Đề tài Áp dụng phương pháp sơ đồ mạng lưới trong quy trình xuất hàng tại kho B1 Công ty xăng dầu Phú Thọ

Chương I: Sự cần thiết phải nghiên cứu áp dụng phương pháp sơ đồ mạng lưới trong quản trị kho tàng 3

I. Bản chất của sơ đồ mạng lưới (PERT) 3

II. Phương pháp xây dựng sơ đồ mạng lưới 4

1. Cơ sở lý thuyết đồ thị 4

1.1. Đồ thị có hướng 4

1.2. Đường đi 4

1.3. Dây chuyền 5

1.4. Đồ thị liên thông 5

1.5. Đồ thị phản xứng 5

1.6. Khuyên 5

1.7. Đơn đồ thị 5

1.8. Mạng 5

2. Các quy tắc xây dựng sơ đồ mạng lưới 6

3. Quy tắc đánh số thứ tự cho các điểm (các sự kiện) 7

III. Phân tích sơ đồ mạng lưới theo chỉ tiêu thời gian 7

1. Các chỉ tiêu thời gian đối với các sự kiện 7

1.1. Thời gian sớm nhất hoàn thành sự kiện 7

1.2. Thời gian muộn nhất hoàn thành sự kiện 8

1.3. Thời gian dự trữ của sự kiện 8

1.4. Ghi các chỉ tiêu thời gian của các sự kiện trên sơ đồ mạng lưới 8

1.5. Đường găng và ý nghĩa của đường găng 9

2. Các chỉ tiêu thời gian đối với các công việc 10

2.1. Thời gian dự trữ đầy đủ của các công việc 10

2.2. Thời gian dự trữ riêng của các công việc không găng 10

IV. Hệ số căng và hệ số rỗi công việc 11

1. Hệ số căng của công việc 11

2. Hệ số rỗi của công việc 12

V. Mối quan hệ giữa thời gian và giá thành trong sơ đồ mạng 12

1. Giới thiệu chung 12

2. Thời gian và giá thành 14

2.1. Hệ số giá thành 15

 

