Đề tài Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 tại công ty CNHH thương mại Đại Đồng

Lời nói đầu 1

Phần I: Một số lý luận chung về chất lượng và quản lý chất lượng 4

I. Bản chất và vai trò của chất lượng 4

1. Khái niệm và bản chất 4

1.1. Khái niệm về chất lượng 4

1.2. bản chất của chất lượng 4

2. Vai trò tất yếu của việc nâng cao chất lượng 5

2.1. Vai trò của chất lượng 5

2.2. Tính tất yếu của việc nâng cao chất lượng 5

3. Những nhân tố chính tác động đến chất lượng 6

3.1. Tính năng tác dụng của sản phẩm: 6

3.2. Tuổi thọ của sản phẩm: 6

3.3. Tính thẩm my của sản phẩm: 6

3.4. Độ an toàn của sản phẩm: 6

3.5. Mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm: 6

3.6. Độ tin cậy của sản phẩm: 7

3.7. tính kinh tế của sản phẩm: 7

3.8. Tính tiện dụng của sản phẩm: 7

3.9. Các dịch vụ sau khi bán: 7

3.10. Những đạc tính phản ánh chất lượng cảm nhận: 7

II Một số vấn đề cơ bản về quản lý chất lượng 7

1. khái niệm và bản chất của quản lý chất lượng 7

1.1. khái niệm quản lý chất lượng: 7

1.2. Bản chất của quản lý chất lượng 9

1.3. Các nguyên tắc của quản lý chất lượng 9

1.4. Vai trò và sự cần thiết của quản lý chất lượng: 11

2. chức năng cơ bản của quản lý chất lượng 11

2.1. trong khâu lập kế hoạch: 11

2.2. Trong khâu tổ chức thực hiện: 12

2.3. Trong khâu kiểm tra kiểm soát chất lượng: 12

2.4. Trong khâu điều chỉnh và cải tiến: 12

3. Quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 13

3.1. Giới thiệu về tổ chức ISO 13

3.2. Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 13

3.4. Cơ cấu của bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000. 16

phần II 22

Thực trạng công tác quản lý chất lượng công ty CNHH thương mại đại đồng 22

I. quá trình hình thành và phát triển của Công ty CNHH thương mại Đại đồng 22

1. Quá trình hình thành và phát triển công ty. 22

II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến quản lý chất lượng của Công ty CNHH thương mại Đại Đồng 23

1. Bộ máy quản lý(cơ cấu tổ chức) 23

1.1. Trách nhiệm quyền hạn của giám đốc công ty 24

1.2. Trách nhiệm quyền hạn của phó giám đốc kinh doanh. 25

1.3. Trách nhiệm quyền hạn Phó giám đốc nhân sự: 26

1.4. Trách nhiệm quyền hạn của trợ lý giám đốc. 26

1.5. Phòng tài chính kế toán. 27

1.6. Phòng kinh doanh tổng hợp. 28

1.7. Phòng tổ chức tổng hợp. 28

1.8. Phòng kinh tế kế hoạch 28

2. Lĩnh vực kinh doanh và thị trường tiêu thụ: 29

3. Đặc điểm về máy móc, trang thiết bị 30

4. Đặc điểm lao động. 31

III. thực trạng công tác quản lý chất lượng ỏ công ty CNHH thương mại đại đồng. 33

1. Hoạt động đảm bảo chất lượng 33

1.1. Hoạt động đảm bảo chất lượng trong công tác mua sắm: 33

1.2. Hoạt động đảm bảo chất lượng trong công tác tiêu thụ: 34

1.3. Vai trò của lãnh đạo: 34

1.4. Quan hệ nội bội: 35

1.5. Quan hệ vứi khách hàng: 37

1. Những kết quả đạt được 38

1.1. Kết quả về nâng cao chất lượng sản phẩm. 38

1.2. Kết quả về tiêu thụ, mở rộng thị trường. 38

1.3. Kết quả về kiểm tra, kiểm soát quá trình. 39

1.4. Các kết quả tài chính 39

2. Những khó khăn tồn tại trong việc áp dụng HTQLCL ISO 9000 ở Công ty CNHH thương mại Đại Đồng 40

Phần III. Một số giải pháp nhằm áp dụng quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 ỏ công ty CNHH thương mại đại đồng 43

