Đề tài Bàn về tổ chức kế toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TSCĐ HH 2

1.1 Khái niệm và đặc điểm TSCĐ HH. 2

1.1.1 Khái niệm. 2

1.1.2 Đặc điểm TSCĐ HH. 3

1.2 Yêu cầu của quản lý TSCĐ HH. 3

1.3 Nguyên tắc tổ chức kế toán TSCĐ HH 3

PHẦN 2: NỘI DUNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TSCĐ HH 5

2.1 Tổ chức phân loại và đánh giá TSCĐ HH 5

2.1.1 Tổ chức phân loại TSCĐ HH 5

2.1.2 Tổ chức đánh giá TSCĐ HH. 6

2.1.2.1 Nguyên giá của TSCĐ HH. 6

2.1.2.2 Giá trị hao mòn và khấu hao TSCĐ. 8

2.1.2.3 Giá trị còn lại củaTSCĐ. 11

2.2 Hạch toán tăng giảm và sửa chữa TSCĐ HH. 12

2.2.1 Tài khoản sử dụng. 12

2.2.2 Hạch toán tình hình tăng TSCĐ HH. 12

2.2.3 Hạch toán tình hình giảm TSCĐ HH. 14

2.2.4 Hạch toán nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ 15

2.3 Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐHH. 15

2.3.1 Các loại chứng từ sử dụng 15

2.3.2 Thủ tục hạch toán TSCĐ HH. 16

2.3.3 Các loại sổ sách sử dụng trong tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ HH 17

2.3.3.1 Thẻ TSCĐ 17

2.3.3.2 Sổ TSCĐ: 19

2.4 Tổ chức kế toán tổng hợp TSCĐ. 23

2.4.1 Nếu doanh nghiệp áo dụng theo hình thức ghi sổ Nhật ký chung thì các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ theo dõi trên: 24

2.4.2 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức ghi sổ là Chứng từ ghi sổ thì các sổ tổng hợp sử dụng bao gồm: 25

2.4.3 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ. 26

2.4.4 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký Sổ cái thì sổ sách sử dụng bao gồm: 27

PHẦN III: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ HH 29

3.1. Những bất cập phải hoàn thiện kế toán TSCĐHH trong doanh nghiệp 29

3.2: Yêu cầu hoàn thiện kế toán TSCĐHH trong các doanh nghiệp Việt Nam: 29

3.3. Phương hướng hoàn thiện kế toán TSCĐ HH : 30

3.4. Giải pháp hoàn thiện kế toán TSCĐHH: 31

KẾT LUẬN 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 35

 

