Đề tài Ảnh hưởng của phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay

Một số nhà chùa ở các thành phố lớn hiện nay thường tổ chức nấu cơm chay vào ngày rằm và mùng một hàng tháng để phục vụ các phật tử và khách thập phương đến lễ chùa. Việc làm này không chỉ được các phật tử ủng hộ mà còn được khá đông người dân tham gia. Theo khảo sát của chúng tôi, có một số lượng khá đông quần chúng mặc dù không tự nhận mình là tín đồ Phật giáo nhưng vẫn thường xuyên đi lễ chùa và rất thích tham dự các bữa cơm chay do nhà chùa tổ chức. Họ quan niệm rằng, việc ăn chay một vài bữa trong tháng là thực hiện tinh thần không sát sinh của nhà Phật sẽ giúp cho bản thân họ được thanh lọc cả tinh thần và thể xác, nhiều người trong họ cho rằng, ăn cơm chay giúp cho họ cảm thấy gần Phật hơn, hướng thiện hơn.

doc148 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3250 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n sâu, bén rễ vào trong đời sống của người dân Việt, trở thành một phần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hoá dân gian và có ảnh hưởng khá đậm nét tới phong tục, tập quán của người Việt Nam. Với tâm thức đa thần, người Việt Nam có tục thờ cúng rất nhiều các vị thần khác nhau. Phong tục này đã được Phật giáo nuôi dưỡng, chuyển tải qua các thế hệ và nó còn tồn tại khá phổ biến trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay. Ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên, khi mới du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã hòa đồng với hệ thống tín ngưỡng dân gian bản địa để hình thành nên dòng Phật giáo mang đậm chất Việt Nam, dòng Phật giáo dân gian. Giai đoạn đầu Phật giáo có mặt trên đất Việt, triết lý Mẹ sinh của dân tộc đã hòa mình vào trong nó để làm hình thành nên hiện tượng thờ Tứ pháp ở trung tâm Luy Lâu - trung tâm Phật giáo đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Như vậy, Phật giáo Ấn Độ đã nhanh chóng bị Việt hóa để mang trong mình nó các yếu tố văn hóa bản địa Việt Nam. Đó là hệ thống tín ngưỡng nguyên thủy của cư dân nông nghiệp thờ các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, sấm, chớp. Bên cạnh đó, với tâm thức của cư dân nông nghiệp lúa nước, tôn thờ trời, đất mong cho “mưa nắng phải thì”, nên Thần Công, Thổ Địa cũng có một chỗ đứng trong ngôi chùa Phật. Ngoài ra còn phải kể đến sự có mặt của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng hay sự có mặt của Nho giáo, Lão giáo đã qua lăng kính của người Việt cũng được chuyển tải vào trong Phật giáo… Chính vì đi vào dân gian, Phật giáo đã tự tạo cho mình một sức sống lâu bền trong cộng đồng dân tộc. Trong quá trình tồn tại thích nghi, Phật giáo đã biến mình thành một thành tố trong nền văn hóa dân tộc. Nó đã góp phần không nhỏ trong việc củng cố, duy trì các phong tục, tập quán của người Việt Nam. Có thể thấy, trong khắp các làng quê của người Việt hiện nay, ở đâu có làng, ở đó có chùa. Chùa Phật giáo ở Việt Nam không còn là chùa thuần Phật như trên quê hương đã sinh ra nó mà là một phức thể tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt. Chùa và những sinh hoạt Phật giáo đã và đang chứa đựng trong nó không ít những phong tục, tập quán văn hóa của người Việt Nam. Ngược lại những sinh hoạt văn hóa, tinh thần thường nhật của người dân Việt Nam hiện nay cũng chịu sự chi phối không