Đề tài Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị cảnh quan vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 8

2. Mục tiêu 10

3. Phạm vi nghiên cứu 10

4. Phương pháp nghiên cứu 10

5. Cấu trúc chuyên đề 11

CHƯƠNG I. PHƯƠNG PHÁP TCM CHO ĐÁNH GIÁ HÀNG HÓA CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 12

1.1. Hàng hóa môi trường 12

1.1.1. Khái niệm 12

1.1.2. Tổng giá trị kinh tế của hàng hóa môi trường 12

1.2. Định giá giá trị hàng hóa chất lượng môi trường 16

1.2.1. Sự cần thiết phải định giá giá trị hàng hóa chất lượng môi trường 16

1.2.2. Sử dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị hàng 18

hóa chất lượng môi trường 18

CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU VỀ VQG CÁT BÀ – HẢI PHÒNG 27

2.1. Đặc điểm tự nhiên 27

2.1.1. Vị trí địa lý 27

2.1.2. Địa chất, địa hình 29

2.1.3. Khí hậu và thủy văn 30

2.1.4. Hệ sinh thái VQG Cát Bà 31

2.2. Dân cư trong vùng 32

2.3. Cơ sở hạ tầng sẵn có 34

2.4. Các hoạt động mang tính chất bảo tồn tài nguyên thiên nhiên 36

2.4.1. Công tác nghiên cứu khoa học 36

2.4.2. Công tác quản lý và bảo vệ rừng 37

2.4.3. Công tác giáo dục môi trường 39

2.4. Tiềm năng du lịch VQG Cát Bà 41

Chương III. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU LỊCH ĐỂ XÁC ĐỊNH CẢNH QUAN TẠI VQG CÁT BÀ – HẢI PHÒNG 49

3.1. Sử dụng ZTCM để xác định giá trị cảnh quan cho VQG Cát Bà 49

3.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin 49

3.2.1. Thiết kế bảng hỏi 50

3.2.2. Tiến hành điều tra lấy mẫu 51

3.2.3. Xử lý số liệu 52

3.3. Tổng quan về các đặc điểm nghiên cứu mẫu 52

3.3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của du khách tham gia phỏng vấn 52

