Đề tài Báo cáo Tìm hiểu giai đoạn thực hiện kiểm toán trong quy trình kiểm toán quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản của kiểm toán Nhà nước

Lời nói đầu 1

Nội Dung. 3

I. Những vấn đề chung về XDCB và thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán của kiểm toán Nhà nước. 3

1. Khái niệm và đặc điểm về công trình đầu tư xây dựng cơ bản. 3

2. Khái niệm quy trình kiểm toán, thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán và sự cần thiết của nó. 4

3. Mục đích và yêu cầu kiểm toán báo cáo quyết toán các dự án đầu tư XDCB của kiểm toán Nhà nước. 5

II. Thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán trong quy trình kiểm toán xây dựng cơ bản của kiểm toán Nhà nước. 6

A. Kiểm toán tuân thủ luật pháp, chế độ quản lý đầu tư và xây dựng.7

1. Kiểm toán tuân thủ giai đoạn chuản bị đầu tư. 7

1.1. Mục tiêu và rủi ro giai đoạn kiểm toán tuân thủ giai đoạn chuẩn bị đầu tư. 7

1.2. Nội dung kiểm toán giai đoạn chẩn bị đầu tư. 8

1.3. Kỹ thuật sử dụng .8

2. Kiểm toán tuân thủ giai đoạn thực hiện đầu tư và kết thúc dự án đầu tư đưa vào khai thác sử dụng. 8

2.1. Mục tiêu và rủi ro kiểm toán giai đoạn thực hiện đầu tư và kết thúc dự án đưa vào khai thác sử dụng. 8

2.2. Nội dung kiểm toán tuân thủ giai đoạn thực hiện và kết thúc đầu tư. 9

2.3. kỹ thuật sử dụng 10

B. Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành. 11

1. Mục tiêu và rủi ro kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành. 11

2. Nội dung kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành 14

2.1 Kiểm toán nguồn vốn đầu tư 14

2.2. Kiểm toán vốn đầu tư thực hiện 14

2.3 Kiểm toán chi phí đầu tư tính vào giá trị công trình 18

2.4 Kiểm toán giá trị tài sản bàn giao cho sản xuất sử dụng 18

2.5 Kiểm toán tình hình công nợ và vật tư tồn đọng. 19

III. Một số nhận xét và kiến nghị về giai đoạn thực hiện kiểm toán trong quy trình kiểm toán đầu tư XDCB của kiểm toán Nhà nước. 20

1. Những hạn chế còn tồn tại. 20

2. Những kiến nghị đối với bước thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán XDCB của kiểm toán Nhà nước. 27

Kết luận 32

 

