Đề tài Bàn về chế độ hạch toán doanh thu bán hàng

(1) Kế toán ở đơn vị giao đại lý:

Khi xuất kho sản phẩm hàng hóa giao cho các đại lý, ghi nhận trị giá hàng gửi bán đại lý:

Nợ TK 157 - Hàng gửi bán

Có TK 155, 156

Khi hàng hóa giao cho các đại lý đã được bán, căn cứ vào bảng kê hóa đơn đã bán của hàng hóa đã tiêu thụ do các đại lý hưởng hoa hồng lập gửi về, tùy theo phương pháp nộp thuế của doanh nghiệp bán để ghi nhận doanh thu:

- Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng được ghi nhận theo giá bán chưa có thuế GTGT:

Nợ TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 (giá bán chưa thuế GTGT)

Có TK 3331 (thuế GTGT phải nộp)

Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra:

Nợ TK 632 - giá vốn hàng bán

Có TK 157 - Hàng gửi bán

- Đối với hàng hóa dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặc hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nhưng doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, doanh thu bán hàng được ghi nhận theo tổng giá thanh toán:

Nợ TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 (tổng giá thanh toán)

Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra:

Nợ TK 632

Có TK 157

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2128 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bàn về chế độ hạch toán doanh thu bán hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn cả (5) điều kiện sau: (1) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua. (2) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. (3) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. (4) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. (5) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thu không được ghi nhận. Doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro gắn liền với quyền sở hữu duới nhiều hình thức khác nhau như: - Doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản được hoạt động bình thường mà việc này không nằm trong các điều khoản bảo hành thông thường. - Khi việc thanh toán tiền bán hàng còn chưa chắc chắn vì phụ thuộc vào người mua hàng hóa đó. - Khi hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt đó là phần quan trọng của hợp đồng mà doanh nghiệp chưa hoàn thành. - Khi người mua có quyền hủy bỏ việc mua hàng vì một lý do nào đó được nêu trong hợp đồng mua bán và doanh nghiệp chưa chắc chắn về khả năng hàng bán có bị trả lại hay không. - Nếu doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần nhỏ rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận. VD: doanh nghiệp còn nắm giữ giấy tờ về quyền sở hữu hàng hóa chỉ để đảm bảo nhận được đủ các khoản thanh toán. - Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch. Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng còn phụ thuộc vào yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi các yếu tố không chắc chắn này đã xử lý xong. - Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. 3, Các khoản giảm trừ doanh thu. Doanh thu bán hàng thuần mà doanh nghiệp thu được (doanh thu thuần) có thể thấp hơn doanh thu bán hàng. Doanh thu thuần là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu, bao gồm: - Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Khoản giảm giá có thể phát sinh trên khối lượng từng lô hàng mà khách hàng đã mua, cũng có thể phát sinh trên tổng khối lượng hàng lũy kế mà khách hàng đã mua trong một quãng thời gian nhất định tùy thuộc vào chính sách chiết khấu thương mại của bên bán. - Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do toàn bộ hay một phần hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. Như vậy giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại có cùng bản chất như nhau, đều là giảm giá cho người mua, song lại phát sinh trong những tình huống hoàn toàn khác nhau. - Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng bị trả lại và từ chối thanh toán do các nguyên nhân như: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Khi doanh nghiệp ghi nhận giá trị hàng bán bị trả lại cần đồng thời ghi giảm tương ứng trị giá vốn hàng bán trong kì. - Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp là các khoản thuế được xác định trực tiếp trên doanh thu bán hàng theo quy định hiện hành của các luật thuế tùy thuộc