3.3.2. Các hoạt động của du khách tại VQG Cát Bà 54

3.3.3. Số ngày lưu trú và các chi phí du lịch của du khách 58

3.4. Xác định mô hình hàm cầu cho VQG Cát Bà 59

3.4.1. Phân vùng xuất phát 59

3.4.2. Tỷ lệ tham quan của vùng xuất phát (VR) 61

3.4.3. Ước lượng chi phí du lịch cho một chuyến đi đến VQG Cát Bà 64

3.4.4. Xây dựng hàm cầu du lịch cho VQG Cát Bà 71

3.5. Những kết quả thu được 75

3.6. Những hạn chế trong quá trình thực hiện ZTCM tại VQG Cát Bà 75

3.7. Kiến nghị 77

KẾT LUẬN 79

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2511 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị cảnh quan vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cát Bà được cung cấp điện đầy đủ, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện của người dân địa phương cũng như của du khách. Hiện nay sử dụng mạng lưới điện lưới quốc gia, được cung cấp chủ yếu bởi nhà máy điện Hòa Bình, nhiệt điện Phả Lại và nhiệt điện Uông Bí. - Hệ thống thông tin liên lạc : Những năm gần đây Cát Bà có hệ thống mạng viễn thông hiện đại có thể đáp ứng tốt các dịch vụ thông tin liên lạc trong nước và quốc tế như điện thoại, điện thoại thẻ, nhắn tin, điện thoại di động, điện thoại di động trả trước, e-mail và internet. - Hệ thống cung cấp nước: ở Cát Bà, người dân được cung cấp đầy đủ nước ngọt để phục vụ cho cuộc sống. Tuy nhiên trước vấn đề lượng du khách gia tăng, Cát Bà đang tìm giải pháp để hạn chế gia tăng ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước ngầm. - Vệ sinh môi trường : Ngành du lịch Cát Bà còn kết hợp với các đoàn liên ngành của Tổng Cục Du Lịch, Sở du lịch…kiểm tra và tuyên truyền công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác hoạt động ở các bãi tắm. - Công tác cứu hộ ở các bãi tắm: là một phần rất quan trọng trong công tác bảo đảm an toàn tính mạng cho du khách, vì vậy các cơ quan chức năng liên tục kiểm tra, nhắc nhở các chủ quản lý bãi tắm làm tốt hơn về công tác an toàn ở bãi tắm như chuẩn bị đầy đủ xuồng cứu nạn, thông tin liên lạc, chòi quan sát bãi tắm, lực lượng nhân viên cứu hộ. - Giao thông: đường sá, phương tiện vận chuyển. + Đường ra đảo Ngọc: Giao thông vận tải có nhiều cải thiện, thuận tiện hơn cho việc đi từ Hải Phòng ra đảo. Có hai cách để ra đảo: một là đi bằng tàu thuỷ cao cấp mất khoảng một giờ đồng hồ, cách thứ hai là đi bằng đường bộ khoảng 60 km qua hai phà. Để phục vụ nhu cầu đi lại trong ngày của du khách, Cát Bà đã tiến hành tăng cường thêm tuyến Hà Nội-Hải phòng-Cát Bà bằng phương tiện ô tô, tầu thuỷ cao tốc + Giao thông trên đảo: Đường xuyên đảo đã được xây dựng hoàn thiện có chiều dài khoảng 27 km, có nhiều đèo dốc quanh co, xuống khoăn, qua áng, men theo mép biển, xuyên qua vườn quốc gia với nhiều phong cảnh kỳ thú. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về cơ sở hạ tầng, các tuyến đường ở khu vực thị trấn Cát Bà được mở rộng, nhưng hiện mới chỉ vài đường phố có tên. Có nhiều tuyến đường mới được mở phục vụ nhu cầu giao thông của du khách và dân cư trên đảo như: tuyến đường nối từ đường Núi Ngọc đến ngã ba đường ra Bến Bèo- đây là tuyến đường mới phải xẻ núi để hoàn thành vào khoảng năm 2000, dự án của ngành Du lịch mở rộng tuyến đường Gia Luận- chùa Đông- Cát Cò 3 đã được hoàn thành. 