nhỏ bởi những ảnh hưởng của Phật giáo. Trong tâm thức của người dân Việt Nam từ xa xưa cho đến hiện nay, chùa không chỉ là nơi thờ Phật mà còn là nơi thờ Mẫu, thờ Thần, thờ tổ tiên và thờ các anh hùng dân tộc. Trong hầu hết các ngôi chùa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay đều có Ban thờ Mẫu, thờ Thần. Chùa thường được bài trí theo hướng tiền thần, hậu Phật hoặc tiền Phật hậu thần. Một số chùa còn khắc bia thờ các anh hùng liệt sĩ đã xả thân trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc trong thời hiện. Chính vì vậy, người dân trong khu vực đến chùa không phải chỉ để lễ Phật mà còn lễ Mẫu, lễ Thần, tưởng nhớ tổ tiên, dòng tộc và tưởng nhớ các anh hùng dân tộc. Các gia đình người Việt mỗi khi có công to, việc lớn thường sắm lễ đến chùa để cầu mong thần, Phật phù hộ cho công việc được hanh thông. Đối với đại đa số người dân quê vùng đồng bằng Bắc Bộ, họ không tự nhận mình là người có tôn giáo nhưng vẫn thường xuyên đến chùa. Họ không hiểu thấu đáo “Tứ diệu đế” hay “Bát chính đạo” của nhà Phật, họ không biết cặn kẽ thuyết luân hồi, nhưng họ có thể tin nó dưới góc độ luân lý, đạo đức. Họ đến chùa người nhiều thì có thể thuộc một vài bài kinh, còn lại đa số chỉ biết mấy câu niệm “Nam mô A Di Đà Phật”, “Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát”. Với họ, có lẽ như vậy cũng là đủ. Họ đến chùa không phải với mong muốn hiểu thấu đáo giáo lý nhà Phật mà với mong muốn cầu mong Thần, Phật đem lại cho gia đình họ nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi và trợ giúp cho họ cùng con cháu lúc ốm đau, bệnh tật. Cố giáo sư Trần Quốc Vượng đã hoàn toàn có lý khi cho rằng: “Nếu đặc điểm tôn giáo Việt Nam là sự thờ thần (Tha lực siêu nhiên) mà con người cúng và cầu để nhờ vả “Phù hộ độ trì” thì Phật hay Quan Âm cũng trở thành một loại thần, Phật điện cũng trở thành một thứ Thần Điện; tính tâm linh Ấn Độ nhường bước cho tính tình cảm Việt Nam (hơn đâu hết, tôn giáo Việt Nam nặng về tính tình cảm hơn là giáo lý, giới luật, đoàn thể tôn giáo), sự suy tưởng nội tâm (Thiền định) nhường bước cho sự “van vái, co kéo” Thần, Phật xuống gần “cõi người ta” để “cứu khổ, cứu nạn” cho đời [89, 140]. Đúng như cố giáo sư Trần Quốc Vượng đã nói, ông Phật từ Ấn Độ sang Việt Nam đã được hiểu theo một ý nghĩa khác trong dân gian. Phật điện đã được biến thành Thần điện. Người dân Việt đến chùa không phải đến với riêng ông Phật mà là đến với Thần. Đôi khi, người dân Việt đến lễ chùa nhưng trong tâm thức của họ, các thần lại có vị trí quan trọng hơn là Phật. Và ông Phật, theo cách hiểu của dân gian Việt cũng có sực mạnh siêu phàm như các vị Thần của họ vậy. Do vậy, họ đến chùa là để lễ Thần và lễ Phật mong Thần, Phật cứu khổ, cứu nạn cho đời. Như vậy, có thể thấy, Phật giáo đã và đang góp phần rất lớn vào việc củng cố, duy trì phong tục thờ thần – một giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Hay nói cách khác, Phật giáo đã và đang góp phần vào việc duy trì, chuyển tải đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt. Bởi đa phần các vị thần trong tâm thức dân gian Việt Nam đều là những người có công với làng xã, đất nước được cộng đồng tôn vinh. Đối với đại đa số người dân Việt, chùa Phật còn là không gian thiêng để người ta gửi gắm niềm tin. Họ tin vào niềm tin linh thiêng nhân quả của nhà Phật, tin