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2901 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bàn về tổ chức kế toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột số tình huốn hình thành TSCĐ HH như sau: TSCĐ hữu hình mua sắm Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu; Chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); Chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác. Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có). Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vô hình. Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”. Các khoản chi phí phát sinh như: Chi phí quản lý hành chính, chi phí sản xuất chung, chi phí chạy thử và các chi phí khác… nếu không liên quan trực tiếp đến việc mua sắm và đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì không được tính vào nguyên giá TSCĐ HH. Các khoản lỗ ban đầu do máy móc không hoạt động đúng như dự tính được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng, hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử. Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của các tài sản đó. Các chi phí không hợp lý, như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình. TSCĐ hữu hình thuê tài chính Trường hợp đi thuê TSCĐ hữu hình theo hình thức thuê tài chính, nguyên giá TSCĐ được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán “Thuê tài sản”. TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi - Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. - Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi. Ví dụ: Việc trao đổi các TSCĐ hữu hình tương tự như trao đổi máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, các cơ sở dịch vụ hoặc TSCĐ hữu hình khác. TSCĐ hữu hình tăng từ các nguồn khác Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu tặng, được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý ban đầu. Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu thì doanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. 2.1.2.2 Giá trị hao mòn và khấu hao TSCĐ. Hao mòn của TSCĐ là sự giảm dần giá trị của TSCĐ trong quán trình sử dụng do tham gia vào quá trình kinh doanh bị cọ xát, bị ăn mòn hoặc do tiến bộ kỹ thuật… Sự hao mòn TSCĐ có tính khách quan, cho nên khi sử dụng TSCĐ, các doanh nghiệp phải tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng kỳ hạch toán và gọi là khấu hao TSCĐ. Giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác, như: Khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho các hoạt động trong giai đoạn triển khai là một bộ phận chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ vô hình (theo quy định của chuẩn mực TSCĐ vô hình), hoặc chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho quá trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác. Lợi ích kinh tế do TSCĐ HH đem lại được doanh nghiệp khai thác dần bằng cách sử dụng các tài sản đó. Tuy nhiên, các nhân tố khác, như: Sự lạc hậu về kỹ thuật, sự hao mòn của tài sản do chúng không được sử dụng thường dẫn đến sự suy giảm lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp ước tính các tài sản đó sẽ đem lại. Do đó, khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình phải xem xét các yếu tố sau: Mức độ sử dụng ước tính của doanh nghiệp đối với tài sản đó. Mức độ sử dụng được đánh giá thông qua công suất hoặc sản lượng dự tính; Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sử dụng tài sản, như: Số ca làm việc, việc sửa chữa và bảo dưỡng của doanh nghiệp đối với tài sản, cũng như việc bảo quản chúng trong những thời kỳ không hoạt động; Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi hay cải tiến dây truyền công nghệ hay do sự thay đổi nhu cầu của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ do tài sản đó sản xuất ra; Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản, như ngày hết hạn hợp đồng của tài sản thuê tài chính. Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình do doanh nghiệp xác định chủ yếu dựa trên mức độ sử dụng ước tính của tài sản. Tuy nhiên, do chính sách quản lý tài sản của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản có thể ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích thực tế của nó. Vì vậy, việc ước tính thời gian sử dụng hữu ích của một TSCĐ hữu hình còn phải dựa trên kinh nghiệm của doanh nghiệp đối với các tài sản cùng loại. Theo chế độ tài chính hiện hành, các doanh nghiệp có thể tính khấu hao TSCĐ HH theo 3 phương pháp là: Phương pháp khấu hao đường thẳng; Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần; và Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm. Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm (Mkhn) của 1 TSCĐ được tính theo công thức sau: Mkhn = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm. 1 Số năm sử dụng dự kiến Trong đó: 100 x = Tỷ lệ khấu hao năm Theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh, số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm (Mkhn) của 1 TSCĐ được tính theo công thức sau: Mkhn = Giá trị còn lại của tài sản cố định x Tỷ lệ khấu hao nhanh. Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức sau: Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định quy định tại bản dưới đây: Thời gian sử dụng của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh (lần) Đến 4 năm ( t <= 4) 1,5 Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t <= 6 năm) 2,0 Trên 6 năm ( t > 6) 2,5 Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng số đơn vị sản phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra. Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dưới đây: Mức trích khấu Số lượng sản Mức trích khấu hao hao trong tháng phẩm sản xuất x bình quân tính cho của TSCĐ trong tháng 1 đơn vị sản phẩm Trong đó: Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Nguyên giá TSCĐ Sản lượng theo công suất thiết kế = Phương pháp khấu hao do doanh nghiệp xác định để áp dụng cho từng TSCĐ hữu hình phải được thực hiện nhất quán, trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó. Doanh nghiệp không được tiếp tục tính khấu hao đối với những TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. 2.1.2.3 Giá trị còn lại củaTSCĐ. Giá trị còn lại của TSCĐ là giá thực tế của TSCĐ tại một thời điểm nhất định. Người ta chỉ xác định giá trị còn lại của TSCĐ khi bán chúng trên thị trường. Về pheoeng diện kế toán giá trị còn lại của TSCĐ được xác định bằng hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao lũy kế tính đến thời điểm xác định. Mối quan hệ giữa ba chỉ tiêu giá của TSCĐ được thể hiện trong công thức sau: Nguyên giá TSCĐ = Giá trị còn lại TSCĐ + Giá trị hao mòn TSCĐ 2.2 Hạch toán tăng giảm và sửa chữa TSCĐ HH. 2.2.1 Tài khoản sử dụng. Để phản ánh tình hình biến động TSCĐ, doanh nghiệp phải sử dụng các tài khoản chủ yếu sau: Tài khoản 211 “TSCĐ hữu hình”: TK này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ HH của doanh nghiệp theo nguyên giá. - Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ HH của doanh nghiệp tăng trong kỳ. - Bên Có: Nguyên giá TSCĐ HH của doanh nghiệp giảm trong kỳ. - Số dư Nợ: Nguyên giá TSCĐ HH hiện có của doanh nghiệp. TK 211 được chi tiết để theo dõi tình hình biến động của từng loại TSCĐ HH như: - TK 2111 “Nhà cửa, vật kiến trúc”. - TK 2112 “Máy móc thiết bị”. - TK 2113 “Phương tiện vận tải, truyền dẫn”. - TK 2114 “Thiết bị, dụng cụ quản lý”. - TK 2115 “Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm”. - TK 2118 “TSCĐ HH khác” TK 212 “TSCĐ thuê tài chính”. TK 214 “Hao mòn TSCĐ”: TK này phản ánh tình hình biến động của TSCĐ theo giá trị hao mòn. - Bên Nợ: Giá trị hao mòn của TSCĐ giảm trong kỳ. - Bên Có: Giá trị hao mòn của TSCĐ tăng trong kỳ. - Số dư bên