Đề tài Áp dụng phân tích kỹ thuật trong phân tích và đầu tư chứng khoán

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRONG PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 3

1.1. Khái niệm và các giả định 3

1.1.1. Khái niệm 3

1.1.2. Các giả định cơ bản của phân tích kỹ thuật 5

1.2. So sánh phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản 8

1.2.1. Phân tích cơ bản 8

1.2.2. Phân tích kỹ thuật 9

1.2.3. Sự bổ sung lẫn nhay giữa phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản 10

1.3. Lý thuyết Dow 11

1.3.1. Những nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow 11

1.3.2. Các hạn chế của lý thuyết Dow 16

1.4. Các loại biểu đồ 17

1.4.1. Biểu đồ dạng đường (Line chart). 18

1.4.2. Biểu đồ dạng then chắn (Bar chart) 19

1.4.3. Biểu đồ dạng ống (Candlestick chart) 21

1.5. Xu thế, Đường xu thế, Kênh 22

1.5.1. Đường xu thế 22

1.5.2. Kênh 23

1.6. Mức hoàn lại - Khung giao dịch - Hỗ trợ và Kháng cự 26

1.6.1. Mức hoàn lại. 26

1.6.2. Khung Giao Dịch. 27

1.6.3. Hỗ trợ và kháng cự 28

1.7. Các hình mẫu trong phân tích kỹ thuật 30

1.7.1. Các hình mẫu kỹ thuật đảo chiều xu hướng thị trường 30

1.7.2. Các hình mẫu kỹ thuật củng cố xu hướng thị trường 38

1.8. Những chỉ báo trong phân tích kỹ thuật 45

1.8.1. Đường trung bình động (MA) 45

1.8.2. On Balance Volume (OBV) 51

1.8.3. Rate of Change (ROC) and Momentum 52

1.8.4. Relative Strength Index (RSI) 53

1.8.5. StochRSI 57

1.8.6. TRIX 60

1.8.7. Ultimate Oscillator 61

1.8.8. Close location value: 63

1.8.9. Detrended Price Oscillator 64

1.8.10. Stochastic Oscillator (Fast, Slow, and Full) 65

1.8.11. Money Flow Index (MFI) 68

1.8.12. Positive Volume Index 70

1.8.13. Negative Volume Index 71

1.8.14. Average Directional Index (ADX) 72

1.8.15. Average True Range (ATR) 74

1.8.16. Bollinger Bands 76

1.8.17. Bollinger Band Width 77

1.8.18.Chaikin Money Flow (CMF) 78

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐỂ PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HỒ CHÍ MINH 81