vào sự chứng giám anh minh, ở hiền gặp lành của một Phật bà nghìn mắt, nghìn tay thấu mọi khổ ải của chúng sinh, tin vào sự trợ giúp của các Thần. Có thể nói, lẽ thiêng liêng nhân, quả nhà Phật đã chi phối đời sống tâm linh của người dân trên khắp các làng quê Việt Nam cả trong lẽ sống và lẽ chết. Lẽ sống ấy là tiếng chuông chùa ngân vang, treo cao trong không khí thanh bình của các làng quê mỗi buổi chiều thu không, giúp xua tan đi bao nỗi lo toan thường nhật và làm vơi đi những đau khổ trần gian. Lẽ sống ấy là Phật anh linh ngồi đó chứng giám cho họ niềm tin thiêng liêng ở hiền gặp lành, cứu người phúc đẳng hà sa… Chính vì niềm tin ấy, ngày mùng một, ngày rằm âm lịch hàng tháng (hay còn gọi là ngày sóc, vọng) rất đông người dân từ thành thị đến thôn quê thường có thói quen đến chùa lễ Phật, cầu phúc, cầu tài, cầu lộc, mong bình an hạnh phúc cho bản thân và gia đình. Đối với Phật giáo, ngày sóc, vọng là ngày “Trưởng tịnh”, tức là ngày trong sạch nhất. Ngày này, những người xuất gia ở chùa thường làm lễ Bố tát, tức là lễ kiểm điểm lại hành vi của mình và đọc tụng giới luật. Đối với những tín đồ của Phật, những người không xuất gia tu hành thì ngày này được làm lễ “Sám hối” nên ngày sóc, vọng còn được gọi là ngày sám hối. Nếu như những năm trước đây, những người đến chùa vào ngày rằm, mùng một đại đa phần là các cụ già thì ngày nay tình hình đã khác. Đối tượng lên chùa lễ Phật ngày rằm, mùng một hàng tháng bao gồm mọi lứa tuổi, mọi thành phần từ già đến trẻ, từ nông dân đến người kinh doanh, buôn bán, từ công chức đến sinh viên... Trong đó, có một bộ phận khá đông người tự nhận mình là người không có tôn giáo. Có thể nói, đến chùa lễ Phật, lễ thần vào ngày rằm, mùng một hàng tháng đang là một sinh hoạt văn hóa khá phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam hiện nay. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi thì 83,5% số người được hỏi cho rằng bản thân họ và gia đình thường xuyên thờ cúng vào ngày rằm, mùng một hàng tháng; 16,5% trả lời có thực hiện nhưng không thường xuyên. Với câu hỏi: Ông (bà) có thường xuyên đi lễ chùa vào ngày rằm, mùng một hàng tháng và các ngày lễ tết? Kết quả thu được là 70,3% trả lời thực hiện thường xuyên; 29,8% trả lời không thực hiện; 59% số người được hỏi thường đi lễ chùa mỗi khi có việc lớn Không chỉ đến chùa lễ Phật mà vào ngày rằm, mùng một hàng tháng, đại đa số các gia đình Việt Nam hiện nay đều sắm lễ để thắp hương tổ tiên gia tộc ở trong gia đình mình. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, có đến 83,5% số người được hỏi trả lời rằng họ thường xuyên thờ cúng tại gia đình vào ngày rằm, mùng một hàng tháng và 54% thường lễ gia tiên mỗi khi có công to, việc lớn. Trong các ngày rằm, mùng một hàng tháng trong năm, thì ngày rằm tháng giêng và rằm tháng bảy là hai ngày được dân gian coi trọng nhất. Theo truyền thuyết của Phật giáo, ngày 15 tháng giêng là ngày Phật hứa với Ma Vương sẽ nhập Niết bàn. Bởi vậy, sau này theo truyền thống Phật giáo Nam tông, mỗi năm các Phật tử lại tổ chức Lễ kỷ niệm ngày ''Phật hứa với Ma Vương'' hay “Ngày Phật Di Chúc” vào ngày trăng tròn tháng thứ nhất trong năm. Dân gian có câu “Cúng giỗ quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng”. Giới tăng, ni, Phật tử gọi ngày này là ngày lễ Vu Lan. Đây là một đại lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất - một phong tục truyền thống thể hiện đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người Việt Nam.  