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1902 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Báo cáo Tìm hiểu giai đoạn thực hiện kiểm toán trong quy trình kiểm toán quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản của kiểm toán Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y dựng. 2.3. kỹ thuật sử dụng Trong giai đoạn này kiểm toán Nhà nước cũng áp dụng những thủ tục, phương pháp kiểm toán tương tự như những phương pháp đã sử dụng cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư để thu thập bằng chứng kiểm toán nhằm thực hiện mục tiêu của mình trong giai đoạn này. B. KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH. 1. Mục tiêu và rủi ro kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án công trình hoàn thành theo chế độ báo cáo tài chính bao gồm các nội dung chính như sau: vốn đầu tư thực hiện từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến kết thúc xây dựng công trình đưa vào khai thác sử dụng; Các nguồn vốn đầu tư; Giá trị công trình đầu tư và giá trị tài sản bàn giao đưa vào khai thác sử dụng (gồm giá trị tài sản cố định và giá trị tài sản lưu động) đã được quy về mặt giá tại thời điểm bàn giao; Tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng đến thời điểm quyết toán vốn đầu tư. Mục tiêu của kiểm toán Nhà nước ở giai đoạn này đó là kiểm tra xác nhận tính trung thực, hợp lý của báo cáo quyết toán được thể hiện trên hai khía cạnh: tính hợp pháp, hợp lý của các khoản chi phí được hạch toán vào chi phí công trình (tình hình sử dụng vốn) và xem xét báo cáo tài chính có phù hợp với nguyên tắc, chuẩn mực kế toán hiện hành và yêu cầu của pháp luật hay không. Kiểm toán Nhà nước cũng hướng vào mục tiêu xác định được tổng số vốn đã đầu tư, đã cấp phát cho công trình; vốn đầu tư đã thực hiện; giá trị những hạng mục công trình đã đưa vào sử dụng hoặc bàn giao cho ngành khác sử dụng. Đồng thời xác định những giá trị không nằm trong giá trị công trình để ghi giảm vốn cho công trình một cách đúng đắn và hợp pháp. Qua kiểm toán đánh giá, phân tích kết quả quản lý đầu tư xây dựng dự án, kiến nghị biện pháp quản lý và bổ sung sửa đổi chính sách, chế độ quản lý vốn đầu tư xây dựng của nhà nước. Trong giai đoạn này kiểm toán Nhà nước căn cứ vào: Quy chế quản lý đầu tư – xây dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện; Quy chế quản lý sử dụng nguồn vốn ODA đối với công trình xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài; Các chế độ quản lý tài chính, kế toán của Nhà nước. Căn cứ vào thời gian kiểm toán và tình hình cụ thể của công trình đầu tư, tập chung kiểm toán tính đúng đắn, hợp pháp, hợp lệ của vốn đầu tư, vốn đầu tư thực hiện, chi phí đầu tư tính vào giá trị công trình, tình hình công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng. Trong quá trình thực hiên kiểm toán kiểm toán Nhà nước thường gặp phải những rủi ro chủ yếu sau: Đối với kiểm toán nguồn vốn đầu tư: Các nguồn vốn bị phân loại sai lệch, nguồn vốn này hạch toán vào nguồn vốn kia và ngược lại; Hạch toán không đầy đủ nguồn vốn, hoặc phản ánh không đầy đủ, không hết các nguồn, rủi ro này thường xảy ra tại các công trình có nguồn vốn nước ngoài, vốn huy động của địa phưong, huy động tài sản và sức lao động của dân, các nguồn vốn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoặc đơn vị sự nghiệp có thu; Nguồn thu được trong quá trình đầu tư (bán phế liệu, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi ngân hàng,...); Nguồn vốn của cơ quan cấp vốn hoặc ngân hàng không khớp đúng vơi số dư nguồn vốn. Đối với kiểm toán vốn đầu tư thực hiện: Phản ánh không đúng khối lượng XDCB hoàn thành, thường là tăng khối lượng ở những phần che khuất hoặc rất khó khăn trong việc kiểm tra cụ thể; Tính toán sai về khối lượng xây lắp hoàn thành quyết toán so với thiết kế, bản vẽ hoàn công sai lệch với thực tế; Tính trùng lắp khối lượng xây lắp của công trình như: bê tông, xây, trát, mộc, nề, lát... Áp dụng các định mức đơn giá không chính xác, thường là áp dụng các định mức và đơn giá cao hơn quy định trong dự toán; Tính sai phụ phí xây lắp theo quy định hoặc tính phụ phí xây lắp trên giá trị sản phẩm công nghiệp đưa vào lắp đặt; Tính sai khối lượng vật liệu được tính chênh lệch giá do áp dụng sai định mức hoặc sai thời điểm quy định tính chênh lệch giá... Vượt các định mức chi phí theo quy định của dự toán, tính sai về giá trị xây lắp quyết toán, biên bản ngiệm thu phản ánh không trung thực, có nhiều sai sót. Mặt khác, các rủi ro thường gặp trong giai đoạn này liên quan đến chi phí thiết bị hoàn thành nữa là: Chất lượng vật tư, thiết bị và tính năng sử dụng không đảm bảo; Trang thiết bị, phụ tùng kèm theo thừa, thiếu, sai chủng loại, quy cách; Đối với các trang thết bị nhập ngoại giá thành quy đổi sai tỷ giá; Thiếu thủ tục thanh toán hoặc sai chế độ về chi phí, công tác kiểm tra hàng hoá tại cảng, cước phí vận chuyển, chi phí bảo hành thiết bị... Phân bổ chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo hành bảo dưỡng cho từng thiết bị, tài sản cố định không đúng; Thiếu chi tiết thiết bị hoặc phụ tùng thay thế, sửa chữa, thiết bị không đúng xuất sứ, tên nước, tên hãng sản xuất hoặc sai thông số kỹ thuật hoặc các sai sót khác trong hợp đồng giữa các bên không chặt chẽ. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện kiểm toán nội dung này kiểm toán Nhà nước còn gặp một số những rủi ro trong kiểm toán chi phí kiến thiết cơ bản khác như: Chi phí kiến thiết cơ bản khác tính theo định mức tỷ lệ phần trăm bị vận dụng sai lệch hoặc bị lẫn lộn vào phần chi phí xây lắp trong quá trình thanh toán làm cho cơ cấu đù tư thực tế giữa xây lắp, thiết bị, kiến thết cơ bản khác không chính xác; Chi phí kiến thiết cơ bản khác chưa có quy định về định mức chi phí như: chi phí tư vấn pháp luật xây dựng và hợp đồng kinh tế; tư vấn kiểm định công trình, đánh giá lại tài sản thiết bị, chi phí khởi công, khánh thành.... nhưng không có dự toán hoặc dự toán không được cấp thẩm quyền phê duyệt. Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng không sát với khối lượng thực tế... dễ xảy ra tình hình không đảm bảo chế độ chi tiêu tài chính của Nhà nước, tiền đền bù không được thanh toán đầy đủ đến tay người dân được đền bù; Phân bổ chi phí kiến thiết cơ bản khác vào các hạng mục công trình hoàn thành để tính giá trị tài sản cố định không đúng phương pháp tính, không theo các tiêu thức đã được quy định; Không ghi thu hồi giá trị sản phẩm thu được trong thời gian sản xuất thử hoặc thu hồi giá trị phế liệu sau đầu tư. Đối với chi phí đầu tư tính vào giá trị công trình: Những thiệt hại về chi phí vật tư, thiết bị của bên B chưa đưa vào công trình để lộn vào chi phí đầu tư thực hiện xin huỷ bỏ của chủ đầu tư; Đơn giá của các tài sản, thiết bị, nguyên vât tư... đưa vào công trình thường cao hơn đơn giá thực tế, nhập nhằng giữa chủng loại; Đưa vào báo cáo có chi phí vật tư, nhưng thực tế không có để chạy vốn, khối lương vật tư không đủ theo định mức kinh tế kỹ thuật; Việc tính toán các chi phí kèm theo không theo đúng qu định như chi phí vận chuyển, chi phí uỷ thác.... Đối với giá trị tài sản bàn giao cho sản xuất sử dụng: Những dự án đầu tư trong nhều năm, việc quy đổi giá rất khó khăn phức tạp, nhất là trong điều kiện chưa có các văn bản pháp quy hướng dẫn phương pháp quy đổi giá, nên dễ tính sai. Nhiều loại tài sản khó phân loại là tài sản cố định hay tài sản lưu động nên thường bị lẫn lộn. Bỏ sót giá trị đầu tư nhận bàn giao của các dự án khác trong