Đề tài Ảnh hưởng của nhà ở đến sức khỏe của người nghèo đô thị (Địa bàn nghiên cứu: Quận Thanh Xuân, Hà Nội)

Qua khảo sát thực tế cho thấy, có 44,2 % số hộ có diện tích nhà ở bình quân đầu người chỉ đạt dưới mức 6m2/người (chiếm tỷ lệ lớn nhất), thậm chí có một số hộ chỉ đạt mức 1m2/người. Rất nhiều hộ gia đình chỉ có 1,6-5m2/người. Sau đó đến số hộ có diện tích nhà ở bình quân từ 6 đến 9m2 cũng khá cao 38,3%. Như vậy, theo khảo sát thì đa số người dân trong quận Thanh Xuân họ đều có diện tích bình quân trên đầu người thấp, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt thường ngày cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Diện tích nhà ở của người nghèo đô thị do nhiều yếu tố chi phối, trong những yếu tố đó phải kể đến là mật độ dân số ở Hà Nội quá cao do nhiều luồng nhập cư về làm ăn, sinh sống trong khi đó diện tích nhà ở không thể tăng lên được. Nhiều công trình của nhà nước được xây dựng cũng làm giảm đáng kể diện tích đất đai. Trong khi đó, chương trình xây nhà ở với giá thấp cho người nghèo lại không được triển khai có hiệu quả. Thêm nữa, một bộ phận người nghèo không đủ tiền để xây hoặc mua những căn nhà đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cũng như giải trí, nghỉ ngơi của các thành viên trong gia đình. Những yếu tố này càng góp phần làm giảm đi diện tích nhà ở của người dân nghèo trong khu vực.

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2120 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của nhà ở đến sức khỏe của người nghèo đô thị (Địa bàn nghiên cứu: Quận Thanh Xuân, Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g một diện tích đất khá rộng do ông bà để lại cũng đã bán đi một phần, còn một phần để lại xây dựng dãy nhà trọ cho nguời ngoại tỉnh thuê. Họ đã sống bằng số tiền cho thuê trọ đó, đồng thời làm thêm ở bên ngoài nên cuộc sống của họ có phần dễ chịu hơn so với các hộ khác. Vị trí ngôi nhà cón ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch vụ đô thị khác mà đặc biệt là dịch vụ về điện nước. Ở Hà Nội và nhiều thành phố khác trong nước thì hệ thống cung cấp điện nước còn rất nhiều yếu kém và có nhiều vấn đề bất cập. Do vậy, nhiều khi ở trong các ngõ sâu, không tiện đường qua lại, người nghèo cũng dễ lâm vào tình trạng không được tiếp cận với các dịch vụ điện nước một cách đầy đủ và an toàn 2.1.2.Về loại hình và diện tích nhà ở * Loại hình nhà ở     Về  loại hình nhà ở của người nghèo thường rất  đơn giản, không có sự đa dạng như nhà  ở nói chung của người dân đô thị hiện nay. Đó là do khả năng tài chính hạn hẹp người nghèo thường phải sống trong những ngôi nhà cấp bốn cũ kỹ, những khu chung cư đã xuống cấp trầm trọng hoặc những ngôi nhà tranh, nhà tạm.  Bảng 1: Loại hình nhà ở Loại hình nhà ở Tần số Tần suất (%) Nhà  tranh, nhà tạm 32 26,7 Nhà  cấp bốn 48 40 Căn hộ chung cư 26 21,7 Nhà  tầng 12 10 Nhà  khác 2 1,6 Tổng số 120 100.0     Qua bảng số liệu chúng ta thấy người nghèo quận Thanh Xuân phần nhiều là sống trong những ngôi nhà cấp bốn – 40% và nhà tranh, nhà tạm – 26,7%. Những căn nhà tranh, nhà tạm này là những ngôi nhà được xây dựng tạm bợ trên những đám đất lấn chiếm. Thường là những căn nhà nhỏ, thấp và được chắp vá bởi rất nhiều những vật liệu khác nhau kể cả gỗ và giấy báo…Căn hộ chung cư chiếm 21,7%. Những căn hộ chung cư này thuộc khu chung cư, tập thể cũ của các nhà máy, xí nghiệp. Nó được xây dựng từ những năm 80 thời kỳ bao cấp. Những khu nhà này thường đã qua chỉnh sửa nhiều lần và hiện nay đã xuống cấp trầm trọng.     