2.1. Phân tích cổ phiếu Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) 81

2.2. Phân tích cổ phiếu Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (STB) 89

KẾT LUẬN 96

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng phân tích kỹ thuật trong phân tích và đầu tư chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biến đối với những nhà đầu tư vì nó là một hình mẫu kỹ thuật đáng tin cậy nhất trong tất cả những hình mẫu kỹ thuật được trình bày trong đề tài nghiên cứu này, đồng thời nó cũng thường được nhận ra một cách dễ dàng. Những nhà phân tích kỹ thuật ít kinh nghiệm thường mắc lỗi đối với hình mẫu kỹ thuật này vì họ nhận thấy nó xuất hiện khá phổ biến trên biểu đồ. Những nhà phân tích kỹ thuật chuyên nghiệp thường nhận biết hình mẫu kỹ thuật này thông qua những biến cố thực sự. Đỉnh đầu vai là loại hình mẫu kỹ thuật đảo ngược xu thế của thị trường. Nó là dấu hiệu quan trọng đánh dấu sự đảo chiều của xu thế biến động giá chứng khoán từ xu thế tăng giá chuyển thành xu thế giảm giá. Hình mẫu kỹ thuật đỉnh đầu vai thực ra là sự mô phỏng theo hình dáng đầu và hai vai của con người, hình mẫu gồm ba đỉnh cao nhọn được tạo bởi ba điểm khôi phục - tăng giá trở lại sau khi giá giảm trong sự biến động của giá chứng khoán. Đỉnh đầu tiên – vai trái – xuấn hiện khi giá chứng khoán tăng đạt tới đỉnh của nó và sau đó giảm xuống. Đỉnh thứ hai – cái đầu- xảy ra khi giá chứng khoán tăng lên đến một đỉnh cao mới cao hơn đỉnh của vai trái rồi sau đó lại giảm xuống. Đỉnh thứ ba – vai phải – xuất hiện khi giá chứng khoán tăng một lần nữa nhưng không cao bằng đỉnh thứ hai, rồi lại giảm xuống sau khi đã đạt được đỉnh của nó. Đỉnh của hai “vai” chắc chắn sẽ thấp hơn đỉnh của “đầu”. Trong mô hình phân tích cổ điển thì hai đỉnh của hai vai phải cân bằng với nhau nhưng điều quan trọng nhất quyết định của mô hình này đó chính là đường nối hai đáy của hai vai gọi là đường “vòng cổ” – neckline – mô hình sẽ bị phá vỡ khi đường vòng cổ bị xuyên chéo bởi giá chứng khoán và giá chứng khoán tiếp tục giảm xuống dưới đường “vòng cổ” – neckline – các chuyên viên Phân tích kỹ thuật cho rằng mô hình không được khẳng định là đúng cho tới khi giá chứng khoán giảm xuống dưới đường “vòng cổ” – neckline. Những dấu hiệu về khối lượng giao dịch Khối lượng giao dịch ngày càng lớn trong suốt quá trình hình thành đỉnh đầu tiên Khối lượng giao dịch thu hẹp vào thời điểm thị trường điều chỉnh giá xuống mức thấp hơn sau đỉnh đầu tiên. Khối lượng giao dịch mở rộng trong quá trình hình thành đỉnh cao nhất, nhưng thường không lớn bằng khối lượng giao dịch khi thị trường tiến đến “vai trái” trước đó. Khối lượng giao dịch thu hẹp khi thị trường lại điều chỉnh xuống mức giá thấp hơn sau khi đã lên đến đỉnh “đầu” Khối lượng giao dịch trong quá trình hình thành đỉnh thấp hơn tiếp theo đó giảm nhẹ và ít hơn khối lượng giao dịch tại đỉnh “đầu” Chiến lược kinh doanh Đóng các vị thế mua hoặc thực hiện các vị thế bán vào đúng thời điểm thị trường vượt qua “chân cổ”, đồng thời với việc sử dụng lệnh chống thiệt hại để thực hiện giao dịch bán với mức giá ngay trên đỉnh “vai phải”. Thực hiện giao dịch bán ngay khi đợt tăng giá kế tiếp điểm trượt qua đường “chân cổ” tạo ra một điểm đổi chiều hoặc một dấu hiệu đổi chiều phía dưới “chân cổ”. Giao dịch với lệnh chống thiệt hại cần được thực hiện với mức giá ngay trên “chân cổ”. Triple bottom (hình mẫu kỹ thuật ba đáy) Mô hình ba đáy được hình thành bởi ba đáy phụ riêng biệt với mức xấp xỉ bằng nhau. Mô hình ba đáy được xem như là mô hình cải tiến của mô hình đỉnh đầu vai ngược, mô hình ba đáy là hình mẫu dạng đảo ngược xu thế biến động của thị trường. Thứ duy nhất