quá trình đầu tư hoặc bỏ sót đối tứợng bàn giao tài sản đầu tư (ví dụ như: hạng mục đường đây và trạm bàn giao cho sở điện lực). Đối với kiểm toán tình hình công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng: Vật tư xác định không đúng giá; Các khoản phải thu thể hiện trong bảng cân đối có thể không thể hiện các khoản phải thu thật của đơn vị và có những khoản phải thu không thể thu hồi; Các khoản phải trả cho người nhận thầu có thể là khoản phải trả không có thật (các khoản phải trả lại nguồn vốn), các khoản phải trả công nhân viên và phải trả khác không được tách riêng mà đưa vào các khoản phải trả cho nhà cung cấp hoặc nhà thầu; Các khoản chênh lệch tỷ giá không được phản ánh; Chủ đầu tư phản ánh không đầy đủ số lượng tài sản cố định hoặc tài sản cố định không được theo dõi đầy đủ cả về mặt hiện vật và giá trị hoặc không mở sổ theo dõi tài sản cố định dùng cho chuyên gia tư vấn (đối với các dự án đầu tư vay vốn của nước ngoài); Vật tư, thiết bị tồn đọng không được kiểm kê, đánh giá lại và quản lý chặt chẽ. 2. Nội dung kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành 2.1 Kiểm toán nguồn vốn đầu tư Nguồn vốn đầu tư hợp pháp của công trình là nguồn vốn đầu tư đã được quy định trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền nhưng phải phù hợp với quy định về quản lý nguồn vốn đầu tư theo quy chế quản lý đầu tư, xây dựng và phải được ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm của Nhà nước. Trên cơ sở đó kiểm toán Nhà nước thực hiện các công việc sau: Tổng hợp các chứng từ cấp phát vốn của Bộ tài chính, tổng đầu tư và phát triển về các nguồn vốn cấp phát, kiểm tra tính đúng dắn của nguồn vốn đầu tư đã được phản ánh trên các tài khoản nguồn vốn đầu tư, bằng cách: so sánh số liệu ở bảng tổng hợp và sổ chi tiết của các nguồn vốn, đối chiếu số dư tài khoản kế toán từng loại nguồn vốn với bản đối chiếu hàng năm về số vốn đã cấp của cơ quan cấp vốn (Kho bạc Nhà nước, ngân hàng...). Đồng thời kiểm tra nội dung các nguồn vốn khác đã sử dụng vào dự án đầu tư (nếu có). 2.2. Kiểm toán vốn đầu tư thực hiện Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và tính đúng đắn của quyết toán chi phí đầu tư bao gồm: tổng số vốn đầu tư và các thành phần vốn đầu tư: xây lắp; thiết bị; kiến thiết cơ bản khác trên cơ sở các chứng từ thanh toán, quyết toán và các hố sơ, tài liệu liên quan đến khối lượng đầu tư đã thực hiện như: thiết kế, dự toán, bản vẽ hoàn công và các quy định về quản lý tài chính, kế toán của Nhà nước. Nội dung kiểm toán vốn đầu tư thực hiện Vốn đầu tư thực hiện gồm chi phí đầu tư xây lắp, thiết bị và chi phí kiến thiết cơ bản khác được phản ánh trên tài khoản chi phí đầu tư, kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán các nội dung sau: Giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành Giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành thường chiếm tỷ trọng lớn (từ 60%-80%) trong tổng số vốn đầu tư xây dựng công trình. Đồng thời nó lại được xác định bởi nhiều yếu tố như khối lượng, đơn giá vật tư, nhân công, tỷ lệ định mức chi phí chung, lợi nhuận định mức,... Vì vậy, kiểm tra giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành là rất quan trọng, rất phức tạp và đòi hỏi phải có chuyên môn nghiệp vụ về xây dựng cơ bản. + Đối với công trình chỉ định thầu: Kiểm toán Nhà nước căn cứ vào thiết kế dự toán, bản vẽ hoàn công tính toán lại tiên lượng và khối lượng xây lắp đối với những khối lượng có giá trị tương đối lớn như: bê tông, xây, trát, lát... và những phần việc có nhiều khả năng trùng lắp ( theo kinh nghiệm). So sánh, đối chiếu với quy mô kết cấu khối lượng XDCB xây lắp hoàn thành đề nghị thanh toán với quy mô kết cấu của công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá xây lắp trong quyết toán của từng hạng mục công trình theo các quy định về giá của các cơ quan có thẩm quyền (có đối chiếu với dự toán được duyệt): . Đơn giá xây dựng cơ bản khu vực. . Đơn giá công trình (nếu có). .Các thông báo giá vật liệu, nhân công, máy... hoặc hệ só điều chỉnh giá dự toán của cơ quan quản lý giá tại địa phương (hoặc của bộ Xây dựng đối với những công trình được áp dụng đơn giá riêng). Kiểm tra việc áp dụng các phụ phí xây lắp theo chế độ quy định như : chi phí chung, thuế và lãi định mức bằng cách soát xét các nghiệp vụ có liên quan. Kiểm tra chi phí chênh lệch giá vật liệu xây dựng (nếu có) về khối lượng vật tư đã được tính toán trên cơ sở khối lượng xây dựng và định mức; đơn giá vật liệu đã được áp dụng theo văn bản của các cấp có thẩm quyền. Đối vật tư xây lắp do chủ đầu tư (bên A) mua cấp cho bên thi công xây lắp (Bên B) cần so sánh, đối chiếu trên các tài liệu, chứng từ có liên quan giữa giá bên A giao với giá bên B lên quyết toán; Xem xét tài liệu liên quan đến cách tính phụ phí xây lắp trên giá trị vật liệu A cấp. +Đối với công trình đấu thầu: Kiểm toán viên Nhà nước căn cứ vào các biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu tư (bên A) và nhà thầu - đơn vị thi công (gọi tắt là bên B), biên bản giám định công chất lượng công trình hoặc khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, hợp đồng giao thầu, thực hiện so sánh đối chiếu kiểm tra giá trị xây lắp của phần đã thực hiện đấu thầu đã thực hiện theo đúng thiết kế về khối lượng, chất lượng, kỹ mỹ thuật công trình. Kiểm tra khối lượng xây lắp của phần phát sinh giống như công trình chỉ định thầu và các điều kiện của hợp đồng đấu thầu quy định. Kiểm tra việc thanh toán khối lượng hoàn thành theo các điều kiện của hợp đồng quy định ( chú ý đối với nhà thầu nước ngoài ). Chi phí thiết bị hoàn thành: Chi phí mua sắm trang thiết bị bao gồm: Chi phí mua sắm thiết trang thiết bị công nghệ và các trang thết bị khác của công trình, chi phí vận chuyển, bảo quản bảo dưỡng tại hiện trường, chi phí bảo hiểm thiết bị tại công trình. + Đối với chi phí thiết bị do bên A mua: Kiểm toán Nhà nước kiểm tra thực tế thiết bị công nghệ, phụ tùng kèm theo và các trang thiết bị khác đã mua về: danh mục, chủng loại tiêu chuẩn, kỹ thuật, giá cả theo đúng nguyên tắc đấu thầu và các nguyên tắc tài chính khác. Đối chiếu dự toán và chứng từ gốc của thiết bị đã mua trong nước hoặc nhập khẩu. Đối với các máy móc thiết bị nhập theo phương thức uỷ thác, ngoài việc kiểm tra các hợp đồng, hoá đơn nhập, cơ quan được phép nhập, kiểm toán Nhà nước còn thực hiện việc xem xét cơ số xác định phí uỷ thác. Ngoài ra kiểm toán Nhà nước tiếp túc thực hiện các thủ tục xem xét và kiểm tra các khoản chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, bảo dưỡng, gia công thiết bị như: chi phí vận chuyển, bốc xếp theo giá cước quy định, chi phí bảo quản, bảo dưỡng gia công thiết bị theo dự toán được duyệt, hợp đồng nghiệm thu... để đảm bảo rằng các khoản chi phí này là có thực và hợp lý, hợp lệ. + Đối với chi phí thiết bị đầu vào do bên B mua: Kiểm toán Nhà nước thực hiện các thủ tục kiểm tra việc thực hiện hợp đồng đấu thầu đối với bên B để xem xét các thiết bị đầu vào phải đảm bảo đúng, đủ về các phương diện công nghệ, chất lượng vật tư, tính năng kỹ thuật, tên hãng, tên nước sản xuất... và việc thực hiện các cam kết khác của bên B trong hợp đồng như chuyển giao công nghệ, đào tạo... Sau khi thực hiện các bước kiểm toán trên, kiểm toán viên Nhà nước tổng hợp các chi phí để xác định giá trị máy móc thiết bị đưa vào công trình. Xác định số chênh lệch so với báo cáo quyết toán, tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân làm xuất hiện các chênh lệch này. Chi