1. Nhóm giải pháp về đào tạo. 43

2. Tăng cường công tác quản lý 46

3. Nhóm giải pháp bằng chính sách 51

Kết luận 57

Tài liệu tham khảo 58

 

doc60 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 tại công ty CNHH thương mại Đại Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o năm 2000, với những thách thức của cơ chế thị trường, công ty đã quyết tâm xây dựng và áp dụng thành công mô hình đảm bảo chất lượng theo ISO 9000. Trên đây là các giai đoạn hình thành và phát triển của Công ty CNHH thương mại Đại Đồng Hiện nay thì công ty có thể được khái quát như sau: 1. Tên doanh nghiệp. Tên giao dịch 2. Điện thoại. Fax 4. Cấp quản lý. 5. Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 6. Ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính. 7. Hình thức sở hữu vốn 8. Tổng số CNV Nhân viên quản lý văn phòng 9. Diện tích đất Công ty CNHH thương mại Đại Đồng 04. 8627879 – 04.8621254 04.8624811 Bộ Thương Mại Số 1026/QD– BTM- Ngày 20/7/1996 Kinh doanh xuất nhập khẩu Sở hữu tư nhân 1058 người 76 người 16.500 m2 2. chức năng, nhiệm vụ hoạt động của công ty Công ty là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu: trong lĩnh vực xuất khẩu công ty mua hàng của các doanh nghiệp dệt may trong nước rồi xuất sang thị trường các nước EU, Mỹ, Nhật Bản,...trong lĩnh vực này công ty đã giúp cho việc tiêu thụ các mặt hàng dệt may trong nước thúc đẩy sản xuất trong nước tăng thu nhập quốc dân tăng nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế. Nhưng hiện nay công ty đang bị sức ép từ thị trường các nước đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng thì mới tiếp tục quan hệ buôn bán. trong lĩnh vực nhập khẩu công ty nhập khẩu linh kiện ô tô xe máy rồi bán lại cho các doanh nghiệp lắp dáp ô tô xe máy trong nước. Hoạt động này của công ty đã thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất ô tô xe máy vào nước ta song trong quản trị nhập khẩu công ty cần chú ý hạn chế nhập khẩu các linh kiện mà các doanh nghiệp trong nước đã có khả năng sản xuất để thúc đẩy sản xuất trong nước. Ngoài ra công ty còn nhập khẩu các linh kiện, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hoạt động này giúp thúc đẩy tốc độ công nghiệp hoá nông nghiệp tăng năng xuất lao động nông nghiệp giảm chi phí thời gian cho sản xuất nông nghiệp. Nhưng trong lĩnh vực này công ty nên hạn chế nhập khẩu các linh kiện, máy móc mà các doanh nghiệp trong nước đã có khả năng sản xuất để thúc đẩy sản xuất trong nước. II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến quản lý chất lượng của Công ty CNHH thương mại Đại Đồng 1. Bộ máy quản lý(cơ cấu tổ chức) Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty quán triệt theo kiểu cơ cấu trực tuyến chức năng. Để tránh tình trạng tập trung quá mức, chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót nên các chức năng quản lý được phân cấp phù hợp với các xí nghiệp thành viên. Hệ thống trực tuyến gồm: ban quản đốc công ty, ban giám đốc (hoặc chánh phó quản đốc) các xí nghiệp, các quản đốc phân xưởng và các chuyền trưởng, tổ trưởng. Hệ thống chức năng gồm: các phòng chức năng của công ty, các phòng ban (bộ phận) quản lý các xí nghiệp, phân xưởng. Cơ cấu này thể hiện sự phân công phân cấp phù hợp với năng lực cán bộ công nhân viên và các điều kiện đặc thù của công ty ở hiện tại và trong các năm tới. Khi các điều kiện thay đổi thi cơ cấu có thể được điều chỉnh lại cho phù hợp với những điều kiện mới đó. Sơ đồ cơ cấu tổ chức được thể hiện như sơ đồ dưói đây P. Kế toán tài chính Giám Đốc Phó Giám Đốc kinh doanh Phó Giám Đốc nhân sự P. kinh doanh tổng hợp P. Kinh tế kế hoạch Phòng bảo vệ 1.1. Trách nhiệm quyền hạn của giám đốc công ty Chỉ đạo, xây dựng các chiến lược kế