Có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có. 2.2.2 Hạch toán tình hình tăng TSCĐ HH. Trong các Doanh nghiệp kinh doanh, TSCĐ HH tăng lên do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đầu tư mua sắm trực tiếp, do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao, do được biếu tặng, nhận góp vốn liên doanh…Quá trình hạch toán tăng TSCĐ HH được thể hiện trong sơ đồ dưới đây. SƠ ĐỒ 1.1 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP TĂNG TSCĐ HH TK 111, 112, 331, 341 TK 211 Giá mua và phí tổn của TSCĐ HH không qua lắp đặt TK 133 TK 241 TK 152, 334, 338 Chi phí XD, lắp đặt, triển khai TK 411 Nhà nước cấp hoặc nhận vốn góp đầu tư bằng TSCĐ TK 711 Nhận quà biếu, quà tặng, viện trợ không hoàn lại bằng TSCĐ TK 3381 TSCĐ thừa không rõ nguyên nhân TK 221 Nhận lại vốn góp bằng TSCĐ TK 342 Nhận lại TSCĐ thuê tài chính TK 138 Thuế GTGT nằm trong nợ gốc 2.2.3 Hạch toán tình hình giảm TSCĐ HH. SƠ ĐỒ 1.2 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP GIẢM TSCĐ HH TK 211 TK 811, 1381 Giá trị còn lại của TSCĐ nhượng bán, thanh lý, trao đổi không tương tự, thiếu TK 214 TK 627, 641, 642… Giá trị hao Khấu hao TSCĐ mòn giảm TK 221, 222, 223, 228 Góp vốn bằng TSCĐ TK 811 TK 3387, 711 Chênh lệch Chênh lệch giảm tăng TK 411 Trả vốn góp đầu tư hoặc điều chuyển cho đơn vị khác TK 214 TK 211 Giá trị hao mòn giảm Trao đổi TSCĐ tương tự Hạch toán nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ SƠ ĐỒ 1.3 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP SỬA CHỮA TSCĐ HH TK 211 TK 627, 641, 642… Chi phí sửa chữa thường xuyên TK 241 CP SCL theo KH Vượt dự toán TK 133 Thuế TK 335 K/c CP Trích trước chi GTGT SCL theo KH phí SCL theo KH đầu vào TK 627 K/c phần Tập hợp CP SCL dự toán thừa và SC nâng cấp CP SCL ngoài KH phân bổ và chi phí kinh doanh năm nay TK 242 CPSCL chờ Phân bổ CP SCL phân bổ vào chi phí KD TK 211 Kết chuyển chi phí sửa chữa nâng cấp Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐHH. Các loại chứng từ sử dụng Chứng từ tăng, giảm TSCĐ:       - Quyết định liên quan đến sự tăng, giảm TSCĐ phụ thuộc vào chủ sở hữu TSCĐ.       - Chứng từ TSCĐ, bao gồm các chứng từ:       + Biên bản giao, nhận TSCĐ (Mẫu số 01-) TSCĐ       + Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu số 03 -TSCĐ).       + Biên bản giao nhận TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành (mẫu số 04 - TSCĐ)       + Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu số 05-TSCĐ)             + Thẻ TSCĐ Chứng từ về khấu hao TSCĐ:             - Thẻ TSCĐ                      - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Thủ tục hạch toán TSCĐ HH. Quy trình hạch toán TSCĐ HH được khái quá trong sơ đồ dưới đây: Giám đốc Hội đồng giao nhận Kế toán TSCĐ Bảo quản, lưu trữ Nghiệp vụ TSCĐ Quyết định tăng, giảm TSCĐ Lập, hủy thẻ TSCĐ. Ghi sổ chi tiết, tổng hợp. Lập bảng tính khấu hao Giao nhận tài sản và lập các chứng từ Khi có TSCĐ HH mới đưa vào sử dụng, doanh nghiệp phải lập Hội đồng giao nhận gồm có đại diện bên giao, đại diện bên nhận và một số ủy viên để lập “Biên bản giao nhận TSCĐ” cho từng đối tượng TSCĐ. Đối với những TSCĐ cùng loại, giao nhận cùng một lúc, do cùng một đơn vị chuyển giao thì có thể lập chung một biên bản. Sau đó phòng kế toán phải sao lại cho mỗi đối tượng ghi TSCĐ HH một bản để lưu vào hồ sơ riêng cho từng TSCĐ HH. Mỗi bộ hồ sơ bao gồm: “Biên bản giao nhận TSCĐ”, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật và các chứng từ khác có liên quan. Căn cứ vào hồ sơ TSCĐ, kế toán mở thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của doanh nghiệp. Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập, kế toán trưởng ký xác nhận. Thẻ này được lưu ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Khi lập xong, thẻ TSCĐ được dùng để ghi vào “Sổ tài sản cố định”, sổ này được lập chung cho toàn doanh nghiệp một quyển và từng đơn vị sử dụng mỗi nơi một quyển. TSCĐ HH của doanh nghiệp có thể giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như điều chuyển cho đơn vị khác, đem đi góp vốn liên doanh, liên kết, nhượng bán, thanh lý,… tùy theo từng trường hợp giảm TSCĐ mà doanh nghiệp phải lập các chứng từ như “Biên bản giao nhận TSCĐ”, “Biên bản thanh lý TSCĐ”… Trên cơ sở các chứng từ này kế toán ghi giảm TSCĐ trên các “Sổ tài sản cố định”. Trường hợp di chuyển TSCĐ HH giữa các bộ phận trong doanh nghiệp thì kế toán ghi giảm TSCĐ HH trên “Sổ tài sản cố định” của bộ phận giao và ghi tăng trên “Sổ tài sản cố định” của bộ phận nhận. 2.3.3 Các loại sổ sách sử dụng trong tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ HH Để hạch toán chi tiết TSCĐ các doanh nghiệp sẽ sử dụng các sổ sau đây: 2.3.3.1 Thẻ TSCĐ TSCĐ là những tư liệu sản xuất có giá trị lớn, qua quá trình sử dụng không biến đổi hình thái vật chất và giá trị của nó sẽ dịch chuyển từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Vì vậy, Thẻ TSCĐ vừa là một chứng từ vừa là sổ chi tiết để theo dõi từng TSCĐ về nguyên giá, hao mòn, nơi quản lý sử dụng, công suất, diện tích thiết kế... Thẻ TSCĐ được lập khi bàn giao TSCĐ và căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ để lập. Mỗi một TSCĐ có một thẻ TSCĐ. Thẻ TSCĐ được đánh số liên tục từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động. Sau đây là mẫu Thẻ TSCĐ Đơn vị: ………………………. Mẫu số: 23 - DN Địa chỉ: ……………………… Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH      Số:............ Ngày :............tháng:.............năm:......... lập thẻ……… Căn cứ vào biên bản giao  nhận TSCĐ số:.............ngày........ Tháng..... Năm:.................... Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ.......................Số hiệu TCSĐ.............................................................. Nước sản xuất (xây dựng).....................................................Năm sản xuất ............................................................................... Bộ phận quản lý, sử dụng.......................................................Năm đưa vào sử dụng.................................................................. Công suất (diện tích) thiết kế....................................................................................................................... Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày......... Tháng .... Năm:............ Lý do đình chỉ................................................................................................................................................... Số hiệu Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mònTSCĐ Chứng từ Ngày, tháng, năm Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn DỤNG CỤ PHỤ TÙNG KÈM THEO STT Tên, quy cách Đơn vị tính Số lượng Giá trị phụ tùng Ghi giảm TSCĐ chứng từ số:.................................... Ngày............. Tháng............ Năm............. Lý do giảm:.................................................................................................................................................................................. Ngày……….tháng………….năm………… Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Phương pháp ghi sổ: Khi đơn vị có một TSCĐ mới thì, căn  cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán chi tiết TSCĐ sẽ lập thẻ TSCĐ (ghi tất cả các thông tin lên mẫu trên trừ dòng “ Đình chỉ sử dụng......” và dòng “ Ghi giảm TSCĐ ....”để theo dõi tình hình cụ thể của từng TSCĐ . Cuối mỗi năm tài chính, kế toán sẽ tổng hợp số khấu hao của từng TSCĐ để ghi lên cột “Giá trị hao mòn” và cộng dồn số khấu hao để theo dõi được giá trị còn lại của từng TSCĐ. Khi ngưng sử dụng TSCĐ, kế toán sẽ ghi vào dòng “ Đình chỉ sử dụng......” và khi thanh lý TSCĐ, thì căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán sẽ ghi vào dòng “ Ghi giảm TSCĐ ....”