phí kiến thiết cơ bản khác hoàn thành: Chi phí kiến thiết cơ bản khác là những chi phí có liên quan trực tiếp đến công trình nhưng không thuộc các loại chi phí xây lắp và mua sắm thiết bị máy móc. Ở giai đoạn đầu tư, chi phí khác bao gồm chi phí cho công tác đầu tư, khảo sát, thu thập số liệu phục vụ cho công tác lập báo cáo tiền khả thi và báo cáo khả thi: chi phí lập, thẩm tra và xét duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo khả thi; chi phí tuyên truyền quảng cáo. Ơ giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác sử dụng, chi phí khác bao gồm chi phí thẩm định quyết toán công trình, chi phí thu dọn vệ sinh, tháo dỡ công trình tạm, phụ trợ phục vụ cho thi công, nhà tạm - sau khi đã trừ chi phí được thu hồi- chi phí nguyên vật liệu, năng lượng, nhân lực cho quá trình chạy thử ... Theo các xác định giá trị chi phí khác sử dụng trong công trình được chia làm hai nhóm: Nhóm thứ nhất là nhóm các chi phí hay bảng giá cụ thể như chi phí khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, chi phí quản lý công trình. Các định mức tỷ lệ theo bảng giá cụ thể do các cơ quan có thẩm quyền quyết định. Nhóm thứ hai là nhóm tình trực tiếp bằng cách lập dự toán chi tiết cho các loại chi phí khác còn lại. Kiểm toán Nhà nước căn cứ vào đặc điểm của từng nhóm chi phí để xác định phương pháp kiểm toán khác nhau. Đối với nhóm các chi phí kiến thiết cơ bản khác có quy định về mức tỷ lệ % kiểm toán Nhà nước kiểm tra việc chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nước trong quá trình tính toán để xác định giá trị khối lượng của từng loại công việc. Đối với các khoản chi phí tính theo bảng giá kiểm toán Nhà nước thực hiện rà soát các công việc với giá tương đương. Những chi phí kiến thiết cơ bản khác có tính xây lắp như trụ sở ban quản lý, kho tàng... kiểm toán Nhà nước thực hiện phương pháp kiểm tra như đối với khối lượng xây lắp. Các chi phí kiến thết cơ bản khác còn lại như: chi phí đền bù đất đai, hoa mùa, giải phóng mặt bằng, di chuyển dân cư, tiền thuê đất, lệ phí xây dựng, chi phí khởi công, khánh thành... kiểm toán Nhà nước căn cứ vào các quy định hiện hành của các cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra chi phí thực tế theo dự toán được duyệt và theo chế độ tài chính Nhà nuớc. Đối với các chi phí không tính theo bảng giá kiểm toán Nhà nước kiểm tra, đánh giá mức độ hợp lý của các chi phí theo các quy định hiện hành của Nhà nước trên cơ sở giá dự toán được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2.3 Kiểm toán chi phí đầu tư tính vào giá trị công trình Chi phí đầu tư tính vào giá trị công trình bằng chi phí đầu tư trừ đi chi phí đầu tư không tính vào giá trị công trình.Theo quy định, những chi phí không tính vào giá trị công trình bao gồm: Giá trị thiệt hại do thiên tai, địch hoạ và các nguyên nhân bất khả kháng khác không lường trước và không được bảo hiểm; Giá trị khối lượng được phép huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Để kiểm tra, xác minh tính đúng đắn của chi phí đầu tư không tính vào giá trị công trình, kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán những nội dung sau: Các căn cứ vào biên bản kiểm kê tài sản, đánh giá thiệt hại, giá trị thiệt hại của Hội đồng kiểm tra cơ sở, kiểm toán Nhà nước đối chiếu với giá trị khối lượng công trình được nghiệm thu từ đó xác định khối lượng vật chất thiệt hại và tính toán giá trị của khối lượng vật chất đó. Đồng thời, kiểm toán Nhà nước còn kiểm tra tính đúng đắn của các quyết định “ huỷ bỏ” trên khía cạnh hợp pháp, hợp lý, hợp lệ và căn cứ để tính giá trị khối lượng huỷ bỏ. Từ đó kiểm toán Nhà nước sẽ tính toán được giá trị của khối lượng bị huỷ bỏ. Cùng với số liệu có được sau khi thực hiện kiểm toán chi phí đầu tư, kiểm toán Nhà nước tính toán được chi phí đầu tư tính vào giá trị công trình (chi phí đầu tư sau khi kiểm toán trừ chi phí không tính vào giá trị công trình), so sánh, đối chiếu với số liệu trên báo cáo quyết toán để tìm những khoản chênh lệch, phân tích nguyên nhân dẫn đến những khoản chênh lệch đó và các biện pháp giả quyết. 