doc95 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng phương pháp sơ đồ mạng lưới trong quy trình xuất hàng tại kho B1 Công ty xăng dầu Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh luôn có hiệu quả. 3. Hệ thống tổ chức bộ máy của Công ty Xăng dầu Phú Thọ Ban giám đốc: + Giám đốc là người chịu trách nhiệm chủ đạo điều hành mọi hoạt động của Công ty, theo chế độ giám đốc là người đại diện cho mọi trách nhiệm, quyền lực của Công ty trước pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước. + Phó giám đốc (1): Giúp việc trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính, chịu trách nhiệm giúp giám đốc trong công tác chỉ đạo kinh doanh, công tác tin học, công tác tài chính kế toán, đôn đốc việc thực hiện các chế độ kiểm tra, các nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, các chế độ báo cáo theo pháp lệnh kế toán thống kê. + Phó giám đốc (2): Giúp giám đốc trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ quản lý xăng dầu, trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong công tác bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh theo mục tiêu hiện đại hoá. + Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực quản lý lao động tiền lương, công tác tiếp nhận, điều động lao động hợp lý, xây dựng các kế hoạch tiền lương, thưởng, kế hoạch đào tạo công tác cán bộ, bảo vệ văn phòng, công tác thi đua, công tác quản trị hành chính và các chế độ, chính sách đối với người lao động. + Phòng quản lý kỹ thuật: Chịu trách nhiệm chỉ đạo và quản lý công tác kỹ thuật ngành hàng, công tác an toàn lao động, an toàn phòng cháy chữa cháy, đảm bảo cơ sở vật chất cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, các chương trình đầu tư nâng cấp theo mục tiêu hiện đại hoá ngành hàng. + Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm tham mưu, chỉ đạo và trực tiếp điều hành các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, giao dịch, xúc tiến tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, tổ chức ký kết và theo dõi các hợp đồng mua bán, tổ chức theo dõi tình hình kinh doanh, công tác tin học, công tác điều động vận tải và thực hiện các chế độ báo cáo thống kê theo pháp lệnh. + Phòng kế toán tài chính: chịu trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo trong lĩnh vực kế toán tài chính doanh nghiệp, trực tiếp chỉ đạo và quản lý các loại tài sản, quỹ, vốn, nguồn vốn trong doanh nghiệp, trực tiếp chỉ đạo cơ sở và tổ chức mở hệ thống sổ sách báo cáo nghiệp vụ đúng với pháp lệnh kế toán, đôn đốc thu hồi công nợ và thu nộp ngân sách đầy đủ, xây dựng chương trình tiết kiệm và quản lý công tác tài chính có hiệu qủa. Ngoài bốn phòng nghiệp vụ trên đây còn có các kho, trạm, hệ thống các cửa hàng là các cơ sở trực thuộc, nơi trực tiếp thực hiện các công tác như: tiếp nhận, bảo quản, dự trữ và xuất bán theo nhiệm vụ chức năng trên địa bàn, địa phận hoạt động của Công ty. Hình1.9. Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty xăng dầu Phú Thọ Giám đốc Công ty Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kinh doanh Phòng Kinh doanh Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Tài chính Kế toán Phòng Quản lý Kỹ thuật Hệ thống cửa hàng chuyên doanh gas, dầu mỡ nhờn Tổng kho xăng dầu Phủ Đức 4 đội sản xuất Kho Cảng Bến Gót,2 đội sản xuất Trạm vận tải xăng dầu,2 đội xe Hệ thống 25 cửa hàng bán lẻ Quan hệ trực tuyến Chú thích: Quan hệ chức năng Mô hình tổ chức của Công ty là mô hình trực tuyến - chức năng. Với mô hình tổ chức này, trong điều kiện hiện nay đã tạm thời đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo sản xuất kinh doanh của giám đốc Công ty đến các đơn vị trực tiếp, có sự tham mưu của các phòng ban chức năng. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Công ty xăng dầu Phú Thọ từng bước trưởng thành, khẳng định mình trong cơ chế quản lý kinh tế mới. Quy mô bộ máy tổ chức của Công ty ngày càng gọn nhẹ, hoạt động đồng bộ, có hiệu quả, tạm thời đáp ứng được tình hình. Những kết quả của Công ty đã đóng góp đáng kể vào hoạt động của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam. Trong quá trình hơn 45 năm xây dựng và phát triển, Công ty xăng dầu Phú Thọ đã 3 lần được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng III (năm 1968, 1969, 1985); 1 Huân chương lao động hạng II (năm 1995); 01 huân chương Lao động hạng nhất ( năm 2000 ); Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống mỹ (Năm 2002); 23 bằng khen của Chính phủ, Bộ vật tư, Bộ quốc phòng, Bộ thương mại, UBND Tỉnh và nhiều cờ thi đua của các cấp. II. Đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty trong thời gian qua Để hiểu rõ về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xăng dầu Phú thọ ta đi sâu vào phân tích những kết quả mà công ty đạt đựoc trong những năm gần đây thông qua bảng sau: Bảng 1.10: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh TT Chỉ tiêu ĐVT Kết quả hoạt động Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 S/lượng x/bán T.M3 67.799 72.544 76.271 115.000 2 Doanh thu 1000đ 198.769.564 207.330.752 248.537.282 259.100.000 3 Lợi nhuận 1000đ 1.159.880 1.199.407 1.437.786 1.798.000 4 Nộp ngân sách 1000đ 1.986.717 2.176.594 2.619.185 2.920.000 5 Th/nhập BQ đ/N/tháng 915.000 1.149.000 1.225.000 1.400.000 (Báo cáo quyết toán - Phòng kế toán Công ty xăng dầu Phú thọ) Bảng 1.11: Kế hoạch chi tiết năm 2003 STT Chỉ tiêu Kế hoạch năm 2003 1 Sản lượng bán ra : 125.000 T/m3 + Xăng ô tô 28 200 T/m3 + Điêzel 30 000 T/m3 + Dầu hoả 3 600 T/m3 + Gas 4 415 Tấn + Dầu mỡ nhờn 485 Tấn 2 - Doanh thu 298.677 triệu đồng 3 - Nộp ngân sách 3.520 triệu đồng 4 - Lợi nhuận 1.987 triệu đồng 5 - Thu nhập bình quân 1.5 triệu đồng/người Mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, song Công ty vẫn hoàn thành kế hoạch được giao, đặc biệt là thực hiện được các mục tiêu của Công ty đã đề ra như lợi nhuận, doanh thu, nộp ngân sách. Qua bảng (1.10) ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty rất tốt, doanh thu của công ty năm 2000 đã tăng 4,3% so với năm 1999, năm 2001 tăng 19,87% so với năm 2000 và tiếp tục tăng trong năm 2002, dự kiến năm 2003 sẽ tăng 15,27% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù giá dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp ở mức cao do khối OPEC cắt giảm sản lượng dầu khai thác, sự mất ổn định ở khu vực Trung đông, làm cho sản lượng xuất bán của Tổng công ty giảm đáng kể. Tuy nhiên sản lượng xuất bán của Công ty xăng dầu Phú Thọ vẫn tăng lên một cách đáng kể, cụ thể nếu như trong những năm 1999, 2000, 2001 sản lượng xuất bán tăng một cách đều đặn (6,9% năm 2000, 5,1% năm 2001) thì tới năm 2002 sản lượng này đã tăng vọt lên 50,8% so với cùng kỳ năm 2001. Dự kiến năm 2003 sản lượng này sẽ tăng thêm 10.000 T/m3, trong đó Dầu Mazút và Diesel là hai mặt hàng có sản lượng tăng đáng kể. Vào thời điểm cuối năm 2002 và đầu năm 2003 Tổng công ty xăng dầu liên tục kinh doanh ở trạng thái bất thường lợi nhuận định mức của Công ty xăng dầu Phú Thọ không còn thậm chí còn lỗ. So với năm 2000 nộp ngân sách tăng 20,33% (năm 2001), nhưng tỷ lệ này đến năm 2002 là 24,96% và dự kiến năm 2003 tỷ lệ này sẽ còn cao hơn. Đời sống vật chất của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng được nâng cao thể hiện qua chỉ tiêu thu nhập bình quân tăng 6,61% (năm2001) so với năm 2000, 10,21% năm 2002 và dự kiến chỉ tiêu