.  2.3.3.2 Sổ TSCĐ: Đây là sổ TSCĐ dùng chung cho toàn doanh nghiệp. Sổ này được dùng để theo dõi từng loại TSCĐ cho toàn doanh nghiệp như: Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn,..... Mỗi loại sử dụng một quyển hoặc một số trang sổ tùy thuộc vào quy mô của đơn vị. TSCĐ hữu hình được theo dõi chi tiết trên hai loại sổ chi tiết: Mẫu 1: Sổ TSCĐ (S21 – DN). Đơn vị: …………………… Địa chị: …………………… (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm: ………………… Loại tài khoản: …………….. STT Ghi tăng tài sản cố định Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Tên, đặc điển. ký hiệu TSCĐ Nước sản xuất Tháng, năm đưa vào sử dụng Số hiệu TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Khấu hao Khấu hao đã tính đến khi ghi giảm TSCĐ Chứng từ Lý do giảm TSCĐ Số hiệu Ngày tháng Tỷ lệ (%) khấu hao Mức khấu hao Số hiệu Ngày tháng A B C D E G H 1 2 3 4 I K L Cộng X X X X X x - Sổ này có ………..trang, đánh số từ trang 01 đến trang…………. - Ngày mở sổ: ……………………………….. Ngày……….tháng………….năm………… Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Mẫu sổ này dùng chung cho toàn doanh nghiệp, được mở cho cả năm, ghi nhận theo các nhóm chỉ tiêu: Chỉ tiêu chung về TSCĐ. Chỉ tiêu tăng nguyên giá TSCĐ. Chỉ tiêu khấu hao TSCĐ. Chỉ tiêu giảm nguyên giá TSCĐ. Sổ này mở căn cứ vào cách thức phân loại tài sản đặc trưng kỹ thuật và đối tượng ghi, thông thường mỗi sổ dùng cho một loại TSCĐ (Nhà cửa, Máy móc thiết bị, Phương tiện vận tải,…). Cơ sở để ghi sổ này là chứng từ tăng, giảm, khấu hao và Thẻ TSCĐ. Mẫu 2: Sổ TSCĐ và Công cụ dụng cụ tại nơi sử dụng (S22 – DN) Mỗi phòng, ban (bộ phận) trong đơn vị đều sử dụng một số lượng TSCĐ nhất định. Vì vậy, để quản lý và theo dõi tình hình sử dụng những TSCĐ trên, kế toán phải mở sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng theo mẫu sau: Đơn vị: ………………….. Địa chỉ: …………………. ( Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC). SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI NƠI SỬ DỤNG Năm:…………………. Tên đơn vị ( phòng, ban hoặc người sử dụng): …………………. Ghi tăng tài sản cố định và công cụ dụng cụ Ghi giảm tài sản cố định và công cụ dụng cụ Chứng từ Tên, nhãn hiệu, quy cách tài sản cố định và công cụ dụng cụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Số tiền Chứng từ Lý do Số lượng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng A B C D 1 2 3=2 X 1 E G H 4 5 I - Sổ này có ………..trang, đánh số từ trang 01 đến trang…………. - Ngày mở sổ: ……………………………….. Ngày……….tháng………….năm………… Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sổ này được mở cho từng đơn vị sử dụng. Mỗi đơn vị một số. Hằng ngày, căn cứ vào Biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán sẽ ghi vào cột tăng, căn cứ vào biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ ghi vào cột Giảm TSCĐ theo từng đơn vị sử dụng. Với hệ thống sổ chi tiết như trên thì kế toán chỉ tiết TSCĐ không thể tổng hợp số liệu về  tăng, giảm TSCĐ trong quý/ năm để đối chiếu với sổ cái TK 211, 212, 213. Vì vậy cuối quý/ năm, căn cứ vào sổ TSCĐ kế toán chi tiết TSCĐ sẽ lập bảng tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ theo loại: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính như sau: BẢNG TỔNG HỢP TĂNG TSCĐ: HỮU HÌNH/ VÔ HÌNH/ THUÊ TÀI CHÍNH QUÝ/ NĂM: STT Tên, nhãn hiệu,  quy cách TSCĐ Số hiệu Số  thẻ Tỷ lệ khấu hao (số năm sử dụng) Đơn vị sử dụng Nguyên giá TỔNG BẢNG TỔNG HỢP GIẢM TSCĐ: HỮU HÌNH/ VÔ HÌNH/ THUÊ TÀI CHÍNH QUÝ/ NĂM: STT Tên, nhãn hiệu,  quy cách TSCĐ Số hiệu Số  thẻ Đơn vị sử dụng Khấu hao lũy kế Nguyên giá TỔNG 2.4 Tổ chức kế toán tổng hợp TSCĐ. Tùy thuộc vào hình thức sổ mà doanh nghiệp áp dụng các trình tự ghi chép trên toàn bộ hệ thống sổ 2.4.1 Nếu doanh nghiệp áp dụng theo hình thức ghi sổ Nhật ký chung thì các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ theo dõi trên: Sổ Nhật ký chung. Sổ cái