Rằm tháng bảy âm lịch cũng là ngày xá tội vong nhân mà dân gian gọi nôm na là ngày cúng chúng sinh. Tục lệ này xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiều Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung). Ngày rằm tháng bảy, theo truyền thuyết Phật giáo cũng đồng thời cũng là ngày cúng cô hồn, tức là ngày bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng giỗ.   Ngày nay, rằm tháng bảy không còn là ngày lễ riêng của Phật giáo mà đã trở thành ngày hội chung của nhân dân cả nước Việt Nam. Với đồng bào ở khu vực miền Nam và miền Trung, rằm tháng bảy là ngày báo hiếu công lao của cha mẹ, tổ tiên. Ngày này con cháu lên chùa lễ Phật. Ai còn mẹ sẽ được cài lên ngực áo bông hoa màu đỏ để tự hào mình được còn có mẹ. Ai không còn mẹ sẽ được cài lên ngực áo bông hoa màu trắng. Người được hoa đỏ sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương không quên mẹ, dù mẹ đã không còn trên thế gian. Có thể nói, ngày hội này đã và đang có ý nghĩa giáo dục đạo đức rất lớn cho những người làm con trong bối cảnh mà đạo đức xã hội đang có sự suy thoái nghiêm trọng, hiện tượng con cái hỗn láo, bạc đãi, thậm trí đánh đập cha mẹ đang diễn ra ngày càng nhiều trong xã hội Việt Nam hiện nay. Ngày lễ Vu lan nhà chùa thường tổ chức các hoạt động sôi nổi như văn nghệ, thuyết giảng, triển lãm tranh, ảnh, thư pháp về chủ đề ý nghĩa Vu Lan, báo hiếu, Tứ ân. Đặc biệt, lễ Vu Lan thường trùng với dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ nên ngày này, các Phật tử cả nước có dịp để thể hiện trọn vẹn tinh thần đền ơn đáp nghĩa đối với Tổ quốc, đối với nhân dân qua các hoạt động như thăm hỏi, trợ giúp gia đình thân nhân liệt sĩ, thương binh, gia đình có công với cách mạng, người già, người neo đơn, người nghèo khó. Nếu như với đồng bào tín đồ Phật giáo khu vực miền Nam và miền Trung, ngày rằm tháng bẩy, ý nghĩa báo hiếu được coi trọng trước tiên, thì với người dân khu vực phía Bắc, ngày này là ngày cứu độ những linh hồn tha phương. Người dân ở khu vực miền Bắc tin rằng, ngày rằm tháng bảy là ngày cứu độ vong nhân khỏi vòng đau khổ ở Địa ngục, để các vong nhân được giải thoát về cõi Tây Phương cực lạc. Họ tin rằng, cúng lễ Vu Lan không chỉ góp phần cứu độ vong nhân mà còn đem lại sự ấm no, sự may mắn, tốt lành cho họ. Chính vì vậy, ngày rằm tháng bẩy đại đa số các gia đình không kể là tín đồ Phật giáo hay không đều tổ chức cúng lễ tuỳ vào điều kiện của gia đình mà làm to hay nhỏ, cúng lễ ở chùa hay ở gia đình. Và rằm tháng bẩy là một trong những ngày rằm được coi trọng nhất trong năm. Ngoài ý nghĩa báo hiếu, ý nghĩa cứu độ những vong hồn tha hương, tục cúng lễ ngày rằm tháng bảy còn thể hiện đạo lý nhân nghĩa, bao dung, thương người như thể thương thân của dân tộc Việt Nam. Người dân Việt Nam còn có phong tục đi chùa lễ Phật vào các ngày lễ, tết của dân tộc. Tết Nguyên Đán, người dân kéo nhau đến chùa để hái lộc vào lúc giao thừa và đầu năm mới, các chùa nườm nượp khách thập phương trẩy hội đầu xuân. Dân gian tin rằng, hái lộc và lễ chùa đầu xuân sẽ đem lại nhiều may mắn và tốt lành cho bản thân họ và gia đình trong một năm mới. Ngoài ra, hiện nay, vào các dịp lễ, tết khác của dân