để phân biệt giữa mô hình ba đáy và mô hình đỉnh đầu vai ngược đó chính là đỉnh - “đầu” – nằm giữa hai “vai”. Mô hình ba đáy biểu diễn xu thế giảm xút trong quá trình nó trở thành một xu thế tăng giá. như vậy nó chỉ còn hợp lệ khi nó vẫn trong quá trình giảm xút so với hai đỉnh ở giữa hay là nó chưa đi xuyên chéo qua đường vòng cổ – neckline – vượt qua mức kháng cự của mô hình. Bởi vì hình mẫu kỹ thuật này rất dễ nhầm lẫn với nhiều hình mẫu kỹ thuật khác cho nên cach chuyên viên phân tích khuyên rằng để ứng dụng mô hình này một cách có hiệu quả cao nhất trong quá trình đầu tư, chúng ta nên chờ đợi một dấu hiệu "breakout" một cách rõ ràng thông qua sự xuyên chéo của đường biểu diễn giá chứng khoán với đường kháng cự của mô hình – neckline – trước khi nhận định đây có phải thực sự là hình mẫu kỹ thuật dạng “ba đáy” hay không Dấu hiệu về khối lượng giao dịch Khối lượng giao dịch trong quá trình hình thành đáy thứ 2 tăng ít hơn khối lượng giao dịch tại đáy thứ nhất. Khối lượng giao dịch trong quá trình hình thành đáy thứ ba tăng ít hơn khối lượng giao dịch của đáy thứ hai. Khối lượng giao dịch tăng vào thời điểm thị trường đi qua mức cận dưới của các đáy tương ứng. Chiến lược kinh doanh Đóng các vị thế bán hoặc thực hiện các vị thế mua vào thời điểm thị trường vượt qua ngưỡng cận trên tại các đỉnh nằm giữa ba đáy, đặt lệnh dừng để tránh thiệt hại ở mức ngay mức cận dưới thấp nhất của ba đáy. Thực hiện giao dịch mua tại thời điểm đảo chiều của thị trường hoặc dấu hiệu đảo chiều tương tự nếu giá cả quay lại ngưỡng cận trên bị phá vớ, đặt lệnh dừng để tránh thiệt hại tại mức giá ngay dưới điểm ngưỡng cận trên bị phá vỡ. Triple top (hình mẫu kỹ thuật ba đỉnh) Mô hình ba đỉnh được xem là mô hình cải tiến của mô hình đỉnh đầu vai. Tương tự như mô hình “ba đáy” thứ duy nhất để phân biệt một cách rõ ràng giữa mô hình này với mô hình đỉnh đầu vai đó chính là đỉnh “đầu” nằm giữa hai “vai”, trong mô hình “ba đỉnh” thì ba đỉnh xấp xỉ cao bằng nhau, nhưng trong mô hình “đỉnh đầu vai” thì hoàn toàn khác, đỉnh đầu cao hơn hẳn so với hai vai hai bên. Như hình minh hoạ ở bên dưới thì mô hình “ba đỉnh” được hình thành từ ba đỉnh sắc nhọn, cả ba đỉnh có độ cao gần bằng nhau. Một đỉnh trong bộ ba xuất hiệ khi giá chứng khoán đang ở trong giai đoạn tăng giá, sự tăng giá lên tới mức kháng cự của mô hình sau đó giá chứng khoán giảm xuống mức hỗ trợ của mô hình, sau đó xuất hiện sự tăng giá trở lại nhưng chỉ đạt đến mức kháng cự ngang bằng với mức kháng cự của mô hình và lại giảm xuống, sự tăng giá trở lại mức kháng cự thứ ba trước khi giá chứng khoán bị giảm một cách nhanh chóng xuống dưới mức hỗ trợ của mô hình. Hình mẫu kỹ thuật ba đỉnh là một hình mẫu dạng đảo chiều của thị trường nó đánh dấu một thời kỳ chuyển tiếp giữa một xu thế tăng giá và một xu thế giảm giá. Điều kiện đầu tiên của mô hình đó là phải được bắt đầu băng một xu thế tăng giá. Các chuyên viên phân tích khuyên rằng nhà đầu tư nên đợi sự xuất hiện của sự xuyên chéo giữa đường biểu diễn giá chứng khoán với đường hỗ trợ của mô hình – neckline – một cách rõ ràng. nếu giá chứng khoán không giảm mạnh sau sự xuất hiện đỉnh thứ ba thì đó không phải là mô hình “ba đỉnh”. Đôi khi trong thực tế mô hình “ba đỉnh” không thực sự xảy ra một cách hoàn hảo ví dụ như ít khi ba đỉnh có độ cao xấp xỉ bằng nhau, mà sự bằng nhau chỉ mang tính chất có sự sai lệch có thể chấp nhận được. Dấu hiệu về khối lượng giao dịch Khối lượng giao dịch trong quá trình hình thành đỉnh thứ 2 tăng ít hơn khối lượng giao dịch tại đỉnh thứ nhất. Khối lượng giao dịch trong quá trình hình thành đỉnh thứ ba tăng ít hơn khối lượng giao dịch của đỉnh thứ hai. Khối