2.4. Các hoạt động mang tính chất bảo tồn tài nguyên thiên nhiên 2.4.1. Công tác nghiên cứu khoa học Nằm trong nhiệm vụ bảo tồn ổn định và phát triển hệ sinh thái ở huyện đảo, từ cuối năm 2007, Vườn Quốc gia Cát Bà đã triển khai thực hiện hai đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố. - Đó là các đề tài xây dựng giải pháp phục hồi rừng nghèo trên núi đá vôi tại vùng đệm Vườn Quốc gia và Thực nghiệm nhân giống và trồng cọ Hạ Long tại Vườn Quốc gia Cát Bà. Thời gian triển khai 2 đề tài là 3 năm, đến nay đã hoàn thành được 65% công việc. - Từ đầu tháng 9 năm nay, Vườn Quốc gia Cát Bà tiếp tục triển khai 2 đề tài mới là: Đề tài đánh giá tình trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn loài Sơn Dương tại Vườn Quốc gia Cát Bà. Đề tài thực nghiệm gây nuôi một số loài bướm quý hiếm, một số loài đặc hữu phục vụ công tác bảo tồn tại Vườn Quốc gia Cát Bà.Theo con số thống kê hiện nay, tại Vườn Quốc gia Cát Bà có trên 180 loài bướm các loại. Đặc biệt, trong tháng 4 vừa qua, Vườn cùng với Đoàn nghiên cứu đã phát hiện loài Thạch thùng mí Cát Bà, đây là một phát hiện rất có ý nghĩa, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học để bảo tồn loài động vật này. - Bảo tồn thành công voọc đầu trắng ở Cát Bà Sau 7 năm thực hiện dự án bảo tồn, loài voọc “đầu trắng“ tại VQG Cát Bà đã tránh được nguy cơ tuyệt chủng; số cá thể loài này đã tăng từ 53 lên 64 và có thể sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Bà Rossi Stenker, Giám đốc dự án cho biết voọc đầu trắng ở Cát Bà là loài linh trưởng quý hiếm hiện còn rất ít trên thế giới. Kết quả bảo tồn loài này ở vườn quốc gia Cát Bà đã được nhiều tổ chức bảo vệ động vật trên thế giới đánh giá là "kỳ diệu" và là điều chưa có tổ chức, cá nhân nào làm được. Thành công bước đầu của dự án khẳng định, vườn quốc gia Cát Bà có môi trường sống thuận lợi để loài linh trưởng này phát triển. Dự án bảo tồn loài động vật quý hiếm này do Hội động vật về bảo tồn loài và quần thể (ZGAP) của Đức hỗ trợ được triển khai vào đầu tháng 11/2000. Dự án tập trung vào 3 mục tiêu chính là làm ổn định quần thể thông qua tuyên truyền người dân không săn bắn; thiết lập khu bảo vệ nghiêm ngặt và bảo đảm sinh cảnh thích hợp cho quần thể voọc đang tồn tại, phát triển và tăng khả năng sinh sản của chúng. 2.4.2. Công tác quản lý và bảo vệ rừng Hiện nay, vườn quốc gia do Bộ NN&PTNT quản lý và đã thành lập BQL đồng thời bố trí 11 trạm kiểm lâm trong vườn. Với tổng diện tích tự nhiên 15.200ha (có 9.800ha rừng và đất rừng, 5.400ha mặt nước biển), Vườn Quốc gia Cát Bà có chức năng, nhiệm vụ bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên còn tương đối nguyên vẹn; bảo tồn các nguồn gen động, thực vật quý hiếm, các loài đặc hữu như kim giao, liễu nước, cọ Hạ Long, tuế đá vôi, voọc đầu trắng, tu hài, cá heo, chim cao cát... Vườn đã chỉ đạo các Hạt kiểm lâm tăng cường tuần tra, bảo vệ, trực phòng cháy và chữa cháy rừng, đặt biệt trong các dịp nghỉ lễ, tết. Thường xuyên tổ chức các lớp tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm người dân đối với tài nguyên rừng, biển. Phát hiện và xử lý hành chính 28 vụ vi phạm Luật bảo vệ và Phát triển rừng, thu ngân sách trên 5 triệu đồng; phá 605 bẫy các loại. Kết hợp chặt chẽ với Dự án bảo tồn Voọc Cát Bà và hạt Kiểm lâm huyện Cát Hải thả 6 con rùa sa nhân về rừng, phục bắt, phá bẫy chim di cư. Giám sát chặt chẽ nuôi dưỡng rừng trồng, cấp phép vận chuyển hàng trăm m3 gỗ, củi. Các hiện tượng đánh bắt thuỷ sản bằng mìn tại Vạn Tà, khai thác cát vào ban đêm tại Năm Cát, lấy củi tại rừng trồng đã được ngăn chặn. Ngoài ra, VQG Cát Bà còn phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng, quản lý và bảo vệ tốt vùng đệm, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường các di tích khảo cổ, văn hoá lịch sử và thực hiện các dịch vụ nghiên cứu khoa học, phục vụ yêu cầu bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên rừng, biển; kết hợp bảo tồn và phát triển du lịch bền vững. Đây là cơ hội tốt để Hải Phòng huy động thu hút mọi nguồn lực đầu tư, phát triển Vườn, chuẩn bị các điều kiện cần thiết đề nghị UNESCO công nhận quần đảo Cát Bà là Khu dự trữ sinh quyển thế giới thuộc hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam. Trước mắt, thành phố ra Quyết định ban hành quy chế hoạt động của Vườn Quốc gia Cát Bà, đáp ứng