vào từng mặt hàng khác nhau. Thuế tiêu thụ đặc biệt phát sinh khi doanh nghiệp cung cấp các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất (hoặc các loại dịch vụ) thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cho khách hàng, khi đó doanh thu bán hàng được ghi nhận trong kì theo giá bán trả ngay đã bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). II. Chế độ kế toán hiện hành về doanh thu bán hàng (Quyết định số 15/2006/ QĐ-BTC). Ngày 20/3/2006, BTC đã ban hành quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, quyết định về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp thay thế chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/2005 của BTC. 1, Các chứng từ sử dụng Khi bán hàng phải lập hóa đơn để người mua làm căn cứ ghi sổ, người bán làm căn cứ ghi nhận doanh thu và sổ sách kế toán của mình. - Hóa đơn bán hàng thông thường cần phản ánh giá bán (đã có thuế GTGT), các khoản phụ thu, phí tính ngoài tiền bán (nếu có), tổng giá thanh toán (đã có thuế GTGT) - Hóa đơn GTGT cần phản ánh giá bán (chưa có thuế GTGT), các khoản phụ thu, phí tính ngoài tiền bán (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán (đã có thuế GTGT) - Phiếu thu, phiếu chi để ghi nhận các khoản thu chi bằng tiền - Giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng - Các chứng từ khác liên quan (nếu có) 2, Các tài khoản sử dụng a, Kế toán “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” (TK 511) Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” sử dụng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Tài khoản này có kết cấu và nội dung ghi như sau: Bên Nợ: - Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, và dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán; - Số thuế GTGT phải nộp NSNN đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp; - Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ; - Trị giá hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ; - khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ; - Kết chuyển doanh thu thuần vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”; Bên Có: - Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản dầu tư,và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ, và có 5 tài khoản cấp 2 sau: - Tài khoản 5111 - doanh thu bán hàng hóa: phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hóa đã được xác định là tiêu thụ trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. - Tài khoản 5112 - doanh thu bán các thành phẩm: Phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm (Thành phẩm, bán thành phẩm) đã được xác định là tiêu thụ trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. - Tài khoản 5113 - doanh thu cung cấp dịch vụ: Phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là tiêu thụ trong một kỳ kế toán. - Tài khoản 5114 - doanh thu trợ cấp, trợ giá: dùng để phản ánh các khoản doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước. - Tài khoản 5117 - doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư, dùng để phản ánh doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư của doanh nghiệp. b, Kế toán “doanh thu nội bộ” (TK 512) Doanh thu tiêu thụ nội bộ là số tiền thu được do đơn vị bán hàng hóa sản phẩm, cung cấp dịch vụ tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trong một công ty, tổng công ty… Kế toán sử dụng tài khoản 512 “Doanh thu nội bộ” để phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp Tài khoản này có kết cấu và nguyên tắc ghi như sau: Bên Nợ: - Trị giá hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận trên khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và tiêu thụ nội bộ kết chuyển cuối kỳ kế toán; - Số thuế tiêu thụ nội bộ phải nộp của số sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ nội bộ; - Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội bộ; - Kết chuyển doanh thu tiêu thụ nội bộ thuần vào tài khoản 911 “xác định kết quả kinh doanh” Bên Có: - Tổng số doanh thu bán hàng nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ kế toán Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ, và có 3 tài khoản cấp 2 sau: - Tài khoản 5121 - doanh thu bán hàng hóa: Phản ánh doanh thu của khối lượng hàng hóa đã được xác định là tiêu thụ nội bộ trong kỳ kế toán. - Tài khoản 5122 - doanh thu bán các thành phẩm: Phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp giữa các đơn vị trong cùng một công ty hay tổng công ty. - Tài khoản 5123 - doanh thu cung cấp dịch vụ: Phản ánh doanh thu khối lượng dịch vụ cung cấp cho các đơn vị trong cùng công ty hay tổng công ty. 3, Phương pháp hạch toán doanh thu bán hàng. a. Doanh thu của khối lượng hàng hóa, dịch vụ đã được xác định là bán trong kỳ kế toán: (1) Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, và doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng được ghi nhận theo giá bán chưa có thuế GTGT: Nợ TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán) Có TK 511 - (giá bán chưa co thuế GTGT) Có TK 3331 - thuế GTGT phải nộp (2) Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT, và doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT, doanh thu bán hàng được ghi nhận theo giá bán gồm thuế GTGT: Nợ TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán gồm cả VAT) Có TK 511 (tổng giá thanh toán: giá bán gồm cả VAT) (3) Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT, doanh thu bán hàng được ghi nhận theo giá bán không có thuế GTGT: Nợ TK 111, 112, 131 (giá bán không có thuế GTGT) Có TK 511 (tổng giá thanh toán: giá bán không có VAT) b, Trường hợp doanh thu bán hàng thu bằng ngoại tệ, thì ngoài việc ghi sổ kế toán chi tiết số nguyên tệ đã thu hoặc phải thu, kế toán phải ghi khoản doanh thu này bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế đó với các bút toán đã nêu trên. c, Trường hợp bán hàng theo phương thức đổi hàng (1) Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, khi xuất sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ đổi lấy hàng hóa không tương tự về tính chất và giá trị sử dụng cho hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo PP khấu trừ: - Ghi nhận doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của sản phẩm, hàng hóa đưa ra trao đổi chưa gồm thuế GTGT đầu ra: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra - Ghi nhận giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ nhận về từ giao dịch trao đổi theo giá trị hợp lý của chúng: Nợ TK 152, 153, 156, 211,…(Giá trị hợp lý của tài sản nhận về) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 131 - (tổng giá thanh toán) - Số tiền thu thêm do giá trị hợp lý của hàng đưa đi trao đổi lớn hơn giá trị hợp lý của hàng nhận về, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 (Số tiền thu thêm) Có TK 131 (Phải thu của khách hàng) - Số tiền phải trả thêm do giá trị hợp lý của hàng đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trị hợp lý của hàng nhận về, kế toán ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng Có TK 111, 112 (số tiền đã trả thêm) (2) Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, khi xuất sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ đổi lấy hàng khác không tương tự về tính chất và giá trị sử dụng cho hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: - Ghi nhận doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của sản phẩm, hàng hóa đưa trao đổi gồm thuế GTGT đầu ra: Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng (tổng giá thanh toán) Có TK 511 (tổng giá thanh toán) - Ghi nhận giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ nhận về từ giao dịch trao đổi theo giá trị hợp lý của chúng: Nợ TK 152, 153, 156, 211,…(tổng giá thanh toán) Có TK 131 (tổng giá thanh toán) - Trường hợp thu thêm tiền hoặc phải trả thêm tiền do có sự chênh lệch giữa giá trị hợp lý hàng đem đổi và hàng nhận về thì ghi như đã hướng dẫn ở trên. d, Kế toán doanh thu bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp: (1) Đối với hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ - Doanh thu bán hàng trả chậm, trả góp, được ghi nhận theo giá bán trả ngay, và lãi trả chậm, trả góp được ghi nhận vào doanh thu chưa thực hiện, sau đó khoản lãi này được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính của các kì tương ứng: Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng Có TK 511 (Giá bán trả ngay chưa có VAT) Có TK 333 (3331-thuế GTGT phải nộp) Có TK 3387 (lãi trả chậm, trả góp) - Tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp của kỳ này hoặc từng kỳ sau