tộc như lễ 30 tháng 4, mùng một tháng 5, lễ 27 tháng 7, lễ mùng 2 tháng 9... cũng rất đông người đến chùa cúng, lễ và xem đây là những sinh hoạt bình thường trong nếp sống của họ. Một trong những lý do mà đông đảo người dân tìm đến chùa Phật vào những ngày lễ, tết đó là người ta tìm thấy ở không gian ngôi chùa sự bình yên của tâm hồn và mong được cứu khổ, cứu nạn (có đến 92,3% số người được hỏi cho rằng đến chùa cảm thấy tinh thần thư thái, thoải mái, dễ chịu). Họ đến chùa để cầu thần, Phật phù hộ cho bản thân, gia đình và đất nước luôn được bình an. Trong khuôn viên nhà chùa, không ai bảo ai nhưng tất cả đều đối xử với nhau nhẹ nhàng trung thực, vui vẻ. Điều đó thể hiện nét đẹp văn hoá và ý nghĩa đạo đức mà Phật giáo đem lại cho cuộc sống của người Việt Nam hiện nay. Riêng với cộng đồng người Khơ me ở khu vực Tây Nam bộ, sinh hoạt Phật giáo đã ăn sâu và trở thành nếp sống hàng ngày của họ. Do vậy, các lễ hội của dân tộc đồng thời là lễ hội Phật giáo. Mọi lễ hội dân gian của dân tộc Khơ me đều được tổ chức theo nghi lễ Phật giáo, trong khuôn viên của ngôi chùa Phật. Các nghi lễ thường được gắn với những truyền thuyết mang tinh thần Phật giáo. Ngày ngay, thanh niên Khơ me mặc dù ít quan tâm đến nội dung của các truyền thuyết, nhưng đại đa số họ mặc nhiên xem đó là những lễ tiết bắt buộc phải có trong các lễ hội của dân tộc mình. Như vậy, cúng lễ vào ngày rằm, mùng một hàng tháng và đi chùa lễ Phật vào các ngày lễ, tết đã trở thành một phong tục ăn sâu vào nếp sống của người dân Việt Nam trên khắp mọi vùng đất nước. Phong tục này đã và đang góp phần duy trì, chuyển tải và phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc. Nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa tinh thần này cần thiết phải được chắt lọc, phát huy trong quá trình xây dựng lối sống mới ở Việt Nam hiện nay. Theo Phật giáo, con người là do tinh cha, huyết mẹ và nghiệp lực tạo thành. Khi chết, nếu không được giải thoát thì sẽ rơi vào vòng sinh tử luân hồi do nghiệp tạo ra trước đó. Chết là rơi vào một trong sáu cõi trời, người, a tu la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Với tín đồ Phật giáo, khi có người sắp chết thường có nhà sư hoặc các phật tử đến tụng kinh để cho người chết được ra đi thanh thản. Trong đám tang, các vãi xếp hàng, đầu đội cầu pháp, hai bên treo những giải phướn, vừa đi vừa cầu kinh mong dẫn độ vong hồn người quá cố yên tâm về nơi siêu thoát. Nhưng hiện cũng có không ít người dân mặc dù không tự nhận mình là tín đồ nhà Phật, khi chết vẫn muốn được một nhà sư làm lễ tiễn đưa. Sự có mặt nhà sư đầu đội mũ thất Phật, khoá áo cà sa, chống gậy tích trượng đi hộ tống thể hiện niềm tin vào pháp lực nhà Phật có thể xua đuổi tà ma. Bên cạnh đó, hiện nay, rất nhiều gia đình ở Việt Nam còn giữ phong tục cúng người chết 35 ngày. Bởi vì theo quan niệm Phật giáo dân gian, 35 ngày sau khi mất, người chết sẽ được phán xét để được lên Niết bàn hay phải sa xuống Địa ngục. Vì vậy, việc cúng 35 ngày, đúng vào tuần thứ 5 cho người chết ở trên chùa được gọi là lễ cầu siêu (cầu siêu thoát), hay lễ cầu vong. Trong lễ cúng ấy, gia chủ cùng sư sãi và những người tham gia đọc kinh A Di Đà với mong muốn rằng, gia chủ thành tâm dâng lễ, để cho vạn tội của người đã chết được tiêu tan, làm cho người chết được đắc độ siêu thoát vào nơi đất Tây phương