hoạch, phương án kinh doanh. Quyết định lựa chọn các phương án và huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện. Điều chỉnh, thay đổi, bổ sung cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành cho phù hợp với yêu cầu kinh doanh. Bổ nhiệm và chịu trách nhiệm về hoạt động quản lý các cán bộ và đề nghị bổ nhiệm. Đại diện cho công ty trong các quan hệ đối nội và đối ngoại, là đại diện cao nhất cho pháp nhân của công ty trong đó: + Về hành chính là người đứng đầu công ty. + Về pháp lý là người có quyền và chịu trách nhiệm cao nhất. + Về tài chính là người đại diện chủ sở hữu, chủ tài khoản. + Về kinh tế và kinh doanh là người quyết định và chịu trách nhiệm về các kết quả kinh doanh của công ty. Sử dụng linh hoạt hình thức và phương pháp uỷ quyền và phân cấp, các cá nhân. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm cuối cùng về các hoạt động đã uỷ quyền. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp liên quan đến hoạt động của toàn công ty. Tham gia với tư cách là thành viên các cuộc họp do các cấp, các bộ phận khác chủ trì theo qui định phân công phân cấp cụ thể. Triệu tập các cuộc họp bất thường để chấn chỉnh phối hợp, kiểm tra hoạt động mọi mặt của các bộ phận, các cấp trong toàn công ty. Phê duyệt các hình thức, mức độ khen thưởng và kỷ luật đối với các cấp trực tiếp bổ nhiệm, bao gồm: các phó giám đốc, các trưởng, phó phòng ban công ty, chánh phó giám đốc các xí nghiệp, chánh phó quản đốc phân xưởng thành viên, trưởng phó các bộ phận quản lý trong các xí nghiệp thành viên. Giám đốc công ty trực tiếp chỉ đạo các bộ phận sau: Phòng kinh doanh, phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức, xưởng cơ điện,. 1.2. Trách nhiệm quyền hạn của phó giám đốc kinh doanh. + Là người được uỷ quyền đầy đủ để điều hành công ty khi giám đốc đi vắng từ 1 ngày trở lên. + Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và phương án hoạt động của các lĩnh vực được phân công phụ trách. Báo cáo, bảo vệ kế hoạch và phương án để đưa giám đốc phê duyệt. + Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch, phương án đã được phê chuẩn, báo cáo định kỳ các hoạt động lên giám đốc. + Kiến nghị, đề xuất các phương án liên quan đối với các lĩnh vực minh phụ trách. + Quyết định bổ nhiệm, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên thuộc bộ phận và lĩnh vực mình phụ trách. Phó giám đốc kinh tế trực tiếp phụ trách: + Các bộ phận: phòng kế hoạch, văn phòng công ty, + Các lĩnh vực: Công tác kế hoạch, tiêu thụ nội địa. Xây dựng cơ bản và sửa chữa nhà xưởng, vật kiến trúc. Xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp hình thành và phát triển công ty. 1.3. Trách nhiệm quyền hạn Phó giám đốc nhân sự: + Là người được uỷ quyền đầy đủ để điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt ở công ty từ một ngày trở lên. + Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và phương án hoạt động của các lĩnh vực được phân công phụ trách. Báo cáo, bảo vệ kế hoạch và phương án để đưa giám đốc phê duyệt. + Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch, phương án đã được phê chuẩn, báo cáo định kỳ các hoạt động lên giám đốc. + Kiến nghị, đề xuất các phương án liên quan đến lĩnh vực nhân sự + Các lĩnh vực; Công tác lao động tiền lương. Chế độ bảo hiểm. Đào tạo và phát triển cán bộ công nhân viên. Các qui chế khoán và hạch toán nội bộ công ty. Công tác quốc phòng, an ninh và bảo vệ, quân sự. Lĩnh vực sinh hoạt tập thể và cộng đồng. 1.4. Trách nhiệm quyền hạn của trợ lý giám đốc. Trách nhiệm: Có trách nhiệm giữ gìn tuyệt đối các bí met thông tin sản xuất kinh doanh của giám đốc. Tham gia vào việc đảm bảo duy trì các qui định, qui chế, bảo vệ các nguyên tắc, bảo vệ uy tín của giám đốc công ty. Cẩn