lượng giao dịch tăng vào thời điểm thị trường đi qua mức cận trên của các đỉnh tương ứng. Chiến lược kinh doanh Đóng các vị thế mua hoặc thực hiện các vị thế bán vào thời điểm thị trường vượt qua ngưỡng cận dưới tại các đáy nằm giữa ba đỉnh, đặt lệnh dừng để tránh thiệt hại ở mức ngay mức cận trên cao nhất của ba đỉnh. Thực hiện giao dịch mua tại thời điểm đảo chiều của thị trường hoặc dấu hiệu đảo chiều tương tự nếu giá cả quay lại ngưỡng cận dưới bị phá vớ, đặt lệnh dừng để tránh thiệt hại tại mức giá ngay dưới điểm ngưỡng cận dưới bị phá vỡ. 1.7.2. Các hình mẫu kỹ thuật củng cố xu hướng thị trường Ascending triangle - Tam giác hướng lên  Mô hình tam giác hướng lên nhìn chung được coi là một dạng mô hình trung gian mang tính củng cố hay báo hiệu sự tiếp tục xu thế hiện tại của thị trường. Tuy nhiên đôi khi nó cũng mang tính đảo ngược. Thường thì mô hình này cần ít hơn ba tháng để hoàn thiện và khi xuất hiện thường kèm theo sự gia tăng của khối lượng giao dịch. Với mô hình này ta có thể nhận thấy sự hội tụ của hai đường kháng cự và hỗ trợ thể hiện bằng sự thu hẹp khoảng cách giữa các đỉnh và các đáy của thị trường, kéo dài hai đường kháng cự và hỗ trợ chúng sẽ cắt nhau ở đỉnh tam giác ở phía phải đồ thị. Đường kháng cự nằm ngang và đường hỗ trợ hướng lên cho thấy các mức giá cao có xu thế giữ nguyên còn các mức giá thấp nhất lại có xu thế tăng dần lên, điều này cũng có nghĩa là người mua có động cơ mạnh hơn người bán. “Breakout” (break-out có nghĩa là điểm xuất hiện sự đảo chiều của xu thế thị trường, ở đây sẽ dùng nguyên văn tiếng Anh) sẽ xuất hiện ở khoảng giữa điểm 2/3 và 3/4 chiều ngang của mô hình (tính từ điểm bắt đầu mô hình đến điểm cắt nhau của hai đường kháng cự và hỗ trợ)."Breakout" phá vỡ đường kháng cự sẽ chứng tỏ mô hình mang tính củng cố còn nếu phá vỡ đường hỗ trợ sẽ chỉ ra rằng mô hình mang tính đảo chiều. Có một cách để ước lượng mức giá mục tiêu thấp nhất mà sự đột phá ra ngoài mô hình này có thể đạt tới là xác định mức giá của điểm giao nhau dự kiến của hai đường kháng cự và hỗ trợ kéo dài. Tiếp đó ta đo chiều cao của mô hình tam giác tức là khoảng cách (đo theo chiều thẳng đứng) giữa điểm cao nhất của đường kháng cự và điểm thấp nhất của đường hỗ trợ, rồi cộng khoảng này vào mức giá của giao điểm vừa đo ở trên nếu là "breakout" hướng lên và sẽ lấy mức giá của giao điểm trừ đi khoảng này nếu là "breakout" hướng xuống.  Descending Triangles - tam giác hướng xuống Mô hình tam giác thường xuất hiện trong thị trường xuống giá và cũng mang tính củng cố (hay duy trì) xu thế hiện tại. Thời gian tồn tại của mô hình này là khoảng 1 đến 3 tháng. Hai đường kháng cự và hỗ trợ có xu hướng hội tụ, đường kháng cự hướng xuống còn đường hỗ trợ nằm ngang. Về điểm xuất hiện "breakout", điểm giá mục tiêu sau "breakout" cũng như mối quan hệ giữa điểm hội tụ hai đường kháng cự, hỗ trợ và độ dài của mô hình ta có thể xem ở phần mô hình tam giác hướng lên. Mô hình này phản ánh tâm lý người mua cho rằng cổ phiếu đang vượt quá giá trị thực của nó và mức giá hợp lý phải thấp hơn do đó mà đường kháng cự đi xuống trong khi đường hỗ trợ nằm ngang.Rõ ràng nếu xuất hiện "breakout" thì giá sẽ tiếp tục giảm.