này sẽ cao hơn trong năm 2003 (khoảng 1,5 triệu đồng /người). Có được kết quả trên là do công ty xăng dầu Phú Thọ là một trong những đơn vị hoàn thành cơ bản kế hoạch do Tổng công ty giao cho đồng thời cũng là một đầu mối cung cấp nguồn hàng chủ yếu cho các tỉnh phía Bắc. Năm 2003 Công ty kinh doanh cũng có hiệu quả, đảm bảo vốn kinh doanh cho doanh nghiệp, nhưng do biến động giá cả trên thị trường thế giới nên tổng doanh thu của công ty 3 tháng đầu năm 2003 đạt 67.151.968 nghìn VNĐ tăng 5,11% (Theo báo cáo quyết toán - Phòng kinh doanh ) so với cùng kỳ năm ngoái. Thông qua bảng số liệu thực tiễn kinh doanh của Công ty cho thấy, để đạt được kết quả như vậy là do hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đi vào ổn đinh trong cơ chế thị trường, mặc dù có nhiều sự biến động trên thị trường và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Song công ty vẫn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh, tạo được niềm tin đối với khách hàng, giữ vững sự ổn định và phát triển. III. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật gắn liền với quy trình xuất hàng tại kho B1 Công ty xăng dầu Phú Thọ Sau gần nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, hiện nay Công ty xăng dầu Phú thọ đã có 25 cửa hàng xăng dầu phủ kín các huyện thị trên địa bàn tỉnh và 3 kho lớn là kho xăng dầu Phủ Đức (kho B1 ) kho Bến Gót (kho FO) và kho khí hoá lỏng LPG. Kho xăng dầu Phủ Đức nằm trên địa bàn Phường Vân Cơ - Việt trì - Phú Thọ. Kể từ ngày đưa vào sử dụng đến nay, kho Phủ Đức luôn giữ một vị trí quan trọng đối với Công ty xăng dầu Phú Thọ vì kho có sức chứa lớn, đường xá giao thông thuận tiện trong quá trình xuất hàng và nhập hàng. Kho xăng dầu Phủ Đức thuộc kho nhóm 3, là kho có sức chứa lớn nhất của Công ty xăng dầu Phú Thọ hiện nay. Ngoài cung cấp phân phối các sản phẩm dầu mỏ để phục vụ nhu cầu sản xuất, quốc phòng và tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh. Kho xăng dầu Phủ Đức còn là trạm luân chuyển các sản phẩm dầu mỏ cho các tỉnh vùng cao thuộc tuyến sau như Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai...do đó khối lượng luân chuyển hàng hoá qua kho là rất lớn. Hiện nay trung bình mỗi tháng lượng sản phẩm dầu mỏ luân chuyển qua kho vào khoảng 7000 m3. Trong tương lai gần lượng hàng hoá luân chuyển qua kho sẽ tăng lên rất nhiều. Ngoài những chức năng trên kho xăng dầu Phủ Đức còn là kho dự trữ dầu Diezen cho quốc gia với khối lượng khoảng 3000 m3. Từ những chức năng nêu ở trên ta thấy kho xăng dầu Phủ Đức là một kho rất quan trọng đối với công ty xăng dầu Phú Thọ, ngoài ra nó còn mang ý nghĩa chiến lược của Quốc gia. Để thực hiện được những chức năng và nhiệm vụ đó kho phải có một cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy những đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật trong kho xăng dầu Phủ Đức đóng một vai trò rất quan trọng trong quy trình xuất hàng cũng như trong dự trữ Quốc gia. 1. Sự hình thành và phát triển của kho xăng dầu Phủ Đức Kho xăng dầu Phủ Đức bắt đầu được khởi công xây dựng vào năm 1978, năm 1979 xảy ra chiến tranh biên giới phía bắc nên công trình xây dựng kho tạm bị dừng lại. Mãi tới năm 1987 công trình xây dựng kho mới lại được tiếp tục thi công trở lại. Đến tháng 10 năm 1989 công trình xây dựng kho đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Theo thiết kế ban đầu diện tích mặt bằng của kho là 45157 m2, với sức chứa 7300 m3. Nguồn hàng được nhập vào kho theo hai đường chính là đường sắt và đường sông. Theo đường sắt, tuyến đường sắt được nối từ ga Phủ Đức vào trong kho để tầu hàng vào nhập. Theo đường sông, xây dựng tuyến ống từ cảng sông vào trong kho để nhập hàng từ Tầu