Đề tài Bán khống chứng khoán và ứng dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Ngày 20/7/2000, TTGDCK đầu tiên của Việt Nam đã chính thức khai trương hoạt

động tại Tp.Hồ Chí Minh đã thể hiện sự nỗ lực lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thúc

đẩy tiến trình đổi mới nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, một bước ti ến

quan trọng trong quá trình xây dựng đồng bộ và hoàn thiện thị trường tài chính. Đây là sự

kiện có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, mở ra một kênh huy động vốn trung và dài

hạn mới bên cạnh hệ thống ngân hàng. Nó là chiếc cầu nối giữa một bên là nhà đầu tư bao

gồm các tổ chức kinh tế - xã hội, đông đảo quần chúng có nguồn vốn nhàn rỗi với một bên

là các doanh nghiệp cần vốn và Nhà nước cần tiền để thoả mãn các nhu cầu chung của nền

kinh tế. Thị trường chứng khoán ra đời đã góp phần tích cực vào việc cổ phần hoá doanh

nghiệp nhà nước, góp phần thúc đẩy quá trình xã h ội hoá vốn đầu tư phát triển. Nếu thị

trường chứng khoán hoạt động lành mạnh và có hiệu quả, thì qua nó, chúng ta có thể đánh

giá được tốc độ phát triển của nền kinh tế. Và vì vậy nó là công cụ cho công tác quản lý

kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

pdf81 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3798 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bán khống chứng khoán và ứng dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HCM) - 24 - Bảng 4: Quy mô niêm yết thị trường hiện tại ở TTGD Hà Nội Toàn thị trường Cổ phiếu Trái phiếu Khác Số CK niêm yết (1 CK) 327 135 192 0,00 KL niêm yết (ngàn CK) 2.379,907 1.482,811 897095 0,00 GT niêm yết (triệu đ) 104.537.712,7 14.828.114,1 89.709.598,6 0,00 (Nguồn TTGDCK Hà Nội) Có thể thấy, số lượng hàng hóa trên TTCK VN tăng khá nhanh, điều này thể hiện sự quan tâm của các công ty niêm yết đối với thị trường ngày càng nhiều. Số lượng công ty niêm yết tăng lên, nhưng các "đại gia" mới chỉ có lác đác. Các "đại gia" đã niêm yết có giá trị vốn hóa thị trường đạt 10 nghìn tỉ đồng trở lên (tức trên 625 triệu USD) mới có 12 (sàn TP.HCM có 9, đứng đầu là VNM trên 29,4 nghìn tỉ đồng, tiếp đến là STB gần 28,7 nghìn tỉ đồng, DPM trên 27,5 nghìn tỉ, FPT trên 20,4 nghìn tỉ, SSI trên 19,8 nghìn tỉ, PPC trên 19 nghìn tỉ, PVD 16,3 nghìn tỉ, HPG trên 12,4 nghìn tỉ,VIC 12,4 nghìn tỉ; sàn Hà Nội có 3, đứng đầu - đồng thời cũng đứng đầu cả nước - là ACB gần 42,6 nghìn tỉ, tiếp đến là KBC 17,8 nghìn tỉ, PVS trên 11,9 nghìn tỉ). Như vậy, công ty niêm yết giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất Việt Nam cho đến nay đạt chưa được 2,7 tỉ USD và số công ty niêm yết đạt từ 1 tỉ USD trở lên hiện mới có 10. Vấn đề đặt ra là cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và đưa lên thị trường niêm yết các "đại gia" (tổng vốn sản xuất kinh doanh theo sổ sách của doanh nghiệp nhà nước hiện có 1.338,2 nghìn tỉ đồng, nếu được đấu giá thì sẽ gấp nhiều lần con số đó). 