Điểm khác biệt với mô hình tam giác hướng lên là ở chỗ khối lượng giao dịch sẽ ít dần đi và càng ít khi tiến gần đến điểm hội tụ. Symmetrical triangle - hình mẫu kỹ thuật tam giác cân Nói chung một hình mẫu tam giác được xem xét như là một hình mẫu dạng tiếp tục xu thế của thị trường hoặc là một hình mẫu củng cố của xu thế. Tuy nhiên, đôi khi nó đánh dấu một sự đảo ngược của khuynh hướng. Nói chung hình mẫu kỹ thuật “tam giác cân” được xem xét như là những mẫu trung gian chuyển tiếp của xu thế biến động giá chứng khoán. Thông thường nó cần khoảng một tháng để hình thành, ít khi nó cần đến ba tháng để hình thành. Sự hội tụ của hai đường kháng cự và hỗ trợ đã mang lại cho chúng ta hình dáng của hình mẫu kỹ thuật “tam giác cân”. Trên thị trường chứng khoán dạng hình mẫu kỹ thuật này khá dễ dàng để nhận biết nó, ngoài ra hình mẫu kỹ thuật này cũng được các chuyên viên Phân tích dùng như một công cụ đáng tin cậy để giao dịch, nhưng các chuyên viên cũng cảnh báo rằng tín hiệu đáng tin cậy để giao dịch đó là sự xuyên chéo một trong hai đường trendline bởi đường biểu diễn sự biến động giá chứng khoán một cách rõ ràng. Với các loại mô hình tam giác này, chúng đều có đặc điểm chung về dấu hiệu khối lượng giao dịch. Khối lượng giao dịch thường giảm đi trong quá trình hình thành các tam giác và tăng lên khi thị trường thoát khỏi hình tam giác. Với tam giác cân, dấu hiệu cho thấy hướng đi chắc chắn của thị trường khi thoát khỏi hình tam giác là khối lượng giao dịch có xu hướng tăng ở các dao động lên hoặc xuống nằm trong biên độ của tam giác cân này. Khi thoát khỏi hình tam giác, thị trường chắc chắn sẽ đi theo hướng dao động nào có khối lượng giao dịch lớn nhất. Những dao động về cuối của mô hình quan trọng hơn những dao động trước đó. Chiến lược kinh doanh đối với các hình mẫu tam giác. Đối với dạng biến động giá xuôi chiều – mua hoặc bán theo xu hướng của thị trường ngay sau khi thi trường thoát ra khỏi mô hình càng sớm càng tốt, đặt lệnh dừng để tránh thiệt hại tại mức giá ngay bên trên cạnh kia của tam giác Đối với dạnh biến động giá ngược chiều – tất toán các giao dịch mua hoặc bán chứng khoán theo xu hướng của thị trường trước đó và thực hiện một giao dịch mới theo hướng mà thị trường thoát khỏi mô hình, đặt lệnh dừng để tránh thiệt hại tại mức ngay trên mức đối xứng tại cạnh bên kia của tam giác. Rectangle - hình mẫu kỹ thuật hình chữ nhật Hình mẫu kỹ thuật hình chữ nhật – Rectangle – là một dạng mô hình tiếp tục xu thế của thị trường, nó trông giống như trong một kênh giao dịch cho đến cuối của xu thế biến động giá chứng khoán. Hình mẫu kỹ thuật này có thể được nhận biết một cách rõ ràng thông qua hai đường nối các đỉnh và các đáy trong xu thế biến động giá chứng khoán. đường nối các đỉnh và các đáy của xu thế biến động giá chứng khoán tạo thành đỉnh và đáy của hình chữ nhật. Những hình chữ nhật đôi khi được xem như những khung giao dịch, những khu vực củng cố hoặc bế tắc trong sự biến động của giá chứng khoán. có nhiều sự tương đồng giữa mô hình “hình chữ nhật” – Rectangle và mô hình “tam giác cân” - Symmetrical triangle, trong khi cả hai đều là những hình mẫu kỹ thuật tiếp tục khuynh hướng của thị trường, chúng đều mang lại những thông tin khá quan trọng đó là dự báo những đỉnh và đáy của xu thế. Không như với hình mẫu kỹ thuật tam giác cân, hình mẫu kỹ thuật hình chữ nhật chỉ hoàn thiện cho tới khi "breakout" xuất hiện. thỉnh thoảng những tín hiệu sớm có thể được nhận biết, nhưng thường thì dấu hiệu "breakout" khó có thể xác định trước một cách sớm và chính xác. Rectangle có thể diễn ra trong một vài tuần hoặc trong vài tháng, thông thường thì hình mẫu này diễn ra trong khoảng ba tuần, trong trường hợp lý tưởng Rectangle có thể diễn ra trong khoảng ba tháng, nói chung những dấu hiệu "breakout" do những Rectangle diễn ra trong thời gian dài thường tin cậy hơn những dấu hiệu "breakout"  được mang lại bởi những Rectangle diễn ra trong khoảng thời gian ngắn hơn. Chiến lược kinh doanh Khi hình chữ nhật có quy mô nhỏ và hướng của thị trường khi thoát khỏi hình chữ nhật cho thấy rằng đây là dấu hiệu thị trường tiếp tục xu hướng giá, chiến