công tác quản lý và phát triển Vườn lâu dài, bền vững. Thành phố cũng chỉ đạo các ngành liên quan khẩn trương triển khai việc di dân đang sống trong trung tâm Vườn và không nhập dân vào vùng lõi của Vườn, nhằm thực hiện tốt công tác quy hoạch cũng như bảo tồn tính đa dạng sinh học bền vững đồng thời, tạo điều kiện cho Vườn trong công tác bảo vệ, phát triển rừng, tiếp tục nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, phát triển du lịch sinh thái, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm phát triển Vườn một cách toàn diện Công tác du lịch sinh thái được chú trọng, Vườn đã củng cố các dịch vụ du lịch và đội ngũ hướng dẫn viên cho các tuyến thăm quan động Trung Trang, khu du lịch Nam Cát, Cái Dứa; tiếp tục thu hút khách tham quan trong nước và ngoài nước. Tính đến ngày 16/10/2008 Vườn Quốc Gia Cát Bà đã đón tiếp 42.000 lượt khách tham quan, trong đó 14.800 lượt khách quốc tế. 2.4.3. Công tác giáo dục môi trường Hoạt động du lịch của Cát Bà đang mang lại không ít lợi ích cho việc phát triển kinh tế cho khu vực và quốc gia, tuy nhiên làm sao việc bảo tồn di tích sinh quyển và phát triển du lịch có sự hài hoà đang là bài toán không đơn giản của các cấp quản lý khu du lịch và khu di tích sinh quyển này. Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã có rất nhiều hoạt động mang tính bảo tồn các tài nguyên phục vụ du lịch sinh thái ở đây, phối hợp cùng các ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện đẩy mạnh công tác bảo tồn trên cạn và dưới biển. - Năm 1999-2000 được sự trợ giúp tài chính của sứ quán Hà Lan, tổ chức WWF phối hợp với Vườn quốc gia thực hiện chương trình tăng cường giáo dục môi trường - Năm 2000 được sự tài trợ của sứ quán Vương quốc Anh, tổ chức động vật thể giới triển khai chương trình “Nâng cao nhận thức cho các đối tượng có lợi ích liên quan tham gia sự nghiệp bảo tồn Vườn quốc gia” - Ngày 27/11/2006, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ra quyết định số 2548/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án "Củng cố tính bền vững của công tác bảo tồn đa dạng sinh học và loài voọc Cát Bà trên đảo Cát Bà" với tổng giá trị bằng 175.632,07 đô la Úc, trong đó 138.701,6 đô la Úc do Chương trình Bảo tồn di sản thiên nhiên khu vực (RNHP) tài trợ và 36.930,43 đô la Úc, tương đương 424.700.000 đồng là vốn đối ứng của Việt Nam. Dự án sẽ thực hiện năm hoạt động chính sau đây: 1- Tăng cường năng lực cho cán bộ Vườn quốc gia Cát Bà, lực lượng kiểm lâm và cán bộ chuyên môn của huyện Cát Hải để họ có thể xây dựng và thực hiện một khuôn khổ bảo tồn đa dạng sinh học với sự hỗ trợ của tất cả các đối tác liên quan. 2- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương về tầm quan trọng của công tác bảo tồn loài voọc và bảo tồn đa dạng sinh học trên đảo Cát Bà. 3- Tạo việc làm để góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương. 4- Tiếp tục nâng cao năng lực phát triển du lịch sinh thái bền vững dựa vào cộng đồng thông qua các sáng kiến tiếp thị trên mạng cho mô hình du lịch ở nhà dân với mục đích tăng thu nhập cho người dân từ các sáng kiến bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường du lịch. 5- Củng cố tính bền vững và tính làm chủ dự án thông qua việc thiết lập một cơ cấu huy động tham gia dự án. Như vậy, bằng việc tiếp tục lồng ghép những mục tiêu đa dạng sinh học với các mục tiêu phát triển cộng đồng dựa trên đề xuất của cộng đồng địa phương Cát Bà và những thành công của hai dự án trước, dự án này sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc giảm thiểu những tác động đến Vườn quốc gia Cát Bà cũng như loài voọc Cát Bà. Dự án sẽ góp phần làm ổn định số lượng cá thể voọc hiện có trên đảo Cát Bà, tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học và hỗ trợ kỹ thuật cho thành phố Hải