trọng trong công việc, trung thành với các cam kết, tham gia tích cực vào việc duy trì khối đoàn kết nội bộ toàn công ty. Chủ động thay mặt giám đốc thực hiện các giao tiếp, nghi lễ với khách hàng đến công ty. Quyền hạn và quyền lợi. Là người phát ngôn của giám đốc trong các trường hợp được chỉ định uỷ nhiệm. Được quyền tham dự các phiên họp điều hành công ty, trừ các phiên họp có chỉ định thành phần cụ thể. Được quyền truyền đạt ý kiến của giám đốc đến lãnh đạo các bộ phận, tham dự các phiên họp với các phòng, các xí nghiệp thành viên theo lịch đăng ký. Được quyền khước từ các yêu cầu không hợp lệ, không đúng qui định đến giám đốc. Trợ lý giám đốc được hưởng hệ số phụ cấp tương đương với các trưởng phòng chức năng ở mức khởi điểm. Trợ lý giám đốc được ưu tiên tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, được hưởng các phụ cấp làm việc ngoài giờ theo chế độ và qui định của công ty. 1.5. Phòng tài chính kế toán. Phòng tài chính kế toán được tổ chức thành hai bộ phận tương đối độc lập: Chức năng của bộ phận tài chính tập trung vào việc phân tích, dự đoán lên các kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn vốn cũng như theo dõi, kiểm soát khả năng thanh toán của công ty. Chức năng của bộ phận kế toán là cập nhật trung thực, chính xác, kịp thời, đúng pháp luật tất cả các quan hệ kinh tế phát sinh của công ty thông qua các nghiệp vụ kế toán. Phòng kế toán tài chính thuộc sự quản lý trực tiếp của giám đốc công ty, là cơ quan tham mưu quan trọng nhất giúp giám đốc nắm rõ thực lực tài chính của công ty trong quá khứ, hiện tại và tương lai để từ đó giám đốc ra các quyết định tài chính một cách chính xác nhất. 1.6. Phòng kinh doanh tổng hợp. Phòng kinh doanh chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc công ty, có các chức năng sau: Chức năng phục vụ cho sản xuất kinh doanh trực tiếp của công ty, phòng thực hiện việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện việc tìm kiếm và bảo đảm các yếu tố đầu vào theo phân cấp của công ty kịp thời và hiệu quả cho các nhu cầu nội bộ của công ty. Chức năng kinh doanh: phòng kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc lấy thu bù chi, tập trung kinh doanh nguyên vật liệu, phụ liệu đầu vào cho ngành da giầy và các mặt hàng theo giấy phép kinh doanh của công ty. 1.7. Phòng tổ chức tổng hợp. Phòng tổ chức trực thuộc sự quản lý của giám đốc công ty thực hiện các chức năng sau: Tham mưu cho giám đốc trong việc đổi mới, kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. Thực hiện đầy đủ các chức năng liên quan đến nhân sự trong công ty. Thực hiện chức năng bảo vệ nội bộ, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn cho công ty. Tổ chức vận động phong trào thi đua trong toàn công ty, xây dựng nền văn hoá công ty. 1.8. Phòng kinh tế kế hoạch Phòng kế hoạch chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc kinh tế công ty, thực hiện các chức năng sau: Chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quí, năm. Phổ biến và phối hợp thực hiện với các bộ phận, các khâu liên quan trong công ty. Chức năng quản lý tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm, từ khâu dự trữ tồn kho phù hợp đến sản xuất và quá trình bán. Tổ chức thực hiện kinh doanh bán hàng, phục vụ thị trường nội địa cho công ty và các hàng hoá nhận làm đại lý tiêu thụ khác. 2. Lĩnh vực kinh doanh và thị trường tiêu thụ: Công ty TNHH thương mại Đại Đồng có hai lĩnh vực kinh doanh chính là xuất khẩu và nhập khẩu. Trong hoạt động xuất khẩu công ty mua hàng dệt may của các công ty dệt may trong nước như công ty dệt may Hà Nội, công ty dệt may Thành Công, dệt may Thăng Long, da giầy Việt Nam,... để xuất khẩu sang thị trường EU, Mỹ,Nhật Bản,... Những năm gần