được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính: Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi trả chậm, trả góp) - Khi thực hiện thu tiền bán hàng trả chậm: Nợ TK 111, 112,… Có TK 131 - Phải thu của khách hàng. (2) Đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: - Doanh thu bán hàng trả chậm, trả góp, được ghi nhận theo giá bán trả ngay gồm thuế GTGT đầu ra, và lãi trả chậm, trả góp được ghi nhận vào doanh thu chưa thực hiện, sau đó khoản lãi này được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính của các kỳ tương ứng: Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng Có TK 511 (Giá bán trả ngay có VAT) Có TK 3387 (Lãi trả chậm, trả góp) - Tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp của kỳ này hoặc từng kỳ sau được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính: Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính - Khi thực hiện thu tiền bán hàng trả chậm: Nợ TK 111, 112,… Có TK 131 - Phải thu khách hàng - Cuối kỳ, kế toán tính toán, xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 511 Có TK 3331 - thuế GTGT phải nộp (3) Đối với hàng hóa không thuộc diện chịu thuế GTGT: - Doanh thu bán hàng trả chậm, trả góp, được ghi nhận theo giá bán trả ngay không có thuế GTGT đầu ra, và lãi trả chậm, trả góp được ghi nhận vào doanh thu chưa thực hiện, sau đó khoản lãi này được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính của các kỳ tương ứng. Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng Có TK 511 (giá bán trả ngay không có thuế GTGT) Có TK 3387 (lãi trả chậm, trả góp) - Tiền bán hàng trả chậm, trả góp của kỳ này hoặc từng kỳ sau được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính: Nợ TK 3387 Có TK 515 - Khi thu tiền bán hàng trả chậm: Nợ TK 111, 112,… Có TK 131 e, Doanh thu của khối lượng hàng hóa thuộc diện chịu thuế GTGT đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, được ghi nhận theo giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa bao gồm thuế GTGT (theo quy định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt): Nợ TK 111, 112, 131 - tổng giá thanh toán gồm cả thuế TTĐB và thuế GTGT Có TK 511 - giá bán có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT Có TK 3331 - thuế GTGT phải nộp nếu có f, Doanh thu của khối lượng hàng hóa thuộc diện chịu thuế GTGT đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán, chịu thuế xuất khẩu, được ghi nhận theo giá bán đã có thuế xuất khẩu nhưng không gồm thuế GTGT (Theo quy định của luật thuế GTGT: thuế suất của hàng hóa dịch vụ xuất khẩu là 0%): Nợ TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán gồm cả thuế xuất khẩu) Có TK 511 (giá bán có thuế xuất khẩu nhưng chưa bao gồm thuế GTGT) g, Kế toán doanh thu bán hàng bằng phương thức bán qua các đại lý bán đúng giá được hưởng hoa hồng: (1) Kế toán ở đơn vị giao đại lý: Khi xuất kho sản phẩm hàng hóa giao cho các đại lý, ghi nhận trị giá hàng gửi bán đại lý: Nợ TK 157 - Hàng gửi bán Có TK 155, 156 Khi hàng hóa giao cho các đại lý đã được bán, căn cứ vào bảng kê hóa đơn đã bán của hàng hóa đã tiêu thụ do các đại lý hưởng hoa hồng lập gửi về, tùy theo phương pháp nộp thuế của doanh nghiệp bán để ghi nhận doanh thu: - Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng được ghi nhận theo giá bán chưa có thuế GTGT: Nợ TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán) Có TK 511 (giá bán chưa thuế GTGT) Có TK 3331 (thuế GTGT phải nộp) Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra: Nợ TK 632 - giá vốn hàng bán Có TK 157 - Hàng gửi bán - Đối với hàng hóa dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặc hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nhưng doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, doanh thu bán hàng được ghi nhận theo tổng giá thanh toán: Nợ TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán) Có TK 511 (tổng giá thanh toán) Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra: Nợ TK 632 Có TK 157 Số tiền hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận bán hàng đại lý hưởng hoa hồng: Nợ TK 641 - chi phí bán hàng Có TK 111, 112, 131 (2) Kế toán ở đơn vị nhận đại lý: Hàng hóa nhận bán đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, được ghi nhận theo giá trị hàng