2.2.3 Về tình hình các tổ chức trung gian  Các tổ chức trung gian chủ lực: Bảng 5: Các tổ chức trung gian chủ lực trên TTCK VN hiện nay Tổ chức trung gian Số lượng Vốn điều lệ (triệu đồng) Công ty chứng khoán 87 12.601.750 Công ty quản lý quỹ đầu tư 30 1.153.992 Tổng cộng 117 13.755.742 (Nguồn UBCK Nhà nuớc) Các CTCK đều được phép hoạt động tất cả các nghiệp vụ. Khi tham gia thị trường, về cơ bản các CTCK đều tuân thủ quy định của pháp luật về chứng khoán và TTCK cũng như sự định hướng, chỉ đạo của UBCKNN, SGD và TTGDCK. Các CTCK không ngừng tự hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực nghiệp vụ nhân viên, tăng vốn điều lệ, xây dựng mạng trực tuyến, thành lập các chi nhánh các phòng giao dịch tại một số tỉnh - 25 - thành trong cả nước. Những thành công của CTCK góp phần tích cực vào thành công chung của TTCK. Tuy nhiên, hạn chế của CTCK vẫn là chưa phát huy tốt vai trò của mình là cầu nối giữa công ty niêm yết với nhà đầu tư, chưa chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng, chất lượng nghiệp vụ tư vấn chưa cao, đội ngũ nhân viên chưa thực sự chuyên nghiệp. Trong thời gian qua, số lượng các tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán phát triển khá nhanh, từ con số khiêm tốn là 13 công ty năm 2005 đến nay đã tăng lên 87 công ty, và số lượng công ty quản lý quỹ tăng từ 01 công ty năm 2005 lên 30 công ty. Số lượng công ty như vậy quá nhiều so với quy mô thị trường của Việt Nam. Thị trường rộng lớn như Trung Quốc cũng chỉ có 107 công ty, Malaysia 37 công ty, Thái Lan 41 công ty, Singapore 27 và Hàn Quốc khoảng 50 doanh nghiệp. Trong khi đó hệ thống hạ tầng, đặc biệt là công nghệ của các Sở giao dịch, các thành viên thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều điều bất cập, với số lượng doanh nghiệp như vậy, nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến khả năng đổ vỡ và thâu tóm, sáp nhập các công ty chứng khoán khi thị trường có khó khăn, đặc biệt là các công ty chứng khoán mới thành lập và đưa vào hoạt động vào giữa năm 2007.  Các tổ chức trung gian khác Bảng 6: Các tổ chức trung gian khác trên TTCK VN hiện nay Chỉ tiêu Số lượng Ngân hàng lưu ký 8 o Ngân hàng trong nước 2 o Ngân hàng nước ngoài 5 Ngân hàng chỉ định thanh toán 1 o Tổ chức trong nước 1 o Tổ chức nước ngoài 0 Tổng cộng 9 (Nguồn UBCK Nhà nước) Các ngân hàng lưu ký hoạt động cũng khá tốt, nhưng do hạn chế về cơ sở vật chất, hệ thống chưa được tự động hóa hoàn tòan nên nghiệp vụ đăng ký, lưu và thanh toán bù trừ phải xử lý thủ công làm thời gian và chi phí tăng cao, độ an toàn thấp. 2.2.4 Sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài Số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán tăng rất nhanh, đặc biệt là giai đoại thị trường chứng khoán bước vào giai đọan phát triển nóng cuối năm 2006 và đầu 2007. Đến cuối năm 2006 số lượng tài khoản mở tại các CTCK chỉ đạt 86.184 tài khoản - 26 - nhưng đến cuối năm 2007 đã có trên 327 nghìn tài khoản (tăng 240.186 tài khoản tương đương 297% so với cuối năm 2006). Trong đó, lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài lên đến con số 7900 tài khoản (cá nhân là 7400 và tổ chức là 500), việc gia tăng nhanh chóng này là do những chính sách thông thoáng hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài của chính phủ như việc thay đổi room (quy định tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK VN) từ 30% lên 49% tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội tham gia thị trường, góp phần tích cực cho TTCK VN trong thời gian qua. Mặc dù số lượng tài khoản giao dịch tăng nhanh hơn rất nhiều so với các thời điểm trước đây, nhưng so với dân số thì chiếm chưa đến 0,4%, thấp rất xa so với nhiều nước trong khu vực, ở châu Á và trên thế giới (Trung Quốc là 7%). Đáng