trong sạch và gia quyến của người đã chết thì được yên vui, lợi lộc. Người dân Việt từ lâu còn có phong tục gửi hậu ở chùa. Vì thế, trong hầu hết các ngôi chùa của người Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay đều có Ban thờ dành cho các gia đình đặt di ảnh người quá cố. Thậm chí, có chùa còn dành hẳn một gian nhà riêng cho việc đặt di ảnh và bát hương thờ người quá cố cho các gia đình có nhu cầu như chùa Phụng Thánh, chùa Phúc Khánh - Hà Nội. Hay chùa Vĩnh Nghiêm- thành phố Hồ Chí Minh thì xây dựng hẳn một bảo tháp để đựng xá lợi cộng đồng. Với riêng cộng đồng người Khơ me, cuộc sống của họ từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đều gắn bó chặt chẽ với ngôi chùa. Vì vậy, mỗi khi người Khơ me qua đời đều có sư đến làm lễ. Xác người chết được nhà chùa giúp lo thiêu và sau đó, tro xương sẽ được lưu giữ trong một bảo tháp trong khuôn viên của chùa. Với quan niệm của người Việt Nam, không chỉ người sống mà người chết khi được ăn mày cửa Phật thì bản thân và gia đình sẽ gặp nhiều điều may mắn, chúng tôi tin rằng, phong tục này sẽ vẫn còn được duy trì lâu dài như một nét văn hóa đẹp, một biểu hiện sinh động cho sự dung hòa Phật giáo với giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. Bên cạnh đó, tục phóng sinh và ăn chay và bố thí vào các dịp lễ của Phật giáo cũng đã trở thành nếp sống của một bộ phận nhân dân Việt Nam. Hiện nay có một số lượng khá đông tín đồ Phật giáo thường xuyên thực hiện việc ăn chay, phóng sinh và bố thí. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, có 54,8% tín đồ Phật giáo được hỏi thực hiện việc ăn chay và 27,8% thường xuyên thực hiện việc phóng sinh vào những ngày lễ của Phật giáo. Một số nhà chùa ở các thành phố lớn hiện nay thường tổ chức nấu cơm chay vào ngày rằm và mùng một hàng tháng để phục vụ các phật tử và khách thập phương đến lễ chùa. Việc làm này không chỉ được các phật tử ủng hộ mà còn được khá đông người dân tham gia. Theo khảo sát của chúng tôi, có một số lượng khá đông quần chúng mặc dù không tự nhận mình là tín đồ Phật giáo nhưng vẫn thường xuyên đi lễ chùa và rất thích tham dự các bữa cơm chay do nhà chùa tổ chức. Họ quan niệm rằng, việc ăn chay một vài bữa trong tháng là thực hiện tinh thần không sát sinh của nhà Phật sẽ giúp cho bản thân họ được thanh lọc cả tinh thần và thể xác, nhiều người trong họ cho rằng, ăn cơm chay giúp cho họ cảm thấy gần Phật hơn, hướng thiện hơn. Cùng với phóng sinh, ăn chay, các Phật tử cũng rất chăm làm việc thiện. Các đệ tử nhà Phật với phương châm “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy tháp phù đồ” và “cứu người phúc đẳn hà sa”, coi việc làm thiện như một lẽ thường tự nhiên trong cuộc sống của họ. Chính vì vậy, tình thương người đã được các đệ tử nhà Phật thể hiện không chỉ bằng ý nghĩ, bằng lời nói mà được cụ thể bằng những việc làm thiết thực như cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới mặc, vui với niềm vui của người khác, buồn với nỗi buồn của người khác, bảo ban người dốt nát, khuyên can người lầm lỗi… Tinh thần từ bi, cứu khổ của nhà Phật không chỉ chi phối hành động của các tín đồ Phật giáo mà còn có sức lan tỏa rộng rãi trong toàn xã hội. Tinh thần ấy đã gặp gỡ với giá trị đạo đức truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt nên nó càng được nhân lên gấp bội. Có thể