Phòng, đồng thời góp phần quản lý khu dự trữ sinh quyển. Dự án cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ các hoạt động tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo trong khu vực triển khai dự án. Tiềm năng du lịch VQG Cát Bà Trước năm 1994, hoạt động du lịch mới hình thành và hoạt động tự phát chủ yếu dưới hình thức kinh doanh nhà nghỉ, cảnh quan môi trường còn giữ nét hoang sơ nhưng chưa thu hút du khách, bởi đường sá đi lại khó khăn, không có điện lưới, khách sạn nhà nghỉ nhỏ bé và không có tuyến điểm tham quan du lịch. Tiềm năng của Cát Bà là có phong cảnh thiên nhiên đẹp và Vườn quốc gia với những khu rừng nguyên sinh, nhưng tiềm năng này vẫn chưa được khai thác hiệu quả, hơn nữa, hai từ “du lịch” đối với người dân nơi đây có vẻ còn quá xa vời. Năm 1998 đánh dấu những thay đổi diệu kỳ của đảo Cát Bà vì đó là năm điện lưới quốc gia vươn đến đảo tạo nên động lực to lớn thúc đẩy du lịch Cát Bà phát triển. Những khách sạn lớn đua nhau mọc lên với tốc độ chóng mặt. Số nhà hàng, khách sạn và khách du lịch đến với Cát Bà tăng nhanh. Sau khi điện lưới quốc gia và nước ngọt về đến mọi nhà, huyện đảo lại có thêm những con đường, những cây cầu được xây dựng. Điều này đã rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại từ đảo tới đất liền và ngược lại. Có thêm các công trình đồng nghĩa với việc có thêm các tuyến thăm quan, du lịch. Nói chung trong giai đoạn năm 1998-2003, du lịch Cát Bà bắt đầu khởi sắc. Cát Bà được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vĩ, tài nguyên thiên nhiên rừng và biển rất phong phú. Cảnh rừng xanh nhiệt đới nằm giữa một vùng trời nước với hàng trăm đảo lớn, nhỏ. Từ trung tâm vườn, du khách có thể lựa chọn một trong năm tuyến để khám phá nét đẹp của thiên nhiên, những cánh rừng với các cây cổ thụ nghìn năm tuổi, nhiều tầng, tán. Cơ sở hạ tầng tại Vườn quốc gia đã được nâng cấp. Du khách có thể nghỉ lại trong Vườn hoặc ngoài thị trấn với đầy đủ khách sạn, nhà nghỉ. Năm 2001 có 165.000 lượt khách du lịch đến với Cát Bà trong đó có 30.000 khách nước ngoài. Nếu như những năm 90 chỉ có vẻn vẹn 3 khách sạn với 60 phòng thì đến năm 2001 có hơn 40 khách sạn với gần 700 phòng nghỉ đủ điều kiện đón gần 2.000 khách một ngày. Doanh thu từ du lịch đạt 65 tỷ đồng, tăng 53,1% so với năm 2000. Sau đây là bảng khách du lịch qua các năm đến Cát Bà và doanh thu du lịch qua mấy năm gần đây. Bảng 2.1: Lượng khách du lịch đến VQG Cát Bà qua các năm Năm Khách quốc tế (lượt) Khách trong nước (lượt) Tổng khách (lượt) Doanh thu (tỷ đồng) 2005 70 000 175 000 245 000 40 2006 180 000 270 000 450 000 80 2007 224 000 505 000 729 000 100 2008 254 000 540 000 794 000 180 Nguồn: Sở du lịch Hải Phòng Nhằm khai thác tốt tiềm năng của Cát Bà để phát triển kinh tế trong đó có du lịch, đồng thời bảo tồn cân bằng sinh thái giữa con người và thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn nguồn gen, đa dạng sinh học, năm 2004 Sở Du lịch Hải Phòng đã xây dựng đề án báo cáo thành phố trình Chính phủ đề nghị UNESCO công nhận Cát Bà là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Sau đây là biểu đồ lượng khách du lịch hàng năm đến VQG Cát Bà từ năm 2005 đến nay. Hình 2.4: Lượng khách đến VQG Cát Bà hàng năm Nguồn: Tác giả xử lý Sau lễ đón bằng công nhận Cát Bà là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 4 năm 2005, du khách đến với Cát Bà tăng đột biến. Sáu tháng đầu năm 2005, khách du lịch đến Cát Bà tăng nhanh so với cùng kỳ 2004. Lượng khách đạt 245.000 lượt, tăng 94% (245.000 lượt /126.000 lượt), trong đó, khách quốc tế đạt 70.000 lượt, tăng 155,56 % (70.000 lượt /45.000 lượt), doanh thu đạt 40 tỉ đồng, tăng 166% (40 tỷ /15 tỷ). Lượt khách quốc tế tăng nhanh đã khiến cho doanh thu tăng nhanh. Du khách tăng đột biến trên quần đảo Cát Bà, nguyên nhân