lưu ý, trong tổng số nhà đầu tư, nếu như ở các nước, nhà đầu tư tổ chức chiếm khoảng 70%, còn nhà đầu tư cá nhân chỉ chiếm khoảng 30%, thì trên thị trường chứng khoán Việt Nam các con số trên đã ngược lại: số nhà đầu tư cá nhân chiếm hơn 90%, các nhà đầu tư tổ chức chỉ chiếm chưa đến 10%. Chính tỷ trọng đảo ngược này cộng với nguồn vốn còn phụ thuộc lớn từ nguồn vay ngân hàng của các nhà đầu tư cá nhân, nên tính đầu tư theo phong trào còn khá nặng; khi giá chứng khoán xuống thường ào ào bán ra, khi giá lên lại đẩy mạnh mua vào, vừa làm cho thị trường dễ biến động mạnh mà hậu quả làm cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ dễ bị thua lỗ nặng 2.2.5 Về công tác tổ chức, vận hành thị trường và quản lý của chính phủ Thời gian đầu TTGDCK chỉ thực hiện 03 phiên/ tuần, từ tháng 3/2002 đã nâng lên 05 phiên/tuần. Từ ngày 20/5/2003 TTGDCK đã áp dụng một số giải pháp kỹ thuật tăng từ 01 lên 02 đợt khớp lệnh trong mỗi phiên giao dịch, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới như: Tăng từ một đợt khớp lệnh lên 2 đợt trong một phiên giao dịch, áp dụng lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh (lệnh ATO), chia nhỏ lô giao dịch cổ phiếu từ 100CP xuống còn 10 CP, giảm tỷ lệ ký quỹ tiền mua chứng khoán từ 100% xuống 70%; tăng tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài từ 20% lên 30% trên tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết của một tổ chức phát hành, không giới hạn đối với trái phiếu; thay đổi phương thức giao dịch trái phiếu, theo đó trái phiếu chỉ được giao dịch theo phương thức thoả thuận, không quy định khối lượng giao dịch, biên độ dao động giá, đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá và nhiều chính sách giải pháp khác. Vào giữa năm 2007, Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM chính thức được chuyển đổi thành Sở giao dịch chứng khoán TPHCM, đồng thời SGDCK đã thực hiện giao dịch khớp lệnh liên tục từ ngày 30/07/2007 và từng bước triển khai giao dịch nhập lệnh từ xa để đáp ứng với tình hình thị trường đang phát triển. Trung tâm giao dịch chứng - 27 - khoán Hà Nội cũng thay đổi thời gian giao dịch để tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thêm nhiều thời gian và cơ hội để đầu tư, tạo cơ sở cho thị trường phát triển một cách hiệu quả. 2.2.6 Tốc độ tăng trưởng của thị trường Hình 7: Biểu đồ tăng trưởng VN – Index giai đoạn (7/2000 – 4/2008) Chỉ số VN-Index đã chứng minh sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường. Nếu trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 28-7- 2000, VNIndex ở mức 100 điểm thì sau hơn một năm hoạt động giữa năm 2001 chỉ số VNIndex tăng lên mức 571 điểm - một sự phát triển nhanh chóng dẫn đến mất cân bằng trong cung cầu – nhu cầu của các nhà đầu tư gia tăng nhưng nguồn cung cổ phiếu thì khan hiếm chỉ với 10 công ty niêm yết, giá chứng khoán tăng kịch trần nhiều phiên liên tiếp trước khi sụt giảm kỉ lục xuống mức 203 điểm ngày 12/10/2001. Thời gian sau đó, VNIndex liên tục giảm mạnh, các nhà đầu tư vẫn dè dặt khi đặt mua cổ phiếu, thị trường trong một trạng thái u ám, sàn giao dịch gần như không mấy ai đến giao dịch, thậm chí nhiều người không biết ở ta có thị trường chứng khoán. Đến cuối năm 2004 thị trường mới có dần phục hồi và đi lên. Trong năm 2005 thị trường hoạt động sôi nổi hơn, chỉ số VNIndex tăng 30% lên 307.5 điểm. Đặc