Trong quá trình nghiên cứu và đi khảo sát địa bàn nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy hầu hết những người dân nghèo đều sống trong những ngôi không được xây dựng kiên cố hoặc đi thuê những khu vực được xây dựng tạm bợ, không đáp ứng được những điều kiện cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt của người dân (ví dụ: những ngôi nhà cấp IV xây cho thuê thường được xây dựng đơn giản, lợp mái tôn, không đảm bảo được điều kiện khí hậu, ẩm thấp, thiếu ánh sáng…). Những loại hình nhà ở này gây ra những tác động xấu đến sức khỏe của con người.     Theo một phỏng vấn người dân cho biết:     “Nhà chật hẹp như vậy, mọi thứ đồ đạc đều phải bày bừa, rồi thì ẩm thấp, khiến muỗi gián đầy ra đấy. Mấy hôm nay gió mùa lại về, cô nó mới sinh con được mấy tháng mà cũng chả có chỗ nằm tử tế, mấy đứa trẻ thì ho suốt. Đấy là chưa kể trời nắng oi, hay nước dột khi trời mưa to. Chú với cô nó là người lớn thì không sao, chỉ khổ mấy đứa nhỏ thôi cháu ạ…”. (Phỏng vấn sâu số 3) (Nam, 49 tuổi, nghề nghiệp: lao động tự do)     Trong bài nghiên cứu, chúng tôi tập trung vào đối tượng người nghèo, người có thu nhập thấp và những lao động di cư từ nơi khác đến Hà Nội và thuê trọ. Trong quá trình quan sát điều kiện nhà ở trên địa bàn, hầu hết những ngôi nhà tranh, nhà tạm; nhà cấp IV đều không đủ những điều kiện đảm bảo cho đời sống sinh hoạt, và gây ra những vấn đề gay gắt đối với các nhà quản lý và các cơ quan chức năng trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.     Với vấn đề đặt ra với các nhà quản lý nhà ở của địa bàn nghiên cứu là: Với 26,7% nhà tranh, nhà tạm; 40% nhà cấp IV, 21,70% nhà chung cư thì việc giải quyết nhu cầu nhà ở với việc đảm bảo chất lượng nhà ở đang là vấn đề cần được giải quyết. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với quá trình phát triển nền kinh tế là việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống người dân là điều kiện quan trọng trong quá trình phát triển và đổi mới đất nước. Việc đảm bảo được nhà ở cho người dân sẽ quyết định đến chất lượng cuộc sống và giải quyết xung đột của quá trình phát triển.  * Diện tích nhà ở  Còn về diện tích ở bình quân của người nghèo hiện nay thì vô cùng chật hẹp. Không chỉ những người nghèo mà người dân đô thị nói chung, đặc biệt là đô thị Hà Nội đang phải sống trong những ngôi nhà chật chội thiếu thốn không gian cảnh quan một cách nghiêm trọng. Đó là do mật độ dân số quá đông, quá tập trung ở đô thị , do dân số tăng quá nhanh và do chưa có quy hoạch đô thị cụ thể , kịp thời. Hiện nay diện tích nhà ở bình quân đầu người ở Hà Nội khoảng 8-9 m2/người và đang có gắng đến năm 2011 đạt mức 10-15m2/người. Riêng đối với người nghèo, thực tế diện tích nhà ở bình quân dầu người của họ thấp hơn nhiều so với mức bình quan của cả thành phố chỉ đạt khoảng 6m2/người. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, con số đó còn thấp hơn nhiều.     Bảng 2 Diện tích bình quân trên đầu người.     