2.4 Kiểm toán giá trị tài sản bàn giao cho sản xuất sử dụng Giá trị tài sản bàn giao cho sản xuất sử dụng là toàn bộ chi phí đầu tư tính vào giá trị công trình, được quy đổi về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao và phân loại thành giá trị tài sản cố định và tài sản lưu động để bàn giao cho bên khai thác sử dụng. Đối với công tác này kiểm toán Nhà nước thực hiện việc kiểm tra tính đúng đắn của giá trị tài sản bàn giao cho đơn vị sử dụng trên phương diện hiện vật và giá trị. Để thực hiện, kiểm toán Nhà nước thực hiện các phương pháp, các thủ tục cần thiết như: tính toán lại, so sánh đối chiếu việc quy đổi chi phí đầu tư về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao theo hướng dẫn của bộ Xây dựng với giá trị phán ánh trong báo cáo quyết toán; Kiểm tra tính đúng đắn của việc phân loại giá trị tài sản cố định, tài sản lưu động bàn giao cho sản xuất sử dụng (theo yêu cầu của báo cáo quyết toán). Phát hiện những trường hợp phân loại không đúng giữa tài sản cố định và tài sản lưu động theo quy định, chế độ tài chính kế toán. Mặt khác kiểm toán Nhà nước tra tính đúng đắn của giá trị tài sản bàn giao cho các đối tượng sử dụng. Kiểm toán Nhà nước căn cứ vào chi phí đầu tư sau khi đã được kiểm toán (loại trừ những chi phí không hợp lý, bổ sung phần thiếu sót hoặc nhận bàn giao chi phí đầu tư của dự án khác) để tính toán quy đổi giá trị tài sản bàn giao cho từng đơn vị sử dụng, so sánh, đối chiếu với giá trị ghi nhận trong báo cáo quyết toán. Một công trình hoàn thành có thể bàn giao cho nhiều đối tượng sử dụng do đó, kiểm toán Nhà nước còn thực hiện một số thủ tục khác để xác minh sự tồn tại và hoạt động của ban quản lý dự án để tính hoặc không tính những tài sản do ban quản lý dự án quản lý trước đó vào giá trị tài sản bàn giao hay không (trường hợp ban quản lý dự án không giải thể, tiếp tực quản lý tài sản đang dùng cho hoạt động của ban thì những tài sản đó kiểm toán sẽ loại bỏ, không tính vào giá trị bàn giao). Tổng hợp các kết quả kiểm toán, kiểm toán Nhà nước kết luận về tính trung thực các tài sản bàn giao trong báo cáo quyết toán, xác định số chênh lệch, nguyên nhân của ác chênh lệch này. 2.5 Kiểm toán tình hình công nợ và vật tư tồn đọng. Nguyên vật liệu cũng như các khoản phải trả, phải thu đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng.Với các khoản mục này, kiểm toán Nhà nước thực hiện các thủ tục kiểm toán để kiểm tra xác định tính đúng đắn của nợ phải thu và nợ phải trả của Chủ đầu tư đến thời điểm kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hoàn thành cũng như thu thập và xác nhận sự tồn tại về số lượng và tình trạng của loại vật tư. Kiểm toán Nhà nước sau khi đã kiểm tra xác định tính đúng đắn hợp pháp, hợp lệ của chi phí đầu tư về xây lắp, thiết bị, kiến thiết cơ bản khác. Kiểm toán Nhà nước sử dụng các thủ tục kiểm toán và các phương pháp kiểm toán cơ bản như so sánh đối chiếu, phân tích đểkiểm tra sổ sách kế toán, hợp đồng kinh tế và các chứng từ đã thanh toán để tính toán lại số công nợ phải trả hoặc phải thu. Đối với các khoản phải thu, kiểm toán Nhà nước thực hiện đối chiếu sổ kế toán chi tiết với sổ kế toán tổng hợp các khoản công nợ, báo cáo quyết toán và biên bản đối chiếu công nợ với các đơn vị thi công, cung cấp. Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ như gửi thư xác nhận để xác minh về các khoản phải thu đối với các đơn vị có một số dư lớn. Tổng hợp các thư xác nhận công nợ và so sánh với tổng số các khoản phải thu, xác định số chênh lệch và làm rõ nguyên nhân của sự chênh lệch này. Đối với các khoản phải trả, kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm tra các phiếu giá thanh toán và biên bản nghiệm thu giữa các bên A- B, các hoá đơn nhận hàng và biên bản kiểm kê hàng tồn kho. Đối chiếu sổ kế toán chi tiết các tài khoản thanh toán với sổ kế toán tổng hợp và báo cáo quyết toán, biên bản đối chiếu công nợ với các đơn vị, đối chiếu các khoản phải trả và xác nhận số các khoản phải trả tại thời điểm báo cáo tài chính, đối chiếu các khoản phải trả của năm so với năm trước để phát hiện được các thay đổi các khoản phải trả không phù hợp. Từ đó kiểm toán Nhà nước đưa ra kết luận về tính trung thực của các khoản phải trả trong báo cáo tài chính đồng thời xác định số chênh lệch và nguyên nhân của sự chênh lệch này. Đối với các loại vật tư tồn đọng, kiểm toán Nhà nước tham gia vào các báo cáo kiểm kê vật tư, đánh giá quy trình kiểm kê vật tư đảm bảo xác định đúng vật tư về số lượng, chủng loại, giá trị. Đồng thời đối chiếu sổ chi tiết và sổ tổng hợp vật tư, thiết bị và đối chiếu với khách hàng để xem xét cấc loại vật tư có được trình bày một cách trung thực tại thời điểm ghi trong bảng cân đối, các loại vật tư có được kê khai, đánh giá và phân loại chính xác không, giá trị vật tư có phù hợp với quy định hiện hành không. Từ đó kiểm toán Nhà nước đưa ra kết luận về việc báo cáo quyết toán có trình bày trung thực vật tư được nhập cũng như sử dụng vào công trình tại thời điểm báo cáo, xác định số chênh lệch (nếu có) và các nguyên nhân của các chênh lệch này. III. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN ĐẦU TƯ XDCB CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC. 1. Những hạn chế còn tồn tại. Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán đối với từng đối tượng cụ thể còn có những hạn chế cơ bản sau: Thứ nhất, cơ sở pháp lý để tiến hành một cuộc kiểm toán, cũng như những cơ sở để tiến hành kiểm toán: trong hệ thống các văn bản pháp lý quy định của Nhà nước còn bộc lộ một số nội dung chưa đồng bộ, chưa thống nhất và chưa kịp thời, nên trong hoạt động đầu tư còn nhiều vướng mắc cần phải bàn, nhất là các chế độ chính sách trong công tác chỉ đạo thực hiện đầu tư. Các văn bản chế độ quy định cho công tác đầu tư XDCB còn chưa kịp thời, chưa đáp ứng được sự biến động đa dạng trong cơ chế thị trường, nhất là chính sách thuế còn nhiều thay đổi. Công tác hướng dẫn của các cơ quan chức năng còn chưa kịp thời, chưa đồng bộ giữa các cơ quan có các cơ quan chức năng. Làm cho trong quá trình thực hiện kiểm toán kiểm toán Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Thứ hai, ảnh hưỏng của việc thu thập thông tin cũng như các bằng chứng kiểm toán đến việc thực hiện kiểm toán của kiểm toán Nhà nước. Trong các dự án đầu tư thì trình tự, các bước chuẩn bị từ tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư được duyệt, quy mô, địa điểm đầu tư, thời gian khởi công và hoàn thành dự án đầu tư, thực tế ở các công trình việc tập hợp hồ sơ còn chưa khoa học, chưa tập chung, cùng với việc bảo quản lưu trữ còn lẫn lộn nên trong kiểm tra còn có những văn bản thất lạc hoặc không đảm bảo tính đầy đủ ( thiếu, rách...). Điều đáng chú ý nhất là các tài liệu hồ sơ hoàn công theo từng giai đoạn của các đơn vị thi công thiếu, hoặc chưa đầy đủ những tư liệu thông tin phản ánh chi tiết từng nội dung của công trình. Tình hình chấp hành trình tự thủ tục đầu tư, chất lượng công trình, sự cố v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu giai đoạn thực hiện kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản của kiểm toán Nhà nước.doc
Tài liệu liên quan