thuỷ. Nhưng do chiến tranh công trình đang xây dựng bị gián đoạn, vốn đầu tư lớn mà nhu cầu sử dụng xăng dầu lúc đó lại thấp, cùng với khó khăn của đất nước sau chiến tranh, nên dự án xây hai tuyến đường này cũng như một số hạng mục phụ trợ khác trong kho đều không thực hiện được. Hàng hoá nhập vào kho chủ yếu bằng hai phương thức, đường bộ (ô tô citéc) và đường sắt (bằng P toa giải phóng tại ga Phủ Đức). Trước sự thay đổi to lớn của nền kinh tế, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, việc cung ứng xăng dầu cũng đã có những thay đổi đáng kể. Với cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu còn khá khiêm tốn, kho xăng dầu Phủ Đức đã được nhiều lần nâng cấp cải tạo nhằm nâng cao hiệu quả trong khai thác và sử dụng. - Tháo bỏ dãy bể 10 bể 10 m3 thay vào đó dãy bể 20 bể 25 m3 để chứa dầu hoả. - Để dễ quản lý, phát hiện khi bị dò rỉ hàng hoá năm 1997 chuyển đường ống công nghệ từ đi chìm sang đi nổi. - Để giải phóng nhanh mặt bằng cho ô tô citéc khi lấy hàng năm 2000 lắp đặt hệ thống tự động thu nhận số liệu nhiệt độ và lưu lượng. - Để tránh hao hụt năm 2002 lắp mái phao cho 2 bể chứa xăng. - Năm 2002 tách công nghệ 2 bể chứa xăng để chứa 2 loại xăng độc lập. Từ khi đưa kho Phủ Đức vào hoạt động, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, nhu cầu sử dụng xăng dầu tăng lên cộng với sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học kỹ thuật. Do đó để đáp ứng được nhu cầu của xã hội nên công nghệ trong kho Phủ Đức đã có sự thay đổi. 2. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật trong kho Phủ Đức 2.1. Các mặt hàng chứa trong kho Phủ Đức Các mặt hàng chủ yếu chứa trong kho Phủ Đức bao gồm : - Xăng Mogas 90 - Xăng Mogas 92 - Dầu Diesel - Dầu hoả - Dầu nhờn - Mỡ Diện tích mặt bằng của kho là 45.157 m2, với sức chứa tối đa 7.300 m3 dầu sáng. Trong đó có 4 bể trụ đứng 1.000 m3 và 2 bể trụ 400 m3 chứa dầu Diesel, 1 bể trụ đứng 1.000 m3 chứa xăng Mogas 90, 1 bể trụ đứng 1.000 m3 chứa xăng Mogas 92, 20 bể trụ nằm ngang 25 m3 chứa dầu hoả, 4 bể trụ nằm ngang 25 m3 dùng để tách nước và chứa các loại sản phẩm dầu sáng khi bơm hàng. Ngoài ra trong kho còn có một nhà kho chứa dầu nhờn và mỡ với diện tích 601 m2, một bể trụ đứng 400 m3 dùng để chứa nước cứu hoả và nước sinh hoạt. 2.2. Sơ đồ công nghệ xuất, nhập trong kho Phủ Đức Đường ống công nghệ từ ga Phủ Đức vào kho chỉ có một đường ống và được dùng chung để bơm các loại hàng. Trước khi bơm hàng vào khu bể chính phải bơm vào các bể tách nước để tách nước lẫn do quá trình lót nước trong ống tạo ra, tùy theo từng loại hàng mà đẩy vào các bể chứa được quy định để tách nước. Sau khi tách hết nước, van chặn tuyến tương ứng được mở, đẩy hàng vào các khu bể chính. Sau khi bơm xong một loại hàng, muốn bơm loại hàng khác phải đóng van chặn tuyến rồi bơm nước vào đường ống để đẩy hết số hàng còn lại vào bể tách nước. ở dãy bể tách nước người công nhân vận hành quan sát khi thấy trong hàng không còn hiện tượng lẫn nước thì mở van chặn tuyến để tách nước. Cứ thế tiếp tục khi ta bơm loại hàng khác vào, ở khu bể tách nước quan sát thấy trong nước có lẫn hàng ta lại đổi van chuyển sang bể tách nước chứa loại hàng đó. Khi quan sát thấy trong hàng hết lẫn nước ta chuyển van công nghệ để đẩy hàng vào bể chứa. 2.2.1. Công nghệ nhập, xuất dầu Diesel Công nghệ nhập, xuất dầu Diesel là công nghệ đôi. Có hai đường ống công nghệ, một đường ống nhập hàng và một đường ống xuất hàng riêng biệt. Hai đường ống này đi song song nhau qua các bể chứa dầu Diesel. Vì có 6 bể chứa Diesel, công nghệ nhập xuất là công nghệ đôi nên khi ta nhập hàng vào đồng thời ta cũng xuất hàng ra song song mà không ảnh hưởng đến nhau (nhập hàng