng suất lao động kết quả cho thấy: việc tăng cường những yếu tố về con người làm cho năng suất lao động tăng 50% thông qua việc: chăm sóc sức khoẻ, đào tạo, tạo bầu không khí hoà thuận trong sản xuất. Thực tế chỉ ra rằng, năng suất lao động, sức khoẻ của người lao động bị ảnh hưởng rất nhiều bởi bầu không khí tâm lý xã hội trong tập thể lao động. Sự mất hứng thú trong công việc, sự căng thẳng thần kinh, sự kém vui vẻ.v…trong làm việc cũng một phần bắt nguồn từ môi trường xã hội trong xí nghiệp. Theo ý kiến của một số cán bộ trong của Công ty XNK thuỷ sản đồ hộp Hạ Long thì công nhân làm việc trong công ty có “nhiều thế hệ, nhiều lứa tuổi khác nhau nên quan hệ trong công ty đôi khi còn nhiều điều phức tạp”. Trong quá trình lao động, quan hệ giữa công nhân với các cấp lãnh đạo là mối quan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo. Quan hệ này thuộc loại quan hệ ít bình đẳng, bởi vì người lãnh đạo đặt ra các yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi người bị lãnh đạo phải thực thi. Người bị lãnh đạo có quyền yêu cầu người lãnh đạo tạo ra những điều kiện cần thiết (cải thiện môi trường làm việc, tăng lương) để họ hoàn thành công việc được giao. Tuy nhiên, không phải lúc nào thực thi nhiệm vụ, các điều kiện cần thiết cũng được đảm bảo. Chính vì vậy mà quan hệ loại này ít bình đẳng hơn. Khi người công nhân bị giao quá nhiều việc mà điều kiện của mình đưa ra cho người quản lý không được đáp ứng thì quan hệ này trở nên bất bình đẳng. Quan hệ này có thể trở thành xung đột nếu quyền lợi của hai bên xung đột lẫn nhau. Theo kết quả điều tra khi hỏi về mối quan hệ giữa lãnh đạo với công nhân thì phần lớn đều cho rằng có quan hệ thoải mái, tự nhiên và bình thường với các cấp lãnh đạo Công ty và rất ít người cho rằng cảm thấy e ngại khó nói khi tiếp xúc với lãnh đạo Công ty. Về mối quan hệ giữa công nhân với công nhân là quan hệ bình đẳng . tính bình đẳng của mối quan hệ này thể hiện rõ sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, bảo vệ quyền lợi. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành thuỷ sản hơn 80% là phụ nữ nên đôi khi cũng có những xung đột nhỏ, nhưng được giải quyết ngay. Chị Phan Thị Hương , 32 tuổi công nhân phân xưởng chế biến cho biết: “ Mối quan hệ giữa công nhân với nhau trong Công ty là rất bình đẳng, tôn trong lẫn nhau, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, khi ốm chị em thường đổi ca cho nhau, rủ nhau đến thăm hỏi. Đôi lúc cũng xảy ra cãi cọ lẫn nhau nhưng sau đó được giải quyết ngay…” (Phỏng vấn sâu) 2.3.3 Thiết bị bảo hộ lao động Trong lao động, cho dù bất kỳ ngành nghề nào, thiết bị bảo hộ lao động luôn là một yếu tố quan trọng, nó có tính chất quyết định đối với năng suất lao động và sức khoẻ của người lao động. Đặc biệt, với trình độ phát như nước ta hiện nay, tuy rằng nhiều công ty, xí nghiệp chế biến thuỷ sản đã trang bị máy móc hiện đại song không phải là không phải là không còn những khâu chế biến công nhân vẫn phải lao động chân tay, thủ công là chính. Do tính chất đặc thù của công việc chế biến thuỷ sản và do môi trường làm việc phải tiếp xúc với các yếu tố bất lợi cho sức khoẻ nên không thể thiếu thiết bị bảo hộ lao động. Dưới đây tác giả đã đưa ra từng yếu tố để phân tích xem chúng có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của công nhân. Thiết bị bảo hộ lao động luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất và bảo vệ sức khoẻ. Các dụng cụ bảo hộ lao động có đầy đủ thì mới nâng cao hiệu quả sản xuất và phần nào giúp công nhân chống lại được các yếu tố độc hại do môi trường lao động gây ra. Ngày 28/5/1998 của Bộ Lao động thương binh xã hội đã có Thông tư số 10/1998 TT- BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân một số ngành lao động trong đó có ngành thuỷ sản. Do đó, việc cấp phát trang bị bảo hộ lao động cho công nhân chê biến thuỷ sản ta tương đối đầy đủ. Bảng 3: Sự đánh giá của công nhân về các trang thiết bị bảo hộ lao động Mức độ Trang bị Cấp đủ Không cấp Găng tay 98 2 Mũ bảo hộ 65 35 ủng, giầy 86 14 Khẩu trang 72 28 Quần áo bảo hộ 79 21 Nhìn chung các trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân tương đối đầy đủ, đặc biệt về găng tay có tới 98%, ủng giầy 86% số người được hỏi cho rằng đầy đủ. Tuy nhiên, các trang thiết bị khác như mũ bảo hộ, quần áo, khẩu trang vẫn còn thiếu. Khi hỏi về vấn đề này chị Trần Thị Yến 39 tuổi, công nhân chế biến Công ty XNK Hạ Long cho biết: “Về trang thiết bị lao động bảo hộ cá nhân nói chung là tương đối đầy đủ. Quần áo đẹp được chú trọng cả về hình dáng, lẫn chất lượng và màu sắc tạo tư thế khoẻ đẹp, thoái mái khi làm việc. Do tính chất đặc thù thường xuyên tiếp xúc với môi trường nước nên các thiết bị bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang rất nhanh hỏng, bọn chị phải thay thường xuyên...” (phỏng vấn sâu). Với điều kiện làm việc không đảm bảo nhưng khi khảo sát những người công nhân làm việc với câu hỏi: “Chị có thường xuyên dùng các thiết bị bảo hộ lao động được cấp trong công việc hàng ngày không?” Thì vẫn còn rất nhiều người không thường xuyên sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động khi làm việc. Đó cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, do đó các cấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33837.doc
Tài liệu liên quan