các tài khoản: TK 211, TK 212, TK 213, TK 214. Trình tự ghi chép trên toàn bộ hệ thống hổ được khái quát trong sơ đồ dưới đây: HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG Bảng tổng hợp chi tiết tăng, giảm Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh Chứng từ gốc về tăng, giảm và khấu hao TSCĐ Sổ Nhật ký chung Thẻ TSCĐ Sổ chi tiết TSCĐ( 2 mẫu) Sổ cái TK 211, 212, 213, 214 Ghi chú: Ghi hàng tháng Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu 2.4.2 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức ghi sổ là Chứng từ ghi sổ thì các sổ tổng hợp sử dụng bao gồm: Chứng từ ghi sổ lập cho từng nghiệp vụ tăng riêng, giảm riêng và trích khấu hao riêng. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái tài khoản: TK 211, 212, 213, 214. Trình tự ghi chép trên toàn bộ hệ thống hổ được khái quát trong sơ đồ dưới đây: HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ chi tiết TSCĐ( 2 mẫu) Bảng tổng hợp chi tiết tăng, giảm Chứng từ gốc về tăng, giảm và khấu hao TSCĐ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Thẻ TSCĐ Chứng từ ghi sổ (tăng, giảm, khấu hao) Sổ cái TK 211, 212, 213, 214 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng tháng Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu 2.4.3 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ. Với các nghiệp vụ tăng TSCĐ: căn cứ vào các Nhật ký chứng từ 1, 2, 5, 8, 10,…(Phần ghi Có TK 211, 212, 213). Với các nghiệp vụ giảm TSCĐ: lấy từ Nhật ký chứng từ 9.(Phần ghi Có TK 211, 212, 213, đối ứng Nợ các tài khoản liên quan). Với khấu hao TSCĐ: Sổ cái TK 211, 212, 213, 214 Phần khấu hao tăng: dựa vào Nhật ký chứng từ 7 ( Phần ghi Nợ TK liên quan, ghi Có TK 214). Phần khấu hao giảm: dựa vào Nhật ký chứng từ 9 Sổ cái TK 211, 212, 213, 214 Trình tự ghi chép trên toàn bộ hệ thống hổ được khái quát trong sơ đồ dưới đây: HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Chứng từ gốc về tăng, giảm và khấu hao TSCĐ Nhật ký chứng từ 1,2,5,4,10 Nhật ký chứng từ 9 Bảng kê 4,5,6 Nhật ký chứng từ 7 Sổ chi tiết TSCĐ( 2 mẫu Thẻ TSCĐ Sổ cái TK 211, 212, 213, 214 Bảng tổng hợp chi tiết tăng, giảm Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng tháng Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu 2.4.4 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký Sổ cái thì sổ sách sử dụng bao gồm: Sổ cái tài khoản: TK 211, 212, 213, 214. Trình tự ghi chép trên toàn bộ hệ thống hổ được khái quát trong sơ đồ dưới đây: HÌNH THỨC NHẬT KÝ SỔ CÁI Chứng từ gốc về tăng, giảm và khấu hao TSCĐ Nhât ký sổ cái TK 211, 212, 213,214 Thẻ TSCĐ Sổ chi tiết TSCĐ( 2 mẫu) Bảng tổng hợp chi tiết tăng, giảm Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng tháng Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu PHẦN III: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ HH 3.1. Những bất cập phải hoàn thiện kế toán TSCĐHH trong doanh nghiệp Hoàn thiện kế toán nói chung và kế tóan TSCĐHH nói riêng là nhu cầu thiết yếu đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, sự nỗ lực hoàn thiện công tác kế toán tại mỗi doanh nghiệp không thể đạt kết quả cao nếu không có sự hoàn thiện đồng bộ của chế độ kế toán của nhà nước ban hành. Hệ thống kế toán hiện hành đã vận dụng nguyên tắc chuẩn mực kế toán quốc tế và kế thừa kinh nghiệm của kế toán các nước phát triển. Tuy vậy, việc vận dụng các nguyên tắc, chuẩn mực này mới chỉ là bước đầu trong điều kiện các cơ chế tài chính và hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, đồng bộ nên còn hạn chế nhiều mặt. Bản thân việc xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng chủ yếu trên cơ sở sửa đổi chuẩn mực kế toán quốc tế nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mới chỉ tập trung vào hệ thống kế toán tài chính chứ chưa nhận thức được kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112681.doc
Tài liệu liên quan