lược sau được thực hiện. Trong trường hợp thị trường đang ở trong xu hướng giá lên, thực hiện giao dịch mua tại điểm thị trường thoát khỏi hình chữ nhật với mức giá ngay trên mức cận trên cao nhất của hình chữ nhật, đặt lệnh giới hạn để tránh thiệt hại tại mức giá này ngay dưới điểm cận dưới thấp nhất của hình chữ nhật. Trong trường hợp đang ở xu hướng giá xuống, thực hiện giao dịch bán ngay tại điểm thị trường trượt xuống dưới điểm cận dưới thấp nhất của hình chữ nhật, đặt một lệnh dừng để tránh thiệt hại ngay trên điểm cận trên cao nhất của hình chữ nhật. Khi hình chữ nhật lớn hơn và hướng của thị trường sau khi thoát khỏi hình chữ nhật cho thấy đây là một kiểu biến động giá ngược chiều hay thị trường sẽ đảo chiều, cần thực hiện chiến lược: Khi thị trường đổi chiều và đi xuống Đóng các vị thế mua và thực hiện giao dịch bán ngay tại điểm thị trường thoát khỏi hình chữ nhật với mức giá ngay dưới mức cận dưới thấp nhất của hình chữ nhật, đặt lệnh dừng để tránh thiệt hại với mức giá ngay trên mưucs cận trên cao nhất của hình chữ nhật. Nếu như sau đó có một đợt tăng giá quay trở lại điểm thị trường thoát khỏi hình chữ nhật, thực hiện giao dịch bán tại điểm đổi chiều của thị trường hay dấu hiệu đổi chiều tương tự, đặt lệnh dừng để tránh thiệt hại với mức giá ngay trên mức cận trên của dấu hiệu đảo chiều đó. Khi thị trường đổi chiều và đi lên. Đóng các vị thế bán và thực hiện giao dịch mua khi thị trường thoát khỏi hình chữ nhật với mức giá ngay trên điểm cận trên cao nhất của hình chữ nhật, đặt lệnh dừng để tránh thiệt hại với mức giá ngay dưới điểm cận dưới thấp nhất của mô hình. Nếu như có một đợt điều chỉnh giá xuống hướng tới điểm thị trường thoát ra khỏi mô hình ngay sau đó thì thực hiện giao dịch mua tại điểm đổi chiều hoặc dấu hiệu đảo chiều tượng tự, đặt lệnh dừng để tránh thiệt hại với mức giá ngay dưới dấu hiệu đảo chiều này. Flags and Pennants - Mô hình cờ chữ nhật và cờ đuôi nheo Hình mẫu kỹ thuật Flags & Pennants là những mô hình continuation - tiếp tục xu thế của thị trường trong ngắn hạn, nó đánh dấu một bước củng cố để tiếp tục lấy lại xu thế của thị trường. Thông thường trước khi xảy ra những hình mẫu kỹ thuật này thì được xác nhận bằng sự tăng hoặc giảm giá mạnh kết hợp với khối lượng giao dịch lớn, nó đánh dấu điểm chính giữa của xu thế biến động giá (thực chất nó là những hình mẫu kỹ thuật mang tính chất củng cố của xu hướng biến động giá chứng khoán). Để được xem xét là một hình mẫu kỹ thuật mang tính continuation - tiếp tục xu thế của thị trường - nó cần được xác nhận bằng một khuynh hướng diễn ra trước đó. Mô hình cờ đuôi nheo hướng lên Mô hình cờ đuôi nheo hướng xuống Dấu hiệu về khối lượng giao dịch Định dạng cờ đuôi nheo được khẳng định khi khối lượng giao dịch tăng lên vào thời điểm bắt đầu, giảm khi hình thành và lại tăng lên khi thị trường vượt qua giới hạn giá của mô hình. Chiến lược kinh doanh Tại một đường xu hướng giá lên có xuất hiện định dạng đồ thị cờ đuôi nheo chúng ta nên thực hiện giao dịch mua tại mức giá mà thị trường vượt lên trên đường thẳng nối các điểm cận trên của lá cờ đuôi nheo, đặt một lệnh dừng để tránh thiệt hại ở mức giá ngay dưới đường biên phía dưới của lá cờ nhưng ở vị trí đối xứng với điểm thị trường vượt qua đường biên trên của lá cờ. Tại một đường xu hướng giá xuống có xuất hiện hình dạng cờ đuôi nheo, chúng ta nên thực hiện giao dịch bán tại thời điểm thị trường trượt qua đường thẳng nối các điểm cận dưới ( đường biên dưới) của lá cờ đuôi nheo, đặt một lệnh ngay trên đường biên trên của lá cờ nhưng ở vị trí đối xứng với điểm thị trường trượt xuống dưới đường biên dưới của lá cờ. 1.8. Những chỉ báo trong