đây sản phẩm của công ty xuất khẩu bị giảm dần do các nước này yêu cầu công ty phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 hơn thế nữa các công ty dệt may trong nước cũng đã dần trực tiếp thâm nhập vào thị trường châu Âu như dệt may Hà Nội, da giầy Việt Nam, da giậy Hà Nội khiến cho thị trường của công ty ngày càng thu hẹp. Song vấn đề chính hiện nay là công ty phải nhanh chóng ap dụng hệ thống quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 để đáp ứng được yêu cầu củacc bên khách hàng. Trong hoạt động nhập khẩu công ty nhập khẩu các linh kiện máy móc xê ô tô, xe máy, máy phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian gần đây sản phẩm của công ty bán vào thị trường trong nước ngày càng tăng làm doanh thu và lợi nhuận trong kinh doanh của công ty tăng. Hiện nay nhu cầu về phương tiện đi lại của người dân trong nước ngày càng tăng hơn nữa các doanh nghiệp lắp dáp ô tô xe máy trong nước mua hàng của công ty không có phàn làn gì về chất lượng hàng hoá do công ty bán ra. Hơn nữa hiện nay nhà nước đang khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp nên các phụ tùng, máy phục vụ sản xuất nông nghiệp của công ty cung được tiêu thụ mạnh. Trong quá trình nhập khẩu công ty cần chú ý hạn chế nhập khẩu các mặt hàng mà trong nước đã sản xuất được để thúc đẩy sản xuất trong nước. Năm 2000 2001 Chỉ tiêu Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Doanh thu 180,5 222,2 160,6 292,0 Lợi nhuận 40,1 69,7 30,3 80,4 đv: triệu đồng 3. Đặc điểm về máy móc, trang thiết bị Đặc điểm về trang thiết bị máy móc (MMTB). Theo báo cáo ngày 1/1/2001 thì Công ty THHH thương mại Đại Đồng có khoảng 8 chủng loại máy móc thiết bị các loại với tổng giá trị theo nguyên giá là khoảng 13 tỉ đồng. STT Loại máy Số lượng Giá trị còn lại 1 Máy nâng 15 480.707.000 2 Cần cẩu 3 383.507.000 3 Cẩu trục 1 337.802.700 4 Máy RIC RAC 3 35.908.320 5 Máy tính 3 25.982.800 6 ô tô 20 2.576.803.000 7 Xe công tellơ 5 855.760.000 8 Máy iến áp 3 30.974.000 9 Tổng xxx 4.272.444.820 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, máy móc thiết bị của công ty có giá trị trung bình, thể hiện sự đầu tư cho tài sản cố định của công ty chưa cao. Tuy nhiên, trong năm vừa qua (năm 2000) công ty đã đầu tư đáng kể để có thể tạo ra chất lượng và số lượng đáp ứng các tiêu chuẩn và các yêu cầu của khách hàng. Mặc dù vậy, công ty vẫn còn những MMTB được đầu tư từ lâu, đã lạc hậu và hao mòn hết, công ty cần có giải pháp quan tâm hơn nữa để bảo dưỡng, sửa chữa cũng như thay thế những máy móc thiết bị đó để đảm bảo cho yêu cầu của sản xuất và chất lượng sản phẩm. Cùng với sự đầu tư máy móc thiết bị mới, công ty phải thường xuyên có kế hoạch bảo dưỡng những máy móc thiết bị cũ có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm để tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, thoả mãn nhu cầu khách hàng. 4. Đặc điểm lao động. Theo bảng thống kê về cán bộ công nhân viên của Công ty CNHH thương mại Đại Đồng đầu năm 2001 thì tổng số lao động trong công ty là 1058 người, trong đó lao động nữ chiếm 61,5% (641 người) tổng số lao động, chủ yếu là lao động trực tiếp sản xuất, còn lao động giáp tiếp và lao động làm công tác quản lý là không nhiều. Trong những năm gần đây đội ngũ lao động của công ty kể cả cán bộ làm công tác quản lý và công nhân dần dần được trẻ hoá, số người dưới 25 tuổi chiếm 67% (709người), lao động chủ yếu là dân tộc Kinh chiến 98% (1037). STT Tên Số lượng 1 Ban giám đốc 3 2 Phòng kinh tế kế hoạch 20 3 Phòng tài chính kế toán 19 4 Phòng tổ chức tổng hợp 20 5 Phòng bảo hộ lao động 14 6 Tổng cộng 76 Đội ngũ cán bộ quản lý có kiến thức quản lý kinh tế phù hợp với yêu cầu của công ty chiếm gần 69% tổng số lao động làm công tác quản