Diện tích (m2)     Tần số     Tần suất (%)     Dưới 6     53     44,2     Từ 6- 9     46     38,3     Trên 9     21     17,5     Tổng số     120     100     Qua khảo sát thực tế cho thấy, có 44,2 % số hộ có diện tích nhà ở bình quân đầu người chỉ đạt dưới mức 6m2/người (chiếm tỷ lệ lớn nhất), thậm chí có một số hộ chỉ đạt mức 1m2/người. Rất nhiều hộ gia đình chỉ có 1,6-5m2/người. Sau đó đến số hộ có diện tích nhà ở bình quân từ 6 đến 9m2 cũng khá cao 38,3%. Như vậy, theo khảo sát thì đa số người dân trong quận Thanh Xuân họ đều có diện tích bình quân trên đầu người thấp, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt thường ngày cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Diện tích nhà ở của người nghèo đô thị do nhiều yếu tố chi phối, trong những yếu tố đó phải kể đến là mật độ dân số ở Hà Nội quá cao do nhiều luồng nhập cư về làm ăn, sinh sống trong khi đó diện tích nhà ở không thể tăng lên được. Nhiều công trình của nhà nước được xây dựng cũng làm giảm đáng kể diện tích đất đai. Trong khi đó, chương trình xây nhà ở với giá thấp cho người nghèo lại không được triển khai có hiệu quả. Thêm nữa, một bộ phận người nghèo không đủ tiền để xây hoặc mua những căn nhà đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cũng như giải trí, nghỉ ngơi của các thành viên trong gia đình.. Những yếu tố này càng góp phần làm giảm đi diện tích nhà ở của người dân nghèo trong khu vực.     Cá  biệt trong trường hợp đạt mức 20m2/người đó là  trường hợp một cụ già sống một mình trong một ngôi nhà của khu tập thể nhà máy thuốc là  Thăng long, còn lại mức diện tích nhà ở bình quân trên 9m2 chỉ đạt 17,5%.           Như vậy cho thấy người nghèo hiện nay đang phải sống trông điều kiện nhà ở hết sức chật hẹp. Diều này  đã gây khó khăn rất lớn cho sinh hoạt thường ngày của gia đình. Qua thực tế cho thấy hầu hết nhà ở người nghèo chỉ có một đến hai phòng và một phòng vệ sinh, nhà bếp thường đặt trong nhà, ngoài hành lang hoặc đường đi lại. Trong khi đó, theo khảo sát, mỗi hộ gia đình thường có 4 nhân khẩu đó là cha, mẹ và hai đứa con. Không kể một số trường hợp thì có thêm ông bà và người quen đến ở cùng. Mọi sinh hoạt ăn,ở, ngủ, nghỉ dồn vào một phòng hết sức bất tiện, thậm chí một số gia đình con cái đã lớn hết mà không dám lập gia đình vì nhà quá chật chội, lấy vợ về không có chỗ mà ở     Điều này dẫn đến rất nhiều hậu quả có thể thấy trước mắt và lâu dài. Khó khăn về nhà ở không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra áp lực về tinh thần, tâm lý đè nặng, dễ gây ra stress. Vấn đề diện tích nhà ở không đủ cho nhu cầu sinh hoạt của các thành viên làm họ không chỉ mất an tâm để làm việc mà còn giảm năng suất lao động của họ.  "Nhà chú được hơn 50 mét, nhưng còn có sân nên diện tích nhà khoảng 40 mét, nhưng mà có 5 người nên sinh hoạt bất tiện lắm, nhà chú có mẹ già và con nhỏ mà không phải là nhà tầng nên diện tích sinh hoạt hẹp lắm, vấn đề vệ sinh cũng bất tiện. Đấy là cháu hỏi thì chú trả lời thật đấy nhé." (Phỏng vấn số 2, nam, 43 tuổi, lái xe).      Không chỉ diện tích nhà ở bình quân đầu người của người nghèo rất thấp mà cả diện tích nhà  ở nói chung của người nghèo cũng rất hẹp và nhỏ. Qua nghiên cứu của cho thấy có 34,7% số hộ gia đình sống trong những căn nhà chỉ rộng dưới 20m2, 15.3% số hộ sống trong những căn nhà rộng từ 21-25m2, 33.3% hộ sống trong những căn nhà có diện tích từ 26-35m2 và trên 35m2 là 16.7%. Nhìn chung đó đều là những căn nhà nhỏ, hẹp và một cảm nhận chung của người nghiên cứu là rất chật chội và ẩm thấp.     