phân tích kỹ thuật Các chỉ báo trong phân tích kỹ thuật có thể chia làm 2 loại: Một nhóm các dấu hiệu thường được sử dụng để xác định xu hướng thị trường một cách khách quan. Những dấu hiệu này gọi là những dấu hiệu dự báo xu hướng. Một nhóm các dấu hiệu thị trường được dùng để đo lường tốc độ biến động giá. Nhóm dấu hiệu này được gọi là công cụ đo đà giao động của giá. Sau đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng chỉ báo. 1.8.1. Đường trung bình động (MA) Giới thiệu Trung bình động là một trong những công cụ phổ biến và dễ sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Chúng làm trơn dãy dữ liệu và giúp cho việc nhận biết xu thế được dễ hơn, đặc biệt nó có ích trong những thị trường không ổn định. Chúng cũng đặt nền móng mcho việc xây dựng những chỉ báo kỹ thuật khác. Hai dạng phổ biến nhất của trung bình động là: trung bình động giản đơn (SMA) và trung bình động mũ. Trung bình động giản đơn (SMA) Trung bình động giản đơn được cấu thành bởi giá trung bình của một chứng khoán trong một thời kỳ. Trong khi có thể tạo trung bình động từ dữ liệu điểm: open, high, low, hầu hết trung bình động sử dụng giá đóng cửa. VD1: trong 5 ngày trung bình động giản đơn được tính bằng cách cộng giá đóng cửa 5 ngày rồi lấy tổng chia cho 5. (10 +11+12+13+14+15)/5 = 12 VD2: Trong ví dụ trên sử dụng giá đóng của của Eastman Kodak (EK). Ngày 10 là ngày đầu tiên để tính cho trung bình động giản đơn 10 ngày. Khi các tính toán tiếp tục, những ngày gần nhất được thêm vào và những ngày xa nhất bị trừ đi. SMA 10 ngày cho ngày thứ 11 được tính bằng cách tính tổng của giá ngày thứ 2 cho tới giá ngày thứ 11 sau đó chia cho 10. Quá trình cứ tiếp tục cho ngày tiếp theo với SMA 10 ngày. Sự minh họa giản đơn này làm nổi bật một thực tế là tất cả đường trung bình động giản đơn đều là các chỉ báo trễ và luôn đi đằng sau giá. Giá của EK có xu hướng giảm, nhưng đường trung bình động giản đơn, dựa trên số liệu 10 ngày trước đó, vẫn ở trên đường giá. Nếu giá tăng SMA sẽ ở phía dưới. Bởi vì trung bình động là các chỉ báo trễ, chúng phù hợp trong phạm trù là các chỉ báo xu thế. Khi giá có xu thế, trung bình động có hiệu quả. Tuy nhiên khi giá không có xu thế, trung bình động có thể đưa lại những dấu hiệu sai lầm. Trung bình động mũ (EMA) Để giảm độ trễ của trung bình động giản đơn, các nhà kỹ thuật thường dùng trung bình động mũ ( còn gọi là trung bình động mũ có trọng số). Giảm độ trễ của EMA là áo dụng trọng số để phản ánh mối quan hệ giữa giá thời điểm này với giá thời điểm trước đó. Trọng số áp dụng với tất cả giá ở thời điểm hiện tại phụ thuộc vào độ dài thời kỳ của trung bình động. Thời kỳ EMA càng ngắn trọng số lớn hơn sẽ được áp dụng cho hầu hết những thời kỳ gần đây. VD: trung bình động mũ cho 10 kỳ trọng số hầy hết là 18,18 % trong khi đó trọng số trung bình động mũ cho 20 kỳ là 9,52%. Khi đó chúng ta thấy rằng, tính toán của EMA phức tạp hơn SMA. Nhưng nhớ điều quan trọng là trung bình động mũ đặt trọng số vào giá. Như vậy nó sẽ phản ứng lại nhanh hơn với thay đỏi của giá so với trung bình động giản đơn. Sau đây là công thức tính EMA(current) = ( (Price(current) - EMA(prev) ) x Multiplier) + EMA(prev) Với % EMA: “Multiplier” = % EMA theo lý thuyết EMA giai đoạn: “Multiplier” = 2/(1+N) trong đó N là số thời kỳ “Multiplier” của EMA 10 thời kỳ được tính như sau: Multiplier = 2/(10+1) = 0,1818 (=18,18%) Có nghĩa là Multiplier của EMA 10 kỳ là 18,18% Trung bình động giản đơn và trung bình động mũ Từ lâu xuất hiện vấn đề là sự khác biệt giữa trung bình đông giản đơn và trung bình động mũ là ít nhất. VD: sử dụng 20 ngày giao dịch. Sự khác nhau là nhỏ nhất nhưng nó vẫn có sự khác