biệt là TTGDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động (8/3/2005 ), đánh dấu một bước phát triển của thị trường chứng khoán. Các công ty niêm yết trên thị trường gia tăng một cách đáng kể do họ nhận thấy được lợi ích của mình và số lượng nhà đầu tư cũng gia tăng không ngừng. Từ đầu năm 2006, hành lang pháp lý của UBCK Việt Nam được sửa đổi hợp lý và năng động hơn, người dân được tiếp cận với thông tin về chứng khoán. Năm 2006 được gọi là năm “ thăng hoa và bất ổn”. Sự thăng hoa của thị trường chứng khoán thể hiện ở sự phát triển rực rỡ chưa từng có trong hơn 6 năm phát triển của TTCK Việt Nam "tụ lại" - 28 - trong hơn 3 tháng cuối năm 2006 và đầu 2007, với việc chỉ số giá chứng khoán tăng từ 500 điểm lên trên 1.000 điểm tăng hơn 10 lần so với năm 2000. Tuy nhiên, xem xét thị trường chứng khoán trong quí I/2008, được đánh giá là thời kỳ điểm khó khăn đối với thị trường chứng khoán nước ta. Các cổ phiếu trên 2 sàn HOSE và HASTC hầu hết xuống giá từ 40% – 50% trong quý I. Chỉ số VN Index lao dốc lần lượt xuyên thủng các giới hạn được cho là an toàn như: 700, 600 và 500 là đáy xuống thấp nhất kể từ năm 2006, khiến cho nhiều nhà đầu tư rút khỏi thị trường. Nguyên nhân của tình trạng này do chịu tác động của tình trạng lạm phát, tâm lý bi quan của nhà đầu tư và các chính sách thiết chặt tiền tệ của nhà nước. Tổng kết: TTCK Việt Nam đã đi được chặng đường hơn 07 năm, vẫn đang trên con đường thử nghiệm và hoàn thiện dần. Hiện quy mô thị trường phát triển nhanh, gia tăng đáng kể về công ty niêm yết, hàng hóa, số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường cũng như các tổ chức tín dụng nhưng vẫn chưa xứng tầm với tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia, các tổ chức tín dụng vẫn chưa thực sự chuyên nghiệp. Quy chế quản lý cũng như tổ chức vận hành thị trường được nhà nước rất mực quan tâm thông qua việc không ngừng hoàn thiện luật chứng khoán góp phần nâng cao tính minh bạch cho TTCK Việt Nam nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có tầm nhìn chiến lược lâu dài. Thị trường sau 7 năm hoạt động, với nhiều thăng trầm và vẫn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn cho các nhà đầu tư, họ gần như không có bất kỳ một công cụ nào để phòng ngừa những biến động bất thường và khó dự báo trên thị trường. Họ chới với, mong muốn có một cái gì đó để tự bảo vệ mình nhưng vô ích. Hậu quả là việc mất niềm tin từ nhà đầu tư, rất nhiều nhà đầu tư đã từ bỏ TTCK, họ ghét và coi TTCK như một cái bẫy. Một câu hỏi đặt ra là: “Song song với việc nâng cao chất lượng mọi mặt cho các thành phần tham gia thị trường thì việc gia tăng triển khai ứng dụng các công cụ khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là các công cụ phòng ngừa rủi ro như triển khai nghiệp vụ bán khống, quyền chọn…vào thị trường chứng khoán Việt Nam vào thời điểm này là thích hợp hay chưa.” 2.3 Sự cần thiết phải có bán khống ở thị trường Việt Nam. 2.3.1 Đối với các nhà đầu tư: Bán khống giúp nhà đầu tư chủ động hơn trong việc tìm kiếm lợi nhuận cho mình ngay cả khi thị trường đi xuống. Thị trường Việt Nam chỉ mới có những nghiệp vụ mua bán chứng khoán thông thường, sử dụng để kinh doanh khi giá chứng khoán đang lên, nhà đầu tư sẽ kiếm được lợi nhuận thông qua việc mua chứng khoán ở mức giá thấp, sau đó bán chứng khoán với mức - 29 - giá cao hơn. Nhưng khi thị