Cá  biệt có một trường hợp một hộ gia đình có  6 thành viên nhưng lại đang phải sống trong một căn hộ chỉ có 8m2. Đó thực ra cũng không phải là một căn hộ mà chỉ là một cái gác xép nhỏ trên tầng thượng của khu tập thể xà phòng cũ. Gia đình có 5 thành viên lớn trong đó có một mẹ già, một người em bệnh tật của chủ hộ. Gia đình đã ở căn gác xép này được 10 năm rồi. Trong căn phòng nhỏ này, mọi sinh hoạt đều diễn ra trong cùng 8m2 đó. Đồ đạc cùa gia đình hết sức sơ sài. Dường như không có một vật dụng gì đáng giá, điều kiện sống của gia đình vô cùng khó khăn và thiếu thốn. "Theo chú thì có đấy cháu à. Nhà chật hẹp như vậy, moi thứ đồ đạc đành phải bày bựa, rồi thì ẩm thấp, khiến muỗi gián đầy ra đấy. Mấy hôm nay gió mùa lại về, cô nó mới sinh con được mấy tháng mà cũng chả có chỗ nằm tử tế, mấy đứa trẻ thì ho suốt. Đấy là còn chưa kể trời nóng oi, hay nước dột khi trời mưa to. Chú với cô nó người lớn thì không sao, chỉ khổ mấy đứa nhỏ thôi cháu à…" (nam, 49 tuổi, pvs số 3)      Diện tích nhà ở chật hẹp và loại hình nhà đơn điệu, cũ kỹ là một vấn đề của người nghèo hiện nay. Nó gây rất nhiều khó khăn, bất tiện cho các gia đình nghèo trong đời sống sinh hoạt hàng ngày không chỉ có vậy, diện tích nhà ở chật hẹp cũng làm cho đời sống tinh thần bức bối, dễ sinh những căn bệnh về tâm bệnh như stress, cáu gắt, ức chế...làm ảnh đến đời sống và sự phát triển toàn diện của người dân nghèo đô thị. * Hình thức sở hữu. Biểu đồ 3: Hình thức sở hữu nhà ở của gia đình Ông (bà)? Qua biểu đồ trên ta có thể thấy được rằng: Hình thức sở hữu chính của người nghèo thuộc khu vực nghiên cứu của nhóm ở Thanh Xuân nhiều nhất vẫn là chính chủ ( chiếm 41%). Các hộ gia đình này chủ yếu là ở trong các chung cư, hoặc trong những khu ngõ xóm đã sinh sống lâu năm. Những hộ sống trong các chung cư này là được nhà nước phân cho, nhưng đã được xây dựng từ rất lâu. Nó thuộc quyền sở hữu của gia đình, nhưng vì đã được xây dựng từ lâu nên tình trạng nhà ở không còn được tốt và đảm bảo như trước kia nữa. Còn những hộ gia đình khác ở trong ngõ xóm sâu cũng gặp nhiều bất lợi cho sinh hoạt. Diện tích của những hộ gia đình này hẹp chỉ khoảng 25 – 30m2, nhưng có rất nhiều người sinh sống. Gây khó khăn rất nhiều cho sinh hoạt cũng như tâm lý, không gian sống cho những người sống. Theo một phỏng vấn một người dân cho biết: “Nhà bác nhà cấp bốn cháu thấy đấy, hiện chỉ có hai vợ chồng ở với nhau, diện tích chỉ có hơn 30 mét vuông thôi, khổ nhất là vào mùa mưa, mưa mà to là nhà ngập, đợt lụt năm 2008 làng Triều Khúc này ngập lênh láng, đợt đấy nhà bác phải dọn sang ở nhờ nhà hàng xóm, nhà hàng xóm người ta có nhà tầng mưa ngập còn lên tầng được chứ nhà bác thế này thì dọn đi đâu, sợ nhất là lúc mưa to, khổ lắm.”( Phỏng vấn sâu số, Nữ, 57 tuổi, nghề nghiệp: bán nước Ngoài những người nghèo ở hộ gia đình sống trong các chung cư lâu năm này thì tỷ lệ các người nghèo đi thuê nhà trọ cũng rất lớn chiếm 35,2%. Các hộ gia đình ở đây chủ yếu là những hộ nghèo, có thu nhập thấp. Mà nguồn gốc chủ yếu là ở các vùng lân cận khác đến Hà nội để kiếm sống. Công việc mang tính thời vụ, không ổn định, chỗ ở cũng không ổn định thay đổi theo việc làm. Kinh tế cũng không thể mua được nhà mà chủ yếu phải đi thuê. Những nơi đi thuê theo quan sát của nhóm thì không đảm bảo không gian sống cũng như sức khỏe. Căn hộ này thường ở trong ngõ xóm, các điều kiện về ánh sáng, điện tích hay môi trường đều không đảm bảo cho cuộc sống sinh hoạt. Nhưng vì giá thành của những phòng trọ này rẻ, phù hợp với mức thu nhập, mức chi tiêu của những gia đình. Nên mặc dù không đảm