nói, hiện nay, ăn chay, bố thí không phải là hành động của riêng giới Phật giáo nó mà còn là nếp sống của một bộ phận nhân dân ở Việt Nam - những người tự tuyên bố mình là người không tôn giáo. Như vậy, có thể thấy, trải qua quá trình lịch sử lâu dài tồn tại và phát triển ở Việt Nam, Phật giáo đã được bổ sung, được làm mới bằng nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Việt. Đến lượt mình, nó lại góp phần củng cố, duy trì và chuyển tải các phong tục mang giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam. Những phong tục mang giá trị văn hóa truyền thống ấy chính là một phần quan trọng trong nền tảng văn hóa tinh thần để dân tộc ta tiến hành xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại mới. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực nói trên, Phật giáo cũng đã và đang có những tác động tiêu cực tới đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam. Song song với việc duy trì các phong tục mang giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt, Phật giáo cũng đã và đang góp phần không nhỏ vào việc duy trì các hủ tục lạc hậu làm cản trở quá trình xây dựng lối sống mới ở Việt Nam. Tục đi chùa cầu tự (cầu con) từ lâu đã là một nét văn hoá, hay một phong tục của người dân Việt được Phật giáo dung dưỡng, duy trì (hiện nay vẫn có 13,8% số người được hỏi thực hiện việc đi chùa cầu tự). Chùa Hương ở Mỹ Đức, Hà Nội là một trong những địa danh nổi tiếng linh thiêng trong dân gian về việc cầu tự. Trong động Hương Tích, thuộc quần thể Chùa Hương, dân gian còn đặt tên cho những nhũ đá tự nhiên là những Đụn Vàng, Đụn Bạc, Đụn Cô, Đụn Cậu, Nong Tằm, Nong Gạo. Từ xa xưa, người dân Việt tin rằng, ai mong được giàu có thì sờ Đụn Vàng, Đụn Bạc, ai cầu mong có con, có cháu thì sờ vào Đụn Cô, Đụn Cậu, ai muốn mùa màng bội thu thì sờ vào Nong Tằm, Nong Kén…Có thể nói, chính ở đây đã thể hiện rõ nét sự kết hợp giữa Phật giáo với hệ thống tín ngưỡng dân gian bản địa của các cư dân nông nghiệp lúa nước. Nó thể hiện mong ước, nhu cầu thường nhật của người dân. Trải qua hàng nghìn năm, giá trị văn hóa truyền thống của người Việt cổ đã được bảo lưu, gìn giữ trong Phật giáo. Trong xã hội hiện nay, những niềm tin nói trên đã không còn phù hợp nhưng những năm gần đây, việc thực hành tín ngưỡng nói trên của người Việt lại đang trở nên thái quá. Hàng năm, vào dịp lễ hội chùa, hàng nghìn lượt khách đã về tham dự lễ hội, trong số đó không ít người đến đây với mong muốn có con, có cháu, mong được sờ vào đụn vàng, đụn bạc để trở nên giàu có. Bên cạnh đó, chùa Phật cũng là nơi mà không ít trẻ nhỏ Việt Nam từ khi mới được sinh ra đã được ông bà, cha mẹ “gửi bán” vào chùa mong được hưởng phúc, lộc của nhà Phật. Mỗi khi có đứa trẻ nào đó được sinh ra hay quấy khóc, hay ốm đau, ông bà cha mẹ bé thường nghĩ rằng bé rất khó nuôi và cần phải để trẻ được hưởng phúc của nhà chùa mới mong bé có thể lớn khôn như những đứa trẻ khác. Chính vì vậy, đứa bé sẽ được ông, bà, cha, mẹ sắm lễ, nhờ sư làm phúc nhận bé vào cửa Phật trong một thời gian cho đến khi bé có đủ sức khỏe (khoảng năm hơn 10 tuổi). Dân gian thường gọi những đứa trẻ này là đã được “Bán khoán” vào chùa. Theo quan niệm dân gian, sau khi đã làm lễ “Bán khoán”, em bé vẫn ở lại trong gia đình để gia đình chăm sóc, nhưng hồn, vía, tin “Bán khoán”, vào các dịp lễ, tết, ông