trường đi xuống, nhà đầu tư chỉ có thể đặt lệnh bán ra với giá thấp hơn lúc mua vào để giảm lỗ hoặc là ngồi chờ cho giá lên lại mới có thể bán kiếm lời. Vì thế, các nhà đầu tư Việt Nam trở nên thụ động khi giao dịch trên sàn. Khi thị trường càng giảm, càng lỗ, tâm lý nhà đầu tư đâm ra chán nản và bỏ sàn càng nhiều. Nếu cho phép bán khống, sẽ tạo một làn gió mới cho thị trường, giúp các nhà đầu tư Việt Nam sẽ có thêm một công cụ đầu tư mới, chủ động hơn trong việc tìm kiếm lợi nhuận cho mình ngay cả khi thị trường xuống dốc. Bán khống là một công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả cho các nhà đầu tư Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ở các nước phát triển, bán khống trở thành một công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả được những nhà quản lý các quỹ đầu tư sử dụng rộng rãi. Với việc sử dụng bán khống kết hợp với vị thế mua chứng khoán, các nhà quản lý này đã tạo ra những chiến lược đa dạng như chiến lược thị trường trung lập (market neutral strategy) hay chiến lược mua/bán chứng khoán (equity long/short strategy) nhằm tận dụng được chênh lệch giữa giá mua và giá bán khống cổ phiếu để thu được lợi nhuận đồng thời thực hiện mục tiêu giảm thiểu rủi ro thị trường. Ở Việt Nam, cho đến thời điểm này, nhà đầu tư trong nước chưa có một công cụ nào để phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tư của mình. Đặc biệt là trong giai đoạn giá cổ phiếu có xu hướng giảm. Với một danh mục đã được đa dạng hóa, bán khống sẽ trở thành một công cụ tốt cho các nhà đầu tư chống lại sự sụt giảm trong vị thế nắm giữ danh mục bằng cách bù trừ với khoản thu nhập từ bán khống Kiểm định thực tế tác động của bán khống đối với danh mục đầu tư của các nhà đầu tư trên TTCK VN. Bằng cách sử dụng giá 15 chứng khoán bất kỳ niêm yết trên sàn TP.Hồ Chí Minh trong 40 tháng từ ngày 31/8/2004 đến ngày 28/12/2007 để lập thành một danh mục, sử dụng phương pháp lập mô hình, chúng ta sẽ so sánh được danh mục có bán khống và không có bán khống về tỷ suất sinh lợi và mức độ rủi ro như trong hình 8. Qua đồ thị cho thấy thực tế ở thị trường Việt Nam, với cùng một mức độ rủi ro thì danh mục có bán khống sẽ có tỷ suất sinh lợi cao hơn so với danh mục không có thực hiện bán khống, và ngược lại, với cùng một tỷ suất sinh lợi thì danh mục có bán khống sẽ có rủi ro thấp hơn so với danh mục không có bán khống. - 30 - Hình 8: ĐỒ THỊ ĐƯỜNG BIÊN HIỆU QUẢ CỦA DANH MỤC CÓ BÁN KHỐNG VÀ KHÔNG CÓ BÁN KHỐNG Ở TTCK VN -0.02 0.03 0.08 0.13 0.18 0.23 0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 DO LECH CHUAN TS SL DBHQ CO BAN KHONG DBHQ KHONG BAN KHONG (Nguồn: Nhóm tự thực hiện - chi tiết xem phần phụ lục 6) 2.3.2 Đối với các định chế tài chính Bán khống giúp các định chế tài chính thể khẳng định vị thế của mình trong thị trường Bán khống là một nghiệp vụ khó thực hiện bởi có nhiều rủi ro. Do đó, ở những nước đã cho phép bán khống, không phải tất cả công ty, các ngân hàng có chức năng lưu ký chứng khoán đều có thể thực hiện được việc này. Mà việc lựa chọn cho phép tổ chức nào được phép bán khống được thực hiện khá nghiêm ngặt. Những tổ chức được phép bán khống là những công ty, những ngân hàng lưu ký đạt được một số tiêu chuẩn cụ thể của từng nước về vốn điều lệ, khả năng quản lý, hệ thống kỹ thuật, thời gian hoạt động….Vì thế việc cho phép bán khống là một động lực giúp