vào 1 bể và xuất hàng ra ở bể khác). Nếu khi phát hiện có nước lẫn trong đường ống nhập, xuất thì ta có thể bơm để đẩy hết nước ra khỏi đường ống dồn vào 1 trong 6 bể để tách nước. Khi xảy ra sự cố ở 1 bể chứa (ví dụ thủng bể) ta có thể bơm chuyển loại hàng đó sang chứa ở bể khác. 2.2.2. Công nghệ nhập, xuất dầu hoả Công nghệ nhập, xuất dầu hoả là công nghệ đôi. Hai đường ống công nghệ nhập, xuất đi song song nhau và có các đường ống con rẽ nhánh đi vào các dãy bể chứa dầu hoả (có 3 dãy dầu hoả 20 bể). Công nghệ nhập, xuất dầu hoả tương tự công nghệ nhập, xuất dầu Diesel nên khi nhập hàng vào đồng thời ta cũng xuất hàng ra song song mà không ảnh hưởng đến nhau. 2.2.3. Công nghệ nhập, xuất xăng (Mogas 90, Mogas 92) Công nghệ nhập, xuất hai loại xăng là công nghệ đơn và mỗi loại xăng chỉ có 1 bể chứa. Trong khi đang nhập hàng nếu muốn xuất hàng ta phải chờ khi nào đã tách hết nước ở khu bể tách, và bơm trực tiếp hàng từ đường ống đang nhập hàng vào để xuất. Khi trong đường ống nhập và xuất bị lẫn nước, bể chứa gặp sự cố ta rất khó xử lý (không xử lý được như ở công nghệ đôi). 2.2.4. Công nghệ tách nước Khu bể tách nước gồm 4 bể để chứa 4 loại hàng. Các loại hàng lẫn nước được đưa vào trong bể để tách nước. Mỗi loại hàng sau khi tách xong nước được bơm đẩy qua đường ống công nghệ nhập hàng của loại hàng đó để vào bể chứa. 2.3. Công nghệ và cơ sở vật chất sử dụng trong kho 2.3.1. Đường ống và các van công nghệ 2.3.1.1. Đường ống công nghệ Trong kho Phủ Đức sử dụng hai loại đường ống chính với kích thước là f 108 và f 159. Chúng được nối với nhau bằng các mối hàn hoặc các bích. Các đường ống được đặt nổi cách mặt đất từ 30 á 40 cm và được sơn các màu đặc trưng khác nhau để phân biệt, chẳng hạn màu xanh lá cây chỉ xăng Mogas 92, màu đen chỉ xăng Mogas 90, màu xanh đậm chỉ dầu Diesel, màu trắng chỉ dầu hoả. 2.3.1.2. Van Trong kho Phủ Đức sử dụng 5 loại van chính: Van chặn quay tay, van một chiều, van xả khí tự động, van an toàn và van mở đóng nhanh. - Van chặn quay tay có tác dụng để đóng mở các bể, chặn các tuyến đường ống, chuyển đổi giữa các tuyến đường ống khi nhập hàng cũng như khi xuất hàng. - Van một chiều có tác dụng cho dòng chảy đi qua theo một chiều, tránh sự dội lại của dòng chất lỏng khi ta dừng đóng hàng, chúng được lắp ở sau đồng hồ lưu lượng tại giàn xuất và trên đường ống đẩy phía trước bơm. - Van xả khí tự động có tác dụng xả khí trong đường ống nhằm tránh bị "e" khi bơm và tránh sai số cho đồng hồ lưu lượng khi xuất hàng. Chúng được lắp ở trước bơm và trước đồng hồ lưu lượng. - Van an toàn (van hồi lưu) tự mở cho chất lỏng thông từ đường đẩy sang đường hút khi áp lực trong đường ống tăng lên tới một mức độ giới hạn. Chúng có tác dụng tránh sự tăng áp suất trong đường ống, làm hỏng bơm khi ta khởi động bơm mà chưa mở van mở đóng nhanh. Các van an toàn được lắp nối giữa đường ống hút và đường ống đẩy của bơm. - Van mở đóng nhanh có tác dụng đóng mở khi cấp hàng và chúng được lắp ngay trên họng xuất (cần xuất). Có thể thấy rằng hệ thống đường ống và các van công nghệ tại kho B1 đã ảnh hưởng không nhỏ đến quy trình xuất hàng trên cơ sở áp dụng sơ đồ mạng lưới. Điều này càng được thể hiện rõ nét khi tiến hành các công việc như thiết kế đường ống dẫn dầu, dọn mặt bằng để đặt đường ống, lắp ráp đường ống dẫn. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng góp phần làm giảm thời gian cũng như chi phí khi tiến hành quy trình xuất hàng trên cơ sở áp dụng phương pháp sơ đồ mạng lưới. 2.3.2. Các bể chứa 2.3.2.1. Khu bể chứa Diezen Các bể chứa dầu Diesel gồm có 6 bể, chúng đều là bể trụ đứng ( 4 bể 1000 m3 đường kính 12,3 m, chiều cao 9,4 m và 2 bể 400 m3 đường kính 8,5 m, chiều cao 7,8 m ) được đặt trên nền móng bê tông. Các bể trụ đứng này đều được lắp van hô hấp loại K-2-150 ( Liên Xô cũ) trên đỉnh bể với áp xuất làm việc như sau: - P(+) = 200 mm cột nước ( 0,02 kg/cm2 ) - P(-) = - 25 mm cột nước ( - 0,0025 kg/cm2 ) Các van hô hấp này có tác dụng điều chỉnh áp suất trong bể, tránh trường hợp áp suất trong bể tăng cao quá khi trời nắng nhiệt độ tăng, cũng như khi nhập hàng (van sẽ mở đẩy khí trong bể ra ngoài). Và áp suất trong bể giảm nhiều quá khi nhiệt độ giảm đột ngột, cũng như khi xuất hàng (van sẽ mở hút khí ở ngoài vào). Ngoài ra các bể còn có các hệ thống sau: - Nắp bể. - Lỗ lấy mẫu và đo lượng hàng trong bể (1 lỗ). - Hệ thống chống sét. - Hệ thống báo đầy khi nhập hàng (báo chuông ở phòng bảo vệ). - Hệ thống phun bọt và nước dùng để cứu hoả. - Hệ thống thông áp giữa bể và đường ống (có tác dụng thông áp suất giữa đường ống với bể tránh trường hợp phá hỏng các roăng khi nhiệt độ thay đổi mà các van trên đường ống đều đóng). ở dưới gần đáy bể có hệ thống công nghệ nối vào thân bể để nhập hàng và xuất hàng, ống xả nước, lỗ chui vào để sửa chữa và vệ sinh bể. Các bể này đều được sơn màu nhũ trắng, với mục đích phản xạ ánh nắng mặt trời để lượng nhiệt hấp thụ vào trong bể là nhỏ nhất. Trên thân các bể này đều được đánh số thứ tự để dễ quản lý. 2.3.2.2. Khu bể chứa xăng Bể chứa hai loại xăng gồm 2 bể trụ đứng loại 1000 m3 chúng có cấu tạo và lắp đặt hoàn toàn giống bể trụ chứa Diesel. Chúng chỉ khác bể chứa Diesel ở chỗ hai bể trụ này được nắp thêm mái phao ở bên trong bể (vì xăng có nhiệt độ bay hơi thấp). Hai mái phao này được đặt nằm trên bề mặt chất lỏng và tiếp xúc kín với thành bể, mái phao lên xuống theo chiều cao xăng chứa trong bể vì vậy giảm được tối đa lượng xăng hao hụt. 2.3.2.3. Dãy bể chứa dầu hoả Dãy bể chứa dầu hoả gồm 20 bể loại 25 m3 (đường kính khoảng 2400 mm, chiều dài 5300 mm) được đặt nằm ngang trên bệ bê tông, trong đó có cả bể đầu phẳng và bể đầu lồi. Phía trên đường sinh cao nhất của bể có 1 nắp mở, 1 lỗ lấy mẫu, 1 lỗ đo hàng, 1 ống thông hơi (có tác dụng cân bằng áp suất). Phía dưới gần bệ bê tông đầu bể có 1 đường ống công nghệ nhập hàng và xuất hàng, 1 van xả nước. Các bể này đều được sơn màu trắng và đánh số trên thân bể. 2.3.2.4. Dãy bể tách nước Dãy bể tách nước gồm 4 bể về cấu tạo và lắp đặt hoàn toàn giống dãy bể chứa dầu hoả. 2.3.2.5. Bể chứa nước cứu hoả và sinh hoạt Bể chứa nước cứu hoả và sinh hoạt là bể trụ đứng với dung tích 400 m3 về cấu tạo và xây dựng hoàn toàn giống bể 400 m3 chứa Diesel. Chỉ khác là có một hệ thống lấy nước ra hai máy bơm và lấy nước ra xe cứu hoả. Ngoài ra trên đỉnh bể không có van hô hấp, lỗ lấy mẫu và đo hàng, hệ thống báo tràn, dưới chân bể không có van xả nước. Nói chung hệ thống bể chứa hàng hoá tại kho B1 của Công ty được xây dựng trên cơ sở công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn Quốc gia về bảo quản và dự trữ hàng hoá cũng như an toàn cháy nổ. Đặc trưng này đã tạo một lợi thế quan trọng trong việc duy trì liên tục lượng hàng hoá trong kho, từ đó đảm bảo cho quy trình xuất hàng được tiến hành một cách liên tục, tối ưu được sơ đồ mạng theo chỉ tiêu chi phí cũng như về mặt thời gian. Tuy nhiên khi mà lượng hàng được nhập vào càng nhiều và nhu cầu tiêu dùng của thị trường càng cao thì việc nâng cấp bố trí lại quy mô cũng như trữ lượng thực tế của hệ thống các bể này là một điều cần thiết để đảm bảo một cách tối ưu nhất khi áp dụng phương pháp sơ đồ mạng trong quy trình xuất hàng. 2.3.3. Hệ thống bơm 2.3.3.1. Bơm cấp hàng Hệ thống 4 máy bơm cấp hàng cho 4 họng tại kho Phủ Đức hiện nay đang dùng là bơm ly tâm, nhãn hiệu BOMBAS ITUR do Tây Ban Nha sản xuất (mã hiệu