bảo vệ sinh, và độ an toàn..nhưng lại được gia đình lao động chọn nhiều nhất. Theo phỏng vấn được biết: “Tiền xây nhà còn chưa có thì lấy đâu mà mua nhà cháu, cháu bảo chú mua ở đâu bây giờ, giá nhà đất Hà Nội thì cao vùn vụt, mua được một mảnh đất cách trung tâm thành phố 15-20 km cũng tiền tỉ thì lấy đâu ra tiền mà mua. Giờ chỉ cố mà làm được cái nhà là tốt rồi” (Phỏng vấn số, Nam, 43 tuổi, nghề nghiệp: Lái xe) Tỷ lệ các gia đình khi nghiên cứu ở địa bàn cho biết nhà ở cho người nghèo là ở nhờ nhà người quen và chọn phương án khác là thấp nhất. Tỷ lệ cho biết là ở nhờ nhà người quen chiếm 8,3% chiếm tỷ lệ thấp. Những người ở nhờ nhà người quen chủ yếu là những người lao động độ thân hay có quan hệ họ hàng thân thiết với chủ hộ. Người nghèo phải mượn nhà cửa của anh em, bạn bè, họ hàng hoặc của cơ quan để sinh sống. Mặc dù, những ngôi nhà mà họ ở nhờ cũng có diện tích và loại nhà không lớn chủ yếu là nhà tranh, nhà tạm cấp 4. 3.1. Ảnh hưởng đến tinh thần - Vì không đủ tiện nghi sinh hoạt. Nên không đáp ứng đủ các dịch vụ vụ chơi, thư giãn, giải trí của người nghèo. Không đáp ứng được nhu cầu giải trí của người dân nên tinh thần không thoải mái sau giờ làm việc, đời sống tinh thần không được phong phú, con người như bị bó buộc trong một khoảng không gian nhỏ hẹp, trình độ văn hóa bị hạn chế rất nhiều. Như một phỏng vấn sâu cho biết rằng: “ Nói thật là từ khi ở trọ, chị với mấy đứa bạn hay ốm lắm, trước kia hiếm khi ốm, vậy mà ở đây, hễ cứ thay đổ thời tiết là lại ốm. Hơn nữa, đôi khi cả lũ đi làm mệt về trời nóng, ngồi tranh nhau cái quát điện mà thấy khổ … “ ( Phỏng vấn sâu số 4) - Vì không gian sống, diện tích sống chật hẹp: Với diện tích nhà hơn chục m2 lại có nhiều người sinh sống. Thì việc đi lại, chỗ ăn uống, chỗ ngủ, . đi lại trong nhà là rất khó khăn. Nhà cũng không có đủ phòng riêng cho mỗi người. Nếu có hai vợ chồng và con cái thì cũng đều phải ngủ chung. Nên cũng Không có không gian sống thoải mái. Không có không gian riêng, ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần của các thành viên trong gia đình rất nhiều. Ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Với nhu cầu thiết yếu cảu con người như ăn, ngủ, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí không được thoải mái dẫn đến áp lực rất nhiều có sứ khỏe cũng như cuộc sống của người dân nghèo nơi đây. Khi được hổi về điaàu này có một người dân cho biết là: “ Nhà hẹp nên sinh hoạt cũng bất tiện lắm. nhất là vào mùa hè, trời nóng mà nền, tường lại ẩm ướt, sinh ra mùi khó chịu lắm. Được mỗi cái mùa đông chen nhau nên chả phải sợ lạnh…” (Phỏng vấn sâu số 4) - Vị trí nhà ở sống bất ổn: Khu vực có văn hóa không cao, không lành mạnh, nhiều tệ nạn( ma túy, mại dâm)-> Ảnh hưởng đến lối sống của người dân do dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường sống không trong sạch vì những tệ nạn xã hội nói trên, nhất là đối với những người không có bản lĩnh sống vững vàng, dễ bị lôi kéo thì môi trường sống này càng ảnh hưởng hơn nữa. Không những thế, người dân sống trong khu vực này an ninh thường xuyên bất ổn nên gây tâm lý hoang mang lo sợ, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thân của người dân. Chính vì vậy mà điều kiện nhà ở không ổn định ở những nơi có nhiều tệ nạn cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người nghèo đô thị. “ Nhà chịi thì ở trong ngõ, cứ tối tối là không dám ra đường. Ở