các tổ chức này khẳng định vị thế của mình trong thị trường. Ngoài ra, nghiệp vụ bán khống còn mang đến cho các tổ chức này nguồn thu nhập đáng kể từ phí cho vay mượn chứng khoán, đây là một khoản thu nhập không nhỏ. Ở Việt Nam, các công ty chứng khoán, hiện nay, nguồn thu nhập chủ yếu của họ là từ việc thu phí dịch vụ môi giới mua bán thông thường. Bất cứ biến động nào làm giảm quy mô giao dịch thì đều ảnh hưởng đến nguồn thu nhập này. Đặc biệt, khi cổ phiếu có dấu hiệu giảm liên tục trong một thời gian dài, tạo cho nhà đầu tư một tâm lý chán nản, hoảng sợ, ở các sàn, khối lượng cổ phiếu giao dịch ít ỏi, dư bán hơn dư mua cả trăm lần. Sự vắng bóng các nhà đầu tư ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các công ty chứng khoán Việt Nam hiện nay, chưa kể đến biện pháp khắc phục tạm thời của chính phủ là dùng cách thu hẹp biên độ giao động thấp xuống, làm cho lợi nhuận đã giảm lại càng giảm hơn. - 31 - Khi nhà nước cho phép thực hiện nhiều công cụ mà hiện nay trên thế giới vẫn thực hiện trên thị trường, trong đó có bán khống, sẽ làm cho các công ty chứng khoán thuận lợi hơn trong việc cung cấp đa dạng sản phẩm cho khách hàng đầu tư, kéo theo đó nảy sinh thêm các nghiệp vụ tư vấn hỗ trợ khách hàng. Qua các công cụ mới này, các công ty chứng khoán có thêm nhiều nguồn thu nhập gia tăng lợi nhuận hơn. 2.3.3 Đối với sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam: Tính thanh khoản là một điều kiện để bán khống ra đời, tuy nhiên, tác động ngược lại, bán khống lại làm gia tăng tính thanh khoản cho TTCK Việt Nam. Bán khống với bản chất của nó là cung cấp thêm cổ phiếu ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu mua tăng cao, giảm thiểu rủi ro cổ phiếu bị định giá cao khi cung thấp hơn cầu. Đồng thời, khi đóng vị thế bán khống, nó lại làm gia tăng thêm nguồn cầu lại cho thị trường nhằm cân bằng lại nếu như lượng cung quá nhiều so với lựong cầu. Giai đoạn đầu năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam lên cơn sốt, phát triển bong bóng, với lượng cung chứng khoán từ các công ty nhỏ, trong quá trình cổ phần hóa bán ra thị trường không đủ cho một lựong cầu khổng lồ trong thị trường khi mà người người, nhà nhà đổ xô đi mua chứng khoán. Kết quả làm cho giá trị trường của các chứng khoán bị đẩy lên quá cao, cao hơn rất nhiều so với giá trị thực. Và bây giờ, khi giá cổ phiếu đảo chiều, lượng cung trên thị trường lại cao hơn rất nhiều so với lượng cầu ít ỏi, làm cho giá chứng khoán càng liên tục giảm mạnh hơn nữa. Biểu hiện này cho thấy một thị trường có tính thanh khoản chưa cao ở Việt Nam. Khi thị trường dần đi vào ổn định và hội tụ những điều kiện có thể cho phép bán khống, nếu trên thị trường có những chênh lệch trong cung cầu làm cho giá chứng khoán bị định giá cao thì bán khống sẽ góp phần làm gia tăng nguồn cung cổ phiếu đưa giá dần tiến về gần với giá thị thực. Tính thanh khoản của thị trường sẽ được cải thiện một phần. Tác động tích cực của bán khống còn thể hiện trong việc giúp cho TTCK VN trở nên hiệu quả hơn. Tại Việt Nam, thị trường đã hoạt động được 7 năm, các nhà đầu tư cho đến nay vẫn đầu tư theo kiểu bầy đàn, lướt sóng theo đà mua vô của thị trường mà ít có sự nghiên cứu về nguyên nhân của sự tăng giảm của giá chứng khoán hay đúng hơn là nhà đầu tư chưa có cơ sở để xem xét giá cả tương lai của các cổ phiếu niêm yết sẽ tăng giảm thế