lý, tức là có 76 người tốt nghiệp đại học, cao đẳng trong số 90 người làm công tác quản lý. Stt Trình độ Số lao động 1 Trên đại học 2 2 đại học 40 3 Trung học 30 4 Nhân viên các ngành nghề khác 4 5 Tổng cộng 76 Trong số 982 công nhân viên của 1058 người trong công ty thì có 781 người là lao động sản xuất trực tiếp chiếm khoảng 74% tổng số lao động trong công ty. Tỷ lệ này khá cao nhưng tương đối phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay. Với lực lượng lao động này thì trình độ tay nghề của họ như thế nào? Để biết được ta xem bảng sau Bậc thợ Số người Tỷ trọng (%) 1/7 2/7 3/7 4/7 5/7 6/7 7/7 474 250 40 14 2 1 0 60,69 32,01 5,12 1,79 0,26 0,13 0 Tổng số 781 100 Bảng: Bậc thợ công nhân trực tiếp sản xuất Qua bảng ta thấy công nhân bậc 1, bậc 2 chiếm tỷ lệ khá cao, trong khi đó những công nhân bậc 4, bậc 5, bậc 6 và bậc 7 là những người có trình độ cao, đáp ứng được công việc khéo léo thì lại chiếm tỉ lệ rất thấp, đặc biệt là bậc 7 không có ai đáp ứng được, điều này chắc chắn ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Trong những năm sắp tới, để tiếp tục phát triển và khẳng định mình hơn nữa thì công ty cần có những chính sách bồi dưỡng, giáo dục cho đội ngũ cán bộ và công nhân hiện tại, đồng thời cần có chính sách tuyển dụng đúng đắn để lựa chọn được người có tài, có đủ năng lực. III. thực trạng công tác quản lý chất lượng ỏ công ty CNHH thương mại đại đồng. 1. Hoạt động đảm bảo chất lượng 1.1. Hoạt động đảm bảo chất lượng trong công tác mua sắm: Trong công tác mua hàng của các doanh nghiệp nước ngoài công ty thường kiểm hàng tại cảng nhập khẩu. Ta nhận thấy hoạt động của công ty không phải là đảm bảo chất lượng từ khâu mua sắm mà chỉ dừng ở kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi nhập kho. Khi mua hàng của các công ty trong nước công ty thường kiểm tra hàng hoá từ kho bên bán rồi chuyển hàng thẳng đến kho của doanh nghiệp, tổ chức mua hàng của công ty. Trong quá trình mua sắm nếu kiểm tra phát hiện hàng hoá có chất lượng không đạt yêu cầu thì công ty sẽ loại hàng hoá đó trước khi xuất cho bên mua hàng. Công ty cũng thường xuyên đánh giá năng lực và tiềm năng của các bên cung ưng xem họ có khả năng cung ứng đến đâu sản phẩm hàng hoá cho công ty đồng thời công ty cũng đánh giá xem khả năng thanh toán của mình để thanh toán cho các nhà cung ứng. 1.2. Hoạt động đảm bảo chất lượng trong công tác tiêu thụ: Trong việc tiêu thụ hàng hoá công ty thường kiểm tra hàng hoá trước khi xuất cho bên mua. Nếu bên mua là các doanh nghiệp nước ngoài thì công ty phải cử người áp tải bảo quản hàng hoá đến kho của bên mua hoặc cảng xuất khẩu. Nếu bên mua là các doanh nghiệp trong nước thì công ty sau khi kiểm tra hàng hoá sẽ giao hàng tại kho hàng của công ty. Công ty thường xuyên quan hệ khá gần gũi với khách hàng và nắng nghe ý kiến phản hổi của họ. đồng thời công ty cũng đánh giá khả năng tài chính của họ để đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty. Trong công tác bán hàng của công ty hoạt động đảm bảo chất lượng của công ty chỉ dừng ở kiểm tra hàng hoá trước khi xuất kho như vậy không phải là phương pháp hay vì nó không đảm bảo chất lượng hàng hoá ngay từ đầy dẫn đến chi phí sai hỏng của công ty vẫn cao. 1.3. Vai trò của lãnh đạo: Sự lãnh đạo của giám đốc đã tác động, nôi cuốn được mọi người trong công ty tham gia nhiệt tình vào các hoạt động sản xuất kinh doanh song hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn thấp. Lãnh đạo của công ty đã đề ra chính sách, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. đảm bảo sự tập trung vào khách hàng. Thoả mãn các yêu cầu của khách hàng và các ên có liên quan. Dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc đã thống nhất