đầu đường lúc nào cũng có mấy thằng nghiện ở đâu đến chích. Vì ở đây vắng người, chích cũng không ai biết. Sáng nào dậy chẳng thấty mấy cái ống kim tiêm ở rìa đường ấy. Cũng sợ lắm những đuổi chúng nó đi sao được. chỉ còn cách tối hạn chế ra ngoài thôi” ( Phỏng vấn sâu số 7) Trong đề tài này chúng tôi chủ yếu đề cập đến điều kiện nhà ở của người nghèo đô thị ảnh hưởng đến sức khỏe của người nghèo đô thị chủ yếu ở mặt thể chất nhằm nhấn mạnh hơn đến những khó khăn về mặt vật chất ảnh hưởng đến đời sống thể chất của họ nên đời sống tinh thần chúng tôi chỉ đề cập ở một số mặt. 3.Những ảnh hưởng đến sức khỏe người nghèo  Biểu đồ 4: Đánh giá của người dân loại hình nhà ở ảnh hưởng đến sức khỏe Qua số liệu ta có thể thấy 76.4% người được hỏi cho rằng loại hình nhà ở có ảnh hưởng tới sức khỏe trong khi đó chỉ 23.6% số người được hỏi cho rằng loại hình nhà ở không ảnh hưởng tới sức khỏe. Qua quan sát thực tế và phỏng vấn sâu chúng tôi thấy rằng loại hình nhà ở mà đa số người được hỏi sở hữu là: nhà cấp bốn, nhà tranh – nhà tạm và nhà chung cư.   Những loại hình nhà  ở như trên thường gặp những vấn đề bất cập như đường nước không ổn định, nhiều khu vực thiếu nước dẫn đến việc người dân phải sử dụng nguồn nước không sạch sẽ. Nhiều nhà  tranh, nhà tạm xây dựng chắp vá, khi mưa lớn thường dẫn đến ngập lụt, dột nát và gây ẩm thấp ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Nhiều khu nhà chung cư theo quan sát thì do xây dựng từ thập niên 80 thế kỷ trước còn gặp tình trạng nứt trần và tường, do không có điều kiện về tài chính, nhiều người dân vẫn tiếp tục sống trong các căn nhà chung cư xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng đến cả đời sống sinh hoạt và tâm lý của người dân. Qua phỏng vấn sâu mới thấy người dân phản ánh những khó khăn mà họ gặp phải với loại hình nhà ở của họ hiện nay, ví dụ như một người dân ở Triều Khúc cho biết: “Nhà bác nhà cấp bốn cháu thấy đấy, hiện chỉ có hai vợ chồng ở với nhau, diện tích chỉ có hơn 30 mét vuông thôi, khổ nhất là vào mùa mưa, mưa mà to là nhà ngập, đợt lụt năm 2008 làng Triều Khúc này ngập lênh láng, đợt đấy nhà bác phải dọn sang ở nhờ nhà hàng xóm, nhà hàng xóm người ta có nhà tầng mưa ngập còn lên tầng được chứ nhà bác thế này thì dọn đi đâu, sợ nhất là lúc mưa to, khổ lắm”. ( Phỏng vấn sâu số 1) (Nữ, 57 tuổi, nghề nghiệp: bán hàng nước) Ngoài ra, Thanh Xuân  – nơi chúng tôi khảo sát, hiện nay cũng là một khu vực có mật đô xây dựng các trình đô thị cao, ô nhiễm khí bụi và tiếng ồn từ các công trường xây dựng và các loại xe chở vật liệu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống của người dân. 3.1. Ảnh hưởng đến tinh thần - Vì không đủ tiện nghi->Không đáp ứng đủ các dịch vụ vụ chơi, thư giãn, giải trí của người nghèo-> Không đáp ứng được nhu cầu giải trí của người dân nên tinh thần không thoải mái sau giờ làm việc, đời sống tinh thần không được phong phú, con người như bị bó buộc trong một koong gin nhỏ hẹp, trình độ văn hóa bị hạn chế. - Vì không gian sống, diện tích sống chật hẹp - > Không có không gian sống thoải mái, ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần -> Không gian nhỏ hẹp, không có không gian riêng tư nên tinh thần không thoải mái. Ảnh hưởng đến hiệu quả công việc - Vị trí nhà ở sống bất ổn-> khu vực có văn hóa thấp không lành mạnh, nhiều tệ nạn( ma túy, mại dâm)-> Ảnh hưởng đến lối sống của người dân do dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường sống không trong sạch vì những tệ nạn xã hội nói trên, nhất là đối với những người không có bản lĩnh sống vững vàng, dễ bị lôi kéo thì môi trường sống này càng ảnh hưởng hơn nữa. Không những thế, người dân sống trong khu vực này an ninh thường xuyên bất ổn nên gây tâm lý hoang mang lo sợ, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thân của người dân. Chính vì vậy mà điều kiện nhà ở không ổn định ở những nơi có nhiều tệ nạn cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người nghèo đô thị. Trong đề tài này chúng tôi chủ yếu đề cập đến điều kiện nhà ở của người nghèo đô thị ảnh hưởng đến sức khỏe của người nghèo đô thị chủ yếu ở mặt thể chất nhằm nhấn mạnh hơn đến những khó khăn về mặt vật chất ảnh hưởng đến đời sống thể chất của họ nên đời sống tinh thần chúng tôi chỉ đề cập ở một số mặt. 3.2. Ảnh hưởng đến thể chất Dưới đây là bảng số liệu cho chúng ta thấy được một số đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe xuất phát từ điều kiện sống trong các loại hình nhà ở khác nhau. Bảng 5 : Loại hình nhà ở ảnh hưởng đến sự phát sinh các loại bệnh (%) Các loại bệnh Loại hình nhà ở Nhà  tranh Nhà  cấp bốn Chung cư Nhà  tầng Tổng (%) Hô  hấp  40,3 30,5 15,7 13,5 100 Tiêu hoá  42,8 29,0 19,2 9,0 100 Ngoài da 45,0 31,2 12,7 10,1 100 Thần kinh 8,8 20,4 30,5 40,3 100 Khác 20,5 17,2 28,0 34,4 100                       Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy được chất lượng loại hình nhà ở có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của những người sống ở nơi đó. Đối với những người sống trong loại nhà tranh đơn sơ khi được hỏi họ đều cho rằng: Họ dễ bị mắc các bệnh về hô hấp (40,3%), tiêu hóa (42,8%) và ngoài da (45,0%). Đây cũng là điều dễ hiểu bởi lẽ các ngôi nhà tranh thường ẩm thấp không đảm bảo được mỗi khi trời mưa nắng thất thường. Sống ở sau những ngôi nhà cao tầng và thường là gần các khu cống rãnh nước thải ở khu vực xung quanh sẽ làm phát sinh nhiều loại bệnh khác nhau liên quan đến hô hấp, tiêu hóa…Như một phỏng vấn sâu cho biết: “Theo chú thì có đấy cháu à. Nhà chật hẹp như vậy, mọi thứ đồ đạc đành phải bày bựa, rồi thì ẩm thấp, khiến muỗi gián đầy ra đấy. Mấy hôm nay gió mùa lại về, cô nó mới sinh con được mấy tháng mà cũng chả có chỗ nằm tử tế, mấy đứa trẻ thì ho suốt. Đấy là còn chưa kể trời nóng oi, hay nước dột khi trời mưa to. Chú với cô nó lớn rồi thì không sao, chỉ khổ mấy đứa nhỏ thôi cháu à…” (Phỏng vấn số 3, nam, 49 tuổi)       Một  đối tượng khác khi được phỏng vấn cho biết: “Nhà hẹp nên sinh hoạt cũng bất tiện lắm. nhất là vào mùa hè, trời nóng mà nền, tường lại ẩm ướt, sinh ra mùi khó chịu lắm. Được mỗi cái mùa đông chen nhau nên chả phải sợ lạnh…, nói thật là từ khi ở trọ, chị với mấy đứa bạn hay ốm lắm, trước kia hiếm khi ốm, vậy mà ở đây, hễ cứ thay đổ thời tiết là lại ốm. Hơn nữa, đôi khi cả lũ đi làm mệt về trời nóng, ngồi tranh nhau cái quát điện mà thấy khổ …” (Phỏng vấn số 4,: nữ, 22 tuổi)       Những ngôi nhà tranh thì là vậy còn với những ngôi nhà cấp 4 thì mức độ ảnh hưởng của  điều kiện ngôi nhà tới sức khỏe cũng không hề ít. Đối với các bệnh về hô hấp người được hỏi cho rằng họ mắc bệnh về hô hấp khi ở trong các ngôi nhà cấp 4 nhỏ hẹp cũng chiếm đến (30,5%); Đối với các bệnh về tiêu hóa chiếm (29,0%) và ngoài da là (31,2%). Qua đây cho chúng ta thấy được một điều đó là các ngôi nhà