nào. Hậu quả là giá cả trồi sụt không theo bất cứ một quy luật nào cả để có thể vận dụng các kiến thức kinh tế học đầu tư kiếm lợi một cách chắc chắn, các chuyên gia kinh tế cũng phải bó tay, không biết đường đâu mà lần. Với tình hình này, bất cứ sự dự đoán nào cũng có thể là - 32 - sai lầm. Khi được phép bán khống và đủ điều kiện để thực hiện bán khống, sẽ cung cấp cho nhà đầu tư một cơ sở để dựa vào đó dự đoán được giá cổ phiếu trong tương lai. Thông qua khối lượng cổ phiếu bán khống trong ngày mà nhà đầu tư sẽ thấy được cổ phiếu nào đang bị cao giá để thực hiện bán ra, đồng thời dự đoán được giá cổ phiếu sẽ tăng như thế nào khi các nhà đầu tư đóng vị thế bán khống trong tương lai. 2.4 Điều kiện để áp dụng bán khống ở Việt Nam 2.4.1 Điều kiện về hàng hoá trên TTCK Bán khống là hình thức giao dịch rất rủi ro. Vì thế, trên thế giới những chứng khoán đươc phép thực hiện bán khống đa phần đều có tính thanh khoản và khả năng vốn hoá cao. Bởi lẽ, những công ty có tính thanh khoản là những công ty có sức hút lớn đối với thị trường, khi có cung bán sẽ có cầu mua ngay lập tức. Đồng thời, với khả năng vốn hóa cao công ty sẽ đảm bảo nguồn mua vào khi đóng vị thế bán khống. Điều này giúp bán khống thực hiện dễ dàng và an toàn hơn. Mặc dù tăng nhanh qua các năm nhưng mức vốn hóa thị trường của các công ty được niêm yết trên sàn của Việt Nam chưa đủ lớn để đáp ứng điều kiện về bán khống. Ở các nước khác, ví dụ như trên trung tâm giao dịch của Úc (ASX), để được phép bán khống, các công ty phải có mức vốn hóa không được dưới 100 triệu $. Còn trên trung tâm giao dịch Hong Kong (HKSx) quy định tất cả chứng khoán phải có mức vốn hóa thị trường không thấp hơn 1tỷ HK$. Trong khi đó, ở Việt Nam, đa phần các công ty có mức vốn hóa không cao. Bảng 7: 20 công ty có mức vốn hóa cao nhất theo đánh giá của ATP TT Mã CK Top 20 vốn hoá lớn nhất (tính theo giá ngày 5/3/08) TT Mã CK Top 20 vốn hoá lớn nhất (tính theo giá ngày 5/3/08) 1 STB 19,708,246,773,100 11 SSI 9,179,990,437,500 2 DPM 18,810,000,000,000 12 SJS 5,680,000,000,000 3 VNM 17,878,118,340,000 13 KDC 4,535,776,350,000 4 PPC 13,237,064,500,000 14 REE 4,294,529,100,000 5 VPL 12,100,000,000,000 15 ANV 4,191,000,000,000 6 PVD 11,454,531,920,000 16 VSH 3,837,500,000,000 7 FPT 11,211,733,998,000 17 GMD 3,519,247,905,000 8 ITA 10,350,000,000,000 18 SGT 3,262,500,000,000 9 VIC 10,200,000,000,000 19 SAM 2,943,000,000,000 10 HPG 9,306,000,000,000 20 DHG 2,920,000,000,000 (Nguồn: UBCK Nhà nước) - 33 - Có thể nhận thấy trong 20 công ty có mức vốn hóa cao nhất tại thị trường TPHCM thì 5 công ty dưới 5000 tỉ, 9 công ty trên 10.000 tỉ, chỉ có 3 công ty có mức vốn hóa thị trường trên 16.000 tỉ. Tính thanh khoản của chứng khoán trên thị trường Việt Nam cũng khá thấp. Tính thanh khoản kém biểu hiện cung cầu không cân đối. Dấu hiệu này thể hiện rõ nét vào năm 2007, nhà nhà đổ sô đi mua chứng khoán trong khi lượng cung ít ỏi không đủ đáp ứng khiến thị trường tăng trưởng bong bóng và hiện nay khi nhà đầu tư thờ ơ với thị trường thì cầu thưa thớt trong khi lượng cung lại tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cản trở cung cầu như: năng lực nhập lệnh của các CTCK; Trung tâm Lưu ký bị quá tải dẫn đến lưu ký chậm, khó giao dịch khi cần thiết; yếu tố “room” cho nhà đầu tư nước ngoài cũng hạn chế giữa cung trong nước và cầu nước ngoài; thị trường thiếu tính công khai, minh bạch cũng cản trở cho việc mua bán...”