hóa nhận bán đại lý vào tài khoản 003 “Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược”. Khi nhận hàng đại lý, ký gửi ghi bên Nợ, khi xuất bán hoặc xuất trả lại kho cho bên giao hàng, ghi bên Có TK 003. Khi bán hàng hóa nhận đại lý: - Khi xuất bán hàng nhận đại lý, phải lập hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng theo chế độ quy định căn cứ vào hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng và các chứng từ liên quan, và ghi nhận số tiền bán hàng đại lý phải trả cho bên giao hàng: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 331 - Phải trả người bán (tổng giá thanh toán) - Định kỳ, khi xác nhận doanh thu bán hàng đại lý là hoa hồng được hưởng, đơn vị nhận bán đại lý phải lập hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định và phản ánh doanh thu bán hàng đại lý: Nợ TK 331 Có TK 511 (hoa hồng bán hàng đại lý) Có TK 3331 (nếu có) - Khi trả tiền bán hàng đại lý cho bên giao hàng Nợ TK 331 Có TK 111, 112. h, Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu Nợ TK 511 Có TK 531 - hàng bán bị trả lại Có TK 532 - giảm giá hàng bán Có TK 521 - chiết khấu thương mại i, Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 “xác định kết quả kinh doanh” Nợ TK 511 Có TK 911 4, Phương pháp hạch toán doanh thu bán hàng nội bộ Nguyên tắc doanh thu bán hàng nội bộ được thực hiện như quy định đối với doanh thu bán hàng. Sơ đồ 1a Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ 112, 136 512 911 531 3331 (1)doanh thu bán hàng (4) kết chuyển (2)Dthu HB bị trả lại lạij đầu ra Thuế GTGT doanh thu thuần nội bộ (3) kế chuyển doanh thu HB bị trả lại phát sinh trong kỳ Sơ đồ 1b Kế toán DTBH nội bộ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 531 112, 136 512 33311 911 Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp Dthu bán hàng nội bộ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Kết chuyển doanh thu thuần Kết chuyển doanh thu HB bị trả lại phát sinh trong kỳ Sơ đồ 1c Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ không chịu thuế GTGT 531 Kết chuyển doanh thu thuần Dthu bán hàng nội bộ Doanh thu hàng bán bị trả lại Kết chuyển doanh thu HB bị trả lại 911 512 111, 112 III. Một số kiến nghị đóng góp với chế độ kế toán doanh thu hiện hành. 1, Vấn đề thương mại điện tử hiện nay - chế độ kế toán doanh thu hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể. Từ năm 2005, các điều kiện cần thiếu cho sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử ở Việt Nam đã được xác lập, điều này làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên phong phú hơn, với những đổi mới cả về hình thức lẫn nội dung. Nếu chỉ căn cứ vào những chuẩn mực và quy định kế toán hiện hành thì không đủ cơ sở để xác định thời điểm ghi nhận, cũng như giá trị ghi nhận. Thứ nhất, vấn đề xác định thời điểm ghi nhận doanh thu. Một trong những yếu tố quan trọng khi kế toán doanh thu là phải xác định đúng thời điểm ghi nhận, đảm bảo thông tin phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là trung thực và đầy đủ. Chế độ kế toán doanh thu quy định, doanh thu được ghi nhận khi thỏa mãn 5 điều kiện đã nêu ở trên, tuy nhiên trong lĩnh vực kinh doanh hàng công nghệ cao, với thông lệ bán hàng hóa hay dịch vụ trọn gói thì việc xác định thời điểm này tương đối phức tạp. Trọn gói là việc doanh nghiệp tích hợp nhiều hoạt động tạo ra doanh thu có mối quan hệ ràng buộc vào trong một giao dịch, chẳng hạn bán đầu thu kỹ thuật số kèm dịch vụ truyền hình, bán phần mềm kèm cập nhật. Giao dịch trọn gói này không chỉ làm tăng doanh thu mà còn kéo dài sự ràng buộc giữa nhà cung cấp và khách hàng. Sau khi hoàn tất việc lắp đặt đầu thu, nhà cung cấp phải đảm bảo việc phát sóng liên tục. Như vậy kế toán sẽ ghi nhận toàn bộ doanh thu của gói ngay sau thời điểm bán hàng thông thường hay sẽ tách giao dịch này thành từng hoạt động riêng biệt và ghi nhận doanh thu cho từng hoạt động? Việc ghi nhận toàn bộ doanh thu ngay sau thời điểm bán hàng thông thường là không phù hợp với chế độ kế toán. Trong các trường hợp bán hàng hóa dịch vụ trọn gói trên, một phần dịch vụ hay hàng hóa vẫn chưa được thực hiện nên không thể coi là doanh thu trong kì. Nếu kế toán tách riêng biệt từng hoạt động để ghi nhận doanh thu thì trong nhiều trường hợp, việc nhận diện