được các mục tiêu của các đơn vị với mục tiêu của toàn doanh nghiệp. Việc xây dựng mục tiêu chủ yếu dựa vào nguồn lực hiện có của doanh nghiệp. Ban giám đóc của công ty là những người trực tiếp đề ra các chính sách mục tiêu cho hoạt động sản xuất kinh doanh cảu toàn doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo rằng mục tiêu luôn gắn liền với chính sách và mục tiêu phải có khả năng thực hiện được. Ban giám đốc công ty cũng là những người trực tiếp no chuyện chuẩn bị nguồn lực, huy động vốn để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Trong việc ra quyết định lãnh đạo công ty luôn đảm bảo rằng quyết định quyết định có thể thi hành được và đuực mọi người tuân thủ. Lãnh đạo công ty cũng thường xuyên xem xét lại cơ cấu tổ chức của công ty để đảm bảo rằng công ty luôn hoạt độnh sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đồng thời cũng thường xuyên lắng nghe ý kiến phản hồi từ các nhân viên cấp dưới. Do có sự lãnh đạo chặt chẽ của ban giám đốc nên từ khi thành lập công ty luôn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và hoàn thành kế hoạch năm sau cao hơn năm trước 1.4. Quan hệ nội bội: Là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động sản xuất kinh doanh dưới sự quản lý của bộ Thương Mại. Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên còn trẻ song cơ cấu lao động còn mỏng số lượng lao động còn ít. Trong công ty việc trao đổi thông tin nội bộ còn nhiều hạn chế đặc biệt là thông tin phản hồi, việc trao đổi thông tin giữa các phòng ban, các bộ phận vẫn còn ít. Giámđốc P. Giám Đốc kinh doanh P. Giám Đốc nhân sự P. TC- KT P. Tổ chức tổng hợp P. kinh tế kế hoạch P. Bảo hộ lao động Thông tin phản hồi Sơ đồ quản lý Bảng 13: Quá trình đánh giá chất lượng nội bộ của công ty. Yêu cầu đánh giá nội bộ Lập lịch trình đánh giá, lập đoàn đánh giá giá Lập kế hoạch đánh giá Thông báo cho bên được đánh giá Họp khai mạc Tiến hành đánh giá Họp kết thúc Báo cáo đánh giá Yêu cầu hành động khắc phục Lập kế hoạch hành động khắc phục Kiểm tra xác nhận Kết thúc hồ sơ Hệ thống chất lượng của công ty vẫn phải được duy trì và cải tiến sau khi đã được cấp chứng nhận. Công ty thường xuyên tổ chức đánh giá nội bộ để làm cơ sở cho việc đánh giá, giám sát với thời gian 6 tháng/lần và lần đánh giá, giám sát đầu tiên vào ngày 24/4/2001. Mục tiêu đánh giá lần này là xem hệ thống quản lý chất lượng có còn được tôn trọng hay không. 1.5. Quan hệ vứi khách hàng: doanh nghiệp luôn xác định phải tìm hiểu các yêu cầu của khách về sản phẩm và các yêu cầu về việc giao hàng, chuyển giao và sau chuyển giao. Doanh nghiệp có mọt chính sách khuyến mại về giá đối với khách hàngmua nhiều sản phẩm của doanh nghiệp. STT Số lượng sản phẩm Mức ưu đãi 1 Dưới 500 sản phẩm 0% 2 Dưới 1000 sản phẩm 2% 3 Dưới 1500 sản phẩm 2,5% 4 Dưới 2000 sản phẩm 3% 5 Dưới 2500 sản phẩm 3,5% 6 Dưới 3000 sản phẩm 4% 7 Dưới 3500 sản phẩm 4,5% 8 Trên 3500 sản phẩm 5% Ngoài ra công ty còn thực hiện chính sách bảo hành sản phẩm đối với sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra để tạo lòng tin với khách hàng. STT Loại sản phẩm Thời gian bảo hành 1 Linh kiện phụ tùng ô tô 3 năm 2 Linh kiện phụ tùng xe máy 2 năm 3 Linh kiện phụ tùng máy nông nghiệp 1 năm 4 Máy phục vụ sản xuất nông nghiệp 4 năm 5 Sản phẩm dệt may 6 tháng Từ khi thành lập doanh nghiệp đến nay sản phẩm của công ty bán ra trên thị trường là rất nhiều song lượng hàng phải bảo hành hoặc bị trả lại là rất ít. STT Năm Số sản phẩm phải bảo hành Số sản phẩm bị trả lại 1 1997 20 sản phẩm 10 sản phẩm 2 1998 30 sản phẩm 14 sản phẩm 3 1999 35 sản phẩm 20 sản phẩm 4 2000 70 sản phẩm 40 sản phẩm 5 2001 100 sản phẩm 50 sản phẩm Qua những con số thống kê ở trên ta thấy mặc dù sản phẩm mà doanh