có điều kiện xây dựng thấp kém thì môi trường xung quanh dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của những người sống trong nơi đó. Mức độ ảnh hưởng gây ra các loại bệnh vừa nêu cũng giảm dần đối với các loại hình nhà chung cư và nhà tầng. Tuy nhiên những ngôi nhà được coi là nhà chung cư và nhà tầng như trong nghiên cứu này tìm hiểu và xem xét thì chất lượng của nó cũng không đảm bảo. Trong số những người trả lời về các bệnh liên quan đến thần kinh hay một số bệnh khác cho rằng họ cũng dễ mắc phải dù họ ở trong những ngôi nhà chung cư, nhà tầng.       Nói tóm lại, những ngôi nhà có khả năng chống chịu kém với điều kiện môi trường của những người nghèo thường là môi trường không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe của chính họ. Thực trạng này đã và đang diễn ra với nhiều người nghèo ở quận Thanh Xuân nói chung và với nhiều người nghèo trong cả nước ta nói chung.  - Vấn đề điều kiện nhà ở của người nghèo. Theo nghiên cứu của các đề tài liên quan thì người nghèo có xu hướng lựa chọn nhà theo khả năng kinh tế và thu nhập của mình. Đặc biệt là loại nhà cấp bốn vì nó ít tốn kém trong quá trình xây dựng cũng như không cần thiết kế cầu kì. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân nghèo vì đa số những ngôi nhà cấp bốn không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân trong thời kì phát triển công nghiệp như hiện nay Ví dụ, trong thời tiết ngày hè nóng bức thì một ngôi nhà thoáng mát và sạch sẽ là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe, còn ngày đông thì cần một ngôi nhà kín và đủ ấm… Vì vậy, ngôi nhà cấp bốn thường không đảm bảo đủ những yêu cầu đó hoặc đảm bảo rất hạn chế.. Điều kiện môi trường xung quanh nhà ở Bảng 6: Tương quan giữa loại hình nhà ở và vấn đề ô nhiễm ( %)   Bảng 3: Tương quan giữa loại hình nhà ở và vấn đề ô nhiễm ( %)       Loại hình     Ô nhiễm     Nhà  tranh, nhà tạm     Nhà  cấp IV     Căn hộ chung cư     Nhà  tầng     Khác     Có     23.1     25.6     8.9     0     67.7     Không     76.9     74.4     91.1     100     33.3     Tổng số     100     100     100     100     100     Loại nhà tranh, nhà tạm và nhà cấp IV có tỷ lệ ô nhiễm cao hơn cả. Tỷ lệ này lần lượt là 23.1% và 25.6%. Loại hình căn hộ chung cư và nhà cao tầng có tỷ lệ ô nhiễm thấp hơn, với các tỷ lệ tương ứng là 8.9% và 0.0% => Điều này là phù hợp với thực tế bởi vì nhà tranh, nhà tạm, nhà cấp IV thường ẩm thấp, gần đường qua lại, bụi bẩn  và các công trình phụ như nhà vệ sinh xây dựng không được đảm bảo góp phần gây nên ô nhiễm cho nhà ở. Cũng là nguyên nhân gây ra các dich bệnh     Phỏng vấn một người dân về tình trạng rác thải ở  gần khu vực sông, người dân cho biết:     “Ôi, chỗ này là chỗ người ta xả rác đấy, mấy người quanh đây chiều chiều họ toàn mang rác ra đây đổ, bác ở chỗ này như phải sống chung với lũ, mùi hôi thối là lúc nào cũng phải chịu, muốn cũng không tránh được” (Biên bản phỏng vấn sâu số 1, nữ, 57 tuổi, nghề nghiệp: Bán nước)     Ô nhiễm môi trường hiện nay là vấn đề chung của cả thành phố nhưng với người nghèo họ còn phải chịu thêm nguy cơ ô nhiễm ngay từ trong nhà mình do các điều kiện vệ sinh không được đảm bảo, các công trình phụ không chất lượng hoặc đã hư hỏng, thiếu nước s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docẢnh hưởng của vấn đề nhà ở đến sức khỏe người nghèo đô thị (nghiên cứu cụ thế tại HN).doc
Tài liệu liên quan