. Ngoài ra, theo một số chuyên gia, việc thị trường chưa có nhà tạo lập thị trường đúng nghĩa, thị trường chính thức chưa triển khai các công cụ phái sinh và biên độ giao động bị giới hạn như hiện nay cũng khiến cho tính thanh khoản giảm đi khi thị trường có sự điều chỉnh giảm. Sau khi áp dụng biện pháp giảm biên độ giao dịch xuống 1% và sau đó đã nới lỏng lên 2% tai sàn TPHCM, tính thanh khoản của chứng khoán càng thấp. Nhà đầu tư đặt lệnh bán ra nhiều ồ ạt nhưng lệnh mua hạn chế đã làm cho tính thanh khoản ngày càng mất đi. Một giá trị của thị trường tập trung là tạo nên tính thanh khoản cao, hỗ trợ nhà đầu tư giao dịch và chủ động trước các quyết định. Nhưng nay, cột dư mua trống ngay từ đầu phiên, chủ động bán giá sàn nhưng vẫn khó thành công, không thể cắt lỗ. Đây là điểm lo sợ nhất đối với nhà đầu tư, bởi nắm hàng trong tay, thấy lỗ qua từng ngày và khả năng thanh khoản ngày một thu hẹp. Điều này gây ảnh hưởng đến tâm lí của nhà đầu tư thúc đẩy họ bán cổ phiếu đang nắm giữ, do đó càng làm giảm tính thanh khoản của thị trường. 2.4.2 Điều kiện về ngân hàng lưu kí và công ty chứng khoán. Nghiệp vụ bán khống là quá trình bán chứng khoán từ vay mượn, vì thế phải có các tổ chức chuyên cho mượn chứng khoán và các tổ chức đó không ai khác là các ngân hàng lưu ký, các công ty chứng khoán chuyên cung cấp các dịch vụ chứng khoán. Việt Nam hiện nay có 96 thành viên lưu kí; trong đó, 8 ngân hàng lưu kí (Bảng 8) và 87 công ty chứng khoán. - 34 - Bảng 8: 8 ngân hàng được phép hoạt động lưu kí chứng khoán tại Việt Nam STT Tên ngân hàng 1 Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 2 Ngân hàng Standard Chartered - Chi nhánh Hà Nội 3 Ngân hàng Deutsche Bank AG- Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 4 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 5 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 6 Ngân hàng Citibank N.A, chi nhánh Hà Nội 7 Ngân Hàng Far East National Bank – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh 8 Ngân Hàng JPMorgan Chase N.A – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh (Nguồn: UBCK Nhà nước) Nhận thấy, ngoài hai ngân hàng của Việt Nam, 6 ngân hàng còn lại đều là chi nhánh của những ngân hàng nước ngoài có quy mô lớn, trình độ chuyên môn và tiềm lực kinh tế cao. Trong số 87 công ty chứng khoán có 48 công ty có số vốn điều lệ từ 100 tỉ đồng trở lên, nhưng chỉ có 16 công ty có số vốn điều lệ trên 300 tỉ đồng và duy nhất 1 công ty có số vốn điều lệ hơn 1000 tỉ đồng (Bảng 9) Bảng 9: 16 công ty CK có vốn điều lệ cao nhất trên TTCK Việt Nam hiện nay STT Tên công ty Vốn điều lệ 1 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Sài gòn Thương Tín 1,100,000,000,000 2 Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn 800,000,000,000 3 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Á Châu 500,000,000,000 4 Công ty TNHH Một thành viên Ck Ngân hàng Đông Á 500,000,000,000 5 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thiên Việt 430,000,000,000 6 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 400,000,000,000 7 Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt 360,000,000,000 8 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành Công 360,000,000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
  • pdfTom tat.pdf
Tài liệu liên quan