cơ bản do quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới và một số dự án lớn tại đây đã hoàn thành, bắt đầu khai thác và đi vào hoạt động (đường du lịch xuyên đảo Cát Bà, khách sạn Holiday View-17 tầng, khu vui chơi giải trí nghỉ dưỡng Sunrise-Cát Cò III). Khách du lịch ra đảo có thể đi bằng đường thuỷ (tàu cao tốc với thời gian 60 phút, theo lộ trình Bến Bính - Cát Bà) hoặc đường bộ (qua 2 phà biển Đình Vũ và Bến Gót). Năm 2006, Cát Bà đón được 450.000 lượt du khách tăng 37,2% so với cùng kỳ năm 2005. Trong đó có 180.000 lượt khách nước ngoài đạt 150% kế hoạch năm, tăng 52,54% so với cùng kỳ năm 2005. Doanh thu từ du lịch đạt 80 tỷ đồng, tăng 86,05 % so với cùng kỳ năm 2004 và đạt 114,29% kế hoạch năm. Để có được những kết quả đáng mừng đó là nhờ có ngành du lịch huyện đảo luôn đẩy mạnh công tác hoạt động du lịch-dịch vụ, đồng thời khuyến khích các dự án đầu tư trong và ngoài nước nhằm đưa du lịch Cát Bà nhanh chóng trở thành ngành kinh tế chính mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương, cho cộng đồng dân cư và giải quyết phần đông công ăn việc làm cho người dân trên đảo. So với năm 2005, chất lượng buồng, phòng năm 2006 được cải thiện một cách đáng kể. Các chủ nhà hàng, khách sạn đã nắm bắt được nhiều hơn nguồn lợi chính từ ngành công nghiệp không khói mang lại nên không chỉ tự chủ động mà còn chú trọng khâu đầu tư chất lượng và tiện nghi hơn. Các khách sạn ngày càng có sự đầu tư lớn về trang thiết bị, phòng buồng ngày càng nâng cấp hiện đại hơn đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách đến với Cát Bà. Một số khách sạn đã được được nâng cấp, xây dựng theo tiêu chuẩn khách sạn hiện đại. Hiện tại đã có nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao và thêm những khách sạn tiêu chuẩn từ 3 đến 4 sao hoạt động rất hiệu quả. Trong năm 2005 và 2 tháng đầu năm 2006, các hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố có nhiều khởi sắc, lượng khách đến thăm Hải Phòng tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Xác định mục tiêu phát triển du lịch Hải Phòng theo hướng du lịch sinh thái biển kết hợp với du lịch văn hóa, lễ hội, Sở Du lịch đã tham mưu với Ủy ban nhân dân thành phố tập trung chỉ đạo đầu tư, nâng cấp một số điểm du lịch văn hóa, từng bước hoàn thiện các công trình xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch tại hai trọng điểm du lịch Đồ Sơn và Cát Bà, chú trọng phát triển nguồn nhân lực du lịch, tiếp tục kêu gọi các dự án đầu tư, thường xuyên hướng dẫn, nắm bắt và kiểm tra các hoạt động du lịch, có kế hoạch điều chỉnh để phát triển du lịch phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay của thành phố. Năm 2007 khách du lịch đến Cát Bà là 729.000 lượt, trong đó khách quốc tế là 224.000 lượt. 9 tháng đầu năm 2008 khách du lịch đến Cát Bà đạt 664.000 lượt bằng 83% kế hoạch năm, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách quốc tế chiếm 31%. Năm 2008 Cát Bà đón 794 000 lượt khách với doanh thu đạt khoảng 180 tỷ đồng. Huyện Cát Hải phấn đấu đến năm 2010 và những năm tiếp theo mỗi năm sẽ đón 1 triệu khách du lịch. Bên cạnh đó, Cát Bà còn chú trọng và phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, và các loại hình du lịch khác đi vào hoạt động có hiệu quả, từng bước phát triển loại hình du lịch văn hoá, lịch sử, du lịch mạo hiểm, câu cá, du lịch cộng đồng và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án xây dựng khách sạn hiện đại. Hiện nay đã có hơn 100 nhà nghỉ, khách sạn, đáp ứng nhu cầu trên 3.000 lượt khách/ngày, trong đó có 10 khách sạn 2 sao, 11 khách sạn 1 sao, với trên 2 ngàn phòng nghỉ. Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà có thể tổ chức các loại hình hoạt động sau: Du lịch ở Vườn quốc gia Cát Bà Nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, hoạt động thể thao tại vùng đệm Tổ chức du lịch sinh thái như thăm rừng nguyên sinh, các loài động, thực vật quý hiếm, hệ thống tùng, áng, các cảnh đặc sắc tại trung tâm Vườn quốc gia Tổ chức các loại hình du lịch khoa học chuyên đề như rừng nguyên sinh, các hang động caster, hệ sinh thái nhiệt đới tiêu biểu… Thám hiểm hang động Du lịch mạo hiểm: leo núi, lướt ván, lặn biển… Chiêm ngưỡng cảnh quan đặc thù, các tùng, áng… Du lịch ngầm và quay phim, chụp ảnh dưới nước Tắm biển ở các bãi cát nhỏ, đẹp Tổ chức các tổ dịch vụ khoa học - kỹ thuật quay phim, chụp ảnh chim, thú quý, sinh cảnh đặc sắc, xây dựng các bộ phim khoa học về loài động vật quý Nuôi trồng thuỷ sản với quy mô, vị trí phù hợp tại vùng chuyển tiếp để khách du lịch tham quan, đồng thời cung cấp thực phẩm tại chỗ và xuất khẩu Dịch vụ hậu cần nghề cá, giao thông vận tải Tiểu kết chương II Như vậy trong chương II đã trình bày những đặc điểm chung của VQG Cát Bà, thực trạng du lịch, những hoạt động bảo tồn cũng như giáo dục môi trường tại vườn. Qua đó, ta có một cái nhìn tổng quan về VQG và các giá trị của nó đặc biệt là giá trị cảnh quan (giá trị giải trí). Trong chương này đề tài cũng đã có những tiểu kết và phân tích về lượng khách du lịch và quốc tế đến VQG Cát Bà qua các năm từ năm 2005 đến năm 2008 và lượng khách những tháng đầu năm 2009. Việc phân tích tiềm năng du lịch, lượng khách du lịch cũng như hệ thống cơ sở vật chất phục vụ DLST tại vườn là cơ sở cho việc xác định hàm cầu du lịch và tính toán giá trị giải trí của vườn. Tuy nhiên hạn chế trong đề tài là việc điều tra lượng khách theo mẫu ít hơn nhiều so với tổng lượng khách hàng năm đến VQG Cát Bà. Do vậy đề tài cũng xin đề xuất rằng VQG nên lưu lại những thông tin cá nhân của du khách để có đánh giá xác thực hơn về tiềm năng nguồn khách du lịch cũng như đảm bảo các dịch vụ phù hợp và phục vụ tốt hơn cho hoạt động nghiên cứu Chương tiếp theo là những ứng dụng phương pháp TCM như đã đề cập ở trên để lượng giá giá trị cảnh quan VQG Cát Bà. Chương III. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU LỊCH ĐỂ XÁC ĐỊNH CẢNH QUAN TẠI VQG CÁT BÀ – HẢI PHÒNG 3.1. Sử dụng ZTCM để xác định giá trị cảnh quan cho VQG Cát Bà Cả hai cách tiếp cận ZTCM và ITCM đều có những hạn chế riêng của nó nhưng ZTCM vẫn được ưu tiên và coi là khả thi trong trường hợp này là bởi những lý do sau: Theo bảng phỏng vấn khách du lịch thì khách du lịch đến VQG Cát Bà chủ yếu là lần đầu tiên hoặc lần thứ hai. Vườn quốc gia Cát Bà cách trung tâm thành phố Hải Phòng 60km. Điều kiện đường xá, tàu phà rất khó khăn cho việc khách du lịch có thể lui tới thường xuyên, ngay cả những người dân sống ở quanh đây. Hơn nữa đi du lịch thường xuyên không phải là thói quen của người Việt Nam, thông thường họ chỉ đi 1 đến 2 lần trong năm, do điều kiện sống và mức thu nhập còn thấp. Do số lần khách đến vườn quốc gia là ít nên ITCM không phù hợp trong đề tài này. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong việc lượng giá giá trị cảnh quan, đơn giản và ít tốn kém. Do những nguyên nhân trên nên trong đề tài này tôi sử dụng phương pháp ZTCM để lượng giá giá trị cảnh quan VQG Cát Bà. 3.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin Việc thu thập và xử lý thông tin cho đề tài được tiến hành vào tháng 3 năm 2009 bao gồm thu thập cả thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. Đối với thông tin sơ cấp Thông tin sơ cấp được thu thập bằng cách thiết kế bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp khách du lịch đến VQG Cát Bà trong khoảng thời gian tháng 3 năm 2009. 