biệt. Trung bình động mũ gần hơn đến giá thực. Trung bình tuyệt đối khác giữa trung bình động mũ và giá là 1,52 và trung bình động giản đơn có trung bình tuyệt đối khác biệt là 1,69. nghĩa là với trung bình này trung bình động mũ có 1,52 điểm phía trên hoặc phía dưới đường giá và với trung bình dộng giản đơn là 1,69 điển phía trên hoặc phía dưới đường giá. Phương pháp nào tốt hơn ? Trung bình động nào bạn sử dụng sẽ phụ thuộc vào giao dịch của bạn, cách đầu tư và sự ưa thích. Trung bình động giản đơn được nhiên có độ trễ những trung bình động mỹ có thể nghiên về sự thay đổi nhanh hơn. Một vài nhà đầu tư thích sử dụng trung bình động mũ cho thời kỳ ngắn để đạt được sự thay đổi nhanh hơn. Một số khác thích dùng trung bình động giản đơn cho thời gian dài để phát hiện sự thay đổi trong dài hạn. Thêm vào đó, sự sử dụng này còn phụ thuộc nhiều vào lợi ích cá nhân. SMA 50 ngày có thể đạt hiệu quả trong việc nhận ra mức hỗ trợ của NASDAQ, nhưng EMA 100 ngày tốt hơn với Dow Transports. Cách sử dụng trung bình động và chuỗi thời gian sẽ phụ thuộc vào chứng khoán riêng lẻ và cách nó phải ứng lại trong quá khứ. Lúc đầu người ta cho rằng đọ nhạy càng lớn, dấu hiệu càng nhanh đem đến những lợi ích. Điều này luôn không đúng và đem đến những kết luật sai cho những nhà phân tích kỹ thuật.: sự đánh đổi giữa độ nhạy và sự tin cậy. Độ nhạy của chỉ tiêu càng lớn, càng nhiều dấu hiệu được đưa ra, những dấu hiệu đó thể hiện sự đúng lúc, nhưng với độ nhạy tăng có thể làm tăng những dấu hiệu sai lầm. Càng ít dấu hiệu trong một chỉ tiêu càng ít dấu hiệu được đưa ra. Tuy nhiên độ nhạy càng ít thì mức tin cậy càng cao. Thỉnh thoảng những dấu hiệu đó có thể trễ. Với trung bình động, đường trung bình động càng ngắn sẽ càng nhiều độ nhạy và do đó sẽ đưa ra nhiều dấu hiệu. EMA, nói chung nhạy hơn SMA và cũng đưa ra nhiều dấu hiệu hơn. Tuy nhiên, số liệu tăng thì mức ý nghĩa giảm. Trung bình động càng dài sẽ dịch chuyển chậm hơn và đưa ra ít dấu hieuj hơn. Những dấu hiệu này sẽ chứng minh rõ hơn nhưng chúng cũng trễ. Những nhà đầu tư nên có kinh nghiệm với sự khác nhau giữa trung bình động dìa và cách để đưa ra sự đánh đổi giữa độ nhạy và mức ý nghĩa. Xu thế - chỉ báo tiếp theo Làm trơn đường trung bình động một dãy số liệu sẽ dễ dàng hơn để nhận ra xu thế. Vì dữ liệu giá quá khứ được sử dụng để định dạng trung bình động, chúng được coi là trễ hoặc xu thế tiếp theo. Trung bình động sẽ không dự đoán xu hướng thay đổi nhưng nó đi sau xu thế hiện tại. Do đó chúng là cách tiện lợi nhất cho việc nhận ra xu thế, không phải sử dụng để dự đoán. Khi nào thì sử dụng Vì trung bình động theo xu thế, chúng đạt kết quả tốt nhất khi một chứng khoán đang có xu thế và không đạt hiệu quả khi chứng khoán biến động trong một khoảng nhất định. Trong trường hợp này những nhà đầu tư và những nhà giao dịch nên tìm những chứng khoán và đưa ra một vài yếu tố xu thế trước khi phân tích với trung bình động. Quá trình này không đòi hỏi những phương pháp khoa học. Thông thường,1 cách đơn giản từ biểu đồ giá có thể nhận biết một chứng khoán biểu lộ ra những đặc điểm của một xu thế. Dạng đơn giản nhất, giá của một chứng khoán biến động theo ba cách: tăng , giảm, và biến động trong giới hạn. Xu hướng tăng là khi chứng khoán đó có các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn. Ngược lại xu hướng giảm là khi chứng khoán đó có các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn. Giao dịch trong một giới hạn là khi chứng khoán đó không thể thiết lập một xu thế tăng hoặc một xu thế giảm. Nếu giá chứng khoán trong một giới hạn, xu thế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36679.doc
Tài liệu liên quan