từng phần riêng biệt của giao dịch là không thể. Chẳng hạn, đối với giao dịch bán đầu thu kỹ thuật số kèm cung cấp dịch vụ phát sóng, trên bảng giá của nhà cung cấp đưa ra thì toàn bộ số tiền nhận từ người mua là giá trị của đầu thu, miễn phí dịch vụ chương trình. Nhưng chắc rằng khách hàng sẽ không mua đầu thu nếu không có dịch vụ truyền hình kèm theo. Đối với giao dịch phần mềm kèm cung cấp cập nhật, có thể khách hàng chỉ trả với giá thấp hơn, thậm chí không tiến hành giao dịch nếu không được cập nhật và cung cấp các bản vá lỗi. Như vậy mặc dù thỏa thuận là miễn phí, về bản chất các hàng hóa các hàng hóa và dịch vụ đi kèm này là phần không thể thiếu của giao dịch chiếm một tỷ lệ nhất định trong tổng giá trị giao dịch, mà kế toán không thể tách biệt khi ghi nhận doanh thu. Thứ hai, là việc xác định giá trị khi ghi nhận doanh thu. Yếu tố thứ hai cũng không kém quan trọng là kế toán xác định được giá trị để ghi nhận doanh thu. Theo chế độ kế toán hiện hành thì doanh thu được ghi nhận theo giá trị hợp lý, nhưng với một số giao dịch trên internet thì giá trị hợp lý không phải lúc nào cũng xác định được, điển hình là thương mại “hàng đổi hàng”. Thương mại hàng đổi hàng đã xuất hiện từ rất lâu, trong quá trình này, người bán là người cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị hàng hóa dịch vụ tương đương nào đó. Khi giao dịch diễn ra trong môi trường kinh doanh thông thường, việc xác định giá trị hợp lý của giao dịch hàng đổi hàng tương đối đơn giản, chẳng hạn một công ty Xuất Nhập Khẩu trong nước thực hiện giao dịch đổi hải sản lấy thép với một công ty nước ngoài. Mặc dù đây là giao dịch hàng đổi hàng nhưng giá trị của hải sản đem trao đổi và giá trị của thép nhận về đều được ghi trên hợp đồng ký kết giữa hai bên, nếu không có sự thỏa thuận thì kế toán vẫn có thế xác định được giá trị hợp lý của các hàng hóa này trên cơ sở các hàng hóa tương tự trên thị trường. Trong môi trường thương mại điện tử, việc xác định này đôi khi trở nên phức tạp, điển hình là đối với giao dịch “đổi quảng cáo lấy quảng cáo” trên các trang web, một công ty A cho một công ty B đặt quảng cáo trên trang web của mình không lấy tiền, đổi lại công ty B lại cho công ty A đặt quảng cáo của A lên trang web của B cũng miễn phí. Dưới góc độ kinh doanh, việc trao đổi này càng mở rộng, các công ty càng tận dụng được nhiều hơn khả năng của internet trong quá trình thông tin, quảng cáo đến khách hàng. Dưới góc độ kế toán, giá trị mỗi quảng cáo trên các mạng web là khác nhau, và không đồng nhất, như vậy việc trao đổi này là trao đổi giữa các hàng hóa không tương tự, nói cách khác đây là giao dịch đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu. Nhưng doanh thu sẽ được ghi nhận với giá trị bao nhiêu?. Quay trở lại với việc trao đổi quảng cáo trên trang web giữa hai công ty A và B. Hợp đồng giữa hai bên chỉ thỏa thuận về thời hạn mỗi bên được đặt quảng cáo trên trang web của đối tác, không đề cập đến giá trị bằng tiền của việc đặt quảng cáo đó là bao nhiêu. Trong trường hợp này để ghi nhận doanh thu trên cơ sở chế độ kế toán hiện hành thì phải xác định giá cả hợp lý theo giá cả của hàng hóa tương đương trên thị trường. Mặt khác, vì giá trị quảng cáo trên mỗi trang web khác nhau là khác nhau, trong điều kiện chưa có tổ chức đủ uy tín đưa ra một chuẩn chung để lượng giá mọi trang web thì giá trị quảng cáo trên mỗi trang web chỉ có thể so sánh với chính nó hay nói cách khác chỉ có hàng hóa tương đương duy nhất là chính nó. Đặt giả thiết rằng đây là lần đầu tiên cả hai công ty đồng ý để một đối tượng bên ngoài đặt quảng cáo trên trang web của mình, và đây là một giao dịch đơn thuần “đổi quảng cáo lấy quảng cáo”. Như vậy cả hai công ty đều không thể xác định được giá trị hợp lý của quảng cáo đem trao đổi. Phương hướng để giải quyết những vấn đề trên Để giải quyết những vấn đề trên, chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của một số nước đi trước. Đối với giao dịch bán hàng hóa dịch vụ trọn gói, kế toán phải tách biệt từng phần của gói hàng hóa dịch vụ nếu thoả mãn điều kiện sau: - Thành tố được xem là riêng biệt nếu thành tố đó có thể được đem bán một cách riêng rẽ - Kế toán có căn cứ xác định giá t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc44.doc
Tài liệu liên quan