3.2.1. Thiết kế bảng hỏi TCM sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin về chi phí du lịch của khách. Bảng hỏi được thiết kế gồm 3 phần như sau: Phần 1.Thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội của du khách Trong bảng hỏi cần có những thông tin về cá nhân của du khách như: giới tuổi, thu nhập, học vấn. Những thông tin này không chỉ hữu ích trong việc nắm bắt tâm lý của khách mà còn giúp cho việc xây dựng đường cầu du lịch và các yếu tố ảnh hưởng tới nó. Phần 2. Thông tin về sở thích du lịch của khách đến VQG Cát Bà Bảng hỏi được thiết kế nhằm hỏi khách du lịch về sở thích của họ đến VQG Cát Bà là đi dạo, ngắm cảnh, khám phá thiên nhiên và thưởng thức khí hậu trong lành. Bên cạnh đó là những câu hỏi về đánh giá của du khách về chất lượng vườn và những điểm làm du khách chưa hài lòng. Điều này sẽ là cơ sở để các nhà quản lý VQG Cát Bà cố gắng thoả mãn những nhu cầu của khách và đưa ra những biện pháp hiệu quả để cải thiện chất lượng môi trường nơi đây. Những thông tin về các điểm đến khác của du khách sẽ được sử dụng tính toán và phân bổ chi phí du lịch một cách chính xác hơn. Phần 3. Chi phí cho chuyến du lịch của du khách đến VQG Cát Bà Các câu hỏi về chi phí cho chuyến đi của du khách trong đến VQG Cát Bà, trong đó bao gồm các câu hỏi về chi phí mà khách phải trả trong VQG Cát Bà, câu hỏi về phương tiện tới vườn và mục đích tới vườn của du khách. Trong đó cần phải quan tâm tới câu hỏi về phương tiện tới VQG Cát Bà của khách để ước lượng ra chi phí đi lại và chi phí thời gian (chi phí cơ hội) tới vườn. Ngoài ra câu hỏi về mục đích đến VQG cũng cần thiết bởi nếu chúng ta không chú ý đến giá trị của thời gian thì rất khó có thể tính toán được chính xác chi phí du lịch 3.2.2. Tiến hành điều tra lấy mẫu Để đảm bảo được độ tin cậy của thông tin thu thập, dung lượng mẫu điều tra phải đủ lớn. Dung lượng mẫu điều tra được xác định như sau: Với số lượng tổng thể là lượng khách tới VQG Cát Bà, năm 2008 là 794 000 lượt khách, cùng với độ sai số là ε = 5% và độ tin cậy α = 90% thì lượng mẫu điều tra cần có là… Song do điều kiện thời gian gấp rút, khó kkhăn về mặt chi phí, và do tháng 3 chưa phải là mùa du lịch nên lượng khách đến đây còn tương đối ít nên mới chỉ điều tra được 322 phiếu Việc đưa khách nước ngoài vào mô hình tính toán là khá phức tạp trong việc tính tỷ lệ số khách đến trên 1000 dân, hơn nữa khách nước ngoài đi du lịch họ không chỉ đến một điểm mà còn đi nhiều điểm khác nữa, bởi vậy việc phân bổ chi phí du lịch của họ là khá khó khăn. Do đó trong đề tài này không phỏng vấn khách nước ngoài, và chỉ có khách nội địa được đưa vào mô hình. Trong quá trình phỏng vấn khách tại Cát Bà, ngoài việc phỏng vấn khách trực tiếp tại vườn còn hình thức phỏng vấn phát phiếu cho khách tại các nhà nghỉ và thu lại sau đó. Bên cạnh đó còn hỏi những người quen mới đi Cát Bà về vào khoảng tháng 2 trong năm. Tổng số phiếu phỏng vấn được phát tại Cát Bà là 369 phiếu, thu lại được 347 phiếu, trong đó có 17 phiếu là một nhóm học sinh cấp 3 nhỏ hơn 18 tuổi trả lời, và 8 phiếu điền thông tin chưa đầy đủ. Những phiếu này chỉ mang tính chất tham khảo chứ không có ý nghĩa trong việc đưa vào mô hình phân tích. Tổng mẫu dùng là 322 phiếu phỏng vấn khách nội địa. 3.2.3. Xử lý số liệu Sau khi chọn ra được mẫu, các số liệu được tổng hợp, phân loại, và phân tích trên phần mềm Excel. Những số liệu này được xử lý bằng các hàm đơn giản như max, min, average…và được xử lý bằng công cụ Data Analysis của Excel để phục vụ cho việc xác định hàm cầu ở VQG Cát Bà. Đối với thông tin thứ cấp Những thông tin chung như dân số, thu nhập…được cung cấp bởi tổng cục thống kê tại trang web http:// www.gso.gov.vn. Thông tin về lượng khách du lịch hàng năm đến VQG Cát Bà được cung cấp bởi Sở du lịch Hải Phòng tại trang web http:// www.haiphongtourism.gov.vn Thông tin về hoạt động của du khách và chi phí ăn ở của du khách được cung cấp bởi một

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111409.doc
Tài liệu liên quan