NM-65/200B) với các thông số kỹ thuật như sau: - Động cơ chạy điện ba pha 380 V. - Lưu lượng 80 m3/h. - Chiều cao đẩy 50 m. Ngoài ra trên ống hút trước bơm và ống đẩy sau bơm còn lắp đồng hồ áp suất, bộ lọc chữ Y trên ống hút, van an toàn giữa ống hút và ống đẩy. Hệ thống 4 bơm này được đặt trên bệ bê tông. Chúng đáp ứng đủ các yêu cầu kỹ thuật cho 4 họng cấp và an toàn cháy nổ trong môi trường xăng dầu. 2.3.3.2. Bơm nhập hàng Máy bơm nhập hàng từ ga Phủ Đức về kho hiện nay đang dùng gồm 3 chiếc, trong đó 2 máy BP-34 do Tiệp Khắc sản xuất, 1 máy 100-50. Hai máy bơm BP-34 thường được sử dụng để nhập hàng vì công suất đạt yêu cầu trong nhập hàng. Các thông số kỹ thuật của 2 máy bơm BP-34 như sau: - Động cơ chạy xăng, 8 máy. - Công suất tiêu hao nhiên liệu 290 + 5%g/CVh. - Làm mát bằng không khí. - Bơm loại ly tâm tự hút, vòng quay 2000 vòng/phút. - Chiều cao hút 7 m. - Chiều cao đẩy 100 m. - Đường kính hút, xả 100 mm. - Lưu lượng định mức 72 m3/h. - Khởi động bằng bộ đề dùng ắc quy chì 12 v- 82 Ah. Bơm được đặt trên rơ-moóc có hai bánh lốp. 2.3.3.3. Bơm chuyển hàng từ khu bể tách nước Máy bơm chuyển hàng từ khu bể tách nước vào các bể chứa, là máy bơm xoáy tự hút ACBH-80 do Liên Xô sản xuất. Các thông số kỹ thuật của máy bơm ACBH-80 như sau: - Sử dụng điện 3 pha, công xuất 10 kW. - Số vòng quay 1450 vòng/phút. - Lưu lượng 30 m3/h. Bơm được đặt trên bệ bê tông. 2.3.4. Nhà đóng dầu ô tô xi téc 2.3.4.1. Đồng hồ lưu lượng Tại 4 họng xuất hàng có lắp 4 đồng hồ lưu lượng cơ, kiểu buồng đong, mang nhãn hiệu UF - II của hãng OVAL - Nhật Bản. Đồng hồ lưu lượng kế được đặt tại giàn xuất sau bộ tách khí và trước họng xuất để đo tính lượng hàng theo đơn vị lít và hiển thị số lên mặt. Tổng lượng hàng xuất ra được lưu lại ở bộ lưu tổng và hiện lên trên mặt đồng hồ, phục vụ cho việc quản lý lượng hàng xuất. Trên đồng hồ này có lắp bộ phát xung loại 1 xung/1 lít để phục vụ cho quá trình tự động hoá đo lưu lượng hiển thị trên màn hình máy tính. 2.3.4.2. Bộ tách khí Trong đường ống thường chứa một lượng khí tự nhiên và một ít hơi xăng dầu do nhiệt độ tăng bay hơi vì vậy ta phải dùng bộ tách khí để tách hết lượng khí đó ra. Trước đồng hồ lưu lượng tại giàn xuất có lắp hai bộ tách khí, một bộ tinh và một bộ thô. Hai bộ tách khí này có nhiệm vụ tách hết lượng khí trong đường ống khi hàng đi qua đồng hồ lưu lượng, nhằm tránh sai số cho đồng hồ. Bộ tách khí thô đặt trước tách được phần lớn lượng khí đó nhưng không triệt để, khi đi qua bộ tách khí tinh bộ tách khí tinh sẽ tách triệt để lượng khí đó. Cấu tạo của hai bộ tách khí tương tự nhau, tự động mở van xả khi có khí, tự động đóng van lại khi đã xả hết khí. 2.3.4.3. Giàn xuất Giàn xuất được làm bằng khung thép cao cách mặt đất 2 m, là nơi để công nhân đứng trên vận hành đóng, tắt bơm, xoay họng xuất, đi sang citéc ô tô để đóng hàng. Phía trên giàn xuất có bộ điều khiển khởi động và tắt bơm, họng xuất hàng. 3. Quy trình xuất hàng tại kho B1 Công ty xăng dầu Phú Thọ qua lưu lượng kế. Trên cơ sở những đặc điểm trên ta rút ra được quy trình xuất hàng tại kho của Công ty qua đồng hồ lưu lượng kế như sau: 3.1. Tại phòng kinh doanh Việc xuất hàng cho bất cứ một khách hàng nào đều phải được tiến hành trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hoá đã được ký kết tại phòng kinh doanh của Công ty. Lái xe (hoặc khách hàng) vào phòng kinh doanh làm thủ tục đăng ký mua hàng theo quy định. Nhân viên bán hàng (bộ phận viết phiếu) nhận dạng khách hàng, nạp các số liệu vào máy tính và hệ thống thông tin quản lý như mã khách, mã hợp đồng, mã xe, lượng, loại sản phẩm cần lấy. Sau đó máy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37031.doc
Tài liệu liên quan