nghiệp phải bảo hành hoặc bị trả lại là rất ít so với lượng sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra song ta thấy thời gian những năm gần đây càng ngay càng nhiều sản phẩm của doanh nghiệp bị trả lại hoặc phải bảo hành cho thấy hệ thống quản lý chất lượng đã dần không còn phù hợp không đảm bảo được sự ổn định của sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra chính vì vậy doanh nghiệp đã phấn đấu trong năm 2003 sẽ áp dụng quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 để giảm chi phí sai hỏng đồng thời tạo lòng tin với khách hàng nâng cao uy tin của doanh nghiệp. 1. Những kết quả đạt được 1.1. Kết quả về nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiệu quả quản lý chất lượng trước hết được biểu hiện thông qua kết quả về chất lượng và nâng cao chất lượng của toàn bộ hệ thống. Nhờ có sự nỗ lực của ban lãnh đạo và các phòng ban, xí nghiệp, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng sản phẩm của Công ty CNHH thương mại Đại Đồng đã được người tiêu dùng đánh giá là có chất lượng cao, đảm bảo yêu cầu về thời hạn, đã được thị trường trong nước và quốc chấp nhận, tin dùng. 1.2. Kết quả về tiêu thụ, mở rộng thị trường. Cùng với việc công ty đã nhanh chóng thích nghi, chuyển hướng kịp trong sản xuất kinh doanh, biết đầu tư đúng hướng, thì công tác quản lý chất lượng, phát huy được nội lực, năng lực sáng tạo và tư tưởng đoàn kết nhất trí cao của tập thể cán bộ công nhân viên đã góp phần không nhỏ vào thành công trong việc duy trì và đảm bảo chất lượng sản phẩm của công ty. Để từ đó công ty luôn hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra, dần dần thực hiện nguyên tắc sản xuất gắn với thị trường. Nhờ sự cố gắng đó, công ty đã có một thị trường tương đối ổn định và ngày càng mở rộng ra thị trường quốc tế. Để hiểu rõ hơn, ta có thể so sánh tình hình xuất nhập khẩu giầy của công ty trong năm 2000 (sau khi được cấp chứng nhận) với tình hình xuất nhập khẩu năm 1999 (trước khi được cấp giấy chứng nhận) như sau: Qua bảng số liệu ta thấy số lượng khách hàng năm 2000 tăng đáng kể so với năm 1999. Nếu như năm 1999 công ty chỉ có 3 khách hàng quốc tế cho sản phẩm giầy vải và giầy da chủ yếu là gia công thì năm 2000, công ty đã có 11 khách hàng nước ngoài cho cả giầy vải và giầy da. Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 2000 tăng 2,71 lần so với năm 1999 về mặt số lượng, tương đương với 2,45 lần về mặt giá trị. Tổng kim ngạch xuất khẩu theo từng nước năm 2000 tăng 2,98 lần về mặt số lượng, tương đương với 10,64 lần về mặt giá trị so với năm 1999. Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 3,37 lần về mặt giá trị so với năm 1999. 1.3. Kết quả về kiểm tra, kiểm soát quá trình. Nhờ có hệ thống kiểm tra chặt chẽ, xuyên suốt từ đầu vào đến đầu ra của quá trình sản xuất mà công ty đã hạn chế được rất nhiều trục trặc từ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, giảm tỉ lệ sai hỏng, đồng thời đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng có chất lượng cao. Như vậy, thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát quá trình thường xuyên, công tác quản lý chất lượng ở công ty đã tác động đến nhận thức của công nhân về vấn đề chất lượng làm cho họ thấy được đó là yếu tố quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Chính vì vậy, công ty đã hạn chế được phần nào ảnh hưởng đến chất lượng. 1.4. Các kết quả tài chính Do thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng và đầu tư chiều sâu có trọng điểm nên Công ty CNHH thương mại Đại Đồng đã tiết kiệm được mức chi phí khoảng 300 triệu/năm. Đồng thời tỉ lệ hàng bị trả lại cũng giảm đáng kể, nếu như

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0019.doc
Tài liệu liên quan