bà cha mẹ thường sắm lễ đến chùa cầu cho bé được mạnh khỏe. Hết thời hạn “Bán khoán”, gia đình lại sắm lễ xin chuộc lại em bé. Kể từ đây hồn, vía em bé đã hết thời gian “ăn mày” cửa Phật để trở về với gia đình. Người dân tin rằng, những đứa trẻ đã được gửi bán vào chùa, nhờ phúc của nhà Phật sẽ trở thành một đứa trẻ khoẻ mạnh, thông minh lanh lợi, có hiếu với tổ tiên, cha mẹ. Hiện nay, trong các làng quê, thậm trí ở ngay các đô thị lớn như Hà Nội vẫn có một bộ phận người dân tin vào việc cho trẻ em “ăn mày” cửa Phật. Tuy nhiên, phong tục này chỉ còn được duy trì trong đa phần các phụ nữ đã đứng tuổi. Các bà thường là người đứng ra lo việc này cho cháu, chắt của mình. Lớp thanh niên hiện nay ít chịu ảnh hưởng bởi phong tục này hơn là thế hệ cha, mẹ, ông bà của họ. Tuy vậy, ảnh hưởng của nó trong tầng lớp thanh niên hiện nay không phải không có. Theo một cuộc khảo sát nhỏ mà chúng tôi thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong số các nữ thanh niên đi lễ chùa vào ngày rằm, mùng một khi được hỏi “Chị có tin việc gửi bán con trẻ vào chùa?”. Kết quả thu được là: khoảng 15,7% tin rằng nếu trẻ được bán khoán vào chùa sẽ khỏe mạnh, dễ nuôi hơn và có 11% trong số những người được hỏi đồng ý bán khoán con họ vào chùa nếu em bé hay quấy khóc, lười ăn (các nữ thanh niên này đều tự nhận mình là người không có tôn giáo). Còn theo kết quả của cuộc khảo sát mà chúng tôi thực hiện điểm ở một số địa phương trên cả 3 miền đất nước, cũng có 9,3% tín đồ Phật giáo được hỏi đã thực hiện việc gửi bán con vào chùa theo phong tục. Những con số trên mặc dù chưa đủ đại diện cho ảnh hưởng của Phật giáo trên khắp đất nước Việt Nam nhưng cũng đủ nói lên rằng, Phật giáo với tập tục gửi bán con trẻ vào chùa vẫn đã, đang có ảnh hưởng nhất định trong đời sống của một bộ phận dân cư hiện nay. Những phong tục không còn phù hợp với xu thế mới này cần thiết phải được loại bỏ dần trong sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân. Bên cạnh đó, hiện trên khắp các vùng, miền của cả nước, một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam vẫn thường xuyên đến chùa để thực hành các các tập tục không phù hợp với lối sống mới như đốt vàng mã, cúng sao giải hạn, xin xăm... Tục đốt vàng mã có nguồn gốc từ Trung Hoa. Với quan niệm trần sao, âm vậy, thời phong kiến, trong các dòng dõi quý tộc Trung Hoa, người chết thường được người sống chôn theo các vật dụng mà lúc sống người đó thường yêu thích hay dùng và các người hầu thân cận để phục vụ như khi còn sống. Về sau, để hạn chế tập tục phi nhân và hạn chế tốn kém, triều đình phong kiến Trung Hoa đã cho làm các đồ vật giả bằng giấy giống như đồ thật, kể cả hình người (hình nhân thế mạng) để chôn theo người chết. Từ đó tục đốt vàng mã ra đời. Theo thời gian, tập tục này đã có ảnh hưởng khá sâu sắc tới sinh hoạt của người dân Việt Nam. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài tồn tại và phát triển ở Việt Nam, Phật giáo lại góp phần duy trì tập tục này trong đời sống xã hội. Dân gian Việt Nam cho rằng, tập tục này xuất phát từ quan điểm nhân quả, luân hồi của nhà Phật. Theo đó, đời này nếu ăn ở hiền lành tu tâm dưỡng tính, làm nhiều điều thiện thì đời sau sẽ được tái sinh sung sướng,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAO CAO TONG QUAN.doc
  • docBÌA3.doc
Tài liệu liên quan